Thông tư 85/1999/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điểm về hoạt động quảng cáo quy định tại Nghị định 194/CP ngày 31/12/1994, Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995, Nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 của Chính phủ

thuộc tính Thông tư 85/1999/TT-BVHTT

Thông tư 85/1999/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điểm về hoạt động quảng cáo quy định tại Nghị định 194/CP ngày 31/12/1994, Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995, Nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:85/1999/TT-BVHTT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Khoa Điềm
Ngày ban hành:19/06/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 85/1999/TT-BVHTT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN SỐ 85/1999/TT-BVHTT

NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH 194/CP

NGÀY 31/12/1994, NGHỊ ĐỊNH 87/CP NGÀY 12/12/1995,

NGHỊ ĐỊNH 32/1999/NĐ-CP NGÀY 5/5/1999 CỦA CHÍNH PHỦ

- Căn cứ Nghị định 194/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quyết định về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam;

- Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội ngiêm trọng;

- Căn cứ Nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 của Chính phủ về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại;

Để tăng cường quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động quảng cáo phát triển, sau khi thay đổi và thống nhất với một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo phải tuân theo quy định có liên quan tại Nghị định 194/CP, Nghị định 87/CP, Nghị định 32/1999/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.
Điều 2: Những khái niệm trong Nghị định 194/CP của Chính phủ được hiểu như sau:
1. Trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp (khoản 11 Điều 6 Nghị định  194/CP) bao gồm: Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, cơ quan đoàn thể chính trị xã hội.
2. Đặt trước và che khuất các quảng cáo đã có trước (khoản 11 Điều 6 Nghị định  194/CP) nghĩa là đứng ở tim đường giao thông có quảng cáo đặt trước nhìn chính diện (vuông góc) quảng cáo đặt sau không che khuất quá 10% diện tích quảng cáo đặt trước.
3. Kèm nội dung quảng cáo (khoản 4 Điều 7 Nghị định 194/CP) là dùng pa nô, áp phích, biển hiệu, tranh ảnh, băng, cờ, biểu ngữ tuyên truyền cổ động hoặc giới thiệu các cuộc liên hoan nghệ thuật, thi đấu thể thao, triển lãm, biểu diễn thời trang và các hình thức khác mà có thể hiện thêm các biểu tượng, hình ảnh, tên sản phẩm hoặc giới thiệu tên, biểu tượng của tổ chức, cá nhân nhằm mục đích quảng cáo.
4. Một đợt (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 194/CP) là khoảng thời gian liên tục để thực hiện cho quảng cáo. Khoảng cách giữa hai đợt cho một quảng cáo trên báo in hàng ngày, trên đài phát thanh, truyền hình ít nhất là 5 ngày.
5. Thời lượng quảng cáo trên phát thanh, truyền hình là lượng thời gian phát sóng quảng cáo của một kênh trong ngày.
- Thời lượng quảng cáo trên băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, phim điện ảnh không quá 5% chương trình.
Điều 3: Một số khái niệm trong Nghị định 194/CP được thay đổi cho phù hợp với chuyên môn hoặc quy định mới của các ngành:
1. "Giấy đăng ký chất lượng hàng hoá" hoặc "Giấy xác nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam" thay "Giấy chứng nhận chất lượng" quy định tại khoản 1 Điều 9 hoặc "Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng" quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định 194/CP.
2. Khách hàng cũng được hiểu là chủ quảng cáo (người có nhu cầu quảng cáo hàng hoá, dịch vụ của mình).
3. Địa điểm giao dịch là trụ sở của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo; địa điểm hành nghề là nơi thực hiện công việc (hoặc ra sản phẩm quảng cáo) như nhà xưởng, phòng thu hình, thu thanh.
Điều 4: Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy đăng ký kinh doanh quảng cáo, khi hoạt động phải gửi văn bản đăng ký với Sở Văn hoá Thông tin nơi đóng trụ sở chính.
Nội dung văn bản đăng ký phải ghi rõ:
- Tên, địa chỉ của tổ chức  hoặc cá nhân được cấp Giấy đăng ký kinh doanh;
- Số Giấy đăng ký kinh doanh được cấp, cơ quan cấp.
Kèm theo văn bản đăng ký phải có bản sao (có công chứng) Giấy đăng ký kinh doanh.
CHƯƠNG II
NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHẠM VI QUẢNG CÁO
Điều 5: Nội dung quảng cáo (bao gồm cả những thông tin về tính năng, tác dụng, chất lượng hàng hoá dịch vụ và những hình ảnh, ngôn ngữ thể hiện) phải có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể như sau:
1. Hàng hoá sản xuất trong nước:
a) Sản phẩm hàng hoá thuộc danh mục bắt buộc đăng ký chất lượng (danh mục do Bộ Khoa học, Công nghệ - Môi trường công bố) phải được cơ quan quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy đăng ký chất lượng hàng hoá;
b) Sản phẩm hàng hoá thuộc danh mục bắt buộc chứng nhận "Tiêu chuẩn Việt Nam" (TCVN) phải được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận phù hợp TCVN hoặc theo Quyết định số 59/TĐC-QĐ ngày 7/4/1998 của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Đối với doanh nghiệp được tự công bố chất lượng hàng hoá).
2. Đối với hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy xác nhận nhập khẩu hợp pháp. Nếu hàng hoá thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng phải được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành kiểm tra và cấp giấy xác nhận đạt chất lượng phù hợp với quy định của Nhà nước.
3. Quảng cáo dược phẩm (thuốc và nguyên liệu làm thuốc), mỹ phẩm, vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, dụng cụ, trang thiết bị y tế và thực phẩm phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
4. Quảng cáo các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, giống con phải có xác nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, sáng chế phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp các loại giấy tương ứng sau đây:
a. Văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng độc quyền sáng chế, giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá).
b. Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng (Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng li-xăng);
c. Giấy xác nhận về đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia.
6. Quảng cáo hoạt động của các doanh nghiệp, công ty, cơ sở hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tuyển dụng lao động hoặc hình thức tương tự phải có quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh do cơ quan cấp trên hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp.
Điều 6: Những doanh nghiệp, công ty đang sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm, mặt hàng có chung một nhãn hiệu (tên hãng), khi quảng cáo phải nêu rõ nội dung ngành nghề sản phẩm mặt hàng cần quảng cáo, không được nêu tên hãng chung chung.
Điều 7: Cấm quảng cáo các mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế quảng cáo các mặt hàng hạn chế tiêu dùng, cấm hình thức quảng cáo như sau:
1. Những mặt hàng và sản phẩm cấm quảng cáo dưới mọi hình thức bao gồm:
a. Thuốc chữa bệnh cho người bán theo đơn (TOA) của thầy thuốc; thuốc chưa được cấp đăng ký hoặc hết hạn đăng ký đã loại ra khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; các thiết bị dụng cụ y tế, mỹ phẩm chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
b. Thuốc lá các loại;
c. Quảng cáo trên bìa vở, sách giáo khoa học sinh;
d. Quảng cáo tên tổ chức, cá nhân "tài trợ" có kích tước bằng hoặc lớn hơn, treo đặt ngang bằng hoặc cao hơn logo, biểu trưng hoặc tên gọi của các hoạt động văn hoá, thể thao;
đ. Quảng cáo những món ăn là thịt thú rừng quý, hiếm.
2. Việc quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 32/1999/NĐ-CP.
3. Hạn chế quảng cáo Rượu như sau:
a. Các loại rượu sản xuất trong nước có độ cồn từ 15 độ trở xuống được phép quảng cáo trên báo chí như sau:
- Báo chí in mỗi số chỉ được quảng cáo cho một nhãn rượu. Một nhãn rượu được quảng cáo không quá 5 số báo chí liền kề của một đợt. Mỗi đợt cách nhau ít nhất 7 ngày đối với báo phát hành hàng ngày, 3 số báo đối với báo chí phát hành cách ngày. Đối với báo chí phát hành 1 tuần/kỳ trở lên mỗi đợt cách nhau một kỳ phát hành;
- Đài phát thanh, đài truyền hình được quảng cáo một nhãn rượu trên kênh phát sóng trong ngày. Mỗi ngày không quá 2 lần và được phát liền trong một đợt không quá 5 ngày. Mỗi đợt quảng cáo cho một nhãn rượu cách nhau ít nhất 10 ngày;
b. Các loại rượu sản xuất trong nước có độ cồn từ 16 độ trở lên chỉ được phép quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất, trong nhà của các đại lý tiêu thụ nhưng phải đảm bảo người ở vị trí bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng đại lý không đọc được, không nghe được, không xem được;
Trong những dịp mừng năm mới, ngày kỷ niệm thành lập của doanh nghiệp, được đăng, phát sóng một lần trên báo chí lời chúc mừng khách hàng, giới thiệu tên, địa chỉ, biểu tượng của mình;
c. Các loại rượu thuốc, rượu bổ quảng cáo theo quy định tại "Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc và mỹ phẩm dùng cho người" ban hành kèm theo Quyết định số 322/BYT ngày 28/2/1997 của Bộ Y tế;
d. Ngoài những quy định tại điểm a, b, c khoản này, nghiêm cấm quảng cáo rượu dưới bất cứ hình thức nào khác.
4. Cấm sử dụng âm thanh để quảng cáo gây mất trật tự công cộng.
Điều 8: Quảng cáo trên báo chí
1. Báo, tạp chí, đài phát thanh - đài truyền hình (cơ quan báo chí) đăng phát quảng cáo được quy định cụ thể như sau:
a. Báo, tạp chí có nhu cầu quảng cáo trên 10% diện tích phải xin phép cơ quan quản lý báo chí cho ra phụ trang quảng cáo. Phụ trang quảng cáo phải đóng thành tập riêng phát hành kèm theo báo nhưng không được tăng giá bán. Số trang của phụ trang quảng cáo không vượt quá 50% số trang báo chính.
b. Nếu đài phát thanh, đài truyền hình có nhu cầu phát quảng cáo nhiều hơn 5%, phải xin phép cơ quan quản lý báo chí mở thêm chương trình hoặc kênh quảng cáo.
2. Nghiêm cấm quảng cáo trên báo chí có hình thức thể hiện như sau:
a. Quảng cáo ở bìa 1, trang nhất của báo, tạp chí, đặc san, số phụ; quảng cáo ở vị trí 2/3 phía trên các trang báo chính (không phải phụ trang quảng cáo) đối với báo có khổ 30cm x 45cm trở lên;
b. Đăng từ 2 quảng cáo trở lên cho một loại sản phẩm hoặc một loại nhãn hiệu hàng hoá trong cùng một số báo viết, phát sóng từ 2 quảng cáo trở lên cho một loại sản phẩm hoặc một nhãn hiệu hàng hoá trong một chương trình (mục) quảng cáo trên truyền hình;
c. Quảng cáo lẫn trong nội dung tin, bài; quảng cáo xen kẽ trong các chương trình thời sự, chuyên mục, văn nghệ trên đài phát thanh - đài truyền hình, trừ chương trình tiếp sóng của đài nước ngoài;
d. Quảng cáo xen vào chương trình phim truyện trên đài truyền hình, phim Video gia đình, phim phổ biến tại nơi công cộng; trừ trường hợp xen quảng cáo ở điểm tiếp nối giữa các tập trong chương trình phim hoặc băng, đĩa nhiều tập mà mỗi tập có độ dài quá 45 phút;
e. Quảng cáo sau khi có nhạc hiệu, hình hiệu của đài phát thanh - đài truyền hình.
Điều 9: Tổ chức, cá nhân viết đặt biển hiệu không phải xin phép. Biển hiệu chỉ được treo ở chính các cơ sở có biển hiệu, trong phạm vi từ mái hiên trở vào. Không được đặt trên vỉa hè hoặc treo trên gốc cây, cột điện.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KIỆN THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP PHÉP THỰC HIỆN
Điều 10:
1. Bộ Văn hoá - Thông tin xét duyệt nội dung, hình thức thể hiện và cấp phép thực hiện quảng cáo đối với các loại hình quảng cáo sau:
a. Quảng cáo trên phim điện ảnh, băng hình, đĩa hình;
b. Quảng cáo trên xuất bản phẩm;
c. Quảng cáo trên màn hình đặt tại các địa điểm công cộng do các cơ quan Trung ương quản lý;
d. Cấp phép cho các cơ quan báo chí xin  ra thêm phụ trang, phụ bản, kênh quảng cáo.
2. Sở Văn hoá Thông tin cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 87/CP và quảng cáo trên màn hình đặt tại các địa điểm công cộng do các cơ quan thuộc địa phương quản lý.
3. Hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo thực hiện theo Thông tư 08/1998/TT-BVHTT ngày 7/12/1998 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ về khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 11: Thủ tục xin phép quảng cáo.
Các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện quảng cáo phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 10 và Điều 15 Thông tư  này:
Hồ sơ gồm:
1. Đơn xin thực hiện quảng cáo (phụ lục 1).
2. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo (đối với doanh nghiệp làm dịch vụ quảng cáo) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề, hàng hoá (đối với doanh nghiệp, cá nhân trực tiếp quảng cáo theo quy định tại các Điều 11, 12 và 13 của Nghị định số 32/1999/NĐ-CP).
3. Giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc văn bằng, giấy xác nhận theo quy định.
4. Các quảng cáo bằng bảng, biển ngoài trời có diện tích từ 40m2 trở lên phải có thẩm định về kết cấu xây dựng của cơ quan có tư cách pháp nhân.
5. Hợp đồng thuê địa điểm đặt tại biển quảng cáo; sơ đồ vị trí đặt biển quảng cáo.
6. Xuất trình bản hợp đồng giữa chủ quảng cáo với người thực hiện quảng cáo.
7. Mẫu (makét) đối với hình thức quảng cáo bằng panô, áp phích, biển hiệu, bảng, biển quảng cáo trên phương tiện giao thông, quảng cáo trên xuất bản phẩm; hình ảnh và lời nói quảng cáo đối với quảng cáo trên phim điện ảnh, băng hình, đĩa hình.
Điều 12: Thời hạn cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo:
1. Trong thời hạn 20 ngày (đối với các quảng cáo bằng bảng biển ngoài trời), 10 ngày (đối với các quảng cáo khác) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ các cơ quan có thẩm quyền phải cấp phép theo mẫu quy định thống nhất. Trong trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên mà không được cơ quan cấp phép có văn bản trả lời, người xin phép có quyền thực hiện quảng cáo theo nội dung, hình thức đã xin phép.
2. Thời hạn Giấy phép thực hiện quảng cáo cho mỗi quảng cáo ngoài trời có giá trị 12 tháng (1 năm) tính từ ngày cấp. Sau 15 ngày kể từ ngày được cấp phép, tổ chức, cá nhân xin phép mà không thực hiện, giấy phép không còn giá trị.
3. Chỉ sau khi có Giấy phép thực hiện quảng cáo (phụ lục 2) tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo mới được thực hiện.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi mua bán, trao đổi, giả mạo giấy phép.
Điều 13: Cơ quan cấp phép phải thực hiện những quy định sau đây:
1. Niêm yết công khai quy hoạch quảng cáo và các quy định về thủ tục, lệ phí.
2. Giao phiếu ghi nhận khi người nộp hồ sơ đã có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
3. Hồ sơ về việc cấp phép phải được lưu giữ và vào sổ sách theo biểu mẫu thống nhất (phụ lục 3).
Điều 14: Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ quảng cáo, tự quảng cáo, cho thuê địa điểm, phương tiện đặt quảng cáo đều phải nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân xin cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo phải nộp lệ phí thẩm định theo hướng dẫn của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính tại Thông tư số 28/TTLB ngày 30/5/1996.
Ngoài các khoản thuế và lệ phí quy định, người làm quảng cáo không phải nộp thêm bất cứ khoản tiền hoặc hiện vật nào khác.
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
Điều 15: Bộ Văn hoá  Thông tin là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trong cả nước. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin thực hiện việc quản lý có các đơn vị sau đây:
1. Cục Văn hoá Thông tin cơ sở:
Quản lý Nhà nước về các hoạt động quảng cáo trong cả nước.
- Thẩm định nội dung và hình thức các quảng cáo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Thường xuyên kiểm tra và phối hợp với thanh tra chuyên ngành văn hoá thông tin thanh tra các hoạt động quảng cáo.
- Tổng hợp tình hình quản lý, hoạt động quảng cáo định kỳ (6 tháng, 1 năm).
2. Vụ Báo chí: Quản lý hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực báo chí.
3. Cục xuất bản: Quản lý hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực xuất bản.
4. Cục Điện ảnh: Quản lý quảng cáo trong lĩnh vực phim điện ảnh, băng hình, đĩa hình.
5. Cục nghệ thuật biểu diễn: Quản lý quảng cáo trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật.
Điều 16: Sở Văn hoá Thông tin chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Quản lý các hoạt động quảng cáo ở địa phương.
2. Chủ trì phối hợp với các ngành lập quy hoạch về hoạt động quảng cáo ở địa phương trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm:
- Quy hoạch các tổ chức cá nhân hoạt động quảng cáo;
- Quy hoạch các khu vực, đường phố, địa điểm được phép quảng cáo;
- Quy hoạch về quy mô, kích cỡ, số lượng các loại hình quảng cáo cho từng khu vực đảm bảo độ an toàn về các mặt: phòng chữa cháy, kết cấu xây dựng, mỹ quan đô thị, an toàn giao thông.
3. Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng ở địa phương tổ chức việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định.
4. Cấp phép thực hiện quảng cáo theo thẩm quyền.
5. Báo cáo định kỳ với Bộ Văn hoá Thông tin (Cục Văn hoá Thông tin cơ sở) về việc cấp phép thực hiện, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo tại địa phương mình.
CHƯƠNG V
THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17:
1. Thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Văn hoá Thông tin chịu trách nhiệm thanh tra hoạt động quảng cáo trong phạm vi cả nước.
2. Thanh tra chuyên ngành thuộc Sở Văn hoá Thông tin chịu trách nhiệm thanh tra hoạt động quảng cáo ở địa phương mình.
3. Nội dung thanh tra gồm:
- Thanh tra việc cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo của cơ quan quản lý nhà nước.
- Thanh tra việc thực hiện Giấy phép thực hiện quảng cáo.
- Thanh tra việc thi hành các quy định khác về hoạt động quảng cáo.
Điều 18: Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo có hành vi vi phạm tuỳ theo tính chất và mức độ sẽ bị xử  phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 19:
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động quảng cáo và mức phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống tệ nạn xã hội và những quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt và có quyền gửi đơn khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Phát luật khiếu nại tố cáo.
3. Tổ chức, cá nhân quyết định xử phạt sai gây thiệt hại về vật chất cho người làm quảng cáo phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20: Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Những văn bản sau đây không còn hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực:
- Thông tư 37/VHTT-TT ngày 1/7/1995 của Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định 194/CP.
- Thông tư 07/1998/TT-BVHTT ngày 5/12/1998 của Bộ Văn hoá Thông tin sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư số 37/VHTT-TT.
- Công văn của Bộ Văn hoá Thông tin số 82/BC ngày 9/1/1997.
- Công văn của Bộ Văn hoá Thông tin số 3176/BC ngày 29/9/1997.
Các quy định khác do Bộ Văn hoá Thông tin ban hành trước đây trái với các quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
Điều 21: Kèm theo Thông tư này là phụ lục gồm các biểu mẫu từ số 1 đến số 3.

PHỤ LỤC

MẪU ĐƠN XIN PHÉP THỰC HIỆN DỊCH VỤ QUẢNG CÁO

Cơ quan cấp
Số..............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN THỰC HIỆN QUẢNG CÁO

Kính gửi: ......................................................

1. Tên đơn vị (cá nhân)

................................................................................................

................................................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................

Số điện thoại:........................................Fax: ...........................

Giấy phép kinh doanh do:........................ cấp ngày / / năm 199

2. Xin thực hiện dịch vụ quảng cáo sau đây:

TT

Tên sản phẩm hàng hoá

Nội dung hình thức thể hiện

Địa điểm

Kích thích
số lượng

Thời gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan thi hành đúng các quy định của Nhà nước về hoạt động quảng cáo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, hình thức cũng như các vấn đề có liên quan theo quy định tại giấy phép được cấp.

...... ngày....... tháng...... năm 199
Tổ chức (cá nhân) xin phép
(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 2

MẪU GIẤY PHÉP THỰC HIỆN QUẢNG CÁO

Cơ quan cấp
Số: ..../GP-VHTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày...... tháng ...... năm.....

GIẤY PHÉP THỰC HIỆN QUẢNG CÁO
(Thủ trưởng cơ quan cấp phép)

Căn cứ Nghị định 194/CP ngày 31/12/1994, Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995; Nghị định 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo.

Căn cứ Thông tư số ..............................................................

Xét đơn và hồ sơ: ..................................................................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Cho phép: ............................................................

................................................................................................

thực hiện quảng cáo tại: ..........................................................

..................................................................................................

.................................................................................................

Có nội dung: .............................................................................

...................................................................................................

..................................................................................................

..................................................................................................

Hình thức thể hiện: ...................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

Kích thước, số lượng: ...............................................................

..................................................................................................

................................................................................................

Thời hạn: .................................................................................

.................................................................................................

Điều 2: Sau khi nhận được giấy phép này, người thực hiện quảng cáo phải:

1. Chấp hành đầy đủ những quy định hoạt động quảng cáo của các cơ quan có thẩm quyền.

2. Thực hiện đúng các điều ghi trong giấy phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, hình thức và các vấn đề đã ghi tại Điều 1.

3. Không được chuyển nhượng giấy phép dưới bất kỳ hình thức, lý do nào.

Điều 3: Giấy phép này được lập thành 4 bản (2 bản cấp cho đơn vị xin phép, 2 bản lưu tại cơ quan cấp phép). Sau 15 ngày cấp phép chủ quảng cáo không thực hiện, giấy phép không còn giá trị.

Thủ trưởng cơ quan

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

MẪU SỔ THEO DÕI CÁP PHÉP THỰC HIỆN QUẢNG CÁO

Bìa 1: (Tên cơ quan cấp phép)

SỔ THEO DÕI CẤP PHÉP THỰC HIỆN QUẢNG CÁO

Năm 199......

Các trang ruột:

TT

Ngày tháng cấp

Đơn vị được cấp

Nội dung quảng cáo

Hình thức thể hiện

Kích thước quy mô

Số lượng

Địa điểm, phạm vi quảng cáo

Thời hạn

Ký nhận

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CULTURE AND INFORMATION
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 85/1999/TT-BVHTT
Hanoi, June 19, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS ON ADVERTISING ACTIVITIES IN DECREE No. 194/CP OF DECEMBER 31, 1994, DECREE No. 87/CP OF DECEMBER 12, 1995 AND DECREE No. 32/ND-CP OF MAY 5, 1999 OF THE GOVERNMENT
Pursuant to the Government’s Decree No. 194/CP of December 31, 1994 stipulating the advertising activities on the Vietnamese territory;
Pursuant to the Government’s Decree No. 87/CP of December 12, 1995 on enhancing the management of cultural activities and cultural services, and stepping up the elimination of a number of serious social evils;
Pursuant to the Government’s Decree No. 32/1999/ND-CP of May 5, 1999 on sale promotion, commercial advertisement and trade fairs and exhibitions;
In order to enhance the State management and create conditions for the development of advertising activities, after consulting a number of concerned ministries and branches, the Ministry of Culture and Information hereby guides in detail a number of relevant provisions, as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Organizations and individuals conducting advertising activities shall have to comply with relevant provisions of Decree No.194/CP, Decree No.87/CP, Decree No.32/1999/ND-CP and the detailed guidance in this Circular,
Article 2.- The concepts referred to in Decree No.194/CP can be understood as follows:
1. Offices of State management agencies at all levels (Clause 11, Article 6 of Decree No.194/CP) include: Legislative agencies, executive agencies, judicial agencies, and the socio-political as well as mass organizations.
2. Advertisements, which are placed in front of or hiding previously placed advertisements (Clause 11, Article 6 of Decree No.194/CP), are those standing in the middle of traffic roads where others were placed earlier, provided that the later placed advertisement hides no more than 10% of the earlier placed ones’ space as seen from their front side (quadraturely).
3. Events accompanied by advertising contents (in Clause 4, Article 7 of Decree No.194/CP) implying the use of billboards, posters, signboards, paintings or pictures, bands, flags and banners propagandizing, campaigning or publicizing art festivals, sport competitions, exhibitions and fashion shows, and other forms that are accompanied with products’ symbols, shapes and/or appellations or with names and/or logos of certain organizations and individuals presented for advertising purpose.
4. An advertising spell (Point a, Clause 1, Article 8 of Decree No.194/CP) is a continuous period of time for an advertisement. The interval between two consecutive advertising spells for one advertisement on printed daily newspapers, radio or television must be at least 5 days.
5. The time period for advertisements on radio or television is a daily time period devoted to broadcasting of advertisements on a channel.
- The time for advertisements on video or audio tapes and discs or movies must not exceed 5% of the length of such programs.
Article 3.- A number of concepts in Decree No.194/CP shall be changed to conform to the professional requirements or new regulations of relevant branches:
1. "Goods quality registration certificate" or "certificate of compatibility with the Vietnamese standards" shall replace the "quality certificate" stipulated in Clause 1, Article 9 or "certificate of quality standards" stipulated in Clause 3, Article 17 of Decree No.194/CP.
2. Advertising clients shall also be understood as advertisement owners (those who have the need to advertise their goods and/or services).
3. The transaction places are head offices of units providing advertising services; the practicing places are places where the advertising work is carried out (or advertising products are made) such as workshops and audio or visual recording studios.
Article 4.- Organizations and individuals that have already been granted advertising business registration certificates, when commencing their operations, shall have to send their written registrations to the Information and Culture Services in the provinces or cities where they are headquartered.
Such a document must clearly state:
- The name and address of the organization or individual already granted the business registration certificate;
- The serial number of the granted business registration certificate and the granting agency.
Enclosed with such written registrations must be a notarized copy of the business registration certificate.
Chapter II
ADVERTISING CONTENTS, FORMS AND SCOPE
Article 5.- The advertising contents (including information on properties, utility and quality of goods and services, as well as the images and languages demonstrating them) must be certified by the competent agencies, more concretely:
1. For home-made goods:
a) Goods on the list of goods subject to the compulsory quality registration (publicized by the Ministry of Science, Technology and Environment) must be given the goods quality registration certificates by the agency(ies) in charge of standardization, measurement and quality management;
b) Goods on the list of goods subject to compulsory "Vietnamese standards" certification must be given certificates of compatibility with the Vietnamese standards by the General Department of Standardization, Measurement and Quality or comply with Decision No.59/TDC-QD of April 7, 1998 of the General Department of Standardization, Measurement and Quality (for enterprises allowed to publicize by themselves their goods’ quality).
2. Foreign goods imported into Vietnam must be accompanied with papers certifying their lawful import. Goods on the list of goods subject to the compulsory quality inspection must be inspected and given certificates of compatibility with standards prescribed by the State by the General Department of Standardization, Measurement and Quality or specialized managing ministries.
3. For advertisements for pharmaceuticals (medicines and raw materials for production thereof), cosmetics, vaccines, immune bio-products, medical instruments and equipment and foodstuffs, there must be the quality standard certificates granted by competent bodies of the Ministry of Health.
4. For advertisements for bio-products in service of cultivation or husbandry, animal feeds, veterinary medicines, plant protection drugs, plant and animal breeds, there must be written certification by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
5. Trademarks, goods appellations and origins, industrial designs, utility solutions and inventions must be granted by the competent bodies of the Ministry of Science, Technology and Environment the following respective papers:
a/ Protection titles (trademarks registration certificates, industrial design patents, utility solution patents, invention patents, certificates of the right to use goods appellations and origins).
b/ Certificates of registration of contracts for transfer of the right to use corresponding industrial property objects (certificates of license contract registration);
c/ Papers certifying that the relevant industrial property objects are currently protected in Vietnam under the international agreement which Vietnam has acceded to.
6. For advertisements for operations of enterprises, companies, establishments engaged in service provision, vocational training or labor recruitment or similar forms, there must be establishment decisions and business registration certificates granted by the superior agencies or specialized managing agencies.
Article 6.- Enterprises and companies currently engaged in many production and business lines and trades, many products and goods items bearing a common trademarks (firm appellation), when making advertisements shall have to clearly specify the contents of their trades, product and goods lines that need to be advertised in stead of their appellations in generality.
Article 7.- Advertisements for goods items banned from business by the State shall be prohibited, goods items subject to the consumption restrictions shall be restricted from advertisement, and the following advertising forms shall be prohibited:
1. Goods items and products banned from advertisements in any forms include:
a) Medicaments for human use which must be sold according to doctors’ prescriptions; medicines without registration or with expired registration date which are put out of the list of medicines permitted for use; medical equipment and instruments and cosmetics which have not yet been permitted for use in Vietnam;
b) Cigarettes and tobacco of all kinds;
c) Advertisements on covers of pupils’ note books and textbooks;
d) Advertisements of names of "sponsoring" organizations or individuals with a size equal to or larger than that of logos, emblems or names of art performance or sport competitions, or hung or installed at the same height as or higher than such logos or emblems;
e) Advertisements for foods made of meat of specious and rare animal species.
2. The advertisements for goods and commercial services subject to the business restrictions shall comply with the provisions of Article 16 of Decree No.32/1999/ND-CP.
3. Liquor advertisements shall be restricted as follows:
a/ Home-made liquors with an alcoholic strength of 15o or lower may be advertised on the press as follows:
- Each issue of printed press shall be allowed to advertise one liquor label. Each liquor label shall be advertised on no more than 5 consecutive issues in each advertising spell. Each interval between two advertising spells shall be at least 7 days for dailies, or 3 consecutive issues for alternate-dailies. For weeklies or other periodicals, each interval between two advertising spells shall be one issue;
- Radio and television shall be allowed to advertise one liquor label on one channel in the day. Each advertisement shall be broadcast not more than twice a day and each advertising spell shall not exceed 5 days in a row. Between two advertising spells for a liquor label shall be an interval of at least 10 days;
b/ Home-made liquors with an alcoholic strength of 16o or higher shall be advertised only within the liquor manufacturing enterprises, or within their sale agents’ premises, provided that persons outside such enterprises or agents’ premises cannot read, hear or see such advertisements.
On the occasion of new year festivals or the enterprises’ founding anniversaries, the enterprises may have their greetings to their customers published or broadcast once on the press, introducing their names, addresses and/or logos;
c/ Medicinal liquors and tonic liquors shall be advertised under the provisions of the "Regulation on information on and advertisement for medicines and cosmetics for human use", issued together with the Ministry of Health’s Decision No.322/BYT of February 28, 1997;
d/ It is prohibited to advertise liquors in any forms other than those stipulated in Points a, b and c of this Clause.
4. It is prohibited to use sounds for advertisements, that cause public disorder.
Article 8.- Advertisements on the press
1. Newspapers, magazines, radio-television (press agencies) that publish or broadcast advertisements shall have to comply with the following specific regulations:
a) Newspapers and magazines that wish to publish advertisements on more than 10% of their space shall have to obtain permission from the press managing agency(ies) for publishing advertising supplements. Advertising supplements must be bound into separate volumes and distributed together with such newspapers and magazines without increasing the sale prices. The number of pages of advertising supplements must not exceed 50% of that of the principal publications.
b) Radio and television stations that wish to devote more than 5% of their total broadcasting time to advertisements shall have to obtain permission from the press managing agency(ies) for opening advertising programs or channels.
2. Advertisements on the press with the following presentations shall be strictly prohibited:
a/ Advertisements on the front cover or the front page of newspapers, magazines, special issues or supplements; advertisements on 2/3 upper space of pages of the principal newspapers (not the advertising supplements) of a size of 30 cm x 45 cm or larger;
b/ Two or more advertisements for one product or one trademark on the same issue of a publication or on the same television advertising program (feature);
c/ Advertisements interposed in the contents of news or articles; advertisements inserted in the current affairs programs, special programs or art features on the radio or television, except for relayed programs from foreign stations;
d/ Advertisements interposed in the movies programs on television, home video programs or films projected at public places; except for advertisements which are inserted between episodes of a television series or serial film tapes or discs, provided that each episode lasts for more than 45 minutes;
e/ Advertisements made right after the appearance of theme music or emblems of the radio or television stations.
Article 9.- Organizations and individuals may inscribe and install their signboards without having to obtain permits therefor. Signboards shall be hung only at the establishments owning such signboards, within the space from the porch roof backward. It is prohibited to install signboards on pavements or hang them on trees or electricity posts.
Chapter III
CONDITIONS, PROCEDURES AND COMPETENCE FOR GRANTING PERMITS
Article 10.-
1. The Ministry of Culture and Information shall scrutinize the advertising contents and presentations, then grant advertising permits for the following types of advertisements:
a/ Advertisements on cinematographic films, video tapes and discs;
b/ Advertisements on publications;
c/ Advertisements on screens installed at the public places managed by the central-level agencies;
d/ It may grant permits for advertising supplements and channels to press agencies, which apply therefor.
2. The provincial/municipal Culture and Information Services shall grant permits for advertisements specified in Clause 2, Article 27 of Decree No.87/CP and advertisements on screens installed at public places managed by the local agencies.
3. Investment cooperation with foreign countries in the advertising domain shall comply with Circular No.08/1998/TT-BVHTT of December 7, 1998 of the Ministry of Culture and Information guiding the implementation of the Government’s Decree No.10/1998/ND-CP of January 23, 1998 on promotion and guarantee of foreign direct investment in Vietnam.
Article 11.- The procedures for applying for advertising permits
Organizations and individuals wishing to make advertisements shall have to send their dossiers to the agencies competent to grant permits specified in Clause 2, Article 10 and Article 15 of this Circular:
Each dossier comprises:
1. An application for advertising permit
2. A notarized copy of the certificate of advertising service business registration (for enterprises providing advertising services) or the certificate of business line/trade and/or goods registration (for enterprises and individuals directly advertise their business or goods according to provisions in Articles 11, 12 and 13 of Decree No.32/1999/ND-CP).
3. The goods quality registration paper, title or certificate as prescribed.
4. For advertisements on outdoor billboards or panels with a size of 40 m2 or more, the evaluation of construction structure by an agency with the legal person status is required.
5. The contract for renting the place where the advertisement board is to be placed; the advertisement position site plan.
6. The contract between the advertisement owner and the advertiser.
7. The advertisement layout, for advertisements on billboards, posters, signboards, panels, advertising boards on traffic means or advertisements on publications; advertising images and speeches, for advertisements on cinematographic films, video tapes and discs.
Article 12.- The time limit for granting advertising permits:
1. Within 20 days (for advertisements on outdoor billboards and panels), 10 days (for other advertisements) after receiving complete and valid dossiers, the competent agencies shall grant permits according to the unified set form. In cases where they refuse to grant permits, they shall have to reply the applicants in writing, clearly stating the reasons therefor. If past that time limit, the applicants have not received written replies from the permit-granting agencies, they shall be allowed to make advertisements according to the contents and forms stated in their application dossiers.
2. The advertising permit for each outdoor advertisement shall be valid for 12 months (one year) from the granting date. 15 days after they are granted permits, if the applicant organizations or individuals still fail to make their advertisements, the permits shall be invalidated.
3. Only after obtaining advertising permits, can the advertising organizations and individuals make the advertisements.
4. All acts of trading, exchanging or counterfeiting advertising permits are strictly prohibited.
Article 13.- The permit-granting agencies shall have to:
1. Publicly post up the advertisement planning and regulations on the procedures and fees.
2. Hand receipts to the applicants when they submit complete and valid papers.
3. Keep and register permit-granting dossiers according to the unified set forms.
Article 14.- All activities of advertising business and services, self-advertisement, leasing of advertising places and means shall be subject to taxes, fees and charges, as prescribed by law.
- Organizations and individuals applying for advertising permits shall have to pay the evaluation fee according to guidance of the Ministry of Culture and Information and the Ministry of Finance in Circular No.28/TTLB of May 30, 1996.
Besides the prescribed taxes and fees, the advertisers shall not have to pay any other amounts in cash or in kind.
Chapter IV
STATE MANAGEMENT OVER ADVERTISING ACTIVITIES
Article 15.- The Ministry of Culture and Information is the agency in charge of State management over advertising activities throughout the country. Answerable to the Minister of Culture and Information for exercising the State management are the following units:
1. The Department for Grassroots Culture and Information, which shall have to:
- Exercise the State management over advertising activities throughout the country.
- Evaluate the advertising contents and presentations as specified in Points a, b and c, Clause 1, Article 10 of this Circular.
- Regularly inspect and coordinate with the specialized culture and information inspectorate in inspecting the advertising activities.
- Make periodical reviews of the situation on advertising activities and management thereof (biannually and annually).
2. The Press Department: which shall manage the advertising activities in the press domain.
3. The Publication Department: which shall manage the advertising activities in the publication domain.
4. The Cinematography Department: which shall manage the advertisements on cinematographic films, video tapes and discs.
5. The Art Performance Department: which shall manage advertisements in the art performance domain.
Article 16.- The provincial/municipal Culture and Information Services shall be answerable to the provincial/municipal People’s Committees for performing the following tasks:
1. Managing advertising activities in their respective localities.
2. Assuming the prime responsibility and coordinating with the concerned branches in drawing up plannings on advertising activities in their respective localities, then submitting them to the provincial/municipal People’s Committees for ratification, including:
- Planning on organizations and individuals engaged in advertising activities;
- Planning on quarters, streets and locations where advertisements are allowed to be placed;
- Planning on scale, size and number of advertisements of various types in each area, ensuring the safety in terms of fire prevention and combat, construction structure, urban beauty and traffic safety.
3. Assuming the prime responsibility and coordinating with the functional branches in their localities in organizing the inspection, examination and handling of violations as prescribed.
4. Granting advertising permits according to their competence.
5. Periodically reporting to the Ministry of Culture and Information (the Department for Grassroots Culture and Information) on the granting of advertising permits, planning, inspection of advertising activities in their respective localities.
Chapter V
INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 17.-
1. The specialized inspectorate of the Ministry of Culture and Information shall have to inspect the advertising activities throughout the country.
2. The specialized inspectorates of the provincial/municipal Culture and Information shall have to inspect the advertising activities in their respective localities.
3. The inspection contents shall include:
- Inspection of the granting of advertising permits by the State management agencies.
- Inspection of the observance of the advertising permits.
- Inspection of the observance of other regulations on advertising activities.
Article 18.- Organizations and individuals engaged in advertising activities that commit violations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability as prescribed by law.
Article 19.-
1. The competence to sanction administrative violations of the regulations on advertising activities and the sanctioning levels shall comply with Decree No.88/CP of February 14, 1995 of the Government on the sanctions against administrative violations of regulations on cultural activities, cultural services and prevention of and fight against a number of social evils, as well as the current provisions of law.
2. The sanctioned organizations and individuals shall have to abide by the sanctioning decisions and be entitled to file their complaints to the competent State agencies according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
3. The organizations and individuals that have issued wrong sanctioning decisions, causing material damage to advertisers shall have to make compensation for such damage as prescribed by law.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 20.- This Circular takes effect 15 days after its signing.
The following documents shall cease to be effective as from the effective date of this Circular:
- The Ministry of Culture and Information’s Circular No.37/VHTT-TT of July 1st, 1995 guiding the implementation of Decree No.194/CP.
- The Ministry of Culture and Information’s Circular No.07/1998/TT-BVHTT of December 5, 1998 amending and supplementing Article 5 of Circular No.37/VHTT-TT.
- The Ministry of Culture and Information’s Official Dispatch No.82/BC of January 9, 1997.
- The Ministry of Culture and Information’s Official Dispatch No.3176/BC of September 29, 1997.
Other regulations previously promulgated by the Ministry of Culture and Information which are contrary to this Circular are now annulled.
Article 21.- Enclosed with this Circular are appendices including forms from No.1 to No.3.
 

 
THE MINISTRY OF CULTURE AND INFORMATION
MINISTER




Nguyen Khoa Diem

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 85/1999/TT-BVHTT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất