Quyết định 708/QĐ-BCT 2019 Kế hoạch cải thiện chỉ số hiệu quả logistic
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 708/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 708/QĐ-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 26/03/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là một trong những điểm nổi bật trong Quyết định 708/QĐ-BCT ngày 26/03/2019 của Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics của Việt Nam.
Theo đó, Bộ Công Thương đưa ra 07 nhóm nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện như sau: nâng cấp hạ tầng; cải thiện khả năng giao hàng; nnâng cao năng lực và chất Iượng cung cấp dịch vụ logistics; ứng dụng công nghệ, rút ngắn thời gian và giảm chi phí…
Trong đó, nhóm nhiệm vụ về rút ngắn thời gian và giảm chi phí có vai trò quan trọng, bao gồm các nhiệm vụ:
- Rà soát, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, điều kiện kinh doanh bất hợp lý;
- Áp dụng 100% thanh toán trực tuyến trong thu phí kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực công thương, nông nghiệp, y tế.
- Chuyển toàn bộ việc thu phí cầu đường bộ sang thanh toán tự động, trực tuyến qua ngân hàng...
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Văn bản này đề cập đến Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội
Xem chi tiết Quyết định708/QĐ-BCT tại đây
tải Quyết định 708/QĐ-BCT
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 708/QĐ-BCT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CẢI THIỆN CHỈ SỐ HIỆU QUẢ LOGISTICS CỦA VIỆT NAM
----------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;
Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1846/VPCP-KSTT ngày 06 tháng 3 năm 2019 về việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối theo dõi việc cải thiện chỉ số LPI;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics của Việt Nam với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
Nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng Chỉ số hiệu quả Logistics (gọi tắt là LPI) do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố từ nay đến năm 2025 lên 5 - 10 bậc, đóng góp tích cực vào cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ logistics của Việt Nam, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo,... góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội.
II. CÁC NHIỆM VỤ
1. Nhóm nhiệm vụ về nâng cấp hạ tầng
- Đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng logistics: tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, các đối tác có công nghệ tiên tiến trong phát triển hạ tầng logistics.
- Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm logistics hàng không quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của doanh nghiệp trong nước và đóng vai trò đầu mối trung chuyển cho hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa thương mại điện tử.
- Triển khai dự án nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam; cải tạo, nâng cấp đồng bộ các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hạ Long; nghiên cứu phương án, lộ trình xây dựng tuyến đường sắt nối với Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; kêu gọi đầu tư, nâng cao năng lực chứa và xếp dỡ các nhà ga đường sắt đầu mối về hàng hóa.
- Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông quanh khu vực sân bay.
- Thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối và nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải.
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và các cụm cảng đã được quy hoạch tại các địa phương.
- Từng bước đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, tiến tới giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn trên các hành lang vận tải thủy chính; xây dựng các cảng thủy nội địa có trang thiết bị hiện đại, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng.
- Nghiên cứu phát triển hệ thống đường bộ kết nối đồng bộ với quy hoạch và quy mô phát triển của hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, ga đường sắt.
- Ban hành văn bản hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 để xác định giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô theo yêu cầu tại khoản 3 điều 73 của Luật này.
- Quy hoạch hợp lý các địa điểm tập kết xe tải, container và kho bãi, trong đó có kho bãi của các doanh nghiệp bưu chính.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu phân hạng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia về trung lâm logistics. Nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển các trung tâm logistics trong quá trình từ đầu tư xây dựng đến vận hành.
- Quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống kho bãi, trung tâm logistics phục vụ nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và kết nối từ các vùng này đến trung tâm logistics và cảng biển, cảng hàng không.
- Xem xét chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong đô thị hoặc đất nông nghiệp thành cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về đất đai, thủ tục đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng logistics.
2. Nhóm nhiệm vụ về cải thiện khả năng giao hàng
- Rà soát, hoàn thiện chính sách và quy định về quá cảnh, trung chuyển hàng hóa nước ngoài qua Việt Nam theo hướng thông thoáng, thuận tiện và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam để khai thác lợi thế địa lý kinh tế trong cung ứng dịch vụ logistics.
- Hỗ trợ, tăng cường phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính về logistics, thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ trong bưu chính, qua đó nâng cao năng lực, đáp ứng tốt nhu cầu chuyển phát, đặc biệt là đối với hàng hóa thương mại điện tử.
- Nghiên cứu, phát triển các mô hình e-logistics nhằm cải thiện khả năng giao hàng xuyên suốt, đặc biệt đối với thương mại điện tử trong nước và thương mại điện tử xuyên biên giới.
- Bố trí thời gian làm việc hợp lý tại các cơ quan cảng vụ, hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng thông quan, giải phóng hàng hóa.
- Triển khai Lệnh giao hàng điện tử (electronic Delivery Order), Phiếu xuất nhập kho điện tử trong hoạt động của tất cả các cảng biển, sân bay, trung tâm logistics.
3. Nhóm nhiệm vụ về nâng cao năng lực và chất Iượng cung cấp dịch vụ logistics
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics, tăng cường hợp tác quốc tế về logistics để phát triển dịch vụ logistics xuyên biên giới, trước hết là thị trường các nước láng giềng và ASEAN.
- Đăng cai tổ chức các sự kiện, triển lãm về logistics tại Việt Nam, trước hết là Đại hội FIATA. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện, triển lãm về logistics ở trong nước và nước ngoài.
- Hỗ trợ doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistics.
- Hỗ trợ khởi nghiệp đối với các doanh nghiệp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển công nghệ ứng dụng cho hoạt động logistics.
- Xây dựng bộ chỉ số cạnh tranh về logistics cấp vùng.
- Đưa nội dung về logistics vào Điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm; tổng hợp những bất cập, vướng mắc của pháp luật về logistics mà doanh nghiệp kiến nghị và phản ánh tới cơ quan quản lý nhà nước.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp logistics.
4. Nhóm nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ, tối ưu khả năng truy xuất
- Cập nhật, theo dõi các chỉ số liên quan tới công nghệ, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics, định hướng và khuyến khích doanh nghiệp chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, sáng tạo, áp dụng công nghệ mới nhằm thích ứng với nền sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong hoạt động logistics để đón đầu các xu thế mới của thị trường logistics quốc tế (ví dụ blockchain, thiết bị giao hàng tự hành, phương tiện vận tải giao hàng phù hợp với giao thông đô thị...), hướng tới phát triển logistics xanh, logistics thông minh.
- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các sàn giao dịch vận tải và các hình thức ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics, đổi mới phương thức quản lý để tạo điều kiện cho các hình thức này phát triển.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc và tài liệu hướng dẫn áp dụng; xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất trong cả nước.
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ nhằm đảm bảo khả năng truy xuất và giám sát hàng hóa trong toàn bộ quá trình cung ứng.
5. Nhóm nhiệm vụ về rút ngắn thời gian và giảm chi phí
- Rà soát, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, điều kiện kinh doanh bất hợp lý.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng và phát triển đội ngũ công chức có đủ năng lực, phẩm chất, tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp; chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu, cục bộ, gây tốn kém và tạo ra những chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những công chức đòi hỏi doanh nghiệp phải chi các khoản tiền ngoài quy định.
- Hạn chế ban hành, đồng thời rà soát, cắt giảm các khoản phí, lệ phí về sử dụng hạ tầng làm ảnh hưởng đến lưu chuyển hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu của đa số doanh nghiệp.
- Làm việc với các hãng tàu nước ngoài để đảm bảo mức phí dịch vụ tại cảng ở mức hợp lý.
- Rà soát, kiểm tra các dự án BOT, đảm bảo mức thu phí không quá cao, không tạo gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp khi sử dụng hạ tầng BOT.
- Đẩy mạnh áp dụng thanh toán trực tuyến trong các dịch vụ công trực tuyến. Áp dụng 100% thanh toán trực tuyến trong thu phí kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực công thương, nông nghiệp, y tế.
- Chuyển toàn bộ việc thu phí cầu đường bộ sang thanh toán tự động, trực tuyến qua ngân hàng.
6. Nhóm nhiệm vụ về nâng cao hiệu quả thông quan
- Đẩy mạnh triển khai Cơ chế Một cửa Quốc gia, tăng số lượng các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 tham gia Cơ chế này.
- Đẩy thạnh triển khai Cơ chế Một cửa ASEAN và kết nối chính thức với các đối tác thương mại ngoài ASEAN.
- Đẩy mạnh cải cách kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, thực hiện đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; có cơ chế phối hợp, công nhận chứng nhận về chất lượng, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa giữa các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam.
- Triển khai việc tự động hóa thủ tục giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại tất cả các cửa khẩu đường không, đường biển trên toàn quốc.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát thời gian thông quan. Công khai thông tin về thời gian tiếp nhận, thực hiện thủ tục thông quan của từng Bộ, ngành liên quan theo thời gian thực trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
7. Nhóm nhiệm vụ bổ trợ
- Phối hợp với Ngân hàng Thế giới để cung cấp, cập nhật thông tin, số liệu đầy đủ, kịp thời nhằm đánh giá, xếp hạng LPI của Việt Nam một cách khách quan, chính xác.
- Rà soát mã ngành đào tạo logistics để phản ánh đúng bản chất dịch vụ logistics, tạo điều kiện cho các trường mở ngành, phân ngành đào tạo về logistics.
- Thúc đẩy đào tạo liên thông, công nhận tín chỉ, đào tạo cấp văn bằng quốc tế về logistics.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo logistics như đào tạo trực tuyến (e-leaming), đào tạo tại trường lớp kết hợp với đào tạo thực tế, đào tạo tại chỗ tại các doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho đào tạo ngành logistics (phòng mô phỏng hoạt động logistics, trung tâm ứng dụng CNTT xử lý và điều phối các hoạt động logistics...).
- Xây dựng dự báo về nhu cầu đào tạo và chính sách hỗ trợ, ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực trình độ chất lượng cao đối với ngành logistics.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Xuất nhập khẩu:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch này.
b) Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm cùng với việc báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017.
2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Kiến nghị các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị, địa phương, bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo phân cấp và quy định củ a pháp luật hiện hành để triển khai các nhiệm vụ nêu tại Phụ lục của Kế hoạch này, có báo cáo hàng quý gửi về Bộ Công Thương tổng hợp.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Quyế định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC: PHÂN CÔNG CÁC NHIỆM VỤ THEO CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BCT ngày 26 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
STT | Nhiệm vụ | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành |
| Bộ Công Thương | ||
1. | Xây dựng hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu phân hạng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia về trung tâm logistics. Nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển các trung tâm logistics trong quá trình từ đầu tư xây dựng đến vận hành | Bộ Khoa học và Công nghệ | 2021 |
2. | Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics, tăng cường hợp tác quốc tế về logistics để phát triển dịch vụ logistics xuyên biên giới, trước hết là thị trường các nước láng giềng và ASEAN | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | Hàng năm |
3. | Nghiên cứu, phát triển các mô hình e-logistics nhằm cải thiện khả năng giao hàng xuyên suốt, đặc biệt đối với thương mại điện tử trong nước và thương mại điện tử xuyên biên giới | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | 2025 |
4. | Phối hợp với Ngân hàng Thể giới để cung cấp, cập nhật thông tin, số liệu đầy đủ, kịp thời nhằm đánh giá, xếp hạng LPI của Việt Nam một cách khách quan, chính xác | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | Hàng năm |
5. | Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp logistics | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | Hàng năm |
| Bộ Tài chính | ||
6. | Đẩy mạnh triển khai Cơ chế Một cửa Quốc gia, tăng số lượng các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 tham gia Cơ chế này | Các Bộ ngành | Hàng năm |
7. | Đẩy mạnh triển khai Cơ chế Một cửa ASEAN và kết nối chính thức với các đối tác thương mại ngoài ASEAN | Các Bộ ngành | Hàng năm |
8. | Đẩy mạnh cải cách kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, thực hiện đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; có cơ chế phối hợp, công nhận chứng nhận về chất lượng, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa giữa các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam | Các Bộ ngành | Hàng năm |
9. | Rà soát, hoàn thiện chính sách và quy định về quá cảnh, trung chuyển hàng hóa nước ngoài qua Việt Nam theo hướng thông thoáng, thuận tiện và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam để khai thác lợi thế địa lý kinh tế trong cung ứng dịch vụ logistics | Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải | 2021 |
10. | Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát thời gian thông quan. Công khai thông tin về thời gian tiếp nhận, thực hiện thủ tục thông quan của từng Bộ, ngành liên quan theo thời gian thực trên Cổng thông tin một cửa quốc gia | Các Bộ ngành | 2021 |
11. | Bố trí thời gian làm việc hợp lý tại các cơ quan cảng vụ, hải quan để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng thông quan, giải phóng hàng hóa | Bộ Giao thông vận tải | 2020 |
12. | Triển khai việc tự động hóa thủ tục giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại tất cả các cửa khẩu đường không, đường biển trên toàn quốc | Bộ Giao thông vận tải | 2022 |
13. | Đẩy mạnh áp dụng thanh toán trực tuyến trong các dịch vụ công trực tuyến. Áp dụng 100% thanh toán trực tuyến trong thu phí kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực công thương, nông nghiệp, y tế | Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế | 2020 |
| Bộ Giao thông vận tải | ||
14. | Đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng logistics; tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, các đối tác có công nghệ tiên tiến trong phát triển hạ tầng logistics. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính | Hàng năm |
15. | Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm logistics hàng không quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của doanh nghiệp trong nước và đóng vai trò đầu mối trung chuyển cho hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa thương mại điện tử | Bộ Công Thương | 2025 |
16. | Triển khai dự án nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam; cải tạo, nâng cấp đồng bộ các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hạ Long; nghiên cứu phương án, lộ trình xây dựng tuyến đường sắt nối với Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; kêu gọi đầu tư, nâng cao năng lực chứa và xếp dỡ các nhà ga đường sắt đầu mối về hàng hóa | Các địa phương | Hàng năm |
17. | Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông quanh khu vực sân bay | Thành phố Hồ Chí Minh | 2025 |
18. | Thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối và nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | 2025 |
19. | Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và các cụm cảng đã được quy hoạch tại các địa phương | Thành phố Hải Phòng | 2025 |
20. | Từng bước đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, tiến tới giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn trên các hành lang vận tải thủy chính; xây dựng các cảng thủy nội địa có trang thiết bị hiện đại, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông bằng Sông Hồng | Các địa phương | 2025 |
21. | Nghiên cứu phát triển hệ thống đường bộ kết nối đồng bộ với quy hoạch và quy mô phát triển của hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, ga đường sắt | Các địa phương | 2025 |
22. | Ban hành văn bản hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 để xác định giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô theo yêu cầu tại khoản 3 điều 73 của Luật này | Bộ Tư pháp | 2020 |
23. | Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các sàn giao dịch vận tải và các hình thức ứng dụng công nghệ trong hoạt động logistics, đổi mới phương thức quản lý để tạo điều kiện cho các hình thức này phát triển | Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ | 2020 |
24. | Rà soát, kiểm tra các dự án BOT, đảm bảo mức thu phí không quá cao, không tạo gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp khi sử dụng hạ tầng BOT | Các địa phương | 2021 |
25. | Làm việc với các hãng tàu nước ngoài để đảm bảo mức phí dịch vụ tại cảng ở mức hợp lý | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | 2021 |
26. | Triển khai Lệnh giao hàng điện tử (electronic Delivery Order), Phiếu xuất nhập kho điện tử trong hoạt động của tất cả các cảng biển, sân bay, trung tâm logistics | Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | 2022 |
27. | Chuyển toàn bộ việc thu phí cầu đường bộ sang thanh toán tự động, trực tuyển qua ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước | 2021 |
| Bộ Khoa học và Công nghệ | ||
| Cập nhật, theo dõi các chỉ số liên quan tới công nghệ, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics, định hướng và khuyến khích doanh nghiệp chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, sáng tạo, áp dụng công nghệ mới nhằm thích ứng với nền sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | Hàng năm |
29. | Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong hoạt động logistics để đón đầu các xu thế mới của thị trường logistics quốc tế (ví dụ blockchain, thiết bị giao hàng tự hành, phương tiện vận tải giao hàng phù hợp với giao thông đô thị...), hướng tới phát triển logistics xanh, logistics thông minh | Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | Hàng năm |
30. | Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truy xuất nguồn gốc và tài liệu hướng dẫn áp dụng; xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất trong cả nước. | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | Hàng năm |
31. | Thúc đẩy ứng dụng công nghệ nhằm đảm bảo khả năng truy xuất và giám sát hàng hóa trong toàn bộ quá trình cung ứng | Bộ Tài chính, Bộ Công Thương | Hàng năm |
32. | Hỗ trợ khởi nghiệp đối với các doanh nghiệp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển công nghệ ứng dụng cho hoạt động logistics | Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | Hàng năm |
| Bộ Kế hoạch và Đầu tư | ||
33. | Rà soát, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, điều kiện kinh doanh bất hợp lý | Các Bộ ngành | Hàng năm |
34. | Hỗ trợ doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistics | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | Hàng năm |
| Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội | ||
35. | Rà soát mã ngành đào tạo logistics để phản ánh đúng bản chất dịch vụ logistics, tạo điều kiện cho các trường mở ngành, phân ngành đào tạo về logistics | -- | 2020 |
36. | Thúc đẩy đào tạo liên thông, công nhận tín chỉ, đào tạo cấp văn bằng quốc tế về logistics | -- | Hàng năm |
37. | Đa dạng hóa các hình thức đào tạo logistics như đào tạo trực tuyến (e- learning), đào tạo tại trường lớp kết hợp với đào tạo thực tế, đào tạo tại chỗ tại các doanh nghiệp | -- | Hàng năm |
38. | Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho đào tạo ngành logistics (phòng mô phỏng hoạt động logistics, trung tâm ứng dụng CNTT xử lý và điều phối các hoạt động logistics...) | -- | Hàng năm |
| Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
39. | Quy hoạch và triển khai xây dựng hệ thống kho bãi, trung tâm logistics phục vụ nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và kết nối từ các vùng này đến trung tâm logistics và cảng biển, cảng hàng không | Bộ Công Thương | Hàng năm |
| Bộ Thông tin - Truyền thông | ||
40. | Hỗ trợ, tăng cường phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính về logistics, thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ trong bưu chính, qua đó nâng cao năng lực, đáp ứng tốt nhu cầu chuyển phát, đặc biệt là đối với hàng hóa thương mại điện tử | Bộ Công Thương | Hàng năm |
| Bộ Tài nguyên và Môi trường | ||
41. | Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về đất đai, thủ tục đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng logistics | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Hàng năm |
| Bộ Nội vụ | ||
42. | Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng và phát triển đội ngũ công chức có đủ năng lực, phẩm chất, tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp; chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu, cục bộ, gây tốn kém và tạo ra những chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những công chức đòi hỏi doanh nghiệp phải chi các khoản tiền ngoài quy định | Các Bộ ngành, các địa phương | Hàng năm |
| Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam | ||
43. | Đưa nội dung về logistics vào Điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm; tổng hợp những bất cập, vướng mắc của pháp luật về logistics mà doanh nghiệp kiến nghị và phản ánh tới cơ quan quản lý nhà nước | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương | 2020 |
| Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam | ||
44. | Xây dựng bộ chỉ số cạnh tranh về logistics cấp vùng | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | 2020 |
45. | Xây dựng dự báo về nhu cầu đào tạo và chính sách hỗ trợ, ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực trình độ chất lượng cao đối với ngành logistics | Bộ Giáo dục và Đào tạo | 2021 |
46. | Đăng cai tổ chức các sự kiện, triển lãm về logistics tại Việt Nam, trước hết là Đại hội FIATA. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện, triển lãm về logistics ở trong nước và nước ngoài | Bộ Công Thương | 2022 |
| Các địa phương | ||
47. | Quy hoạch hợp lý các địa điểm tập kết xe tải, container và kho bãi, trong đó có kho bãi của các doanh nghiệp bưu chính | Bộ Giao thông vận tải | 2022 |
48. | Xem xét chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong đô thị hoặc đất nông nghiệp thành cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Hàng năm |
49. | Hạn chế ban hành, đồng thời rà soát, cắt giảm các khoản phí, lệ phí về sử dụng hạ tầng làm ảnh hưởng đến lưu chuyển hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu của đa số doanh nghiệp | Bộ Tài chính | Hàng năm |
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
DecisionNo. 708/QD-BCT dated March 26, 2019 of the Ministry of Industry and Trade on approving plans for improvement of Vietnam’s Logistics performance index
MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to Resolution No.02/NQ-CP dated January 01, 2019 of the Government on continuing performing necessary tasks and solutions for improvement of business environment and national competitiveness in 2019 with visions towards 2021;
Pursuant to Decision No.200/QD-TTg dated February 14, 2017 of the Prime Minister approving the Action plan for improvement of competitiveness and development of Vietnam’s logistics services by 2025;
Pursuant to Decree No.98/2017/ND-CP dated August 18, 2017 of the Government on functions, duties, rights and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
According to guidelines provided by the Prime Minister in Document No.1846/VPCP-KSTT dated March 06, 2019 on performance of duties of focal points for monitoring the LPI improvement;
At the request of Director of Department of Import and Export,
HEREBY DECIDES:
Article 1.Approving the Plan for improvement of Vietnam’s logistics performance index with the main following contents:
I. OBJECTIVES
Raise the ranking of Vietnam in the World Bank’s Logistics Performance Index (hereinafter referred to as “LPI”) by 5 to 10 levels by 2025 in order to make positive contributions to improvement of business environment, cost reduction, improvement of competitiveness in provision of Vietnam s logistics services, enhancement of creative and innovative capacity and successful implementation of the Government’s Resolution on socio-economic development.
II. TASKS
1. Group of tasks for infrastructure improvement
- Promote PPP agreements on projects for development of logistics infrastructure, to be specific: court supports from international organizations and individuals business partners applying advanced technology in development of logistics infrastructure.
- Attract investments in construction of large-scale aerial logistics centers, modern equipment to satisfy the demand for air transport of goods of domestic enterprises and act as a focal point for transshipment of foreign goods, especially electronic commercial goods.
- Launch projects for improvement and modernization of the North-South railway; reform and improve Hanoi – Hai Phong, Hanoi – Thai Nguyen, Hanoi – Lang Son, Hanoi – Ha Long railways in a synchronous manner; conduct a study on plans and route maps for building a railway connected to Lach Huyen international gateway port; call for investment in enhancement of capacity for storing, loading and discharging goods in focal railway stations for goods transport.
- Invest in expansion of Tan Son Nhat international airport, conduct a study on infrastructure construction and arrange traffic with the aim of reducing traffic congestions around the airport.
- Mobilize resources for investment, reform and improvement of traffic network infrastructure and upgrade Cai Mep – Thi Vai transshipment channel.
- Speed up the implementation of the project for investment in construction of Lach Huyen international gateway port (Hai Phong) and port clusters undergoing planning in local authorities.
- Make step-by-step investment in inland waterway infrastructure towards complete settlement of blocked points on main transporting corridors; build inland ports with modern equipment, especially in Mekong Delta and Red River Delta.
- Conduct a study on how to develop a road system inconsistent with the planning and scale of development of systems of sea ports, inland ports, airports and railway stations.
- Issue documents on guidelines for the Law on Road Traffic No.23/2008/QH12 in order to determine responsibilities of providers of goods transport by automobiles as requested in Clause 3 Article 73 of this Law.
- Conduct plausible planning on places of truck and container gathering and warehouses, including warehouses of postal enterprises.
- Set up a system of classification criteria and issue national standards for logistics centers. Study and propose a numbers of support policies on development of logistics centers from the stage of investment to construction and putting them in operation.
- Carry out planning schemes and establish systems of warehouses, depots and logistics centers serving agriculture in areas of large-scale production of agricultural products and connect these areas to the logistics centers, sea ports and airports.
- Consider conversing medium and small-scale industrial parks and clusters in urban areas or agricultural land to infrastructure facilities serving logistics activities suitably for characteristics and circumstances of local authorities.
- Study and propose policies on land and investment procedures for speeding up the progress in implementation of logistics infrastructure projects.
2. Group of tasks for enhancement of shipping capacity
- Review and finish formulation of policies and regulations on transit and transshipment of foreign goods through Vietnam in a convenient and clear manner in conformity with international agreements to which Vietnam is a signatory for the purpose of taking advantages of economic geographic locations in provision of logistics services.
- Provide assistance in and promote dissemination of laws in order to raise the awareness and knowledge of postal service providers of logistics, e-commerce and application of technology in postal services with the aim of enhancing the capacity and meeting the delivery demand, especially for e-commercial goods.
- Study and develop e-logistics models with the aim of improving the capacity for continuous delivery, especially for domestic and border-crossing e-commerce.
- Arrange the working time in port authorities and customs authorities in n reasonable manner to assist enterprises in clearance and release of goods.
- Apply electronic Delivery Order and e-delivery notes in operations of all ports, airports and logistics centers.
3. Group of tasks for enhancement of capacity and quality of logistics service provision
- Foster trade promotion in logistics services and strengthen international cooperation in logistics in order to develop border-crossing logistics services, firstly in the market of neighboring countries and ASEAN.
- Host logistics events and exhibitions in Vietnam, firstly is FIATA congress. Provide assistance to and enable enterprises to participate in domestic and foreign logistics events and exhibitions.
- Give assistance to enterprises in opening their representative offices in foreign countries and making offshore investment for expanding their logistics service provision.
- Give assistance in startups of logistics service providers and enterprises studying and developing technology applied in logistics activities.
- Set up a set of index of regional logistics competitiveness.
- Add the logistics matter to annual investigation of Provincial Competitiveness Index (PCI); make a consolidated report on shortcomings and questions of logistics law sent to state management agencies by enterprises.
- Give assistance in providing market information for logistics enterprises.
4. Group of tasks for technology application and optimization of origin tracing capacity
- Update and monitor technological and creative indexes in order to improve the quality of logistics services, orient and encourage enterprises to pay attention to renovation and enhancement of technological and creative capacity, apply new technology for the purpose of adapting to the global value chain based-production.
- Provide assistance in study on, development and application of new and advanced technology in logistics activities to stay ahead of the curve in the international logistics market (such as block chain, automated guided vehicles, delivery-transport vehicles suitable for urban traffic, etc.) towards development of smart and environmentally-friendly logistics.
- Establish and finish a legal frame for operations of transportation trading floors and modes for application of technology in logistics activities, renovate management methods to facilitate these new modes.
- Establish and finish a system of national standards and national technical regulations on origin tracing and applied guiding documents; set up and apply a consistent origin tracing system throughout the country.
- Foster technology application to guarantee the capacity for origin tracing and goods monitoring during service provision.
5. Group of tasks for time shortening and cost reduction
- Review, propose annulment and simplification of irrational investment and business conditions.
- Promote administrative reform; raise the heads responsibility, tighten up administrative discipline and rules; terminate corruption and sectional interests which result in payment of unofficial costs by enterprises. Take a firm line on dismissal of officials who ask for payment of unofficial costs by enterprises.
- Control, review and reduce charges and fees for infrastructure use which produces an effect on domestic transport and delivery of goods and import and export provided by most of enterprises.
- Work with foreign shipping agents to ensure charges for port services are logically imposed.
- Review and check BOT projects to ensure the rate of BOT charge is not too high and does not place a cost burden on enterprise when using BOT infrastructure.
- Speed up the application of online payment on online public service systems. Wholly apply online payment in collection of costs for inspection of industry and trade, agriculture and healthcare.
- Collect road costs through online payment systems and banks transfer.
6. Group of tasks for enhancement of clearance quality
- Speed up the operation of national single-window system and increase the number of level 4 online public services provided in such system.
- Speed up the operation of ASEAN single-window system and connect it to commercial partners other than those in ASEAN.
- Promote reform and inspection of imported and exported goods with the aim of annulling and simplifying unnecessary procedures carry out risk assessment, change from prior inspection to post inspection; develop a mechanism for cooperating and certifying quality and inspection of goods transported between Vietnam and countries that enter into commercial agreements with Vietnam.
- Apply automation of procedures for customs supervision of goods imported and exported at all airway and waterway border checkpoints.
- Apply information technology in control of time for customs clearance. Publicly disclose information about time for receiving applications and conducting customs procedures of each relevant ministry according to the time provided on the national single-window system.
7. Group of subsidiary tasks
- Cooperate with the World Bank in promptly and adequately providing and updating information and data for the purpose of assessing and ranking Vietnam’s LPI in an impartial and accurate manner.
- Carry out review of the code of logistics subject in order to properly reflect the nature of logistics services and enable training institutions to open and classify training courses in logistics.
- Promote alliance training programs; recognize credits and training for issuance of international certificates of logistics.
- Diversify modes of logistics training such as e-learning, in-school learning in connection with filed study and on-the-job training.
- Provide assistance in investment in material facilities for logistics training (rooms for imitation of logistics activities, centers for application of information technology in handling and coordinating logistics activities, etc.).
- Make forecasts about demands for training and support and priority policies on development of qualified human resources for logistics industry.
III. IMPLEMENTATION
1. The Department of Import and Export shall:
a) Take charge and cooperate with Ministries and local government authorities in urging, checking and monitoring implementation of this Plan.
b) Make a consolidated report on assessment of annual implementation and a report on implementation of Decision No.200/QD-TTg dated February 14, 2017.
2. Funding for implementing this Plan shall be allocated from state budget, enterprises’ capital, loans from credit institutions, international aids and other legal funding sources as regulated by laws.
3. Enterprises’ departments in charge of preparing detailed plans shall allocate budget and call for other legal funding sources as authorized and regulated by the law in force in order to perform tasks specified in the Appendix issued thereto and send quarterly reports to the Ministry of Industry and Trade for consolidation purpose.
Article 2. Implementation provisions
1. This Decision takes effect on the signing date.
2. Chief of the Ministry Office, Director of the Department of Import and Export, Directors of ministerial agencies and relevant organizations and individuals shall take responsibility to implement this Decision./.
The Minister
Tran Tuan Anh
APPENDIX:ALLOCATION OF TASKS TO PRESIDING AUTHORITIES
(Issued together with Decision No.708/QD-BCT dated March 26, 2019 of the Minister of Industry and Trade)
No. | Task | Cooperating authority | Time for task accomplishment |
| Ministry of Industry and Trade | ||
1. | Set up a system of classification criteria and issue national standards for logistics centers. Study and propose a numbers of support policies on development of logistics centers from the stage of investment to construction and putting them in operation. | Ministry of Science and Technology | 2021 |
2. | Foster trade promotion in logistics services and strengthen international cooperation in logistics in order to develop border-crossing logistics services, firstly in the market of neighboring countries and ASEAN. | Vietnam Logistics Associations | Every year |
3. | Study and develop e-logistics models with the aim of improving the capacity for continuous delivery, especially for domestic and border-crossing e-commerce. | Vietnam Logistics Associations | 2025 |
4. | Cooperate with the World Bank in promptly and adequately providing and updating information and data for the purpose of assessing and ranking Vietnam’s LPI in an impartial and accurate manner. | Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Transport, Vietnam Logistics Associations | Every year |
5. | Give assistance in providing market information for logistics enterprises. | Vietnam Logistics Associations | Every year |
| Ministry of Finance | ||
6. | Speed up operation of national single-window system and increase the number of level 4 online public services provided in such system. | Other ministries | Every year |
7. | Speed up operation of ASEAN single-window system and connect it to commercial partners other than those in ASEAN. | Other ministries | Every year |
8. | Promote reform and inspection of imported and exported goods with the aim of annulling and simplifying unnecessary procedures carry out risk assessment, change from prior inspection to post inspection; develop a mechanism for cooperating and certifying quality and inspection of goods transported between Vietnam and countries that enter into commercial agreements with Vietnam. | Other ministries | Every year |
9. | Review and finish formulation of policies and regulations on transit and transshipment of foreign goods through Vietnam in a convenient and clear manner in conformity with international agreements to which Vietnam is a signatory for the purpose of taking advantages of economic geographic locations in provision of logistics services. | Ministry of Industry and Trade, Ministry of Transport | 2021 |
10. | Apply information technology in control of customs clearance time. Publicly disclose information about time for receiving applications and conducting customs procedures of each relevant ministry according to the time provided on the national single-window system. | Other ministries | 2021 |
11. | Reasonably arrange the working time in port authorities and customs authorities to assist enterprises in clearance and release of goods. | Ministry of Transport | 2020 |
12. | Apply automation of procedures for customs supervision of goods imported and exported at all airway and waterway border checkpoints. | Ministry of Transport | 2022 |
13. | Speed up the application of online payment on online public service systems. Wholly apply online payment in collection of costs for inspection of industry and trade, agriculture and healthcare. | State Bank, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health | 2020 |
| Ministry of Transport | ||
14. | Promote PPP agreements on projects for development of logistics infrastructure, to be specific: court supports from international organizations and individuals business partners applying advanced technology in development of logistics infrastructure. | Ministry of Finance Ministry of Planning and Investment, | Every year |
15. | Attract investments in construction of large-scale aerial logistics centers, modern equipment to satisfy the demand for air transport of goods of domestic enterprises and act as a focal point for transshipment of foreign goods, especially electronic commercial goods. | Ministry of Industry and Trade | 2025 |
16. | Launch projects for improvement and modernization of the North-South railway; reform and improve Hanoi – Hai Phong, Hanoi – Thai Nguyen, Hanoi – Lang Son, Hanoi – Ha Long railways in a synchronous manner; conduct a study on plans and route maps for building a railway connected to Lach Huyen international gateway port; call for investment in enhancement of capacity for storing, loading and discharging goods in focal railway stations for goods transport. | Local authorities | Every year |
17. | Invest in expansion of Tan Son Nhat international airport, conduct a study on infrastructure construction and arrange traffic with the aim of reducing traffic congestions around the airport. | Ho Chi Minh City | 2025 |
18. | Mobilize resources for investment, reform and improvement of traffic network infrastructure and upgrade Cai Mep – Thi Vai transshipment channel. | Ba Ria – Vung Tau province | 2025 |
19. | Speed up the implementation of projects for investment in construction of Lach Huyen international gateway port (Hai Phong) and port clusters undergoing planning in local authorities. | Hai Phong city | 2025 |
20. | Step by step make investment in inland waterway infrastructure towards complete settlement of blocked points on main transporting corridors; build inland ports with modern equipment, especially in Mekong Delta and Red River Delta. | Local authorities | 2025 |
21. | Conduct a study on how to develop a road system inconsistent with the planning and scale of development of systems of sea ports, inland ports, airports and railway stations. | Local authorities | 2025 |
22. | Issue documents on guidelines for the Law on Road Traffic No.23/2008/QH12 in order to determine responsibilities of providers of goods transport by automobiles as requested in Clause 3 Article 73 of this Law. | Ministry of Justice | 2020 |
23. | Establish and finish a legal frame for operations of transportation trading floors and modes for application of technology in logistics activities, renovate management methods to facilitate these new modes. | Ministry of Justice, Ministry of Science and Technology | 2020 |
24. | Carry out review and inspection of BOT projects to ensure the rate of BOT charge is not too high and not place a cost burden on enterprise when using BOT infrastructure. | Local authorities | 2021 |
25. | Work with foreign shipping agents to ensure charges for port services are logically imposed. | Vietnam Logistics Associations | 2021 |
26. | Use electronic Delivery Orders and e-delivery notes in operations of all ports, airports and logistics centers. | Ministry of Finance, Ministry of Industry and Trade, Vietnam Logistics Associations | 2022 |
27. | Collect road costs through online payment systems and bank transfer. | State Bank | 2021 |
| Ministry of Science and Technology | ||
| Update and monitor technological and creative indexes in order to improve the quality of logistics services, orient and encourage enterprises to pay attention to renovation and enhancement of technological and creative capacity, apply new technology for the purpose of adapting to the global value chain based-production. | Vietnam Logistics Associations | Every year |
29. | Provide assistance in study on, development and application of new and advanced technology in logistics activities to stay ahead of the curve in the international logistics market (such as blockchain, automated guided vehicles, delivery-transport vehicles suitable for urban traffic, etc.) towards development of smart and environmentally-friendly logistics. | Ministry of Industry and Trade, Vietnam Logistics Associations | Every year |
30. | Establish and finish a system of national standards and national technical regulations on origin tracing and applied guiding documents; set up and apply a consistent origin tracing system throughout the country. | Vietnam Logistics Associations | Every year |
31. | Foster technology application to guarantee the capacity for origin tracing and goods monitoring during service provision. | Ministry of Finance, Ministry of Industry and Trade | Every year |
32. | Give assistance in startups of logistics service providers and enterprises studying and developing technology applied in logistics activities. | Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Logistics Associations | Every year |
| Ministry of Planning and Investment | ||
33. | Review and propose annulment and simplification of irrational investment and business conditions. | Other ministries | Every year |
34. | Give assistance to enterprises in opening their representative offices in foreign countries and making offshore investment for expanding their logistics service provision | Vietnam Logistics Associations | Every year |
| Ministry of Education and Training, Ministry of Labors, War Invalids and Social Affairs | ||
35. | Carry out review of the code of logistics subject in order to properly reflect the nature of logistics services and enable training institutions to open and classify training courses in logistics. | -- | 2020 |
36. | Promote alliance training programs; recognize credits and training for issuance of international certificates of logistics. | -- | Every year |
37. | Diversify modes of logistics training such as e-learning, in-school learning in connection with filed study and on-the-job training. | -- | Every year |
38. | Provide assistance in investment in material facilities for logistics training (rooms for imitation of logistics activities, centers for application of information technology in handling and coordinating logistics activities, etc.). | -- | Every year |
| Ministry of Agriculture and Rural Development | ||
39. | Carry out planning schemes and establish systems of warehouses, depots and logistics centers serving agriculture industry in the areas of large-scale production of agricultural products and connect these areas to logistics centers, sea ports and airports. | Ministry of Industry and Trade | Every year |
| Ministry of Information and Communications | ||
40. | Provide assistance in and promote dissemination of laws in order to raise the awareness and knowledge of postal service providers of logistics, e-commerce and application of technology in postal services with the aim of enhancing the capacity and meeting the delivery demand, especially for e-commercial goods. | Ministry of Industry and Trade | Every year |
| Ministry of Natural Resources and Environment | ||
41. | Study and propose policies on land and investment procedures for speeding up implementation of logistics infrastructure projects. | Ministry of Planning and Investment | Every year |
| Ministry of Home Affairs | ||
42. | Promote administrative reform; raise the heads responsibility, tighten up administrative discipline and rules; establish and develop qualified enterprises’ assistants; terminate corruption and sectional interests which result in payment of unofficial costs by enterprises. Take a firm line on dismissal of officials who ask for payment of unofficial costs by enterprises. | Other Ministries and local government authorities | Every year |
| Vietnam Chamber of Commerce and Industry | ||
43. | Add the logistics matter to annual investigation of Provincial Competitiveness Index (PCI); make a consolidated report on shortcomings and questions of logistics law sent to state management agencies by enterprises. | Ministry of Planning and Investment, Ministry of Industry and Trade | 2020 |
| Vietnam Logistics Associations | ||
44. | Set up a set of index of regional logistics competitiveness. | Ministry of Planning and Investment | 2020 |
45. | Make forecasts about demands for training and support and priority policies on development of qualified human resources for logistics industry. | Ministry of Education and Training | 2021 |
46. | Host logistics events and exhibitions in Vietnam, firstly is FIATA congress. Provide assistance to and enable enterprises to participate in domestic and foreign logistics events and exhibitions. | Ministry of Industry and Trade | 2022 |
| Local government authorities | ||
47. | Conduct plausible planning on places of truck and container gathering, warehouses and depots, including those of postal enterprises. | Ministry of Transport | 2022 |
48. | Consider conversing medium and small-scale industrial parks and clusters in urban areas or agricultural land to infrastructure facilities serving logistics activities suitably for characteristics and circumstances of local authorities. | Ministry of Natural Resources and Environment | Every year |
49. | Control, review and reduce charges and fees for infrastructure use which produces an effect on domestic transport and delivery of goods and import and export provide by most of enterprises. | Ministry of Finance | Every year |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây