Quyết định 06/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về các thỏa thuận thương mại quốc tế

thuộc tính Quyết định 06/2012/QĐ-TTg

Quyết định 06/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về các thỏa thuận thương mại quốc tế
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06/2012/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:20/01/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Doanh nghiệp được tham vấn khi đàm phán thỏa thuận thương mại quốc tế

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 06/2012/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 về việc tham vấn cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đàm phán các thỏa thuận thương mại quốc tế.
Theo đó, cơ quan chủ trì đàm phán có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin và nghiên cứu ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp và có nghĩa vụ xác nhận việc đã tiếp nhận ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp qua thư điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì đàm phán.
Cơ quan chủ trì đàm phán cũng có trách nhiệm cung cấp các thông tin về kết quả nghiên cứu khả thi; thông tin khởi động đàm phán; các hiệp định, thỏa thuận mở cửa thị trường tiêu biểu mà đối tác đã ký với bên thứ 3; các tài liệu khác mà cơ quan chủ trì đám phán nhận thấy có thể và cần thiết thông tin thêm cho cộng đồng doanh nghiệp...
Cộng đồng doanh nghiệp có quyền tham gia ý kiến, đề xuất các vấn đề liên quan đến phương án và nội dung đàm phán hoặc các yêu cầu cần phải đặt ra cho đối tác hoặc cần lưu ý trong quá trình đàm phán; ý kiến có thể gửi trực tiếp đến doanh nghiệp hoặc thông qua đầu mối là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/03/2012.

Xem chi tiết Quyết định06/2012/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------------------
Số: 06/2012/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THAM VẤN CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VỀ
 CÁC THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
-------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 182/2007/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quyết định này quy định quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi tham vấn giữa cơ quan chủ trì đàm phán và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đàm phán các thỏa thuận thương mại quốc tế.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cơ quan chủ trì đàm phán” là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đoàn đàm phán được các cấp có thẩm quyền thành lập để chủ trì đàm phán một thỏa thuận thương mại quốc tế với một hoặc nhiều đối tác.
2. “Cộng đồng doanh nghiệp” là các doanh nghiệp Việt Nam được định nghĩa theo Luật Doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, và các cơ quan, tổ chức đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. “Thỏa thuận thương mại quốc tế” là các hiệp định thương mại song phương hay đa phương hoặc các thỏa thuận kinh tế, thương mại tương đương trong đó có các cam kết về mở cửa thị trường, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của nền kinh tế nói chung và của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng do Thủ tướng Chính phủ giao cho cơ quan chủ trì đàm phán thực hiện.
4. “Nghiên cứu khả thi” của một thỏa thuận thương mại quốc tế là nghiên cứu do cơ quan chủ trì đàm phán tiến hành hoặc phối hợp với một hoặc nhiều cơ quan khác nhằm phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức, xác định lợi ích và đánh giá tác động của một thỏa thuận thương mại quốc tế về mở cửa thị trường đối với Việt Nam để khuyến nghị khởi động đàm phán hay không và trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Điều 3. Quyền hạn và trách nhiệm tham vấn doanh nghiệp của cơ quan chủ trì đàm phán trong giai đoạn nghiên cứu khả thi
1. Việc tham vấn cung cấp và thu nhận thông tin được phép tiến hành khi cấp có thẩm quyền quyết định khởi động giai đoạn nghiên cứu khả thi về đàm phán thỏa thuận thương mại quốc tế với đối tác tiềm năng.
2. Sau khi có quyết định tiến hành nghiên cứu khả thi, cơ quan chủ trì đàm phán công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì đàm phán những nội dung thông tin như sau:
a) Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc tiến hành nghiên cứu khả thi một thỏa thuận thương mại quốc tế.
b) Cơ quan chủ trì đàm phán (tên, địa chỉ thư tín, địa chỉ thư điện tử của cơ quan chủ trì đàm phán để thu nhận thông tin, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp).
c) Đối tác tiềm năng để đàm phán thỏa thuận thương mại quốc tế (bao gồm thông tin về cơ quan chủ trì đàm phán phía đối tác); tóm tắt về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và đối tác tiềm năng.
d) Yêu cầu đặt ra đối với nghiên cứu khả thi và dự kiến thời gian kết thúc nghiên cứu khả thi.
đ) Thời hạn tiếp nhận đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp.
3. Trách nhiệm xác nhận và xử lý thông tin:
Cơ quan chủ trì đàm phán có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin và nghiên cứu ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp và có nghĩa vụ xác nhận việc đã tiếp nhận ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp qua thư điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì đàm phán.
4. Cung cấp thông tin khi kết thúc nghiên cứu khả thi:
Cơ quan chủ trì đàm phán được quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau để công bố kết quả nghiên cứu khả thi:
a) Tổ chức hội thảo giới thiệu kết quả nghiên cứu.
b) Đăng tải kết quả nghiên cứu trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì đàm phán.
5. Trong trường hợp cần thiết, nếu việc cung cấp thông tin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, cơ quan chủ trì đàm phán xem xét hình thức, mức độ và thời điểm phù hợp để thực hiện việc công bố thông tin tới cộng đồng doanh nghiệp.
Điều 4. Quyền tham vấn của cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu khả thi
Cộng đồng doanh nghiệp có quyền tham gia ý kiến với cơ quan chủ trì đàm phán trong thời hạn quy định tại mục đ khoản 2 Điều 3 của Quyết định này. Ý kiến tham gia có thể gửi trực tiếp tới cơ quan chủ trì đàm phán hoặc thông qua đầu mối là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm tham vấn doanh nghiệp của cơ quan chủ trì đàm phán trong giai đoạn đàm phán
1. Cung cấp thông tin khởi động đàm phán:
Cơ quan chủ trì đàm phán công bố quyết định khởi động đàm phán trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì đàm phán và các nội dung thông tin như sau:
a) Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại quốc tế.
b) Cơ quan chủ trì đàm phán (tên, địa chỉ thư tín, địa chỉ thư điện tử của cơ quan chủ trì đàm phán để thu nhận thông tin, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp).
c) Đối tác đàm phán (bao gồm thông tin về cơ quan chủ trì đàm phán phía đối tác).
2. Cung cấp thông tin liên quan khác:
Cơ quan chủ trì đàm phán có trách nhiệm cung cấp các tài liệu sau đây cho cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam qua thư điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì đàm phán:
a) Các hiệp định, thỏa thuận mở cửa thị trường tiêu biểu mà đối tác đàm phán đã ký với bên thứ ba. Cơ quan chủ trì đàm phán chỉ cung cấp nguyên bản trong trường hợp không có bản dịch tiếng Việt.
b) Các hiệp định, thỏa thuận mở cửa thị trường tiêu biểu (tương đương với thỏa thuận thương mại quốc tế về mở cửa thị trường đang được đàm phán) mà Việt Nam đã ký với bên thứ ba.
c) Các tài liệu khác mà cơ quan chủ trì đàm phán nhận thấy có thể và cần thiết thông tin thêm cho cộng đồng doanh nghiệp.
d) Công bố lịch trình, thời gian, địa điểm, nội dung các hoạt động hội nghị, hội thảo dành riêng cho cộng đồng doanh nghiệp được tổ chức bên lề các phiên đàm phán trong trường hợp các bên tham gia đàm phán tổ chức các hoạt động này.
3. Cơ quan chủ trì đàm phán, khi nhận được đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Xác nhận đã nhận được ý kiến qua thư điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì đàm phán.
b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin và nghiên cứu ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp.
Điều 6. Quyền tham vấn của cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn đàm phán
1. Cộng đồng doanh nghiệp có quyền tham gia ý kiến, đề xuất các vấn đề liên quan đến phương án và nội dung đàm phán hoặc các yêu cầu cần phải đặt ra cho đối tác hoặc cần lưu ý trong quá trình đàm phán.
2. Tham dự các hội thảo, các hoạt động khác dành riêng cho cộng đồng doanh nghiệp được tổ chức bên lề các phiên đàm phán trong trường hợp các bên tham gia đàm phán tổ chức các hoạt động này.
3. Ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp có thể gửi trực tiếp tới cơ quan chủ trì đàm phán hoặc thông qua đầu mối là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
4. Cộng đồng doanh nghiệp không tham gia vào quá trình đàm phán trừ khi các bên tham gia đàm phán có thỏa thuận khác.
Điều 7. Quyền hạn và trách nhiệm đầu mối tập hợp ý kiến doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đàm phán
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được làm đầu mối tập hợp và phản ánh ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp. Khi thực thi vai trò đầu mối, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có quyền hạn và trách nhiệm sau:
1. Phổ biến các tài liệu mà cơ quan chủ trì đàm phán đã cung cấp tới cộng đồng doanh nghiệp.
2. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất nội dung, phương án đàm phán, bao gồm cả các yêu cầu cần phải đặt ra cho đối tác đàm phán, hướng dẫn các doanh nghiệp xem xét, lưu ý các vấn đề quan trọng trong đàm phán để giúp doanh nghiệp tham gia ý kiến hiệu quả hơn cho cơ quan chủ trì đàm phán.
3. Tổ chức các hoạt động phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp.
4. Đôn đốc, thu thập và tổng hợp phản hồi của doanh nghiệp và chuyển cho cơ quan chủ trì đàm phán.
Điều 8. Tham vấn các nội dung đàm phán cụ thể
1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì đàm phán có thể tiến hành tham vấn trong phạm vi hẹp một hoặc nhiều nội dung đàm phán cụ thể với doanh nghiệp hoặc các cơ quan, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.
2. Thủ tục và trách nhiệm của các bên:
a) Khi tiến hành tham vấn theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan chủ trì đàm phán có trách nhiệm soạn thảo và yêu cầu doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp được mời tham vấn ký kết văn bản cam kết bảo mật các thông tin mà cơ quan chủ trì đàm phán chia sẻ hoặc thảo luận trong quá trình tham vấn.
b) Doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tham gia tham vấn có trách nhiệm bảo mật các thông tin đã ký cam kết bảo mật. Các hành vi vi phạm được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật quốc gia.
Điều 9. Chế độ bảo mật trong quá trình tham vấn
Trong mọi trường hợp, hoạt động tham vấn phải bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật quốc gia.
Điều 10. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cung cấp và thu nhận thông tin
Kinh phí cho việc thực hiện Quyết định này của cơ quan chủ trì đàm phán được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành đối với các nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan đó.
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2012.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế, Trưởng các đoàn đàm phán được cấp có thẩm quyền thành lập, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHQT (5)
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 06/2012/QD-TTg

Hanoi, January 20, 2012

 

DECISION

ON CONSULTATION WITH THE BUSINESS COMMUNITY ON INTERNATIONAL TRADE AGREEMENTS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the 2005 Law on Conclusion, Accession to and Implementation of Treaties;

Pursuant to the Government’s Decree No. 189/2007/ND-CP of December 27, 2007, on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 182/2007/QD-TTg of November 26, 2007, on strengthening governmental negotiation delegations on international economics and trade;

At the proposal of the Minister of Industry and Trade,

DECIDES:

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

This Decision provides the powers, responsibilities and scope of consultation between agencies responsible for negotiation and the Vietnamese business community in the process of preparing and negotiating international trade agreements.

Article 2. Interpretation of terms

In this Decision, the terms below are construed as follows:

1. Agency responsible for negotiation is a ministry, ministerial-level agency, government-attached agency or negotiation delegation established by competent authorities to assume the prime responsibility for negotiating an international trade agreement with one or more than one partner.

2. Business community comprises Vietnamese enterprises defined under the Enterprise Law, business associations and lawful representative agencies and organizations of these enterprises as provided by Vietnamese law.

3. International trade agreement means a bilateral or multilateral trade agreement or equivalent economic or trade agreement containing commitments to open the market, amend and supplement regulations and laws directly or indirectly affecting the operation of the economy in general and of the business community in particular, which is implemented by the agency responsible for negotiation under the Prime Minister’s assignment.

4. Feasibility study of an international trade agreement is a study conducted by the agency responsible for negotiation itself or in coordination with another agency or other agencies to analyze strengths and weaknesses, opportunities and challenges, identify benefits and assess impacts of an international trade agreement concerning market opening on Vietnam so as to recommend whether to initiate negotiations to competent authorities for consideration and decision.

Article 3. Powers and responsibilities of agencies responsible for negotiation to consult enterprises in the stage of feasibility study

1. Consultation to provide and collect information may be conducted after competent authorities decide to initiate the stage of feasibility study of negotiations on an international trade agreement with potential partners.

2. After the decision to conduct a feasibility study is made, the agency responsible for negotiation shall notify on its website the following information:

a/ The decision of a competent authority to conduct a feasibility study of an international trade agreement.

b/ The agency responsible for negotiation (its name, postal address and email address for receiving information and proposals from the business community).

c/ The potential partner for negotiating the international trade agreement (including information on its agency responsible for negotiation); brief information on economic and trade relations between Vietnam and the potential partner.

d/ Requirements set for the feasibility study and expected time of its completion.

e/ The deadline for receiving proposals from the business community.

3. Responsibility to confirm and process information:

The agency responsible for negotiation shall receive and process information, study opinions of the business community and confirm the receipt of opinions of the business community via e-mail or on its website.

4. Provision of information upon completion of the feasibility study:

The agency responsible for negotiation may announce feasibility study results by:

a/ Holding a conference to introduce study results, or b/ Posting study results on its website. 5. In case of necessity, if the provision of information may affect the process of negotiation, the agency responsible for negotiation may consider and select an appropriate form, level and time to announce information to the business community.

Article 4. The business community’s right to consultation in the stage of feasibility study

The business community may give opinions to the agency responsible for negotiation within the time limit specified at Point e, Clause 2, Article 3 of this Decision, either directly or through the Vietnam Chamber of Commerce and Industry.

Article 5. Powers and responsibilities of agencies responsible for negotiation to consult enterprises in the stage of negotiation

1. Provision of information on initiation of negotiations:

The agency responsible for negotiation shall announce the decision to initiate negotiations on its website with the following details:

a/ The competent authority’s decision on initiation of negotiations on the international trade agreement.

b/ The agency responsible for negotiation (its name, postal address and email address for receiving information and proposals from the business community).

c/ The negotiating partner (including information on its agency responsible for negotiation).

2. Provision of other relevant information:

The agency responsible for negotiation shall provide the following documents to the business community, including the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, by email or on its website:

a/ Typical treaties and agreements on market opening signed between the negotiating partner and third parties. The agency responsible for negotiation may provide original versions only in case no Vietnamese translations are available.

b/ Typical treaties and agreements on market opening (equivalent to the international trade agreement on market opening which is being negotiated) which have been signed between Vietnam and third parties.

c/ Other documents which the agency responsible for negotiation finds possible and necessary as additional information for the business community.

d/ The schedule, time, venues and agendas of conferences and workshops exclusively reserved for the business community which will be held on the sidelines of negotiation sessions, in case the negotiating parties organize these activities.

3. Upon receiving proposals of the business community, the agency responsible for negotiation shall:

a/ Confirm the receipt of opinions via email or on its website. b/ Receive, process and study the proposals.

Article 6. The business community’s right to consultation in the stage of negotiation

1. The business community may give opinions and proposals related to the negotiation plans and contents or requirements to be set for partners or taken into account in the process of negotiation.

2. The business community may participate in workshops and other activities exclusively reserved for the business community organized on the sidelines of negotiation sessions, in case the negotiating parties organize these activities.

3. The business community may send its opinions directly or via the Vietnam Chamber of Commerce and Industry to the agency responsible for negotiation.

4. The business community may not participate in the process of negotiation, unless otherwise agreed by the negotiating parties.

Article 7. Powers and responsibilities of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry to collect opinions of enterprises in the stage of negotiation

The Vietnam Chamber of Commerce and Industry may act as the focal point in gathering and reflecting opinions of the business community. In playing this role, it has the following powers and responsibilities:

1. To disseminate documents provided by the agency responsible for negotiation to the business community.

2. To organize researches, propose negotiation contents and plans, including requirements set for negotiating partners, and guide enterprises in considering and paying attention to important issues in negotiations so as to help enterprises contribute more effective opinions to the agency responsible for negotiation.

3. To organize various activities of providing information and raising awareness for enterprises.

4. To urge, collect and summarize feedbacks of enterprises and send them to the agency responsible for negotiation.

Article 8. Consultation on specific negotiation contents

1. In case of necessity, the agency responsible for negotiation may hold consultations on a restricted scale on one or several specific contents of negotiation with enterprises or their representative agencies and organizations.

2. Procedures and responsibilities of parties:

a/ When holding consultations under Clause 1 of this Article, the agency responsible for negotiation shall draft and request consulted enterprises and their representative agencies and organizations to commit in writing to keeping confidential information shared or discussed by the agency responsible for negotiation.

b/ Consulted enterprises or their representative agencies and organizations shall keep confidential information as committed. Any violation shall be handled under the law on protection of national secrets.

Article 9. Confidentiality regime during the process of negotiation

In all circumstances, consultation activities must strictly observe the law on protection of national secrets.

Article 10. Funds for information provision and collection

Funds for the implementation of this Decision by agencies responsible for negotiation shall be allocated from the state budget according to current regulations applicable to their regular duties.

Article 11. Implementation provisions

1. This Decision takes effect on March 15, 2012.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached agencies, heads of governmental negotiation delegations on international economics and trade, heads of negotiation delegations formed by competent authorities, the president of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, and related enterprises and organizations shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 06/2012/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất