Quyết định 257/QĐ-TTg 2016 quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 257/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 257/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/02/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình
Quyết định số 257/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/02/2016.
Theo Quy hoạch, từ năm 2016 - 2030: tập trung cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều; hoàn thiện quy trình vận hành các hồ chứa lớn ở thượng lưu; hoàn thiện mặt cắt đê, tu bổ nâng cấp chất lượng đê và công trình dưới đê; nâng cấp hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý đê điều; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; chỉnh trị cửa sông Đuống; chỉnh trị đoạn sông Hồng qua khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội. Sau năm 2030, tiếp tục hoàn thiện mặt cắt, nâng cao chất lượng thân, nền đê, cải tạo hệ thống đê kết hợp giao thông; cải tạo lòng dẫn tăng cường thoát lũ.
Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch ước tính khoảng 112.668 tỷ đồng, dự kiến giai đoạn đến 2030 là 55.511 tỷ đồng; giai đoạn sau năm 2030 là 57.157 tỷ đồng; được đảm bảo từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, huy động vốn ODA, nguồn vốn xã hội hóa, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất vùng bãi sông hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sử dụng đất vùng bãi sông).
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký,
Xem chi tiết Quyết định257/QĐ-TTg tại đây
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 257/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ VÀ QUY HOẠCH ĐÊ ĐIỀU HỆ THỐNG SÔNG HỒNG, SÔNG THÁI BÌNH
--------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 04/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ thực hiện bãi bỏ các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tuân thủ các quy định của Luật Đê điều và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo an toàn phòng, chống lũ, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu; bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững.
3. Từng bước nâng cao mức đảm bảo phòng chống lũ cho Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình, phù hợp với khu vực được bảo vệ.
4. Đáp ứng yêu cầu trước mắt, dành điều kiện cho sự phát triển trong tương lai và ứng phó với những bất thường chưa lường hết được.
5. Thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình theo quan điểm quản lý rủi ro thiên tai, đẩy mạnh các giải pháp phi công trình, tăng cường hiệu lực công tác quản lý.
6. Đảm bảo tính kế thừa.
1. Mục tiêu chung
a) Chủ động phòng, chống lũ, bão trên lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
b) Làm cơ sở để lập và điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
c) Làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện quản lý, điều hành công tác phòng, chống lũ, bão và xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình phòng, chống lũ, bão, công trình đê điều trong trung, dài hạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Xác định mức bảo đảm phòng, chống lũ cho vùng đồng bằng hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
b) Xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm lưu lượng lũ và mực nước lũ thiết kế.
c) Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phòng, chống lũ theo tiêu chuẩn thiết kế cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
d) Đề xuất giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả bãi sông phù hợp với quy định của Luật Đê điều và các quy định pháp luật có liên quan phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo điều kiện ổn định đời sống dân cư hiện có ở vùng bãi sông trên nguyên tắc bảo đảm an toàn đê điều, không ảnh hưởng lớn đến thoát lũ, chủ động dành không gian cho phát triển trong tương lai và ứng phó với những bất thường chưa lường hết được.
đ) Đề xuất phương án quy hoạch hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt trên toàn vùng đồng bằng và trung du sông Hồng, sông Thái Bình.
e) Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch, dự kiến những hạng mục ưu tiên, ước tính nguồn lực để thực hiện.
Khu vực trung du và đồng bằng hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, bao gồm địa phận 15 tỉnh, thành phố là: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.
1. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ
a) Vùng chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn ở thượng lưu, gồm các khu vực dọc tuyến sông Đà (sau hồ Hòa Bình), sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Thái Bình, sông Văn Úc, sông Hóa, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Đá Bạch, sông Cấm, sông Lạch Tray và sông Rạng:
- Giai đoạn đến năm 2030:
+ Khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội phía hữu ngạn sông Hồng (trong phạm vi đường vành đai IV) đảm bảo an toàn với lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 500 năm (tần suất 0,2%).
+ Các khu vực còn lại của vùng đồng bằng sông Hồng đảm bảo an toàn với lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 300 năm (tần suất 0,33%).
- Tầm nhìn đến năm 2050:
Xem xét nâng mức đảm bảo an toàn cho khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội phía hữu ngạn sông Hồng (trong phạm vi đường vành đai IV) lên 700 năm, vùng cửa sông giữ ở mức 300 năm, các khu vực còn lại lên mức 500 năm.
b) Vùng ít chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn, gồm các khu vực dọc tuyến sông Thao, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và sông Tích:
- Giai đoạn đến năm 2030 đảm bảo an toàn với lũ thiết kế có chu kỳ lặp lại 50 đến 100 năm (tần suất từ 2,0% đến 1,0%) tùy theo quy mô dân số, kinh tế xã hội khu vực được bảo vệ và điều kiện về địa hình, lũ và thực trạng công trình phòng chống lũ của từng khu vực.
- Giai đoạn sau năm 2030 sẽ xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và tầm quan trọng từng khu vực bảo vệ.
(Tiêu chuẩn phòng chống lũ các vùng theo Phụ lục I)
2. Mực nước, lưu lượng lũ thiết kế hệ thống đê
a) Vùng chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn ở thượng lưu:
- Đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội (trong phạm vi đường vành đai IV): Đảm bảo an toàn với mực nước lũ thiết kế trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội là 13,4 m, tương ứng với lưu lượng lũ thiết kế tại trạm thủy văn Hà Nội là 20.000 m3/s.
- Các tuyến đê khác đảm bảo an toàn với mực nước lũ thiết kế trên sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội là 13,1 m và trên sông Thái Bình tại trạm thủy văn Phả Lại là 7,2 m; tương ứng với lưu lượng lũ thiết kế tại trạm thủy văn Hà Nội là 17.800 m3/s, tại trạm thủy văn Phả Lại là 3.300 m3/s.
b) Vùng ít chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn: Hệ thống đê điều đảm bảo an toàn với mực nước lũ thiết kế trên các tuyến sông.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mực nước, lưu lượng lũ thiết kế cho từng tuyến đê.
a) Giải pháp điều tiết lũ tại các hồ chứa thượng lưu:
Điều tiết các hồ chứa cắt giảm lũ: sử dụng dung tích phòng lũ của các hồ để điều tiết, cắt giảm lũ cho hạ du: hồ Sơn La và hồ Hòa Bình trên sông Đà là 07 tỷ m3, hồ Tuyên Quang là 01 tỷ m3, hồ Thác Bà là 450 triệu m3. Vận hành điều tiết liên hồ, đảm bảo lưu lượng lũ trên sông Hồng tại trạm thủy văn Sơn Tây nhỏ hơn hoặc bằng 28.000 m3/s; tại trạm thủy văn Hà Nội nhỏ hơn hoặc bằng 20.000 m3/s và mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội không vượt quá 13,40 m. Trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều hoặc dự báo xuất hiện trận lũ lớn hơn lũ 500 năm xuất hiện một lần, nhưng nhỏ hơn lũ thiết kế công trình hồ Sơn La (lũ 10.000 năm xuất hiện một lần) được sử dụng một phần dung tích chống lũ cho công trình để cắt giảm lũ cho hạ du nhưng phải đảm bảo an toàn công trình.
b) Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn tăng độ che phủ, chống xói mòn, chống cạn kiệt dòng chảy, phòng, chống lũ quét; thực hiện có hiệu quả chương trình trồng rừng.
c) Củng cố đê điều: Đê là giải pháp chống lũ cơ bản, lâu dài đối với đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình. Chú trọng đầu tư, củng cố, nâng cấp và kiên cố hóa hệ thống đê điều, bảo đảm an toàn chống lũ, kết hợp phát triển kinh tế, xã hội. Các giải pháp kỹ thuật củng cố, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều bao gồm:
- Hoàn chỉnh mặt cắt đê: Đảm bảo đủ chiều cao chống lũ, kích thước mặt cắt ngang (tôn cao, áp trúc, mở rộng mặt đê, đắp cơ thượng, hạ lưu); phát hiện, xử lý ẩn họa trong thân đê; trồng cây chắn sóng, trồng cỏ chống xói mòn.
- Nâng cao chất lượng thân, nền đê đáp ứng yêu cầu chống lũ trong trường hợp lũ lớn kéo dài trong nhiều ngày. Ưu tiên đối với các đoạn đê đi qua khu đông dân cư, đặc biệt là đê sông Hồng đoạn qua trung tâm Hà Nội.
- Áp dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới để xử lý nền đối với những đoạn nền đê có địa chất yếu bảo đảm an toàn cho đê. Lấp đầm, hồ ao ven đê tăng ổn định cho đê; đắp tầng phủ, tầng phản áp khu vực nền đê yếu, thường xuyên bị đùn sủi.
- Cải tạo, cứng hóa mặt đê, đường hành lang chân đê để tăng ổn định, kết hợp chương trình nông thôn mới làm đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, tổ chức hộ đê, chống lấn chiếm thân đê.
- Xây dựng, nâng cấp các cống qua đê; những cống qua đê bị hư hỏng chưa có điều kiện sửa chữa hoặc xây mới phải hoành triệt để đảm bảo an toàn chống lũ.
- Tu bổ, nâng cấp hệ thống kè; xử lý khu vực sạt lở đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều, công trình phòng chống lụt, bão, các khu dân cư tập trung, khu đô thị. Việc xử lý sạt lở phải kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình.
- Xây dựng các công trình phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê điều.
- Hoàn chỉnh hệ thống đê và lòng dẫn sông Đáy theo Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Đáy.
d) Cải tạo lòng dẫn: nạo vét lòng sông, cửa sông tại những vị trí bị bồi lắng cục bộ để tăng khả năng thoát lũ.
đ) Chỉnh trị cửa sông Đuống: Xây dựng công trình chỉnh trị, điều tiết đoạn cửa vào sông Đuống để khống chế, ổn định tỷ lệ phân lưu mùa lũ từ sông Hồng sang sông Đuống ở mức từ 30-32%.
e) Chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy: Khi dự báo xuất hiện trận lũ lớn hơn lũ 500 năm xuất hiện một lần trên hệ thống sông Hồng (vượt lũ thiết kế) hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội, thực hiện chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa là 2.500 m3/s.
2. Giải pháp phi công trình
a) Nâng cao hiệu quả cắt lũ của hệ thống hồ chứa: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình vận hành liên hồ chứa, đảm bảo hài hòa các lợi ích về phòng chống lũ, an ninh năng lượng (sản xuất điện năng) và cấp nước mùa kiệt.
b) Tăng cường quan trắc khí tượng thủy văn, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa lũ, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác dự báo. Nhận dạng lũ sông Hồng theo thời gian thực để cắt lũ, tích nước một cách linh hoạt trên cơ sở khung quy trình vận hành đã được phê duyệt, nâng cao hiệu quả phòng, chống lũ; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động điều tiết phù hợp ứng phó với kịch bản mùa lũ kết thúc sớm hoặc lũ lớn xảy ra muộn hơn bình thường.
c) Xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp đối phó với tình huống lũ trên sông Hồng vượt lũ thiết kế hoặc xảy ra các sự cố hồ chứa ở thượng lưu.
d) Áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, tiên tiến trong quản lý, xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và công trình phòng chống lũ.
đ) Nâng cao hiệu quả quản lý, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan chuyên trách quản lý đê điều, lực lượng quản lý đê nhân dân; tăng cường công tác quản lý đê của các đoàn thể quần chúng.
e) Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông, để vật liệu trên bãi sông, nạo vét, chỉnh trị luồng vận tải thủy đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, không gây cản trở thoát lũ.
g) Tổ chức hộ đê:
- Hộ đê phải được tiến hành thường xuyên, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nhất là trong mùa lũ, bão; phải tổ chức cứu hộ kịp thời khi đê điều có sự cố hoặc có nguy cơ bị sự cố.
- Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để cứu hộ đê phải được thực hiện kịp thời theo phương châm 4 tại chỗ, đúng thẩm quyền. Quân đội Nhân dân Việt Nam là lực lượng chủ lực trong công tác cứu hộ đê; đồng thời phối hợp với lực lượng của các Bộ, ngành, địa phương để bảo đảm an toàn cho đê điều;
- Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho công tác hộ đê phải được chuẩn bị đầy đủ theo phương án hộ đê, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, coi trọng ứng dụng vật liệu mới, khoa học công nghệ, thiết bị tiên tiến.
h) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về quản lý, bảo vệ đê điều và phòng chống lũ. Nâng cao hiệu lực, trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương trong quản lý, bảo vệ, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.
- Các khu vực dân cư tập trung hiện có nằm ngoài bãi sông:
+ Di dời các hộ dân cư vi phạm pháp luật về đê điều, nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm.
+ Từng bước thực hiện di dời một số khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn (chi tiết theo Phụ lục II).
+ Các khu vực còn lại được tồn tại, bảo vệ; được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân cư nằm rải rác gần khu vực, với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có (chi tiết theo Phụ lục III), Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương và các hộ dân phải có phương án chủ động đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra lũ lớn.
- Các bãi Tầm Xá - Xuân Canh và Long Biên - Cự Khối thuộc khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đã có trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được cấp thẩm quyền phê duyệt, được quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại, diện tích xây dựng mới không vượt quá 15% diện tích bãi sông (chi tiết theo Phụ lục IV).
- Các khu vực bãi sông còn lại:
+ Rà soát, có kế hoạch từng bước di dời các hộ dân không nằm trong khu vực dân cư tập trung.
+ Việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo các điều kiện sau: Không gây cản lũ, làm mất không gian chứa lũ; không ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc bị nguy hiểm, mất an toàn; không gây tổn thất về người và tài sản khi có lũ lớn; không gây ô nhiễm môi trường, chất lượng nguồn nước; tuân thủ các quy định của Luật Đê điều. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nguyên tắc, hướng dẫn cụ thể về sử dụng bãi sông.
+ Các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều chỉ được xem xét đối với một số khu vực mà chiều rộng bãi sông (khoảng cách từ chân đê đến mép bờ của sông) lớn hơn 500 m, vận tốc dòng chảy trên bãi tương ứng với lũ thiết kế nhỏ hơn 0,2 m/s (chi tiết các bãi sông theo Phụ lục V); diện tích xây dựng không được vượt quá 5% diện tích bãi sông. Các khu vực còn lại không được xây dựng công trình, nhà ở mới, trừ công trình được phép xây dựng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 26 Luật Đê điều.
5. Vị trí các tuyến đê
Giữ nguyên vị trí các tuyến đê hiện có, chỉ xem xét điều chỉnh cục bộ một số đoạn, cụ thể: Nắn thẳng đê hữu Thương từ Km 15 đến Km 29 với chiều dài 1,248km; tuyến đê hữu sông Lô đoạn từ Km 68 đến Km 70 (trùng với đê bối Việt Trì); một số đoạn đê hạ lưu hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; một số đoạn đê sông Đáy theo Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy (Chi tiết theo phụ lục VI).
a) Giai đoạn từ năm 2016 - 2030: tập trung cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều; hoàn thiện quy trình vận hành các hồ chứa lớn ở thượng lưu; hoàn thiện mặt cắt đê, tu bổ nâng cấp chất lượng đê và công trình dưới đê; nâng cấp hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý đê điều; trồng rừng phòng hộ đầu nguồn; chỉnh trị cửa sông Đuống; chỉnh trị đoạn sông Hồng qua khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.
Trong đó giai đoạn đến năm 2020, ưu tiên thực hiện:
- Cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều;
- Nâng cấp đê vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình, gồm: sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Văn Úc, sông Gùa, sông Mía, sông Mới, sông Lạch Tray, sông Đá Bạch, sông Rạng, sông Kinh Môn và sông Cấm.
- Nâng cấp đê bảo vệ Thủ đô Hà Nội và các đô thị tập trung đông dân cư.
- Xây dựng trung tâm điều hành phòng, chống thiên tai, quản lý hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;
- Nghiên cứu xây dựng công trình chỉnh trị đoạn cửa vào sông Đuống;
- Chỉnh trị sông Hồng đoạn qua khu đô thị trung tâm của Hà Nội.
b) Sau năm 2030: Tiếp tục hoàn thiện mặt cắt, nâng cao chất lượng thân, nền đê, cải tạo hệ thống đê kết hợp giao thông; cải tạo lòng dẫn tăng cường thoát lũ.
1. Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch: Ước tính khoảng 112.668 tỷ đồng, dự kiến giai đoạn đến 2030 là 55.511 tỷ đồng; giai đoạn sau năm 2030 là 57.157 tỷ đồng. (Chi tiết theo Phụ lục VII)
2. Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, huy động vốn ODA, nguồn vốn xã hội hóa, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất vùng bãi sông hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sử dụng đất vùng bãi sông).
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG
|
PHỤ LỤC I
TIÊU CHUẨN PHÒNG CHỐNG LŨ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tuyến sông |
Địa danh |
Tần suất chống lũ |
I |
Vùng chịu tác động điều tiết các hồ chứa lớn |
|
|
|
Khu vực đô thị trung tâm Hà Nội |
Đô thị trung tâm Hà Nội (phía Hữu Hồng) |
0,2% |
|
Các khu vực còn lại |
Gồm các khu vực dọc tuyến sông Đà (sau hồ Hòa Bình), Hồng, Đuống, Luộc, Trà Lý, Đào Nam Định, Ninh Cơ, Thái Bình, Văn Úc, Hóa, Kinh Thầy, Kinh Môn, Đá Bạch, Cấm, Lạch Tray, Rạng |
0,33% |
II |
Vùng không chịu tác động điều tiết các hồ chứa lớn |
|
|
1 |
Sông Thao |
Phú Thọ |
2% |
2 |
Sông Lô |
Phú Thọ, Vĩnh Phúc |
1% |
3 |
Sông Phó Đáy |
Vĩnh Phúc |
1% |
4 |
Sông Cà Lồ |
Hà Nội, Bắc Ninh |
2% |
5 |
Sông Cầu |
Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang |
2% |
6 |
Sông Thương |
Bắc Giang |
2% |
7 |
Sông Lục Nam |
Bắc Giang |
2% |
8 |
Sông Tích |
Hà Nội |
2% |
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC KHU VỰC DÂN CƯ CẦN DI DỜI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên khu dân cư |
Xã |
Huyện |
Tỉnh |
Số hộ cần di dời (hộ) |
1 |
Thạch Đồng |
Thạch Đồng |
Thanh Thủy |
Phú Thọ |
132 |
2 |
Võng La - Hải Bối |
Võng La - Hải Bối |
Đông Anh |
Hà Nội |
103 |
3 |
Đông Ngạc - Nhật Tảo |
Đông Ngạc - Nhật Tảo |
Từ Liêm, Tây Hồ |
Hà Nội |
229 |
4 |
Bắc Cầu |
Ngọc Thụy |
Long Biên |
Hà Nội |
757 |
5 |
Đông Ngàn |
Đông Hội |
Đông Anh |
Hà Nội |
290 |
6 |
Yên Viên |
Yên Viên |
Gia Lâm |
Hà Nội |
85 |
7 |
Thượng Thanh |
Thượng Thanh |
Long Biên |
Hà Nội |
90 |
8 |
Ngọc Thụy |
Ngọc Thụy |
Long Biên |
Hà Nội |
203 |
9 |
Bồ Đề |
Bồ Đề |
Long Biên |
Hà Nội |
38 |
10 |
Bát Tràng |
Bát Tràng |
Gia Lâm |
Hà Nội |
105 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
2.032 |
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC KHU VỰC DÂN CƯ TẬP TRUNG HIỆN CÓ TRÊN BÃI SÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên bối, bãi |
Vị trí theo tuyến đê chính |
Số khu dân cư tập trung |
DT khu dân cư tập trung (ha) |
Dân số (người) |
|
Tổng cộng |
|
323 |
12.504 |
855.993 |
|
Hữu sông Đà |
|
|
|
|
1 |
Trung Minh |
K0+000 - K4+300 Trung Minh |
1 |
54 |
1.250 |
2 |
Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh |
K0+000 - K5+300 |
1 |
42,03 |
2.700 |
3 |
Thuần Mỹ |
K9+000 Đá Chông - K2+270 Hữu Đà |
1 |
52,76 |
3.724 |
|
Tả sông Đà |
|
|
|
|
4 |
Lương Nha - Tinh Nhuệ |
K1+000 - K4+000 |
1 |
6,16 |
1200 |
5 |
Bối Tả Đà |
K13+000 - K28+800 |
8 |
205,73 |
5.820 |
6 |
Hồng Đà |
K31+700 |
1 |
38,85 |
3.684 |
|
Hữu sông Thao |
|
|
|
|
7 |
Hiền Lương - Hạ Hòa |
K0+500 - K4+700 |
1 |
22,77 |
2400 |
8 |
Phương Xá |
K24+600 |
3 |
71,8 |
1785 |
9 |
Cẩm Khê 2 |
K35+000 - K46+000 |
4 |
139,41 |
2.100 |
10 |
Hiền Quan |
K54+720 - K56+880 |
2 |
22,35 |
1625 |
11 |
Tam Nông 1 |
K68+900 - K73+350 |
3 |
105,61 |
3200 |
12 |
Tam Nông 2 |
K76+300 - K78+100 |
1 |
12,74 |
4500 |
|
Tả sông Thao |
|
|
|
|
13 |
Liên Phương |
K2+820 - K4+230 |
1 |
10,32 |
500 |
14 |
Vụ Cầu |
K28+700 - K29+000 |
1 |
31,48 |
1.100 |
15 |
Lương Lỗ |
K52+300 - K54+660 |
2 |
83,5 |
4.444 |
16 |
Trường Thịnh - TX Phú Thọ |
K57+600 - K63+000 |
2 |
67,78 |
2250 |
17 |
Xuân Huy |
K69+580 - K77+084 |
1 |
32,02 |
1.557 |
18 |
Kinh Kệ - Lâm Thao |
K80+000 - K82+000 |
1 |
18,2 |
1050 |
19 |
Vĩnh Lại, Bản Nguyên |
K85+000 - K89+300 |
1 |
97,03 |
1.904 |
20 |
Thuỵ Vân |
K97+250 |
2 |
147,09 |
2.824 |
|
Hữu sông Lô |
|
|
|
|
21 |
Hữu sông Lô |
Đoan Hùng, Phù Ninh, Việt Trì |
2 |
38,39 |
2.500 |
|
Tả sông Lô |
|
|
|
|
22 |
Đôn Nhân - Lập Thạch |
K8+500 - K10+200 |
3 |
33,89 |
2.600 |
|
Hữu sông Cà Lồ |
|
|
|
|
23 |
Xuân Nộn (Kim Tiên) |
K0+000 - K4+500 |
1 |
15 |
1600 |
|
Tả sông Cà Lồ |
|
|
|
|
24 |
Yên Phú |
K4+800 - K5+800 |
1 |
10,2 |
1.500 |
|
Hữu sông Hồng |
|
|
|
|
25 |
Vân Nam |
K5+000 - K6+700 |
2 |
190,36 |
13.000 |
26 |
Điện Biên - Giao An |
K7+932 - K10+130 |
1 |
73,9 |
2.366 |
27 |
Phú Châu |
K11+700 - K17+400 |
4 |
225,5 |
17.652 |
28 |
Cẩm Đình |
K35+000 - K36+000 |
2 |
36,55 |
20.790 |
29 |
Thượng Cát, Liên Mạc |
K47+980 - K52+955 |
1 |
36,46 |
6.830 |
30 |
Nhật Tân, Tứ Liên |
K58+400 - K62+630 |
1 |
311,9 |
151.443 |
31 |
Hoàng Mai |
K72+384 - K80+100 |
3 |
135,75 |
10.698 |
32 |
Thanh Trì 1 |
K80+100 - K83+900 |
2 |
158,71 |
5.656 |
33 |
Thanh Trì 2 |
K85+100 - K85+689 |
1 |
130,58 |
11.267 |
34 |
Tự Nhiên |
K91+300 - K94+500 |
1 |
158,42 |
8.750 |
35 |
Hồng Thái |
K104+900 - K109+200 |
1 |
65,13 |
2.910 |
36 |
Mộc Bắc - Chuyên Ngoại |
K124+058 - K129+300 |
3 |
159,3 |
4.700 |
37 |
Hồng Lý (Chân Lý - Vũ Điện) |
K136+588 - K141+606 |
1 |
137,79 |
4.153 |
38 |
Bến Đò (Nhân Long) |
K146+558 - K152+912 |
1 |
241,74 |
8.327 |
39 |
Hồng Hà |
K160+700 - K162+000 |
2 |
39,5 |
1.700 |
40 |
Hồng Long |
K162+000 - K163+600 |
1 |
119,09 |
3.600 |
41 |
Thắng Thịnh |
K172+100 - K176+800 |
1 |
170,18 |
6.900 |
|
Tả sông Hồng |
|
|
|
|
42 |
Bạch Hạc |
K0+000 - K4+000 |
2 |
88,96 |
7.000 |
43 |
Vĩnh Tường |
K5+000 - K17+550 |
16 |
326,73 |
5.138 |
44 |
Yên Lạc |
K17+550 - K31+350 |
11 |
697,74 |
16.782 |
45 |
Chu Phan |
K36+000 - K44+000 |
1 |
330,3 |
4.548 |
46 |
Tráng Việt |
K44+000 - K53+000 |
1 |
83,51 |
1.137 |
47 |
Tầm Xá |
K57+700 - K64+000 |
2 |
34,06 |
1.800 |
48 |
Ngọc Thụy |
K64+500 - K65+500 |
2 |
82,5 |
8.100 |
49 |
Long Biên - Cự Khối |
K67+000 - K74+000 |
5 |
113,4 |
2.160 |
50 |
Đông Dư - Bát Tràng |
K74+000 - K77+000 |
1 |
103,96 |
9.860 |
51 |
Xuân Quan, Phụng Công, TT Văn Giang |
K77+250 - K83+500 |
3 |
181,78 |
8.500 |
52 |
Thắng Lợi, Mễ Sở |
K84+200 - K88+000 |
1 |
6,8 |
3.400 |
53 |
Bình Minh |
K88+000 - K91+285 |
1 |
10,13 |
750 |
54 |
Khoái Châu |
K94+800 - K103+600 |
3 |
401,15 |
25.090 |
55 |
Đức Hợp, Phú Thịnh, Mai Động, Hùng An |
K107+100 - K114+500 |
6 |
208,11 |
8.000 |
56 |
Phú Hùng Cường |
K114+500 - K118+850 |
7 |
262,07 |
12.157 |
57 |
Lam Sơn |
K122+000 - K124+700 |
1 |
49,63 |
3.994 |
58 |
Quảng Châu |
K127+000 - K129+050 |
1 |
249,51 |
7.850 |
59 |
Hoàng Hanh |
K129+000 - K130+530 |
1 |
120,45 |
2.390 |
60 |
Tân Xá - Hà Xá |
K133+300 - K135+300 |
2 |
33,3 |
2.500 |
61 |
Hồng Phong |
K140+000 - K141+000 |
1 |
29,03 |
4.292 |
62 |
Hồng Lý |
K149+000 - K152+800 |
1 |
137,79 |
7.680 |
63 |
Bách Thuận - Tân Lập - Dũng Nghĩa |
K159+700 - K164+900 |
1 |
634,29 |
115.666 |
64 |
Duy Nhất - Vũ Đoài - Việt Thuận |
K172+800 - K180+800 |
9 |
416,68 |
15.443 |
65 |
Hồng Phong |
K173+500 - K175+500 |
2 |
54,5 |
4.667 |
66 |
Vũ Vân |
K183+712 - K185+650 |
2 |
56,61 |
1.921 |
67 |
Minh Tân |
K193+250 - K193+600 |
1 |
22,48 |
756 |
68 |
Bình Thanh - Bình Định - Hồng Tiến |
K193+100 - K200+400 |
6 |
338,8 |
13.040 |
|
Tả sông Đuống |
|
|
|
|
69 |
Phù Đổng |
K12+500 - K18+000 |
1 |
8,68 |
600 |
70 |
Cảnh Hưng |
K24+450 - K28+500 |
2 |
74,86 |
4.200 |
71 |
Cách Bi |
K45+500 |
1 |
16,4 |
900 |
72 |
Đào Viên - Ba Xã |
K49+500 |
15 |
941,76 |
38.495 |
|
Hữu sông Đuống |
|
|
|
|
73 |
Giang Biên |
K6+000 - K11+000 |
1 |
30,77 |
1600 |
74 |
Phú Thị |
K13+500 - K18+500 |
1 |
7,81 |
1000 |
75 |
Chi Nam |
K19+850 - K21+447 |
2 |
23,12 |
3.550 |
76 |
Hoài Thượng -Đan Mão |
K32+600 - K36+400 |
4 |
105,3 |
8.378 |
77 |
Giang Sơn - Song Sơn |
K38+200 - K45+000 |
4 |
270,14 |
15.132 |
|
Tả sông Cầu |
|
|
|
|
78 |
Thắng Cương |
K9+830 Tả Cầu - Ba Tổng |
1 |
16,23 |
1.780 |
79 |
Đa Hội |
K10+200 - K11+400 |
1 |
27,85 |
2500 |
80 |
Đồng Đạo |
K14+500 - K15+500 |
1 |
10,86 |
1350 |
81 |
Xuân Biên |
K18+000 - K19+800 |
1 |
6,74 |
700 |
82 |
Mai Đình |
K26+300 - K28+200 |
1 |
36,64 |
2100 |
83 |
Vân Hà - Tiên Sơn |
K43+000 - K47+400 |
4 |
72,83 |
7.125 |
84 |
Quang Châu |
K53+000 - K54+500 |
1 |
29,89 |
3.000 |
|
Hữu sông Cầu |
|
|
|
|
85 |
Trung Giã |
K17+000 - K19+300 |
2 |
22 |
1500 |
86 |
Ngô Đạo |
K21+200 - K22+800 |
1 |
18,93 |
2500 |
87 |
Bối Đầu Hàn |
K57+400 - K58+700 |
1 |
9,42 |
2.200 |
|
Hữu sông Thương |
|
|
|
|
88 |
Ngọc Lý |
K23+200 |
6 |
73,99 |
4.500 |
89 |
Đốc Tiến |
K23+400 - K25+300 |
2 |
18,1 |
900 |
90 |
Tiền Đình |
K25+300 |
1 |
20,2 |
850 |
91 |
Phú Khê |
K28+100 - K29+500 |
1 |
20,9 |
800 |
92 |
Tân Liễu |
K43+000 |
1 |
18,1 |
4.291 |
93 |
Đồng Phúc - Đồng Việt |
K17+600 Tả Cầu Ba Tổng - K14+100 Hữu Thương - Ba Tổng |
10 |
161,74 |
8.129 |
94 |
Tả Sỏi |
K0+000 - K2+950 |
2 |
17,8 |
4.100 |
95 |
Hữu Thương |
K0+000 - K7+750 |
2 |
63,8 |
4.100 |
96 |
Hữu Sỏi |
K0+000 - K3+400 |
2 |
23,91 |
1.200 |
|
Tả sông Thương |
|
|
|
|
97 |
Nghĩa Hưng |
K0+000 - K5+100 |
4 |
110,7 |
650 |
98 |
Đào Mỹ - Mỹ Hà |
|
10 |
126,29 |
5.325 |
99 |
Tân Tiến |
K13+700 - K15+850 Tả Thương |
2 |
20,52 |
3.000 |
100 |
Lãng Sơn |
K23+000 Tả Thương - Lãng Sơn |
2 |
33,3 |
3.097 |
101 |
Trí Yên |
K0+000 - K10+350 |
4 |
40,83 |
3.087 |
102 |
Lam |
K0+000 - K0+400 |
1 |
5 |
530 |
103 |
Củm |
K0+000 - K0+290 |
1 |
7,5 |
3.000 |
104 |
Trầm Hà - Bến Gốm |
K0+000 - K3+280 Dương Đức |
3 |
23,13 |
500 |
105 |
Bến Gốm - Trạm Xá |
K3+410 - K4+350 Dương Đức |
1 |
6,24 |
1.230 |
106 |
Đức Thọ (Đức Hợp) |
K0 - K2 tương ứng K6+740 Dương Đức - K1+740 Tả Thương |
1 |
6,98 |
4.780 |
|
Tả sông Lục Nam |
|
|
|
|
107 |
Bãi Sim |
K0+000 - K0+300 |
2 |
24,34 |
1.853 |
108 |
Chợ Xa |
K0+000 - K3+400 |
1 |
5 |
2.116 |
109 |
Cương Sơn |
K0+000 - K5+000 |
3 |
35,48 |
2.100 |
110 |
Huyền Sơn |
K0+000 - K4+000 |
2 |
17,6 |
1.500 |
|
Hữu sông Cấm |
|
|
|
|
111 |
Đại Bản |
K7+100 - K9+500 |
1 |
5 |
1.320 |
112 |
An Hồng |
K12+600 - K14+980 |
1 |
50 |
2.400 |
|
Hữu sông Trà Lý |
|
|
|
|
113 |
Trà Giang |
K41+200 - K3+000 Đê biển |
1 |
51,32 |
2.012 |
|
Hữu sông Ninh Cơ |
|
|
|
|
114 |
Phương Định |
K3+965 - K5+284 |
1 |
30,94 |
1850 |
|
Tả sông Ninh Cơ |
|
|
|
|
115 |
Đồng Gò |
K16+500 - K17+700 |
1 |
13,42 |
510 |
|
Hữu sông Luộc |
|
|
|
|
116 |
Quỳnh Lâm |
K19+500 - K20+500 |
2 |
58,57 |
4.000 |
|
Tả sông Luộc |
|
|
|
|
117 |
Nam Sơn |
K3+000 - K5+000 |
2 |
11,08 |
369 |
118 |
Thụy Lôi |
K7+000 - K9+500 |
1 |
85,8 |
1.845 |
119 |
Võng Phan |
K11+630 - K13+000 |
1 |
20,39 |
1.750 |
120 |
An Cầu |
K13+000 - K14+530 |
2 |
32,6 |
1.750 |
121 |
Trà Dương |
K15+350 - K16+700 |
1 |
11,95 |
590 |
122 |
Nguyên Hòa |
K18+300 - K20+700 |
3 |
72,16 |
2.900 |
123 |
Tiên Động |
K22+000 - K23+650 |
1 |
10,97 |
1.200 |
124 |
Đại Đồng; Ninh Giang 2 |
K38+108 - K40+600; K41+500 - K42+200 |
2 |
54,99 |
3.334 |
125 |
Bình Cách, Tri Lễ |
K44+432 - K47+122 |
1 |
65,84 |
4.175 |
126 |
Hữu Trung |
Bối nằm hoàn toàn ngoài đê |
1 |
30,8 |
1.487 |
127 |
An Quý, Quý Cao |
K50+755 - K52+500 |
1 |
6,98 |
950 |
|
Hữu sông Lạch Tray |
|
|
|
|
128 |
Lãm Hà |
Cống Thuốc Lào tới K27+100 |
3 |
77,69 |
3.259 |
|
Tả sông Kinh Thầy |
|
|
|
|
129 |
Nhân Huệ |
K0+000 - K1+600 |
1 |
59,95 |
2.224 |
|
Hữu sông Hóa |
|
|
|
|
130 |
Hồng Quỳnh (Xóm Mới) |
K12+000 - K14+400 |
1 |
6,42 |
500 |
|
Tả sông Hóa |
|
|
|
|
131 |
Tả sông Hóa 4 |
K13+300 - K15+500 |
1 |
10,48 |
750 |
|
Hữu sông Đào |
|
|
|
|
132 |
Trần Quang Khải |
K3+900 - K6+000 |
1 |
10,14 |
1050 |
133 |
Trại Rước |
K6+250 - K7+120 |
1 |
5,77 |
580 |
134 |
Đồng Tâm |
K10+120 - K17+280 |
7 |
116,64 |
7.600 |
135 |
Yên Phúc |
K18+620 - K19+660 |
3 |
43,67 |
3.000 |
136 |
Yên Lộc 2 |
K22+900 - K23+200 |
1 |
9 |
950 |
137 |
Yên Nhân |
K23+450 - K25+530 |
1 |
6,4 |
600 |
|
Tả sông Đào |
|
|
|
|
138 |
Đại An |
K7+000 - K7+500 |
1 |
5,39 |
550 |
139 |
An Tùy |
K9+000 - K10+200 |
1 |
9,96 |
650 |
140 |
Hải Lạng |
K23+335 - K24+810 |
1 |
29,15 |
2.550 |
141 |
Phù Sa Thượng |
K29+260 - K30+073 |
1 |
16,2 |
960 |
142 |
Phụ Long |
K165+200 Hữu Hồng - K0+900 Hữu Đào |
3 |
31,97 |
2.600 |
|
Đê Nam Quần Liêu |
|
|
|
|
143 |
Bối Quần Liêu |
K0+000 - K1+800 |
1 |
16,5 |
2300 |
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC CÁC BÃI SÔNG ĐƯỢC PHÉP XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên bối, bãi |
Vị trí |
Tỉnh/Thành phố |
|
Tả sông Hồng |
|
|
1 |
Tầm Xá - Xuân Canh |
Tương ứng từ K57+700 đến K64+000 đê tả sông Hồng |
Hà Nội |
2 |
Long Biên - Cự Khối |
Tương ứng từ K67+000 đến K74+000 đê tả sông Hồng |
Hà Nội |
PHỤ LỤC V
DANH MỤC CÁC BÃI SÔNG CÓ THỂ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tuyến Đê |
Vị trí |
Tỉnh |
Diện tích bãi (ha) |
|
Tổng cộng |
|
|
32.629 |
|
Hữu sông Hồng |
|
|
3.659 |
1 |
Phú Châu |
K11+000 - K18+000 |
Hà Nội |
264 |
2 |
Vân Nam (Vân Phúc, Vân Hà) |
K4 - K10+100 Đê Vân Cốc |
Hà Nội |
30 |
3 |
Thượng Cát - Liên Mạc |
K48+000 - K51+800 |
Hà Nội |
69 |
4 |
Hoàng Mai - Thanh Trì |
K72+400 - K86+000 |
Hà Nội |
1.063 |
5 |
Tự Nhiên |
K90+800 - K94+000 |
Hà Nội |
35 |
6 |
Hồng Thái |
K104+200 - K107+000 |
Hà Nội |
55 |
7 |
Mộc Bắc - Chuyên Ngoại |
K118+000 - K131+000 |
Hà Nam |
461 |
8 |
Hồng Lý |
K136+000 |
Hà Nam |
462 |
9 |
Chân Lý |
K141+000 - K143+000 |
Hà Nam |
|
10 |
Bến Đò (Nhân Long) |
K145+500 - K153+000 |
Hà Nam |
397 |
11 |
Nhân Hòa |
K153+000 - K156+300 |
Hà Nam |
126 |
12 |
Hồng Long |
K159+500 - K163+700 |
Nam Định |
74 |
13 |
Thắng Thịnh |
K172+100 - K176+800 |
Nam Định |
440 |
14 |
Xuân Châu |
K193+700 - K196+000 |
Nam Định |
57 |
15 |
Xuân Thành - Xuân Tân |
K198+500 - K206+000 |
Nam Định |
98 |
16 |
Hồng Thuận |
K210+790 - K211+700 |
Nam Định |
17 |
17 |
Giao Hương |
K216+000 - K218+000 |
Nam Định |
13 |
|
Tả sông Hồng |
|
|
8.537 |
18 |
Vĩnh Tường |
K5+000 - K17+100 |
Vĩnh Phúc |
1.762 |
19 |
Yên Lạc |
K17+100 - K31+100 |
Vĩnh Phúc |
1.413 |
20 |
Chu Phan - Tráng Việt |
K36+000 - K53+000 |
Hà Nội |
360 |
21 |
Đông Dư - Bát Tràng |
K74+000 - K77+000 |
Hà Nội |
63 |
22 |
Kim Lan - Văn Đức, Xuân Quan - Văn Giang |
K77+000 - K83+500 |
Hà Nội/ Hưng Yên |
982 |
23 |
Thắng Lợi - Mễ Sở |
K86+000 - K88+000 |
Hà Nội |
130 |
24 |
Bình Minh |
K88+000 - K93+000 |
Hưng Yên |
99 |
25 |
Khoái Châu |
K95+000 - K102+900 |
Hưng Yên |
839 |
26 |
Đức Hợp - Phú Thịnh |
K109+000 - K113+900 |
Hưng Yên |
352 |
27 |
Phú Hùng Cường |
|
Hưng Yên |
358 |
28 |
Lam Sơn |
K122+000 - K124+700 |
Hưng Yên |
27 |
29 |
Quảng Châu - Hoàng Hanh |
K125+100 - K130+900 |
Hưng Yên |
47 |
30 |
Hồng Lý - Việt Hùng |
K149+700 - K154+500 |
Thái Bình |
237 |
31 |
Bách Thuận - Tân Lập |
K160+700 - K165+000 |
Thái Bình |
402 |
32 |
Duy Nhất |
K173+000 - K176+000 |
Thái Bình |
319 |
33 |
Vũ Đoài - Việt Thuận |
K177+000 - K181+000 |
Thái Bình |
155 |
34 |
Vũ Hòa - Vũ Bình |
K184+000 - K187+200 |
Thái Bình |
165 |
35 |
Bình Thanh - Bình Định - Hồng Tiến |
K193+500 - K1 Đê biển |
Thái Bình |
826 |
|
Tả sông Đuống |
|
|
3.489 |
36 |
Mai Lâm (Yên Viên) |
K5+600 - K8+000 |
Hà Nội |
51 |
37 |
Phù Đổng |
K12+500 - K18+000 |
Hà Nội |
238 |
38 |
Trung Mầu |
K18+700 - K20+900 |
Hà Nội |
95 |
39 |
Cảnh Hưng |
K23+000 - K29+000 |
Bắc Ninh |
288 |
40 |
Cách Bi |
K45+500 |
Bắc Ninh |
61 |
41 |
Đào Viên - Ba Xã |
K48+000 - K54+000 |
Bắc Ninh |
2.756 |
|
Hữu sông Đuống |
|
|
1.648 |
42 |
Giang Biên |
K6+000 - K11+000 |
Hà Nội |
171 |
43 |
Phú Thị |
K13+500 - K18+500 |
Hà Nội |
237 |
44 |
Chi Nam - Đình Tổ |
K19+500 - K26+000 |
Bắc Ninh |
281 |
45 |
Hoài Thượng |
K31+000 - K36+000 |
Bắc Ninh |
290 |
46 |
Giang Sơn - Song Sơn |
K37+000 - K44+000 |
Bắc Ninh |
668 |
|
Hữu sông Luộc |
|
|
379 |
47 |
Lưu Xá - Bùi Xá |
K0+000 - K3+500 |
Thái Bình |
102 |
48 |
Quỳnh Lâm |
K19+500 - K20+500 |
Thái Bình |
277 |
|
Tả sông Luộc |
|
|
347 |
49 |
Hồng Phong |
K33+720 - K36+440 |
Hải Dương |
63 |
50 |
Đại Đồng |
K38+000 - K41+200 |
Hải Dương |
108 |
51 |
An Thổ |
K48+500 - K50+100 |
Hải Dương |
61 |
52 |
An Quý |
K50+900 - K52+300 |
Hải Dương |
115 |
|
Tả sông Đà |
|
|
232 |
53 |
Lương Nha - Tinh Nhuệ |
K1+000 - K4+000 |
Phú Thọ |
66 |
54 |
Bối Tả Đà |
K13+000 - K28+800 |
Phú Thọ |
61 |
55 |
Hồng Đà |
K31+000 - K33+000 |
Phú Thọ |
105 |
|
Tả sông Thao |
|
|
278 |
56 |
Bản Nguyên - Vĩnh Lạc - Thụy Vân |
K85+200 - K101+500 |
Phú Thọ |
224 |
57 |
Lương Lỗ - Thanh Ba |
K52+700 - K63+000 |
Phú Thọ |
19 |
58 |
Trường Thịnh - TX Phú Thọ |
K57+600 - K63+000 |
Phú Thọ |
35 |
|
Hữu sông Thao |
|
|
49 |
59 |
Cẩm Khê 2 |
K35+000 - K46+000 |
Phú Thọ |
49 |
|
Hữu sông Lô |
|
|
286 |
60 |
Phù Ninh - Việt Trì |
K53+900 - K73+000 |
Phú Thọ |
286 |
|
Tả sông Lô |
|
|
149 |
60 |
Đôn Nhân - Lập Thạch |
K8+500 - K10+200 |
Vĩnh Phúc |
149 |
|
Hữu Sông Đà |
|
|
240 |
62 |
Bối Thuần Mỹ |
K1+000 |
Hà Nội |
104 |
63 |
Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh |
K0+000 - K5+300 |
Hòa Bình |
136 |
|
Hữu sông Trà Lý |
|
|
218 |
64 |
An Bình - Quốc Tuấn |
K37+230 - K39+350 |
Thái Bình |
35 |
65 |
Trà Giang |
K41+500 - K4+500 Đê biển |
Thái Bình |
183 |
|
Tả sông Trà Lý |
|
|
247 |
66 |
Tịnh Thủy |
K3+000 - K7+000 |
Thái Bình |
241 |
67 |
Thái Thọ |
K20+100 - K23+500 |
Thái Bình |
6 |
|
Tả sông Đào Nam Định |
|
|
257 |
68 |
Bối Phụ Long |
K165+200 Hữu Hồng - K0+900 Hữu Đào |
Nam Định |
65 |
69 |
Vấn Khẩu |
K3+100 - K5+000 |
Nam Định |
27 |
70 |
Bối An Tùy |
K9+000 - K10+400 |
Nam Định |
55 |
71 |
Bối XN Gạch (Nghĩa An - Nam Giang) |
K12+000 - K14+000 |
Nam Định |
72 |
72 |
Hải Lạng |
K23+300 - K24+900 |
Nam Định |
7 |
73 |
Bối Phù Sa Thượng |
K28+700 - K30+000 |
Nam Định |
31 |
|
Hữu sông Đào Nam Định |
|
|
1.070 |
74 |
Đồng Tâm |
K10+120 - K17+280 |
Nam Định |
500 |
75 |
Bối Yên Lộc - Yên Phúc |
K18+620 - K19+660; |
Nam Định |
439 |
76 |
Bối Yên Nhân |
K23+450 - K25+530 |
Nam Định |
131 |
|
Hữu sông Ninh Cơ |
|
|
356 |
77 |
Bối Phương Đình |
K3+500 - K5+100 |
Nam Định |
85 |
78 |
Đê Biển Nghĩa Bình |
K0+000 - K7+000 |
Nam Định |
271 |
|
Tả sông Ninh Cơ |
|
|
138 |
79 |
Bối Đồng Gò |
K16+000 - K18+000 |
Nam Định |
64 |
80 |
Thịnh Long |
K43+000 - K31+700 Đê biển |
Nam Định |
30 |
81 |
Thịnh Long 2 |
K27+000 - K29+500 |
Nam Định |
44 |
|
Hữu sông Văn Úc |
|
|
167 |
82 |
Bối Tiên Thắng - Hùng Thắng |
K23+000 |
Hải Phòng |
167 |
|
Tả sông Văn Úc |
|
|
265 |
83 |
Ngũ Phúc - Kiến Quốc |
K32+000 |
Hải Phòng |
265 |
|
Hữu sông Hóa |
|
|
547 |
84 |
Hữu Hóa 1 |
K0+000 - K2+000 |
Thái Bình |
350 |
85 |
Hồng Quỳnh (Xóm Mới) |
K12+000 - K14+400 |
Thái Bình |
84 |
86 |
Thụy Tân |
K18+000 - K20+000 |
Thái Bình |
100 |
87 |
Hữu Hóa 3 |
K20+500 - K21+500 |
Thái Bình |
13 |
|
Hữu sông Rạng |
|
|
110 |
88 |
Thanh Hà |
K17+800 - K20+300 |
Hải Dương |
110 |
|
Tả sông Rạng |
|
|
144 |
89 |
Kim Thành 2 |
K20+860 - K22+240 |
Hải Dương |
144 |
|
Tả sông Cấm |
|
|
558 |
90 |
Dương Quan - An Lư |
K24+000 - K32+000 |
Hải Phòng |
558 |
|
Hữu sông Cấm |
|
|
70 |
91 |
Hùng Vương - Sở Dầu |
K15+000 |
Hải Phòng |
70 |
|
Hữu sông Bạch Đằng |
|
|
319 |
92 |
Lập Lễ - Phả Lễ |
K6+000 - K14+000 |
Hải Phòng |
319 |
|
Hữu sông Lạch Tray |
|
|
53 |
93 |
Lãm Hà |
K28+000 - K31+500 |
Hải Phòng |
53 |
|
Tả sông Lạch Tray |
|
|
381 |
94 |
Vĩnh Niệm |
K20+000 - K25+600 |
Hải Phòng |
74 |
95 |
Kim Thành 3 |
K0+000 - K4+300 |
Hải Dương |
136 |
96 |
Kim Thành 4 |
K4+600 - K6+500 |
Hải Dương |
171 |
|
Hữu sông Kinh Môn |
|
|
29 |
97 |
Kim Thành 5 |
K19+380 - K19+850 |
Hải Dương |
29 |
|
Tả sông Kinh Môn |
|
|
228 |
98 |
Kinh Môn 4 |
K1+874 - K4+259 |
Hải Dương |
60 |
99 |
Kinh Môn 5 |
K5+050 - K7+978 |
Hải Dương |
110 |
100 |
Kinh Môn 6 |
K10+100 - K10+740 |
Hải Dương |
28 |
101 |
Kinh Môn 7 |
K14+000 - K14+480 |
Hải Dương |
30 |
|
Hữu sông Cầu |
|
|
387 |
102 |
TP. Thái Nguyên |
Chưa có đê |
Thái Nguyên |
100 |
103 |
Trung Giã (Hòa Bình - An Lạc) |
K17+000 - K20+000 |
Hà Nội |
221 |
104 |
Bối Đầu Hàn |
K57+400 - K58+700 |
Bắc Ninh |
66 |
|
Tả sông Cầu |
|
|
2.413 |
105 |
TP.Thái Nguyên |
Chưa có đê |
Thái Nguyên |
500 |
106 |
Bối Thắng Cương |
K9+700 - K11+050 |
Bắc Giang |
294 |
107 |
Bối Đa Hội |
K10+100 - K12+050 |
Bắc Giang |
122 |
108 |
Bối Đồng Đạo |
K14+500 - K17+000 |
Bắc Giang |
56 |
109 |
Vân Hà - Tiên Sơn |
K44+000 - K47+500 |
Bắc Giang |
335 |
110 |
Đồng Việt - Đồng Phúc |
K17+000 - K14+000 Hữu Thương |
Bắc Giang |
1.047 |
111 |
Mai Đình |
K26+300 - K28+200 |
Bắc Giang |
59 |
|
Tả sông Thương |
|
|
2.043 |
112 |
Đào Mỹ - Mỹ Hà |
|
Bắc Giang |
579 |
113 |
Bối Tân Tiến |
K13+700 - K16+100 |
Bắc Giang |
305 |
114 |
Lãng Sơn - Trí Yên |
K23+100 - K27+300 |
Bắc Giang |
1.160 |
|
Hữu sông Thương |
|
|
418 |
115 |
Tân Liễu |
K43+000 |
Bắc Giang |
418 |
|
Hữu sông Thái Bình |
|
|
1.125 |
116 |
Lương Tài - Cẩm Giàng |
K6+500 - K12+750 |
Hải Dương |
289 |
117 |
TP. Hải Dương |
K16+500 - K21+000 |
Hải Dương |
168 |
118 |
Tứ Kỳ 1 |
K29+050 - K33+180 |
Hải Dương |
356 |
119 |
Tứ Kỳ 2 |
K40+050 - K41+100 |
Hải Dương |
168 |
120 |
Tứ Kỳ 3 |
K46+730 - K50+050 |
Hải Dương |
144 |
|
Tả sông Thái Bình |
|
|
568 |
121 |
Nhân Huệ |
K0+000 - K1+600 |
Hải Dương |
154 |
122 |
An Sơn |
K7+840 - K9+770 |
Hải Dương |
55 |
123 |
Thái Tân |
K11+740 - K14+180 |
Hải Dương |
80 |
124 |
Minh Tân |
K15+300 - K18+030 |
Hải Dương |
99 |
125 |
Nam Đồng |
K27+800 - K29+650; K30+480 - K33+070 |
Hải Dương |
105 |
126 |
Phượng Hoàng |
K42+540 - K45+300 |
Hải Dương |
75 |
|
Tả sông Kinh Thầy |
|
|
269 |
127 |
Đồng Lạc (Hưng Đạo) |
K10+500 - K14+000 |
Hải Dương |
269 |
|
Hữu sông Kinh Thầy |
|
|
298 |
128 |
Cộng Hòa |
K14+900 - K17+600 |
Hải Dương |
162 |
129 |
Kinh Môn 1 |
K19+200 - K20+350 |
Hải Dương |
85 |
130 |
Kinh Môn 3 |
K41+000 - K43+000 |
Hải Dương |
51 |
|
Tả sông Lục Nam |
|
|
525 |
131 |
Vũ Xá |
|
Bắc Giang |
525 |
|
Hữu sông Cà Lồ |
|
|
135 |
132 |
Bối Xuân Nộn |
K2+585 - K3+421 |
Hà Nội |
135 |
PHỤ LỤC VI
DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐÊ TỪ CẤP III TRỞ LÊN HIỆN CÓ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tuyến đê |
Tỉnh/Thành phố |
L (m) |
K đầu |
K cuối |
Ghi chú |
1 |
Hữu sông Đà |
|
|
|
|
|
|
Đà Giang |
Hòa Bình |
2.500 |
K0 |
K2+500 |
Đê hiện có |
|
Quỳnh Lâm |
Hòa Bình |
4.500 |
K0 |
K4+500 |
Đê hiện có |
|
Hữu Đà |
Hà Nội |
9.700 |
K0 |
K9+700 |
Đê hiện có |
2 |
Tả sông Thao |
|
|
|
|
|
|
Tả Thao |
Phú Thọ |
37.100 |
K61+500 |
K98+600 |
Đê hiện có |
|
|
Phú Thọ |
6.400 |
K98+600 |
K105 |
Đê hiện có |
3 |
Hữu sông Lô |
|
|
|
|
|
|
Hữu Lô |
Phú Thọ |
9.500 |
K62+500 |
K72 |
Nghiên cứu điều chỉnh đoạn từ Km68-Km70 đi theo tuyến đê bao Đông Nam Việt Trì |
4 |
Tả sông Lô |
|
|
|
|
|
|
Tả Lô |
Vĩnh Phúc |
27.900 |
K0 |
K27+900 |
Đê hiện có |
5 |
Hữu sông Phó Đáy |
|
|
|
|
|
|
Hữu Phó Đáy |
Vĩnh Phúc |
16.000 |
K0 |
K16 |
Đê hiện có |
6 |
Tả sông Phó Đáy |
|
|
|
|
|
|
Tả Phó Đáy |
Vĩnh Phúc |
2.000 |
K5 |
K7 |
Đê hiện có |
|
|
Vĩnh Phúc |
6.000 |
K7 |
K13 |
Đê hiện có |
|
|
Vĩnh Phúc |
10.370 |
K13 |
K23+370 |
Đê hiện có |
7 |
Tả sông Cà Lồ |
|
|
|
|
|
|
Tả sông Cà Lồ |
Hà Nội |
20.252 |
K0 |
K20+252 |
Đê hiện có |
8 |
Hữu sông Cà Lồ |
|
|
|
|
|
|
Hữu sông Cà Lồ |
Hà Nội |
9.065 |
K0 |
K9+065 |
Đê hiện có |
|
|
Bắc Ninh |
6.250 |
K8+100 |
K14+350 |
Đê hiện có |
9 |
Tả sông Cầu |
|
|
|
|
|
|
Tả sông Cầu |
Bắc Giang |
60.458 |
K0 |
K60+458 |
Nghiên cứu nắn thẳng cục bộ đoạn từ K15+450-K17+100 và đoạn từ K38+260- K38+830 |
10 |
Hữu sông Cầu |
|
|
|
|
|
|
Đê Hà Châu |
Thái Nguyên |
17.500 |
K0 |
K17+500 |
Đê hiện có |
|
Đê Chã |
Thái Nguyên |
10.600 |
K0+0 |
K10+600 |
Đê hiện có |
|
Tả sông Công |
Thái Nguyên |
8.000 |
K0 |
K8 |
Đê hiện có |
|
Hữu Cầu |
Hà Nội |
11.828 |
K17 |
K28+828 |
Đê hiện có |
|
|
Bắc Ninh |
53.490 |
K28+860 |
K82+350 |
Đê hiện có |
11 |
Tả sông Thương |
|
|
|
|
|
|
Tả sông Thương |
Bắc Giang |
26.000 |
K0 |
K26+000 |
Đê hiện có |
12 |
Hữu sông Thương |
|
|
|
|
|
|
Hữu S. Thương |
Bắc Giang |
43.800 |
K0 |
K43+800 |
Nắn thẳng đoạn từ K15 đến K29 |
13 |
Tả sông Hồng |
|
|
|
|
|
|
Tả sông Hồng |
Vĩnh Phúc |
28.770 |
K0 |
K28+770 |
Đê hiện có |
|
|
Hà Nội |
15.497 |
K28+503 |
K44+000 |
Đê hiện có |
|
|
Hà Nội |
20.126 |
K44+000 |
K64+126 |
Đê hiện có |
|
|
Hà Nội |
13.158 |
K64+126 |
K77+284 |
Đê hiện có |
|
|
Hưng Yên |
56.156 |
K76+894 |
K133+050 |
Đê hiện có |
|
|
Thái Bình |
17.000 |
K133+000 |
K150+000 |
Đê hiện có |
|
|
Thái Bình |
50.400 |
K150 |
K200+400 |
Nghiên cứu đi theo tuyến đê bối Bình Thanh- Bình Định- Hồng Tiến |
14 |
Hữu sông Hồng |
|
|
|
|
|
|
Vân Cốc |
Hà Nội |
15.160 |
K0 |
K15+160 |
Đê hiện có |
|
Quang Lãng |
Hà Nội |
1.600 |
K0 |
K1+600 |
Đê hiện có |
|
Liên Trì |
Hà Nội |
4.000 |
K0 |
K4+000 |
Đê hiện có |
|
Hữu Hồng |
Hà Nội |
29.000 |
K0 |
K29 |
Đê hiện có |
|
|
Hà Nội |
7.200 |
K29 |
K36+200 |
Đê hiện có |
|
|
Hà Nội |
7.630 |
K40+350 |
K47+980 |
Đê hiện có |
|
|
Hà Nội |
37.709 |
K47+980 |
K85+689 |
Đê hiện có |
|
|
Hà Nội |
16.000 |
K85+689 |
K101+689 |
Đê hiện có |
|
|
Hà Nội |
16.161 |
K101+689 |
K117+850 |
Đê hiện có |
|
|
Hà Nam |
11.630 |
K117+900 |
K129+530 |
Đê hiện có |
|
|
Hà Nam |
27.343 |
K129+530 |
K156+873 |
Đê hiện có |
|
|
Nam Định |
8.135 |
K156+621 |
K164+756 |
Đê hiện có |
|
|
Nam Định |
21.244 |
K164+756 |
K186+000 |
Đê hiện có |
|
|
Nam Định |
33.702 |
K186 |
K219+702 |
Đê hiện có |
15 |
Tả sông Đào |
|
|
|
|
|
|
Tả S.Đào |
Nam Định |
30.073 |
K0 |
K30+073 |
Đê hiện có |
16 |
Hữu sông Đào |
|
|
|
|
|
|
Hữu S.Đào |
Nam Định |
25.530 |
K0 |
K25+530 |
Đê hiện có |
17 |
Tả sông Ninh Cơ |
|
|
|
|
|
|
Tả S. Ninh Cơ |
Nam Định |
43.212 |
K0 |
K43+212 |
Đê hiện có |
18 |
Hữu sông Ninh Cơ |
|
|
|
|
|
|
Hữu S. Ninh Cơ |
Nam Định |
41.556 |
K0 |
K41+556 |
Đê hiện có |
19 |
Tả sông Đuống |
|
|
|
|
|
|
Tả Đuống |
Hà Nội |
22.458 |
K0 |
K22+458 |
Đê hiện có |
|
|
Bắc Ninh |
31.700 |
K22+300 |
K54 |
Đê hiện có |
20 |
Hữu sông Đuống |
|
|
|
|
|
|
Hữu S. Đuống |
Hà Nội |
21.447 |
K0 |
K21+447 |
Đê hiện có |
|
|
Bắc Ninh |
38.000 |
K21+600 |
K59+600 |
Đê hiện có |
21 |
Hữu sông Luộc |
|
|
|
|
|
|
Hữu sông Luộc |
Thái Bình |
37.000 |
K0 |
K37 |
Đê hiện có |
|
|
Hải Phòng |
14.184 |
K37 |
K51+184 |
Đê hiện có |
22 |
Tả sông Luộc |
|
|
|
|
|
|
Tả sông Luộc |
Hưng Yên |
20.700 |
K0 |
K20+700 |
Đê hiện có |
|
|
Hải Dương |
32.122 |
K20+700 |
K52+822 |
Đê hiện có |
23 |
Hữu sông Trà Lý |
|
|
|
|
|
|
Hữu S. Trà Lý |
Thái Bình |
42.000 |
K0 |
K42 |
Đê hiện có |
24 |
Tả sông Trà Lý |
|
|
|
|
|
|
Tả sông Trà Lý |
Thái Bình |
51.000 |
K0 |
K51 |
Đê hiện có |
25 |
Tả sông Thái Bình |
|
|
|
|
|
|
Tả S. Thái Bình |
Hải Dương |
4.670 |
K0 |
K4+670 |
Đê hiện có |
|
|
Hải Dương |
24.830 |
K4+670 |
K29+500 |
Đê hiện có |
|
|
Hải Dương |
20.118 |
K29+500 |
K49+618 |
Đê hiện có |
|
|
Hải Phòng |
21.340 |
K2+660 |
K24+000 |
Đê hiện có |
|
Đê Tả sông Gùa |
Hải Dương |
2.840 |
K0 |
K2+840 |
Đê hiện có |
26 |
Hữu sông Thái Bình |
|
|
|
|
|
|
Hữu S.Thái Bình |
Bắc Ninh |
9.680 |
K0+0 |
K9+680 |
Đê hiện có |
|
|
Hải Dương |
19.550 |
K9+600 |
K29+150 |
Đê hiện có |
|
|
|
10.900 |
K29+150 |
K40+050 |
Đê hiện có |
|
|
|
9.665 |
K40+050 |
K49+715 |
Đê hiện có |
|
|
Hải Phòng |
24.108 |
K0 |
K24+108 |
Đê hiện có |
27 |
Tả sông Kinh Thầy |
|
|
|
|
|
|
Tả S. Kinh Thầy |
Hải Dương |
17.676 |
K0 |
K17+676 |
Đê hiện có |
28 |
Hữu sông Kinh Thầy |
|
|
|
|
|
|
Hữu S.Kinh Thầy |
Hải Dương |
19.200 |
K0 |
K19+200 |
Đê hiện có |
|
|
Hải Dương |
13.603 |
K19+200 |
K32+803 |
Đê hiện có |
29 |
Hữu sông Kinh Môn |
|
|
|
|
|
|
Đê Hữu Kinh Môn |
Hải Dương |
20.838 |
K0 |
K20+838 |
Đê hiện có |
30 |
Tả sông Hóa |
|
|
|
|
|
|
Tả sông Hóa |
Hải Phòng |
37.326 |
K0 |
K37+326 |
Nghiên cứu điều chỉnh tuyến từ K11- K13 về phía sông |
31 |
Hữu sông Hóa |
|
|
|
|
|
|
Hữu sông Hóa |
Thái Bình |
16.000 |
K0 |
K16 |
Đê hiện có |
32 |
Tả sông Văn Úc |
|
|
|
|
|
|
Tả S. Văn Úc |
Hải Phòng |
39.500 |
K0 |
K39+500 |
Nghiên cứu nắn thẳng tuyến hiện tại từ K29+900-K34+850 |
33 |
Hữu sông Văn Úc |
|
|
|
|
|
|
Hữu S. Văn Úc |
Hải Phòng |
16.094 |
K8+500 |
K24+594 |
Đê hiện có |
34 |
Tả sông Lạch Tray |
|
|
|
|
|
|
Tả S. Lạch Tray |
Hải Dương |
7.345 |
K0 |
K7+345 |
Đê hiện có |
|
|
Hải Phòng |
18.200 |
K0 |
K18+200 |
Đê hiện có |
35 |
Hữu sông Lạch Tray |
Hải Phòng |
14.500 |
K0 |
K14+500 |
Đê hiện có |
36 |
Tả sông Lai Vu |
|
|
|
|
|
|
Đê tả Lai Vu |
Hải Dương |
4.583 |
K0 |
K4+583 |
Đê hiện có |
|
Đê Tả Sông Rạng |
Hải Dương |
22.240 |
K0 |
K22+240 |
Đê hiện có |
37 |
Hữu sông Lai Vu |
|
|
|
|
|
|
Hữu S. Lai Vu |
Hải Dương |
4.417 |
K0 |
K4+417 |
Đê hiện có |
|
Hữu Rạng |
Hải Dương |
21.650 |
K0 |
K21+650 |
Đê hiện có |
38 |
Hữu sông Cấm |
|
|
|
|
|
|
Hữu sông Cấm |
Hải Phòng |
14.980 |
K0 |
K14+980 |
Đê hiện có |
39 |
Tả sông Cấm |
|
|
|
|
|
|
Tả sông Cấm |
Hải Phòng |
28.000 |
K0 |
K28+000 |
Đê hiện có |
40 |
Hữu sông Mới |
|
|
|
|
|
|
Hữu Mới |
Hải Phòng |
2.900 |
K0 |
K2+900 |
Đê hiện có |
41 |
Đê Quần Liêu |
|
|
|
|
|
|
Bắc Quần Liêu |
Nam Định |
1.790 |
K0 |
K1+790 |
Đê hiện có |
|
Nam Quần Liêu |
Nam Định |
1.680 |
K0 |
K1+680 |
Đê hiện có |
|
Tổng |
|
1.758.039 |
|
|
|
PHỤ LỤC VII
KINH PHÍ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG LŨ VÀ ĐÊ ĐIỀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Nội dung thực hiện |
Đơn vị |
Khối lượng |
Tổng kinh phí |
Kinh phí (triệu đồng) |
|
(triệu đồng) |
Giai đoạn đến 2030 |
Giai đoạn sau 2030 |
||||
1 |
Nắn chỉnh, làm mới |
m |
62.423 |
344.502 |
344.502 |
0 |
2 |
Áp trúc, đắp cơ đê |
m |
1.271.098 |
9.229.328 |
4.614.664 |
4.614.664 |
3 |
Khoan phụt vữa, xử lý ẩn họa thân đê |
m |
577.729 |
3.261.876 |
1.089.946 |
1.971.931 |
4 |
Lấp đầm ao ven đê |
m |
130.872 |
375.514 |
187.757 |
187.757 |
5 |
Cứng hóa mặt đê, làm đường hành lang chân đê, cắm mốc hành lang bảo vệ đê |
m |
1.397.558 |
63.920.317 |
31.960.159 |
31.960.159 |
6 |
Mở rộng mặt đê kết hợp làm trục giao thông |
m |
338.585 |
8.741.286 |
4.370.643 |
4.370.643 |
7 |
Tôn cao đê |
m |
620.897 |
1.034.414 |
517.207 |
517.207 |
8 |
Trồng cây, trồng cỏ bảo vệ bờ sông, mái đê |
m |
1.388.629 |
1.629.709 |
814.855 |
814.855 |
9 |
Tu sửa, nâng cấp, xây mới kè bảo vệ đê |
m |
764.677 |
14.520.101 |
7.260.050 |
7.260.050 |
10 |
Xây mới, sửa chữa cống dưới đê |
Cái |
514 |
1.087.614 |
761.330 |
326.284 |
11 |
Nâng cấp hạ tầng và trang thiết bị phục vụ QL đê |
Điểm |
316 |
289.950 |
262.965 |
226.985 |
12 |
Nạo vét lòng dẫn |
m |
153.034 |
2.273.078 |
454.616 |
1.818.462 |
13 |
Nâng cấp, cải tạo đê bối |
m |
151.991 |
1.960.718 |
1.372.502 |
588.215 |
14 |
Công trình chỉnh trị đoạn cửa vào sông Đuống |
m |
6.000 |
2.000.000 |
500.000 |
1.500.000 |
15 |
Di dân tái định cư tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở |
Hộ |
2.000 |
2.000.000 |
1.000.000 |
1.000.000 |
|
Tổng |
|
|
112.668.000 |
55.511.000 |
57.157.000 |
THE PRIME MINISTER -------
No.257/QD-TTg | THESOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness Hanoi,February18, 2016 |
DECISION
APPROVING FLOOD PREVENTION AND DIKE PLANNING OF THE RED AND THAI BINH RIVERS SYSTEM
--------------
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Dikes dated November 29, 2006;
Pursuant to the Government s Decree No. 04/2011/ND-CP dated January 14, 2011, on demolishing flood-diversion and flood-slowing zones of the Red River system;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECIDES:
Article 1.To approve flood prevention and dike planning of the Red and Thai Binh rivers system with the following principal contents:
I. VIEWPOINTS
1. To comply with the Law on Dikes and relevant laws.
2. To ensure safety in flood prevention and control while taking into account the impacts of climate change; to ensure sustainable economic, social and environmental development.
3. To step by step raise the assurance level in flood prevention and control in Hanoi capital and the Red and Thai Binh river delta, being suitable to the protected areas.
4. To satisfy immediate requirements, create conditions for future development and deal with unforeseen abnormalities.
5. To synchronously carry out non-structural and structural measures according to the perspective of natural disaster risk management, enhance non-structural measures, and enhance the management efficiency.
6. To ensure inheritance.
II. OBJECTIVES
1. General objectives
a) To take initiative in flood and storm prevention and control in the Red and Thai Binh river basins, contributing to stabilizing and developing socio-economy as well as national security and defense.
b) To provide the basis for formulation and adjustment of detailed flood prevention planning in rivers having dike, dike planning, land use planning, construction planning and other relevant planning in provinces and centrally-run cities that are located in the system of the Red and Thai Binh rivers.
c) To provide the basis for relevant ministries, branches and localities to manage and govern flood and storm prevention and control and to formulate plans for investment in flood and storm prevention and dike works in the medium and long term till 2030, with a vision to 2050.
2. Specific objectives
a) To determine the assurance level in flood prevention and control for the delta areas of the Red-Thai Binh river system.
b) To determine the design floods of the rivers having dikes, including design flood discharges and water levels.
c) To propose solutions for ensuring flood prevention in accordance with the design standards for the Red-Thai Binh river system.
d) To propose solutions for effective management, exploitation and use of the riverbank in accordance with the provisions of the Law on Dikes and other relevant laws in order to meet demands of the country s socio-economic development and create conditions for stabilizing life of the riverbank-based dwellers, on the principle of ensuring dike safety, not greatly affecting flood drainage, actively reserving space for future development and coping with unforeseen abnormalities.
dd) To propose plans for planning the dike system from grade III to special grade in the whole delta and midland of the Red and Thai Binh rivers.
e) To propose solutions for planning, anticipate priority items, and estimate resources for implementation.
III. SCOPE OF PLANNING
The midland and delta region of the Red-Thai Binh river system, including the territory of 15 provinces and centrally-run cities: Hoa Binh, Ha Noi, Ha Nam, Nam Dinh, Ninh Binh, Hung Yen, Hai Duong, Thai Binh, Hai Phong, Quang Ninh, Phu Tho, Vinh Phuc, Bac Ninh, Bac Giang and Thai Nguyen.
IV. STANDARD OF FLOOD PREVENTION AND CONTROL
1. Standard of flood prevention and control
a) Areas which are affected by the regulation of large reservoirs in upstream area, including areas along Da (after Hoa Binh lake), Red, Duong, Luoc, Tra Ly, Dao, Ninh Co, Thai Binh, Van Uc, Hoa, Kinh Thay, Kinh Mon, Da Bach, Cam, Lach Tray and Rang rivers:
- The period till 2030:
+ To ensure safety with design floods having a 500-year cycle (frequency of 0.2%) at the central urban areas of Hanoi city on the right bank of the Red river (within the ring road IV).
+ To ensure safety with design floods having a 300-year cycle (frequency of 0.33%) at the remaining areas of the Red River delta.
- The vision to 2050:
To maintain the safety level of estuary areas at 300 years, and raise the safety level to 700 years for the central urban areas of Hanoi city on the right bank of the Red River (within the ring road IV) and to 500 years for the remaining areas.
b) Areas which are less affected by the regulation of large reservoirs, including areas along Thao, Lo, Pho Day, Cau, Thuong, Luc Nam and Tich rivers:
- The period till 2030:
To ensure safety with design floods having a cycle from 50 to 100 years (frequency from 2.0% to 1.0%), depending on the population size and social economy of protected areas as well as conditions of topography, flood and actual situation of flood prevention works of each area.
- The period after 2030:
To determine standards of flood prevention and control suitable to the country s socio-economic conditions as well as the importance of each protected area.
(Standards of flood prevention and control in areas in accordance with Appendix I)
2. Design water level and flood discharge of the dike system
a) Areas which are affected by the regulation of large reservoirs in upstream area:
- The right dike section of the Red river protecting the central urban area of Hanoi City (within the ring road IV) shall ensure safety with the design flood water level in the Red river which remains at 13.4 m at the Hanoi hydrographic station, corresponding to the design flood discharge which remains 20,000 m3/s at the Hanoi hydrological station.
- Other dikes shall ensure safety with the design flood level which remains at 13.1 m at the Hanoi hydrographic station for the Red river, remains at 7.2 m at the Pha Lai hydrographic station for the Thai Binh river; corresponding to the design flood discharge which remains 17,800 m3/s at the Hanoi hydrographic station, and 3,300 m3/s at the Pha Lai hydrological station.
b) Areas which are less affected by the regulation of large reservoirs: the dike system shall ensure safety with the design flood level on rivers.
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall detail the water level and design flood discharge for each dike.
V. SOLUTIONS FOR FLOOD PREVENTION AND CONTROL
1. Solutions of works
a) Solutions of regulating floods in upstream reservoirs:
Regulating reservoirs for flood-reducing: regulating and reducing floods for downstream areas by using flood prevention volume of reservoirs which remains 07 billion m3in Son La and Hoa Binh lakes on the Da river, remains 1 billion m3in Tuyen Quang lake, and remains 450 million m3in Thac Ba lake. Operating inter-lake regulation, ensuring the flood discharge in the Red river at the Son Tay hydrological station less than or equal to 28,000 m3/s; at the Hanoi hydrological station less than or equal to 20,000 m3/s, and ensuring the water level of the Red river at the Hanoi hydrographic station not exceeding 13.40 m. If there are serious incidents with dike systems or forecasts about the flood with 500-year cycle which is smaller than the design flood of Son La lake (10,000-year cycle), a part of the flood-controlling capacity for the works may be used to reduce floods for the downstream areas but must ensure safety for the works.
b) Planting and protecting watershed forests to increase coverage, prevent erosion, run out of flows, prevent and control flash floods; effectively implementing the afforestation programs.
c) Consolidating dikes: Dikes are the basic and long-term flood control solution for the Red River and Thai Binh river deltas. Paying attention to investing, consolidating, upgrading and solidifying the dike system, ensuring safety in flood control and combining socio-economic development. Technical solutions applied to consolidate, upgrade and solidify dikes include:
- Completing the dike cross section: Ensuring adequate height for flood control, cross-sectional dimensions (restoration; structure compression; dike surface expanding; and dike embankment in upstream and downstream areas); detecting and handling hidden incidents within the dike body; planting breakwater trees and anti-erosion grasses.
- Improving the quality of dike body and foundation to meet flood prevention requirements in case of large floods lasting for many days. Priority is given to the dike sections that pass through densely populated areas, especially the Red river dike, which passes through the center of Hanoi.
- Applying science and technology, and new materials to handle the foundation of the dike sections with weak geology to ensure its safety. Filling in swamps, lakes and ponds around the dike to stabilize it; embanking coverage and anti-pressure layers of weak dike foundation zones that are often effervescent and extruded.
- Improving and hardening dike surface and dike foot corridor to increase stability, combining new rural programs to build rural roads, creating favorable conditions for managing and protecting dikes as well as preventing encroachment into dike body.
- Constructing and upgrading of dike-crossing sluices; dike-crossing sluices which are damaged but not yet repaired or newly built must be closed to ensure safety in flood prevention.
- Renovating and upgrading revetment system; handling landslide areas that are directly threatening the safety of dikes and works for flood and storm prevention, populated areas, and urban areas. The erosion handling must be a harmonious combination between construction and non-structural solutions.
- Constructing works for dike management and protection.
- Completing the Day river’s dike system and river bed in accordance with the flood prevention and dike planning.
d) Improving river beds: dredging river beds and estuaries at local sedimentation areas to increase flood drainage.
dd) Improving the Duong river estuary: Building works for improving river beds and regulating at the section of the Duong river estuary to control and stabilize the flood diversion rate from the Red river to the Duong river at 30-32%.
e) Transferring floods from the Red River to the Day River: In case of having forecasts about floods that are larger than floods with 500-year cycle in the Red river system (exceeding design floods) or having serious incidents related to the dike system in the inner-city area of Hanoi, transferring floods from the Red river to the Day river with maximum discharge of 2,500 m3/s.
2. Non-structural solutions
a) Improving flood control efficiency of the reservoir system: Continuing to review and complete the inter-reservoir operation process, ensuring harmonization of benefits in flood prevention, energy security (electricity production) and water supply in the dry season.
b) Strengthening hydro-meteorological observation, improving the capacity for forecasting and warning of floods as well as applying science and technology in forecasting. Determining floods of the Red River in real time to control floods and store water flexibly on the basis of the approved operational process framework, improving flood prevention and control efficiency; regularly monitoring weather developments for proactive regulation in response to scenarios where the flood season ends sooner or the flood occurs later than usual.
c) Drawing up emergency response plans to cope with the situations that floods in the Red river exceed design floods or other reservoir incidents in upstream areas.
d) Applying new scientific and technological advances in management, construction, repair, upgrading and solidification of dikes and flood prevention works.
dd) Improving the efficiency of management, facilities and equipment for dike management agencies and people s dike management force; strengthening the dike management of mass organizations.
e) Strictly managing the exploitation of sand and gravel in river beds, and the placing of materials on river terraces, dredging and improving the waterway transport to ensure the safety of the dyke system without obstructing flood drainage.
g) Organization of dike protection:
- Dike protection must be conducted on a regular basis, which is a particularly important task, especially during flood and storm seasons; dike protection must be organized in a timely manner when dikes have incidents or risk of incidents.
- Mobilization of forces, materials and means for dike salvage must be implemented in a timely manner according to the four-on-the-spot mottos, and in accordance with competence. The Vietnam People s Army is a key force in dike rescue while coordinating with ministries, branches and localities to ensure the safety of dikes;
- Materials, facilities and equipment for dike protection must be fully prepared according to dike protection plans, combining tradition and modernity and attaching importance to applying new materials, advanced science and technology and equipment.
h) Propagating to raise people s awareness about dike management, protection and flood control. Improving the efficiency and responsibility of local authorities at all levels in managing, protecting, preventing and handling violations of the Law on Dikes.
3. Management and use of river terraces:
a) Flood drainage space: To ensure flood drainage, the flood drainage space shall include the river bed area and river terrace located between 2 dikes; areas affected by flood regulation of large reservoirs must ensure flood drainage space corresponding to the floods having a frequency of 0.2%; areas not affected by flood regulation of large reservoirs must ensure flood drainage space corresponding to the floods having the design frequency on such river routes.
b) Use of river terraces:
- Existing populated areas that are located outside river terraces:
+ Relocating households violating the Law on Dikes, within the dike protection scope as well as dangerously eroded areas.
+ Gradually relocating a number of residential areas in the narrow river beds, which are at risk of unsafety in case of severe floods (specified in Appendix II).
+ The remaining areas may exist and be protected; may renovate and build new works and houses in accordance with construction planning and land use planning; may use a part of the river terraces to arrange resettlement ground for households scattered around the area, with an area not exceeding 5% of the existing residential area (specified in Appendix III), People s Committees at all levels in localities and households must take initiative in ensuring safety in case of severe floods.
- The river terraces of Tam Xa - Xuan Canh and Long Bien - Cu Khoi in the urban center of Hanoi city, which are already included in the general planning for construction of Hanoi capital approved by competent authorities, may plan for urban construction towards the existing dike route, the new construction area does not exceed 15% of the riverbank area (specified in Appendix IV).
- The remaining river terraces:
+ Reviewing and planning to gradually relocate households that are not located in concentrated residential areas.
+ The use of river terraces must ensure the following conditions: not causing flood obstruction and loss of flood storage space; not affecting the flow or being dangerous or unsafe; not causing loss of life and property during severe floods; not polluting environment and water quality; complying with the Law on Dikes. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall line out principles and specific guidelines on the use of river terraces.
+ Socio-economic development activities and construction of new works and houses under Clause 3, Article 26 of the Law on Dikes shall be considered only for a number of areas where the width of the river terrace (distance from the dike bottom to the edge of the river) is larger than 500 m, the flow velocity on the terrace corresponding to the design flood is less than 0.2 m/s (the river terraces as prescribed in Appendix V); the construction area must not exceed 5% of the riverbank area. The remaining areas must not build new works or houses, excluding works permitted to be built in accordance with Clauses 1 and 2, Article 26 of the Law on Dikes.
c) Not increasing the height of existing dyke routes, not building new dykes.
d) When using river terraces where construction works are not available to carry out investment projects on construction of works, houses and projects on other services, specific investment projects must be formulated and sent to the Ministry of Agriculture and Rural Development in order to evaluate the contents related to flood drainage, dike safety before being submitted to the Prime Minister in accordance with Article 26 of the Law on Dike.
4. Carrying out emergency response plans in case floods exceed the design frequency, dam burst or other incidents of large upstream reservoirs.
5. Location of dike routes
Maintaining the location of existing dikes, only adjusting a few sections locally, including straightening the Huu Thuong dike from Km 15 to Km 29 with a length of 1.248km; the right dike of the Lo river from Km 68 to Km 70 (coinciding with the Viet Tri river side bund); some sections of dikes located in downstream areas of the Red-Thai Binh river system; some sections of dikes of the Day river according to flood prevention and dike planning of the Day river system (specified in Appendix VI).
VI. ORDER OF EXECUTION
a) From 2016 to 2030: focusing on planting landmarks on dike protection corridors; completing the operation process of large reservoirs in upstream areas; completing dike cross-sections and improving dike quality and structures under the dike; upgrading infrastructure and equipment for dike management; planting headwater protection forests; improving the Duong river’s estuary; improving the Red River section through the urban center of Hanoi city.
In such period to 2020, priority is given to:
- Setting landmarks on dike protection corridors;
- Upgrading dikes in downstream areas of the Thai Binh river system, including: Thai Binh, Kinh Thay, Van Uc, Gua, Mia, Moi, Lach Tray, Da Bach, Rang, Kinh Mon and Cam rivers.
- Upgrading dikes that protect Hanoi capital and densely populated cities.
- Building centers for operating natural disaster prevention and control and managing the Red-Thai Binh river system;
- Researching the construction of works to improving the Duong river’s estuary;
- Improving the Red River section through the central urban area of Hanoi city.
b) After 2030: Continuing to complete the cross-section, enhance the quality of dike body and foundation, renovate the dike system in combination with traffic; improve the river beds to enhance flood drainage.
VII. FUNDS FOR IMPLEMENTING THE PLANNING
1. Total budget for implementation of the planning is estimated at VND 112,668 billion, including VND 55,511 billion for the period to 2030 and VND 57,157 billion for the period after 2030 (specified in Appendix VII)
2. Capital sources: Central and local budgets, ODA funds, socialized capital sources, revenues from auction of land use right of river terraces or investment in the form of public-private partnership (use lands in river terraces).
Article 2.Organization of implementation
1. People s Committees of provinces and municipalities under the planning scope shall:
a) Review and adjust detailed flood prevention and control plannings for rivers having dikes as well as dike plannings in their localities to ensure compliance with this planning; of which specifically identifying the areas of works and houses that must be relocated, existing residential areas and other areas that have demands for socio-economic development and construction of new works and houses. (Order and procedures for adjusting plannings shall comply with of the Law on Dikes).
b) Review and adjust land use plannings, plannings on construction of riverbank areas shall comply with the detailed flood prevention and control plannings for rivers having dikes as well as the dike plannings in their localities.
c) Develop annual and 5-year roadmaps and plans for implementation of the planning.
d) Proactively balance the allocation of local budgets, revenues from auction of land use right of river terraces and mobilize other lawful capital sources to implement the planning.
dd) Manage dike protection and rescue, prevent and handle violations of the Law on Dikes; build, upgrade and maintain dike systems, improve flood drainage, and resettle people within the scope of local management according to the planning, ensuring safety in flood prevention and control as prescribed; manage and use river terraces in accordance with the Law on Dikes, this planning and other relevant regulations.
e) Develop emergency response plans in their localities in case floods exceed the design frequency, dam burst or other incidents of large upstream reservoirs.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) Publicize, direct, guide and inspect the implementation of the flood prevention and dike planning in the Red-Thai Binh river system in accordance with its competence.
b) Perform the function of state management of dikes, natural disaster prevention, and organize the management of protection, investment in constructing and upgrading dikes of the Red-Thai Binh river system in accordance with the Law on Dikes and this planning; complete mechanisms and policies for the repair and maintenance of the dike system.
c) Assume the prime responsibility for, and coordinate with localities in, reviewing and locally adjusting dike location and grade suitable to the local socio-economic development situation; reviewing and providing for the water level, design flood discharge for each dike route.
d) Coordinate with localities to develop medium and long-term annual roadmaps and plans for implementation of the planning; formulate specific plans to implement the program of forest planting and protection.
dd) Assume the prime responsibility, and coordinate with localities in, developing medium and long-term plans to select projects prioritized for investment in dike repair, upgrading, and maintenance. Build projects to consolidate and upgrade dikes of complex technical specifications, large-scale and pilot projects for replication.
e) Evaluate the contents related to flood drainage and dike safety for investment projects on construction of works on river terraces in accordance with Clause 3, Article 26 of the Law on Dikes.
g) Assume the prime responsibility, and coordinate with relevant agencies and localities in, formulating emergency response plans in case floods exceed the design frequency, dam burst or other incidents of large reservoirs in upstream areas; guide localities to draw up emergency response plans in their localities.
h) Direct the formulation of flood prevention and control plannings for northern mountainous provinces, focusing on areas prone to high floods (Lang Son, Ha Giang, Son La, Yen Bai and Lao Cai).
i) Research and apply advanced science and technology in management, protection, construction investment, and upgrading of dikes and flood prevention works.
k) Coordinate with ministries, branches and localities in reviewing and finalizing regulations related to the management and exploitation of sand, gravel in river beds and river terraces; dredging and improving waterway transport flows to ensure safety of dike systems; researching solutions for management of river terraces, giving priority to eco-friendly solutions.
l) Direct and guide localities to improve the capacity of specialized forces in charge of dike management and people s dike management.
3. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall, based on their assigned functions and tasks, allocate funds to implement the planning in accordance with the State Budget Law and other relevant laws; give priority to investing in dike repair and maintenance, and handling the landslides that affect dike safety; coordinate with the concerned agencies and localities in proposing mechanisms and policies to mobilize non-budget resources to create capital for implementation of the planning.
4. The Central Steering Committee for natural disaster prevention and control shall, based on its assigned functions and tasks, direct the operation of hydroelectric reservoirs to control and reduce floods for downstream areas, improving the efficiency of electricity generation, contributing to ensuring the safety of the Red-Thai Binh river system.
Article 3.This Decision takes effect on the date of signing and replaces the Prime Minister s Decision No. 92/2007/QD-TTg dated June 21, 2007. Other relevant plannings (plannings on land use, construction, etc.) must be reviewed and adjusted in accordance with this plannning.
Article 4.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-affiliated agencies, head of the Central Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, president of the National Committee for Search and Rescue, and chairpersons of the provincial and municipal People s Committees under the planning scope shall implement this Decision./.
The Prime Minister
Nguyen Tan Dung
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây