Quyết định 2412/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 2412/QĐ-BCT

Quyết định 2412/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2412/QĐ-BCT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành:17/05/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------------
Số: 2412/QĐ-BCT
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI XĂNG DẦU GIAI ĐOẠ N 2010 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
--------------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
 
 
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 và Quyết định số 1139/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025;
Căn cứ Thông báo số 133/TB-VPCP ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về đề án đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản l ý nhà nước đối với hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ nước ta hiện nay và những năm tiếp theo;
Quyết định số 2358/QĐ-BCT ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng quy hoạch phát triển hệ thốn g sản xuất và hệ thống phân phối một số hàng hóa thiết yếu đối với sản xuất và đời sống xã hội giai đoạn 2010 - 2020 có xét đến năm 2025 và Quyết định số 5721/QĐ-BCT ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương và dự to án của đề án “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng xăng dầu giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ kết quả thẩm định Đề án “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng xăng dầu giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Hội đồng Thẩm định Bộ Công Thương;
Căn cứ Tờ trình số 063/2011/PEC-TK-TTr ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Petrolimex;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Năng lượng,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Đi ều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng xăng dầu giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2025” với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển hệ thống sản xuất và phân phối xăng dầu đồng bộ , hiệu quả, an toàn, mang tính đa ngành, liên ngành và phù hợp với định hướng phát triển chung của cả nước, phù hợp với quy hoạch phát triển của các ngành, các địa phương và xu hướng phát triển của thị trường xăng dầu trong nước.
 - Phát triển hệ thống sản xuất và phân phối xăng dầu nhằm ổn định năng lực sản xuất của các nhà máy lọc hóa dầu, đảm bảo lưu thông và bình ổn thị trường tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tới các vùng trong cả nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.
- Giảm thiểu các tác hại đối với nền kinh tế trong trường hợp nguồn cung xăng dầu trên thị trường thế giới giảm bất thường và góp phần tăng hiệu quả kinh tế nhất định trong trường hợp giá dầu trên thế giới tăng đột biến.
- Đảm bảo kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời khuyến khích s ự tham gia tối đa của các thành phần kinh tế khác trong lĩnh vực sản xuất chế biến, dịch vụ, vận chuyển, phân phối sản phẩm, ….
- Phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế với sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phát t riển hệ thống sản xuất và phân phối xăng dầu gắn với giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Hoạch định các chính sách sản xuất và phân phối xăng dầu phù hợp theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và thị trường có đ ịnh hướng.
2. Mục tiêu phát triển
- Xác định nhu cầu và khả năng xây dựng hệ thống các nhà máy lọc dầu, cơ sở hạ tầng phân phối sản phẩm xăng dầu (kho cảng, hệ thống vận tải, hệ thống bán lẻ, …) để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Đảm bảo an ninh xăng dầu trong điều kiện cung cầu xăng dầu trên thế giới luôn biến động, diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho các nước thải nhập khẩu xăng dầu như Việt Nam.
- Khai thác và tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có, khả năng xây dựng mới các nhà máy lọc dầu, chế biến xăng dầu, bổ sung hệ thống kho cảng xăng dầu, hệ thống vận tải xăng dầu trên phạm vi cả nước và các vùng cung ứng trong giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2025.
- Tiếp tục đầu tư và xây dựng các nhà máy lọc dầu nhằm đáp ứn g nhu cầu gia tăng về nguyên liệu và nhiên liệu của thị trường tiêu thụ nội địa, từng bước thay thế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu, hướng tới xuất khẩu một số loại sản phẩm ra nước ngoài. Song song với các dự án lọc dầu, sẽ triển khai các dự án chế biến k hác nhằm đa dạng hóa nguồn sản xuất và chủng loại sản phẩm (condensate, nhiên liệu sinh học, v.v…).
- Bố trí hệ thống phân phối hợp lý, an toàn, hiệu quả và đảm bảo cung ứng kịp thời xăng dầu với giá cả hợp lý. Đảm bảo thị trường xăng dầu trong nước ổn địn h, không có sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến môi trường.
3. Định hướng phát triển
3.1. Định hướng phát triển hệ thống sản xuất xăng dầu
- Định hướng về lọc dầu: Kết hợp nguồn dầu thô khai thác trong nước với nguồn dầu thô nhập ngoại để xây dựng mới và mở rộng các nhà máy lọc dầu theo quy hoạch phát triển ngành dầu khí đã được phê duyệt. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu. Đến năm 2025 hoàn thành việc mở rộng và xây dựng xong 6 - 7 nhà máy lọc hóa dầu với tổng công suất lọc dầu 45 - 60 triệu tấn/năm.
- Định hướng về phát triển nhiên liệu sinh học: Triển khai và hoàn thiện các nhà máy nhiên liệu sinh học hiện tại đang đầu tư xây dựng để đáp ứng đủ nhu cầu pha chế xăng dầu E5, E10, B5, B10 và tiến tới xuất khẩu.
- Định hướng về chế biến co ndensate: Tận dụng tối đa nguồn condensate khai thác trong nước kết hợp với nhập khẩu để sản xuất xăng dầu. Xem xét việc xây dựng thêm hoặc mở rộng các nhà máy hiện có để tăng khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm xăng dầu trong nước.
- Xây dựng hệ thốn g kho chứa dự trữ chiến lược dầu thô phục vụ cho các nhà máy lọc dầu góp phần đảm bảo sản xuất và an ninh năng lượng.
3.2. Định hướng phát triển hệ thống phân phối xăng dầu
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống phân phối lớn của các doanh nghiệp đầu mối có vốn Nhà nước làm nòng cốt trên cả nước để bao tiêu sản phẩm của các nhà máy lọc dầu trong nước và nhập khẩu xăng dầu. Các trung tâm phân phối được xây dựng đồng bộ về tổ chức (tổng công ty, công ty, chi nhánh, xí nghiệp …) và năng lực cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật (hệ thống kho cảng đầu mối, kho tuyến sau, bến bãi, hệ thống vận tải …).
- Phát triển mạng lưới bán lẻ xăng dầu trực tiếp của doanh nghiệp và hệ thống tổng đại lý, đại lý với hệ thống các kho tuyến sau, cửa hàng bán lẻ tới từng địa phương, xã/phường .
- Tối ưu hóa cung đường vận chuyển xăng dầu, đặc biệt nghiên cứu xây dựng mới các tuyến ống dẫn chính tại một số khu vực để kết nối từ các nhà máy lọc dầu với các trung tâm tiêu thụ lớn nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển, hao hụt và khó khăn khi vận tải bằng đường thủy, bộ từ các kho cảng ở ven biển đến các trung tâm tiêu thụ lớn và các vùng sâu, vùng xa, núi cao và biên giới.
4. Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng xăng dầu
4.1. Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất
4.1.1. Các n hà máy lọc dầu và chế biến condensate Về cơ bản thực hiện theo Quyết định 223/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025, cụ thể như sau:
- Giai đoạn đến năm 2020: Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất lên 8 - 10 triệu tấn dầu thô/năm. Triển khai xây dựng và đưa vào vận hành các tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn công suất chế biến 10 triệu tấn dầu thô/năm, Nam Vân Phong công suất chế biến 10 triệu tấn dầu thô/năm, nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn công suất chế biến 10 triệu tấn dầu thô/năm và nhà máy lọc dầu Vũng Rô với công suất chế biến 4 triệu tấn dầu thô/năm.
- Định hướng giai đoạn 2020 - 2025: Hoàn thành mở rộng công suất Tổ hợp lọc hó a dầu Nghi Sơn và Nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn với công suất chế biến 20 triệu tấn dầu thô/năm. Dự kiến xây dựng mới hoặc nâng cấp mở rộng nhà máy hiện có (1 - 2 nhà máy) với cấu hình chế biến dâu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia về sản phẩm nhiên liệu và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm hóa dầu khác.
4.1.2. Các nhà máy nhiên liệu sinh học Trong giai đoạn đến năm 2015, triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy cồn sinh học ở Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước công suất mỗi nhà máy 100.0 00 tấn/năm theo quy hoạch đã được phê duyệt. Sau năm 2015, tùy theo nhu cầu thị trường, khả năng nguồn nguyên liệu, hiệu quả hoạt động của các nhà máy đã xây dựng và mục tiêu an ninh năng lượng, an ninh lương thực, môi trường sẽ xem xét đầu tư thêm các nhà máy sản xuất bio-ethanol khác và biodiezen.
4.1.3. Kho dự trữ dầu thô cho các nhà máy lọc dầu Tiếp tục thực hiện và triển khai hệ thống kho dầu thô dự trữ theo Quyết định 1139/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy h oạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025: Đến năm 2025, dự trữ khoảng 2,2 triệu tấn dầu thô (khoảng 3,1 triệu m3 kho), trong đó: 500.000 tấn dầu thô nhập khẩu tương đương dầu Bạch Hổ và 1.700.000 tấn dầu thô Trung Đông. Phát triển hệ thống kho ngầm chứa dầu thô giai đoạn đến năm 2025 bao gồm: kho Long Sơn với sức chứa khoảng 1 triệu m3, kho Nghi Sơn với sức chứa khoảng 1 triệu m3, kho Vân Phong với sức chứa khoảng 1,1 triệu m3.
4.2. Quy hoạch phát triển hệ thống phân phối
4.2.1. Phát triển hệ thống kho chứa xăng dầu
a. Kho xăng dầu dự trữ quốc gia Phát triển hệ thống kho xăng dầu phục vụ dự trữ quốc gia được thực hiện theo mục 2 - Phụ lục 1, của Quyết định 1139/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
b. Kho xăng dầu thương mại Phát triển hệ thống kho xăng dầu thương mại nhằm bảo đảm sức chứa tối thiểu theo Quyết định 1139/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Vì tiến độ xây dựng các nhà máy lọc dầu Long Sơn, Nam Vân Phong và Vũng Rô triển khai chậm hơn so với kế hoạch, nên xem xét và điều chỉnh đẩy nhanh tiến độ đầu tư các kho xăng dầu để đảm bảo đủ năng lực tiếp nhận kho đầu mối. Bổ sung xây dựng các kho tuyến sau ở các khu vực trung tâm tiêu thụ xă ng dầu và dọc các tuyến ống dẫn dầu mới. Quy mô phát triển sức chứa kho xăng dầu thương mại tại các vùng cung ứng trong Phụ lục 1. Danh mục dự án đầu tư kho xăng dầu thương mại trong Phụ lục 2.
4.2.2. Phát triển hệ thống vận tải xăng dầu
a. Phát triển các cảng biển chuyên dùng xăng dầu đầu mối Ngoài các cảng xăng dầu hiện có và các cảng đã có dự án đầu tư, các cảng chuyên dụng xăng dầu mới cần được lập quy hoạch chi tiết để trình lên Bộ Giao thông vận tải bổ sung vào quy hoạch chi tiết hệ thống cảng biển Vi ệt Nam đến năm 2020, chủ yếu bao gồm:
- Khu vực Bắc Bộ gồm các cảng: Cảng Lạch Huyện và Cái Lân (Quảng Ninh), Đình Vũ (Hải Phòng).
 - Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các cảng: Cảng Hòn La (Quảng Bình).
- Khu vực duyên hải miền Trung gồm các cảng: Kê Gà (Bình Thuận ), Nhơn Hội, Bình Định, Cam Ranh (Khánh Hòa).
- Khu vực đồng bằng sông Cửu Long gồm các cảng: Soài Rạp (Tiền Giang) và Trà Cú (Trà Vinh).
b. Phát triển các tuyến ống chính dẫn xăng dầu
- Cải tạo và nâng cấp đồng bộ tuyến ống chính dẫn đầu B12 để nâng công suất bơm chuyển tối thiểu đạt 5 triệu m3/năm (bao gồm mở rộng sức chứa các kho trên tuyến, nâng cấp các trạm bơm chính, bơm mồi tại các kho và nâng cấp các đoạn tuyến ống nối các kho).
- Xây dựng mới các tuyến ống dẫn chính:
1. Tuyến ống nhà máy lọc dầu Ng hi Sơn - Hà Nam - Hà Nội - Hòa Bình Khẩn trương nghiên cứu chi tiết và triển khai xây dựng hệ thống đường ống (gồm 02 nhánh ống) từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn nối kết với hệ thống đường ống dẫn chính B12 tại kho Hà Nam, bơm chuyển tiếp theo tuyến ống B12 về kho Nam Phong (Phú Xuyên, Hà Nội), K132 (Hải Dương) và Đức Giang (Hà Nội). Phát triển thêm nhánh ống mới để bơm chuyển từ Phú Xuyên về Lương Sơn (Hòa Bình) để cung ứng cho khu vực Tây Hà Nội và Tây Bắc. Xây dựng thêm các kho trên tuyến tại Thanh Hóa, m ở rộng kho Hà Nam, Phú Xuyên, xây mới kho Phú Thị, Lương Sơn. Tổng chiều dài tuyến Nghi Sơn - Hà Nam khoảng 210 km, tuyến Nam Phong - Lương Sơn khoảng 50 km với giai đoạn triển khai năm 2013 - 2016.
2. Tuyến ống Vũng Áng (Hà Tĩnh) lên cửa khẩu Cha Lo (Quản g Bình) để cung ứng sang Lào Nghiên cứu khả năng xây dựng hệ thống đường ống từ Kho đầu mối Vũng Áng đi qua các huyện: Kỳ Anh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa, tổng chiều dài 228 km. Xây mới kho trung chuyển đường ống sang Lào tại khu vực cửa khẩu Cha L o, sức chứa 10.000m3 với giai đoạn từ năm 2014 - 2016.
3. Tuyến ống lên Bắc Tây Nguyên (Kho Phú Hòa - Quy Nhơn đi Pleiku) Nghiên cứu và triển khai xây dựng hệ thống đường ống Phú Hòa/Quy Nhơn đi Pleiku theo hướng của quốc lộ 19 với tổng chiều dài 180 km, đ i qua các địa phương Phú Mỹ, Phú Phong, đèo An Khê, đèo Mang Yang, Iatiêm (kho Bắc Tây Nguyên), xây dựng thêm kho trung chuyển ở Phú Phong và trạm bơm tại chân đèo Măng Yang vào giai đoạn 2014 - 2016.
4. Tuyến ống kết nối Tổng kho Lạch Huyện - tuyến B12 (k hu vực Biểu Nghi) Từ Tổng kho đầu mối Lạch Huyện xây dựng tuyến ống mới kết nối với tuyến ống B12, điểm kết nối tại khu vực Biểu Nghi. Dự kiến xây dựng 02 tuyến ống 14” với chiều dài từ Lạch Huyện đến Biểu Nghi khoảng 15km.
5. Tuyến ống kết nối Nhà máy lọc dầu Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) với Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè PV Oil (TP Hồ Chí Minh) Nghiên cứu và triển khai xây dựng hệ thống đường ống từ nhà máy lọc dầu Long Sơn về Nhơn Trạch, Nhà Bè theo hướng Quốc lộ 51 về Bà Rịa; từ Bà Rịa theo tuyến ống dẫn khí về KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai); vượt sông Nhà Bè về đến khu vực các Tổng kho xăng dầu Nhà Bè của Petrolimex và PV Oil, với chiều dài khoảng 68 km.
c. Nâng cao năng lực phương tiện vận tải xăng dầu đường thủy, đường bộ, đường sắt Cải tạo, nâng cấp và hiện đại h óa các phương tiện vận chuyển bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt hiện có nhằm bảo đảm linh hoạt và an toàn vận chuyển dầu thô và các sản phẩm xăng dầu theo từng giai đoạn của quy hoạch. Khai thác năng lực công nghiệp tàu thủy, công nghiệp ô tô trong nước để đóng mới các tàu xà lan, ô tô xitéc … chuyên dùng chở dầu. Nâng cao năng lực vận tải đường sắt theo tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai để đáp ứng yêu cầu cung ứng xăng dầu của các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và tái xuất sang Vân Nam - Trung Quốc.
4.2.3. Phát triển hệ thống bán lẻ xăng dầu Các tỉnh, thành phố rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống bán lẻ xăng dầu đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, gửi báo cáo quy hoạch và quyết định phê duyệt về Bộ Công Thương để tổng hợp. Bộ Cô ng Thương lập các quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc các tuyến quốc lộ, đường cao tốc kết hợp với các trạm nghỉ dừng chân.
5. Nhu cầu vốn đầu tư Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất và phân phối xăng dầu cho cả kỳ quy hoạch là 651.523 tỷ đồ ng, cụ thể:
- Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất xăng dầu giai đoạn 2010 - 2015 là 267.876 tỷ đồng. Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất xăng dầu giai đoạn 2016 - 2020 là: 204.582 tỷ đồng. Tổng nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển hệ thống sản xu ất cho cả kỳ quy hoạch là: 472.458 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn cho hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2011 - 2015 là 41.187 tỷ đồng. Nhu cầu vốn cho hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2016 - 2020 là 47.466 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống phâ n phối cho cả kỳ quy hoạch là 88.653 tỷ đồng. Nhu cầu về vốn đầu tư cho hệ thống sản xuất và phân phối xăng dầu theo các giai đoạn trong Phụ lục 3.
6. Các chính sách và giải pháp chủ yếu
6.1. Các giải pháp
6.1.1. Giải pháp thu hút vốn và khuyến khích đầu tư
- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư và hình thức sở hữu, huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội, chú trọng các nguồn vốn được huy động từ thị trường chứng khoán, cổ phần hóa doanh nghiệp, nguồn FDI, vốn vay, v.v …. Kết hợp lồng g hép các nguồn vốn của các chương trình, dự án đầu tư và tham gia thị trường tài chính trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư có nhu cầu vốn lớn.
- Tăng cường các hoạt động quản lý giám sát đầu tư, đặc biệt là kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả đầu t ư các công trình dầu khí.
- Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các dự án trọng điểm về lọc, hóa dầu đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; một phần hỗ trợ cho đ ầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Công bố công khai Quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến xăng dầu.
- Phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn đối với các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, tránh đầu tư tràn lan làm phân tán nguồn lực, gây chậm tiến độ.
6.1.2. Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất xăng dầu
- Nguyên liệu dầu thô: Đảm bảo và cân đối đủ dầu thô khai thác tại các mỏ trong nước cho sản xuất xăng dầu của nhà máy lọc dầu Dung Quất, từng bước xây dựng kho dự trữ dầu thô chiến lược đảm bảo cung cấp cho các nhà máy lọc dầu khác sử dụng dầu nhập ngoại.
- Nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học: Các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học phải gắn với các vùng nguyên liệu trồng sắn, mía và cây có dầu. Doanh nghiệp có chính sách phù hợp, phối hợp với địa phương trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu và ký hợp đồng dài hạn với nông dân bảo đảm đủ nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
 6.1.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm xăng dầu
- Các doanh nghiệp lớn sản xuất, kinh doanh xăng dầu, trong đó nòng cốt và chủ lực là các doanh nghiệp Nhà nước (PVN, Petrolimex) kiện toàn tổ chức các trung tâm phân phối theo các vùng cung ứng trên địa bàn cả nước.
- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu xăng dầu để tiêu thụ hết sản phẩm của các nhà máy lọc dầu. Thường xuyên cập nhật dự báo cân đối cung cầu xăng dầu trên thị trường t rong nước, giá cả xăng dầu trên thị trường quốc tế, trong khu vực và các vùng miền trong nước để kiểm soát thị trường.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các mạng lưới phân phối để kiểm soát chặt chẽ thị trường xăng dầu, nhất là vấn đề giá bán và chất lượng xăng dầu, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những trường hợp gian lận thương mại, bán lẻ tại các cửa hàng xăng dầu và đầu cơ, tích trữ xăng dầu vào thời điểm nhạy cảm.
- Đề xuất giải pháp tích cực để bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu cho các đ ịa bàn vùng núi, biên giới, hải đảo …
6.1.4. Giải pháp bảo đảm chất lượng sản phẩm, an toàn và bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức về môi trường đến toàn dân.
- Kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất xăng dầu t ừ khâu nhập nguyên liệu đến quá trình sản xuất tại nhà máy và xuất sản phẩm đi tiêu thụ, quá trình vận chuyển, tồn chứa xăng dầu; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn về môi trường cho phù hợp với ti êu chuẩn Việt Nam; xây dựng mục tiêu dài hạn về môi trường theo hướng thống nhất với tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, khu vực và thế giới.
- Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trong việc bảo đảm an toàn môi trường đối với tất cả các khâu sản xuất và phân phối xăng dầu. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp mới về giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
6.1.5. Giải pháp phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực
- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân có kỹ thuật hiện có, đào tạo bổ sung nhân lực vận hành cho các cơ sở chế biến và phân phối sản phẩm xăng dầu cho những khâu còn thiếu, còn yếu.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các trường đào tạo cán bộ, kỹ sư và công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ t hống sản xuất và phân phối xăng dầu.
6.1.6. Giải pháp về khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh và phân phối xăng dầu, giảm thiểu tối đa hao hụt xăng dầu trong quá trình vận chuyển và tồn chứa xăng dầu.
- Nghiên cứu lựa chọn, ứng dụng, làm chủ và phát triển các công nghệ tiên tiến của nước ngoài trong các lĩnh vực chế biến, vận chuyển và phân phối xăng dầu. Áp dụng các giải phá p công nghệ mới làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành các sản phẩm xăng dầu. Đặc biệt quan tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ lọc hóa dầu hiện đại, sản xuất những thiết bị và vật tư thông dụng trong nước để giảm giá thành xây dựng các công trình lọc hóa dầu và phân phối xăng dầu.
- Kết nối giữa thực tế sản xuất với các Viện nghiên cứu, trường đại học trong nước để xây dựng và triển khai nghiên cứu các chương trình, đề tài, đề án trọng điểm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối xăng dầu.
6.2. Các cơ chế ch ính sách
6.2.1. Chính sách phát triển sản xuất xăng dầu
- Ban hành chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy lọc dầu, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu tiên vay vốn tín dụng, khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lọc hóa dầu .
- Xây dựng cơ chế, chính sách, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính … để phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình sản xuất xăng dầu.
- Ban hành các chính sách ưu đãi cho các dự án nhiên liệu sinh học và đưa nhiên liệu sinh học vào tiêu dùng để khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Đưa chương trình chế biến và sử dụng nguyên liệu sinh học thành một chiến lược phát triển của ngành dầu khí.
- Đầu tư có trọng điểm cá c nhà máy lọc hóa dầu, ưu tiên các dự án có quy mô lớn và công nghệ cao. Không khuyến khích các dự án lọc dầu quy mô nhỏ. Không cấp phép cho các dự án có công nghệ lạc hậu.
6.2.2. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống phân phối xăng dầu
- Thường xuyên giám sát việc thực hiện Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu để phát hiện những điểm bất cập cần bổ sung điều chỉnh kịp thời, cơ chế hợp lý về giá bán xăng dầu.
- Nhà nước và các địa phương cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư (bằng vốn tự cân đối của doanh nghiệp) xây dựng kho xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng nhiên liệu tại mỗi vùng, địa phương. Khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong lĩnh vực an toàn phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
- Ưu tiên quỹ đất quy hoạch để xây dựn g hệ thống kho cảng xăng dầu đầu mối, bố trí kho xăng dầu theo quy hoạch khu công nghiệp ven biển để khai thác chung các công trình hạ tầng như nạo vét luồng lạch, đường giao thông, cấp điện, cấp nước … Tập trung các kho cảng tiếp nhận đầu mối thành các cụ m lớn nhằm khai thác tối ưu cơ sở vật chất kỹ thuật, hạn chế đầu tư tràn lan các kho cảng xăng dầu và giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn về cháy nổ, ô nhiễm môi trường.
- Xác định các hệ thống đường ống xăng dầu là công trình cơ sở hạ tầng năng lượng của q uốc gia, được Nhà nước và các Bộ, ngành quan tâm và hỗ trợ tối đa.
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống kho dự trữ quốc gia mặt hàng xăng dầu, bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam.
- Tăng cường khả năng chế tạo và sử dụng các phương tiện vận tải trong nước đã sản xuất được như tàu chở dầu, xe bồn chuyên dụng.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu có quy mô lớn trên các tuyến quốc lộ, đường cao tốc kết hợp các trạm nghỉ dừng chân.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất và phân phối xăng dầu, công bố công khai “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng xăng dầu giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi thực hiện, giám sát và cập nhật quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại các Nghị định, Quyết định có liên quan đến sản xuất và phân phối xăng dầu, đề xuất các cơ chế, chính sách để góp phần phát triển ổn định và bền vững ngành dầu khí.
- Trước mắt, cần tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Long Sơn, Nam Vân Phong, Vũng Rô; nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất; các nhà máy nhiên liệu sinh học. Chỉ đạo việc pha chế và đưa nhiên liệu sinh học E5, E10, B5, B10 được sử dụng rộng rãi theo lộ trình đã được phê duyệt.
- Tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả các dự án kho cảng xăng dầu dự k iến đầu tư trong giai đoạn quy hoạch.
- Chỉ đạo công tác quy hoạch chi tiết và lập các dự án đầu tư vận chuyển sản phẩm xăng dầu bằng đường ống từ Nghi Sơn, Thanh Hóa về Hà Nam - Hà Nội - Hòa Bình, Long Sơn về Thành phố Hồ Chí Minh; từ Quy Nhơn lên Pleiku, từ Vũng Áng - Hà Tĩnh lên cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình.
- Chủ trì thẩm định và phê duyệt bổ sung quy hoạch đối với các dự án kho xăng dầu thương mại có công suất kho dưới 100.000 m3.
- Chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý N hà nước về sản xuất và phân phối xăng dầu.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nghiên cứu và triển khai xây dựng các kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu. Tiếp tục chỉ đạo việc triển khai nghiên cứu các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, cơ lý đá đối với các vị trí dự kiến đặt các kho ngầm dự trữ dầu thô, cũng như tiến độ xây dựng các kho này.
- Lập quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc các tuyến quốc lộ, đường cao tốc.
2. Các Bộ liên quan Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Giao thông vận tải thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp với Bộ Công Thương triển khai cụ thể hóa các giải pháp, chính sách nêu trong quy hoạch này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố và các khu kinh tế, khu công nghiệp có tính đến việc xây dựng các dự án thuộc “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối mặt hàng xăng dầu giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Ủy ban nhân dân các tỉnh ưu tiên dành qu ỹ mặt đất, mặt nước để xây dựng các công trình sản xuất và phân phối xăng dầu các vị trí đã được quy hoạch, đặc biệt là quỹ đất để xây dựng các hệ thống đường ống xăng dầu.
- Tổ chức quản lý và tạo điều kiện triển khai các dự án đầu tư hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt. Chỉ đạo các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ việc xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật đầu tư, xây dựng.
- Xây dựng, rà soát và đi ều chỉnh bổ sung quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh, thành phố; gửi báo cáo Bộ Công Thương để tổng hợp.
- Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát gi á cả và thị trường xăng dầu; ngăn chặn tình trạng đầu cơ, đảm bảo bình ổn giá xăng dầu trên địa bàn.
4. Các doanh nghiệp sản xuất, đầu mối kinh doanh và phân phối xăng dầu
- Nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh xăng dầu .
- Tổ chức triển khai đúng tiến độ và có hiệu quả các dự án sản xuất, phân phối xăng dầu, đặc biệt là các nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Vân Phong, Long Sơn, Vũng Rô, các kho cảng tiếp nhận đầu mối lớn, các tuyến ống dẫn chính để bảo đảm đủ nguồn cung ứng xăng dầu.
- Kiện toàn hệ thống kênh phân phối, đặc biệt là hệ thống bán lẻ xăng dầu theo hướng hiện đại, văn minh thương mại và an toàn về môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.    
 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KHĐT, TC, KHCN, GTVT, TNMT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương;
- Các Vụ, Cục thuộc Bộ Công Thương;
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
- Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam;
- Lưu VT, NL.
BỘ TRƯỞNG
 
 
 
 
Vũ Huy Hoàng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
-------

No.: 2412/QD-BCT

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, May 17, 2011

 

DECISION

APPROVING PLANNING OF DEVELOPING PRODUCTION, DISTRIBUTION SYSTEM OF GAS AND OIL IN THE 2010 – 2020 PERIOD WITH ORIENTATION TOWARD 2025

 

MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE

Pursuant to the Decree No.189/2007/ND-CP dated December 27, 2007 of the Government stipulating function, duties, authorities and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Decree No.92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 of the Government and the Decree No.04/2008/ND-CP dated January 11, 2008 of the Government on amendment, supplement of a number of Articles of the Decree No.92/2006/ND-CP on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans;

Pursuant to the Decision No.223/QD-TTg dated February 18, 2009 of the Prime Minister approving planning on development of Vietnam Oil and Gas branch in the period of up to 2015 with orientation toward 2025 and the Decision No.1139/QD-TTg dated July 31, 2010 on approving the development planning of reservation system of crude oil and petroleum products of Vietnam toward 2015 with vision toward 2025;

Pursuant to the Notice No.133/TB-VPCP dated April 20, 2009 of the Government Office on scheme to promote development and strengthen state management for distribution systems on the retail market at present and following years of Vietnam;

The Decision No.2358/QD-BCT dated May 19, 2009 of the Ministry of Industry and Trade on promulgating the plan for implementing to make the development planning of distribution, production systems of a number of essential goods for production and social life in the 2010 – 2020 period with consideration toward 2025 and Decision No.5721/QD-BCT dated November 13, 2009 of the Ministry of Industry and Trade on approving plan and cost estimation of project “the development planning of distribution, production systems of gas and oil products in the 2010 – 2020 period with vision toward 2025”;

Pursuant to the result of appraising the Scheme “the development planning of distribution, production systems of gas and oil products in the 2010 – 2020 period with vision toward 2025” dated January 21, 2011 of the appraisal council of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Statement No.063/2011/PEC-TK-TTr dated January 24, 2011 of Petrolimex Engineering Company;

At the proposal of Deputy Minister of Energy Department,

DECIDES:

Article 1.To approve “Planning of developing production, distribution system of gas and oil in the 2010 – 2020 period with orientation toward 2025” with the major contents as follows:

1. Point of view of development

- To develop systems of petroleum production and distribution uniformly, efficiently, safely, with multidisciplinary, interdisciplinary and consistent with the general development of the country, in accordance with the development planning of the industries, the localities and development trend of the domestic petroleum market.

- To develop systems of petroleum production and distribution in order to stabilize production capacity of petrochemical plants, ensuring circulation and stabilizing the market of consuming petroleum products to all regions of the country, contributing to ensure energy security.

- To minimize impacts on the economy in case of oil supply on world markets being decreased irregularly and contribute to increase economic efficiency certainly in case the world oil price is changed suddenly.

- To ensure state sector playing a key role and encouraging maximum participation of other economic sectors in the domains of processing production, service, transportation, distribution…

- To develop sustainably, link between economic development with economical use of natural resources and ecological environment protection.

- To develop petroleum production and distribution systems associated with maintaining political stability, social welfare, security and defense assurance.

- To plan the policies of petroleum manufacture and distribution appropriate for each stage of socio-economic and market development with orientation.

2. Object of development

- To identify needs and ability to build a system of oil refineries, infrastructure, distribution of petroleum products (terminal, transportation systems, retail systems ...) to ensure domestic consumption demand and export.

- To ensure the petroleum security in the situation that petroleum supply and demand in the world always to be fluctuated, changed in the negative direction for the importing coutries of petroleum such as Vietnam.

- To exploit and take advantage of existing production capacity, the ability to build new refineries, petroleum processing firms; to add terminal system of petroleum, petroleum transportation system in the whole country and the provision regions in the 2010 - 2020 period and orientations toward 2025.

- To continue to invest and build refineries aiming to meet the rising demand for raw materials and fuel of the local market, gradually replacing import of petroleum products, orienting for exporting some products abroad. Along with the oil refinery project, the other processing projects to diversify sources of production and product types shall be implemented (condensate, biofuels, v.v…).

- To layout the distribution system reasonably, safely, effectively, and ensure to timely supply fuel with a reasonable price. To ensure stability for domestic oil and gas market, having no poor quality products affecting the environment.

3. Orientation of development

3.1. Orientation of development for petroleum production system

- Orientation on oil filter: to combine sources of domestic exploited crude oil with imported crude oil sources to build and expand the refineries according to the planning of developing the oil and gas industry approved. To speed up the construction schedule of petrochemical plants, complete the expansion and construction of 6-7 petrochemical refineries toward 2025 with a total refining capacity from 45 to 60 million tons/year.

- Orientations for development of biofuels: to implement and improve the existing biofuel plants which are invested for construction to meet demand for gasoline blending E5, E10, B5, B10, and proceed to export.

- Condensate processing orientation: to take advantage of the domestic exploited source of condensate with imported one to produce gasoline; to consider the construction more or expansion of existing plants to increase production capacity and quality of domestic petroleum products.

- To build strategic reservation storage system of crude oil for the refineries contributing to ensure production and energy security.

3.2. Orientation of development of gasoline distribution system

- To set up and upgrade the large distribution systems of contact enterprises with the State capital as the core in the whole country for products consumption of domestic refineries and imported petroleum. The distribution centers were built in sync on organization (corporations, companies, branches, enterprises ...) and infrastructure, material and technical capacity (system of terminal hubs, rear depots, yards, transport systems …).

- To develop a network of direct gasoline retail of enterprises and systems of general agents, agents with system of rear depots, retail stores to each locality, commune/ward.

- To optimize the roads for gasoline transportation, especially research to build new major pipelines in some areas to connect from the refineries to major consumption centers to minimize transportation costs, loss and difficulty when transporting by water, land from the terminals in the coastal areas to major consumption centers and the remote, mountainous areas and border.

4. Development planning for petroleum production and distribution system

4.1. Development planning of production system

4.1.1. Refineries and condensate processing plants

Basically, to follow the Decision 223/QD-TTg on February 18, 2009 of the Prime Minister approving the planning on development of the petroleum industry of Vietnam in the period toward 2015 with orientation toward 2025, specifically as follows:

- The toward 2020 period: to upgrade and expand the Dung Quat oil refinery up to from 8 to 10 million tons of crude oil/year. To begin the construction and operate the Nghi Son petrochemical combination with a capacity of processing 10 million tons of crude oil/year, Nam Van Phong with processing capacity of 10 million tons of crude oil/year, Long Son petrochemical refineries with processing capacity of 10 million tons of crude oil/year and the Vung Ro oil refinery with a processing capacity of 4 million tons of crude oil/year.

- Orientation of the 2020 - 2025 period: to complete the capacity expansion of the Nghi Son petrochemical combination and Long Son oil refinery with a capacity of processing 20 million tons of crude oil/year. To estimate to construct new or upgrade and expand existing plants (1-2 plants) with oil processing configuration to ensure national energy security on fuel products and diversification of other petrochemical products.

4.1.2. Bio-fuel plants

In the toward 2015 period, to implement the investment of construction and operate the bio-ethanol plants in Phu Tho, Quang Ngai, Binh Phuoc with capacity of each plant of 100,000 tons/year in accordance with the approved plans. After 2015, depending on the market demand, the ability of raw material source and efficiency of operation of the plants built and energy security objectives, food security, the environment that the other bio-ethanol and biodiezen manufacturing plants would be considered for additional investment.

4.1.3. Crude oil storage for oil refineries

To continue the implementation and deployment of reserved crude oil storage systems according to the Decision 1139/QD-TTg July 31, 2009 of the Prime Minister on approving the development planning of crude oil reservation system and petroleum products of Vietnam toward 2015, vision toward 2025: by 2025, reserve about 2,2 million tons of crude oil (about 3.1 million m3 of storage), of which 500,000 tons of imported one equivalent Bach Ho oil and 1,7 million tons of crude oil of the Middle East. To develop crude oil containing underground storage system in the toward 2025 period, including: Long Son storage with capacity of about 1 million m3, Nghi Son storage with a capacity of about 1 million m3, Van Phong storage with a capacity of about 1.1 million m3.

4.2. Development plan for the distribution system

4.2.1. Development of petroleum storage systems

a. National reservation storage of petroleum

The development of storage system of oil and gas for national reservation is implemented according to item 2 – Annex 1 of the Decision 1139/QD-TTg dated July 31, 2009 of the Prime Minister.

b. Commercial storages

To develop the commercial petroleum storage systems aiming to ensure a minimum capacity as prescribed in the Decision 1139/QD-TTg July 31, 2009 of the Prime Minister. Because the construction progress of the Long Son, Nam Van Phong and Vung Ro oil refineries is deployed slower than planned, the adjustment to speed up investment of petroleum storages should be considered to ensure sufficient capacity of receiving contact terminal. To supplement the construction of rear depots in the fuel consumption center areas and along the new oil pipelines.

Development scale of commercial petroleum storage capacity in the regions is provided in Annex 1.

List of investment projects of commercial petroleum storages is in Annex 2.

4.2.2. Development of petroleum transport system

a. Development of specialized petroleum ports

Besides the existing petroleum ports and the ports having investment projects, the new specialized petroleum ports need to be set up detailed planning for submission to the Ministry of Transport to add into the detailed planning of the Vietnam port system toward 2020, mainly consists:

- Northern region includes the ports: Lach Huyen and Cai Lan ports (Quang Ninh), Dinh Vu (Hai Phong).

- Central Northern region includes the ports: Hon La port (Quang Binh).

- Central Coastal region includes the ports: Ke Ga (Binh Thuan), Nhon Hoi, Binh Dinh, Cam Ranh (Khanh Hoa).

- Mekong delta region includes the ports: Soai Rap (Tien Giang) and Tra Cu (Tra Vinh).

b. Development of the major petroleum pipeline

- To improve and upgrade in sync the leading major pipeline B12 to increase pumping capacity is at least 5 million m3 per year (including the expansion of storage capacity on the pipeline and upgrading the main pumping stations, priming pumping stations in the warehouse and upgrading the pipelines connecting the storage).

- To construct newly main pipelines:

1. Pipelines of the refineries in Nghi Son - Ha Nam - Ha Noi - Hoa Binh

Urgently research in detail and deploy to build the pipeline system (including 02 branches of pipes) from the Nghi Son petrochemical refinery connected to the main pipeline systems B12 in the warehouses Hanam, pumped for transfer upon the pipeline B12 to the Nam Phong warehouses (Phu Xuyen, Ha Noi), K132 (Hai Duong) and Duc Giang (Hanoi). To develop more new pipe branches to pump from the Phu Xuyen Luong Son (Hoa Binh) to provide for areas of Hanoi West and the North West. To develop more the storages on the route of Thanh Hoa, expand Ha Nam warehouse, Phu Xuyen, to build newly the warehouse of Phu Thi, Luong Son. The total length of Nghi Son - Ha Nam route is about 210 km, Nam Phong – Luong Son route is about 50 km with the 2013 to 2016 implementation period.

2. The Pipeline of Vung Ang (Ha Tinh) to Cha Lo border gate (Quang Binh) to supply to Laos

To research the capacity of building pipeline system from Vung Ang storage passing to the districts of Ky Anh, Quang Trach, Tuyen Hoa and Minh Hoa with the total length of 228 km. To build newly pipelines entrepot into Laos at the Cha Lo border gate area with storeage capacity 10,000 m3 in the period from 2014 to 2016.

3. The Pipeline to the North Highlands (Phu Hoa - Quy Nhon storage to Pleiku)

To research and build pipeline system of Phu Hoa/Qui Nhon to Pleiku in the direction of Highway 19 with a total length of 180 km, passing through the localities of Phu My, Phu Phong, An Khe mountain Pass, Mang Yang mountain Pass, Iatiem (North Highlands warehouses); to build more entrepots in Phu Phong and pumping station at the Mang Yang mountain pass in the period of 2014 to 2016.

4. The pipeline connecting depot Lach Huyen - route B12 (Bieu Nghi area)

From the depot Lach Huyen, a new pipeline connected to the pipeline B12 shall be built, the connection point is at Bieu Nghi. To estimate to build two pipelines 14" with length from Lach Huyen to Bieu Nghi about 15km.

5. The Pipeline connecting the Long Son oil refinery (Ba Ria-Vung Tau) and the general depot Nha Be PV Petrol Oil (Ho Chi Minh City)

To research and to build the pipeline system from Long Son oil refinery to Nhon Trach, Nha Be toward Highway 51 to Ba Ria; from Ba Ria following gas pipeline to the Nhon Trach (Dong Nai); crossing Nha Be river to the area of Nha Be petroleum depot of Petrolimex and PV Oil, with a length of about 68 km.

c. Uprading capacity of means of petroleum transportation by water, land, rail

To renovate, upgrade and modernize the existing transportation means by water, land and rail aiming to ensure flexibility and safety for transport of crude oil and petroleum products at each stage of planning. To exploit capacity of the domestic ships industry, auto industry for building newly the barge, lorry tankers … specilized for oil transport.

To upgrade capacity of railway transport upon the line of Hai Phong - Hanoi - Viet Tri - Lao Cai to meet demand of oil and gas supply of the provinces of Phu Tho, Yen Bai, Lao Cai, Lai Chau and re-export to Yunnan – China.

4.2.3. Development of gas and oil retail system

The provinces and cities review and supplement the planning of system to retail gasoline up to 2020, with orientation toward 2025, sending report of the planning and approval decision to the Ministry of Industry and Trade for synthesis.

The Ministry of Industry and Trade make the planning of petroleum shops system along the highway, high speed highway combination with the rest stations.

5. Demand of investment capital

The total investment capital need for the production and distribution system of petroleum for the whole planning period is 651,523 billion dong, specifically:

- Investment capital need for the production system of petroleum in the period of 2010 - 2015 is 267,876 billion dong. Investment capital need for the production system of petroleum in the period of 2016 - 2020 is 204,582 billion dong. Total investment capital need for development of production systems for the whole planning period is 472,458 billion dong.

- Capital need for fuel distribution system in the period of 2011 - 2015 is 41,187 billion dong. Capital need for fuel distribution system in the period of 2016 - 2020 is 47,466 billion dong. The total investment needs for the distribution system for the whole planning period is 88,653 billion dong.

Demands for investment capital for production and distribution systems of petroleum upon the periods are in Annex 3.

6. Policies and major solutions

6.1. Solutions

6.1.1. Solution of capital attracting and investment promotion

- To diversify forms of investment and ownership; mobilize capital from all economic sectors in society, focus on funds raised from the stock market and equitization of enterprises, sources FDI, loans, etc.... combine with the fundings of programs, investment projects and participation in domestic and abroad financial markets for the investment projects with huge capital demand.

- To strengthen the activities of management, monitoring investments, especially internal controls to improve the efficiency of investment in the oil and gas projects.

- Funds from the state budget focusing on investment in infrastructure construction, building key projects on petrochemical filtration ensure implementation of the strategic objectives of economic-social development of the country; partial support for investment in scientific research, technological innovation and training of human resources development.

- To publicize the planning, list of investment projects, encourage domestic and abroad economic sectors to invest in the field of production and processing of petroleum.

- To phase investment at each stage for the projects aiming to accelerate the schedule of investment projects, avoid spreading investment dispersing resources, causing delays.

6.1.2. Solution of ensuring material source for oil and gas production

- Crude oil material:

To make sure and balance enough crude oil exploited in the domestic mines for producing petroleum of the Dung Quat refinery, gradually develop the strategic crude oil reservation storage to ensure supply for other refineries that use imported oil.

- Material for bio-fuel oil:

The plants producing biofuels must be associated with the material areas of cassava, sugarcane and oil plants. Enterprises have appropriate policies and coordinate with local authorities in planning the material zone and sign long-term contracts with farmers to ensure sufficient material for production.

6.1.3. Solution on market of consuming oil and gas products

- Big enterprises producing and trading petrole      um, in which State enterprises are the core and key (PVN, Petrolimex) strengthen the organization and distribution centers according to the supply region all over the country.

- To set up strong links between manufacturers, importers of gasoline to consume products of the refineries. Regularly update forecasts of supply and demand balance of petroleum on the domestic market, oil prices on international markets, in the region and domestic local regions to control the market.

- To enhance the State management for the distribution network to control closely the gas and oil market, especially the issues of fuel price and quality, timely detect and strictly handle commercial fraud cases, retail in the petroleum stores and petrol speculation, accumulation at the sensitive time.

- To propose active measures to ensure fuel supply source to the mountainous areas, border and island …

6.1.4. Solution of ensuring product quality, safety and environmental protection

- To enhance communication, education and dissemination of environmental knowledge to the whole people.

- Strictly control the petrol production process from raw materials stage to the manufacturing process in the plants and sending products to consumers, the process of transportation, fuel store; strictly comply with the process and standards of environmental protection. To supplement and amend the environmental standards to suit the standards of Vietnam; to build long-term objectives on environment oriented consistent with the environmental standards of Vietnam, the region and the world.

- To apply the strict measures to ensure environmental safety for all stages of production and distribution of petrol; to encourage enterprises to invest in research and application of new solutions on reduction of environmental pollution.

6.1.5. Solution of development and human resource assurance

- To focus on training to improve qualifications of staffs, technical workers, additional training of personnel to operate the processing facilities and distribution of petroleum products for the missing and weak stages.

- To set up and perfect the system of schools training officials, engineers and technical workers to meet the development needs of the system of production and distribution of petroleum.

6.1.6. Solution on science and technology

- To promote activities of scientific research and modern, high technology applications intended to improve management effectiveness, administration, business and production and distribution of fuel; to minimize fuel wastage during the course of transportation and petrol store.

- To study, select, apply, host and develop advance technologies of foreign countries in the fields of processing, transportation and distribution of fuel. To apply new technology solutions to reduce production costs, reduce the price of petroleum products. Particularly, interest in research and application modern petrochemical technologies; manufacture equipment and materials commonly used in domestic to reduce the cost of construction of the petrochemical refinery and petroleum distribution.

- To connect between the actual production with the domestic research institutes and universities to develop and implement to research critical programs and themes, schemes in the fields of production and distribution of petroleum.

6.2. The policy mechanism

6.2.1. Policy of development of gas and oil production

- To promulgate policies to support the infrastructure outside the fence of the refineries; to prefer corporate income tax; prioritize for credit loans; to encourage foreign investment in oil refinery.

- To set up the mechanisms and policies, diversification of the investment forms, reformation of administrative procedures ... to maximize resources, improve the efficiency of investment, accelerate investment schedule for the petroleum production projects.

- To promulgate preferential policies for biofuel researching projects and to bring biofuels to consumers to exploit the available material resources in the country; to bring the program of processing and use of biological materials into a development strategy of oil and gas industry.

- To make concentrated investment in petrochemical plants; to priotize the projects with large scale and high technology. Not to encourages small-scale refinery projects. Not to permit for the projects with obsolete technology.

6.2.2. Policy of encouraging investment, development of petrol distribution system

- Regularly monitor the implementation of the Decree of the Government on petroleum business in order to detect the unsuitabilities that need to modify timely, have appropriate mechanism for fuel prices.

- The State and local authorities need to encourage the enterprises to invest (by self-balance equity of the enterprises), to build petroleum depots to meet the demand of fuel supply in each region or locality; to encourage investment in new technologies in the field of safety of fire and explosive prevention and combat and environmental sanitation.

- To prioritize land of planning to build systems of contact petrol terminal; to locate petroleum storage according to planning of coastal industrial zone for the joint exploitation of the infrastructure works such as dredging, roads, electricity and water supply ... to concentrate contact receiving terminal into large clusters in order to optimize the exploitation of technical infrastructure; to limite spread investment in the petrol terminals and mitigate the risk of losing safety on fire and explosion, environmental pollution.

- To identify petroleum pipeline system to be works of the energy infrastructure of the country, being interested by the State and the ministries, branches and received the maximum support.

- Gradually build and perfect the system of national reservation storage of petroleum products to ensure energy security of Vietnam.

- To strengthen the ability to make and use the means of transport that can be produced in domestic such as tankers, dedicated tank lorry.

- To encourage the enterprises to build a system of petrol stores with large-scale on the highway, high speed highway combined with the rest stations.

Article 2. Implementation organization

1. The Ministry of Industry and Trade

- To implement state management functions on production and distribution of petroleum, publicize "development planning of production and distribution system of petroleum products in the period of 2010 - 2020, with vision toward 2025”.

- Regularly inspect and monitor the implementation; supervise and update planning.

- To preside over and coordinate with ministries, branches and localities to solve the difficulties and problems of the projects, and perform the tasks which have been specified in the Decrees, Decisions related to production and distribution of petrol by the Prime Minister; to propose the mechanisms and policies to help development stably and sustainably oil and gas industry.

- In the short term, it should focus on directing the construction of petrochemical plants - Nghi Son, Long Son, Nam Van Phong and Vung Ro; to upgrade and expand the Dung Quat refinery; biofuels plants. To direct the preparation and put biofuels E5, E10, B5, B10 which are widely used by the approved schedule.

- To focus on directing the effective implementation of the petroleum terminal projects which are expected to invest in the planning stage.

- To direct the detailed planning and make investment projects for transport of petroleum products by pipeline from Nghi Son, Thanh Hoa to Ha Nam - Ha Noi - Hoa Binh, Long Son to Ho Chi Minh; from Quy Nhon to Pleiku, from Vung Ang - Ha Tinh to Cha Lo border gate, Quang Binh.

- To preside over the appraisal and approval of additional planning for the projects of commercial petroleum storage with capacity storage of less than 100,000 m3.

- To preside over the making of legal documents related to state management on production and distribution of petroleum.

- To preside over and coordinate with Ministries and branches in directing the Vietnam Oil and Gas Corporation, Petroleum Corporation of Vietnam and the enterprises trading petroleum to research and deploy to build the national reservation warehouses of crude oil and petroleum products; to continue directing the implementation of research projects of engineering geology, hydrologic geology conditions, physical and mechanical rock for the position expected to put the underground storages of crude oil reservation, as well as the progress of construction of these warehouse.

- To make planning of the fuel stores system along the highway, high speed highway.

2. Relevant Ministries

The Ministries of Planning and Investment, Natural Resources and Environment, Science and Technology, Finance, Transport shall perform their duties, coordinate with the Ministry of Industry and Trade to deploy specifically the measures and policies outlined in this planning.

3. People s Committees of provinces and cities under central government

- To coordinate with State management agencies and enterprises to supplement and perfect the planning of economic-social development of provinces, cities and economic zones, industrial zones with consideration of building projects of "development planning of production and distribution systems of petroleum products in the period of 2010 - 2020, with vision toward 2025". People s Committees of provinces prioritize water, ground surface funds for construction of production and distribution works of petroleum at the position where was being planned, especially land fund for building the gas and oil pipeline system.

- To organize the management and create conditions for deployment of investment projects of fuel production and distribution system in the area in accordance with approved plans. To direct the authorities to closely manage the review and investment certificate issuance of projects and ensure in compliance with the provisions of construction, investment laws.

- To make, revise and supplement planning of petrol retail system in the province, city area; to send reports to the Ministry of Industry and Trade for synthesis.

- To direct market management forces in the area to coordinate with the authorities to strengthen inspection and control of petrol market prices; to prevent speculation and ensure fuel price stability over the area.

4. The enterprises manufacturing, trading and distributing petroleum

- Strictly perform the regulations of the State in the production and trading of petroleum.

- To implement timely and effectively the projects producing and distributing petroleum, especially the petrochemical refineries - Nghi Son, Van Phong, Long Son, Vung Ro, the large contact receiving terminals, the main pipelines to ensure adequate fuel supply.

- To consolidate the system of distribution channels, especially the petroleum retail system orienting modernization, trade civilization and safety on environment.

Article 3.This Decision takes effect from the signing date.

Article 4.The Ministries, Ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces, cities directly under the Central Government and the relevant agencies are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

MINISTER




Vu Huy Hoang

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2412/QD-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư liên tịch 62/2011/TTLT-BTC-BCT-BGTVT của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung Mục IV của Thông tư liên tịch số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển Việt Nam của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải

Hải quan, Giao thông, Hàng hải, Thương mại-Quảng cáo

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe