Nghị định 86/CP của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá

thuộc tính Nghị định 86/CP

Nghị định 86/CP của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:86/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:08/12/1995
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 86/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 86 /CP NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 1995

QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990;

Theo đề nghị của Bộ trưởng bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Quản lý Nhà nước đối với chất lượng hàng hoá là bảo đảm sự kiểm soát cần thiết của Nhà nước đối với chất lượng hàng hoá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; kịp thời uốn nắn các sai sót và ngăn chặn hậu quả gây thiệt hại tài sản Nhà nước, quyền lợi và uy tín quốc gia, quyền lợi và sức khoẻ của nhân dân do hàng hoá không bảo đảm chất lượng gây ra.
Điều 2.- Việc phân công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá cho các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương nhằm mục đích sau:
1. Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý chất lượng hàng hoá của các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương trong các hoạt động kiểm soát chất lượng của toàn bộ quá trình sản xuất (từ định hướng sản xuất đến sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường).
2. Đề xuất với Chính phủ ban hành các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá thích hợp với nền kinh tế thị trường tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Điều 3.- Việc phân công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá theo các nguyên tắc sau:
1. Bảo đảm việc quản lý tập trung, thống nhất trong cả nước, đồng thời phân công trách nhiệm hợp lý đối với các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương nhằm tránh chồng chéo hoặc bỏ sót đối tượng quản lý. Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ trong phạm vi được phân công quản lý.
2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đồng thời có sự điều chỉnh phù hợp với khả năng, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên sâu của từng Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ để khắc phục những tồn tại trong các quy định đã ban hành.
3. Đối với một số loại hàng hoá đặc thù có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, đến an toàn về môi trường và sản xuất (nói ở Điều 4 chương II), việc quản lý về chất lượng (bao gồm các khâu từ chuẩn bị sản xuất đến sản xuất ra sản phẩm lưu thông phân phối sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu) được giao cho các Bộ quản lý chuyên ngành.
4. Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương trong phạm vi phụ trách của mình, có trách nhiệm cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng nêu trong các điều 5, 6, 7, 8 và 9 chương II của Nghị định này.
CHƯƠNG II
PHÂN CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
Điều 4.- Việc phân công quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá giữa các bộ, các ngành được thực hiện như sau:

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan chức năng giúp Chính phủ chỉ đạo và thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá, đề ra các chủ trương chính sách chung, quản lý thống nhất về nghiệp vụ và kiểm tra các bộ quản lý chuyên ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương trong việc chấp hành các quy định đó.
Bộ quản lý chuyên ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn, các quy định về bảo đảm và kiểm soát chất lượng hàng hoá thuộc phạm vi quản lý của mình, từ khâu định hướng sản xuất đến sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường.
Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá được phân công.
Đối với một số loại hàng hoá đặc thù, việc quản lý Nhà nước về chất lượng được giao cho một số bộ chuyên ngành như sau:
1. Bộ Y tế: Dược phẩm, dược liệu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, các loại mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người; vệ sinh an toàn đối với thực phẩm (tươi sống, đã qua chế biến công nghiệp), các loại nước uống, rượu và thuốc lá.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, giống con, các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, thức ăn gia súc (trừ phần trách nhiệm thuộc Bộ Thuỷ sản).
3. Bộ Thuỷ sản: Các động vật thuỷ sản, các thực vật thuỷ sản, sản phẩm động vật và thực vật thuỷ sản, thức ăn cho thuỷ sản, hải sản, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y thuỷ sản, ngư lưới, dụng cụ đánh cá.
4. Bộ Giao thông Vận tải: Các phương tiện vận tải, các công trình hạ tầng giao thông, các thiết bị nâng hàng từ một tấn trở lên, nồi hơi, bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải.
5. Bộ Xây dựng: Các công trình xây dựng.
6. Bộ Văn hoá - Thông tin: Các loại ấn phẩm, các nhạc cụ và sản phẩm văn hoá khác.
7. Bộ Công nghiệp: Các vật liệu nổ công nghiệp.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan ban hành các Thông tư liên bộ hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ được phân công tại các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 nói trên chậm nhất là sau hai tháng kể từ ngày ban hành Nghị định này.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng đối với các loại hàng hoá khác (trừ các đối tượng đã nêu tại các điểm1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 nói trên và đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia.
Tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế, thương mại, đối với những loại hàng hoá cần có sự phối hợp quản lý chất lượng, Thủ tướng Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý cho các Bộ liên quan trong từng trường hợp cụ thể. Các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương cần gấp rút kiện toàn các cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng chuyên ngành hiện có theo sự hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động của các cơ quan này.
Điều 5.- Việc ban hành và chỉ đạo áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) được phân công như sau:
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm ban hành các Tiêu chuẩn Việt Nam và đăng trong công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Đối với một số trường hợp cụ thể, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có thể uỷ quyền cho các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành TCVN sau khi được Chính phủ cho phép.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các Bộ chuyên ngành lập các Ban kỹ thuật cho từng lĩnh vực tương ứng với các Ban kỹ thuật của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế. Các ban kỹ thuật này bao gồm các chuyên gia, không phân biệt thành phần kinh tế, của các bộ, ngành, địa phương, cơ sở nghiên cứu và đào tạo, cơ sở kinh doanh sản xuất... để biên soạn các TCVN.
2. Bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng mục tiêu về chất lượng hàng hoá và các chính sách cụ thể phù hợp đối với các loại hàng hoá ngành mình phụ trách để thực hiện các mục tiêu chung; lập kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng hàng hoá và chương trình cải tiến nâng cao chất lượng hàng hoá của Bộ, ngành và cơ quan mình.
Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam cho các đối tượng cần quản lý, thoả thuận với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về kế hoạch và các biện pháp cần thiết trong việc biên soan tiêu chuẩn Việt Nam.
Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm quy định việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý bằng các quyết định áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam; tổ chức đôn đốc và kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam; tổ chức đôn đốc và kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam và xử lý các trường hợp vi phạm.
Điều 6.- Việc đăng ký chất lượng hàng hoá được thực hiện như sau:
1. Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương theo đối tượng được phân công, đề xuất danh mục hàng hoá bắt buộc phải đăng ký chất lượng với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố chung. (Trừ dược phẩm, mỹ phẩm do Bộ Y tế công bố; thuốc thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố; thuốc thú y thuỷ sản, các sản phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản công bố).
Trong trường hợp cụ thể, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có thể uỷ quyền cho các Bộ quản lý chuyên ngành công bố danh mục hàng hoá bắt buộc phải đăng ký chất lượng sau khi được Chính phủ cho phép.
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức việc đăng ký chất lượng cho các loại hàng hoá thuộc danh mục do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố.
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản tổ chức việc đăng ký chất lượng cho các loại hàng hoá được nếu trong khoản 1 của điều này và có trách nhiệm thông báo cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường danh sách các loại hàng hoá đã đăng ký.
3. Đối với hàng hoá có yêu cầu nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm trước khi đưa vào sản xuất và sử dụng hoặc cho phép nhập khẩu (dược phẩm, thuốc thú y, thuốc trừ dịch hại, các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, các loại giống cây trồng và vật nuôi, các thiết bị, vật tư kỹ thuật mới...) Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm lâm sàng để kết luận và quyết định việc đưa vào sản xuất, sử dụng, nhập khẩu. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các Bộ quản lý chuyên ngành (nói ở Điều 6 mục 2) chỉ cấp đăng ký chất lượng sau khi có giấy xác nhận kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm lâm sàng, đánh giá chất lượng... của tổ chức được Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định.
Điều 7.- Việc tổ chức kiểm tra chất lượng hàng hoá được phân công như sau:
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ liên quan quy định danh mục hàng hoá sản xuất trong nước, hàng hoá xuất nhập khẩu phải qua kiển tra chất lượng Nhà nước.
Hàng năm, vào tháng 9, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố chung danh mục này và đăng trong Công báo của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam để áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm sau.
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành quy định các chỉ tiêu cần kiểm tra và chỉ định các cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hoá đối với các hàng hoá bắt buộc phải qua kiểm tra chất lượng Nhà nước.
Đối với hàng hoá thuộc trách nhiệm quản lý của các bộ theo sự phân công ở điều 4, cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hoá được chỉ định bởi quyết định liên bộ của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường với Bộ có liên quan.
Các đơn vị sự nghiệp kỹ thuật thuộc cơ quan quản lý Nhà nước được chỉ định kiểm tra chất lượng không thực hiện các dịch vụ giám định chất lượng hàng hoá của các hợp đồng thương mại.
3. Để bảo đảm chất lượng hoạt động giám định chất lượng hàng hoá trong các hợp đồng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoà nhập với khu vực và quốc tế về hoạt động giám định chất lượng hàng hoá, các tổ chức thực hiện giám định chất lượng hàng hoá phải được xét duyệt công nhận và cấp giấy phép hoạt động.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ thương mại quy định về thủ tục xét duyệt công nhận các tổ chức giám định chất lượng hàng hoá, tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận nghiệp vụ kỹ thuật - thương mại cho các tổ chức thực hiện giám định chất lượng hàng hoá. Các tổ chức giám định chất lượng hàng hoá phải đăng ký hoạt động theo các Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, sau khi có chứng chỉ chứng nhận về nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành và nghiệp vụ thương mại.
Trong một số trường hợp cụ thể, các tổ chức giám định chất lượng hợp pháp có thể được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ định thực hiện lâm thời nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá.
4. Tổng cục Hải quan (Hải quan tại các cửa khẩu) chỉ làm thủ tục thông quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu thuộc danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng khi hàng hoá đã được cơ quan kiểm tra chất lượng cấp giấy xác nhận chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định.
Trường hợp chất lượng hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn quy định, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ quản lý chuyên ngành để xử lý.
Điều 8.- Việc Thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá được thực hiện như sau:

Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các bộ quản lý chuyên ngành và các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức kiểm tra và xử lý các vi phạm về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường theo Quyết định 96/TTg ngày 18 tháng 2 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan thanh tra chuyên ngành của các Bộ phối hợp theo chức năng được phân công, tổ chức thanh tra việc chấp hành Pháp lệnh và các quy định của Nhà nước về chất lượng hàng hoá, xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 10.- Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết, tổ chức thực hiện và định kỳ báo cáo Chính phủ về việc thực hiện Nghị định.
Điều 11.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
---------
No: 86-CP
Hanoi, December 08, 1995
 
DECREE
ON ASSIGNMENT OF STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES FOR THE QUALITY OF GOODS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Quality of Goods of December 27, 1990;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- State management over the quality of goods aims to ensure the necessary control of the State over the quality of goods in production, business, import and export activities; to redress in time mistakes and prevent consequent losses to State property, the national interests and prestige, the people's interests and health due to the poor quality of goods.
Article 2.- The division of tasks and powers among the Ministries, branches, agencies attached to the Government, and localities in State management of the quality of goods aims to:
1. Enhance the role and responsibility of the Ministries, branches, agencies attached to the Government, and localities in the management of quality control in the whole production process (from the orientation of production to the manufacture and marketing of goods).
2. Make recommendations to the Government to promulgate undertakings, policies and mechanisms of State management of the quality of goods that suit the market economy, create conditions for organizations and individuals to quickly apply scientific, technical and technological advances to the manufacture of quality products that meet the demands of the domestic and international markets.
Article 3.- The division of tasks and powers in State management of the quality of goods is based on the following principles:
1. Ensuring the centralized and unified management in the whole country, at the same time rationally dividing the responsibilities among the Ministries, branches, agencies attached to the Government, and localities in order to avoid overlapping or omission of any object of management. The Ministries, branches, agencies attached to the Government, and localities shall take direct responsibility before the Government within their assigned scope of management.
2. Depending on the functions and tasks of each Ministry, branch, agency attached to the Government and at the same time making adjustments to suit its capacity and specialized fields and technologies to overcome weaknesses in the regulations already promulgated.
3. For a number of particular kinds of goods which have direct effect on the customers' health, on the safety of the environment and production (stipulated in Article 4, Chapter II), the quality management (from the preparation for production to the manufacture of products, their circulation, distribution and use, export and import) shall be assigned to the Ministries managing specialized branches.
4. Within their scope of management, the Ministries, agencies attached to the Government, and localities take concrete responsibilities for each field of activities regarding standardization and quality management mentioned in Articles 5, 6, 7, 8 and 9, Chapter II of this Decree.
Chapter II
DIVISION OF RESPONSIBILITIES IN STATE MANAGEMENT OVER QUALITY OF GOODS
Article 4.- The division of responsibilities in State management over the quality of goods among the Ministries and branches shall be done along these lines:
The Ministry of Science, Technology and Environment is a specialized agency to assist the Government in guiding and unifying the State management of the quality of goods, laying down general undertakings and policies, performing unified professional management and supervising the implementation of those regulations by the Ministries managing specialized branches, agencies attached to the Government, and localities.
The Ministries managing specialized branches, and the agencies attached to the Government shall have to study and draw up guidelines and regulations on ensuring and controlling the quality of goods within their scope of management, from the production orientation to the manufacture and marketing of products.
The Ministries, branches, agencies attached to the Government, and localities shall have to closely collaborate with the Ministry of Science, Technology and Environment in organizing the implementation of their assigned State management functions and tasks regarding the quality of goods.
With regard to a number of particular kinds of goods, the function of State management of the quality of goods is assigned to the following specialized Ministries:
1. The Ministry of Health: pharmaceutical products, pharmaceutical materials, medical equipments and instruments, cosmetics which have direct effect on the people's health; hygiene and food safety (fresh, industrially processed), assorted drinks, alcohol and cigarettes.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development: fertilizers, veterinary medicines, plant protection drugs, plant and animal breeds, biological products in service of cultivation and husbandry, animal feeds (except those under the responsibility of the Ministry of Aquatic Products).
3. The Ministry of Aquatic Products: aquatic animals and plants, aquatic animal and plant products, feeds for aquatic and marine life, aquatic plant protection drugs and veterinary medicines for aquatic life, fishing nets and gear.
4. The Ministry of Transport and Communications: means of transport, communication infrastructure works, cargo-lifting equipment of one-ton or more in capacity, steam boilers, pressure boilers used in transport and communications.
5. The Ministry of Construction: construction projects.
6. The Ministry of Culture and Information: assorted publications, musical instruments and other cultural products.
7. The Ministry of Industry: industrial explosives.
The Ministry of Science, Technology and Environment together with the concerned specialized Ministries shall issue inter-ministerial Circulars guiding in details the implementation of their assigned tasks mentioned in Points 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 no later than two months after the promulgation of this Decree.
The Ministry of Science, Technology and Environment is responsible for State management of the quality of other kinds of goods (except those mentioned in Points 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 and goods related to national defense, security and national secrets).
Depending on the requirements of economic and trade development, for those kinds of goods the quality of which needs joint management, the Prime Minister shall assign the management responsibility to the concerned Ministries on a case-by-case basis.
The Ministries, branches, agencies attached to the Government and localities should promptly perfect the existing specialized agencies for quality management and control in compliance with the professional guidance of the Ministry of Science, Technology and Environment. The Ministry of Science, Technology and Environment shall collaborate with the other concerned Ministries to submit to the Prime Minister a regulation on the functions, tasks, powers and modes of operation of these agencies for promulgation.
Article 5.- The issue and guidance on the application of the Vietnamese standards shall be assigned as follows:
1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall issue the Vietnamese Standards and publish them on the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam. In a number of specific cases, the Ministry of Science, Technology and Environment, with permission of the Government, may delegate the Ministries managing specialized branches to issue the Vietnamese Standards.
The Ministry of Science, Technology and Environment shall work with the specialized Ministries to set up Technical Commissions for specific fields corresponding to the Technical Commissions of the International Standardization Organization. These Technical Commissions shall be comprised of specialists from any economic sector, from the Ministries, branches, localities, research and training institutions, business and production establishments... to compile the Vietnamese Standards.
2. The Ministries managing specialized branches, and agencies attached to the Government shall have to define the objectives for the quality of goods and concrete policies appropriate to various kinds of goods under their management in order to materialize the overall objectives; to make plans for materializing the objectives set for the quality of goods as well as the programs for improving the quality of goods in their own Ministries, branches and agencies.
The Ministries and the agencies attached to the Government shall elaborate a plan to work out the Vietnamese Standards for the objects subject to management, consult with the Ministry of Science, Technology and Environment on necessary plans and measures for compiling the Vietnamese Standards.
The Ministries managing specialized branches shall have to stipulate the obligatory application of the Vietnamese Standards for the units under their management by making decisions to apply the Vietnamese Standards, organize, and supervise the application of the Vietnamese Standards and handle violations.
Article 6.- The quality of goods registration shall be made as follows:
1. The Ministries, the agencies attached to the Government, and localities shall, depending on the kinds of goods assigned to them, propose the lists of goods subject to quality registration with the Ministry of Science, Technology and Environment so that the latter publicizes them. (except for phamaceutical products and cosmetics to be announced by the Ministry of Health; veterinary medicines to be announced by the Ministry of Agriculture and Rural Development; veterinary medicines for aquaproducts, biological products in service of aquaculture to be announced by the Ministry of Aquatic Products).
In specific cases, the Ministry of Science, Technology and Environment may delegate, by permission of the Government, the Ministries managing specialized branches to announce the lists of goods that are subject to quality registration.
2. The Ministry of Science, Technology and Environment shall organize quality registration for those kinds of goods on the lists announced by the Ministry.
The Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquatic Products shall organize quality registration for those kinds of goods referred to in Item 1 of this Article, and shall have to notify the Ministry of Science, Technology and Environment of the lists of registered kinds of goods.
3. With regard to goods which need to be studied, verified and tested before being put into production and use or being allowed for importation (phamaceutical products, veterinary medicines, anti-epidemic drugs, biological products in service of cultivation and husbandry, plant and animal breeds of various kinds, new technical equipments and materials...), the Ministry managing specialized branches shall preside over and co-ordinate with the concerned agencies in organizing the clinical verification and testing for conclusion and decision on their production, use and import. The Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministries managing specialized branches (mentioned in Article 6, Item 2) shall issue quality registration certificates only after getting confirmation of the results of the clinical verification and testing, quality evaluation... issued by the agency nominated by the Ministry managing specialized branches.
Article 7.- The organization of goods quality control shall be assigned as follows:
1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall preside over and co-ordinate with the concerned Ministries in drawing up a list of domestically manufactured goods, exported and imported goods that are subject to State quality control.
Annually, in September, the Ministry of Science, Technology and Environment shall make public this general list and publish it on the Official Gazette of the Socialist Republic of Vietnam for application from January 1st of the following year.
2. The Ministry of Science, Technology and Environment shall co-ordinate with the Ministries managing specialized branches in setting criteria for the control and in nominating the quality control agencies for commodities subject to State quality control.
With regard to commodities under the managerial responsibilities of different Ministries as assigned in Article 4, the quality control agency shall be nominated by an inter-ministerial decision of the Ministry of Science, Technology and Environment and a concerned Ministry.
The technical and administrative units under the State management agency nominated to control the quality shall not undertake quality control services for goods under commercial contracts.
3. To ensure the control of the quality of the goods under commercial contracts and to facilitate import and export activities and the integration into the region and the world in terms of quality of goods control, the organizations engaged in the goods quality control must be considered, recognized and licensed for operation.
The Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Trade shall provide for the procedures of considering and recognizing goods quality control organizations, organizing the evaluation and issuing certificates of technical and trading specializations to the goods quality control organizations. The goods quality control organizations must register their operation in accordance with the Law on Enterprises, the Law on Foreign Investment in Vietnam, after acquiring a certificate on the technical and trading specializations.
In a number of specific cases, legal quality control organizations may be nominated by the Ministry of Science, Technology and Environment to temporarily undertake the tasks of goods quality control.
4. The General Customs Department (Customs offices at the border gates) shall clear customs procedures for imports and exports subject to quality control only when the goods have been certified by a quality control agency that their quality meets the standards.
In case the quality of goods is below the standards, the quality control agency must notify the competent State management agency under the Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry managing specialized branches for settlement.
Article 8.- State Inspection of the quality of goods shall be effected as follows:
The Ministry of Trade shall co-ordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministries managing specialized branches and the concerned agencies in organizing the supervision and handling of violations with regard to the quality of goods circulated on the market in accordance with Decision No.96-TTg of February 18, 1995 of the Prime Minister.
Specialized inspection agencies of various Ministries shall collaborate with one another depending on their assigned functions, organize the inspection of the observance of State Ordinances and regulations regarding the quality of goods, handle or transfer to competent agencies for handling violations of laws regarding the quality of goods, settle complaints and denunciations in accordance with the Ordinance on Citizens' Complaints and Denunciations, the Ordinance on Handling of Violations of Administrative Regulations.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 9.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Government shall have to implement this Decree.
Article 10.- The Minister of Science, Technology and Environment shall have to provide detailed guidance, organize the implementation and periodically report to the Government on the implementation of the Decree.
Article 11.- This Decree takes effect from the date of its signing.
All the earlier provisions which are contrary to this Decree are now annulled.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 86/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất