Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL về thi hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

thuộc tính Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL

Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2009/TT-BVHTTDL
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hoàng Tuấn Anh
Ngày ban hành:16/12/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

Số: 04/2009/TT-BVHTTDL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2009

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TẠI QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HOÁ CÔNG CỘNG BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 103/2009/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ.

nhayCác quy định về tổ chức lễ hội tại Thông tư này bị hết hiệu lực thi hành theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2015.nhay
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định chi tiết thi hành những nội dung sau đây của Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP:
a) Quy định chung;
b) Quy định về lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc sân khấu;
c) Quy định về tổ chức lễ hội;
d) Quy định về hoạt động vũ trường;
đ) Quy định về hoạt động karaoke;
e) Quy định về hoạt động trò chơi điện tử;
g) Quy định về biểu diễn nghệ thuật quần chúng.
2. Các hoạt động sau đây thực hiện theo văn bản của Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ) và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết riêng đối với từng lĩnh vực:
a) Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp;
b) Thi hoa hậu, hoa khôi, người đẹp;
c) Trình diễn thời trang, người mẫu;
d) Triển lãm văn hóa nghệ thuật;
đ) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng;
e) Sáng tác và triển lãm tranh cổ động;
g) Sáng tác điêu khắc;
h) Nhiếp ảnh;
i) Dạy nhạc, dạy khiêu vũ ngoài các cơ sở đào tạo công lập;
k) Một số hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa khác.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP (sau đây gọi là Quy chế) được hiểu như sau:
1. Các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và các hình thức vui chơi giải trí khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quy chế
a) Các dịch vụ văn hoá khác gồm: Thu âm (phòng thu nhạc và lời); ghi hình (quay camera); vẽ truyền thần, vẽ tranh, sao chép tranh; làm tượng; sản xuất hàng mã; dạy khiêu vũ, dạy nhạc.
b) Các hình thức vui chơi giải trí khác gồm: Các trò chơi dân gian; biểu diễn nghệ thuật quần chúng và các hình thức vui chơi giải trí có nội dung văn hoá.
c) Các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và các hình thức vui chơi giải trí khác chưa được qui định tại các điểm a và b khoản này.
2. Các lễ hội quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy chế
a) Lễ hội dân gian là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức xã hội.
b) Lễ hội lịch sử, cách mạng là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh những danh nhân, sự kiện lịch sử, cách mạng.
c) Lễ hội văn hoá, thể thao, du lịch là lễ hội được tổ chức để quảng bá về văn hoá, thể thao, du lịch bao gồm các Festival, liên hoan văn hoá, thể thao, du lịch, tuần văn hoá, thể thao, du lịch, tuần văn hoá - du lịch, tháng văn hoá - du lịch, năm văn hoá - du lịch.
d) Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam là lễ hội do tổ chức của Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tổ chức nhằm giới thiệu giá trị văn hoá tốt đẹp của nước ngoài với công chúng Việt Nam.
3. Khiêu vũ quy định tại các Điều 24 và 27 Quy chế là môn nghệ thuật được thể hiện bằng những điệu nhảy, có sự phối hợp các động tác của tay, chân và cơ thể theo nhịp điệu âm nhạc được thực hiện bởi những đôi nam, nữ hoặc tập thể nam, nữ nhằm mục đích giải trí, giao lưu tình cảm, thẩm mỹ.
4. Cơ quan hành chính nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 24 và khoản 4 Điều 30 Quy chế bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, doanh trại Công an, Quân đội; các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán các nước.
5. Trường học quy định tại khoản 1 Điều 24 và khoản 4 Điều 30 Quy chế bao gồm các trường mẫu giáo, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 3. Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
1. Các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá có nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động trong đó có hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động miêu tả cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam, không nhằm tố cáo tội ác, không nhằm đề cao chính nghĩa, bao gồm:
a) Mô tả cảnh đầu rơi, máu chảy, cắt, chặt bộ phận cơ thể con người;
b) Mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo;
c) Mô tả cảnh rùng rợn, kinh dị, quằn quại, đau đớn của con người;
d) Mô tả cảnh thoả mãn, khoái trá của kẻ gây tội ác;
đ) Mô tả các hành động tội ác khác.
2. Các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung thể hiện lối sống dâm ô đồi truỵ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khêu gợi, kích thích dâm ô, truỵ lạc, vô luân, loạn luân trái với truyền thống đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, bao gồm:
a) Mô tả bộ phận sinh dục, hành động tình dục giữa người với người, giữa người với súc vật, hành động thủ dâm dưới mọi hình thức;
b) Mô tả khoả thân, hoặc không khoả thân nhưng kích thích tình dục;
c) Mô tả nhu cầu tình dục.
3. Trường hợp trên các sản phẩm văn hoá, trong các hoạt động văn hoá có những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này để làm rõ tính cách nhân vật phải phù hợp với chủ đề của tác phẩm hoặc hoạt động cụ thể.
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép lưu hành và cấp nhãn kiểm soát băng, đĩa ca nhạc, sân khấu
1. Băng, đĩa ca nhạc, sân khấu lưu hành rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế là băng, đĩa lưu hành với số lượng từ 50 bản trở lên.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép lưu hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Quy chế phải nộp lưu chiểu 02 bản băng, đĩa có nội dung được cấp giấy phép lưu hành ngay khi nhận giấy phép.
3. Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) cấp giấy phép lưu hành, cấp nhãn kiểm soát băng, đĩa ca nhạc, sân khấu quy định tại điểm a khoản 2, khoản 4 Điều 5 Quy chế và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
4. Nguồn gốc băng, đĩa ca nhạc, sân khấu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Quy chế cần ghi rõ là đầu tư sản xuất, mua lại của chủ sở hữu trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.
5. Sau khi hết thời hạn lưu chiểu băng, đĩa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Quy chế, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức thanh lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức thanh lý và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bổ sung
Điều 5. Biểu diễn nghệ thuật quần chúng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng (sau đây gọi là người tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng) không phải xin cấp giấy phép biểu diễn nhưng phải tuân theo các quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 9, các điểm a, c và e khoản 2 Điều 10 Quy chế và các quy định cụ thể sau:
a) Biểu diễn nghệ thuật quần chúng trong khu dân cư, trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhằm mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị hoặc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ ở cơ sở do người tổ chức biểu diễn chịu trách nhiệm;
b) Khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng ngoài phạm vi nội bộ cơ quan, tổ chức thì người tổ chức biểu diễn phải có văn bản thông báo với Phòng Văn hoá và Thông tin nơi biểu diễn ít nhất 07 ngày trước ngày biểu diễn. Nội dung thông báo ghi rõ: Mục đích, phạm vi, nội dung chương trình, thời gian, địa điểm biểu diễn;
c) Cơ quan, tổ chức Việt Nam khi phối hợp với cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng phải có văn bản thông báo với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi biểu diễn ít nhất 10 ngày trước ngày biểu diễn. Nội dung thông báo như quy định tại điểm b khoản này;
d) Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng ngoài phạm vi nội bộ phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có chức năng hoạt động văn hoá - nghệ thuật của Việt Nam và cơ quan, tổ chức Việt Nam phối hợp tổ chức phải có văn bản thông báo với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi biểu diễn như quy định tại điểm c khoản này.
2. Liên hoan nghệ thuật quần chúng
a) Liên hoan nghệ thuật quần chúng có sự tham gia của các ngành, giới theo các cấp hành chính ở địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định và thành lập Ban tổ chức;
b) Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực (có sự tham gia của nhiều tỉnh) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đăng cai quyết định và thành lập Ban tổ chức;
c) Liên hoan nghệ thuật quần chúng toàn quốc do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập Ban tổ chức;
 d) Liên hoan nghệ thuật quần chúng trong các ngành, đoàn thể theo các cấp hành chính do người đứng đầu ngành, đoàn thể cấp hành chính đó quyết định và thành lập Ban tổ chức. Quyết định thành lập Ban tổ chức và kế hoạch tổ chức phải gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch cùng cấp ít nhất là 15 ngày trước khi diễn ra cuộc liên hoan.
đ) Liên hoan nghệ thuật quần chúng có mời đoàn nghệ thuật quần chúng nước ngoài tham gia, đơn vị chủ trì tổ chức phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch cùng cấp. Nội dung thông báo ghi rõ: Đối tác mời, mục đích, phạm vi, chương trình, thời gian, địa điểm biểu diễn. Trường hợp không xác định rõ cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch cùng cấp thì gửi văn bản thông báo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức liên hoan.
3. Tổ chức, hoạt động của đoàn nghệ thuật quần chúng
a) Đoàn nghệ thuật quần chúng thành lập theo các quy định của pháp luật;
b) Đoàn nghệ thuật quần chúng đi biểu diễn ở địa phương khác phải có văn bản thông báo cho Phòng Văn hoá và Thông tin nơi đoàn đến biểu diễn ít nhất 10 ngày trước ngày biểu diễn. Nội dung thông báo ghi rõ: Nội dung chương trình, thời gian, địa điểm biểu diễn; biểu diễn giao lưu hay bán vé; người chịu trách nhiệm tổ chức và kèm theo bản sao giấy phép công diễn đối với trường hợp bán vé quy định tại điểm c khoản này;
c) Đoàn nghệ thuật quần chúng biểu diễn có bán vé thu tiền xem biểu diễn phải được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi biểu diễn duyệt nội dung và cấp giấy phép như quy định đối với biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
Điều 6. Thủ tục đăng ký tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát
Cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát tổ chức cho đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn tại cơ sở của mình, không bán vé thu tiền xem biểu diễn quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế thực hiện thủ tục đăng ký với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch sở tại như sau:
1. Ít nhất 10 ngày trước ngày tổ chức biểu diễn, người tổ chức biểu diễn phải gửi văn bản đăng ký đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
2. Văn bản đăng ký phải ghi rõ: Tên chương trình, vở diễn; nội dung chương trình, vở diễn; danh sách tác giả, đạo diễn, biên đạo, nhạc sĩ, hoạ sĩ, diễn viên; thời gian, địa điểm biểu diễn (mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp nhận bản đăng ký biểu diễn phải ghi vào sổ và cấp cho người đăng ký Giấy tiếp nhận đăng ký biểu diễn (mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
Bổ sung
Điều 7. Quy định về báo cáo bằng văn bản khi tổ chức lễ hội
Việc báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các lễ hội khi tổ chức không phải xin phép quy định tại Điều 19 Quy chế được thực hiện như sau:
1. Trước ngày tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày, cơ quan tổ chức lễ hội gửi văn bản báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền:
a) Gửi đến Phòng Văn hoá và Thông tin đối với lễ hội do cấp xã tổ chức;
b) Gửi đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đối với lễ hội do cấp huyện tổ chức;
2. Nội dung báo báo ghi rõ: Thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình, kịch bản lễ hội (nếu có); quyết định thành lập và danh sách Ban Tổ chức lễ hội.
3. Cơ quan có thẩm quyền về văn hoá, thể thao và du lịch sau khi nhận được văn bản báo cáo có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện.
Điều 8. Nếp sống văn minh trong lễ hội
Người đến dự lễ hội phải thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội quy định tại Điều 21 Quy chế như sau:
1. Thực hiện đúng các quy định của Ban tổ chức đối với người đến dự lễ hội;
2. Ăn mặc đảm bảo thuần phong mỹ tục dân tộc;
3. Không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức;
4. Không gây mất trật tự, an ninh; không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng;
5. Giữ gìn vệ sinh môi trường lễ hội và thực hiện đúng những quy định của Ban Tổ chức lễ hội và Ban Quản lý di tích đối với những nơi có di tích.
Điều 9. Viết, đặt biển hiệu
Tên cơ quan chủ quản trực tiếp viết trên biển hiệu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Quy chế là cơ quan cấp trên trực tiếp quyết định về tổ chức, nhân sự, ngân sách hoặc giải quyết các chế độ, chính sách cho cơ quan, tổ chức viết, đặt biển hiệu, như Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ quản trực tiếp của Báo Văn hoá; Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan chủ quản trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ quản trực tiếp của Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Tổng công ty X là cơ quan chủ quản trực tiếp của Công ty Y.
Cơ quan quản lý nhà nước không phải là cơ quan chủ quản trực tiếp của văn phòng luật sư, của doanh nghiệp tư nhân hoặc một số loại hình công ty khác.
Điều 10. Điều kiện kinh doanh và hoạt động kinh doanh vũ trường
1. Nhà văn hoá, trung tâm văn hoá đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vũ trường phải là pháp nhân theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005.
2. Khoảng cách từ 200 m trở lên quy định tại khoản 1 Điều 24 Quy chế đo theo đường giao thông từ cửa phòng khiêu vũ đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau.
3. Người điều hành trực tiếp tại phòng khiêu vũ phải có trình độ trung cấp chuyên ngành văn hóa - nghệ thuật trở lên quy định tại khoản 2 Điều 24 Quy chế bao gồm các ngành nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, điện ảnh, văn hóa quần chúng, quản lý văn hóa.
4. Âm thanh vang ra ngoài phòng khiêu vũ không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép quy định tại khoản 3 Điều 27 Quy chế được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng khiêu vũ.
Điều 11. Phạm vi kinh doanh vũ trường
Phạm vi kinh doanh vũ trường quy định tại Điều 26 Quy chế được hiểu là chỉ được kinh doanh tại các cơ sở có đủ điều kiện quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 25 Quy chế. Tổ chức, cá nhân tổ chức cho khách khiêu vũ hoặc để cho khách khiêu vũ nhằm mục đích kinh doanh ngoài các cơ sở đó đều bị coi là vi phạm quy định tại Điều 26 Quy chế.
Điều 12. Điều kiện kinh doanh và hoạt động kinh doanh karaoke
1. Cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh karaoke không phải xin giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005 nhưng phải có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 30 Quy chế;
2. Cửa phòng karaoke quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy chế phải là cửa kính không màu; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa.
3. Khoảng cách từ 200 m trở lên quy định tại khoản 4 Điều 30 Quy chế áp dụng như quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
4. Địa điểm kinh doanh karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế được thực hiện như sau:
a) Hộ liền kề là hộ có tường nhà ở liền kề với tường phòng hát karaoke hoặc đất liền kề mà tường nhà ở cách tường phòng hát karaoke dưới 5m;
b) Hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau.
Trường hợp người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước, hộ liền kề xây dựng nhà ở sau hoặc được quyền đến ở sau khi người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh thì hộ liền kề không có quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế;
c) Văn bản đồng ý của hộ liền kề phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại, do người xin Giấy phép kinh doanh nộp trong hồ sơ xin cấp giấy phép và có giá trị trong suốt thời hạn người kinh doanh được quyền kinh doanh quy định trong giấy phép;
d) Trường hợp hộ liền kề không có văn bản đồng ý nhưng cũng không phản đối thì được coi là không có ý kiến và phải có văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến. Văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến được hiểu là hộ liền kề không sử dụng quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế.
5. Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều 32 Quy chế được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke.
6. Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng.
7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình quy định tại khoản 2 Điều 33 Quy chế, phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke quy định tại Điều 30 và phải được cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Quy chế.
Điều 13. Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vũ trường, karaoke
Hồ sơ và thủ tục xin cấp giáy phép kinh doanh vũ trường, karaoke quy định tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 31 Quy chế thực hiện như sau:
1. Người xin cấp giấy phép kinh doanh vũ trường nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp giấy phép kinh doanh cấp huyện theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Hồ sơ xin phép gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (mẫu số 3 và mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;
c) Hợp đồng giữa người xin giấy phép kinh doanh với người điều hành hoạt động trực tiếp tại phòng khiêu vũ, kèm theo bản sao có giá trị pháp lý văn bằng của người điều hành (đối với kinh doanh vũ trường);
d) Văn bản đồng ý của các hộ liền kề hoặc văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến (đối với kinh doanh karaoke).
3. Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế của người xin giấy phép kinh doanh và đối chiếu với quy hoạch để cấp giấy phép (mẫu số 4 và mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này).
Bổ sung
Điều 14. Điều kiện kinh doanh và hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử
1. Hoạt động trò chơi điện tử quy định tại Quy chế bao gồm cả trò chơi trực tuyến (online games) và trò chơi sử dụng các máy không kết nối với mạng Internet; không bao gồm trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
2. Khoảng cách từ 200m trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Quy chế tính từ cửa hàng trò chơi điện tử đến cổng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2. Bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Quyết định số 165/VH-QĐ ngày 18 tháng 8 năm 1987 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá ban hành Quy chế Hội diễn nghệ thuật quần chúng;
b) Thông tư số 05/TT-PC ngày 08 tháng 01 năm 1996 hướng dẫn thực hiện Quy chế “Lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu” ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ;
c) Thông tư số 35/2002/TT-BVHTT ngày 20 tháng 12 năm 2002 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn bổ sung một số quy định về hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng tại Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ;
d) Thông tư số 69/2006/TT-BVHTT ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ.
3. Các quy định do Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành trước đây không thuộc các văn bản quy định tại khoản 2 Điều này có nội dung trái với các quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phản ánh kịp thời về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để xem xét, bổ sung, sửa đổi./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, PC, AT (200).

BỘ TRƯỞNG




Hoàng Tuấn Anh

nhayKhoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL. Do đó Mẫu số 1 không còn hiệu lực và bị thay thế bởi Mẫu 1 mới ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDLnhay

MẪU SỐ 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

…….., ngày … tháng … năm …………

GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC CHO ĐOÀN NGHỆ THUẬT,
NGHỆ SĨ NƯỚC NGOÀI BIỂU DIỄN

Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ……………..

1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký tổ chức biểu diễn nghệ thuật (viết chữ in hoa): ............................

..................................................................................................................................................

- Địa chỉ: ....................................................................................................................................

- Điện thoại: ...............................................................................................................................

- Giấy CMND (đối với cá nhân): Số …………… ngày cấp …./…./….. nơi cấp .................................

2. Người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức):

- Họ và tên (viết chữ in hoa): .......................................................................................................

- Năm sinh: ................................................................................................................................

- Chức danh: .............................................................................................................................

- Giấy CMND: Số ………………… ngày cấp ……/……./………… nơi cấp ......................................

3. Nội dung đăng ký tổ chức biểu diễn nghệ thuật:

- Tên chương trình, vở diễn: .......................................................................................................

- Nội dung chương trình, vở diễn: ................................................................................................

- Người biểu diễn (ghi rõ tên và quốc tịch của đoàn nghệ thuật và của từng người)*: .....................

- Thời gian biểu diễn: ..................................................................................................................

- Địa điểm biểu diễn: ..................................................................................................................

4. Cam kết:

- Thực hiện đúng các quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

 

Ghi chú:

(*): Trường hợp đoàn nghệ thuật có nhiều người thì có thể lập danh sách kèm theo.

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
TỔ CHỨC BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

(Ký tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ họ, tên chức vụ người ký)





 

nhayĐiều 6 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL. Do đó Mẫu số 2 không còn hiệu lực và bị thay thế bởi Mẫu 2 mới ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDLnhay

MẪU SỐ 2

UBND (THÀNH PHỐ) ……….
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

Số: ……./SVHTTDL-
(viết tắt tên phòng quản lý)

…….., ngày … tháng … năm …………

 

GIẤY TIẾP NHẬN ĐĂNG KÝ
 TỔ CHỨC CHO ĐOÀN NGHỆ THUẬT, NGHỆ SĨ
NƯỚC NGOÀI BIỂU DIỄN

Căn cứ Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL, ngày 16 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ;

Căn cứ Giấy đăng ký tổ chức cho đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn ngày … tháng … năm ……. của (*) ..................................................................................................................................................

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh (thành phố) ……………….. cấp Giấy tiếp nhận đăng ký tổ chức cho đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn nghệ thuật với các nội dung sau:

1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký (viết chữ in hoa): .......................................................................

- Địa chỉ: ....................................................................................................................................

- Điện thoại: ...............................................................................................................................

- Họ và tên người đại diện: .........................................................................................................

- Năm sinh: ................................................................................................................................

- Chức danh: .............................................................................................................................

- Giấy CMND: Số ……………… ngày cấp …./…./……… nơi cấp ..................................................

2. Nội dung đăng ký tổ chức biểu diễn:

- Tên chương trình, vở diễn: .......................................................................................................

- Nội dung chương trình, vở diễn: ................................................................................................

- Người biểu diễn: ......................................................................................................................

- Thời gian biểu diễn: ..................................................................................................................

- Địa điểm biểu diễn: ..................................................................................................................

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký tổ chức cho đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn …….. (ghi tên cụ thể) có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định có liên quan tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và Thông tư số 14/2009/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi hành Nghị định.

 

Ghi chú:

(*): Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)






 

nhayKhoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL. Do đó Mẫu số 3 và Mẫu số 5 không còn hiệu lực và bị thay thế bởi Mẫu 3 mới ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDLnhay

MẪU SỐ 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VŨ TRƯỜNG

Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch …………….

1. Tên cơ quan, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (viết bằng chữ in hoa): ...............

..................................................................................................................................................

- Địa chỉ: ....................................................................................................................................

- Điện thoại: ...............................................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……….. ngày cấp ……….. nơi cấp ...............................

................................................................................................................. (đối với doanh nghiệp)

- Số, ngày tháng năm quyết định thành lập (đối với nhà văn hóa, trung tâm văn hóa là đơn vị sự nghiệp)  

2. Người đại diện theo pháp luật:

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ..............................................................................................

- Năm sinh: ................................................................................................................................

- Chức danh: .............................................................................................................................

- Giấy CMND: Số ………… ngày cấp …../…../……… nơi cấp .......................................................

3. Người điều hành hoạt động trực tiếp tại phòng khiêu vũ:

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ..............................................................................................

- Năm sinh: ................................................................................................................................

- Giấy CMND: Số ………… ngày cấp …../…../……… nơi cấp .......................................................

- Trình độ chuyên ngành văn hóa - nghệ thuật: ............................................................................

4. Nội dung đề nghị cấp giấy phép:

- Địa chỉ kinh doanh: ...................................................................................................................

- Tên, biển hiệu của vũ trường (nếu có): ......................................................................................

- Số lượng phòng khiêu vũ: .........................................................................................................

- Diện tích cụ thể của từng phòng khiêu vũ: .................................................................................

5. Cam kết:

- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khi hoạt động kinh doanh;

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin giấy phép kinh doanh.

 

Tài liệu kèm theo

- Bản sao có giá trị pháp lý Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao có giá trị pháp lý văn bằng của người điều hành;

- ……………………….

- ……………………….

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ, tên chức vụ người ký)

nhayKhoản 3 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL. Do vậy Mẫu số 4 và Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này cũng không còn hiệu lựcnhay

MẪU SỐ 4

 

NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHẢI THỰC HIỆN

 

1. Phòng khiêu vũ phải có diện tích từ 80m2 trở lên

2. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự, cách âm, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường theo quy định.

3. Người điều hành hoạt động trực tiếp tại phòng khiêu vũ phải có trình độ trung cấp chuyên ngành văn hóa – nghệ thuật trở lên.

4. Bảo đảm âm thanh vang ra ngoài phòng khiêu vũ không vượt quá quy định của Nhà nước và tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép. Ánh sáng trong phòng khiêu vũ trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

5. Có nội quy hoạt động được niêm yết công khai ở vũ trường để mọi người dễ nhận biết và thực hiện.

6. Chỉ sử dụng những bài hát, tác phẩm âm nhạc được phép lưu hành để khiêu vũ; người khiêu vũ phải mặc trang phục lịch sự.

7. Khi phát hiện người say rượu, bia, người sử dụng các chất ma túy và các chất kích thích bị cấm sử dụng phải yêu cầu người đó ra khỏi vũ trường;

8. Không cho người dưới 18 tuổi làm việc hoặc vào khiêu vũ tại vũ trường;

9. Nếu sử dụng nhân viên phục vụ phải có hợp đồng lao động và quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.

10. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ khách sạn từ 4 sao trở lên được hoạt động không quá 2 giờ sáng.

11. Nghiêm cấm các hành vi nhảy múa thoát y hoặc các hành vi khác có tính chất khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, mua, bán hoặc sử dụng ma túy tại vũ trường.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ …
-----------------------

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 

 

 

 

 

GIẤY PHÉP

KINH DOANH VŨ TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 20 ….

 

 
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

 

GIẤY PHÉP
KINH DOANH VŨ TRƯỜNG

 

GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỈNH, THÀNH PHỐ ………

CẤP GIẤY PHÉP CHO:

- Tên tổ chức được cấp phép (viết chữ in hoa): ............................................

....................................................................................................................

- Địa chỉ: ......................................................................................................

....................................................................................................................

- Họ và tên người đại diện: ...........................................................................

- Năm sinh: ……………/………………/............................................................

- Chức vụ: ...................................................................................................

- Địa chỉ kinh doanh: .....................................................................................

- Số lượng phòng khiêu vũ: ...........................................................................

- Tên, biển hiệu kinh doanh: ..........................................................................

(Những nội dung cần thiết khác …………………………………………..........…)

- Giấy phép này có giá trị đến hết ngày …… tháng … năm ……………............

Số giấy phép …………………………………………………………………...........

…………., ngày … tháng … năm ……………
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

GIA HẠN LẦN 1

 

Từ ngày ……………. tháng ……….. năm ………………..

đến ngày …………… tháng ……….. năm ……………….

 

Số gia hạn: ……………………

……………, ngày ………. tháng ……. năm …………
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

GIA HẠN LẦN 2

 

Từ ngày ……………. tháng ……….. năm ………………..

đến ngày …………… tháng ……….. năm ……………….

 

Số gia hạn: ……………………

……………, ngày ………. tháng ……. năm …………
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

MẪU SỐ 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

…….., ngày … tháng … năm …………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH KARAOKE

Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ……………..

(hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp)

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép (viết bằng chữ in hoa): ..........................................

..................................................................................................................................................

- Địa chỉ: ....................................................................................................................................

- Điện thoại: ...............................................................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số: …….. ngày cấp …./…./….. nơi cấp ............................

2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép:

- Địa chỉ kinh doanh: ...................................................................................................................

- Tên nhà hàng karaoke (nếu có) ................................................................................................

- Số lượng phòng karaoke ..........................................................................................................

- Diện tích cụ thể từng phòng: .....................................................................................................

- Những hộ liền kề theo quy định gồm: ........................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

3. Cam kết:

- Thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khi hoạt động kinh doanh;

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin giấy phép kinh doanh.

 

Tài liệu kèm theo

- Bản sao có giá trị pháp lý Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Văn bản đồng ý của các hộ liền kề

- ……………………….

- ……………………….

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP KINH DOANH

(Ký tên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và
ghi rõ họ, tên chức vụ người ký)

MẪU SỐ 6

 

NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHẢI THỰC HIỆN

 

1. Phòng karaoke có diện tích từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ.

2. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng.

3. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự, cách âm, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường theo quy định.

4. Bảo đảm âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn quá tối đa cho phép (trừ các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung). Ánh sáng trong phòng karaoke trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

5. Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke.

7. Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định.

8. Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.

9. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ khách sạn từ 4 sao trở lên được hoạt động không quá 2 giờ sáng.

10. Nghiêm cấm các hành vi khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, mua, bán hoặc sử dụng ma túy tại phòng karaoke.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ …

(hoặc Ủy ban nhân dân huyện, quận …. được phân cấp)

 

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

(hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp)

 

 

 

 

GIẤY PHÉP

KINH DOANH KARAOKE

 

 

 

 

 

 

 

Năm 20 ….

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

 

GIẤY PHÉP
KINH DOANH KARAOKE

 

GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỈNH, THÀNH PHỐ …………

(hoặc thủ trưởng cơ quan cấp huyện được phân cấp)

CẤP GIẤY PHÉP CHO:

- Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép (viết chữ in hoa):.........................

....................................................................................................................

- Năm sinh: ………./………./…………… (đối với cá nhân)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ....................................................

- Địa chỉ kinh doanh:.....................................................................................

- Tên, biển hiệu kinh doanh:...........................................................................

- Số lượng ……………………….. phòng

(Những nội dung cần thiết khác ..............…………………………………………)

- Giấy phép này có giá trị đến hết ngày ……… tháng …… năm ……

Số giấy phép................................................................................................

……….., ngày ……. tháng ……. năm ………..
GIÁM ĐỐC
(hoặc thủ trưởng cơ quan cấp huyện được phân cấp)
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Số TT

Vị trí, kích thước phòng

Diện tích
(m2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIA HẠN

 

Từ ngày ……… tháng ………. năm ………………

đến ngày …….. tháng ………. năm ……………….

 

Số GIA HẠN: ………………….

……………., ngày … tháng … năm ……….
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF CULTURE. SPORTS AND TOURISM
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 04/2009/TT-BVHTTDL
Hanoi, December 16, 2009
 
CIRCULAR
DETAILING THE REGULATION ON CULTURAL ACTIVITIES AND COMMERCIAL PROVISION OF PUBLIC CULTURAL SERVICES PROMULGATED TOGETHER WITH THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 103/2009/ND-CP OF NOVEMBER 6, 2009
THE MINISTRY OF CULTURE. SPORTS AND TOURISM
Pursuant to the Government's Decree No. 185/2007/ND-CP of December 25, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Culture, Sports and Tourism;
Pursuant to the Government's Decree No. 103/2009/ND-CP of November 6, 2009, promulgating the Regulation on cultural activities and commercial provision of public cultural services;
The Ministry of Culture, Sports and Tourism details a number of provisions of the Regulation on cultural activities and commercial provision of public cultural services promulgated together with the Government's Decree No. 103/2009/ND-CP of November 6, 2009.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
1. This Circular details the following contents of the Regulation on cultural activities and commercial provision of public cultural services promulgated together with Decree No. 103/2009/ND-CP:
a/ General provisions;
b/ Provisions on circulation of and dealing in music and theatrical tapes and discs;
c/ Provisions on organization of festivities;
d/ Provisions on dance hall activities;
e/ Provisions on karaoke activities;
f/ Provisions on video games:
g/ Provisions on mass art performance.
2. The following activities comply with separate detailing documents on each field promulgated by the (former) Ministry of Culture and Information and the Ministry of Culture, Sports and Tourism:
a/ Professional art performance;
b/ Beauty contests;
c/ Fashion and model shows;
d/ Culture and art exhibitions;
e/ Building of monuments and mural painting:
f/ Creation and exhibition of propaganda posters;
g/ Sculpture;
h/ Photography;
i/ Music and dancing teaching outside public training institutions:
j/ Some other cultural activities and commercial provision of other cultural services.
Article 2. Interpretation of terms
A number of terms used the Regulation on cultural activities and commercial provision of public cultural services promulgated together with Decree No. 103/2009/ND-CP (below referred to as the Regulation) are construed as follows:
1. Other cultural activities, cultural services and forms of recreation and entertainment under Point a. Clause 1. Article 2 of the Regulation
a/ Other cultural services include sound recording (music and word recording studios); image recording (with a camera); portraying, painting, picture copying; sculpture; production of votive papers; dancing and music teaching.
b/ Other forms of recreation and entertainment include folk games, mass art performance and forms of cultural recreation and entertainment.
c/ Cultural activities, cultural services and forms of entertainment and recreation other than those specified at Points a and b of this Clause.
2. Festivities under Clause 1, Article 17 of the Regulation
a/ Traditional festivities are those held in honor of people with contributions to the country and community; or in worship of gods, saints and traditional symbols, and other folk belief activities representing historical, cultural and social ethic values.
b/ Historical and revolutionary festivities are those held in honor of historical and revolutionary personalities and events.
c/ Cultural, sport and tourist festivities are those held to promote culture, sports and tourism, including cultural, sport and tourist festivals, culture, sports and tourism weeks, and culture and tourism weeks, months and years.
d/ Festivities of foreign origin organized in Vietnam are those held by Vietnamese or foreign organizations lawfully operating in Vietnam to introduce foreign cultural values to the Vietnamese public.
3. Dancing under Articles 24 and 27 of the Regulation is an art which is demonstrated through dances with combined movements of hands, legs and body in musical rhythms performed by a couple or group of men and women for recreational, emotional or aesthetic purposes.
4. Administrative state agencies under Clause 1, Article 24, and Clause 4, Article 30, of the Regulation include state management agencies, political organizations and socio-political organizations at all levels, barracks of the police and army; international organizations, and foreign embassies and consulates.
5. Schools under Clause 1, Article 24, and Clause 4, Article 30. of the Regulation include kindergartens, preschools, and primary, lower secondary and upper secondary schools in the national education system.
Article 3. Prohibitions on cultural activities and commercial provision of public cultural services
1. Cultural activities and commercial provision of public cultural services inciting violence and propagandizing criminal acts under Point b. Clause 1. Article 3 of the Regulation are those which contain images, words, sounds and acts demonstrating savage and cruel beating, torturing and murder and other acts offending human dignity and contrary to Vietnamese people's traditional love for peace and humanity not for the purposes of denouncing crimes and promoting justice, including:
a/ Blood and flesh fly, cutting of human body;
b/ Cruel stabbing, punching or beating;
c/ Awful or horrible scenes or writhing or pains of humans;
d/ Satisfaction and delight of criminals;
e/ Other criminal acts.
2. Cultural activities and public cultural services demonstrating depraved lifestyles under Point b, Clause 1, Article 3 of the Regulation are those containing sexy, obscene, debauched, immoral or incestuous images, words, sounds and acts contrary to Vietnamese people's ethic tradition and fine customs and practices, including:
a/ Describing sex organs, sexual acts between humans or between human and animals, or onanism in any form;
b/ Describing nudity or sexy sights without nudity;
c/ Describing sex desire.
3. When a cultural product or activity contains the contents specified in Clause 2 of this Article in order to clearly demonstrate characteristics of characters, such contents must be relevant to the theme of the work or specific activity.
4. Cultural activities and services with superstitious contents under Point b. Clause 1, Article 3 of the Regulation are those with contents of unnaturally bewitching others to adversely affect their consciousness, including making offerings to expel evil spirits, treating diseases through incantation, going into trances to make orders, telling fortune, resorting to sortilege, shaking divinatory wands, spreading prophesies, reciting incantation, exorcizing amulets to harm others for self-interest, burning
votive papers in public places and other forms of superstition.
Chapter II
SPECIFIC PROVISIONS
Article 4. Competence and procedures to grant circulation permits and control labels for music and theatrical tapes and discs
1. Widely circulated music and theatrical tapes and discs under Clause 1, Article 5 of the Regulation are those being circulated in 50 copies or more.
2. Organizations and individuals licensed to circulate music and theatrical tapes and discs under Point c. Clause 2. Article 5 of the Regulation shall deposit two licensed tapes or discs right after receiving permits.
3. The director of the Performing Art Department (the Ministry of Culture. Sports and Tourism) shall grant circulation permits and control labels for music and theatrical tapes and discs specified at Point a. Clause 2, and Clause 4, Article 5 of the Regulation and take responsibility before the Minister of Culture, Sports and Tourism.
4. The origin of music and theatrical tapes and discs under Point a, Clause 3, Article 5 of the Regulation must be clearly indicated as manufactured by or purchased from domestic owners or as imports.
5. Past the time limit for preservation of deposited music and theatrical tapes and discs under Point c. Clause 2, Article 5 of the Regulation, the director of the Performing Art Department and directors of provincial-level Culture, Sports and Tourism Departments shall dispose of these tapes and discs and report such to the Minister of Culture. Sports and Tourism, and chairpersons of provincial-level People's Committees respectively.
Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 04/2009/TT-BVHTTDL DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất