Nghị định 20/1999/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá

thuộc tính Nghị định 20/1999/NĐ-CP

Nghị định 20/1999/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:20/1999/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:12/04/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 20/1999/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ  20 /1999/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 4  NĂM 1999

 VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa tại Việt Nam.
Điều 2. Quy định đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
2. Là doanh nghiệp hoạt động độc lập, chuyên kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa;
3. Không có hoạt động mua bán hàng hóa, trừ việc mua bán các máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ ngành nghề của doanh nghiệp.
Điều 3. Phạm vi  kinh doanh dịch vụ giám định và việc cấp Chứng thư giám định hàng hóa
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa được thành lập theo pháp luật hiện hành của Việt Nam được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định hàng hóa theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nội dung đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 20 Luật Thương mại;
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định hàng hóa theo ngành nghề đã ghi trong Giấy phép đầu tư;
3. Chi nhánh của tổ chức giám định nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định hàng hóa theo ngành nghề đã ghi trong Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giám định hàng hóa
1. Việc giám định hàng hóa được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước;
2. Hoạt động giám định hàng hóa được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, trung lập, khách quan, khoa học và chính xác;
3. Không được thực hiện việc giám định hàng hóa trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền và lợi ích của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.
Điều 5. Quản lý Nhà nước về hoạt động giám định hàng hóa:
Bộ Thương mại là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.
CHƯƠNG II
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP  KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA VÀ CỦA GIÁM ĐỊNH VIÊN
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa
1. Cử giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 Nghị định này để thực hiện việc giám định;
2. Bảo đảm việc giám định phù hợp với nội dung kinh doanh đã đăng ký và theo đúng yêu cầu của bên yêu cầu giám định;
3. Bảo đảm việc giám định một cách độc lập, trung lập, khách quan, khoa học, kịp thời và chính xác;
4. Cấp Chứng thư giám định phù hợp với yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm trước bên yêu cầu giám định và trước pháp luật về kết quả giám định;
5. Được ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định khác thực hiện việc giám định của mình;
6. Nhận phí giám định theo thỏa thuận;
7. Trong trường hợp giám định sai thì phải trả tiền phạt theo mức doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định và bên yêu cầu giám định đã thỏa thuận nhưng không quá 10 lần phí giám định.
Điều 7. Tiêu chuẩn giám định viên
1. Giám định viên phải có các tiêu chuẩn sau :
a) Có trình độ đại học hoặc cao đẳng về chuyên môn phù hợp với yêu cầu và lĩnh vực giám định;
b) Đã công tác trong lĩnh vực nghiệp vụ giám định hàng hóa từ 3 năm trở lên;
c) Không trong thời hạn chấp hành kỷ luật hành chính liên quan đến lĩnh vực giám định; không trong thời hạn thi hành án phạt tù;
2. Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại Điều này, tuyển dụng giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên
1. Được độc lập thực hiện việc giám định khi được giao và được từ chối thực hiện việc giám định khi việc giám định đó có liên quan đến quyền và lợi ích của mình;
2. Thực hiện việc giám định hàng hóa một cách trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác, theo đúng yêu cầu của bên yêu cầu giám định;
3. Được từ chối sự can thiệp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vào hoạt động giám định mà mình đang thực hiện;
4. Phản ánh trung thực kết quả giám định trong Chứng thư giám định và ký Chứng thư giám định;
5. Chịu trách nhiệm trước giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định về tính chính xác của kết quả giám định.
CHƯƠNG III
CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH VÀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ
CỦA CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH
Điều 9. Chứng thư giám định
Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa về số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, giá trị hàng hóa, tổn thất, an toàn, vệ sinh và các yêu cầu khác được một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định độc lập cấp theo yêu cầu của bên yêu cầu giám định.
Điều 10. Giá trị pháp lý của Chứng thư giám định
1. Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với hàng hóa được yêu cầu giám định;
2. Chứng thư giám định có giá trị ràng buộc đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được rằng kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định;
3. Chứng thư giám định có giá trị ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định về những kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.
Điều 11. Giám định lại kết quả của Chứng thư giám định
1. Trong trường hợp không công nhận kết quả của Chứng thư giám định ban đầu thì bên yêu cầu giám định và các bên có liên quan (dưới đây gọi tắt là bên yêu cầu giám định lại) có quyền yêu cầu một tổ chức giám định khác giám định lại hàng hóa đã được giám định và phải trả phí giám định;
2. Nếu kết quả của Chứng thư giám định lại phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định ban đầu thì Chứng thư giám định ban đầu có giá trị cuối cùng;
3. Trong trường hợp kết qủa của Chứng thư giám định lại không phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định ban đầu :
a) Nếu tổ chức giám định ban đầu thừa nhận kết quả của Chứng thư giám định lại và được bên yêu cầu giám định lại công nhận thì kết quả của Chứng thư giám định lại có giá trị cuối cùng và tổ chức giám định ban đầu phải chịu một khoản tiền phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định này;
b) Nếu tổ chức giám định ban đầu hoặc bên yêu cầu giám định lại không thừa nhận kết quả của Chứng thư giám định lại thì bên yêu cầu giám định lại có quyền yêu cầu tổ chức trọng tài chỉ định một tổ chức giám định khác giám định lại. Kết quả giám định của tổ chức giám định do trọng tài chỉ định có giá trị cuối cùng. Lệ phí trọng tài do bên yêu cầu giám định lại chịu;
4. Nếu kết quả của Chứng thư giám định của tổ chức giám định do trọng tài chỉ định:
a) Phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định ban đầu thì tổ chức giám định lại phải chịu khoản tiền phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định này;
b) Phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định lại thì tổ chức giám định ban đầu phải chịu khoản tiền phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định này;
c) Không phù hợp với kết quả của Chứng thư giám định ban đầu và Chứng thư giám định lại thì tổ chức giám định ban đầu và tổ chức giám định lại đều phải chịu khoản tiền phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định này.
CHƯƠNG IV
ỦY QUYỀN GIÁM ĐỊNH VÀ VIỆC GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA
THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 12. ủy quyền giám định hàng hóa
Trong trường hợp bên yêu cầu giám định thuê tổ chức giám định nước ngoài thực hiện dịch vụ giám định hàng hóa tại Việt Nam mà tổ chức giám định đó chưa được phép hoạt động tại Việt Nam, thì tổ chức giám định nước ngoài đó được ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định đã được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện dịch vụ giám định theo quy định tại Điều 179 Luật Thương mại.
Điều 13. Hợp đồng ủy quyền giám định hàng hóa
Hợp đồng ủy quyền giám định hàng hóa phải được lập thành văn bản với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền giám định hàng hóa;
2. Hàng hóa giám định;
3. Nội dung, phương pháp, quy trình giám định;
4. Thời gian, địa điểm giám định;
5. Phí dịch vụ, các chi phí khác.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền giám định hàng hóa
1. Yêu cầu bên được ủy quyền giám định hàng hóa thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định;
2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ yêu cầu giám định hàng hóa;
3. Chịu trách nhiệm về kết quả giám định đối với bên yêu cầu giám định;
4. Trả phí dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền giám định hàng hóa
1. Yêu cầu bên ủy quyền giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ việc giám định hàng hóa theo hợp đồng ủy quyền giám định;
2. Thực hiện việc giám định hàng hóa theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định;
3. Được thuê chuyên gia giám định trong và ngoài nước để thực hiện dịch vụ giám định; được tạm nhập tái xuất phương tiện kỹ thuật để thực hiện nghiệp vụ giám định;
4. Nhận phí dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định.
Điều 16. Giám định hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
1. Hàng hóa được giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước trong trường hợp hàng hóa đó có liên quan đến việc thực hiện công vụ của cơ quan nhà nước;
2. Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định được lựa chọn có nghĩa vụ thực hiện việc giám định hàng hóa phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình và được cơ quan trực tiếp yêu cầu giám định trả phí giám định;
3. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định được trưng dụng để thực hiện yêu cầu giám định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký;
2. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa đã được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định của Nghị định này;
3. Các Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No: 20/1999/ND-CP
Hanoi, April 12, 1999
 
DECREE
ON COMMERCIAL PROVISION OF GOODS-ASSESSMENT SERVICES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Commercial Law of May 10, 1997;
At the proposal of the Minister of Trade,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
This Decree details the implementation of the Commercial Law on the commercial provision of goods-assessment services in Vietnam.
Article 2.- Conditions for goods-assessment service providers
1. Being enterprises established under the provisions of law;
2. Being independent enterprises, specialized in the commercial provision of goods-assessment services;
3. Not engaged in goods selling and/or buying activities, except for the purchase and/or sale of machinery, equipment and/or supplies in service of their business lines.
Article 3.- Scope of goods-assessment service provision and the issue of goods-assessment certificates
1. Enterprises providing goods-assessment services and established under the current provisions of Vietnamese law shall be entitled to provide the goods assessment and issue goods-assessment certificates according to their business lines written in the business registration certificates.
The business registration shall be made at the competent State agency as prescribed by law. The business registration contents shall comply with the provisions of Article 20 of the Commercial Law;
2. Goods-assessment-service providing enterprises, established under the Law on Foreign Investment in Vietnam, shall be entitled to conduct the assessment and issue goods-assessment certificates according to their business lines written in the investment licenses;
3. Foreign assessment organizations’ branches set up in Vietnam shall be entitled to conduct the assessment and issue goods-assessment certificates according to their business lines written in their permits for establishment in Vietnam.
Article 4.- Goods-assessment principles
1. The goods assessment shall be effected upon the agreement reached between parties or at the request of one of the parties to the contract on goods assessment; at the request of individuals, organizations or State bodies;
2. The goods assessment shall be conducted on the principle of independence, neutrality, objectiveness, scientism and accuracy;
3. It is prohibited to make goods assessment if such assessment is related to the rights and interests of the goods-assessment enterprise itself as well as the assessor(s).
Article 5.- State management over goods-assessment activities
The Ministry of Trade shall have to exercise the State management over the goods-assessment-service activities.
Chapter II
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF GOODS-ASSESSMENT SERVICE ENTERPRISES AND GOODS ASSESSORS
Article 6.- Rights and obligations of goods-assessment service enterprises
1. To appoint assessors who fully meet the criteria specified in Article 7 of this Decree to perform the assessment;
2. To ensure that the assessment conforms with the registered business contents and strictly accords with the requirements of the assessment-requesting party;
3. To ensure that the assessment is conducted independently, neutrally, objectively, scientifically, promptly and accurately;
4. To issue assessment certificates in accordance with the assessment requirements and be answerable to the assessment-requesting party as well as to law for the assessment results;
5. To be entitled to authorize other assessment-service enterprises to perform the assessment;
6. To receive assessment charge as agreed upon;
7. To pay fine for incorrect assessment according to the level agreed upon between the goods-assessment service enterprise and the assessment-requesting party, which must not be 10 times higher than the assessment charge.
Article 7.- Criteria for assessors
1. An assessor must meet the following criteria:
a/ Having university or college degree in specialties, suited to the assessment requirements and field;
b/ Having worked in the field of goods assessment for at least 3 years;
c/ Not being in the period of serving an administrative discipline related to the field of assessment or a prison term;
2. The directors of goods-assessment service enterprises shall base themselves on the criteria stipulated in this Article to recruit assessors and take responsibility before law for their decisions.
Article 8.- Rights and obligations of assessors
1. To perform the assessment independently when so assigned, and to refuse assessment if it relates to their own rights and interests;
2. To conduct the goods assessment honestly, objectively, scientifically, promptly, accurately and in strict compliance with the requirements of the assessment-requesting party;
3. To reject interference by any individual or organization in the assessment activities they are carrying out;
4. To honestly reflect the assessment results in the assessment certificates and sign such certificates;
5. To be answerable before the director of their respective goods-assessment service enterprises for the accuracy of the assessment results.
Chapter III
ASSESSMENT CERTIFICATE AND ITS LEGALITY
Article 9.- Assessment certificate
The assessment certificate is a legal document attesting to the actual status of goods in term of their quantity, quality, specifications, packaging, value, losses, safety, hygiene and other aspects, which is issued by an independent goods-assessment service enterprise at the request of the assessment-requesting party.
Article 10.- The legality of assessment certificate
1. An assessment certificate shall be legally valid only for the goods requested to be assessed;
2. An assessment certificate shall be legally binding on the assessment-requesting party if the latter fails to prove that the assessment results are not objective, untruthful or incorrect technically and/or professionally;
3. An assessment certificate shall be legally binding on the goods-assessment service enterprise which is responsible for the assessment results and conclusions stated in the assessment certificate.
Article 11.- Re-assessing the results stated in the assessment certificate
1. In cases where the results of the initial assessment certificate are not recognized, the assessment-requesting party and the concerned parties (hereafter called the re-assessment requesting party for short) shall have the right to request another assessment organization to re-assess the already assessed goods and have to pay the assessment charges;
2. If the re-assessment certificate’s results conform with the initial assessment certificate’s results, the initial assessment certificate shall have the final effect;
3. In cases where the re-assessment certificate’s results differ from the initial assessment certificate’s results:
a/ If the initial assessment organization recognizes the re-assessment certificate’s results, which are also recognized by the re-assessment requesting party, the re-assessment certificate’s results shall have the final effect and the initial assessment organization shall have to pay a fine as prescribed in Clause 7, Article 6 of this Decree;
b/ If the initial assessment organization or the re-assessment-requesting party do not recognize the results of the re-assessment certificate, the re-assessment-requesting party shall have the right to request an arbitration organization to appoint another assessment organization to conduct the re-assessment. The results of the assessment conducted by the assessment organization appointed by the arbitration organization shall have the final effect. The arbitration fee shall be paid by the party requesting the re-assessment;
4. If the results of the assessment certificate issued by the assessment organization appointed by the arbitration organization:
a/ Conform with the results of the initial assessment certificate, the re-assessment organization shall have to pay a fine as prescribed in Clause 7, Article 6 of this Decree;
b/ Conform with the results of the re-assessment certificate, the initial assessment organization shall have to pay a fine as prescribed in Clause 7, Article 6 of this Decree;
c/ Fail to conform with the results of both initial assessment certificate and re-assessment certificate, the initial assessment organization and the re-assessment organization shall both have to pay a fine as prescribed in Clause 7, Article 6 of this Decree.
Chapter IV
AUTHORIZED ASSESSMENT AND GOODS ASSESSMENT AT THE STATE BODIES’ REQUEST
Article 12.- Authorization of goods assessment
In cases where the assessment-requesting party hires a foreign assessment organization to conduct the goods assessment in Vietnam but the latter has not yet been licensed to operate in Vietnam, such foreign assessment organization may authorize another assessment-service enterprise that has been licensed to operate in Vietnam to provide the goods-assessment services as prescribed in Article 179 of the Commercial Law.
Article 13.- Goods-assessment authorization contract
A goods-assessment authorization contract must be made in writing with the following major contents:
1. The names and addresses of the authorized and the authorizer;
2. The to-be-assessed goods;
3. The assessment contents, method and process;
4. The time and place of assessment;
5. The service charge and other costs.
Article 14.- Rights and obligations of the goods assessment authorizer
1. To request the good-assessment authorized to comply with the agreements in the assessment authorization contract;
2. To provide necessary information and/or documents to meet the goods-assessment requirements;
3. To be answerable for the assessment results before the assessment-requesting party;
4. To pay the service charge and other costs as agreed upon in the assessment-authorization contract.
Article 15.- Rights and obligations of the goods-assessment authorized
1. To request the assessment authorizer to supply necessary information and/or documents in service of goods assessment according to the assessment authorization contract;
2. To assess goods in strict compliance with the agreements in the assessment authorization contract;
3. To be entitled to hire domestic and foreign assessors to perform the goods assessment; and temporarily import for re-export technical means for assessment activities;
4. To receive the service charge and other remuneration as agreed upon in the goods-assessment authorization contract.
Article 16.- Goods assessment at the State bodies’ request
1. Goods shall be assessed at the request of a State body in cases where such goods are related to the performance of official duty of such State body;
2. Upon the competent State body’s request, the selected goods-assessment service enterprise shall have to conduct the goods assessment according to its business lines and shall be entitled to the assessment charge paid by the agency that has directly requested the assessment;
3. The Prime Minister assigns the Ministry of Science, Technology and Environment to specify conditions and criteria for goods-assessment service enterprises to be selected for the assessment at the request of competent State bodies.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 17.- Effect of implementation
1. This Decree takes effect 15 days after its signing;
2. Goods-assessment service enterprises established before the effective date of this Decree shall have to comply with the provisions of this Decree;
3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
 

 
THE GOVERNMENT




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 20/1999/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất