Thông tư 14/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện một số qui định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 14/2008/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 14/2008/TT-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Bùi Xuân Khu |
Ngày ban hành: | 25/11/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư14/2008/TT-BCT tại đây
tải Thông tư 14/2008/TT-BCT
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 14/2008/TT-BCT NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUI ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH
SỐ 119/2007/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THUỐC LÁ
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Bộ Công Thương hướng dẫn một số qui định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này hướng dẫn điều kiện kinh doanh, chế biến nguyên liệu thuốc lá; điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá; điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá; quản lý đầu tư, sử dụng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, năng lực sản xuất, sản lượng sản phẩm thuốc lá; điều kiện kinh doanh sản phẩm thuốc lá; thẩm quyền, thủ tục, trình tự cấp các loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến, Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam.
Thông tư này không áp dụng đối với việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh sản phẩm thuốc lá tại cửa hàng miễn thuế (Duty Free Shop).
3. Kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá là các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; chỉ các doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và được Cơ quan quản lý Nhà nước về công thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá mới được kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá mới được chế biến nguyên liệu thuốc lá và phải thực hiện đúng các điều kiện quy định trong suốt quá trình hoạt động.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền về sản xuất sản phẩm thuốc lá, chỉ các doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp Giấy phép mới được sản xuất sản phẩm thuốc lá và quá trình sản xuất sản phẩm thuốc lá phải thực hiện đúng các hướng dẫn tại Thông tư này.
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất sản phẩm thuốc lá trong phạm vi Giấy phép đầu tư, phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các hướng dẫn liên quan tại Thông tư này.
Nhà nước kiểm soát mức cung cấp sản phẩm thuốc lá ra thị trường, thực hiện quản lý thương mại nhà nước đối với nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.
5. Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá (được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này), nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá (giấy cuốn phần có thuốc lá sợi của điếu thuốc) là hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương và được quản lý sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tư này.
6. Đầu tư chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá và Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
7. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá và không vượt quá tổng năng lực sản xuất do Bộ Công Thương xác định và công bố.
8. Sản phẩm thuốc lá là hàng hoá hạn chế kinh doanh; chỉ các thương nhân được Cơ quan quản lý Nhà nước về công thương có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá mới được kinh doanh sản phẩm thuốc lá và chỉ kinh doanh trong phạm vi Giấy phép được cấp.
9. Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá
a) Mỗi thương nhân chỉ có một Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá do Cơ quan quản lý Nhà nước về công thương có thẩm quyền cấp;
b) Thương nhân bán buôn ngoài việc bán buôn cho các thương nhân khác qui định tại Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá, được phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại địa điểm kinh doanh của mình mà không phải xin thêm Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá.
10. Về bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá
a) Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá ngoài việc trực tiếp bán cho thương nhân thuộc hệ thống phân phối của mình, được phép trực tiếp bán lẻ để giới thiệu sản phẩm thuốc lá của mình tại các cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp;
b) Thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) được phép mua lại sản phẩm thuốc lá của thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) khác nếu được sự chấp thuận của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá cho thương nhân này; chỉ được bán các sản phẩm thuốc lá đã mua lại trong địa bàn tỉnh nơi thương nhân có trụ sở chính ghi trong Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá được cấp;
c) Thương nhân bán buôn chỉ bán sản phẩm thuốc lá cho những thương nhân thuộc hệ thống phân phối của mình đã có Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá. Trường hợp do nhu cầu thị trường cần mở rộng, thay đổi hệ thống phân phối, thương nhân bán buôn gửi danh sách thương nhân bổ sung với các nội dung được qui định tại điểm d khoản 2 Mục B Phần VIII Thông tư này đến Cơ quan quản lý Nhà nước về công thương nơi cấp phép;
d) Thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn), thương nhân bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) chỉ bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho người tiêu dùng tại điểm kinh doanh của mình đã được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá; không sử dụng nhân viên của mình hoặc của thương nhân khác để trực tiếp giới thiệu sản phẩm thuốc lá cho người tiêu dùng hoặc bán lưu động sản phẩm thuốc lá cho người tiêu dùng ngoài địa điểm kinh doanh đã cấp phép; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quảng cáo, khuyến mại và các qui định khác có liên quan của pháp luật về kinh doanh thuốc lá.
II. KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
A. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh
Là thương nhân có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người
a) Diện tích của cơ sở kinh doanh nguyên liệu bao gồm khu phân loại, đóng kiện và kho nguyên liệu phải phù hợp với quy mô kinh doanh, có tổng diện tích không dưới 500m2;
b) Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá. Kho phải có hệ thống thông gió và các trang thiết bị phù hợp yêu cầu bảo quản nguyên liệu thuốc lá bao gồm: các nhiệt kế, ẩm kế kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;
c) Có hợp đồng với người lao động có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp để quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu.
3. Điều kiện về quy trình kinh doanh phù hợp với ngành, nghề mua, bán nguyên liệu thuốc lá
a) Điểm thu mua phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá;
b) Phải công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định hiện hành tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu;
c) Phải có hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh.
4. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ
Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
B. Thẩm quyền, hồ sơ và trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tư này, bao gồm:
- Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác;
- Bảng kê trang thiết bị: hệ thống thông gió, phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá;
- Bản sao hợp lệ hợp đồng với người lao động, quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu;
- Bản sao hợp lệ hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá;
- Bản sao hợp lệ biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền.
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung.
4. Lập và lưu giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Sở Công Thương, 01 bản gửi Bộ Công Thương, 01 bản gửi thương nhân được cấp.
III. CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
A. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh
Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá chỉ được cấp cho doanh nghiệp chế biến nguyên liệu có dây chuyền máy móc thiết bị tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá; có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người
a) Diện tích của cơ sở chế biến nguyên liệu bao gồm khu phân loại, khu chế biến, đóng kiện và kho nguyên liệu phải phù hợp với quy mô kinh doanh, có tổng diện tích không dưới 5.000m2;
b) Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá chưa chế biến và đã qua chế biến phù hợp với quy mô kinh doanh. Kho phải có hệ thống thông gió, các nhiệt kế, ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;
c) Có hợp đồng với người lao động có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp để quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trồng, thu mua và chế biến nguyên liệu;
d) Có dây chuyền máy móc thiết bị chuyên ngành đồng bộ tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá.
Dây chuyền chế biến nguyên liệu phải được chuyên môn hoá, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
đ) Có các trang thiết bị kiểm tra để thực hiện đo lường kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước và sau chế biến;
e) Toàn bộ máy móc thiết bị phải có nguồn gốc hợp pháp.
3. Điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá
Phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, và Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
4. Điều kiện về bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ
Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Điều kiện về quy trình kinh doanh phù hợp với ngành, nghề kinh doanh
a) Điểm thu mua phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của doanh nghiệp kinh doanh chế biến nguyên liệu thuốc lá;
b) Phải công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định hiện hành tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu;
c) Phải có hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá, hợp đồng mua nguyên liệu thuốc lá của thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh.
6. Điều kiện địa điểm đặt cơ sở chế biến
Địa điểm đặt cơ sở chế biến phải phù hợp Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá, Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
B. Thẩm quyền, hồ sơ và trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điền kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá;
d) Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn và điều kiện chế biến, bao gồm:
- Bảng kê diện tích, sơ đồ nhà xưởng khu phân loại, khu chế biến, đóng kiện, kho tàng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác;
- Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị chuyên ngành đồng bộ của công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá, thiết bị kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước và sau chế biến, hệ thống thông gió, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng chống sâu mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá;
- Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị;
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở và Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế;
- Bản sao hợp lệ hợp đồng với người lao động trong việc quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu, chế biến nguyên liệu;
- Bản sao hợp lệ hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá, hợp đồng mua bán nguyên liệu với các thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá;
- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung.
4. Lập và lưu giữ Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp, 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
IV. SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
A. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và đang sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010.
2. Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước
a) Doanh nghiệp phải tham gia đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư thông qua các thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá có đầu tư trực tiếp trồng thuốc lá phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt;
b) Phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất sản phẩm thuốc lá theo kế hoạch hàng năm của Bộ Công Thương, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn quốc tế hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu. Kế hoạch này được xác định phù hợp với Chiến lược, quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam, Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt.
3. Điều kiện về máy móc thiết bị
a) Có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: chế biến sợi, vấn điếu, đóng bao;
b) Công đoạn chế biến sợi phải có các thiết bị tối thiểu đảm bảo tính đồng bộ của công đoạn, bao gồm: máy hấp, máy gia ẩm, máy gia liệu, xy lô trữ và ủ lá, máy thái, máy sấy sợi, máy làm dịu, thiết bị phun hương, phối trộn và các cân định lượng;
Dây chuyền chế biến sợi phải được chuyên môn hoá, bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
c) Đối với những doanh nghiệp không có dây chuyền chế biến sợi phải có hợp đồng gia công chế biến sợi. Đơn vị nhận gia công chế biến sợi phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại điểm b khoản này;
d) Trong công đoạn cuốn điếu, đóng bao, đóng tút doanh nghiệp phải sử dụng các máy cuốn, máy đóng bao, đóng tút tự động, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo phương pháp truyền thống phải thao tác bằng tay;
đ) Có các thiết bị kiểm tra tối thiểu để thực hiện đo lường, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như: trọng lượng điếu, chu vi điếu, độ giảm áp điếu thuốc. Đối với các chỉ tiêu lý, hoá khác và chỉ tiêu vệ sinh thuốc lá, doanh nghiệp có thể tự kiểm tra hoặc thông qua các đơn vị dịch vụ có chức năng để kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải được lưu giữ có hệ thống để theo dõi lâu dài;
e) Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có nguồn gốc hợp pháp.
4. Điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá
Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở và quy định về vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá của Bộ Y tế.
5. Điều kiện về sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Doanh nghiệp phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam.
6. Điều kiện về môi trường và phòng, chống cháy nổ
Có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
B. Thẩm quyền, hồ sơ và trình tự cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tư này, bao gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất, trong đó nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm thuốc lá (sản lượng đã được quy đổi);
- Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị, năng lực sản xuất thuốc lá điếu và năng lực từng công đoạn quy đổi ra bao 20 điếu tính theo 03 ca/ngày cho 03 năm gần nhất. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị;
- Hợp đồng gia công chế biến sợi, hợp đồng dịch vụ kiểm tra chất lượng (nếu có);
- Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác;
- Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký chất lượng hoặc Bản công bố phù hợp tiêu chuẩn chất lượng;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm thuốc lá;
- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
3. Trình tự cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
4. Lập và lưu giữ Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được lập thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp, 01 bản gửi Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
V. ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
A. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Tổng năng lực sản xuất được quy định là năng lực sản xuất đồng bộ trong dây chuyền sản xuất sản phẩm thuốc lá (trong đó máy móc thiết bị chính vấn điếu, đóng bao) và được tính cho 03 ca/ngày tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010.
2. Bộ Công Thương công bố tổng năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đầu tư, sản xuất sản phẩm thuốc lá, nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá.
Doanh nghiệp chỉ được đầu tư tăng năng lực sản xuất trong trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu; đối với thuốc lá tiêu thụ trong nước chỉ được sản xuất trong phạm vi tổng công suất đã được xác định và công bố.
Hàng năm doanh nghiệp phải gửi báo cáo đầu tư năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của đơn vị mình về Bộ Công Thương.
B. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu, gia công xuất khẩu, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, di chuyển địa điểm sản xuất theo quy hoạch
1. Chủ đầu tư gửi báo cáo đầu tư, văn bản xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư của Bộ Công Thương. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
2. Nội dung văn bản đề nghị bao gồm các nội dung: tên dự án, địa điểm, thông số kỹ thuật chủ yếu có liên quan, quy mô, sản lượng sản xuất, phương án xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu đầu tư thay thế).
3. Sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư theo trình tự và thủ tục về đầu tư và xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công Thương kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá đã thay thế trong quá trình đầu tư.
C. Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá
Chỉ cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp trong nước đã có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, không được đầu tư vượt quá năng lực sản xuất ghi trong Giấy phép và phải bảo đảm điều kiện Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp.
1. Đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh sản xuất sản phẩm thuốc lá
a) Các bên liên doanh gửi hồ sơ dự án thành lập liên doanh, hợp đồng liên doanh kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời doanh nghiệp;
b) Văn bản đề nghị bao gồm các nội dung: tên dự án, địa điểm, thông số kỹ thuật chủ yếu có liên quan, phạm vi và mục tiêu hoạt động, quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá, phương án đầu tư máy móc thiết bị và xử lý các máy móc thiết bị được thay thế;
c) Sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các bên liên doanh mới được triển khai đăng ký thành lập liên doanh theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư.
2. Đầu tư nước ngoài theo hình thức hợp đồng gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp
a) Các bên gửi toàn bộ hồ sơ hợp đồng gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời doanh nghiệp;
b) Văn bản đề nghị bao gồm các nội dung chính của hợp đồng gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp; quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá, phương án đầu tư máy móc thiết bị và xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu có);
c) Sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các bên mới được triển khai thực hiện hợp đồng gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
d) Doanh nghiệp hiện đang sản xuất sản phẩm thuốc lá theo hợp đồng gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp với nước ngoài phải gửi toàn bộ hồ sơ và văn bản đề nghị theo quy định tại điểm a, b khoản này về Bộ Công Thương để xem xét xác định quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá.
3. Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công Thương kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá không còn sử dụng hoặc thanh lý khi đầu tư chiều sâu và chịu hoàn toàn trách nhiệm với việc xử lý này.
D. Sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Doanh nghiệp không được sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt quá năng lực sản xuất ghi trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài không được sản xuất vượt quá sản lượng được phép sản xuất. Đối với các nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá nước ngoài chưa xác định sản lượng được phép sản xuất, doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ theo quy định tại Mục C nêu trên về Bộ Công Thương để xem xét xác định quy mô, sản lượng.
3. Hàng năm doanh nghiệp phải gửi báo cáo thống kê sản lượng từng loại sản phẩm thuốc lá của đơn vị mình về Bộ Công Thương.
VI. NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ, NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ VÀ GIẤY CUỐN ĐIẾU THUỐC LÁ
1. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, phụ tùng thay thế, nguyên liệu thuốc lá và giấy cuốn điếu thuốc lá là các loại hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.
Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được nhập khẩu các hàng hoá trên.
Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá phù hợp các công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá và nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá.
Tập đoàn, Tổng công ty là đầu mối nhận và phân bổ chỉ tiêu nhập khẩu cho các đơn vị thành viên có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, phụ tùng thay thế, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá có thể nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác nhập khẩu qua những doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu.
3. Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá và phụ tùng thay thế
a) Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá được nhập khẩu phải phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá;
b) Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bản sao công văn chấp thuận của Bộ Công Thương và văn bản đề nghị nhập khẩu máy móc, thiết bị về Bộ Công Thương;
c) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp, căn cứ vào dự án đầu tư đã được phê duyệt, Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận hoặc từ chối việc nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.
4. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước
a) Chậm nhất vào ngày 10 của tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá phải gửi báo cáo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá của năm sau về Bộ Công Thương;
b) Đối với nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan, doanh nghiệp gửi đơn đăng ký nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đến Bộ Công Thương;
c) Căn cứ sản lượng sản xuất, báo cáo của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá và khả năng đáp ứng nguyên liệu trong nước, tổng hạn ngạch thuế quan mặt hàng nguyên liệu thuốc lá, chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo chỉ tiêu nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan;
d) Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất sản phẩm thuốc lá theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, không được bán và tiêu thụ trên thị trường.
5. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu
Doanh nghiệp gửi hợp đồng sản xuất xuất khẩu và văn bản đề nghị nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá đến Bộ Công Thương. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, năng lực sản xuất của doanh nghiệp và hồ sơ liên quan, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo kế hoạch nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan.
6. Hợp đồng gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài
Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá mới được phép thực hiện hợp đồng gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu.
Doanh nghiệp gửi hợp đồng gia công xuất khẩu và văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, năng lực sản xuất và hồ sơ liên quan, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng.
VII. QUẢN LÝ SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ
CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ
1. Sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá
a) Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất sản phẩm thuốc lá;
b) Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá phù hợp công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá;
c) Tổ chức, cá nhân không có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá không được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới mọi hình thức.
2. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp sẽ bị tịch thu và xử lý theo quy định của pháp luật
a) Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị coi là bất hợp pháp trong các trường hợp:
- Nhập khẩu trước thời điểm ban hành Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 1999 không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ;
- Nhập khẩu sau thời điểm ban hành Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12 tháng 5 năm 1999 có hiệu lực nhưng không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ và văn bản đồng ý của Bộ Công Thương (hoặc Bộ Công nghiệp cũ).
b) Việc xử lý máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị tịch thu được thực hiện theo quy định hiện hành và chỉ được phép bán lại cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
3. Việc nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất, thanh lý máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan và các quy định sau:
a) Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc, thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, xuất khẩu hoặc tái xuất ra nước ngoài;
b) Máy móc, thiết bị không còn giá trị sử dụng hoặc thanh lý phải được tiêu hủy dưới sự giám sát của Tổ giám sát tiêu hủy máy móc, thiết bị do Bộ Công Thương thành lập;
c) Doanh nghiệp lập hồ sơ thanh lý máy móc, thiết bị cần thanh lý, kế hoạch thanh lý và văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương quyết định thành lập Tổ giám sát tiêu hủy máy móc, thiết bị;
d) Doanh nghiệp sau khi nhượng bán, thanh lý phải báo cáo về Bộ Công Thương kết quả thực hiện.
4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với những máy móc, thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp.
VIII. KINH DOANH SẢN PHẨM THUỐC LÁ
A. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể
Là doanh nghiệp được thành lập theo qui định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá.
2. Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Điều kiện về cơ sơ vật chất và tài chính
a) Có kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng) phù hợp với qui mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho;
b) Có phương tiện vận tải phù hợp với qui mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển;
c) Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của mình hoạt động bình thường.
4. Điều kiện về tổ chức hệ thống phân phối
Được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp thương mại của tập đoàn, tổng công ty sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu sản phẩm thuốc lá, các hình thức hiện diện của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá) hoặc thương nhân bán buôn khác chọn làm thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) và tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá ổn định trên địa bàn.
B. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
1. Thẩm quyền xét cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
a) Đối với thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) kinh doanh trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên: Bộ Công Thương xét cấp;
b) Đối với thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) kinh doanh trên địa bàn một (01) tỉnh: Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở chính xét cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Văn bản giới thiệu của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
d) Phương án kinh doanh, gồm:
- Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán (hoặc đại lý mua bán) với các doanh nghiệp bán hàng (nếu đã kinh doanh), trong đó nêu rõ: các số liệu tổng hợp về loại sản phẩm thuốc lá, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận...;
- Dự kiến kết quả kinh doanh cho năm tiếp theo kể từ năm thương nhân xin cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá; trong đó nêu rõ: tên, địa chỉ của doanh nghiệp sẽ bán hàng cho mình, loại sản phẩm thuốc lá, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo doanh nghiệp bán hàng và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế sẽ nộp, lợi nhuận...;
- Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối;
- Bảng kê cơ sở vật chất kỹ thuật (kho hàng, phương tiện vận chuyển...), nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình kinh doanh sản phẩm thuốc lá của mình...;
- Bảng kê Danh sách thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối của mình, bao gồm: tên thương nhân, địa chỉ trụ sở chính của thương nhân, địa chỉ cửa hàng bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá (nếu có), mã số thuế, bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh), địa bàn kinh doanh (dự kiến phân công).
đ) Tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp, gồm:
- Hồ sơ về kho hàng (hoặc khu vực chứa hàng) bao gồm: quyền sử dụng kho (là sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm), địa điểm và năng lực của kho, các yếu tố kỹ thuật để bảo đảm bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian lưu kho;
- Hồ sơ về phương tiện vận chuyển bao gồm: quyền sử dụng phương tiện vận chuyển (là sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm), năng lực vận chuyển, các yếu tố kỹ thuật để bảo đảm bảo quản được chất lượng của sản phẩm thuốc lá trong thời gian vận chuyển;
- Hồ sơ về năng lực tài chính: xác nhận vốn tự có hoặc bảo lãnh của doanh nghiệp bán hàng hoặc của ngân hàng nơi thương nhân mở tài khoản... về việc bảo đảm tài chính cho toàn bộ hệ thống phân phối của mình hoạt động bình thường.
3. Trình tự cấp Giấp phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
a) Thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) kinh doanh trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên: gửi hồ sơ về Bộ Công Thương;
b) Thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) kinh doanh trên địa bàn một (01) tỉnh: gửi hồ sơ về Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở chính;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 9 kèm theo Thông tư này nếu thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) kinh doanh trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên; theo mẫu của Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này nếu thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) kinh doanh trên địa bàn một tỉnh). Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Cơ quan cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
4. Lập và lưu giữ Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá
a) Đối với Giấy phép do Bộ Công Thương cấp: Giấy phép được lập nhiều bản: 03 bản lưu tại Cơ quan Bộ, 01 bản gửi Cục Quản lý Thị trường, gửi mỗi Sở Công Thương có tên trong Giấp phép (địa bàn kinh doanh) và nơi thương nhân đóng trụ sở 01 bản và 01 bản gửi thương nhân được cấp;
b) Đối với Giấy phép do Sở Công Thương cấp: Giấy phép được lập 05 bản: 02 bản lưu tại Sở Công Thương, 01 bản gửi Chi cục Quản lý Thị trường thuộc Sở Công Thương nơi cấp, 01 bản gửi Bộ Công Thương và 01 bản gửi thương nhân được cấp.
C. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể
Thương nhân có Đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá.
2. Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Qui hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Điều kiện về cơ sở vật chất
Có khu vực bán sản phẩm thuốc lá riêng biệt.
4. Điều kiện về tổ chức hệ thống phân phối
Thuộc hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
D. Thẩm quyền, Hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
1. Thẩm quyền xét cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
Phòng Công Thương nơi thương nhân đề nghị mở địa điểm kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá xét cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 11 kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh;
d) Tài liệu chứng minh tính hợp pháp về địa chỉ, địa điểm kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá của thương nhân.
3. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
a) Thương nhân gửi hồ sơ về Phòng Công Thương nơi thương nhân đề nghị mở địa điểm kinh doanh;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Công Thương xem xét và cấp Giấy phép doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá (theo mẫu của Phụ lục 12 kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Phòng Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
4. Lập và lưu giữ Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá
Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá được lập thành 05 bản: 02 bản lưu tại Phòng Công Thương, 01 bản gửi Sở Công Thương cấp trên trực tiếp, 01 bản gửi Chi cục Quản lý thị Trường thuộc Sở Công Thương cấp trên trực tiếp và 01 bản gửi thương nhân được cấp.
IX. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước về công thương các cấp
Định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của thương nhân do mình cấp phép về Cơ quan quản lý Nhà nước về công thương cấp trên trực tiếp chậm nhất là 20 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
2. Đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá
a) Hàng quý, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải báo cáo về Bộ Công Thương tình hình nhập khẩu và sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu trong kỳ;
b) Định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kinh doanh về Bộ Công Thương chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo;
c) Trong quá trình kinh doanh, nếu chấm dứt hợp đồng mua bán (hoặc đại lý mua bán); điều chỉnh (tăng, giảm) địa bàn kinh doanh đối với thương nhân thuộc hệ thống phân phối của mình, phải báo cáo về Bộ Công Thương và Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở chính để làm thủ tục rút, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá của thương nhân đó; làm cơ sở để điều chỉnh, cấp bổ sung cho thương nhân khác khi cần thiết. Báo cáo phải gửi ngay sau khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá chấm dứt hoặc điều chỉnh hợp đồng với thương nhân bán buôn.
3. Đối với thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá
Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kinh doanh về Bộ Công Thương và về Sở Công Thương nơi thương nhân có địa bàn kinh doanh qui định tại Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu là thương nhân mua trực tiếp từ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và bán trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên) hoặc về Sở Công Thương (nếu là thương nhân bán trên địa bàn 01 tỉnh) nơi thương nhân có trụ sở chính qui định tại Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
4. Đối với thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá
Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kinh doanh về Phòng Công Thương nơi cấp phép cho thương nhân chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
X. THỜI HẠN HIỆU LỰC; CẤP BỔ SUNG, SỬA ĐỔI, CẤP LẠI,
THU HỒI VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN,
GIẤY PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM THUỐC LÁ
1. Thời hạn hiệu lực
Các loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá có thời hạn hiệu lực là năm (05) năm kể từ ngày cấp.
2. Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá
a) Trường hợp có thay đổi các nội dung của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá; tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Cơ quan quản lý Nhà nước về công thương nơi cấp phép.
b) Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung;
- Bản gốc (hoặc bản sao hợp lệ) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá đã được cấp;
- Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
c) Thẩm quyền, trình tự xét cấp theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Cấp lại
a) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá bị mất, bị rách, bị cháy, bị tiêu hủy dưới hình thức khác hoặc trước thời hạn hết hiệu lực của Giấy phép 30 ngày; tổ chức, cá nhân được cấp phép phải lập, nộp hồ sơ gửi về Cơ quan quản lý công thương nơi cấp phép;
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá bị mất, bị rách, bị cháy, bị tiêu hủy dưới hình thức khác, gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại;
- Bản gốc hoặc bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá đã cấp (nếu có).
c) Hồ sơ đề nghị cấp lại trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá hết thời hạn hiệu lực:
Tổ chức, cá nhân được cấp phép tiến hành lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới theo hướng dẫn tại Thông tư này;
d) Thẩm quyền, trình tự xét cấp theo hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
Tổ chức, cá nhân sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá trong trường hợp vi phạm các điều kiện sản xuất, kinh doanh theo qui định của pháp luật.
5. Lệ phí cấp phép
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá phải nộp lệ phí theo qui định của Bộ Tài chính.
XI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Tổ chức thực hiện
a) Vụ Công nghiệp nhẹ, Vụ Thị trường trong nước, Cục Quản lý Thị trường theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt về chủ trương đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc lá thuộc thẩm quyền qui định tại Thông tư này;
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
b) Sở Công Thương theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá thuộc thẩm quyền theo qui định tại Thông tư này;
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra Phòng Công Thương trong việc cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá theo qui định tại Thông tư này;
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan về sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
c) Phòng Công Thương tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá thuộc thẩm quyền theo qui định tại Thông tư này.
2. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái hướng dẫn tại Thông tư này, tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày được đăng trên Công báo. Bãi bỏ Thông tư số 30/1999/TT-BTM ngày 09 tháng 9 năm 1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn kinh doanh mặt hàng thuốc lá điếu sản xuất trong nước, Thông tư số 001/2007/TT-BCT ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
4. Qui định chuyển tiếp
a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực; tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá chưa có hoặc đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá theo qui định trước đây của pháp luật; đủ các điều kiện theo hướng dẫn tại Thông tư này, nếu tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến, Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá. Trong thời gian chờ cấp phép, tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Cơ quan quản lý Nhà nước về công thương có thẩm quyền cấp phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép;
b) Qui hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được áp dụng chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
5. Bộ Công Thương xây dựng và phê duyệt Qui hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn và ủy quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và phê duyệt Qui hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn thuộc tỉnh quản lý.
6. Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Công Thương tổ chức thực hiện Thông tư này, có kế hoạch xây dựng và hoàn thành Qui hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá trên địa bàn thuộc tỉnh quản lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2009 để triển khai hướng dẫn thương nhân thực hiện; tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá và kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh sản phẩm thuốc lá; báo cáo thường xuyên về Bộ Công Thương kết quả tổ chức thực hiện và phản ảnh kịp thời các khó khăn, vướng mắc để Bộ Công Thương bổ sung, điều chỉnh./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Xuân Khu
Phụ lục 1
(Kèm theo Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ
I. DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
A. Công đoạn chế biến lá
1. Máy cắt đầu lá
2. Xy lanh làm ẩm
3. Hầm ủ lá (xy lô trữ và ủ lá)
4. Máy sấy lá (sấy, làm lạnh, làm dịu)
5. Hệ thống cân và đóng (ép) kiện lá
B. Công đoạn chế biến cọng
1. Xy lanh làm ẩm cọng lần 1
2. Xy lanh làm ẩm cọng lần 2
3. Hệ thống tước cọng, tách lá
4. Máy sấy cọng (sấy, làm lạnh, làm dịu)
5. Máy phân loại, làm sạch cọng
6. Hệ thống cân và đóng (ép) kiện cọng
II. DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN SỢI
A. Công đoạn lá
1. Thiết bị hấp chân không
2. Máy cắt đầu lá
3. Xy lanh làm ẩm lá
4. Xy lanh gia liệu
5. Hầm ủ lá (xy lô trữ và ủ lá)
6. Thiết bị dò kim loại
7. Máy thái lá
8. Thiết bị trương nở sợi
9. Thiết bị sấy lá (sấy, làm lạnh, làm dịu)
10. Hệ thống các cân định lượng
B. Công đoạn tách cọng
1. Máy tước cọng
2. Xy lanh gia ẩm cọng lần 1
3. Hầm ủ cọng (xy lô trữ và ủ cọng)
4. Xy lanh gia ẩm cọng lần 2
5. Thiết bị cán cọng
6. Máy thái cọng
7. Thiết bị trương nở cọng
8. Thiết bị sấy cọng
9. Thiết bị phân ly cọng
10. Hầm ủ cọng (xy lô ủ sợi cọng)
11. Hệ thống các cân định lượng
C. Công đoạn phối trộn sợi
1. Thiết bị phun hương
2. Hầm ủ sợi (xy lô ủ sợi)
3. Hệ thống vận chuyển sợi đến (bằng khí độc học hoặc cơ học)
III. DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN THUỐC LÁ TẤM VÀ CÁC CHẾ PHẨM THAY THẾ KHÁC DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM THUỐC LÁ
IV. MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT THUỐC ĐIẾU
A. Công đoạn vấn điếu - ghép đầu lọc
1. Máy vấn điếu
2. Máy ghép đầu lọc
3. Máy nạp khay
B. Công đoạn đóng bao
1. Máy đóng bao
2. Máy đóng bóng kính bao
3. Máy đóng tút
4. Máy đóng bóng kính tút
5. Máy đóng thùng carton.
Phụ lục 2
(Kèm theo Thông tư số: 14 /2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..................., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh (thành phố).......
Tên thương nhân:......................................................................................
.....................................................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
.....................................................................................................................
Địa điểm kinh doanh..................................................................................
.....................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số.................do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị Sở Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá. Xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
Thương nhân
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 3
(Kèm theo Thông tư số: 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
UBND TỈNH, TP… SỞ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /CNĐĐK-SCT |
......., ngày.........tháng ..... năm .......... |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG.....
Căn cứ ........................................(1);
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá tại Công văn số.......ngày.....tháng…….năm..... của .............(2);
Theo đề nghị của .(3),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chứng nhận......................................................................(2)
Trụ sở tại......., điện thoại.............., Fax.........;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………....do ………………….cấp ngày……. tháng……. năm……..
Đủ điều kiện để kinh doanh nguyên liệu thuốc lá các loại: ....................(4)
Điều 2. Điều kiện kinh doanh:
………(2) phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có giá trị đến hết ngày..... tháng .... năm......./.
Nơi nhận: - ....... (2); - ......... (5); - Lưu VT, .... |
GIÁM ĐỐC (Ký tên và đóng dấu)
|
Chú thích:
(1) - Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Công Thương.
(2) - Tên thương nhân được cấp giấy chứng nhận.
(3) - Tên cơ quan tiếp nhận, thẩm định trình cấp giấy chứng nhận.
(4) Ghi cụ thể các loại nguyên liệu thuốc lá.
(5) - Tên các tổ chức có liên quan.
Phụ lục 4
(Kèm theo Thông tư số: 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
Quyết định thành lập số.............. ngày....... tháng....... năm....... của...........
.....................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số..............do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá các loại:.....................................................................
Năng lực chế biến....................................................................................
Xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 5
(Kèm theo Thông tư số: 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /CNĐĐK-BCT |
......., ngày.........tháng ..... năm .......... |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18
tháng 7 năm 2007
của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá tại Công văn số.......ngày.....tháng…...năm....... của ..........(1);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chứng nhận........................................................................(1)
Trụ sở tại......., điện thoại………., Fax....................;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……….do …………………..cấp ngày……. tháng…. năm……..
Đủ điều kiện để chế biến nguyên liệu thuốc lá các loại: ........................(2)
Năng lực chế biến..................................................................................
Điều 2. Điều kiện sản xuất:
………(1) phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có giá trị đến hết ngày ..... tháng ......năm...../.
Nơi nhận: - .......... (1); - ........... (3); - Lưu VT, CNN. |
BỘ TRƯỞNG (Ký tên và đóng dấu)
Họ và tên |
Chú thích:
(1) - Tên tổ chức được cấp giấy chứng nhận.
(2) Ghi cụ thể các loại nguyên liệu thuốc lá, năng lực chế biến.
(3) - Tên các tổ chức có liên quan.
Phụ lục 6
(Kèm theo Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________________
............., ngày...... tháng....... năm............
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
.....................................................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
.....................................................................................................................
Địa điểm sản xuất.......................................................................................
.....................................................................................................................
Quyết định thành lập số.............. ngày....... tháng....... năm....... của...........
.....................................................................................................................
Cơ quan cấp trên trực tiếp:......................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số.................do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép sản xuất các loại sản phẩm thuốc lá:..................................................................................................
Sản lượng sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước ...................... ................
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)
Phụ lục 7
(Kèm theo Thông tư số: 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG __________________
Số: /GP- BCT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________________ Hà Nội, ngày…… tháng …… năm…… |
GIẤY PHÉP SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18
tháng 7 năm 2007
của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá tại Công văn số… ngày ... tháng .. năm .. của..........(1);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép.........................................................................................(1)
Trụ sở tại......., điện thoại,……….. Fax.........;
Quyết định thành lập số:.... ngày…...tháng…..năm..... của.........................
Cơ quan cấp trên trực tiếp:........................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………..do …………… cấp ngày….. tháng….. năm……….
Doanh nghiệp được phép sản xuất các loại sản phẩm thuốc lá sau:.........(2)
Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước được phép:.................................
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện:
..........................(1) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày...... tháng ..... năm....../.
Nơi nhận: - .. .........(1); - ...........(3); - Lưu VT, CNN. |
BỘ TRƯỞNG (Ký tên và đóng dấu)
|
Chú thích:
(1) - Tên tổ chức được cấp giấy phép.
(2) - Ghi cụ thể các loại sản phẩm thuốc lá.
(3) - Tên các tổ chức có liên quan.
Phụ lục 8
(Kèm theo Thông tư số: 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
TÊN DOANH NGHIỆP
Số: / |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
............., ngày...... tháng....... năm............
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN BUÔN
(HOẶC ĐẠI LÝ BÁN BUÔN) SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên doanh nghiệp:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số............do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị .…(1) xem xét cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá, cụ thể:
- Được mua của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá:
...................................................................................(2)
- Được bán buôn sản phẩm thuốc lá tại địa bàn các tỉnh, thành phố:
.................................................................................... (3)
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP và các văn bản quy định về kinh doanh thuốc lá. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu)
Chú thích:
(1): Tên Cơ quan cấp Giấy phép (là Bộ Công Thương nếu kinh doanh từ 02 tỉnh trở lên; là Sở Công Thương nếu kinh doanh trong 01 tỉnh).
(2): Ghi rõ tên, địa chỉ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá; các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá khác (nếu có).
(3): Ghi rõ các tỉnh, thành phố thương nhân xin phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
Phụ lục 9
(Kèm theo Thông tư số: 14/2008/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /GP-BCT |
......., ngày.........tháng ..... năm .......... |
GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN BUÔN
(HOẶC ĐẠI LÝ BÁN BUÔN) SẢN PHẨM THUỐC LÁ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị
định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007
của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá của………………..........…(1);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép...................................................….….......................(1)
Trụ sở tại……………………………......., điện thoại………, Fax.........;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số…… do …………….… cấp ngày….. tháng….. năm….
1. Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và của các thương nhân bán buôn có tên sau:
.......................................................................(2)
2. Được phép tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá tại các tỉnh, thành phố có tên sau:
...........................................................................(3)
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện:
..........................(1) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 142008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày…. tháng … năm…../.
Nơi nhận: - ……..… (1); - ………..(2,3); - Lưu: VT, …….(4). |
BỘ TRƯỞNG (ký tên và đóng dấu)
|
Chú thích:
(1): Tên thương nhân được cấp Giấy phép.
(2): Ghi rõ tên các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá, các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
(3): Ghi rõ tên các tỉnh, thành phố thương nhân được phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
(4): Tên các tổ chức có liên quan.
Phụ lục 10
(Kèm theo Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
UBND TỈNH (TP)... SỞ CÔNG THƯƠNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /GP-SCT |
......., ngày.........tháng ..... năm .......... |
GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN BUÔN
(HOẶC ĐẠI LÝ BÁN BUÔN) SẢN PHẨM THUỐC LÁ
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ ....................................................................................................(1);
Căn cứ Nghị
định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007
của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá của………………......…(2);
Theo đề nghị của …………………..(3),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép..................................................................................(2)
Trụ sở tại……………………………......., điện thoại………, Fax.........;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số…… do …………….… cấp ngày….. tháng….. năm….
1. Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá và của các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá có tên sau:
.......................................................................(4)
2. Được phép tổ chức hệ thống phân phối để kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá tại tỉnh (thành phố): .................................................................(5)
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện:
..........................(2) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày…. tháng … năm…../.
Nơi nhận: - ……..… (2); - ………..(4); - Lưu: VT, …….(6). |
GIÁM ĐỐC ( ký tên và đóng dấu)
|
Chú thích:
(1) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thương.
(2): Tên thương nhân được cấp Giấy phép.
(3): Tên cơ quan liên quan, đơn vị trình.
(4): Ghi rõ tên, địa chỉ các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thuốc lá, các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
(5): Ghi rõ tên tỉnh (thành phố) thương nhân được phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá.
(6): Tên các tổ chức có liên quan.
Phụ lục 11
(Kèm theo Thông tư số: 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN
Số: / |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
............., ngày...... tháng....... năm............
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN LẺ
(HOẶC ĐẠI LÝ BÁN LẺ) SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Kính gửi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . (1)
Tên thương nhân:......................................................................................
Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:...............
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số...............do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị .…(1) xem xét cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá, cụ thể:
- Được mua của các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá:
.............................................................................(2)
- Được bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các địa điểm sau:
....................................................................................(3)
Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP và các văn bản quy định về kinh doanh thuốc lá. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Thương nhân
(Họ và Tên, ký tên, đóng dấu - nếu có)
Chú thích:
(1): Tên cơ quan cấp Giấy phép (Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công thương).
(2): Ghi rõ tên, địa chỉ của thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
(3) Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các điểm kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
Phụ lục 12
(Kèm theo Thông tư số: 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008
của Bộ Công Thương)
UBND HUYỆN (QUẬN) Phòng ……………..(1)
Số: /GP-P…(1)
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......., ngày.........tháng ..... năm .......... |
GIẤY PHÉP KINH DOANH LẺ
(HOẶC ĐẠI LÝ BÁN LẺ) SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Căn cứ ...............................................................................................(2);
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm
2007
của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ (đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá của..........…(3);
Theo đề nghị của ………………………….……....(4),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép..................................................................................(3)
Trụ sở (hoặc địa chỉ hộ khẩu thường trú) tại ....., điện thoại……Fax.........;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số…… do ………….… cấp ngày….. tháng….. năm…….
1. Được phép mua sản phẩm thuốc lá của các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá có tên sau:
.......................................................................(5)
2. Được phép kinh doanh bán lẻ (đại lý bán lẻ) sản phẩm thuốc lá tại các địa điểm sau:.....................................................(6)
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện:
..........................(3) không được kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả ; không được bán thuốc lá cho trẻ em dưới 18 tuổi ; phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ, Thông tư số 14/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy phép này có giá trị đến hết ngày…. tháng … năm…../.
Nơi nhận: - ……..… (3); - ………..(5,6); - Lưu: VT, …….(7). |
(Chức danh, Họ và Tên người ký, chữ ký và có đóng dấu nếu có)
|
Chú thích:
(1) : Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương.
(2): Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan cấp Giấy phép.
(3): Tên thương nhân được cấp Giấy phép.
(4): Tên cơ quan liên quan, đơn vị trình.
(5): Ghi rõ tên, địa chỉ các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá.
(6): Ghi rõ địa chỉ, điện thoại các điểm bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
(7): Tên các tổ chức có liên quan.
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 14/2008/TT-BCT |
Hanoi, November 25, 2008 |
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE GOVERNMENTS DECREE No. 119/2007/ND-CP OF JULY 18, 2007, ON TOBACCO PRODUCTION AND TRADE
Pursuant to the Governments Decree No. 139/2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Governments Decree No. 119/2007/ND-CP of July 75, 2007, on tobacco production and trade;
The Ministry of Industry and Trade guides a number of provisions of the Governments Decree No. 119/2007/ND-CP of July 18, 2007, on tobacco production and trading as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. This Circular guides conditions for trading and processing of tobacco raw materials; conditions for manufacture of tobacco products; conditions for import of specialized tobacco machinery and equipment, tobacco raw materials and cigarette paper; management of investment in and use of specialized tobacco machinery and equipment, tobacco production capacity and tobacco product output; conditions for trading in tobacco products; competence, procedures for and order of grant of tobacco product trading and processing eligibility certificates and tobacco product manufacture and trading licenses as prescribed in the Governments Decree No. 119/2007/ND-CP of July 18, 2007, on tobacco production and trade.
2. This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals engaged in tobacco production and trade and related activities in the Vietnamese territory.
This Circular does not apply to the import of tobacco products as well as the trade of tobacco products at duty free shops.
3. Trading in and processing tobacco raw materials are conditional business lines. Only eligible enterprises and individuals that are granted by state management agencies in charge of industry and trade tobacco raw material trading or processing eligibility certificates may trade in or process tobacco raw materials and shall observe prescribed conditions throughout the course of operation.
4. The State holds a monopoly on the manufacture of tobacco products; only enterprises that are granted tobacco product manufacturing licenses by the Ministry of Industry and Trade may manufacture tobacco products and shall comply with the guidance in this Circular during the course of tobacco product manufacture.
Foreign-invested tobacco product manufacturing enterprises may only manufacture tobacco products within the scope of their investment licenses and shall comply with Vietnams laws and relevant guidance in this Circular.
The State controls the supply of tobacco products to the market and performs the state commercial management of the import of tobacco products.
5. Imported specialized tobacco machinery and equipment (specified in Appendix 1 to this Circular), tobacco raw materials and cigarette paper (paper for rolling tobacco shreds of a cigarette) are subject to the line management by the Ministry of Industry and Trade and managed and used with the guidance in this Circular.
6. Investment in the processing of tobacco raw materials and the production of cigarette paper must be in line with the strategy and master plan of the tobacco industry and the planning on development of tobacco material zones.
7. Investment in the manufacture of tobacco products must be in line with the strategy and master plan of the tobacco industry and ensure that tobacco product output doest not exceed total production capacity determined and announced by the Ministry of Industry and Trade.
8. Tobacco products are subject to trade restriction. Only traders that are granted by state management agencies in charge of industry and trade tobacco product wholesale trade (or wholesale agency) licenses or tobacco product retail trade (or retail agency) licenses may trade in tobacco products within the scope of their permits.
9. Tobacco product trading licenses
a/ Each trader may only be granted a tobacco product trading license by a state agency in charge of industry and trade;
b/ Wholesale traders, apart from wholesaling tobacco products to other traders as prescribed in their tobacco product wholesale trade (or wholesale agency) licenses, may retail tobacco products at their business places without having to applying for a tobacco product retail trade (or retail agency) license.
10. Wholesale and retail of tobacco products
a/ Tobacco product-supplying enterprises may, apart from selling tobacco products to traders within their distribution systems, directly retail their tobacco products at their attached shops for the purpose of product introduction.
b/ Wholesale traders (or wholesale agents) may purchase tobacco products from other wholesale traders (or wholesale agents) if such is consented by enterprises supplying tobacco products to the latter and only sell the volume of purchased tobacco products within the province where they are headquartered as prescribed in their tobacco product wholesale trade (or wholesale agency) licenses;
c/ Wholesale traders may only sell tobacco products to traders within their distribution systems that have tobacco product trading licenses. If, by the market demand, wholesale traders need to expand or change their distribution systems, they shall send to the licensing state management agency in charge of industry and trade a list of additional traders as prescribed at Point d, Clause 2, Section B, Part VIII of this Circular;
d/ Wholesale traders (wholesale agents) and retail traders (retail agents) may only retail tobacco products to consumers at their business places for which tobacco product trading licenses have been granted; may not use their employees or other traders employees to directly introduce or itinerantly sell tobacco products to consumers outside their licensed business places; and shall strictly observe legal provisions on advertisement and sales promotion and other relevant legal provisions on cigarette trade.
II. TRADING IN TOBACCO RAW MATERIALS
A. CONDITIONS ON THE GRANT OF A TOBACCO RAW MATERIAL TRADING ELIGIBILITY CERTIFICATE
1. Conditions on business entities
Being traders having business registration for tobacco raw material trading.
2. Conditions on material foundations, technical equipment and facilities and employees
a/ Having a raw material trading establishment with a sorting and packaging section and raw material warehouses suitable to their business scope, with a total area of at least 500 m2;
b/ Having separate warehouses for tobacco raw materials. These warehouses must be furnished with a ventilation system and equipment and facilities for the preservation of tobacco raw materials, including: thermometers and hygrometers for checking air temperature and relative humidity in the warehouses; devices for worm, termite and borer extermination; and sufficient shelves for storing tobacco bales which are arranged at least 20 cm above the floor and at least 50 cm from the wall or column;
c/ Having signed contracts with employees who have professional qualifications or experience in investment management, technical assistance or raw material purchase.
3. Conditions on business processes suitable to business lines of tobacco raw material purchase and sale
a/ Places of tobacco raw material purchase must have signboards showing the trade name of the tobacco raw material traders;
b/ Standards used for grading tobacco raw materials must be publicly posted up at places of tobacco raw material purchase according to current regulations, with sample raw material tobacco leaves shown;
c/ Traders must have signed contracts on investment in tobacco growth with tobacco growers in conformity with their business scope.
4. Conditions on environmental protection and fire and explosion prevention and fighting
Having sufficient equipment and facilities for fire prevention and fighting, and assurance of safety and environmental sanitation in accordance with law.
B. COMPETENCE, DOSSIERS AND ORDER FOR THE GRANT OF TOBACCO RAW MATERIAL TRADING ELIGIBILITY CERTIFICATES
1. Competence for the grant of tobacco raw material trading eligibility certificates
Industry and Trade Services of provinces and centrally run cities (below referred to as provinces) have competence to grant tobacco raw material trading eligibility certificates.
2. A dossier of application for a tobacco raw material trading eligibility certificate comprises:
a/ An application for a tobacco raw material trading eligibility certificate, made according to a set form;
b/ A valid copy of the business registration certificate;
c/ Documents concerning business criteria and conditions specified in this Circular, including:
- A list of warehouses, workshops, offices and other auxiliary works; their plan and area;
- A list of equipment and facilities: the ventilation system; fire prevention and fighting equipment, hygrometers and thermometers; devices for worm, termite and borer extermination; shelves for storing tobacco bales.
- Valid copies of contracts signed with employees engaged in investment management, technical assistance and raw material purchase.
- Valid copies of contracts on investment in tobacco growth, signed with tobacco growers.
- A valid copy of the certificate of assurance of fire safety, granted by a competent police department.
3. Order of grant of tobacco raw material trading eligibility certificates
a/ Within 15 days after the receipt of a valid and complete dossier, the provincial-level Industry and Trade Service shall consider and grant a tobacco raw material trading eligibility certificate, made according to a set form. In case of refusal, it shall reply in writing, clearly stating the reason;
b/ For incomplete or invalid dossiers, the provincial-level Industry and Trade Service shall, within 7 days after the receipt of these dossiers, request in writing their supplementation.
4. Issuance and archive of tobacco raw material trading eligibility certificates
A tobacco raw material trading eligibility certificate shall be issued in four copies: Two copies shall be kept at die provincial-level Industry and Trade Service, one copy sent to the Ministry of Industry and Trade and another sent to the applicant.
III. PROCESSING OFTOBACCO RAW MATERIALS
A. CONDITIONS ON THE GRANT OF TOBACCO RAW MATERIAL PROCESSING ELIGIBILITY CERTIFICATES
1. Conditions on business entities
Tobacco raw material processing eligibility certificates shall be granted only to enterprises that are engaged in raw material processing and have machinery and equipment chains for stemming tobacco leaves or processing tobacco leaves into tobacco shreds or flakes and other substitutes for the production of tobacco products and have a tobacco raw material trading eligibility certificate.
2. Conditions on material foundations, technical equipment and facilities and employees
a/ Having a raw material processing establishment with sorting, processing and packaging sections and raw material warehouses of a total area of at least 5.000 m2 suitable to their business scope;
b/ Having separate warehouses for unprocessed and processed tobacco raw materials which are suitable to their business scope. These warehouses must be furnished with ventilation systems, thermometers and hygrometers for checking air temperature and relative humidity in the warehouses: devices for worm, termite and borer extermination; sufficient shelves for storing tobacco bales which are arranged at least 20 cm above the floor and at least 50 cm from the wall or column;
c/ Having signed contracts with employees who have professional qualifications or experience in investment management, technical assistance for tobacco growers or raw material purchase and processing;
d/ Having complete specialized machinery and equipment for stemming tobacco leaves or processing tobacco leaves into tobacco shreds or flakes and other substitutes for the production of tobacco products and have a tobacco raw material trading eligibility certificate.
Raw material processing chains must be specialized and ensure industrial sanitation, labor safety and environmental sanitation standards;
dd/ Having equipment and facilities for the measurement and checking of the quality of raw materials before and after they are processed;
e/ All machinery and equipment must be of lawful origin.
3. Conditions on quality, hygiene and safety of tobacco products
Enterprises must satisfy quality and hygiene requirements according to Vietnam standards and manufacturer standards, and the Ministry of Health’s regulations on food quality, hygiene and safety.
4. Conditions on environmental protection and fire and explosion prevention and fighting
Enterprises must have sufficient devices and equipment for fire prevention and fighting and assurance of safety and environmental sanitation in accordance with law.
5. Conditions on business processes suitable to business lines
a/ Places of tobacco raw material purchase must have signboards showing the trade name of the enterprise trading in or processing tobacco raw materials;
b/ Standards used for grading tobacco raw materials must be publicly posted up at places of tobacco raw material purchase according to current regulations, with sample raw material tobacco leaves shown;
c/ Tobacco raw material processing traders must sign contracts on investment in tobacco growth with tobacco growers and contracts on the purchase of tobacco raw materials from tobacco raw material traders in conformity with their business scope.
6. Conditions on locations of processing establishments
Processing establishments must be located in line with the strategy and master plan of the tobacco industry and the planning on development of tobacco material zones approved by competent authorities.
B. COMPETENCE, DOSSIERS AND ORDER FOR THE GRANT OF TOBACCO RAW MATERIAL PROCESSING ELIGIBILITY CERTIFICATES
1. Competence for grant of tobacco raw material processing eligibility certificates
The Ministry of Industry and Trade has competence to grant tobacco raw material processing eligibility certificates.
2. A dossier of application for a tobacco raw material processing eligibility certificate comprises:
a/ An application for a tobacco raw material processing eligibility certificate (made according a set form);
b/ A valid copy of the business registration certificate;
c/ A valid copy of the tobacco raw material trading eligibility certificates;
d/ Documents concerning processing criteria and conditions, including:
- A list of workshops; sorting, processing and packaging sections; warehouses, offices and other auxiliary works, and their areas and plans;
- A list of complete specialized machinery and equipment for processing tobacco raw materials, devices for checking the quality of raw materials before and after diey are processed, the ventilation system; fire prevention and fighting equipment; hygrometers and thermometers; devices for worm, termite and borer extermination: shelves for storing tobacco bales;
- Documents evidencing the lawful origin of machinery and equipment.
- Written notifications of quality and hygiene standards in conformity with Vietnam standards, manufacturer standards and the Ministry of Heaths regulations on food quality, hygiene and safety;
- Valid copies of contracts signed with employees engaged in investment management, technical assistance and raw material purchase and processing;
- Valid copies of contracts on investment in tobacco growth, signed with tobacco growers and contracts on tobacco raw material sale and purchase, signed with tobacco raw material traders;
- A valid copy of the decision approving the environmental impact assessment report or the registration certificate of the environmental protection commitment, granted by a competent agency;
- A valid copy of the certificate of fire safety granted by a competent police department.
3. Order of grant of tobacco raw material processing eligibility certificates
a/ Within 30 days after the receipt of complete and valid dossier, the Ministry of Industry and Trade shall consider and grant a tobacco raw material processing eligibility certificate, made according to a set form. In case of refusal, it shall reply in writing, clearly stating the reason;
b/ For incomplete or invalid dossiers, the Ministry of Industry and Trade shall, within 7 days after the receipt of the dossiers, request in writing their supplementation.
4. Issuance and archive of tobacco raw material processing eligibility certificates
A tobacco raw material processing eligibility certificate shall be issued in four copies: Two copies shall be kept at the Ministry of Industry and Trade, one sent to the applying enterprise and another sent to the Industry and Trade Service of the locality where the enterprise is headquartered.
IV. MANUFACTURE OFTOIJACCO PRODUCTS
A. CONDITIONS ON THE GRANT OF TOBACCO PRODUCT MANUFACTURING LICENSES
1. Conditions on business entities
Being enterprises lawfully established and manufacturing tobacco products before the date of issuance of the Governments Resolution No. 12/2000/NQ-CP of August 14, 2000, on the national policy for prevention and combat of tobacco harms during 2000-2010.
2. Conditions on investment in and use of home-grown tobacco raw materials
a/ Enterprises shall invest in tobacco growing in the form of direct investment or investment through joint venture with tobacco raw material traders that make direct investment in tobacco growing in conformity with their business scope and the approved planning on development of tobacco material zones;
b/ Enterprises must use home-grown tobacco raw materials for the manufacture of tobacco products according to the Ministry of Industry and. Trades annual plans, except for tobacco products with foreign brands or for export. These plans shall be determined in line with the strategy and master plan of the Vietnams tobacco industry and the approved planning on development of tobacco material zones.
3. Conditions on machinery and equipment
a/ Enterprises manufacturing tobacco products must have specialized machinery and equipment for the principal stages of tobacco shred processing, cigarette rolling and packaging;
b/ Tobacco shred processing must be completely performed by equipment, including steamer, moisturizer, raw material feeder, leaf storing and fermentation silo, shredder, shred heat-dryer, softener, flavor sprayer, blender and weight scales;
The shred processing chain must be specialized and installed at a place where industrial sanitation, labor safety and environmental sanitation standards are satisfied;
c/ Enterprises that have no shred processing chains shall enter into shred processing contracts. Shred processing units must satisfy the conditions prescribed at Point b of this Clause;
d/ At the stages of rolling and packaging cigarettes into packs or canons, enterprises shall use automatic rolling and packaging machines, except for tobacco products produced by traditional manual methods;
dd/ Enterprises must have minimum devices for the measurement and checking of quality standards, such as cigarette weight, circumference and decompression. Enterprises may themselves check or hire checking service providers to check other physical and chemical standards and tobacco hygiene standards. Checking results must be systematically preserved for long-term monitoring;
e/ All machinery and equipment used for the manufacture of tobacco products must be of lawful origin.
4. Condition on quality, hygiene and safety of tobacco products
Enterprises must satisfy quality and hygiene requirements according to Vietnam standards, manufacturer standards and the Ministry of Health’s regulations on hygiene and safety of tobacco products.
5. Condition on ownership of trademarks Enterprises must own or be licensed to lawfully use trademarks registered and protected in Vietnam.
6. Condition on environment and fire and explosion prevention and fighting
Enterprises must have sufficient devices and equipment for fire prevention and fighting and assurance of safety and environmental sanitation in accordance with law.
B. COMPETENCE, DOSSIERS AND ORDER FOR THE GRANT OF TOBACCO PRODUCT MANUFACTURING LICENSES
1. Competence for tobacco product manufacturing licenses
The Ministry of Industry and Trade has competence to grant tobacco product manufacturing licenses.
2. A dossier of application for a tobacco product manufacturing license comprises:
a/ An application for a tobacco product manufacturing license, made according to a set form;
b/ A valid copy of me business registration certificate;
c/ Documents concerning business criteria and conditions specified in this Circular, including:
- A report on the enterprises business performance over the last three years, clearly stating the production output target (converted output) for each group of tobacco products.
- A list of machinery and equipment, stating the cigarette production capacity and each stages capacity calculated in packs of 20 cigarettes and three workshifts per day over die last three years. Documents evidencing the lawful origin of machinery and equipment;
- Tobacco shred processing contracts and quality checking service contracts (if any).
- A list of warehouses, workshops, offices and other auxiliary works and their areas and plans.
- A valid copy of the quality registration certificate or the quality standard conformity notification.
- Valid copies of papers certifying the lawful ownership or use right to trademarks of tobacco products.
- A valid copy of the decision approving the environmental impact assessment report or the certificate of registration of the environmental protection commitment granted by a competent agency.
- A valid copy of the certificate of fire safety granted by a competent police department.
3. Procedures for the grant of tobacco product manufacturing licenses
a/ Within 30 days after the receipt of a complete and valid dossier, the Ministry of Industry and Trade shall consider and grant a tobacco product manufacturing license, made according to a set form. In case of refusal, it shall reply in writing, clearly stating the reasons.
b/ For incomplete or invalid dossiers, the Ministry of Industry and Trade shall, within 7 days after the receipt of these dossiers, request in writing their supplementation.
4. Issuance and archival of tobacco product manufacturing licenses
A tobacco product manufacturing license shall be issued in four copies: Two copies shall be kept at the Ministry of Industry and Trade, one copy sent to the applying enterprise, and another sent to the Industry and Trade Service of the locality where the enterprise is located.
V. INVESTMENT IN THE MANUFACTURE OFTOBACCO PRODUCTS
A. CAPACITY OF TOBACCO PRODUCT MANUFACTURE
Total production capacity means the production capacity of a complete chain for tobacco product manufacture (principal machinery and equipment for cigarette rolling and packaging) calculated for three workshifts per day at the time of issuance of the Governments Resolution No. 12/2000/NQ-CP of August 14, 2000, on the national policy on prevention and combat of tobacco harms during 2000-2010.
2. The Ministry of Industry and Trade shall announce the total production capacity of each enterprise, which shall serve as a basis for investment in the manufacture of tobacco products and import of specialized tobacco machinery and equipment.
Enterprises may only make investment to increase their production capacity if they produce cigarettes for export and shall produce cigarettes for domestic consumption within their determined and announced total production capacity;
Annually, enterprises shall send reports on investment in cigarette production capacity to the Ministry of Industry and Trade.
B. Investment in the manufacture of tobacco products for export, export processing, intensive investment, renewal of equipment and technologies, and relocation of production places under planning
1. Investors shall send their investment reports and written requests to the Ministry of Industry and Trade for investment approval. Within 15 days after the receipt of enterprises written requests, the Ministry of Industry and Trade shall reply in writing. In case of refusal, it shall clearly state the reason.
2. A written request must state the name and location of the project, relevant principal technical parameters, production scale and output and plan on disposal of to-be-replaced machinery and equipment (in case of replacement investment).
3. After obtaining the written approval of the Ministry of Industry and Trade, enterprises shall make investment according to the order and procedures for investment and capital construction specified by law.
4. Enterprises shall report to the Ministry of Industry and Trade on the disposal of specialized tobacco machinery and equipment which are replaced in the course of investment.
C. FOREIGN INVESTMENT IN THE MANUFACTURE OF TOBACCO PRODUCTS
Foreign investment in the manufacture of tobacco products may be licensed only in the form of joint venture or cooperation with domestic enterprises possessing tobacco product manufacturing licenses within the licensed production capacity and with the State holding a dominant share in enterprises charter capital.
1. Foreign investment in the form of setting up a joint venture for the manufacture of tobacco products
a/ Joint-venture parties shall send a dossier of the project on the establishment of the joint venture and the joint-venture contract, enclosed with a written request to the Ministry of Industry and Trade;
Within 30 days after receiving a complete dossier and the written request of enterprise, the Ministry of Industry and Trade shall submit them to the Prime Minister for consideration and decision. In case of refusal, it shall reply in writing, clearly stating the reason
b/ A written request must state the name and location of the project, relevant principal technical parameters, operation scope and objectives-production scale and output of each kind of tobacco products, plans on investment in machinery and equipment and disposal of to-be replaced machinery and equipment;
c/ Only after obtaining written approval of the Prime Minister, can joint-venture parties make registration for joint venture establishment according to current provisions of law on investment.
2. Foreign investment in the form of processing, production cooperation or industrial property licensing contracts
a/ Involved parties shall send the whole dossier of the processing, production cooperation or industrial property licensing contract enclosed with a written request to the Ministry of Industry and Trade.
Within 30 days after the receipt of a complete dossier and the written request of the enterprise, the Ministry of Industry and Trade shall submit them to the Prime Minister for consideration and decision. In case of refusal, it shall reply enterprises in writing, clearly stating the reason;
b/ A written request must state principal contents of the processing, production cooperation or industrial property licensing contract; production scale and output of each kind of tobacco product, and plans on investment in machinery and equipment and disposal of to-be replaced machinery and equipment (if any);
c/ Only after obtaining written approval of the Prime Minister, can involved parties perform the processing, production cooperation or industrial property licensing contract;
d/ Enterprises currently manufacturing tobacco products under processing, production cooperation or industrial property licensing contracts with foreign parties shall send all dossiers and written requests as specified at Points a and b of this Clause to the Ministry of Industry and Trade for consideration and determination of the production scale and output of each kind of tobacco product.
3. When making intensive investment, enterprises shall report to the Ministry of Industry and Trade on results of disposal of specialized tobacco machinery and equipment which are no longer used or are liquidated, and take full responsibility for the disposal.
D. TOBACCO PRODUCT OUTPUT
1. Enterprises may not manufacture tobacco products in excess of the production capacity stated in their tobacco product manufacturing licenses.
2. Enterprises manufacturing tobacco products of foreign brands may not manufacture them in excess of the permitted output. For foreign tobacco brands for which the permitted product output is not yet determined, enterprises shall send all dossiers as specified in Section C of Part V above to the Ministry of Industry and Trade for consideration and determination of the production scale and output.
3. Annually, enterprises shall send statistical reports on the output of each kind of tobacco product to the Ministry of Industry and Trade.
VI. IMPORT OF SPECIALIZED TOBACCO MACHINERY AND EQUIPMENT, TOBACCO RAW MATERIALS AND CIGARETTE PAPER
1. Imported specialized tobacco machinery and equipment and spare parts, tobacco raw materials and cigarette paper are subject to the line management of the Ministry of Industry and Trade.
Enterprises possessing tobacco product manufacturing licenses may import above goods.
Enterprises possessing tobacco raw material processing eligibility certificates may import specialized tobacco machinery and equipment of kinds suitable to the stages of tobacco raw material processing, and import tobacco raw materials.
Tobacco groups and corporations shall receive and distribute import quotas to their member units which possess tobacco product manufacturing licenses.
2. Enterprises eligible to import specialized tobacco machinery and equipment and their spare parts, tobacco raw materials and cigarette paper may directly or entrust import and export business units to import these goods.
3. Import of specialized tobacco machinery and equipment and their spare parts
a/ Imported specialized tobacco machinery and equipment must be suitable to the production capacity of tobacco product-manufacturing enterprises;
b/ The investor shall send the project dossier already approved by a competent authority, a copy of the Ministry of Industry and Trades written approval and a written request for import of machinery and equipment to the Ministry of Industry and Trade;
c/ Within 7 days after the receipt of a complete dossier of the enterprise, the Ministry of Industry and Trade shall base itself on the approved investment project to approve or disapprove in writing the enterprises import of machinery and equipment.
4. Import of tobacco raw materials and cigarette paper for the manufacture of tobacco products for domestic consumption
a/ By November 10 every year, tobacco product-manufacturing enterprises and tobacco raw material-processing enterprises shall send reports on their needs for import of tobacco raw materials and cigarette paper of the following year to the Ministry of Industry and Trade;
b/ For raw material tobacco imported within their import quotas, enterprises shall send applications for registration for quota-based import to the Ministry of Industry and Trade;
c/ By December 15 every year, based on the production output and reports of tobacco product-manufacturing enterprises and tobacco raw material-processing enterprises and the domestic supply of raw materials, the Ministry of Industry and Trade shall issue written notices on import quotas to concerned enterprises and agencies;
d/ Imported tobacco raw materials and cigarette paper may only be used for the manufacture of tobacco products under enterprises production plans and must not be marketed.
5. Import of tobacco raw materials and cigarette paper for export production
Enterprises shall send export production contracts and written requests for permission to import tobacco raw materials and cigarette paper to the Ministry of Industry and Trade. Based on these requests, enterprises production capacity and relevant dossiers, the Ministry of Industry and Trade shall, within 7 days after the receipt of complete dossiers and written requests of enterprises, notify in writing import plans to concerned enterprises and agencies.
6. Contracts on export processing of tobacco raw materials for foreign traders
Only enterprises having tobacco product manufacturing licenses or tobacco raw material processing eligibility certificates may perform contracts for export processing of tobacco raw materials.
Enterprises shall send export processing contracts and written requests to the Ministry of Industry and Trade. Based on these requests, enterprises production capacity and relevant dossiers, the Ministry of Industry and Trade shall, within 7 days after the receipt of complete dossiers and written requests of enterprises, approve or disapprove in writing the enterprises performance of those contracts.
VII. MANAGEMENT OF USE OF SPECIALIZED TOBACCO MACHINERY AND EQUIPMENT
1. Use of specialized tobacco machinery and equipment
a/ Enterprises possessing tobacco product manufacturing licenses may use specialized tobacco machinery and equipment for processing tobacco raw materials and manufacturing tobacco products;
b/ Enterprises possessing tobacco raw material processing eligibility certificates may use specialized tobacco machinery and equipment suitable to the stages of processing tobacco raw materials;
c/ Organizations and individuals possessing no tobacco product manufacturing licenses or tobacco raw material processing eligibility certificates may not use specialized tobacco machinery and equipment in any form.
2. Specialized tobacco machinery and equipment of unlawful origin shall be confiscated and disposed of according to law.
a/ Specialized tobacco machinery and equipment are regarded as unlawful in the following cases:
- They were imported before the date of issuance of the Prime Ministers Directive No. 13/1999/CT-TTg of May 12, 1999, without valid import papers.
- They were imported after the effective date of the Prime Ministers Directive No. 13/1999/CT-TTg of May 12, 1999, without valid import papers and written approval of the Ministry of Industry and Trade (or the former Ministry of Industry).
b/ Confiscated specialized tobacco machinery and equipment shall be disposed of under current regulations and may be resold only to enterprises with tobacco product manufacturing licenses.
3. The sale, export, re-export and liquidation of specialized tobacco machinery and equipment of tobacco product-manufacturing enterprises comply with relevant provisions of law and the following provisions:
a/ Enterprises may only sell machinery and equipment which remain usable to enterprises with tobacco product manufacturing licenses, or export or re-export them;
b/ Machinery and equipment which are no longer usable or are liquidated must be destroyed under the supervision of a liquidation council set up by the Ministry of Industry and Trade;
c/ Enterprises shall compile liquidation dossiers for machinery and equipment that need to be liquidated, work out liquidation plans and send them together with written requests for liquidation to the Ministry of Industry and Trade. Within 15 days after the receipt of the enterprises written requests, the Ministry of Industry and Trade snail make a decision to set up a liquidation council in charge of supervising the destruction of machinery and equipment;
d/ Enterprises shall report on results of machinery and equipment sale and liquidation to the Ministry of Industry and Trade.
4. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Finance in, conducting inspection, detection and disposal of unlawful machinery and equipment for the manufacture of tobacco products.
VIII. TRADING IN TOBACCO PRODUCTS
A. CONDITIONS ON THE GRANT OF TOBACCO PRODUCT WHOLESALE TRADE (WHOLESALE AGENCY) LICENSES
1. Conditions on business entities
Being enterprises established under law and possessing business registration for sale and purchase of tobacco products.
2. Conditions on business locations
Having a fixed business place with a clear address conformable with the tobacco product trading network planning approved by competent authorities.
3. Conditions on material foundations and financial capacity
a/ Having warehouses (or storing places) suitable to their business scope and satisfying requirements for the preservation of tobacco products during the storage period;
b/ Having means of transport suitable to their business scope and satisfying requirements for the preservation of tobacco products during transportation;
c/ Being financially capable to assure the normal operation of their distribution system.
4. Conditions on organization of the distribution system
Being selected by tobacco product-manufacturing enterprises, commercial enterprises of tobacco product-manufacturing groups or corporations, tobacco product-importing enterprises or Vietnam-based representatives of foreign investors (below referred to as tobacco product-supplying enterprises) or other wholesale traders to act as a wholesale trader (wholesale agent), and having organized a stable system for distribution of tobacco products in their locality.
B. COMPETENCE, DOSSIER AND ORDER FOR THE GRANT OF TOBACCO PRODUCT WHOLESALE TRADE (OR WHOLESALE AGENCY) LICENSES
1. Competence to grant tobacco product wholesale trade (wholesale agency) licenses
a/ For wholesale traders (wholesale agents) conducting business in two or more provinces: Licenses shall be granted by the Ministry of Industry and Trade;
b/ For wholesale traders (wholesale agents) conducting business in one province: Licenses shall be granted by the Industry and Trade Service of the locality where the applying trader is headquartered.
2. A dossier of application for a tobacco product wholesale trade (wholesale agency) license comprises:
a/ An application for a tobacco product wholesale trade (wholesale agency) license, made according to a set form;
b/ Valid copies of the business registration certificate and tax identification number certificate;
c/ The letter of introduction of a tobacco product-supplying enterprise or another wholesale trader, clearly stating the expected business location;
d/ A business plan, covering:
- A report on business operation results over the last three year, enclosed with valid copies of sale and purchase contracts (or sale and purchase agency contracts) with sale enterprises (for operating enterprises), clearly stating general data on all kinds of tobacco products, purchase prices, sale prices and sale and purchase value (total value and value calculated for each tobacco product-supplying enterprise and business location), paid tax amounts and profit;
The expected business performance of the year following the year when the trader applies for a permit for wholesale trade (wholesale agency) of tobacco products, clearly stating names and addresses of enterprises that will sell goods to the enterprise, kinds of tobacco products, purchase prices, sale prices, and sale and purchase value (total value and value calculated according to each goods-selling enterprise and business location), payable tax amounts and profits;
- Forms of organization of goods sale and methods of managing the distribution system;
- A list of material and technical foundations (warehouses, vehicles) and employees involved in tobacco product trading;
- A list of traders which belong or will belong to its distribution system, with their names and addresses, addresses of tobacco product wholesale and retail shops (if any), tax identification numbers, valid copies of tobacco product trading licenses (for operating traders) and (expected) business locations.
dd/ Documents evidencing the enterprises capacity, including:
- Dossier of warehouses (or storing places), including: warehouse use rights (owned or co-owned by the trader or rented for a minimum period of one year), location and storing capacity of warehouses and other technical specifications for maintaining the quality of tobacco products during storage;
- Dossiers of means of transport, including: rights to use means of transport (owned or co-owned by the trader or rented for a minimum period of one year), transportation capacity and technical specifications for maintaining the quality of tobacco products during transportation;
- Dossier of financial capacity: written certification of own capital or guarantee of goods-selling enterprises or banks where the trader opens accounts for financial sources to assure the distribution systems normal operation.
3. Order of grant of tobacco product wholesale trade (wholesale agency) licenses
a/ Wholesale traders (wholesale agents) conducting business in two or more provinces shall send dossiers to the Ministry of Industry and Trade;
b/ Wholesale traders (wholesale agents) conducting business in one province shall send dossiers to the Industry and Trade Services of the localities where they are headquartered;
c/ Within 15 days after the receipt of a valid dossier, the licensing agency shall consider and grant tobacco product trading license, made according to a set form, to wholesale traders (wholesale agents). In case of refusal to grant a license, the licensing agency shall reply in writing, clearly stating the reason;
d/ For incomplete or invalid dossiers, the licensing agency shall, within 7 days after the receipt of the dossiers, request in writing their supplementation.
4. Issuance and archive of tobacco product wholesale trade (wholesale agency) licenses
a/ For licenses granted by the Ministry of Industry and Trade: each license shall be issued in a sufficient number of copies: three copies shall be kept at the Ministry and each of the remainder shall be sent to the Market Management Department, provincial-level Industry and Trade Services listed in the license and the Industry and Trade Service of the locality where the trader is headquartered, and the applying trader;
b/ For licenses granted by provincial-level Industry and Trade Services: each license shall be issued in five copies: two copies shall be kept at the licensing Industry and Trade Service, one copy sent to the Market Management Sub-Department under the licensing Industry and Trade Service, one copy to the Ministry of Industry and Trade, and another to the applicant.
C. CONDITIONS ON THE GRANT OF TOBACCO PRODUCT RETAIL TRADE (OR RETAIL AGENCY) LICENSES
1. Conditions on business entities
Being enterprises possessing business registration for sale and purchase of tobacco products.
2. Conditions on business locations
Having a fixed business place with a clear address conformable with die tobacco product trading network planning approved by a competent authority.
3. Conditions on material foundations
Having a separate place for sale of tobacco products.
4. Conditions on organization of the distribution system
Belonging to the distribution system of a tobacco product wholesale trader.
D. COMPETENCE, DOSSIERS AND ORDER FOR THE GRANT OF TOBACCO PRODUCT RETAIL TRADE (RETAIL AGENCY) LICENSES
1. Competence to consider and grant tobacco product retail trade (retail agency) licenses
Licenses shall be granted by Industry and Trade Bureaus of districts where the traders apply for the opening of tobacco product retail shops.
2. A dossier of application for a tobacco product retail trade (retail agency) license
a/ An application for a tobacco product retail trade (retail agency) license, made according to a set form;
b/ A valid copy of the business registration certificate;
c/ A letter of introduction of a tobacco product wholesale trader, clearly stating all business places;
d/ Documents evidencing the lawfulness of the traders tobacco product retail places;
3. Order of grant of tobacco product retail trade (retail agency) licenses
a/ Traders shall send dossiers to the Industry and Trade Bureaus of districts where they apply for the opening of business places;
b/ Within 15 days after the receipt of a valid and complete dossier, the Industry and Trade Bureau shall consider and grant a tobacco product retail trade (or retail agency) license, made according to a set form. In case of refusal, it shall reply in writing, clearly stating the reason;
c/ For incomplete or invalid dossiers, the district-level Industry and Trade Bureau shall, within 7 days after the receipt of the dossier, request in writing their supplementation.
4. Issuance and archive of tobacco product retail trade (retail agency) licenses
A tobacco product retail trade (retail agency) license shall be issued in five copies: two copies shall be kept at the district-level Industry and Trade Bureau, one copy shall be sent to the superior provincial-level Industry and Trade Service, one copy to the Market Management Sub-Department under the superior provincial-level Industry and Trade Service, and another copy to the applicant.
IX.REPORTING
1. State management agencies in charge of industry and trade of various levels shall send biannual and annual reports within 20 days after the end of the reporting period on business results of traders under their licensing competence to their superior-level state management agencies in charge of industry and trade.
2. Tobacco product-supplying enterprises shall send quarterly reports to the Ministry of Industry and Trade on the import and use of specialized tobacco machinery and equipment, tobacco raw materials and cigarette paper imported in the period;
b/ Biannual and annual report within 10 days after the end of the reporting period on their business performance to the Ministry of Industry and Trade ;
c/ In the course of operation, if terminating sale and purchase contracts (or sale and purchase agency contracts) or adjust (expand or narrow) business scope of a trader in their distribution system, they shall report thereon to the Ministry of Industry and Trade and the Industry and Trade Service of the locality where the trader is headquartered in order to carry out procedures for withdrawing or adjusting the traders tobacco product trading license and for adjusting or granting a new license to another trader, when necessary. Reports must be sent promptly right after tobacco product-supplying enterprises terminate or adjust contracts with wholesale traders.
3. Tobacco product wholesale traders shall send biannual and annual reports within 10 days after the end of the reporting period on their business results to the Ministry of Industry and Trade arid the Industry and Trade Services of localities where they conduct business as prescribed in their tobacco product trading licenses (for traders that directly purchase tobacco products from tobacco product-supplying enterprises and sell these products in two or more provinces) or the Industry and Trade Services of the localities where they are headquartered as prescribed in their tobacco product trading licenses (for traders that sell tobacco products in one province).
4. Tobacco product retail traders shall send biannual and annual reports within 10 days after the end of the reporting period on their business results to the licensing district-level Industrv and Trade Bureaus.
X. VALIDITY TERMS; MODIFICATION. RENEWAL OR WITHDRAWAL OF ELIGIBILITY CERTIFICATES AND TOBACCO PRODUCT MANUFACTURING AND TRADING LICENSES AND LICENSING FEES
1. Validity terms
Tobacco raw material trading eligibility certificates, tobacco raw material processing eligibility certificates, tobacco product; manufacturing licenses and tobacco product trading licenses are valid for five (05) years from the date of grant.
2. Modification of tobacco raw material trading eligibility certificates, tobacco raw material processing eligibility certificates, tobacco product manufacturing licenses and tobacco product trading licenses
a/ If there are any changes in the contents or their tobacco raw material trading eligibility certificates, tobacco raw material processing eligibility certificates, tobacco product manufacturing licenses or tobacco product trading licenses, organizations and individuals shall compile and send dossiers to the licensing state management agency in charge of industry and trade.
b/ Such a dossier comprises:
- An application for modification;
- The original (or a valid copy) of the granted certificate or license;
- Documents justifying the need for the modification.
c/ Competence for and order of modification comply with the guidance in this Circular.
3. Renewal
a/ If tobacco raw material trading eligibility certificates, tobacco raw material processing eligibility certificates, tobacco product manufacturing licenses or tobacco product trading licenses are lost, torn, burnt or otherwise destroyed or 30 days before the expiration of the certificates or licenses, the concerned organizations or individuals shall compile and send dossiers to the licensing state management agency in charge of industry and trade;
b/ A dossier of application for renewal of a tobacco raw material trading eligibility certificates, tobacco raw material processing eligibility certificates, tobacco product manufacturing license or tobacco product trading license which is lost, torn, burnt or otherwise destroyed comprises:
- An application for renewal;
- The original or a copy of the granted certificate or license, if any.
c/ Dossier of application for renewal of an expired tobacco raw material trading eligibility certificate, tobacco raw material processing eligibility certificate, tobacco product manufacturing license or tobacco product trading license.
Licensed organizations or individuals shall compile dossiers as guided in this Circular for cases of first-time grant;
d/ Competence for and order of renewal comply with the guidance in this Circular.
4. Withdrawal of tobacco raw material trading eligibility certificates, tobacco raw material processing eligibility certificates, tobacco product manufacturing licenses and tobacco product trading licenses
Organizations and individuals shall have their tobacco raw material trading eligibility certificates, tobacco raw material processing eligibility certificates, tobacco product manufacturing licenses or tobacco product trading licenses withdrawn if they violate regulations on production and business conditions prescribed by law.
5. Licensing fees
Production and business organizations and individuals that are granted tobacco raw material trading eligibility certificates, tobacco raw material processing eligibility certificates, tobacco product manufacturing licenses or tobacco product trading licenses shall pay fees according to the Ministry of Finances regulations.
IX. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. Organization of implementation The Light Industry Department; the Domestic Market Department and the Market Management
Department shall, within the ambit of their functions and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with units under the Ministry of Industry and Trade in:
- Organizing the receipt of dossiers, examining, appraising and submitting to the Ministrys leadership for approval policies on investment in tobacco production and grant of tobacco raw material processing eligibility certificates and tobacco product manufacturing and trading licenses under its competence as prescribed in tiiis Circular;
- Organizing, guiding and examining organizations and individuals in the implementation of the provisions of the Governments Decree No. 119/2007/ND-CP of July 18, 2007, on tobacco production and trade, this Circular and relevant provisions of law on tobacco production and trade.
b/ Provincial-level Industry and Trade Services shall, within the scope of their functions and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in their localities in:
- Organizing the receipt, examination and appraisal of dossiers and grant of tobacco raw material trading eligibility certificates and tobacco product wholesale trade (wholesale agency) licenses under their competence as prescribed in this Circular.
- Organizing, guiding and inspecting district-level Industry and Trade Bureaus in the grant of tobacco product retail trade (retail agency) licenses as prescribed in this Circular;
- Organizing, guiding and inspecting local organizations and individuals in the implementation of the provisions of the Governments Decree No. 119/2007/ND-CP of July 18, 2007, on tobacco production and trade, this Circular and relevant legal provisions on tobacco production and trade
2. Handling of violations
Organizations and individuals that commit acts of violation of this Circular and relevant provisions of law shall, depending on the severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations therefor according to law.
Cadres and civil servants who abuse their positions and powers to act in contravention of this Circular shall, depending on the severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability in accordance with law.
3. Implementation effect
This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO. To annul the Trade Ministrys Circular No. 30/1999/TT-BTM of September 9, 1999, guiding the trading in home-made cigarettes and the Industry and Trade Ministrys Circular No. 001/2007/TT-BTC of August 29, 2007, guiding the implementation of a number of articles of the Governments Decree No. 119/2007/ND-CP of July 18, 2007, on tobacco production and trade.
4. Transitional provisions
Within 90 days after the effective date of this Circular, if organizations and individuals currently manufacturing or trading in tobacco products with or without tobacco raw material trading eligibility certificates, tobacco raw material processing eligibility certificates, tobacco product manufacturing licenses or tobacco product trading licenses under previous legal provisions satisfy all the conditions specified in this Circular and wish to continue their production and business, they shall submit dossiers of application for a tobacco raw material trading eligibility certificate, tobacco raw material processing eligibility certificate, tobacco product manufacturing license or tobacco product trading license. Organizations and individuals may continue their operation pending the state management agencies in charge of industry and trade grant or refuse to grant such a certificate or license.
b/ The tobacco product trading network plannings shall be applied no later than January 1, 2010.
5. The Ministry of Industry and Trade shall elaborate and approve the planning on the tobacco product wholesale trading network nationwide and guide and authorize provincial-level Peoples Committee presidents to elaborate and approve plannings on tobacco product wholesale and retail networks in their respective localities.
6. Provincial-level Peoples Committees shall direct provincial-level Industry and Trade Services in organizing the implementation of this Circular, work out plans on elaboration and finalization of plannings on tobacco product wholesale and retail networks in their respective localities before July 7, 2009. in order to guide traders to implement them; organize the grant of tobacco raw material trading eligibility certificates and tobacco product trading licenses and inspect and handle violations of law in tobacco product trading; report the results of implementation and difficulties and problems to the Ministry of Industry and Trade for supplementation and adjustment.
|
FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE |
APPENDIX
(To the Industry and Trade Ministrys Circular No. 14/2008/TT-BCT of November 25, 2008)
LISTOFSPECIALIZED TOBACCO MACHINERY AND EQUIPMENT
I. CHAIN FOR PROCESSING TOBACCO RAW MATERIALS
A. STAGE OF PROCESSING TOBACCO LEAVES
1. Leaf tip cutter
2. Moisturizing cylinder
3. Leaf fermentation chamber (storing and fermentation silo)
4. Leaf heat-dryer (heat-drying, cooling, softening)
5. Leaf load sorter and compressing system
B. STAGE OF PROCESSING TOBACCO STEMS
1. Cylinder for moisturizing stems for the first time
2. Cylinder for moisturizing stems for the second time
3. Stem-leaf separating system
4. Stem heat-dryer (heat drying, cooling, softening)
5. Stem sorter and cleaner
6. Stem bale weighing and pressing system
II. CHAIN FOR PROCESSING TOBACCO SHREDS
A. LEAF STAGE
1. Vacuum steaming equipment
2. Leaf tip cutter
3. Leaf moisturizing cylinder
4. Raw material feeding cylinder
5. Leaf fermentation chamber (storing and fermentation silo)
6. Metal detector
7. Leaf shredder
8. Shred expansion equipment
9. Leaf heat-dryer (heat-drying, cooling, softening)
10. System of scales
B. STEMMING STAGE
1. Stemming machine
2. Cylinder for moisturizing stems for the first time
3. Stem fermentation chamber (stem storing and fermentation silo)
4. Cylinder for moisturizing stems for the second time
5. Stem mill
6. Stem shredder
7. Stem expansion equipment
8. Stem heat dryer
9. Stem separator
10. Stem fermentation chamber (stem shred fermentation silo)
11. System of scales
C. Shred blending stage
1. Flavor sprayer
2. Shred fermentation chamber (shred fermentation silo)
3. Shred conveying system (aerodynamic or mechanical)
III. CHAINS FOR PROCESSING TOBACCO FLAKES AND OTHER SUBSTITUTES FOR MANUFACTURE OF TOBACCO PRODUCTS
IV. MACHINERY AND EQUIPMENT FOR CIGARETTE MANUFACTURE
A. STAGE OF ROLLING CIGARETTES AND FITTING FILTER TIPS
1. Cigarette rolling machine
2. Filter tip fitting machine
3. Tray feeding machine
B. PACKAGING STAGE
1. Pack packaging machine
2. Pack cellophane wrapping machine
3. Carton packaging machine
4. Carton cellophane wrapping machine
5. Carton boxing machine.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây