Thông tư 34/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hành đáy biển bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 34/2011/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 34/2011/TT-BTNMT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Khôi Nguyên |
Ngày ban hành: | 01/08/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 34/2011/TT-BTNMT
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 34/2011/TT-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2011 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN TỶ LỆ 1: 100.000 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ TRỰC TIẾP
------------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUY ĐỊNH:
QUY ĐỊNH CHUNG
Trong quá trình đo vẽ thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1: 100.000 biên tự do hoặc biên tiếp giáp với các mảnh bản đồ đã xuất bản phải đo vẽ chờm ra ngoài khung một dải không nhỏ hơn 8mm trên bản đồ. Phần đo vẽ chờm ra ngoài khung chỉ thể hiện trên bản đồ gốc mà không thể hiện khi in bản đồ trên giấy.
CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA BẢN ĐỒ
Các mảnh bản đồ ở biên hai múi chiếu phải thể hiện thêm lưới ô vuông kilômét của múi bên cạnh trong phạm vi mảnh bản đồ dọc theo khung ngoài bản đồ theo mẫu quy định.
Quy cách trình bày khung bản đồ thực hiện theo mẫu trình bày khung và nội dung ngoài khung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 trong “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000” ban hành kèm theo Quyết định số 178/1998/QĐ-ĐC ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính (sau đây gọi là “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000”).
7. Sai số trung phương của điểm đo sâu được xác định bằng công thức:
Trong đó ∆ là số chênh độ sâu giữa tuyến đo sâu và tuyến đo kiểm tra tại giao điểm của 2 tuyến đo; độ sâu tại giao điểm này được nội suy từ 2 điểm đo sâu gần nhất trước và sau giao điểm trên từng tuyến đo; n là số lượng giao điểm (ít nhất 20 điểm).
NỘI DUNG BẢN ĐỒ
Khu vực địa hình | Độ sâu (m) | Khoảng cao đều đường bình độ sâu cơ bản (m) |
Vùng địa hình có độ dốc đến 2o | 0m - 50m | 2 |
50m - 200m | 5 | |
200m - 1000m | 10 | |
Vùng địa hình có độ dốc từ 2o đến 6o | 0m - 200m | 10 |
200m - 1000m | 20 | |
Vùng địa hình có độ dốc từ 6o đến 20o | 0m - 200m | 20 |
200m - 1000m | 40 |
Việc ghi chú độ sâu đường bình độ sâu cơ bản thực hiện như quy định về ghi chú độ cao của đường bình độ cơ bản cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000 trên đất liền.
QUY ĐỊNH ĐO VẼ NỘI DUNG BẢN ĐỒ
- Bộ phần mềm của Intergraph (MGE, Microstation 95, IRAC B, C, quản lý dữ liệu ORACLE), Autocad, Hydro và GPSurvey 2.35a, Iplotdriver client, Iplotdriver pack và các phần mềm có tính năng tương tự;
- Các phần mềm hoặc phiên bản phần mềm khác có tính năng tương tự;
- Các chương trình ứng dụng của đơn vị thi công.
- Bước 1. Xây dựng trạm nghiệm triều và quan trắc thủy triều (trường hợp không dùng trạm nghiệm triều trên bờ, quan trắc thủy triều bằng các thiết bị quan trắc ngoài khơi);
- Bước 2. Lắp đặt thiết bị trên tàu đo đạc;
- Bước 3. Kiểm nghiệm thiết bị máy móc tại thực địa;
- Bước 4. Thiết kế đo đạc cải chính phân sai từ trạm tĩnh (Base Station);
- Bước 5. Thu nhận số liệu đo sâu và định vị theo các tuyến đo đã thiết kế trong phần mềm đo biển;
- Bước 6. Thu nhận số liệu đo sâu và định vị theo các tuyến đo kiểm tra đã thiết kế trong phần mềm đo biển;
- Bước 7. Lấy mẫu chất đáy theo thiết kế đã cài đặt trong phần mềm đo biển;
- Bước 8. Xử lý, tính toán các files số liệu đo sâu (Hydronav files);
- Bước 9. Xử lý các số liệu đo kiểm tra, đánh giá kết quả đo ngoại nghiệp;
- Bước 10. Xác định các địa vật trên biển, đo rà soát hải văn (nếu có);
- Bước 11. Đo bù, đo lại.
- Bước 1. Lập lưới khống chế tọa độ và độ cao;
- Bước 2. Đo địa hình, địa vật bằng máy toàn đạc điện tử;
- Bước 3. Đo sâu bằng sào, bằng quả dọi và xác định tọa độ điểm đo sâu bằng máy thu DGPS;
- Bước 4. Đo đường bờ nước bằng máy thu DGPS;
- Bước 5. Quan trắc thủy triều trong suốt thời gian đo sâu bằng sào, bằng quả dọi;
- Bước 6. Xử lý số liệu đo (cải chính thủy triều, tính toán tọa độ và độ sâu hoặc độ cao) của điểm đo sâu chi tiết.
Các bước công nghệ được tiến hành tuần tự, một số bước trong phần đo đạc ngoại nghiệp được tiến hành đồng thời với nhau.
Đối với các bước tiếp sau có sử dụng thành quả của bước trước, chỉ được tiến hành sau khi thành quả của bước trước đã được kiểm tra và bảo đảm yêu cầu kỹ thuật.
Đo dẫn độ cao từ điểm độ cao nhà nước tới mốc “0” trạm nghiệm triều được thực hiện bằng đo cao hình học. Thiết kế đo dẫn phải nêu rõ trong Thiết kế kỹ thuật - Dự toán và bảo đảm độ chính xác của điểm “0” độ cao trạm nghiệm triều theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư này; trường hợp sử dụng phương pháp khác để đo dẫn độ cao vẫn đảm bảo độ chính xác theo quy định trên thì phải nêu rõ trong Thiết kế kỹ thuật - Dự toán và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tính độ cao mực nước biển tại các thời điểm đọc thước đo mực nước bằng cách cộng số đọc trên thước đo mực nước với độ cao mốc “O” của thước đo mực nước;
- Độ cao mực nước biển tại một thời điểm là giá trị nội suy theo thời gian giữa hai số đọc mực nước biển liên tiếp trước và sau thời điểm đó trên thước đo mực nước.
- Các tuyến đo sâu phải được thiết kế cụ thể trong Thiết kế kỹ thuật - Dự toán.
- Tuyến đo sâu phải vuông góc với chiều dốc của bề mặt địa hình để đảm bảo độ rộng nhất quán của dải quét;
- Mật độ tuyến đo sâu phụ thuộc vào độ sâu đáy biển và góc mở chùm tia của máy đo sâu hồi âm và phải được thiết kế sao cho bảo đảm diện tích được quét bằng chùm tia hồi âm phải phủ kín bề mặt địa hình đáy biển toàn bộ khu đo và bảo đảm độ phủ của diện tích được quét giữa hai tuyến đo liền kề không nhỏ hơn 5% độ rộng của diện tích được quét theo tuyến đo;
- Các tuyến đo sâu phải được thiết kế cụ thể trong Thiết kế kỹ thuật - Dự toán.
- Tuyến đo kiểm tra phải cắt tuyến đo sâu với góc cắt không nhỏ hơn 45o và không lớn hơn 135o, tốt nhất là 90o;
- Tổng chiều dài các tuyến đo kiểm tra không nhỏ hơn 10% tổng chiều dài các tuyến đo sâu và được phân bố đều trên toàn khu đo.
- Tuyến đo kiểm tra phải cắt tuyến đo sâu với góc cắt không nhỏ hơn 45o và không lớn hơn 135o, tốt nhất là 90o;
- Tổng chiều dài các tuyến đo kiểm tra không nhỏ hơn 4% của tổng chiều dài các tuyến đo sâu và cắt các tuyến đo sâu ở hai đầu và ở giữa tuyến;
- Ngoài việc dựa trên các tuyến đo kiểm tra, việc kiểm tra kết quả đo sâu căn cứ vào số liệu đo sâu thuộc phần diện tích được quét có độ phủ giữa hai tuyến đo liền kề.
- Số đo lệch tâm (offset) của các thiết bị trên tàu khảo sát. Chú ý các điểm: trọng tâm của tàu, các điểm mô tả kích thước, hình dáng, hướng của tàu; điểm lắp ăng ten định vị; ăng ten la bàn (nếu là la bàn vệ tinh); điểm đặt bộ cảm biến máy cải chính sóng; điểm đặt đầu biến âm (transducer) của máy đo đa tia; vạch mớn nước;
- Lập bảng tra sự thay đổi mớn nước của tàu theo tốc độ và theo sự tăng, giảm tải trọng;
- Độ nghiêng (nghiêng dọc, nghiêng ngang) của mặt lắp bộ cảm biến máy cải chính sóng theo trục tàu cân bằng;
- Độ nghiêng (nghiêng dọc, nghiêng ngang) của mặt lắp bộ phát/thu sóng âm (đầu biến âm - transducer) của máy đo đa tia theo trục tàu cân bằng;
- Độ lệch hướng do lắp đặt của la bàn, đầu biến âm, bộ cảm biến sóng theo trục tàu cân bằng.
Tất cả các vị trí của các thiết bị đều phải được thể hiện trên hệ tọa độ không gian với gốc tọa độ là trọng tâm của tàu, trục Y trùng với hướng mũi tàu, trục X vuông góc với trục Y hướng sang phải. Trục Z vuông góc với mặt phẳng tạo bởi hai trục X, Y và hướng lên trên. Sai số vị trí của các điểm lệch tâm so với gốc tọa độ này không vượt quá ± 1cm. Sai số đo các góc của các thiết bị đã lắp không vượt quá ± 0,1 độ;
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ GỐC
Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ thực hiện theo quy định tại các mục 1.6, 1.7, 1.8 và các mục từ 9.4 đến 9.12 của “Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000” ban hành theo Quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC ngày 25 tháng 2 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.
Tên và ghi chú của các yếu tố nội dung bản đồ địa hình đáy biển đã ghi trong sổ nhật ký đo được đưa vào bản đồ theo tọa độ và thể hiện bằng ký hiệu tương ứng.
Nội dung các nhóm lớp của bản đồ địa hình đáy biển được điều chỉnh so với nội dung các nhóm lớp của bản đồ địa hình trên đất liền như sau:
Lớp | Mã | Nội dung | Số ký hiệu | Lực nét | Tên ký hiệu, kiểu đường | Màu | Phông chữ | Ghi chú | ||
Tên phông | Số hiệu phông | Cỡ chữ (độ cao/độ rộng) | ||||||||
28 | 328 | Nét chỉ dốc đường bình độ sâu | 102f |
|
| 10 |
|
|
| L=80 |
31 | 331 | Đường bình độ sâu cơ bản | 102a | 1 |
| 10 |
|
|
|
|
32 | 332 | Đường bình độ sâu cái | 102b | 4 |
| 10 |
|
|
|
|
33 | 333 | Đường bình độ sâu nửa khoảng cao đều | 102c | 1 | Binhdonua | 10 |
|
|
| Linest |
34 | 334 | Đường bình độ sâu phụ | 102d | 1 | Binhdophu | 10 |
|
|
| Linest |
35 | 335 | Đường bình độ sâu vẽ nháp | 102e | 1 | Binhdonhap | 10 |
|
|
| Linest |
45 | 345 | Chấm điểm độ sâu thường | 103b | DCAOT |
| 10 |
|
|
| Cell |
46 | 346 | Ghi chú điểm độ sâu thường | 103b |
|
| 10 | Univercd | 214 | 150/150 |
|
47 | 347-2 | Chấm điểm độ sâu khống chế (độ sâu lớn nhất) | 103a | DCKC |
| 10 |
|
|
| Cell |
47 | 247-2 | Ghi chú điểm độ sâu lớn nhất |
|
|
| 10 | Univercd | 215 | 220/220 |
|
48 | 348 | Ghi chú đường bình độ sâu | 102g |
|
| 10 | Vncour | 196 | 180/180 |
|
49 | 349 | Ghi chú chất đáy |
|
|
| 10 | VnArial | 180 | 150/150 |
|
Lớp | Code | Nội dung | Số KH (theo KH 1998) | Lực nét | Tên, ký hiệu, kiểu đường | Màu color | Phông chữ | Ghi chú | ||
Tên | Số | Cỡ | ||||||||
42 | 442-3 | Phao buộc thuyền | 119 |
| PHAOBT | 10 |
|
|
| Cell |
42 | 442-4 | Phao tín hiệu có đèn | 120a |
| PHATHA | 10 |
|
|
| Cell |
42 | 442-5 | Phao tín hiệu không có đèn | 120b |
| PHATHB | 10 |
|
|
| Cell |
42 | 442-6 | Cột tín hiệu có đèn | 121a |
| COTTHA | 10 |
|
|
| Cell |
42 | 442-7 | Cột tín hiệu không có đèn | 121b |
| COTTHB | 10 |
|
|
| Cell |
Độ cao đường bờ, đường mép nước trên bản đồ địa hình đáy biển được xác định như sau:
Việc thành lập bản đồ gốc đối với bản đồ địa hình đáy biển được thực hiện theo Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ gốc đối với bản đồ địa hình tỷ lệ: 1:50.000 trên đất liền và “Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000”.
Công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:100.000 thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Công tác xuất bản bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:100.000 thực hiện như theo quy định về xuất bản bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000 phần đất liền
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2011.
Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG
|
PHỤ LỤC SỐ 1
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN TỶ LỆ 1:100.000
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34 /2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. Sơ đồ công nghệ
II. Chi tiết các bước trong sơ đồ công nghệ
1. Thu thập số liệu, khảo sát khu vực thi công phục vụ công tác thiết kế kỹ thuật chính xác, chuẩn bị và lập kế hoạch thi công bao gồm:
a) Thu thập tài liệu gồm tư liệu trắc địa, bản đồ đã có (phần trên biển và trên đất liền), tài liệu về khí tượng thủy văn trong khu đo;
b) Khảo sát khu vực thi công gồm tìm các điểm tọa độ, độ cao dự kiến sử dụng trong thiết kế kỹ thuật, tìm hiểu các phương án đo nối tọa độ và độ cao; khảo sát tình hình khí hậu, đặc điểm chế độ sóng gió trong khu vực biển cần đo vẽ; khảo sát vị trí neo đậu tàu đo, địa điểm mua xăng dầu, bến bãi, phương tiện cung ứng dầu và nơi cung cấp nước ngọt cho tàu đo đạc;
c) Đo sâu khảo sát địa hình đáy biển tìm độ dốc, hướng dốc của địa hình đáy biển. Xác định khối lượng đo sâu khảo sát địa hình, ít nhất phải đo được 2 đường chéo của diện tích khu vực thi công; khảo sát về tình hình an ninh trên biển, giá thuê dân công, vật liệu và viết báo cáo khảo sát khu đo.
2. Lập thiết kế kỹ thuật - dự toán theo nguyên tắc:
a) Thiết kế kỹ thuật phải dựa theo báo cáo khảo sát làm cơ sở lựa chọn và đưa ra phương án kỹ thuật tối ưu;
b) Thiết kế kỹ thuật - dự toán được phê duyệt là cơ sở pháp lý để thi công đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
3. Kiểm tra, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị máy móc và công tác chuẩn bị sản xuất gồm:
a) Máy móc, thiết bị sử dụng đúng chủng loại nêu trong thiết kế kỹ thuật - dự toán;
b) Kiểm tra, kiểm nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị, máy móc sử dụng trong đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển trước khi lắp đặt trên tàu đo;
c) Có phương án dự trù thay thế, sửa chữa thiết bị khi có sự cố kỹ thuật;
d) Công việc chuẩn bị sản xuất trên biển bao gồm:
- Các thủ tục liên quan đến việc cho phép hoạt động sản xuất trên biển;
- Công tác chuẩn bị cho an toàn lao động;
- Chuẩn bị các điều kiện cung ứng hậu cần cho tàu hoạt động, nơi neo đỗ tàu, nơi mua xăng dầu, nước ngọt, địa điểm, phương thức cung cấp xăng dầu, nước ngọt, lương thực và thực phẩm.
4.Lắp đặt máy móc trên tàu đo đạc, kiểm nghiệm máy móc tại thực địa trước khi sản xuất:
a) Lắp đặt thiết bị trên tàu đo đạc gồm:
- Lắp đặt các thiết bị theo hồ sơ lắp đặt thiết bị;
- Lắp đặt cần phát biến ở mạn tàu hoặc ở dưới đáy tàu. Vị trí lắp đặt cần phát biến máy đo sâu chọn ở giữa thân tàu. Xác định độ ngập của cần phát biến (từ mặt dưới của cần phát biến đến mặt nước biển) và đưa thông số này vào máy;
- Lắp đặt ăng ten của máy GPS và máy DGPS (lắp đặt cách xa nhau hoặc trùng một nơi) phải chọn vị trí trên tàu có khả năng bắt tín hiệu tốt nhất (không lắp gần giàn ăng ten thông tin trên tàu);
Dùng thước vải, hoặc máy kinh vĩ để xác định vị trí tương quan giữa antena GPS với vị trí cần phát biến của máy đo sâu. Vị trí tương quan của antena GPS, cần phát biến máy đo sâu và chu vi boong tàu được đưa vào phần mềm Hydro để tạo ký hiệu tàu đo và cải chính độ lệch tâm của antena GPS và cần phát biến đo sâu.
b) Kiểm nghiệm thiết bị đo biển gồm các bước:
- Bước 1. Kiểm nghiệm máy đo sâu thực hiện như sau:
Xác định tốc độ âm thực tế tại khu đo bằng cách sử dụng máy đo tốc độ âm hoặc bằng sào kiểm tra “check bar”. Điều chỉnh dần tốc độ âm đưa vào máy đo sâu đến khi kết quả đo kiểm tra bằng kết quả lý thuyết (độ sâu đo được, bằng độ sâu bề mặt của tấm check bar). Tiến hành nhiều lần để xác định được chính xác tốc độ âm làm việc thực tế;
Kiểm tra độ sâu đo được trên file số liệu với độ sâu tương ứng thể hiện trên băng. Nếu sai khác, phải chỉnh máy sao cho số đọc trên băng trùng với số đọc tương ứng trên file đo sâu.
- Bước 2. Kiểm tra định vị GPS trên tàu thực hiện như sau:
Trên bờ nơi tàu neo đậu xây dựng 2 điểm mốc có tọa độ nhà nước, khoảng cách giữa 2 điểm từ 100 đến 150 mét;
Dùng máy kinh vĩ điện tử đặt tại một điểm tọa độ trên bờ, lấy hướng tới điểm mốc thứ hai, đo góp kẹp và khoảng cách tới tâm antena GPS;
Đọc đồng thời các trị góc, cạnh và files tọa độ GPS trên tàu và in ra kết quả tọa độ files của GPS;
So sánh tọa độ đo được bằng Total Station và GPS của điểm đặt antena GPS, đánh giá độ chính xác định vị GPS trên tàu. Chỉ được tiến hành sản xuất khi độ chính xác nằm trong hạn sai theo thiết kế kỹ thuật - dự toán.
- Bước 3. Kiểm tra phương vị đọc trên Gyro Compass thực hiện như sau:
Chọn thời điểm lặng sóng, neo tàu đứng yên tại bến neo đậu tàu;
Sử dụng máy Total Station và 02 điểm mốc tọa độ đã có ở trên bờ để xác định phương vị tức thời của sống tàu;
Đọc số đọc phương vị Gyro Compass trên tàu;
Lấy số chênh của phương vị sống tàu và phương vị đọc trên Gyro Compass đưa vào mục số hiệu chỉnh la bàn trong phần mềm Hydro.
5. Thiết kế đo đạc trên phần mềm sử dụng:
a) Trước khi tiến hành đo đạc trên biển phải thiết kế đo đạc trên phần mềm đo biển được chọn sử dụng. Chuyển thiết kế vào phần mềm dưới dạng các files số liệu và lưu trữ các files này trong cơ sở dữ liệu của phần mềm để sử dụng trong quá trình đo đạc trên biển. Khi đo phần mềm sẽ điều khiển công việc đo theo thiết kế đã lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của phần mềm;
b) Thiết kế đo trên phần mềm gồm các nội dung:
Tạo Job và các files tuyến đo sâu, tạo các tuyến đo bằng tọa độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến đo trong thiết kế kỹ thuật - dự toán, các tuyến đo được đánh số từ 1 đến hết;
Khi thi công một thiết kế kỹ thuật - dự toán, tạo một Job trong phần mềm. Trong một Job có thể tạo nhiều files tuyến đo sâu;
Tuyến đo sâu thiết kế được đánh số thứ tự từ 01 đến n. Mỗi tuyến đo sâu tạo một file tuyến đo sâu, lấy tên file là số thứ tự tuyến đo sâu;
Cài đặt các thông số của Ellipsoild sử dụng. Hệ tọa độ đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển, sử dụng hệ tọa độ VN-2000, Ellipsoid - WGS - 84. Cài đặt kinh tuyến trung ương theo thiết kế trong phần mềm sử dụng;
Cài đặt hệ số tính chuyển từ hệ tọa độ WGS - 84 sang hệ tọa độ VN-2000 trong phần mềm, trường hợp không xác định hệ số tính chuyển, sử dụng phần cài đặt Default của chương trình;
Khi thiết kế phải chú ý ngầm định chiều quay của 3 trục tọa độ X, Y và Z trong phần mềm sử dụng.
6. Tiến hành đo sâu và định vị điểm đo sâu trên tàu đo đạc bao gồm:
a) Thu thập số liệu đo sâu và định vị điểm đo sâu thực hiện trong quá trình điều khiển tàu đo chạy đúng thiết kế đã nhập trong phần mềm. Người vận hành phần mềm phải sử dụng đúng tên file tuyến tàu chạy, xác định số thứ tự tuyến tàu cần đo và tên file, đường dẫn và thư mục chứa file kết quả đo (có đuôi NAV). Tên file kết quả đo lấy trùng tên file tuyến tàu chạy nhưng khác đuôi (NAV);
b) Trước khi đo, người vận hành phải cài đặt đầy đủ các thông số kỹ thuật tương ứng trong setup menu và Hydrographic Survey Menu;
c) Người lái tàu phải nhìn đồ thị, các thông báo dẫn đường trên màn hình hoa tiêu để lái tàu chạy đúng tuyến đo đã thiết kế;
d) Trong quá trình tàu chạy theo tuyến đo tổ đo phải phân công theo dõi hoạt động của phần mềm Hydro, của các thiết bị máy móc lắp đặt trên tàu và ghi nhật ký đo vào sổ đo sâu.
7. Hoạt động của trạm tĩnh trên bờ phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Trạm tĩnh trên bờ phát tín hiệu cải chính phân sai DGPS cho các thiết bị thu DGPS trên tàu hoạt động. Thời gian hoạt động của trạm tĩnh trên bờ phải trùng với thời gian đo đạc trên tàu đo;
b) Góc ngưỡng cao cài đặt trong máy thu GPS tại trạm tĩnh phải cài đặt nhỏ hơn góc ngưỡng cao cài đặt trên máy động 5o;
c) Tọa độ nhập vào máy đo GPS (Tọa độ điểm mốc trạm tĩnh) tọa độ trên hệ WGS - 84.
8. Đo kiểm tra:
a) Sau khi đo xong các tuyến đo chính tiến hành đo các tuyến đo kiểm tra;
b) Quy trình đo tuyến đo kiểm tra giống như đo các tuyến đo sâu chi tiết.
9. Lấy mẫu chất đáy bề mặt đáy biển:
a) Thiết bị Lấy mẫu chất đáy bề mặt đáy biển gồm gầu lấy chất đáy, thiết bị lấy chất đáy bằng các ống phóng lấy chất đáy và máy phân tích chất đáy nối với máy đo sâu hồi âm;
b) Khi lấy chất đáy bằng các phương pháp trực tiếp phải xác định tọa độ tại điểm lấy chất đáy.
c) Phải sử dụng các thiết bị đo sâu, định vị (cả phần cứng và phần mềm) dẫn đường và định vị cho công tác lấy mẫu chất đáy bảo đảm vị trí lấy chất đáy đúng thiết kế.
10. Xây dựng trạm nghiệm triều và quan trắc mực nước.
a) Trạm nghiệm triều xây dựng tại vị trí khuất sóng gió, thuận tiện cho việc quan trắc mực nước biển. Khoảng cách giữa hai trạm nghiệm triều không lớn hơn 50 km;
b) Mốc “0” thước nước của trạm nghiệm triều (thước nước thống nhất) phải có độ cao nhỏ hơn độ cao của mực nước triều kiệt. Căn cứ độ dốc của địa hình đáy biển tại nơi xây dựng trạm nghiệm triều, xây dựng một, hai hoặc nhiều thước đo nước;
c) Mực nước thủy triều quan trắc trong suốt thời gian đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển. Khi quan trắc mực nước thủy triều, ngoài mục đích cải chính độ sâu khi đo sâu bằng máy đo sâu hồi âm, còn sử dụng để xác định độ cao của mức nước thủy triều thấp nhất (triều kiệt) phải quan trắc 24/24 giờ trong ít nhất một tháng;
d) Độ cao của mốc “0” thước nước phải đo nối với lưới thủy chuẩn nhà nước;
đ) Số liệu quan trắc mực nước biển nhập vào máy tính tạo thành file số liệu quan trắc thủy triều dùng để cải chính, quy đổi các giá trị đo sâu trên biển về mặt chuẩn “0” lục địa (mặt nước biển trung bình);
e) Khi nhập số liệu thời gian, chú ý giữa giờ địa phương và giờ UTM (quy đổi về một múi giờ giữa tài liệu đo sâu và tài liệu quan trắc mức nước biển).
11. Xử lý tính toán các số liệu đo sâu, kiểm tra chất lượng thành quả đo ngoại nghiệp theo nguyên tắc sau:
a) Trong số liệu đo sâu luôn xuất hiện một số trị đo sâu bất thường lẫn vào file số liệu đo sâu, khi đo xong phải dùng các chức năng trong phần mềm sử dụng để xử lý, loại bỏ các trị đo bất thường;
b) Xử lý số liệu ngoài thực địa còn bao gồm cả công việc cải chính các số liệu có liên quan vào kết quả đo;
c) Các file kết quả đo và các file kết quả đo kiểm tra được tính toán xử lý sau khi xử lý số liệu đo;
d) Dùng các file đo và các file đo kiểm tra làm các files số liệu đầu vào, chạy chương trình kiểm tra số liệu đo ngoại nghiệp;
đ) Chương trình kiểm tra, tự động xác định tọa độ các điểm giao cắt giữa tuyến đo kiểm tra và tuyến đo sâu cơ bản. Tính độ sâu nội suy của các điểm cắt theo tuyến đo kiểm tra và tuyến đo sâu, đưa ra hiệu số độ sâu của các điểm cắt tính theo tuyến kiểm tra và tuyến đo sâu;
e) Nếu kết quả kiểm tra cho thấy hiệu số độ sâu nằm trong hạn sai cho phép, kết quả đo được chấp nhận. Nếu vượt hạn sai chương trình chỉ ra các đường đo sâu (hoặc các đoạn đường đo sâu) phải đo lại;
g) Sau khi chuyển số liệu đo sâu đã kiểm tra vào cơ sở dữ liệu đo sâu, dùng chức năng hiển thị màn hình để hiển thị các số liệu đo sâu trên màn hình, người vận hành quyết định khối lượng, khu vực phải đo bù, đo lại và đo rà soát hải văn.
12. Đo bù, đo lại và đo rà soát hải văn:
a) Quá trình đo bù, đo lại và tính toán xử lý số liệu đo bù, đo lại giống như quá trình đo sâu chi tiết.
b) Đo rà soát hải văn tiến hành theo thiết kế ngoài thực địa. Thiết kế ngoài thực địa dựa vào đặc điểm, tính chất của các địa vật nhân tạo hoặc tự nhiên cần rà soát dưới đáy biển.
13. Công tác nội nghiệp gồm:
a) Kiểm tra dữ liệu đo đạc gồm: File đo sâu (X,Y,H), file chất đáy (X,Y, mô tả chất đáy);
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc địa hình đáy biển. Từ file đo sâu, file chất đáy chuyển vào phần mềm xử lý số liệu đo vẽ trên địa hình đáy biển MTA xây dựng không gian 3 chiều X, Y, H bề mặt địa hình đáy biển;
c) Từ mô hình 3 chiều tiến hành nội suy và phân tích địa hình đáy biển, loại bỏ những điểm sai đột biến và những điểm không đặc trưng cho địa hình;
d) Kết quả được bề mặt địa hình tối ưu, tiến hành nội suy đường đẳng sâu sử dụng toàn bộ các điểm đo sâu (đây là các điểm còn lại sau khi đã lọc các điểm đo sâu sai đột biến và không đặc trưng của địa hình);
đ) Kết quả nội suy là các đường gãy khúc, phải làm trơn đường đẳng sâu;
e) Lọc các điểm đo sâu lấy ra các điểm đặc trưng để ghi chú độ sâu địa hình đáy biển;
g) Cơ sở toán học của bản đồ xây dựng bằng phần mềm MGE Grid generation (hoặc phần mềm khác có tính năng tương tự và bảo đảm độ chính xác theo quy định);
h) Biên tập file ghi chú điểm độ sâu và ghi chú chất đáy địa hình đáy biển;
i) Vẽ bản đồ bằng phần mềm Microstation (hoặc phần mềm khác có tính năng tương tự và bảo đảm độ chính xác theo quy định);
k) Điền viết lý lịch bản đồ gồm:
Đối với lý lịch dạng số thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo quy định kỹ thuật này;
Đối với Quyển lý lịch điền viết quyển lý lịch theo mẫu lý lịch hiện hành (bản đồ địa hình phần đất liền). Trường hợp phần đất liền, đảo đã có quyển lý lịch thì điền viết tiếp vào lý lịch đã có;
Trường hợp phần đất liền, đảo được đo vẽ hoặc biên vẽ khi đo vẽ thành lập bản đồ cho phần biển thì lập mới một quyển lý lịch cho cả phần đất liền, đảo và biển;
Trường hợp mảnh bản đồ không có phần đất liền thì lập quyển lý lịch mới;
l) Lưu trữ, bảo quản số liệu gốc, bản đồ số bằng các phần mềm quản trị dữ liệu;
m) Ghi dữ liệu bản đồ gốc và lý lịch bản đồ vào đĩa CD-ROM;
n) In phun bản đồ gốc.
14. Công tác kiểm tra bản đồ địa hình đáy biển bao gồm:
a) Kiểm tra thực địa:
Kiểm tra việc chọn điểm chôn mốc gồm vị trí, quy cách và chất lượng bê tông; kiểm tra đo ngắm GPS như quan sát các thao tác trong khi đo, kiểm tra đo chiều cao antena, giờ đo trong mỗi ca đo, tín hiệu vệ tinh; kiểm tra vị trí xây dựng trạm nghiệm triều, đọc nghiệm triều đúng quy định và đo thủy chuẩn xác định chiều cao điểm “0” của mực nước;
Kiểm tra việc thiết kế tuyến đo sâu trước khi tiến hành đo, đặt khoảng cách fix, quan sát thao tác của kỹ thuật viên, kiểm tra hoạt động của máy móc thiết bị trên tàu như máy đo sâu, máy định vị, la bàn số và sự lệch tâm của cần phát biến máy đo sâu và tâm antena máy định vị;
Đo kiểm tra các tuyến đo sâu, so sánh kết quả đo kiểm tra và kết quả đo sâu; kiểm tra băng đo sâu, so sánh dáng địa hình từ băng đo sâu với kết quả mặt cắt trong phần mềm sử dụng;
Kiểm tra việc thiết kế tuyến lấy mẫu chất đáy trước khi tiến hành, mật độ điểm lấy mẫu và kiểm tra việc phân tích mô tả chất đáy và ghi sổ chất đáy.
b) Kiểm tra nội nghiệp gồm tài liệu kiểm nghiệm máy các loại, các loại sổ đo, ghi chú điểm, bàn giao mốc, bảng tính toán; các loại files số liệu đo ngoại nghiệp ghi trên đĩa mềm hoặc đĩa CD; đồ thị quan trắc mực nước biển; bản đồ gốc, lý lịch dạng số và bản đồ gốc trên giấy kỹ thuật, trên Diamat, quyển lý lịch bản đồ.
PHỤ LỤC SỐ 2
MẪU LÝ LỊCH BẢN ĐỒ GỐC DẠNG SỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34 /2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
LÝ LỊCH BẢN ĐỒ
Tên mảnh và phiên hiệu:
Tỷ lệ: Lưới chiếu: Múi chiếu:
Kinh tuyến trung ương: Hệ tọa độ, độ cao:
Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản: (nếu là mảnh bản đồ có phần bờ thì ghi, nếu không có phần bờ thì bỏ trống)
Khoảng sâu đều đường đẳng sâu cơ bản:
Tọa độ góc khung của bản đồ:
(x, y ghi đến 0.001m; B, L ghi đến 0.1'; a, b, c, d ghi đến 0.01m)
Diện tích mảnh bản đồ: (Ghi đến 0.1km2)
Góc hội tụ kinh tuyến: (Ghi đến giây)
Góc lệch nam châm: (Ghi đến giây)
I. PHẦN ĐẤT LIỀN:
Mảnh bản đồ không có phần đất liền (hoặc đảo) ghi “Không có phần đất liền”, phần bản đồ có phần đất liền (hoặc đảo) ghi các mục như sau:
1. Phần đất liền và đảo là bản đồ số cùng tỷ lệ ghép vào phần biển:
Sao chép toàn bộ nội dung lý lịch bản đồ phần đất liền đã nghiệm thu.
2. Phần đất liền được số hóa từ bản đồ in:
Phần lý lịch điền viết theo mục 10 “Quy định về ghi lý lịch bản đồ” và phụ lục 5 kèm theo “Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10 000, 1:25 000, 1:50 000 và 1:100 000” do Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành theo Quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC ngày 25 tháng 2 năm 2000.
3. Phần đất liền được đo chi tiết ngoài thực địa:
3.1. Thiết kế kỹ thuật - dự toán:
3.2. Tên đơn vị thi công (ngoại nghiệp, nội nghiệp):
3.3. Phương pháp thi công:
a) Ngoại nghiệp:
b) Nội nghiệp:
d) Các vấn đề kỹ thuật phát sinh so với thiết kế kỹ thuật - dự toán. Cấp giải quyết kỹ thuật:
3.4. Thời gian thi công:
3.5. Tên đơn vị nghiệm thu:
3.6. Thời gian nghiệm thu:
3.7. Kết quả nghiệm thu:
II. PHẦN BIỂN
1. NGOẠI NGHIỆP:
1.1. Những vấn đề chung:
a) Thiết kế kỹ thuật - dự toán: (Tên Thiết kế kỹ thuật - Dự toán)
b) Tên đơn vị thi công:
c) Phương pháp thi công: đo vẽ trực tiếp
d) Thời gian thi công:
đ) Tên đơn vị kiểm tra:
e) Thời gian kiểm tra:
g) Tên đơn vị nghiệm thu:
h) Thời gian nghiệm thu:
i) Kết quả nghiệm thu:
1.2. Phương pháp thi công
a) Đo sâu và đo kiểm tra:
b) Phương pháp định vị:
c) Phương pháp đo sâu:
d) Các thông số kỹ thuật: tổng số tuyến đo, dãn cách giữa các tuyến đo, khoảng cách giữa các điểm fix liên tiếp trên cùng một tuyến đo;
đ) Máy móc sử dụng trong thi công:
e) Tàu đo, máy định vị, máy đo sâu, phần mềm;
g) Công tác nghiệm triều:
h) Tên và địa danh trạm nghiệm triều:
i) Phương pháp đọc số:
k) Công tác lấy mẫu chất đáy:
l) Phương pháp lấy mẫu:
m) Dụng cụ để lấy mẫu:
n) Mật độ điểm lấy mẫu:
o) Tổng số điểm lấy mẫu:
1.3. Những xử lý kỹ thuật phát sinh so với Thiết kế kỹ thuật - Dự toán
(Ghi rõ những thay đổi so với Thiết kế kỹ thuật - Dự toán và cấp giải quyết)
1.4. Công tác kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm.
(Ghi rõ tên các cấp đã kiểm tra nghiệm thu và kết quả kiểm tra nghiệm thu)
2. NỘI NGHIỆP:
2.1. Những vấn đề chung:
a) Tên đơn vị thi công:
b) Tên đơn vị kiểm tra:
c) Tên đơn vị nghiệm thu:
d) Thiết kế Kỹ thuật - Dự toán:
2.2. Phương pháp thi công:
a) Máy móc và phần mềm sử dụng trong thi công:
(thống kê máy tính, máy in, phần mềm… được sử dụng trong thi công)
b) Phương pháp thành lập bản đồ gốc:
c) Tiếp biên bản đồ:
2.3. Những xử lý kỹ thuật phát sinh so với Thiết kế kỹ thuật - Dự toán:
(Ghi rõ những thay đổi so với Thiết kế kỹ thuật- Dự toán và cấp giải quyết).
2.4. Công tác kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm.
(Ghi rõ tên các cấp đã kiểm tra, nghiệm thu và kết quả kiểm tra nghiệm thu).
PHỤ LỤC SỐ 3
KÝ HIỆU BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN TỶ LỆ 1:100 000
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2011/TT-BTNMT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
STT |
TÊN KÝ HIỆU |
KÝ HIỆU |
|
CÁC YẾU TỐ BỜ BÃI |
|
1 |
a. Đường mép nước khi có lũ và mép nước khi triều kiệt b. Đường bờ |
|
2 |
Thác |
|
3 |
Ghềnh |
|
4 |
Bờ dốc tự nhiên, bờ cạp đá bê tông |
|
|
1. Đất, sỏi, cát a. Dưới chân có bãi 5 - Tỉ cao |
|
|
b. Dưới chân không có bãi 4 - Tỉ cao |
|
|
2. Đá a. Dưới chân có bãi 7 - Tỉ cao |
|
|
b. Dưới chân không có bãi 5 - Tỉ cao |
|
5 |
Đê |
|
6 |
Đập tràn |
|
7 |
Đập chắn sóng |
|
8 |
Bãi ven bờ, bãi ngập nước (không ngập nước thì để nền trắng) |
|
|
a. Bùn |
|
|
b. Cát |
|
|
c. Đá, sỏi |
|
|
Bãi cát khô |
|
|
Đầm lầy nước ngọt |
|
|
Đầm lầy nước mặn |
|
9 |
Ruộng muối |
|
10 |
Ruộng nuôi tôm và nuôi trồng thủy sản khác |
|
|
CÁC YẾU TỐ HÀNG HẢI VÀ ĐỊA VẬT KHÁC |
|
11 |
Bến phà |
|
12 |
Âu thuyền |
|
13 |
Bến tàu thuyền |
|
14 |
Chỗ neo đậu tàu, chỗ thả neo |
|
15 |
Đèn biển |
|
16 |
Đường ra, vào cảng |
|
17 |
Khu vực nguy hiểm |
|
18 |
Cột mốc chủ quyền |
|
19 |
Giàn khai thác dầu khí |
|
20 |
Sườn đất ngầm dốc đứng và tỷ sâu |
|
|
ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN |
|
21 |
Đường bình độ sâu a. Bình độ sâu cơ bản b. Bình độ sâu cái c. Bình độ sâu nửa khoảng sâu đều d. Bình độ sâu phụ e. Bình độ sâu vẽ nháp f. Nét chỉ dốc g. Ghi chú bình độ sâu |
|
22 |
Điểm độ sâu |
|
|
a. Điểm độ sâu khống chế |
|
|
b. Điểm độ sâu thường và độ sâu đỉnh núi đá ngầm |
|
23 |
Khối đá ngầm, núi đá ngầm |
|
|
a. Thể hiện được bằng đường bình độ |
|
|
b. Không thể hiện được bằng đường bình độ |
|
24 |
Bãi san hô a. Nổi b. Chìm
|
|
25 |
Bãi rong tảo
|
|
26 |
Đá dưới nước 1. Nổi a. Đứng lẻ b. Cụm khối |
|
|
THỰC VẬT VEN BỜ |
|
|
Rừng ưa mặn chua phèn |
|
27 |
Rừng ưa mặn chua phèn trên cạn a. Phát triển ổn định b. Non, tái sinh, mới trồng |
|
28 |
Rừng ưa mặn chua phèn dưới nước a. Phát triển ổn định b. Non, tái sinh, mới trồng |
|
|
Cây bụi ưa mặn chua phèn |
|
29 |
Rừng cây bụi ưa mặn chua phèn a. Trên cạn b. Dưới nước |
|
30 |
Cây bụi ưa mặn chua phèn mọc rải rác a. Trên cạn b. Dưới nước |
|
|
Dòng chảy chất đáy |
|
31 |
Hướng dòng Biển và tốc độ 0.3 Tốc độ (mét/giây) |
|
32 |
Dòng biển và nhiệt độ a. Dòng biển nóng 38 nhiệt độ 0.3 Tốc độ (mét/giây) b. Dòng biển lạnh 12 nhiệt độ 0.2 Tốc độ (mét/giây) |
|
33 |
Ghi chú chất đáy Đá tảng, khối Đá cuội Sỏi Cát Bùn Sét Sỏi cát Bùn, cát Bùn, sét Bùn, vỏ sò, ốc Cát, vỏ sò, ốc Cát vụn, san hô Đá tảng, bùn Đá tảng, sỏi |
Kiểu chữ vnarial Đ Đc S C B Se Sc Bc Bs Bso Cso Csh Đb Đs |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây