Thông tư 30/2016/TT-BTNMT về môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 30/2016/TT-BTNMT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 30/2016/TT-BTNMT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 12/10/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 12/10/2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
Tại Thông tư, Bộ trưởng đã phân loại khu vực ô nhiễm ra 03 mức độ rủi ro, gồm: Mức độ rủi ro thấp là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí dưới 40 điểm; Mức độ rủi ro trung bình là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí từ 40 điểm đến 60 điểm; Mức độ rủi ro cao là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí trên 60 điểm.
Theo đó, việc quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm phải tuân theo các nguyên tắc sau: Phải lập dự án cải tạo và phục hồi môi trường theo phương án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro thấp; với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro trung bình và cao, tiến hành lập dự án xử lý ô nhiễm theo phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường. Trong đó, việc lập phương án xử lý ô nhiễm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên thực hiện xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro cao; ưu tiên lựa chọn các công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường, chi phí xử lý thấp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2016.
Từ ngày 15/02/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.
Xem chi tiết Thông tư30/2016/TT-BTNMT tại đây
tải Thông tư 30/2016/TT-BTNMT
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ Số: 30/2016/TT-BTNMT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016 |
THÔNG TƯ
VỀ QUẢN LÝ, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định chi tiết điểm a, điểm b, khoản 3 Điều 107 Luật Bảo vệ môi trường; khoản 3, khoản 4 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 19/2015/NĐ-CP), bao gồm:
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
PHÂN LOẠI, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
PHÂN LOẠI KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
Khu vực bị ô nhiễm được phân loại theo 03 (ba) mức độ rủi ro:
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
QUẢN LÝ, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG; KIỂM TRA,
XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
Nội dung chi tiết của phương án xử lý ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cần thiết có thể thành lập Hội đồng tư vấn xem xét việc xác nhận, hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường.
TRÁCH NHIỆM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 1
DANH MỤC VÀ MỨC ĐỘ NGUY HẠI
CỦA CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM TỒN LƯU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TT |
Tên chất ô nhiễm/hóa chất |
Phân loại nguy hại |
TT |
Tên chất ô nhiễm/hóa chất |
Phân loại nguy hại |
I |
Kim loại nặng |
|
14 |
Pretilachlor |
TB |
1 |
Asen (As) |
C |
15 |
Simazine |
TB |
2 |
Cadimi (Cd) |
C |
16 |
Trichlorfon |
C |
3 |
Chì (Pb) |
C |
17 |
Captan |
C |
4 |
Crom (Cr) |
TB |
18 |
Captafol |
TB |
5 |
Đồng (Cu) |
T |
19 |
Chlordimeform |
TB |
6 |
Kẽm (Zn) |
T |
20 |
Isobenzen |
C |
II |
Hóa chất bảo vệ thực vật |
|
21 |
Isodrin |
C |
1 |
Paration |
C |
22 |
Methamidophos |
C |
2 |
Benthiocarb |
TB |
23 |
Monocrotophos |
C |
3 |
Cypermethrin |
C |
24 |
Methyl Parathion |
C |
4 |
Cartap |
TB |
25 |
SodiumPentachlorophenate monohydrate |
C |
5 |
Dalapon |
C |
26 |
Parathion Ethyl |
C |
6 |
Diazinon |
TB |
27 |
Pentachlorophenol |
C |
7 |
Dimethoate |
C |
28 |
Phosphamidon |
C |
8 |
Fenobucarb |
TB |
29 |
Polychlorocamphene |
C |
9 |
Fenoxaprop - ethyl |
TB |
III |
Hợp chất hữu cơ khó phân hủy thuộc nhóm POP |
|
10 |
Fenvalerate |
TB |
1 |
Hóa chất BVTV POP |
C |
11 |
Isoprothiolane |
TB |
2 |
PCB |
C |
12 |
Metolachlor |
TB |
3 |
Dioxin |
C |
13 |
MPCA |
C |
4 |
Furan |
C |
C - Mức nguy hại cao
TB - Mức nguy hại trung bình
T - Mức nguy hại thấp
Phụ lục 2
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHU VỰC
CÓ KHẢ NĂNG BỊ Ô NHIỄM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Việc điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm (sau đây gọi tắt là khu vực) được tiến hành theo các bước sau:
1. Rà soát các tài liệu liên quan đến khu vực
a) Nguồn thông tin
- Chủ sở hữu, người sử dụng khu vực trong quá khứ và hiện tại;
- Trên mạng internet, báo chí và các phương tiện truyền thông khác;
- Văn bản lưu trữ;
- Các báo cáo liên quan tới khu vực.
b) Các thông tin thu thập
- Thông tin chung:
+ Thông tin về vị trí khu vực như: địa chỉ; vị trí địa lý; độ cao so với mực nước biển; ranh giới...;
+ Thông tin về điều kiện địa hình, địa chất và thủy văn;
+ Thông tin về điều kiện khí hậu;
+ Thông tin liên quan đến sử dụng đất tại khu vực;
- Tổng quan chung về hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã và đang diễn ra tại khu vực;
- Thông tin liên quan tới lịch sử sử dụng khu vực:
+ Thông tin về chủ sở hữu khu vực;
+ Thời gian hoạt động;
- Bản đồ khu vực (địa hình, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vvv...);
- Thông tin về những vị trí có khả năng là nguồn ô nhiễm (vị trí từng đổ thải, lưu chứa, chôn chất gây ô nhiễm, v.v...).
2. Khảo sát sơ bộ hiện trường khu vực
a) Phỏng vấn các bên liên quan đến khu vực: để thu thập thông tin về khu vực và kiểm chứng kết quả rà soát tài liệu. Đối tượng cần phỏng vấn là chủ sở hữu, quản lý khu vực; người đã từng làm việc tại khu vực; người dân sống xung quanh; những người nghiên cứu lâu năm về khu vực.
b) Khảo sát nhanh tại hiện trường khu vực bao gồm các bước sau:
- Phỏng vấn các bên liên quan tại hiện trường để kiểm chứng và bổ sung những thông tin đã thu thập từ việc rà soát tài liệu;
- Xác định sơ bộ các nguồn có khả năng gây ô nhiễm;
- Xác định sơ bộ các đường lan truyền ô nhiễm: không khí, nước chảy tràn trên bề mặt, nước mặt, nước ngầm, tiếp xúc vật lý với chất gây ô nhiễm và tích lũy trong hệ sinh thái, trong chuỗi thức ăn và con người;
- Xác định sơ bộ đối tượng bị tác động: con người, động vật (gia súc, gia cầm), cá và các loài thủy sinh, thực vật - hệ sinh thái.
c) Lập báo cáo hình ảnh về khu vực.
d) Minh họa thông tin liên quan đã điều tra được vào sơ đồ khu vực.
3. Lấy mẫu đại diện, phân tích để xác định chất gây ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm
- Lấy mẫu đại diện tại ít nhất 5 (năm) vị trí khác nhau để phân tích, xác định hàm lượng các chất gây ô nhiễm tồn lưu thuộc danh mục tại Phụ lục 1 Thông tư này để xác định những chất gây ô nhiễm tồn lưu chính. Việc lấy mẫu phân tích theo quy định hiện hành;
- Căn cứ vào tình hình thực tế, lựa chọn các thông số ô nhiễm đặc trưng của khu vực để phân tích.
4. Lập báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ
Báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ cần bao gồm các nội dung sau:
a) Giới thiệu chung
- Lý do và mục đích thực hiện đánh giá sơ bộ;
- Phương pháp tiến hành, tiến độ và hiện trạng thực hiện đánh giá sơ bộ khu vực.
b) Kết quả đánh giá
- Thông tin cơ bản của khu vực;
- Hiện trạng sử dụng đất, phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực;
- Kết quả phân tích, xác định chất gây ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm;
- Sơ đồ khu vực: thể hiện được vị trí các nguồn gây ô nhiễm, đường lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động.
c) Kết luận và Kiến nghị
d) Tài liệu tham khảo
đ) Các phụ lục
- Phụ lục 1. Bản đồ khu vực;
- Phụ lục 2. Báo cáo hình ảnh;
- Câu hỏi phỏng vấn;
- Danh sách người được phỏng vấn;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Phụ lục 3
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT
KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Việc điều tra, đánh giá chi tiết được thực hiện theo các bước sau:
1. Lập kế hoạch khảo sát chi tiết hiện trường:
Từ các kết quả khảo sát sơ bộ, đánh giá các thông tin còn thiếu từ quá trình điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm, tiến hành lập kế hoạch khảo sát chi tiết hiện trường.
Việc lập kế hoạch khảo sát chi tiết hiện trường bao gồm:
a) Kế hoạch thu thập các thông tin còn thiếu cần bổ sung;
b) Kế hoạch lấy mẫu và phân tích các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực khảo sát để xác định thông tin chi tiết hơn về loại hình, phạm vi và mức độ ô nhiễm;
c) Phân công khảo sát: nhân lực, thời gian khảo sát, các trang thiết bị cần sử dụng, các bên cần phối hợp thực hiện.
2. Điều tra, khảo sát chi tiết tại hiện trường
a) Thu thập bổ sung thông tin:
Việc thu thập này sẽ được thực hiện thông qua phỏng vấn, thu thập các tài liệu bổ sung từ các cơ quan liên quan, tổng hợp tài liệu, các bảng hỏi, thống kê...
b) Khảo sát chi tiết các vị trí nguồn và đường lan truyền ô nhiễm tại khu vực
- Căn cứ vào kế hoạch khảo sát hiện trường, thực hiện các hoạt động quan sát, kiểm kê, đo đạc, khoan khảo sát và lấy mẫu tại các vị trí có khả năng là nguồn và đường lan truyền tại khu vực nhằm xác định cụ thể kích thước và mức độ ô nhiễm của các vị trí này. Số lượng mẫu lấy để phân tích tại mỗi vị trí theo quy định hiện hành;
- Trong một số trường hợp đặc biệt tại hiện trường cần có những thay đổi so với kế hoạch ban đầu, tham khảo ý kiến chuyên gia và điều chỉnh kế hoạch khảo sát cho phù hợp với từng điều kiện thực tế. Ghi chép lại lý do thay đổi và các điều chỉnh trong báo cáo điều tra;
- Dựa vào kết quả khảo sát tại hiện trường, kết quả phân tích các mẫu tại phòng thí nghiệm và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường liên quan tiến hành xác định cụ thể phạm vi và mức độ của các nguồn, đường lan truyền và đối tượng bị tác động tại khu vực;
- Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm (ví dụ: do tự nhiên hoặc do hoạt động của con người; có chủ ý hoặc do sự cố môi trường v.v...).
3. Xây dựng bản đồ khu vực bị ô nhiễm
Sau khi xác định được đầy đủ các thông tin về khu vực bị ô nhiễm qua kết quả điều tra, đánh giá chi tiết, tiến hành xây dựng bản đồ khu vực bị ô nhiễm. Bản đồ khu vực bị ô nhiễm phải thể hiện đầy đủ toàn bộ các nguồn ô nhiễm, đường lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động.
Xây dựng bản đồ khu vực bị ô nhiễm:
a) Xác định tỉ lệ của bản đồ dựa trên kích thước thật của khu vực, một bản đồ hiện trạng ô nhiễm thường có tỉ lệ lớn; đối với những khu vực cần thiết phải mô tả chi tiết hơn các đối tượng có trong khu vực, nhưng tỉ lệ bản đồ đã lựa chọn không cho phép thực hiện việc này, xây dựng các bản đồ chi tiết cho các đối tượng này ở tỉ lệ lớn hơn và chú thích trong bản đồ khu vực.
b) Xây dựng ít nhất một mặt cắt khu vực để minh họa theo chiều sâu các đối tượng chính có trong khu vực, các nguồn và đường lan truyền ô nhiễm;
c) Mô tả chính xác trong bản đồ và mặt cắt tất cả các nguồn ô nhiễm, đường lan truyền (kích thước, mức độ và loại chất ô nhiễm) và đối tượng bị tác động (con người, động thực vật, hệ sinh thái) đã được xác định qua quá trình điều tra, khảo sát;
d) Ghi chú bằng dấu hỏi đối với cho những kết quả khảo sát còn nghi vấn và cần điều tra thêm;
đ) Ghi rõ thông tin về đợt khảo sát (tên cá nhân, tổ chức thực hiện khảo sát, ngày khảo sát) ở dưới góc phải của bản đồ;
e) Chú giải bản đồ và chú thích các biểu tượng đã sử dụng.
4. Lập báo cáo điều tra, đánh giá chi tiết
Báo cáo điều tra, đánh giá chi tiết ngoài các nội dung đã được thể hiện trong báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ cần thể hiện thêm các nội dung sau:
a) Thông tin chung: bao gồm thông tin cơ bản về địa điểm (vị trí địa lý, chủ sở hữu, loại hình sử dụng đất và nước, các thông tin cơ bản về thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thủy văn và khí hậu v.v...);
b) Kế hoạch điều tra, đánh giá: bao gồm cụ thể các hoạt động dự kiến để thu thập các thông tin bổ sung và điều tra, khảo sát thực địa tại hiện trường;
c) Kết quả điều tra, đánh giá thực địa tại hiện trường:
- Các công việc đã thực hiện tại hiện trường;
- Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại khu vực:
+ Vị trí, kích thước, nồng độ các chất ô nhiễm của các nguồn và đường lan truyền ô nhiễm;
+ Nhận định cụ thể về các đối tượng bị tác động, bao gồm cả mức độ và tần suất tác động;
+ So sánh kết quả phân tích mẫu với quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan;
+ Bản đồ khu vực bị ô nhiễm.
d) Kết luận và kiến nghị
đ) Phụ lục
Bao gồm ít nhất các tài liệu sau:
- Bản đồ vị trí khu vực ô nhiễm và/hoặc ảnh vệ tinh của khu vực;
- Sơ đồ lấy mẫu;
- Kết quả phân tích;
- Kết quả khảo sát các yếu tố môi trường (ví dụ: phẫu diện các lỗ khoan lấy mẫu đất, các giếng quan trắc nước dưới đất v.v...);
- Báo cáo hình ảnh;
- Các tài liệu kỹ thuật liên quan khác.
Phụ lục 4
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM TRỌNG SỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Xác định mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm
a) Cách xác định mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm dựa vào tổng điểm trọng số của 3 tiêu chí: nguồn ô nhiễm tồn lưu (có điểm trọng số là N), khả năng lan truyền của nguồn ô nhiễm (có điểm trọng số L) và đối tượng bị tác động (có điểm trọng số là T).
b) Tổng điểm trọng số của khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là K) không quá 100 điểm. K được tính bằng công thức sau:
K = N + L + T
c) Trong quá trình xác định mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm, nếu các tiêu chí có từ 03 (ba) chỉ tiêu thành phần trở lên “không có thông tin” thì sẽ được coi là “không đánh giá được”. Trong trường hợp này, cần điều tra, đánh giá, thu thập thêm các chỉ tiêu thành phần “không có thông tin” để tiến hành phân loại mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm.
2. Cách xác định điểm trọng số của tiêu chí về nguồn ô nhiễm tồn lưu
a) Tiêu chí về nguồn ô nhiễm tồn lưu bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:
- Chỉ tiêu về tính chất nguy hại của các chất ô nhiễm tồn lưu có điểm trọng số là N1;
- Chỉ tiêu về mức độ vượt quy chuẩn của chất ô nhiễm tồn lưu có mặt tại khu vực môi trường bị ô nhiễm có điểm trọng số là N2;
- Chỉ tiêu về các chất gây ô nhiễm đặc biệt có điểm trọng số là N3;
- Chỉ tiêu về số thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn của các chất gây ô nhiễm tồn lưu có mặt trong khu vực có điểm trọng số là N4;
- Chỉ tiêu về khối lượng hay diện tích khu vực môi trường ô nhiễm có điểm trọng số là N5.
b) Điểm trọng số tiêu chí về nguồn ô nhiễm được xác định bằng tổng điểm của các chỉ tiêu thành phần. Cụ thể:
N = N1 + N2 + N3 + N4 + N5
3. Cách xác định điểm trọng số của tiêu chí về khả năng lan truyền
a) Tiêu chí về khả năng lan truyền bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:
- Chỉ tiêu về độ dốc của khu vực bị ô nhiễm có điểm trọng số là L1;
- Chỉ tiêu về khoảng cách từ khu vực đến nguồn nước có điểm trọng số là L2;
- Chỉ tiêu về che phủ tại khu vực bị ô nhiễm có điểm trọng số là L3;
- Chỉ tiêu về cỡ hạt của đất khu vực bị ô nhiễm có điểm trọng số là L4.
b) Điểm trọng số tiêu chí về khả năng lan truyền của nguồn ô nhiễm tồn lưu được xác định bằng tổng điểm của các chỉ tiêu thành phần. Cụ thể:
L = L1 + L2 + L3 + L4
4. Cách xác điểm trọng số của tiêu chí về đối tượng bị tác động
a) Tiêu chí về đối tượng bị tác động bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:
- Chỉ tiêu về tác động đến sức khỏe cộng đồng có điểm trọng số là T1;
- Chỉ tiêu về mật độ dân cư có điểm trọng số là T2;
- Chỉ tiêu về tác động đến các nguồn sinh sống của cộng đồng địa phương có điểm trọng số là T3;
- Chỉ tiêu về tác động đến hệ sinh thái tự nhiên có điểm trọng số là T4.
b) Điểm trọng số tiêu chí về đối tượng bị tác động được xác định bằng tổng điểm của các chỉ tiêu thành phần. Cụ thể:
T = T1 + T2 + T3 + T4
BẢNG ĐIỂM TRỌNG SỐ CÁC TIÊU CHÍ CỦA KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
Tiêu chí |
Chỉ tiêu thành phần |
Trọng số |
I. Tiêu chí về nguồn ô nhiễm tồn lưu (tối đa 50 điểm) |
||
1. Chỉ tiêu về tính chất nguy hại của các chất gây ô nhiễm tồn lưu (ký hiệu là N1) (mức độ nguy hại xem trong Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này) |
Mức nguy hại cao (C) |
14 điểm |
Mức nguy hại trung bình (TB) |
8 điểm |
|
Mức nguy hại thấp (T) |
2 điểm |
|
2. Chỉ tiêu về mức độ vượt quy chuẩn của chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực bị ô nhiễm môi trường (ký hiệu là N2) |
Vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 100 lần trở lên |
12 điểm |
Vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 đến 100 lần |
8 điểm |
|
Vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1 đến 10 lần |
4 điểm |
|
3. Chỉ tiêu về các chất ô nhiễm đặc biệt (ký hiệu là N3) |
Có mặt chất ô nhiễm thuộc danh mục các chất hữu cơ khó phân hủy |
6 điểm |
Có mặt chất ô nhiễm là Thủy ngân, Asen, Cadimi, Chì, Xianua |
4 điểm |
|
4. Chỉ tiêu về số thông số ô nhiễm tồn lưu vượt quy chuẩn hiện hành (ký hiệu là N4) |
Số thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 trở lên |
8 điểm |
Số thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 đến 4 |
5 điểm |
|
Số thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật là 1 |
2 điểm |
|
5. Chỉ tiêu về diện tích khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là N5) |
Diện tích khu vực bị ô nhiễm là 10 ha trở lên |
10 điểm |
Diện tích khu vực bị ô nhiễm từ 02 đến 10 ha |
4 điểm |
|
Diện tích khu vực bị ô nhiễm nhỏ hơn 2 ha |
2 điểm |
|
II. Tiêu chí về khả năng lan truyền (tối đa 25 điểm) |
||
1. Chỉ tiêu về độ dốc của khu vực ô nhiễm (ký hiệu là L1) |
Độ dốc lớn hơn 50% |
6 điểm |
Độ dốc từ 5% đến 50% |
3 điểm |
|
Độ dốc nhỏ hơn 5% |
0 điểm |
|
2. Chỉ tiêu về khoảng cách đến nguồn nước (ký hiệu là L2) |
Khoảng cách gần nhất từ khu vực bị ô nhiễm đến nguồn nước mặt nhỏ hơn 100m hoặc đến mực nước ngầm nhỏ hơn 5m |
8 điểm |
Khoảng cách gần nhất từ khu vực bị ô nhiễm đến nguồn nước mặt trong vòng 100-500m, hoặc đến mực nước ngầm nhỏ hơn 20m |
4 điểm |
|
Khoảng cách gần nhất từ khu vực bị ô nhiễm đến nguồn nước mặt lớn hơn 500m, hoặc đến mực nước ngầm lớn hơn 20m |
2 điểm |
|
3. Chỉ tiêu về che phủ tại khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là L3) |
Khu vực bị ô nhiễm không được che phủ bởi thực vật |
6 điểm |
Khu vực bị ô nhiễm được che phủ bởi thực vật dưới 50% |
4 điểm |
|
Khu vực bị ô nhiễm được che phủ bởi thực vật dưới 10% |
2 điểm |
|
Khu vực bị ô nhiễm được bê tông hóa bề mặt |
0 điểm |
|
4. Chỉ tiêu về cỡ hạt của đất tại khu vực bị ô nhiễm (ký hiệu là L4) |
Đất bề mặt (20 cm) là đất sỏi |
5 điểm |
Đất bề mặt (20 cm) là đất cát |
4 điểm |
|
Đất bề mặt (20 cm) là đất mùn |
2 điểm |
|
Đất bề mặt (20 cm) là đất sét |
0 điểm |
|
III. Tiêu chí về đối tượng bị tác động (tối đa 25 điểm) |
||
1. Chỉ tiêu về tác động đến sức khỏe cộng đồng (ký hiệu là T1) |
30% số người trong ít nhất 100 người được hỏi sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong 1000m khẳng định sức khỏe của họ bị tác động bởi khu vực bị ô nhiễm. |
8 điểm |
20% số người trong ít nhất 100 người được hỏi sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong 1000m khẳng định sức khỏe của họ bị tác động bởi khu vực bị ô nhiễm. |
5 điểm |
|
10% số người trong ít nhất 100 người được hỏi sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong 1000m khẳng định sức khỏe của họ bị tác động bởi khu vực bị ô nhiễm. |
2 điểm |
|
2. Chỉ tiêu về mật độ dân cư (ký hiệu là T2) |
Có hơn 500 người sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong bán kính 1000m |
5 điểm |
Có từ 50 đến 500 người sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong bán kính 1000m |
3 điểm |
|
Có từ 5 đến 50 người sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm với phạm vi trong bán kính 1000m |
1 điểm |
|
3. Chỉ tiêu về tác động đến các nguồn sinh sống của cộng đồng địa phương (ký hiệu là T3) |
Nhiều hơn 20% cộng đồng dân trong khu vực hoặc trong phạm vi cách 1000m sử dụng nguồn nước và/hoặc đất tại khu vực bị ô nhiễm để sinh sống và canh tác |
6 điểm |
Ít hơn 20% cộng đồng dân trong khu vực hoặc trong phạm vi cách khu vực 1000m sử dụng nguồn nước và/hoặc đất tại khu vực bị ô nhiễm để sinh sống và canh tác |
3 điểm |
|
4. Chỉ tiêu về tác động đến hệ sinh thái tự nhiên (ký hiệu là T4) |
Có dấu hiệu chắc chắn bất kỳ một hệ sinh thái bị tác động xấu |
6 điểm |
Nghi ngờ hệ sinh thái trong khu vực bị ảnh hưởng |
3 điểm |
|
Hệ sinh thái không bị ảnh hưởng |
0 điểm |
|
Không có thông tin |
3 điểm |
Phụ lục 5
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ,
CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… Số: ……. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày …. tháng …. năm ….. |
Kính gửi: ...(3)...
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu,
...(1)... đã tiến hành điều tra và lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (gọi tắt là phương án xử lý ô nhiễm) ...(2)... trên địa bàn .... thuộc tỉnh. Xin gửi quý .. .(3)... hồ sơ phương án xử lý ô nhiễm bao gồm:
- 07 (bảy) báo cáo phương án xử lý ô nhiễm;
- 01 Biên bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư hoặc các đối tượng bị tác động (bản gốc).
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kính đề nghị ...(3)... thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm....(2)..../.
|
…(1)… |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, cá nhân thực hiện phương án xử lý ô nhiễm; (2) Tên đầy đủ của phương án xử lý ô nhiễm; (3) Tên cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt;
PHỤ LỤC 6
MẪU CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ, CẢI TẠO
VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Căn cứ thực hiện:
Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường làm căn cứ để thực hiện dự án.
2. Thông tin chung:
2.1. Giới thiệu về phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (Nêu tên phương án, địa điểm thực hiện...)
2.2. Giới thiệu về các bên liên quan chính:
Các bên liên quan chính bao gồm: chủ đầu tư, cơ quan chủ quản, đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, cơ quan tư vấn, đơn vị hưởng lợi v.v... Đối với mỗi bên liên quan, cần trình bày những thông tin về tên, người đại diện/liên hệ chính, địa chỉ, số điện thoại, email.
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM
Chương này trình bày những kết quả điều tra, đánh giá về phạm vi và mức độ ô nhiễm của khu vực. Các báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ và chi tiết về khu vực đã thực hiện cần được đính kèm. Những thông tin chính cần được nêu tại chương này bao gồm:
1. Thông tin nền về địa phương
Liệt kê những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương bao gồm:
1.1. Điều kiện tự nhiên
Nêu tóm tắt các nội dung sau: các đặc điểm địa hình, địa chất và thủy văn; thông tin về tính chất đất tại khu vực ô nhiễm (tính chất lý, hóa, các đặc trưng, hình thái và phẫu diện các loại đất chính của địa phương); các đặc điểm về khí hậu/thời tiết; các đặc điểm về thủy văn của địa phương, trong đó đặc biệt là những thông tin về tầng nước ngầm và các đặc trưng dòng chảy bề mặt chính.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Nêu tóm tắt các nội dung sau: dân số địa phương, đặc biệt là số hộ dân và số người sống xung quanh khu vực ô nhiễm; hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất của địa phương, các điều kiện sinh hoạt, vệ sinh nói chung và sức khỏe của nhân dân, có đề cập đến những ảnh hưởng đến sức khỏe do khu vực bị ô nhiễm gây ra;
2. Thông tin về khu vực bị ô nhiễm
2.1. Vị trí khu vực: Địa chỉ, vị trí địa lý, tọa độ địa lý, độ cao so với mực nước biển, ranh giới của khu vực bị ô nhiễm, chủ sở hữu hiện tại và người liên hệ chính.
2.2. Lịch sử hoạt động khu vực: Thời gian bắt đầu hoạt động, thời gian đóng cửa; Các hoạt động tại khu vực; Những vấn đề/ý kiến phàn nàn hoặc khiếu nại được ghi nhận liên quan đến hoạt động của khu vực.
2.3. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực: Nêu rõ hiện trạng sử dụng đất của khu vực và vùng xung quanh khu vực; Quy hoạch sử dụng đất của khu vực và vùng xung quanh khu vực theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.4. Bản đồ và ảnh: Bản đồ phác thảo của khu vực; hình ảnh (tổng hợp hình ảnh toàn cảnh, ảnh thể hiện ranh giới khu vực, ảnh của các đối tượng ô nhiễm chính,...).
3. Phạm vi và mức độ ô nhiễm
3.1. Các đợt điều tra, khảo sát đã thực hiện:
Liệt kê các đợt khảo sát đã thực hiện, trình bày trong bảng sau:
a) Kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ (báo cáo kết quả chi tiết được hướng dẫn tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết (báo cáo kết quả chi tiết được hướng dẫn tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Khảo sát, đánh giá bổ sung nhằm khoanh vùng chính xác khu vực ô nhiễm có mức độ rủi ro cao.
3.2. Kết quả khoanh vùng phạm vi ô nhiễm: Cần nêu được các nguồn ô nhiễm có trong khu vực; phạm vi của khu vực bị ô nhiễm và phạm vi của các nguồn ô nhiễm có trong khu vực (phạm vi cần được thể hiện cả về diện tích lẫn chiều sâu).
3.3. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường
Nêu rõ thuyết minh phương pháp luận lấy mẫu gồm: sơ đồ và vị trí lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, số lần lấy mẫu, loại mẫu, độ sâu lấy mẫu, chỉ tiêu phân tích. Trong phần này, phải kèm theo các hình vẽ, sơ đồ về vị trí lấy mẫu.
Diễn giải các kết quả phân tích (đất, trầm tích đáy, nước mặt và nước ngầm). Có thể diễn giải theo bảng biểu, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành.
3.4. Bản đồ khu vực bị ô nhiễm
Bản đồ khu vực bị ô nhiễm mô tả đầy đủ hiện trạng ô nhiễm của khu vực, trong đó mô tả chi tiết các nguồn gây ô nhiễm tồn lưu, đường lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động. Bản đồ khu vực bị ô nhiễm trước hết là sơ đồ mặt bằng khu vực và sơ đồ lát cắt dọc địa hình.
3.5. Kết quả phân loại mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm: mô tả được việc áp dụng phương pháp phân loại mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm theo 3 mức độ: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.
Hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
3.6. Đánh giá tác động của khu vực bị ô nhiễm dựa trên 3 yếu tố: ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái và khả năng lan truyền ô nhiễm.
CHƯƠNG III. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
1. Các biện pháp kỹ thuật
Đối với từng đối tượng tồn tại trong khu vực bị ô nhiễm, đưa ra các biện pháp kỹ thuật để cải tạo và phục hồi môi trường khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật có thể được chia ra thành các giai đoạn như sau:
a) Các biện pháp bảo vệ đối tượng bị tác động trước khi xử lý:
- Thông báo cho các đối tượng bị tác động, các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng về tình trạng của khu vực;
- Ngăn ngừa tiếp xúc với chất ô nhiễm bằng cách lập rào chắn cách ly khu vực và niêm phong và đóng cửa khu nhà bị ô nhiễm;
- Hạn chế hoặc cấm sử dụng đất và nước ngầm, hoặc di dời tạm thời các đối tượng bị tác động ra khỏi khu vực ô nhiễm;
- Di dời các đối tượng bị tác động ra khỏi khu vực ô nhiễm.
b) Các biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm và ngăn chặn lan truyền:
- Xử lý tại chỗ hoặc bốc xúc, vận chuyển đi xử lý các nguồn ô nhiễm;
- Bao vây, cô lập lâu dài các nguồn ô nhiễm và các khu vực ô nhiễm xung quanh;
- Bơm và xử lý nước ngầm (nếu có);
- Tiến hành các biện pháp cách ly các khu vực đất/trầm tích đáy bị ô nhiễm còn lại, hoặc triển khai các biện pháp xử lý/cải tạo các khu vực này;
- Thiết lập các màng ngăn thẩm thấu để ngăn ngừa chất ô nhiễm lan truyền thông qua nước ngầm.
c) Các biện pháp kiểm soát khu vực bị ô nhiễm sau khi xử lý:
- Thông báo công khai, cảnh báo và duy trì cảnh báo khu vực bị ô nhiễm.
- Khoanh vùng, cô lập, cách ly nhằm ngăn ngừa các tác động của khu vực bị ô nhiễm và chất gây ô nhiễm lan truyền ra môi trường xung quanh;
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan, cộng đồng sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm để chủ động phòng tránh các tác động do ô nhiễm môi trường gây ra;
- Theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường xung quanh và công bố thông tin.
2. Bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật
Lập bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật để xây dựng, lựa chọn phương án tối ưu cho việc cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm. Việc xác định các biện pháp kỹ thuật có thể dựa vào các tiêu chí sau:
a) Mức độ giảm thiểu rủi ro mà biện pháp kỹ thuật có thể đạt được;
b) Mức độ tin cậy của công nghệ và/hoặc biện pháp đề xuất (Những tác động gây ra cho đất, nước ngầm và không khí trong và sau khi thực hiện phương án; hiệu suất xử lý v.v...);
c) Chi phí thực hiện biện pháp kỹ thuật;
d) Thời gian thực hiện;
đ) Tính khả thi về mặt kỹ thuật, và tính khả thi của công nghệ xử lý được đề xuất khi triển khai;
e) Các tác động khác của biện pháp nếu được thực hiện.
Trên cơ sở các phân tích các tiêu chí nêu trên, lựa chọn các biện pháp kỹ thuật tối ưu của từng mức độ ưu tiên xử lý khu vực bị ô nhiễm để tổng hợp, lựa chọn phương án xử lý ô nhiễm tối ưu nhất (có thể lựa chọn một hay kết hợp nhiều biện pháp tùy thuộc đối tượng bị tác động và mức độ ô nhiễm).
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ĐƯỢC LỰA CHỌN
1. Nội dung và kế hoạch xử lý:
1.1. Nội dung
Phần này sẽ tập trung nêu chi tiết các hạng mục công việc sẽ thực hiện, với các khối lượng công việc được định lượng một cách cụ thể và chi tiết, về cơ bản, phần nội dung sẽ phụ thuộc vào từng dự án cụ thể, tuy nhiên có thể tóm tắt tổng quát như sau:
a) Ngăn ngừa, xử lý hoặc loại bỏ các nguồn ô nhiễm;
b) Ngăn chặn các đường lan truyền ô nhiễm;
c) Bảo vệ các đối tượng bị tác động.
1.2. Kế hoạch xử lý
Đối với từng hạng mục công trình hoặc các biện pháp để cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm, lập kế hoạch xử lý bao gồm các nội dung sau:
- Thời gian, tiến độ thực hiện các hạng mục công trình hoặc các biện pháp kỹ thuật;
- Liệt kê khối lượng công việc cần phải làm cho từng hạng mục công trình, hoặc các biện pháp kỹ thuật;
- Liệt kê các thiết bị và nhân công để thực hiện;
- Phân công đơn vị, nhân sự để quản lý, giám sát triển khai từng hạng mục công trình.
2. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
Xác định những tác động tiêu cực đến môi trường gây ra trong suốt quá trình thực hiện phương án từ giai đoạn giải phóng mặt bằng đến giai đoạn giám sát, quản lý sau xử lý (nêu những tác động tiêu cực đến môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước,...).
Các biện pháp bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thực hiện phương án (nêu những biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước,...).
CHƯƠNG V. GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT TRONG VÀ SAU XỬ LÝ
1. Giám sát trong quá trình xử lý
Nêu kế hoạch và cách thức giám sát chất lượng kỹ thuật của công tác xử lý, cải tạo phục hồi môi trường trong quá trình thực hiện phương án.
Căn cứ vào từng nội dung dự án cụ thể xác định các tác động môi trường, xác định các rủi ro an toàn lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu.
2. Kiểm soát sau xử lý
Trong trường hợp chưa thể loại bỏ hết những tác động đến sức khỏe và môi trường do tác động của các chất gây ô nhiễm tồn lưu; những công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã xây dựng cần quản lý và duy trì để đảm bảo các rủi ro được kiểm soát. Các nội dung cụ thể bao gồm:
a) Duy trì cảnh báo khu vực bị ô nhiễm;
b) Truyền thông, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan, cộng đồng sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm;
c) Duy tu, bảo dưỡng các công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường;
d) Theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường tại khu vực bị ô nhiễm và môi trường xung quanh; công bố thông tin về chất lượng môi trường.
PHỤ LỤC
Hình ảnh về khu vực bị ô nhiễm: Cần đưa ra đầy đủ hình ảnh, bản đồ và sơ đồ chi tiết về khu vực bị ô nhiễm bao gồm nguồn ô nhiễm tồn lưu, các đối tượng bị tác động và môi trường xung quanh.
Phụ lục 7
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ, CẢI TẠO VÀ
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
____________________
…(1)… Số: ……./QĐ-…… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường “…(2)…”
…(3)…
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu;
Căn cứ ...(4)...quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của ...(1)...;
Xét nội dung phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (gọi tắt là phương án xử lý ô nhiễm) “...(2)...” đã được chỉnh sửa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình số...ngày...tháng ...năm...của...(5)…;
Theo đề nghị của ...(6)...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung phương án xử lý ô nhiễm “...(2)...” của ...(5)... (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) với các nội dung cụ thể sau:
a) Giải pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
b) Các hạng mục công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
Điều 2. ...(5)... có trách nhiệm xây dựng dự án xử lý ô nhiễm và thực hiện cải tạo và phục hồi môi trường theo những nội dung trong phương án xử lý ô nhiễm và những yêu cầu bắt buộc sau đây:
1………………
2………………
Điều 3. ...(7)... có trách nhiệm phê duyệt dự án xử lý ô nhiễm ...(2)... trên cơ sở phương án xử lý ô nhiễm ...(2)... và những yêu cầu bắt buộc tại Điều 2 Quyết định này.
Điều 4. ...(5)... phải tuân thủ nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường, chế độ thông tin, báo cáo về việc thực hiện nội dung phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt theo các yêu cầu của Quyết định này.
Điều 5. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có những thay đổi về nội dung phương án xử lý ô nhiễm được phê duyệt, ...(5)... phải có văn bản báo cáo ...(1)... và chỉ được thực hiện những thay đổi đó sau khi có văn bản chấp thuận của …(1)…
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
…(3)… |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan thẩm định, phê duyệt;
(2) Tên đầy đủ của phương án xử lý ô nhiễm;
(3) Thủ trưởng cơ quan thẩm định, phê duyệt;
(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm;
(5) Tên tổ chức, cá nhân trình thẩm định phương án xử lý ô nhiễm;
(6) Tên cơ quan được giao chủ trì tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm;
(7) Tên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc tổ chức, cá nhân.
Phụ lục 8
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CẢI TẠO VÀ
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… Số: … V/v:Đề nghị xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường “..(2)…” |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Địa danh), ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: ...(3)...
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu;
Căn cứ Quyết định số …….. của …..(3)….. về việc phê duyệt phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (gọi tắt là phương án xử lý ô nhiễm) …(2)…;
...(1)... đã tiến hành dự án cải tạo và phục hồi môi trường đối với ...(2)... trên địa bàn .... thuộc tỉnh.
Xin gửi quý cơ quan hồ sơ báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường gồm:
- 03 (ba) báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường;
- 01 Biên bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư đối với việc hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường (bản gốc).
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...(1)... đề nghị ...(3)... phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường cho ... (2)... nêu trên.
|
………(1)…..… |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức, cá nhân; (2) Tên đầy đủ của phương án xử lý ô nhiễm; (3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm;
Phụ lục 9
MẪU BÁO CÁO HOÀN THÀNH CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. Thông tin chung
1.1. Giới thiệu về phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
- Mục đích của việc xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường;
- Vị trí của khu vực bị ô nhiễm;
- Mức độ ô nhiễm môi trường (trong đất, nước ngầm).
1.2. Giới thiệu về các bên liên quan chính:
Các bên liên quan chính bao gồm: chủ đầu tư, cơ quan chủ quản, đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, cơ quan tư vấn, đơn vị hưởng lợi v.v...
Đối với mỗi bên liên quan, cần trình bày những thông tin sau:
- Tên;
- Người đại diện/liên hệ chính;
- Địa chỉ;
- Số điện thoại; Email.
1.3. Thông tin chung liên quan đến khu vực:
- Địa chỉ;
- Kích thước;
- Tọa độ GPS;
- Chủ sở hữu khu vực bị ô nhiễm;
- Bản đồ khu vực;
- Hiện trạng sử dụng của khu vực và kế hoạch sử dụng trong tương lai.
II. Nội dung phương án xử lý ô nhiễm đã phê duyệt:
- Trình bày tổng thể nội dung phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt;
- Trình bày các hạng mục, công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã phê duyệt;
- Trình bày mục tiêu tổng quát và chất lượng đạt được của các hạng mục, công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường theo phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt.
III. Các hạng mục xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã hoàn thành
- Mô tả chi tiết các nội dung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã hoàn thành theo phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt;
- Khối lượng công việc thực hiện các nội dung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã hoàn thành;
- Khối lượng các công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường phát sinh (không có trong kế hoạch) để thực hiện công tác xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã đề ra;
- Công tác quản lý và giám sát môi trường để thực hiện công tác xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã đề ra;
- Lập bảng khối lượng công việc đã hoàn thành:
STT |
Các công trình, hạng mục theo phương án xử lý đã phê duyệt |
Các công trình, hạng mục đã hoàn thành |
Khối lượng công việc |
Kinh phí |
Thời gian hoàn thành |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
IV. Kết quả giám sát chất lượng môi trường
- Trình bày chuỗi số liệu về hiện trạng môi trường tại khu vực theo báo cáo giám sát môi trường hàng năm mà tổ chức, cá nhân đã cam kết trong phương án xử lý ô nhiễm;
- Đánh giá kết quả chất lượng môi trường từ bắt đầu triển khai đến khi kết thúc công tác xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
V. Đánh giá, đề xuất và kiến nghị
- Đánh giá kết quả đạt được;
- Đề xuất và kiến nghị.
VI. Phụ lục
- Kết quả phân tích và dữ liệu lấy mẫu trước khi xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường;
- Kết quả phân tích và dữ liệu lấy mẫu đánh giá chất lượng môi trường sau khi xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường của 03 đơn vị có chức năng lấy và phân tích mẫu theo quy định của pháp luật;
- Kết quả giám sát môi trường;
- Bản đồ khu vực bị ô nhiễm đã được xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường với các lát cắt:
+ Thành phần khu vực bị ô nhiễm;
+ Tình hình chất lượng đất và nước ngầm;
+ Hiện trạng chất lượng đất và nước ngầm khu vực còn lại.
Phụ lục 10
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT HOÀN THÀNH CẢI TẠO VÀ
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… Số: …./QĐ-… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ….. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường “...(2)...”
...(3)...
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2014;
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu;
Căn cứ ...(4)...quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của ...(1)...;
Xét nội dung báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường “...(2)…” và Biên bản kiểm tra, đánh giá thực tế ngày...tháng ...năm…;
Theo đề nghị của ...(6)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ...(5)... đã hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường và yêu cầu của Quyết định số ... của ... (3) ... về việc phê duyệt phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (gọi tắt là phương án xử lý ô nhiễm) “…(2)…”
Điều 2. Tổ chức, cá nhân (hoặc cơ quan tiếp quản các công trình) có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu bắt buộc sau đây:
1. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung kiểm soát sau xử lý nêu trong phương án xử lý ô nhiễm và các yêu cầu của quyết định phê duyệt.
2. Chủ động xử lý, khắc phục kịp thời các sự cố và các tình huống bất lợi xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan liên quan khác để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Nơi nhận: |
…(7)… |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan thẩm định, phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường;
(2) Tên đầy đủ của khu vực bị ô nhiễm;
(3) Thủ trưởng cơ quan có thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm;
(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thẩm định, phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường;
(5) Tên tổ chức, cá nhân trình báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường;
(6) Tên cơ quan được giao chủ trì tổ chức thẩm định, phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường;
(7) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan đã cấp quyết định phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường.
THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
Circular No. 30/2016/TT-BTNMT dated October 12, 2016 of the Ministry of Natural Resources and Environment on management, improvement and remediation of residue-contaminated sites
Pursuant to the Law on Environment protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No.19/2015/ND-CP detailing a number of Articles of the Law on Environmental protection dated February 14, 2015;
Pursuant to the Government’s Decree No.21/2013/ND-CP dated March 04, 2013 on functions, rights and responsibilities and organizational structures of the Ministry of Natural Resources and Environment;
At request of the Director General of the Vietnam Environment Administration and Director of Departments of Legal Affairs
The Minister of Natural Resources and Environment hereby issues this Circular on management, improvement and remediation of the environment which is contaminated by residual contamination.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of adjustment
This Circular details point a, point b, clause 3 Article 107 of the Law on Environmental Protection, clauses 3 and 4 Article 13 of the Government’s Decree No.19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 detailing a number of Articles of the Law on Environmental Protection (hereinafter referred to as “Decree No.19/2015/ND-CP ) concerning:
1.Criteria for classification of land contaminated with residual contaminants (hereinafter referred to as “contaminated site”).
2.Instructions on environment remediation at contaminated sites.
3.Inspection and verification of accomplishment of environmental remediation of contaminated sites.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to State regulatory authorities, domestic and overseas entities participating in environment remediation of contaminated sites.
Article 3. Interpretation
1.Residual contaminant refers to chemicals which are persistent in the natural environment and are presented in the Appendix 1 attached hereto; and their content exceeds the limits prescribed in environmental technical regulations.
2.Source of residual contamination refers to a place where a residual contaminant is generated or spreads into the surrounding environment.
3.Possibility of spread of residual contaminationrefers to the residual contaminant’s ability to spread into surrounding environment.
4.Affected subject refers to those that are affected by contaminated sites including human beings, environment and ecosystems.
5.Contaminated site refers to a place where the content of one or more residual contaminants exceeds the limits prescribed by the environmental technical regulations that affect human health, environment and ecosystem.
6.Layout plan of contaminated sites refers to a map that presents the extent, seriousness of contamination, spreading routes of each specific contaminant and its impacts on affected subjects
7.Control contaminated sites refers to the application of long-term technical solutions to control and prevent impacts of sources of residual contamination on affected subjects.
8.Environmental remediation measure refers to technical solutions applied to mitigate and remove residual contaminants remaining in the environment and remediate the contaminated site.
Chapter II
CLASSIFICATION AND REMEDIATION OF CONTAMINATED SITE
Section 1. Criteria for classification of contaminated site
Article 4. Principles and criteria for classification of contaminated site
1.Contaminated sites shall be classified by level of risks according to the following indicators: sources of residual contamination, possibility of spread of contamination and affected subjects.
2.These above-mentioned indicators shall be evaluated by weighted point method. The method for determination of weighted points is presented in Appendix 4 attached hereto.
3.The level of risk of a contaminated site shall be determined according to the total weighted point.
Article 5. Classification of contaminated sites
Contaminated sites shall be classified according to 03 levels of risk as follows:
1.Low: if the total weighted point is less than 40.
2.Medium: if the total weighted point varies from 40 to not exceeding 60.
3.High: if the total weighted point exceeds 60.
Section 2. INVESTIGATION AND ASSESSEMENT OF CONTAMINTED SITES
Article 6. Preliminary investigation and assessment of potentially-contaminated sites
1.A preliminary investigation and assessment is carried out to determine whether or not a site contains residual contaminants whose content exceeds the limit prescribed by the environmental technical regulations.
2.For the purposes of preliminary investigation and assessment, the organization in- charge shall:
a) Aggregate and review documents regarding potentially-contaminated sites;
b) Carry out site surveys on potentially-contaminated sites;
c) Collect and analyze samples to determine residual contaminants, sources of residual contamination and make preliminary assessment on the seriousness of contamination;
d) Make out preliminary investigation and assessment reports.
3.The procedure for preliminary investigation and assessment of potentially-contaminated sites is specified in Appendix 2 attached hereto.
4.Every people’s Committee of provinces and direct-controlled municipalities (hereinafter referred to as “province”) shall take charge of preliminary investigation and assessment of potentially-contaminated sites within the province According to preliminary investigation and assessment results, the people’s Committee of the province shall:
a) Publish information on non-contaminated sites where no residual contaminant whose content exceeds the content limits prescribed in the environmental technical regulation is found;
b) Conduct detailed investigation and assessment as prescribed in Article 7 hereof where any residual contaminant whose content exceeds the limits prescribed in the environmental technical regulation is found;
c) Submit a report to the Ministry of Natural Resources and Environment where the contaminated site stretches across 02 or more provinces.
5.The preliminary investigation and assessment is funded from the environmental protection budget.
Article 7. Detailed investigation and assessment
1.A detailed investigation and assessment shall be carried out for the purpose of identifying residual contaminants, sources of residual contamination, the extent and seriousness of contamination, possibilities of the spread of contamination and affected subjects, and defining responsibilities for remediating the environment.
2.For the purpose of detailed investigation and assessment, the organization in charge shall:
a) Prepare detailed site survey plan;
b) Conduct site investigation, surveys and sampling; analysis and determination of residual contaminants, seriousness of contamination, and extent of contamination and means of spread of contamination;
c) Prepare maps of contaminated sites which present contaminants, the seriousness of contamination, extent of contamination and routes for spread of contamination;
d) Prepare detailed investigation and assessment reports.
3.The procedure for detailed investigation and assessment of contaminated sites is specified in Appendix 3 attached hereto.
4.The detailed investigation and assessment result is considered as the basis for defining responsibilities for environmental remediation of contaminated sites.
5.The detailed investigation and assessment result is applied to classify the level of risk of contaminated sites as stipulated in Article 5 hereof.
6.The detailed investigation and assessment is funded from the environmental protection budget.
Section 3. ENVIRONMENTAL MANAGEMENT AND REMEDIATION; INSPECTION AND VERTIFICATION OF COMPLETION OF ENVIRONMENTAL REMEDIATION OF CONTAMINATED SITES
Article 8. Principles of management and remediation of contaminated sites
1.For low-level contaminated sites, the environmental remediation plans shall be made according to contamination control measures (hereinafter referred to as “contaminated site control project”) as stipulated in Article 9 hereof.
2.For medium and high-level contaminated sites, decontamination plans shall be made according to environmental remediation measures (hereinafter referred to as “decontamination plan”) as stipulated in Article 10 hereof.
3.High-level contaminated sites shall be prioritized to decontaminate.
4.Advanced, environmentally-friendly and competitive-pricing technologies should be applied.
5.Decontamination plans shall be made in conformity with the land-use planning approved by the competent authority.
Article 9. Contaminated site control projects
1.Contamination control includes:
a) Give and reiterate announcements, warnings of contaminated sites;
b) Zone and isolate contaminated sites to prevent the spread of contamination;
c) Disseminate information and raise awareness or relevant entities and residents in the vicinity of residual contamination;
d) Periodically monitor the environment at contaminated sites and their vicinity areas; make information on environmental quality publicly available.
2.Responsibilities for preparation, approval and execution of contaminated site control projects:
a) The Vietnam Environment Administration shall prepare and submit the inter-provincial contaminated site control project to the Ministry of Natural Resources and Environment for approval and request the People’s Committees of provinces where the contaminated site is located to execute the project.
b) Every Department of Natural Resources and Environment shall submit contaminated site control projects within their administration to the People’s committee of the province for approval and shall execute the approved project.
3.Preparation, approval and execution of contaminated site control project shall be funded with the environmental protection budget.
Article 10. Preparation of decontamination plans
1.Responsibilities for preparation of decontamination plans:
a) The Vietnam Environmental Administration shall draw up and submit decontamination plans for inter-provincial contaminated sites stipulated in clause 1 Article 13 of the Decree No.19/2015/ND-CP to the Ministry of Natural Resources and Environment for approval.
b) The People’s Committees of provinces shall draw up and submit decontamination plans for contaminated sites within their administration as stipulated in clause 1 Article 13 of the Decree No.19/2015/ND-CP to the Ministry of Natural Resources and Environment for approval;
c) Any entity having demand for land in contaminated sites as prescribed in clause 3 Article 13 of the Decree No. 19/2015/ND-CP shall submit a decontamination plan to the People’s Committee of the province for approval.
2.The decontamination plan shall include the following main contents:
a) General information on the contaminated site;
b) Results of investigation and assessment of the level of risk of the contaminated site;
c) Decontamination methods (whether on-site decontamination or off-site decontamination by transporting contaminants to a designated decontamination facility);
d) Decontamination techniques and technology solutions for mitigation or removal of residual contaminants from the contaminated site;
dd) Control and supervision during and after decontamination;
e) Decontamination itineraries and schedule.
Refer to Appendix 6 attached hereto for detailed decontamination plan.
3.It is required to revise the decontamination plan if:
a) any change in land use planning is made at the time of implementation of the decontamination plan; or
b) any change in decontamination scale, techniques, methods or applicable technologies is made.
4.Entities prescribed in clause 1 of this Article shall conduct a poll for affected residents’ opinions and shall obtain those residents’ consent to the decontamination plan.
5.Preparation of decontamination plans by entities prescribed in point a and b clause 1 of this Article shall be funded with the environmental protection budget. Entities prescribed in point c clause 1 of this Article shall pay all expenses for preparation of their decontamination plans.
Article 11. Assessment and approval of decontamination plans
1.Every entity in clause 1 Article 10 hereof shall submit an application for assessment and approval for the decontamination plan to the competent authority.
2.The application shall include:
a) An application form made using form in Appendix 5 hereto.
b) 07 decontamination reports made using Appendix 06 attached hereto;
c) A consolidated record of affected residents’ opinions.
3.The competent authority that has the power to assess and approve the decontamination plan as prescribed in clause 1 Article 10 hereof shall set up a Board of Assessment. The assessment of a decontamination plan shall not exceed 45 working days from the date of receipt of the valid and complete application.
4.The assessment shall focus on the accuracy of results of investigation, zoning, extent and seriousness of contamination; compatibilities of techniques, methods and technological solutions for mitigating or removing residual contaminants from the selected contaminated site.
5.The applicant shall revise and complete their decontamination plan according to the announcement of the Board of Assessment and submit the revised plan to the competent authority for approval.
6.Within 15 working days from the date of receipt of an application for approval, the competent authority shall consider issuing a decision on approval using Appendix 7 attached hereto. In case of rejection, the competent authority shall return the application to the applicant and specify reasons for rejection.
7.The competent authority shall be funded for assessment of decontamination plans from the environmental protection budget.
Article 12. Regulations on operation of Boards of Assessment
1.A Board of Assessment shall be set up to assess each decontamination plan.
2.Boards of Assessment shall give advices to the competent authority that has the power to assess and approve decontamination plans; and shall legally take responsibilities for assessment results towards the competent authority.
3.Boards of Assessment shall stick to the principle under which the assessment shall be discussed publicly.
4.The assessment conclusion may be:
a) Approved: a decontamination plan is approved if all members of the Board of Assessment, by unanimous vote, have voted in favor of the decontamination plan. No adjustment or supplement is deemed necessary.
b) Approved but adjustment or supplementation is required: if at least 2/3 members of the Board of Assessment voted for the decontamination plan or voted for with the proviso that adjustments or supplement must be made, including a vote for or vote with the proviso that adjustments or supplement must be made from the Chairman or authorized Deputy Chairman of the Board of Assessment;
c) Rejected: if more than 1/3 members of the Board of Assessment opposed to the decontamination plan from or it is against by the Chairman or authorized Deputy Chairman of the Board of Assessment
5.Requirements for Board of Assessment meetings
The meeting of the Board of Assessment shall take place if:
a) At least 2/3 members of a Board of Assessment stipulated in the Establishment Decision are present at the meeting or attend the meeting electrically A meeting of a Board of Assessment must not be convened in the absence of the Chairman or authorized Deputy Chairman (where the Chairman is absent).
b) Legal representatives of organizations, individuals or authorized person shall be in attendance.
6.Responsibilities of members of Boards of Assessment
Every Board of Assessment shall:
a) Study decontamination plans and relevant documents provided by the assessing authority;
b) Participate in meetings of the Board of Assessment, investigation and surveys (if any) conducted during the assessment;
c) Submit comments on the decontamination plan to the assessing authority at least 01 day ahead of the official meeting of the Board of Assessment; and present such comments at the official meeting;
d) Fill in assessment sheets;
dd) Keep provided documents and files in accordance with regulations of laws and submit them upon request of the assessing authority after the assessment is completed;
e) Take responsibilities for assessment, comments and assigned tasks towards laws and the assessing authority.
7.Rights of members of Board of Assessment
Every member has the power to:
a) request the assessing authority to provide documents in relation to applications for assessment;
b) Suggest the assessing authority to hold meetings, seminars and other activities for the purposes of assessment;
c) Attend meetings of the Board of Assessment and participate in other activities for assessment;
d) Directly communicate their ideas at meetings of the Board of Assessment and stick to their idea in case it conflicts with the conclusion of the Board of Assessment.
dd) Receive wages or salaries under current regulations of laws during the assessment; receive reimbursement for out-of-pocket expenses (such as expenses for travelling, meals, accommodations, and others) under regulations of laws if they participate in activities conducted by the Board of Assessment.
8.Every Chairman of Boards of Assessment shall have rights and take on responsibilities prescribed in clauses 6 and 7 of this Article and shall:
a) Preside over meetings of the Board of Assessment;
b) Clarify opinions raised in the meetings of the Board of Assessment and make conclusions by the end of each meeting of the Board of Assessment;
c) Sign meeting minutes and take responsibilities for conclusions made at meetings towards assessing authorities within the assigned rights and responsibilities;
d) Deputy chairman of the Board of Assessment shall have rights and take on responsibilities as prescribed in clauses 6 and 7 of this Article and shall undertake rights and responsibilities of the chairman if (s)he is authorized.
Article 13. Implementation of decontamination plans
1.The approved decontamination plan will lay a foundation for preparation and implementation of decontamination projects under regulation of laws.
2.Entities specified in clause 1 Article 10 hereof shall arrange capital, select qualified organization to draw up and implement decontamination projects according to the approved decontamination plan.
Article 14. Inspection and verification of completion of environmental remediation
1.Responsibilities for inspection and verification of completion of environmental remediation:
a) People’s Committees of provinces shall inspect and verify the completion of environmental remediation in contaminated sites within the administration;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall inspect and verify the completion of environmental remediation of inter-provincial contaminated sites.
2.After completion of environmental remediation, the entity that carried out the decontamination project shall sample or hire 03 sampling agencies to take and analyze samples, compare samples with the environmental technical regulation and approved decontamination plan; hold a referendum for affected residents’ opinions; submit an application for inspection and verification of environmental remediation to the competent authority prescribed in clause 1 of this Article.
3.The application for inspection and verification of completion of environmental remediation includes:
a) An application form made using Appendix 8 attached hereto;
b) 03 environmental remediation reports made using the form in Appendix 9 attached hereto;
c) A consolidated record that presents residents’ opinions of environmental remediation of the contaminated site.
4.The procedure for inspection and verification of completion of environmental remediation is as follows:
a) Study the environmental remediation report made using the form in Appendix 9 attached hereto;
b) Select qualified sampling agencies to collect and analyze samples under regulations of laws;
c) Set up an inspectorate to conduct inspection and assessment with the participation of the representatives of the People’s Committees of communes where environmental remediation takes place.
5.The authority stipulated in clause 1 of this Article shall conduct inspection and verification of completion of environmental remediation of the contaminated site according to Appendix 10 attached hereto.
A Consulting Board may be set up to examine the verification of completion of environmental remediation, where necessary.
6.Costs of inspection and certification of environmental remediation shall be funded from the environmental protection budget.
Chapter III
IMPLEMENTATION RESPONSIBILITIES
Article 15. Responsibilities of Vietnam Environment Administration
The Vietnam Environment Administration shall:
1. Aggregate, make out and publish the list of contaminated sites; record, create, update and operate national contaminated site data systems
2. Compile and introduce technical guidance on environmental remediation of contaminated sites.
Article 16. Responsibilities of People s Committees of provinces
Every People’s Committee of the province shall:
1. Investigate, evaluate, aggregate, make out and publish a list of contaminated site within the province.
2. Input information on contaminated sites into information systems and contaminated site data system of the Vietnam Environment Administration.
3. Submit a report on achievements in environmental remediation of contaminated sites within the province to the Ministry of Natural Resources and Environment by March 31stof every year.
Article 17. Effect
This Circular takes effect on December 01, 2016.
Article 18. Implementation organization
1. People’s Committees of provinces, Vietnam Environment Administration, Departments of Natural Resources and Environment of provinces and relevant entities shall be responsible for the implementation of this Circular.
2. The Director General of the Vietnam Environment Administration shall give directives, inspect, supervise and expedite the implementation of this Circular.
3. Any issue arising in connection to implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Natural Resources and Environment. /.
For the Ministry
The Deputy Ministry
Vo Tuan Nhan
* All Appendices are not translated herein.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây