Thông tư 13/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí

thuộc tính Thông tư 13/2008/TT-BTTTT

Thông tư 13/2008/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2008/TT-BTTTT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Quý Doãn
Ngày ban hành:31/12/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cơ quan đại diện, phóng viên báo chí thường trú - Ngày 31/12/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí. Theo đó, cơ quan báo chí muốn thành lập cơ quan đại diện tại một địa phương phải có đủ các điều kiện sau: Có trụ sở để đặt cơ quan đại diện ổn định từ 03 năm trở lên; Có phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật, tài chính đảm bảo cho hoạt động của cơ quan đại diện; Có nhân sự do một người đứng đầu là Trưởng cơ quan đại diện để chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của cơ quan đại diện. Trưởng cơ quan đại diện phải là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí, đã được cấp thẻ nhà báo. Phóng viên thường trú (thuộc cơ quan đại diện hoặc hoạt động độc lập) phải là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí hoặc được cơ quan báo chí ký hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Bộ luật Lao động; đã được cấp thẻ nhà báo tại cơ quan báo chí xin đặt cơ quan đại diện hoặc cử phóng viên thường trú; có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, không bị hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 01 năm tính đến khi cơ quan báo chí xin phép đặt cơ quan đại diện hoặc cử phóng viên thường trú. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư13/2008/TT-BTTTT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG SỐ 13/2008/TT-BTTTT

NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008

HƯỚNG DẪN VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN, PHÓNG VIÊN THƯỜNG TRÚ Ở TRONG NƯỚC CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ

Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;

Căn cứ Nghị định 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của các cơ quan đại diện, cơ quan thường trú (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện), hoạt động của phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí Việt Nam tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam (sau đây gọi là các địa phương).
2. Giải thích từ ngữ
a) Cơ quan đại diện là đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí có trụ sở, nhân sự do một người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động nghiệp vụ báo chí tại một địa phương nơi mà cơ quan báo chí không đặt trụ sở chính;
b) Phóng viên thường trú là phóng viên do cơ quan báo chí cử hoạt động nghiệp vụ báo chí tại một địa phương thuộc cơ quan đại diện hoặc hoạt động độc lập.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Điều kiện thành lập cơ quan đại diện
Cơ quan báo chí muốn thành lập cơ quan đại diện tại một địa phương phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có trụ sở để đặt cơ quan đại diện ổn định từ ba (03) năm trở lên;
b) Có phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật, tài chính đảm bảo cho hoạt động của cơ quan đại diện;
c) Có nhân sự do một người đứng đầu là Trưởng cơ quan đại diện để chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của cơ quan đại diện
Trưởng cơ quan đại diện phải là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí, đã được cấp thẻ nhà báo.
2. Tiêu chuẩn phóng viên thường trú
Phóng viên thường trú (thuộc cơ quan đại diện hoặc hoạt động độc lập) phải là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí hoặc được cơ quan báo chí ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của Bộ luật Lao động; đã được cấp Thẻ nhà báo tại cơ quan báo chí xin đặt cơ quan đại diện hoặc cử phóng viên thường trú; có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời hạn 01 năm tính đến khi cơ quan báo chí xin phép đặt cơ quan đại diện hoặc cử phóng viên thường trú.
3. Hồ sơ, thủ tục xin thành lập cơ quan đại diện
Cơ quan báo chí muốn thành lập cơ quan đại diện tại các địa phương phải gửi hồ sơ xin thành lập đến Sở Thông tin và Truyền thông nơi cơ quan báo chí có nhu cầu đặt cơ quan đại diện.
Hồ sơ phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu đã nêu tại các khoản 1, 2 mục này, gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép đặt cơ quan đại diện có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản báo chí;
b) Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động báo chí;
c) Sơ yếu lý lịch của người được cử làm người đứng đầu cơ quan đại diện và phóng viên thường trú;
d) Danh sách nhân sự của cơ quan đại diện;
đ) Văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đại diện;
e) Bản sao có chứng thực Thẻ nhà báo của người đứng đầu cơ quan đại diện và phóng viên thường trú.
Chậm nhất, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Thông tin và Truyền thông phải có văn bản trả lời để cơ quan báo chí được thành lập và tổ chức các hoạt động của cơ quan đại diện tại địa phương. Trường hợp không đồng ý thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Hoạt động của Cơ quan đại diện, phóng viên thường trú
a) Cơ quan đại diện chỉ được phép hoạt động sau khi được Sở Thông tin và Truyền thông nơi đặt cơ quan đại diện đồng ý bằng văn bản;
b) Hoạt động của cơ quan đại diện và phóng viên thường trú phải đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm do cơ quan báo chí giao và tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, các quy định pháp luật khác;
c) Cơ quan đại diện, phóng viên thường trú chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan báo chí và chịu sự quản lý nhà nước về báo chí của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương nơi đặt cơ quan đại diện, cử phóng viên thường trú.
5. Đình chỉ hoạt động cơ quan đại diện, phóng viên thường trú
a) Cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ngừng hoạt động ngay sau khi cơ quan báo chí có cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn đã bị đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoặc thu hồi Thẻ nhà báo (của phóng viên thường trú độc lập) theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ quan đại diện bị thu hồi văn bản đồng ý thành lập và đình chỉ hoạt động; phóng viên thường trú bị đình chỉ hoạt động khi cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.
6. Gửi văn bản thông báo về việc thành lập, đình chỉ hoạt động cơ quan đại diện; cử và đình chỉ hoạt động của phóng viên thường trú
a) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có văn bản đồng ý được thành lập, đình chỉ hoạt động cơ quan đại diện của Sở Thông tin và Truyền thông nơi cơ quan báo chí đặt cơ quan đại diện hoặc khi cơ quan đại diện chấm dứt hoạt động tại địa phương thì cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cử phóng viên thường trú, phóng viên thường trú bị đình chỉ hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động tại địa phương thì cơ quan báo chí phải thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông nơi cơ quan báo chí cử phóng viên thường trú và Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong văn bản thông báo phải ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh và số hiệu thẻ nhà báo của phóng viên thường trú.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, cần phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đỗ Quý Doãn

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ

Hành chính, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất