Quyết định 395/1998/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan

thuộc tính Quyết định 395/1998/QĐ-BKHCNMT

Quyết định 395/1998/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:395/1998/QĐ-BKHCNMT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Chu Tuấn Nhạ
Ngày ban hành:10/04/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 395/1998/QĐ-BKHCNMT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ395/1998/QĐ -BKHCNMT NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 1998
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC
TÌM KIẾM, THĂM DÒ, PHÁT TRIỂN MỎ, KHAI THÁC, TÀNG TRỮ,
VẬN CHUYỂN, CHẾ BIẾN DẦU KHÍ VÀ CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN

 

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

 

- Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

- Căn cứ Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi

hành Luật Bảo vệ môi trường;

- Căn cứ Nghị định 84/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí;

- Căn cứ Công văn số 4180/KGVX ngày 20/8/1997 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường trong công nghiệp dầu khí;

- Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan.

 

Điều 2: Cục trưởng Cục Môi trường, Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Giám đốc các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các tổ chức dầu khí chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký.

 

 

 

 

 

 

 

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

{C}{C}{C}{C}

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 1998

 

QUY CHẾ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC TÌM KIẾM, THĂM DÒ,
PHÁT TRIỂN MỎ, KHAI THÁC, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, CHẾ BIẾN DẦU KHÍ VÀ CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 395/1998/QĐ - BKHCNMT
ngày 10 tháng 4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1

Quy chế này được ban hành nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và giảm đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường do các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí (hóa lỏng khí, lọc dầu) và dịch vụ liên quan trực tiếp đến các hoạt động này.

 

Điều 2

Trong quy chế này, ngoài các thuật ngữ được định nghĩa trong Luật Dầu khí và Luật Bảo vệ môi trường, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tổ chức dầu khí được hiểu là các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí bao gồm:

- Doanh nghiệp Nhà nước,

- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Công ty,

- Doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân,

- Hợp tác xã,

- Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2. Công trình dầu khí là các loại giàn, công trình di động hay cố định, các phương tiện và các kết cấu khác được sử dụng trên đất liền hoặc trên biển nhằm phục vụ cho hoạt động dầu khí.

3. Chất thải sản xuất là các chất khí, lỏng và rắn được loại ra khi tiến hành các hoạt động dầu khí.

4. Chất thải sinh hoạt bao gồm các chất thải lỏng, rắn và các loại chất thải khác được loại ra trong quá trình sinh hoạt của người tại các địa điểm hoặc công trình tìm kiếm, thăm dò, khai thác, phát triển mỏ, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan.

 

Điều 3

Quy chế này áp dụng đối với:

1. Tất cả các tổ chức dầu khí thực hiện việc tìm kiếm thăm dò, khai thác, phát triển mỏ, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan trên đất liền, hải đảo, vùng nước nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

2. Các công trình của tổ chức, cá nhân Việt Nam phục vụ cho các hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp tác với nước ngoài ở những nơi không thuộc quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ khi các Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

 

Điều 4

Các tổ chức dầu khí phải có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường và trong trường hợp cần thiết phải thành lập bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.

 

Điều 5

Trong quá trình thực hiện dự án dầu khí, các tổ chức dầu khí phải có trách nhiệm sau đây:

1. Không thải ra môi trường các chất thải khí, lỏng, rắn vượt quá Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, đặc biệt là các chất thải nguy hại.

2. Thực hiện hoạt động quan trắc và phân tích môi trường (monitoring môi trường), chương trình giám sát môi trường theo Quyết định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án, cơ sở.

3. Lập và trình cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các báo cáo về công tác bảo vệ môi trường, sự cố môi trường phù hợp với Điều 7 của Quy chế này.

4. Nộp phí liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của luật pháp Việt Nam.

 

Điều 6

Khi kết thúc dự án dầu khí, các tổ chức dầu khí phải tháo dỡ các công trình cố định, dọn sạch nơi đã tiến hành dự án và báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 7

Thể thức lập các báo cáo về bảo vệ môi trường được quy định như sau:

1. Hàng năm tổ chức dầu khí phải lập và gửi báo cáo về bảo vệ môi trường, kể cả các tài liệu quan trắc và phân tích môi trường (monitoring), giám sát môi trường cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại nơi tổ chức dầu khí tiến hành hoạt động trong vòng 15 ngày đầu của năm sau. Nội dung của báo cáo về bảo vệ môi trường cần phản ánh được việc thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

2. Trong trường hợp có sự cố gây tác hại lớn đến môi trường như quy định tại các điều 37, 38 của Quy chế này, sau khi hoàn thành xử lý ô nhiễm, tổ chức dầu khí phải lập báo cáo trình Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về nguyên nhân sự cố, quá trình xử lý, hậu quả môi trường.

3. Khi kết thúc dự án dầu khí, tổ chức dầu khí phải lập và trình báo cáo về bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành dự án cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại nơi tổ chức dầu khí tiến hành hoạt động. Nội dung của báo cáo này cần phản ánh được việc thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

 

Điều 8

Các tổ chức dầu khí lập và trình Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định sau:

1. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường theo các quy định của Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn liên quan.

2. Nội dung, thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết cho từng loại hoạt động dầu khí phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.

3. Lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, trong đó dự kiến đầy đủ các rủi ro có thể gây ra sự cố, đề xuất các biện pháp sẽ áp dụng để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây ô nhiễm môi trường, phương án huy động nhân lực và trang thiết bị thích ứng để xử lý kịp thời khi sự cố xẩy ra.

 

CHƯƠNG II
TÌM KIẾM, THĂM DÒ, PHÁT TRIỂN MỎ VÀ KHAI THÁC
DẦU KHÍ

 

Điều 9

Hệ thống đường giao thông, các công trình cố định và các thiết bị cần thiết cho việc triển khai khảo sát, tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ, khai thác phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo giảm đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường, đặc biệt ở những vùng nhậy cảm môi trường.

Điều 10

Khi tiến hành các hoạt động gây nổ, tổ chức dầu khí phải tuân theo các quy định của Nghị định số 27/CP ngày 20/4/1995 của Chính phủ và Thông tư số 11 TT/CNCL ngày 13/3/1996 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/CP ngày 20/4/1995 của Chính phủ về quản lý, sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

 

Điều 11

Việc khống chế các hoạt động gây nổ, gây ồn được quy định như sau:

1. Chỉ được tiến hành các vụ gây nổ địa chấn trên đất liền phù hợp với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường phê duyệt.

2. Tổ chức dầu khí phải xin phép chính quyền địa phương trước khi tiến hành các hoạt động gây nổ ít nhất là 30 ngày (không bao gồm gây nổ trong lòng giếng khoan nhằm thử vỉa và các hoạt động thường nhật khác như cắt ống chống ...). Sau khi được phép, tổ chức dầu khí phải thông báo cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động ở những vùng liên quan đến khu vực gây nổ biết và khi tiến hành gây nổ phải có các biển báo hiệu đặt tại các nơi thích hợp.

3. Cấm gây nổ địa chấn, cho máy bay bay thấp, gây ồn đột ngột ở những khu bảo tồn quốc gia về động vật quý hiếm, trong mùa làm tổ hoặc sinh sản,.

4. Tổ chức dầu khí phải bồi thường đầy đủ các thiệt hại do các hoạt động gây nổ đã gây thiệt hại cho người, động, thực vật, công trình xây dựng như đường giao thông, nhà cửa... theo quy định của pháp luật.

 

Điều 12

Việc sử dụng các dung dịch khoan, các hóa chất gây độc hại hoặc nguy hiểm phải được phép của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Căn cứ để xem xét cấp phép là chứng chỉ độ độc hại đối với các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện môi trường Việt Nam do cơ quan chuyên môn của Việt Nam được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường giao trách nhiệm cấp hoặc giấy phép cho sử dụng ở một nước phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.

 

Điều 13

Nghiêm cấm sử dụng dung dịch khoan nền dầu diesel.

Không sử dụng dung dịch khoan nền dầu. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét cho phép sử dụng dung dịch khoan nền dầu.

 

Điều 14

Việc sử dụng chất phóng xạ trong các hoạt động dầu khí phải tuân theo quy định của pháp luật về An toàn và Kiểm soát bức xạ và tuân theo TCVN 4985-89 - "Quy phạm vận chuyển an toàn chất phóng xạ", TCVN 4397-87- "Quy phạm an toàn bức xạ ion hóa".

 

Điều 15

Việc thải các chất thải sản xuất từ các công trình dầu khí biển ở những nơi thuộc quyền tài phán của nước CHXHCN Việt Nam phải tuân theo các quy định sau:

1. Không thải xuống biển cặn dầu và dầu thải, các dung dịch khoan thải nền dầu, các chất rắn chứa dầu, các chất thải lỏng và rắn độc hại khác. Các chất thải nói trên phải được thu gom, vận chuyển vào đất liền để xử lý theo quy định.

2. Chỉ được phép thải xuống biển các loại nước thải, mùn khoan có hàm lượng dầu theo quy định của phụ lục kèm theo Quy chế này và các hoá chất độc hại dưới mức cho phép theo Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

 

Điều 16

Việc thải các chất thải sinh hoạt từ các công trình dầu khí biển ở những nơi thuộc quyền tài phán của nước CHXHCN Việt Nam phải tuân theo các quy định sau:

1. Không thải xuống biển các loại rác thải khó phân huỷ như vỏ đồ hộp, chai lọ, túi nhựa... Các loại rác thải trên phải được thu gom, vận chuyển vào đất liền để xử lý theo quy định.

2. Các chất thải rắn như gỗ, giấy có thể đốt và tro được phép thải xuống biển, nếu không độc hại và không nhiễm dầu.

3. Các loại đồ ăn thừa được phép thải thẳng xuống biển sau khi đã được nghiền thành hạt có đường kính nhỏ hơn 25mm.

 

Điều 17

Việc thu gom và xử lý các chất thải rắn và lỏng từ các công trình dầu khí trên đất liền phải tuân theo các quy định sau:

1. Các chất thải rắn phải được thu gom vào các phương tiện hay thiết bị chứa thích hợp, sau đó phải được xử lý hoặc chôn lấp ở bãi thải theo các tiêu chuẩn đã được quy định và phải thực hiện theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

2. Các chất thải lỏng gây ô nhiễm phải được thu gom trong các bể chứa để sau đó xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Các bể chứa này phải được thiết kế và xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Nước vỉa khai thác phải được thu gom và chứa trong các khu vực riêng biệt và trước khi thải ra môi trường xung quanh phải được xử lý phù hợp với TCVN 5945-1995- Nước thải công nghiệp- Tiêu chuẩn thải.

 

Điều 18

1. Cấm thải trực tiếp khí hydrocacbon vào môi trường xung quanh khi chưa được phép của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

2. Khi không có khả năng thu gom để sử dụng, khí hydrocacbon phải được đốt cháy hoàn toàn tại tháp đốt. Tháp đốt phải thiết kế đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

 

 

CHƯƠNG III
TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ

 

Điều 19

Các tổ chức dầu khí lập kế hoạch phòng chống sự cố cháy, nổ và trình cơ quan phòng chống cháy, nổ thuộc Bộ Nội vụ phê duyệt để xin cấp phép xây dựng công trình.

 

Điều 20

1. Các bể chứa, trạm nạp và nhận, các ống dẫn dầu, khí phải được thiết kế, xây dựng theo các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế (API, ASME, BS...) đã được Việt Nam công nhận; Thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát thường xuyên trong quá trình vận hành các thiết bị này.

2. Các bể chứa dầu nổi (floating units) phải được xây dựng và trang bị phù hợp với TCVN 04044-85 -"Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm biển do tầu gây ra'' và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

 

Điều 21

Việc thiết kế, thi công đường ống dẫn dầu, khí ngoài biển phải tuân theo các quy định sau:

1. Khi lựa chọn tuyến ống phải đảm bảo giảm đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường. Cấm xây dựng các tuyến ống dẫn dầu, khí qua khu vực bảo tồn quốc gia hoặc khu vực đặc biệt nhậy cảm môi trường nếu không được phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

2. Khi xây dựng các đường ống phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm môi trường biển (môi trường nước, đáy biển) do việc thi công và thải các chất thải gây ra.

3. Khi được phép sử dụng chất nổ, chất phóng xạ phù hợp với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường phải tuân theo các quy định tại các Điều 10, Điều 11 và Điều 14 Quy chế này.

4. Đường ống được phép chôn xuống đáy biển nếu không gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc đáy biển và điều kiện sinh thái tự nhiên của dải ven bờ.

 

Điều 22

Việc thiết kế, thi công đường ống dẫn dầu, khí trên đất liền phải tuân theo các quy định sau:

1. Hành lang và tuyến ống phải được lựa chọn để không vi phạm đến các khu vực bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá và vùng đặc biệt nhạy cảm môi trường.

2. Giảm đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên, phá huỷ các công trình kiến trúc, văn hoá và gây cản trở giao thông.

 

3. Khi được phép sử dụng chất nổ, chất phóng xạ phù hợp với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt phải tuân theo Điều 10, Điều 11 và Điều 14 Quy chế này.

 

Điều 23

1. Khi xây dựng các đường ống dẫn dầu, khí trên đất liền hoặc gần bờ, chất lỏng dùng để thử thuỷ lực các đường ống dẫn dầu, khí phải được thu gom vào nơi riêng biệt và phải được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh phù hợp với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

2. Các hóa chất dùng thử thuỷ lực phải được phép của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Căn cứ để xem xét cấp phép là chứng chỉ độ độc hại đối với các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện môi trường Việt Nam do cơ quan chuyên môn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường giao trách nhiệm cấp hoặc giấy phép cho sử dụng ở một nước ngoài phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.

 

Điều 24

Trong quá trình hoạt động, việc xúc rửa các bể chứa , đường ống dẫn dầu, khí và xử lý các chất thải sinh ra từ quá trình xúc rửa phải thực hiện theo đúng phương án kỹ thuật đã được cơ quan Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường phê duyệt.

 

CHƯƠNG IV
CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

Điều 25

Các tổ chức dầu khí lập kế hoạch phòng chống sự cố cháy, nổ và trình Cơ quan Phòng chống cháy, nổ thuộc Bộ Nội Vụ phê duyệt để được cấp phép xây dựng công trình.

 

Điều 26

Khi lựa chọn vị trí của nhà máy chế biến dầu khí phải đảm bảo giảm đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường, đảm bảo cho các dịch vụ bảo vệ môi trường tại chỗ, đặc biệt trong trường hợp có sự cố môi trường.

 

Điều 27

Công nghệ chế biến và các quy trình vận hành, giám sát, ứng cứu sự cố môi trường...của nhà máy chế biến dầu khí phải được lựa chọn, đảm bảo giảm đến mức tối thiểu việc thải các chất thải khí, lỏng, rắn vào môi trường và phải tuân theo các quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

 

Điều 28

Các biện pháp vận chuyển nguyên liệu đến và sản phẩm đi từ nhà máy lọc dầu phải được lựa chọn, đảm bảo giảm đến mức tối đa rủi ro xuất hiện sự cố tràn dầu do tai nạn vận chuyển.

 

Điều 29

Nhà máy lọc dầu phải có các biện pháp thích hợp (như che chắn, đắp bờ, khoanh vùng...) để ngăn ngừa ô nhiễm nước mặt và nước dưới đất do mưa rửa trôi nguyên liệu, các sản phẩm, do rò rỉ dầu, tràn dầu từ các thiết bị xử lý, phương tiện tàng trữ, vận chuyển gây ra.

 

Điều 30

1. Các chất thải khí, lỏng, rắn của nhà máy chế biến dầu khí phải được xử lý phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, hoặc được phép của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, trước khi thải ra môi trường xung quanh.

2. Các bãi thu gom chất thải lỏng, rắn của nhà máy chế biến dầu khí phải được thiết kế, xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

 

CHƯƠNG V
CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ

 

Điều 31

Các phương tiện vận tải của các tổ chức dầu khí hoạt động trên bộ, trên sông, trên biển phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra (MARPOL 73/78) và các Công ước quốc tế liên quan khác mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

 

Điều 32

Các loại tàu thuyền tham gia hoạt động dầu khí trên biển phải tuân thủ các quy định sau:

1. Có trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp với TCVN 04044-85 - "Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra" được cơ quan đăng kiểm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Nếu là tàu nước ngoài phải có các loại giấy chứng nhận quốc tế về chống ô nhiễm do dầu cũng như do nước thải gây ra và được đăng kiểm Việt Nam xác nhận.

2. Có văn bản quy phạm hướng dẫn ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại kể cả nước thải sinh hoạt, đồng thời phải có các văn bản hướng dẫn việc thu gom lên tầu các chất thải và giao nhận dầu.

3. Có một giám sát viên ô nhiễm để giúp thuyền trưởng giám sát các hoạt động thải dầu cũng như thải các chất khác nhằm ngăn ngừa việc thải không đúng quy định.

4. Có sổ ghi chép theo dõi việc giao nhận dầu và các chất, sổ phải được ghi chép đầy đủ các số liệu giao nhận cũng như kết quả kiểm tra, được lưu trữ và trình cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường khi có yêu cầu.

 

Điều 33

Các căn cứ dịch vụ dầu khí trên bờ phải tuân thủ các quy định sau:

1. Không thải trực tiếp ra môi trường xung quanh các loại dầu mỡ, hoá chất độc hại, khí thải và nước thải có chứa các chất độc hại vượt quá mức cho phép của các Tiêu chuẩn Việt Nam về khí thải, nước thải công nghiệp cũng như sinh hoạt.

2. Phải thu gom, xử lý các chất thải sản xuất và sinh hoạt trong quá trình hoạt động theo quy định.

3. Các căn cứ dịch vụ làm nhiệm vụ tiếp nhận, tàng trữ, xử lý chất thải từ công nghiệp dầu khí phải có bãi thải, công nghệ xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan khác. Nghiêm cấm việc tiếp nhận và xử lý các loại chất thải có nguồn gốc từ nước ngoài nhập vào.

4. Việc bảo quản, tàng trữ, vận chuyển các chất phóng xạ phải tuân theo pháp luật về An toàn và Kiểm soát bức xạ, đồng thời phải tuân theo các Tiêu chuẩn Việt Nam:

TCVN- 4586-97( Quy phạm an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ)

TCVN- 4397-87( Quy phạm an toàn về bức xạ ion hóa)

TCVN- 4985-89( Quy định vận chuyển an toàn chất phóng xạ)

 

Điều 34

Bãi thải chứa các chất thải từ công nghiệp dầu khí phải được thiết kế, xây dựng và vận hành đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc cấp phép cho xây dựng các bãi thải này chỉ dược thực hiện khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

Điều 35

Cảng dịch vụ dầu khí phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 33 của Quy chế này, phải có kế họach ứng cứu sự cố tràn dầu và kế họach phòng chống cháy đựơc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 

CHƯƠNG VI
KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SUY THOÁI
MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 36

1. Trong quá trình triển khai các dự án dầu khí, tổ chức dầu khí phải duy trì đầy đủ nhân lực, trang thiết bị và mối liên hệ với các cơ quan hữu quan kể cả với các chính quyền địa phương và các tổ chức nước ngoài để có thể quản lý, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do sự cố môi trường.

2. Tổ chức dầu khí đang khai thác dầu khí ngoài biển phải đảm bảo:

 

2.1 Trên mỗi giàn khai thác, trạm tiếp nhận và phân phối dầu có sẵn các trang, thiết bị để sẵn sàng ứng cứu tại chỗ sự cố tràn dầu dưới 15 tấn.

2.2 Khả năng phóng xuống biển các thiết bị ứng cứu đối với sự cố tràn dầu dưới 500 tấn trong vòng 24 giờ.

 

Điều 37

1. Khi xẩy ra các sự cố gây tổn hại lớn đến môi trường như tràn dầu do phun trào (blow-out) hoặc từ bể nổi chứa dầu, rò rỉ khí độc hoặc xẩy ra nổ..., tổ chức dầu khí phải khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng cứu cần thiết, đồng thời thông báo ngay cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh nơi xảy ra sự cố, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các cơ quan hữu quan khác theo kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu đã được phê duyệt.

2. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch ứng cứu chung cho các hoạt động của các đơn vị thành viên, các nhà thầu của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, các đơn vị liên doanh có vốn góp của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nhằm phối hợp hành động giữa các tổ chức dầu khí, các cơ quan có liên quan cũng như với Uỷ ban Nhân dân địa phương nơi xảy ra sự cố và các tổ chức ứng cứu nước ngoài để đảm bảo ứng cứu được nhanh chóng và có hiệu quả tốt nhất.

 

Điều 38

Khi xảy ra sự cố tràn dầu tại các công trình dầu khí biển với lượng dầu tràn trên 2 tấn, tổ chức dầu khí phải thông báo ngay cho Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Uỷ ban Nhân dân tỉnh tại nơi có sự cố. Báo cáo đầy đủ về sự cố tràn dầu phải được lập và trình nộp Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Uỷ ban Nhân dân tỉnh nơi có sự cố trong vòng 15 ngày sau khi khắc phục xong sự cố.

 

Điều 39

Việc sử dụng các chất phân tán để xử lý dầu tràn phải tuân theo các thủ tục nêu trong kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu đã được phê duyệt và phải tuân theo các yêu cầu sau:

1. Chỉ được sử dụng chất phân tán để xử lý dầu tràn sau khi xét thấy áp dụng các biện pháp khác thu hồi dầu tràn không phù hợp.

2. Chỉ được sử dụng những loại chất phân tán đã đăng ký và được phép của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Khi sử dụng phải thận trọng để tránh dùng chất phân tán quá mức cho phép.

3. Cấm dùng chất phân tán trong sông, vùng cửa sông, vùng nước biển ven bờ có độ sâu nhỏ hơn 20m hoặc cách bờ dưới 2 km và các vùng sinh thái nhậy cảm khác.

4. Việc sử dụng chất phân tán phải được phép của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Trong trường hợp khẩn cấp khi dầu tràn đang có nguy cơ đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng con người, tài sản, tài nguyên, tổ chức dầu khí có thể sử dụng chất phân tán đã đăng ký trong kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu đã được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê duyệt.

5. Sau khi sử dụng chất phân tán tổ chức dầu khí phải báo cáo chi tiết cho Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về sự cố xẩy ra, về sử dụng chất phân tán và hậu quả.

CHƯƠNG VII
THANH TRA, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 40

Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên chuyên ngành về bảo vệ môi trường có quyền đến các tổ chức dầu khí để:

 

1. Kiểm tra các loại giấy phép, giấy chứng nhận và tài liệu liên quan tới phòng chống ô nhiễm môi trường;

2. Kiểm tra sổ ghi chép các hoạt động về quản lý môi trường, sao chép các tài liệu cần thiết và yêu cầu những người chịu trách nhiệm của tổ chức dầu khí xác nhận sao y bản chính;

3. Thanh tra việc bảo quản, sử dụng và tình trạng hoạt động của các trang thiết bị phòng chống ô nhiễm;

4. Thu thập các loại mẫu cần thiết có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường;

5. Thẩm tra các sự việc và thẩm vấn những người có liên quan đến các sự cố ô nhiễm;

6. Phát hiện và giải quyết tại chỗ các các vấn đề có liên quan hoặc kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành;

7. Xử phạt theo quy định của pháp luật.

 

Điều 41

1. Tổ chức dầu khí phải tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên làm việc cũng như cung cấp mọi thông tin cần thiết.

2. Tổ chức dầu khí có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định thanh tra về kết luận và biện pháp xử lý của Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên. Trong trường hợp không đồng ý với ý kiến giải quyết khiếu nại đó, tổ chức dầu khí có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc khởi kiện vụ việc tại Toà án có thẩm quyền

3. Trong trường hợp thanh tra được tiến hành tại một tổ chức dầu khí có vốn đầu tư nước ngoài thì các khiếu nại được giải quyết theo Luật Đầu tư nước ngoài.

 

Điều 42

1. Trong quá trình tiến hành các dự án dầu khí, tổ chức dầu khí gây ra suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ngoài việc chịu phạt phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tổ chức dầu khí gây ô nhiễm môi trường phải trả các chi phí làm sạch môi trường, khắc phục sự cố môi trường cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đã thực hiện công việc khắc phục và làm sạch đó.

3. Tổ chức dầu khí phải thực hiện việc đền bù kịp thời cho các tổ chức, cá nhân về những thiệt hại do suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường do mình gây ra và về chi phí đã bỏ ra để làm sạch và khắc phục sự cố môi trường.

 

Điều 43

Tổ chức dầu khí không có bổn phận bồi thường thiệt hại hoặc trả chi phí làm sạch môi trường khi sự cố môi trường xảy ra do :

- Thiên tai,

- Chiến tranh hoặc hành động khủng bố,

- Hành động hoặc thiếu sót của bên thứ ba không liên quan đến hoạt động của tổ chức dầu khí.

 

Điều 44

 

Mọi tổ chức hoặc cá nhân thực hiện tốt các quy định cuả Quy chế này, có công trong việc ngăn ngừa ô nhiễm, ứng cứu sự cố môi trường được khen thưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 45

 

Bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào vi phạm Quy chế này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam .

 

CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 46

Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này theo chức năng và quyền hạn của mình.

 

Điều 47

Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được giao trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế này đối với các Nhà thầu theo quy định trong Hợp đồng dầu khí.

 

Điều 48

Trong quá trình thực hiện, nếu có những quy định trước đây trái với nội dung quy định tại Quy chế Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, phát triển mỏ, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan thì việc áp dụng sẽ được thực hiện theo Quy chế này.

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ HÀM LƯỢNG DẦU CHO PHÉP TRONG NƯỚC THẢI VÀ TRONG MÙN KHOAN

(Áp dụng cho các công trình dầu khí hoạt động tại vùng biển Việt Nam trong khi chưa ban hành tiêu chuẩn việt nam có liên quan)

 

Đối tượng thải

Giới hạn

Ghi chú

Nước thải

A. Nước khai thác

1. Vùng cách bờ trong vòng 12 hải lý

- Thông thường

- Những vùng cần bảo vệ đặc biệt

 

 

 

2.Vùng cách bờ ngoài 12 hải lý

B. Các loại nước khác

1. Vùng cách bờ trong vòng 3 hải lý

2. Vùng cách bờ ngoài 3 hải lý

 

 

 

15mg/l

Bộ KHCN&MT sẽ có quy định cụ thể cho từng trường hợp

 

40 mg/l

 

1mg/l

15 mg/l

 

 

Với nước khai thác, đây là giới hạn cực đại trung bình 24giờ

 

Mùn khoan

1. Vùng cách bờ 3 hải lý

2. Vùng cách bờ ngoài 3 hải lý
(áp dụng cho dung dịch khoan nền dầu)

 

Cấm thải

10g/1kg mùn khoan khô

 

 

 

Bộ KHCN&MT có thể xem xét mở rộng các giới hạn này cho từng trường hợp cụ thể

 

 

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 395/1998/QD-BKHCNMT
Hanoi, April 10, 1998
 
DECISION
ON THE ISSUING OF THE REGULATION ON THE PROTECTION OF THE ENVIRONMENT IN THE SEARCH FOR, PROSPECTION AND DEVELOPMENT OF MINES, IN THE EXPLOITATION, STORING, TRANSPORTATION AND PROCESSING OF OIL AND GAS AND IN RELATED SERVICES
THE MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
Pursuant to Decree No.22-CP of May 22, 1993 of the Government on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science, Technology and Environment,
Pursuant to Decree No.175-CP of October 18, 1994 of the Government guiding the implementation of the Law on Environmental Protection;
Pursuant to Decree No.84-CP of December 17, 1996 of the Government guiding the implementation of the Law on Oil and Gas;
Pursuant to Official Dispatch No.4180/KGVX of August 20, 1997 of the Government Office on the issuing of the Regulations on the Protection of the Environment in the Oil and Gas Industry;
At the proposal of the Head of the Environment Department,
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on the Protection of the Environment in the Search for, Prospection and Development of Mines, in the Exploitation, Storing, Transportation and Processing of Oil and Gas and in Related Services.
Article 2.- The Head of the Environment Department, the General Director of the Vietnam Oil and Gas Corporation, the Directors of the Science, Technology and Environment Services, the Heads of the oil and gas organizations shall have to implement this Decision.
Article 3.- This Decision takes effect 30 days after its signing.
 

 
MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT




Chu Tuan Nha
 
REGULATION
ON THE PROTECTION OF THE ENVIRONMENT IN THE SEARCH FOR, PROSPECTION AND DEVELOPMENT OF MINES, IN THE EXPLOITATION, STORING, TRANSPORTATION AND PROCESSING OF OIL AND GAS AND IN RELATED SERVICES
(issued together with Decision No.395/1998/QD-BKHCNMT of April 10,1998 of the Minister of Science, Technology and Environment)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Regulation is issued with a view to preventing and reducing to the minimum the adverse impact on the environment caused by the activities in the search for, prospection and development of mines, in the exploitation, storing, transportation and processing of oil and gas (liquefaction of gas, refining oil) and services directly related to these activities.
Article 2.- Within this Regulation, asides from the terms already defined in the Law on Oil and Gas and the Law on Environmental Protection, the terms below are construed as follow :
1. Oil and gas organizations are organizations or individuals conducting oil and gas activities. They include:
- State enterprises,
- Enterprises founded according to the Corporate Law,
- Private enterprises founded according to the Private Enterprise Law,
- Cooperatives,
- Foreign - invested enterprises.
2. Oil and gas enterprises are various kinds of oil rigs, mobile or fixed constructions, means and other structures used on the mainland or on the sea in service of oil and gas activities.
3. Production waste are gas, liquid and solid matters which are eliminated during oil and gas activities.
4. Living wastes comprise liquid and solid wastes and other wastes which are eliminated in the living process of humans at the places or constructions to search for, prospect, exploit and develop mines, store, transport, process oil and gas and related services.
Article 3.- This Regulation applies to:
1. All oil and gas organizations conducting the search for, prospection, exploitation and development of mines, storing, transportation and processing of oil and gas and related services on the mainland, offshore islands, internal water areas, territorial waters, the contiguous sea area, the exclusive economic zone and the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The constructions of Vietnamese organizations and individuals serving the oil and gas activities in cooperation with foreign countries in places outside the jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam unless otherwise provided for by International Conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or adhered to.
Article 4.- Oil and gas organizations must have specialized personnel in environmental protection and when necessary a section specialized in environmental protection must be set up.
Article 5.- In the process of carrying out a project on oil and gas the oil and gas organizations shall have the following responsibilities:
1. Not to discharge into the environment gaseous, liquid and solid wastes in excess of the current Vietnamese standard, especially noxious wastes
2. To conduct environment survey and monitoring and the program of supervising the environment according to the Decision of the Ministry of Science, Technology and Environment which ratifies the Evaluation Report on the Environmental Impact of the project and the establishment.
3. To work out and submit to the State managing agency for environmental protection the reports on environmental protection and environmental accidents in conformity with Article 7 of this Regulation.
4. To pay fees related to environmental protection according to prescriptions of Vietnamese law.
Article 6.- Upon completing an oil or gas project, the oil and gas organization must dismantle the fixed constructions, clean up the site of the project and report to the competent State agency.
Article 7.- The modalities for making the report on environmental protection are prescribed as follows:
1. Each year the oil and gas organization shall have to make and send a report on environmental protection, including documents on the survey and monitoring of the environment to the State managing agency on environmental protection at the place where the oil and gas organization operates within the first 15 days of the next year. The report on environmental protection must reflect the implementation of the ratified evaluation report on environmental impact.
2. In case of an accident causing major damage to the environment as stipulated in Articles 37 and 38 of this Regulation, after completing the handling of the pollution, the oil and gas organization shall have to make a report to the Ministry of Science, Technology and Environment about the cause of the accident, the process of handling the accident and the consequence to the environment.
3. Upon completion of the oil and gas project, the oil and gas organization must make and submit a report on environmental protection in the process of carrying out the project to the State managing agency on environmental protection at the place where the oil and gas organization operates. The report must reflect the implementation of the ratified evaluation report on environmental impact.
Article 8.- The oil and gas organization shall have to work out and submit the report on environmental impact and the plan to handle oil spills according to the following prescriptions:
1. To make the evaluation report on environmental impact and submit it to the State managing agency on environmental protection according to the provisions of Decree No.175-CP of October 18, 1994 of the Government guiding the implementation of the Law on Environmental Protection and the related guiding documents.
2. The contents and procedures for the examination of the preliminary report on environmental impact, the detailed report on environmental impact for each kind of oil and gas activities must comply with the prescriptions of Vietnamese Law on Environmental Protection.
3. To work out the plan to cope with oil spill accidents including all the possible risks that may cause accidents, and proposal for measures to be applied to limit to the minimum the possibility of pollution of the environment, the plan of mobilization of manpower and corresponding equipment for timely handling when an accident happens.
Chapter II
SEARCH FOR, PROSPECTION AND DEVELOPMENT OF MINES AND EXPLOITATION OF OIL AND GAS
Article 9.- The system of roads and fixed constructions and the equipment necessary for the survey, search, prospection and development of the mines and exploitation must be designed and built so as to reduce to the minimum the adverse impact on the environment, especially on the sensible environmental areas.
Article 10.- While conducting explosion-provoking activities the oil and gas organization must comply with the provisions of Decree No.27-CP of April 20,1995 of the Government and Circular No.11-TT/CNCL of March 13, 1996 of the Ministry of Industry guiding the implementation of Decree No.27-CP of April 20, 1995 of the Government on the management, production, supply and use of industrial explosives.
Article 11.- The control of the explosion and noise provoking activities is prescribed as follows:
1. Seismic explosions can be conducted only on the mainland in conformity with the contents of the evaluation report on environmental impact already ratified by the State managing agency on environmental protection.
2. The oil and gas organization must ask the permission of the local authorities at least 30 days before conducting an explosion-provoking activity (not including explosion causing activities within the drilling well for seam testing and other daily activities such as tube cutting...). After getting the permission, the oil and gas organization must inform the organizations and individuals operating in areas related to the area of the explosion and must put up warning signs at appropriate places when conducting the explosion.
3. It is forbidden to conduct seismic explosions and to send low flying airplanes that cause sudden noise in areas of national preserves for endangered animals during their nesting or mating season.
4. The oil and gas organizations must pay full compensation for damage caused by explosion provoking activities to humans, animals, plants and constructions such as roads and houses according to prescriptions of law.
Article 12.- The use of drilling solution and noxious or dangerous chemicals must get the permission of the Ministry of Science, Technology and Environment. The grounds for consideration for the granting of permits are the certificates of noxiousness in the experiments conducted in the environmental conditions of Vietnam issued by a specialized agency of Vietnam empowered by the Ministry of Science, Technology and Environment or the permit in a country with conditions appropriate for use in Vietnam.
Article 13.- It is strictly forbidden to use diesel pressure drilling solution.
Oil pressure drilling solution shall not be used. When necessary it can be used but only with the approval after consideration and permission from the Vietnam Oil and Gas Corporation and the Ministry of Science, Technology and Environment.
Article 14.- The use of radioactive matters in oil and gas activities must comply with the prescriptions of the legislation on Radioactive Safety and Control and Vietnamese standard 4985-89, the "Rules for Safe Transportation of Radioactive Matters," Vietnamese standard 4397-87, "Rules on Safety of Ionized Radioactive Matters".
Article 15.- The discharge of production waste from oil and gas sea constructions in the areas under the jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam must comply with the following prescriptions:
1. Not to discharge into the sea oil slug and waste oil, the oil pressure drilling solutions, oil containing solids and other noxious liquid and solid wastes. These wastes must be collected and transported to the mainland for processing according to prescriptions.
2. It is allowed to discharge into the sea only the kinds of waste water and drill slug with oil contents prescribed in the Appendix attached to this Regulation and the noxious chemicals below the allowed levels prescribed by the Vietnam environment standard.
Article 16.- The discharge of wastes of living from sea oil and gas constructions in the areas under the jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam must comply with the following prescriptions:
1. Not to discharge into the sea substances difficult to decompose such as empty tins, bottles, plastic bags... These wastes must be collected and transported to the mainland for processing according to prescriptions.
2. Solid wastes such as timber and paper may be burnt and the ashes are allowed to be discharged into the sea unless they are noxious and oil impregnated.
3. Food left-overs can be discharged directly into the sea after being ground into particles smaller than 25 mm in diameter.
Article 17.- The collection and processing of solid and liquid wastes from oil and gas constructions on the mainland must comply with the following prescriptions:
1. Solid wastes must be collected into appropriate containing means or equipment then must be processed or buried at the dumping grounds according to the prescribed standard and must comply with the guidance of the local authorities.
2. Liquid pollutants must be collected into container basins and later processed according to environmental standards. These basins must be designed and built according to prescriptions of legislation on environmental protection.
3. Water from the extraction of the seams must be collected and contained in separate areas and must be processed according to the Vietnam Standard 5945-1995 - Industrial waste water - Waste standard before being discharged into the surrounding areas.
Article 18.-
1. It is forbidden to directly discharge hydrocarbonated gases into the environment without permission from the State managing agency on environmental protection.
2. When it is impossible to collect them for use, hydrocarbonated gases must be burnt out at the incineration towers. These towers must be designed to reach the standard prescribed by the Law on Protection of Environmental.
Chapter III
STORING AND TRANSPORTING OIL AND GAS
Article 19.- Oil and gas organizations shall work out plans to prevent and combat fires and explosion accidents and submit them to the Agency for the Prevention and Combat of Fires and Explosions under the Ministry of the Interior for approval and issue of permit for construction.
Article 20.-
1. Container basins, filling and receiving stations, oil and gas pipelines must be designed and built according to Vietnamese standards or international standards (API, ASME, BS...) already recognized by Vietnam. A program must be adopted to conduct regular control and supervision during the process of operating these equipments.
2. Floating units must be built and equipped in conformity with Vietnamese standard 04044-85 - the "Rules on Prevention of Sea Pollution Caused by Vessels" and other international conventions which Vietnam has signed or acceded to.
Article 21.- The designing and building of undersea oil and gas pipelines must comply with the following prescriptions:
1. Adverse impact on the environment must be kept at the lowest possible level when choosing the pipelines. It is forbidden to lay oil and gas pipelines through national preserves or areas exceptionally sensitive to the environment unless it is permitted by the State managing agency on environmental protection.
2. When laying the pipelines, appropriate measures must be taken to prevent and limit the pollution of the sea environment (water and sea bed) caused by the construction and the discharge of wastes.
3. When permission is given to use explosives and radioactive matters in line with the Evaluation Report on Environmental Impact, the prescriptions in Article 10, Article 11 and Article 14 of this Regulation must be complied with.
4. Pipelines shall be allowed to be buried into the seabed if they do not adversely affect the sea bed structures and the natural ecological conditions of the shoreline.
Article 22.- The designing and construction of oil and gas pipelines on the mainland must comply with the following prescriptions:
1. The corridor and pipeline must be so chosen as not to violate the nature preserves, beautiful landscapes, historic and cultural relics and areas exceptionally sensitive areas of the environment.
2. To reduce to the minimum the adverse impact on the environment and natural landscapes, destructive effect on architectural and cultural constructions or obstruction to traffic.
3. Once having got the permit to use explosives and radioactive substances in line with the ratified Evaluation Report on Environmental Impact, Articles 10, 11 and 14 of this Regulation must be observed.
Article 23.-
1. During the laying of the oil and gas pipelines on the mainland or near the shore, the liquid used in testing the water pressure of the oil and gas pipelines must be collected into a separate place and must be processed before its discharge into the surrounding areas in accordance with the approved Evaluation Report on Environmental Impact.
2. The chemicals used in the test of water pressure must be approved by the Ministry of Science, Technology and Environment. The issue of permit is based on the certificate of the level of noxiousness of the experiments conducted in the environmental conditions of Vietnam issued by the specialized agency of Vietnam empowered by the Ministry of Science, Technology and Environment or the permit in a foreign country with conditions appropriate for use in Vietnam.
Article 24.- In the process of operation, the rinsing of the oil tanks and the oil and gas pipelines and the processing of the wastes issued from the rinsing process must conform with the technical plans approved by the State managing agency on environmental protection.
Chapter IV
PROCESSING OF OIL AND GAS
Article 25.- Oil and gas organizations shall work out plans to prevent and combat fires and explosion accidents and submit them to the Agency for the Prevention and Combat of Fires and Explosions under the Ministry of the Interior for approval and issue of permit for construction.
Article 26.- When choosing the location of the oil and gas processing factory, steps must be taken to ensure the minimum of adverse impact on the environment and the services of onsite environmental protection, especially in case of environmental accident.
Article 27.- The technology of processing and the processes of operation, supervision and rescue in an environmental accident of the oil gas processing factory must so chosen as to ensure the reduction to the minimum of the discharge of gas, liquid and solid wastes into the environment and must comply with the prescription of legislation on technological transfer.
Article 28.- The measures of transportation of raw materials and products from the oil refinery must be so chosen as to ensure the maximum reduction the risks of oil spill caused by transport accidents.
Article 29.- The oil refinery must take appropriate measures (such as sheltering, embankment, zoning...) to prevent pollution of surface and underground water caused by the wash away of materials and products by rain water, by oil leak and spill from the processing equipment, storing and transport means.
Article 30.-
1. The gas, liquid and solid wastes of the oil and gas processing factories must be treated according to the Vietnam environment standards or must be allowed by the Ministry of Science, Technology and Environment if these standards are still non existent, before being discharged into the environment.
2. The dumping grounds of liquid and solid wastes of the oil and gas processing factories must be designed and treated in order not to cause pollution of the environment.
Chapter V
SERVICE ACTIVITIES
Article 31.- Transport means of oil and gas organizations operating on land, on rivers and on the sea must comply with Vietnamese law, the International Convention on the Prevention of Pollution from ships (MARPOL 73/78) and the related international conventions which Vietnam has signed or acceded to.
Article 32.- Ships and boats taking part in oil and gas activities on the sea must comply with the following prescriptions:
1. They must have equipment to prevent pollution in accordance with Vietnam Standards 04044-85 the "Rules on the Prevention of Pollution from ships" already checked and certified by the ship registration agency. For foreign ships they must have international certificates of anti pollution caused by oil or waste water and recognized by the Vietnam Shipping Registry.
2. They must have guiding documents on prevention of pollution caused by noxious substances including waste of living, and also documents guiding the collection onto the ship and on oil delivery and reception.
3. They must have a pollution supervisor to help the ship captain supervise the oil discharge activities and the discharge of other substances aimed at preventing the discharge not in conformity with prescriptions.
4. They must have a register to monitor the delivery and reception of oil and other substances. The register must record all the data on delivery and reception as well as the results of the inspection. It must be put on file and submitted to the State managing agency on environmental protection if requested.
Article 33.- The on-shore oil and gas services must comply with the following prescriptions:
1. They must not directly discharge into the surrounding areas any kind of oil and grease, noxious chemicals, gas and water waste containing substances with toxity higher than the permitted level of the Vietnam Standards on industrial and living waste gas and water.
2. They must collect and treat production and living wastes during the process of operation as prescribed.
3. Service bases for the reception, storing and treatment of wastes from the oil and gas industry must have dumping grounds, and appropriate processing technology as prescribed by the Law on Protection of the Environment and related laws. It is strictly forbidden to receive and treat waste materials imported from foreign countries.
4. The conservation, storing and transportation of radioactive substances must comply with the legislation on Radioactive Safety and Control, and also with the Vietnamese Standards:
TCVN - 4586-97 (Rules on Safety of Conser-vation, Transportation and Use of Explosives).
TCVN - 4397-87 (Rules on Safety of Ionized Radiation).
TCVN - 4985-89 (Rules on Safe Transportation of Radioactive Substances).
Article 34.- The dumping ground for wastes from the oil and gas industry must be designed and built and operated so as not to cause environmental pollution. The issue of permit for building these dumping grounds can be done only after the evaluation report on environmental impact has been ratified by the competent State agency.
Article 35.- Oil and gas ports must meet the requirements stipulated in Article 33 of this Regulation, must have a plan of rescue for oil spills and a plan to prevent and combat fires already ratified by the competent State agency.
Chapter VI
OVERCOMING ENVIRONMENTAL POLLUTION, ENVIRONMENTAL DETERIORATION AND ENVIRONMENTAL ACCIDENT
Article 36.-
1. In the implementation of oil and gas projects, the oil and gas organizations must fully maintain their personnel, equipment and relations with related agencies including the local authorities and foreign organizations so as to manage and reduce to the lowest level the possible damage to the environment.
2. The oil and gas organizations that are exploiting oil and gas on the sea must ensure that:
2.1. On each oil rig and reception and distribution station, necessary equipments are ready to conduct on-site rescue during oil spills of less than 15 tons.
2.2. There is the capacity to launch into the sea rescue equipment in case of oil spills of less than 500 tons within 24 hours.
Article 37.-
1. In case of accident causing big damage to the environment such as oil spills due to blow-out or from oil tanks, or toxic gas leaks or explosions..., the oil and gas organization must urgently take necessary rescue measures and at the same time inform immediately the People's Committee in the province where the accident takes place, the Ministry of Science, Technology and Environment and related agencies according to the rescue plan for oil spill already ratified.
2. The Vietnam Oil and Gas Corporation has the responsibility to draw up the common rescue plan for the activities of the member units, the contractors of the Vietnam Oil and Gas Corporation, the joint ventures with capital contributed by the Corporation in order to coordinate actions among the oil and gas organizations, the related agencies and the People's Committee of the locality where the accident takes place as well as foreign rescue organizations in order to assure the quickest and most effective rescue.
Article 38.- In case of oil spill at the sea oil and gas construction with a volume of oil of more than two tons, the oil and gas organization must immediately inform the Ministry of Science, Technology and Environment and the People's Committee of the province where the accident takes place. A full report on the oil spill accident must be written and submitted to the Ministry of Science, Technology and Environment and the People's Committee of the province where the accident takes place within 15 days after the accident is resolved.
Article 39.- The use of foam to cope with oil spill must comply with the procedures written in the rescue plan for oil spills already ratified and must comply with the following requirements:
1. Foam can be used to cope with oil spill only after it is judged that the use of other measures is not appropriate for the recovery of the spilled oil.
2. Only registered foam and foam permitted by the Ministry of Science, Technology and Environment can be used. It must be used cautiously in order to avoid overuse of foam exceeding the permitted level.
3. It is forbidden to use foam on the rivers, estuaries and sea areas on the coast less than 20 m deep and less than 2 km from the shore and the other ecologically sensitive areas.
4. The use of foam must be permitted by the Ministry of Science, Technology and Environment. In emergency cases when the oil spill threatens seriously human lives, properties, natural resources, the oil and gas organization may use foam already registered in the rescue plan for oil spills and ratified by the Ministry of Science, Technology and Environment.
5. After using foam, the oil and gas organization must send a detail report to the Ministry of Science, Technology and Environment about the accident, the use of foam and its consequence.
Chapter VII
INSPECTION, REWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 40.- An inspectoral team or a specialized inspector in environmental protection has the right to come to oil and gas organizations to:
1. Inspect the kinds of permits, certificates and other documents related to the prevention and fight against environmental pollution;
2. Inspect the register of the activities in environmental management, copy necessary documents, and request the responsible persons of the oil and gas organization to certify the authenticity of the originals;
3. Inspect the conservation, use and the status of activity of the equipment to prevent and combat pollution;
4. Collect necessary samples related to environmental protection.
5. Check the fact and interrogate the persons related to the pollution accident.
6. Detect and solve on the spot related questions or propose to the State managing agency on environment to settle according to the prescriptions of current legislation.
7. Order fines in accordance with prescriptions of law.
Article 41.-
1. Oil and gas organizations must create favorable conditions for the inspection team or the inspector in their work and supply all the necessary information to them.
2. Oil and gas organizations may complain to the person who has ordered the inspection concerning the conclusions and the measures of handling of the team or the inspector. In case of disagreement with the decision to settle the complaint, the oil and gas organization may complain to the immediate higher level of the person who has ordered the inspection or file a suit at the competent Court.
3. In case the inspection is conducted at a foreign invested oil and gas organization, the complaints shall be settled according to the Law on Foreign Investment.
Article 42.-
1. In the process of conducting an oil and gas project, if the oil and gas organization causes environmental deterioration, environmental pollution and environmental accident, besides a fine, it shall have to pay compensation for damage according to prescriptions of Vietnamese law.
2. The oil and gas organization that causes environmental pollution has to pay the expenditures in cleaning the environment, and overcome the environmental accident to any organization or individual that has overcome the accident and done the cleaning.
3. The oil and gas organization must pay timely compensation to the organizations and individuals for the damage caused by the environmental deterioration, environmental pollution, and environmental accident caused by it and pay the expenditures which have been spent to clean the environment and overcome the accident.
Article 43.- The oil and gas organization shall not have the duty to pay compensation or pay the expenditures on cleaning the environment if the environmental accident is caused:
- by natural calamities;
- by war or terrorist acts;
- mistakes of a third party not related to the operation of the oil and gas organization.
Article 44.- All organizations or individuals that implement well the prescriptions of this Regulation, that have done meritorious services in preventing pollution or in rescue operations during an environmental accident shall be rewarded or commended according to the provisions of Vietnamese law.
Article 45.- Any organization or individual that violates this Regulation shall, depending on the extent of the violation and its consequence, be dealt with according to the provisions of Vietnamese law.
Chapter VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 46.- The State managing agency on environmental protection shall have to guide, inspect and supervise the implementation of this Regulation according to its function and powers.
Article 47.- The Vietnam Oil and Gas Corporation is entrusted with the task of guiding, supervising and inspecting the implementation of this Regulation by the Contractors as prescribed in the Oil and Gas Contracts.
Article 48.- In the process of implementation if some earlier provisions are contrary to the contents stipulated in the Regulation on Environmental Protection during the search for, prospection, exploitation and development of mines, the storing, transportation and processing of oil and gas and related services, implementation shall conform with this Regulation.
 

 
MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT




Chu Tuan Nha
 
APPENDIX
PROVISIONAL REGULATION ON ALLOWED OIL CONTENT IN WASTE WATER AND DRILLING SLUG (APPLICABLE TO OIL AND GAS WORKS OPERATING IN VIETNAM SEA AREAS PENDING THE PROMULGATION OF RELATED VIETNAM STANDARDS)

Discharged matters
Limit
Note
Waste water
 
 
A. Exploitation water
 
 
1. Areas within 12 nautical miles from shore:
 
For exploitation water this is the average maximum limit in 24 hours
- Normal
15m/l
- Areas where special protection
The Ministry of Science, is needed Technology and Environment shall have concrete provisions for each case
2. Areas more than 12 nautical miles off shore
40 mg/l
 
B. Other kinds of water
 
 
1. Areas within 3 nautical miles from shore
1 mg/l
 
2. Areas more than 3 nautical miles from shore
15 mg/l
 
Drilling slug
 
 
1. Areas 3 nautical miles from shore
Discharge forbidden
 
2. Areas more than 3 nautical miles from shore (applicable to oil pressure drilling solutions)
10 g /1kg of dry drill slug
The Ministry of Science Technology and Environment, may broaden this limit for each specific case
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 395/1998/QD-BKHCNMT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất