Quyết định 1978/QĐ-TTg 2021 Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến 2030, tầm nhìn đến 2045

thuộc tính Quyết định 1978/QĐ-TTg

Quyết định 1978/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1978/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Văn Thành
Ngày ban hành:24/11/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2030, 100% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh

Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1978/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chiến lược là phấn đấu đến năm 2030, 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

Ngoài ra, đến năm 2045, 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

Bên cạnh đó, để thực hiện các mục tiêu trên, Chính phủ đặt ra một số giải pháp như: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về nước sạch và vệ sinh nông thôn; thay đổi hành vi, thói quen, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung gắn với khai thác, quản lý vận hành theo quy hoạch được duyệt…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1978/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

________

Số: 1978/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021

 

                                                        

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Cấp nước sạch an toàn và vệ sinh nông thôn là nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ sức khỏe, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo an ninh nguồn nước, phát triển kinh tế xã hội bền vững.

2. Hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phải thực hiện theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng. Đẩy mạnh xã hội hóa cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, thu hút mọi nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình, đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững.

3. Phát triển hạ tầng cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với văn hóa, tập quán, điều kiện cụ thể từng vùng, đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng của ngành, lĩnh vực khác, đảm bảo an toàn, bền vững trước tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng thể

- Đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.

- Bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2030:

- 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày.

- 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân.

- Phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

b) Đến năm 2045: Phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về hoàn thiện thể chế, chính sách

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về nước sạch và vệ sinh nông thôn (xây dựng Luật Cấp nước; sửa đổi Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; nghiên cứu hoàn thiện quy định để quản lý công tác nước sạch nông thôn; sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh;...).

- Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư, quản lý vận hành công trình sau đầu tư tại các vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới và hải đảo; hỗ trợ các đối tượng hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ dân sinh sống tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sạch, dịch vụ vệ sinh phù hợp, đảm bảo an sinh xã hội.

- Rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp đầu tư cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, trong đó: nghiên cứu có cơ chế, chính sách tín dụng phù hợp hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; có lộ trình tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn để thu hút doanh nghiệp đầu tư, khuyến khích người dân sử dụng nước sạch tiết kiệm, đồng thời có chính sách phù hợp tạo điều kiện để hộ nghèo được tiếp cận nước sạch với chi phí hợp lý; công khai, minh bạch mức đóng góp, huy động vốn từ người sử dụng nước.

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác quy hoạch, đầu tư, quản lý vận hành công trình cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, bảo đảm thực sự hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ an sinh xã hội.

2. Về thông tin - giáo dục - truyền thông

- Thực hiện hoạt động giáo dục, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách; thay đổi hành vi, thói quen; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân; hướng dẫn người dân chủ động tích, trữ nước để sử dụng trong mùa khô, thời gian hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt.

- Đa dạng loại hình truyền thông, kết hợp giữa phương thức truyền thống với ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo.

- Chia sẻ thông tin liên quan đến lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; công bố thông tin chất lượng nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng nước đối với các nguồn cấp nước sinh hoạt trên địa bàn.

- Huy động tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng tích cực tham gia truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.

3. Về cấp nước sạch nông thôn

a) Cấp nước sạch tập trung

- Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung gắn với khai thác, quản lý vận hành theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu. Sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sạch bảo đảm hoạt động hiệu quả, gắn với giám sát quản lý vận hành công trình.

- Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên huyện, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững; ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt.

- Nhà nước ưu tiên đầu tư công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo.

b) Cấp nước quy mô hộ gia đình

Thực hiện các giải pháp cấp nước quy mô hộ gia đình đối với những vùng gặp khó khăn trong đầu tư công trình cấp nước tập trung hoặc đầu tư công trình cấp nước tập trung không hiệu quả, vùng chưa có khả năng tiếp cận với cấp nước tập trung, nhất là các vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, trong đó tập trung:

- Đầu tư xây dựng bể trữ nước mưa và các hình thức trữ nước khác phù hợp đặc thù vùng, miền để đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt.

- Nhân rộng áp dụng mô hình thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình; thí điểm áp dụng ki ốt, cây ATM cung cấp nước uống trực tiếp cho cụm dân cư, trường học trong trường hợp khẩn cấp do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

- Hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng nước quy mô hộ gia đình; sử dụng vật liệu thu, xử lý, trữ nước an toàn hộ gia đình.

c) Cấp nước an toàn và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Xây dựng hướng dẫn và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn đảm bảo ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường công tác giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

- Chia sẻ nguồn nước và các thông tin liên quan tới nguồn nước giữa các ngành, địa phương phục vụ công tác cấp nước, quản lý, bảo vệ nguồn nước.

- Nâng cao năng lực xét nghiệm chất lượng nước cho các đơn vị cấp nước, đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm và thiết bị xét nghiệm hiện đại phục vụ công tác nội, ngoại kiểm chất lượng nước; năng lực xác định và xử lý sự cố gây gián đoạn, ngưng trệ hiện tượng cấp nước.

- Thiết lập hệ thống kiểm soát, cảnh báo chất lượng, trữ lượng nguồn nước sinh hoạt, kiểm soát ô nhiễm nguồn cấp nước sinh hoạt từ các hoạt động dân sinh, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và có phương án thay thế nguồn nước trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.

- Xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng; đảm bảo duy trì tối thiểu nguồn cấp nước sinh hoạt trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh.

d) Quản lý vận hành

- Tổ chức quản lý vận hành công trình cấp nước sạch, công trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt theo một số mô hình phù hợp với từng loại hình, vùng miền, hướng đến chuyên nghiệp hóa công tác quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, bảo đảm công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Rà soát các công trình hiện có không hoạt động và hoạt động kém hiệu quả để có các phương án xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung theo đúng quy định.

- Xây dựng và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn; thực hiện bù chéo chi phí trong quản lý vận hành công trình cấp nước; hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật quản lý vận hành công trình sau đầu tư tại các vùng khan hiếp, khó khăn về nguồn nước, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới và hải đảo.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý vận hành và bảo vệ công trình cấp nước, công trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” với hỗ trợ chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật của đơn vị chuyên trách.

4. Về vệ sinh nông thôn

a) Vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng

- Triển khai, nhân rộng phong trào cộng đồng không phóng uế bừa bãi, hướng tới thay đổi nhận thức, hành vi vệ sinh của người dân, tăng tỷ lệ hộ gia đình xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, góp phần đạt được mục tiêu “Một Việt Nam không còn phóng uế bừa bãi” vào năm 2025.

- Quy định “tỷ lệ hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng và quản lý sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn” trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp tỉnh, huyện, xã.

- Ứng dụng và phổ biến các giải pháp công nghệ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đơn giản, phù hợp tập quán địa phương và khả năng chi trả của người dân; hỗ trợ kỹ thuật xây dựng, quản lý sử dụng công trình vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh công cộng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; tiếp cận đồng bộ dịch vụ vệ sinh an toàn gắn với truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường.

b) Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt

- Xây dựng lộ trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư tập trung đảm bảo phù hợp với quy hoạch và đồng bộ với kết cấu hạ tầng nông thôn; quy định tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn tập trung trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp tỉnh, huyện, xã.

- Thí điểm áp dụng các mô hình công nghệ thu gom và xử lý nước thải chi phí thấp, hạn chế hóa chất, sử dụng năng lượng tái tạo, ít phát sinh chất thải thứ cấp phù hợp với đặc điểm và quy mô khu dân cư nông thôn tập trung.

- Huy động các nguồn lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải, nhất là nguồn lực ngoài ngân sách thông qua áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp trong sử dụng đất, thuế, phí, lệ phí, thủ tục hành chính, kinh phí đầu tư và sau đầu tư.

c) Xử lý chất thải chăn nuôi

- Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật và khuyến khích áp dụng các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

- Quản lý chất thải chăn nuôi đảm bảo đúng yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo mùi, khí thải, nước thải, chất thải rắn phát sinh từ cơ sở chăn nuôi không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, không gây ô nhiễm môi trường. Hộ chăn nuôi, chủ trang trại chăn nuôi chịu trách nhiệm xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo đúng quy định.

- Thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ người dân xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh và xử lý chất thải chăn nuôi.

5. Về khoa học công nghệ

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, giải pháp cấp nước và vệ sinh thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe người dân, ưu tiên công nghệ đơn giản, giá thành phù hợp với khả năng chi trả của người dân.

- Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, tận dụng nguyên vật liệu địa phương trong xây dựng công trình, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ quan và cảnh quan công trình.

- ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát nguồn nước, chất lượng nước, thực hiện số hóa, tự động hóa công tác quản lý vận hành và bảo vệ công trình.

- Nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt; thu gom, xử lý và trữ nước mưa đảm bảo chất lượng; công nghệ xử lý nước hộ gia đình đảm bảo vận hành đơn giản, hiệu quả; khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, sóng, gió...trong sản xuất nước sạch và xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi.

6. Về hợp tác quốc tế

- Tăng cường chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến với các quốc gia, tổ chức quốc tế, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh.

- Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực, khoa học, công nghệ, trang thiết bị của các quốc gia, tổ chức quốc tế trong cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, nhất là các chương trình, dự án cấp nước, vệ sinh nông thôn ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị cung cấp nước sạch và vệ sinh, hỗ trợ vận hành mô hình tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện trong nước.

7. Về huy động nguồn lực

- Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, nhất là nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững và các chương trình, dự án khác có mục tiêu về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

- Thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế xã hội, huy động sự tham gia, đóng góp của người dân trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình cấp nước, vệ sinh môi trường nông thôn và hỗ trợ hoạt động cấp nước quy mô hộ gia đình.

- Tiếp tục thực hiện cho vay vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung, cấp nước quy mô hộ gia đình và công trình vệ sinh môi trường nông thôn thông qua chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đặc biệt tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước.

8. Về phát triển nguồn nhân lực

- Rà soát, đánh giá nguồn nhân lực, xây dựng và thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa nội dung và hình thức đào tạo, chú trọng thực hành, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.

- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng cho lực lượng quản lý và vận hành công trình; ưu tiên đội ngũ quản lý, vận hành mô hình công trình cộng đồng quản lý. Tăng cường năng lực cho lực lượng quản lý ở cơ sở trong công tác lập kế hoạch, quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động cấp nước và vệ sinh.

9. Về giám sát đánh giá

- Cập nhật và thực hiện Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá; xây dựng cơ chế quản lý, khai thác, chia sẻ cơ sở dữ liệu về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đảm bảo tin cậy, hiệu quả.

- Tăng cường giám sát chất lượng nước đảm bảo quy chuẩn; đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước, xả chất thải, nước thải không đúng quy định; huy động sự tham gia, giám sát của cộng đồng và người dân trong hoạt động cấp nước và vệ sinh, đặc biệt là công tác bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của Chiến lược; chỉ đạo, triển khai các chương trình, đề án, dự án để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược theo chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền được giao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược; trình Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền và xem xét quyết định điều chỉnh Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hành Chính sách xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu rà soát, cập nhật, sửa đổi bổ sung chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Tổ chức thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh nông thôn.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn.

2. Bộ Xây dựng

- Chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn tập trung và các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu của Chiến lược theo chức năng quản lý nhà nước được giao.

- Ban hành các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng công trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn; hướng dẫn phương pháp định giá giá dịch vụ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn tập trung.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế trong việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về nước sạch và vệ sinh nông thôn.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Theo dõi, quản lý việc khai thác sử dụng nguồn nước; việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước; hướng dẫn, kiểm tra việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; giám sát các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước và các quy định trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

4. Bộ Y tế

- Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân, cấp nước, vệ sinh trong trạm y tế và các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu của Chiến lược theo chức năng quản lý nhà nước được giao.

- Ban hành quy chuẩn chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (áp dụng cho công trình cấp nước sạch tập trung và công trình cấp nước quy mô hộ gia đình), quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và công trình vệ sinh công cộng, vệ sinh cá nhân.

- Tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy chuẩn chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn địa phương ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn.

- Tổ chức thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi hành vi vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh cá nhân, cấp nước và vệ sinh trạm y tế;

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ cấp nước, vệ sinh trong trường học và các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu của Chiến lược theo chức năng quản lý nhà nước được giao.

6. Các Bộ, ngành khác có liên quan và các tổ chức chính trị xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược.

7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược thuộc địa bàn quản lý theo thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước; đồng thời thực hiện việc lồng ghép nội dung Chiến lược vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác có liên quan.

- Triển khai xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước và vệ sinh trên địa bàn theo phân cấp ngân sách và quy định của pháp luật, đảm bảo sớm đạt được các mục tiêu của Chiến lược.

- Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn (áp dụng cho công trình cấp nước tập trung và công trình cấp nước quy mô hộ gia đình).

- Xây dựng và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn; quyết định theo thẩm quyền chính sách hỗ trợ về giá nước sạch cho phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương.

- Hướng dẫn triển khai quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn theo quy định hiện hành, trong đó quy định cụ thể chế tài xử lý, trách nhiệm các cấp, các ngành, chủ đầu tư, chủ quản lý, khai thác vận hành công trình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;

- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

-  Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng

TTĐT, các Vụ: CN, KTTH, QHĐP, KGVX;

- Lưu: VT, NN (3) Tuynh.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Lê Văn Thành

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

________

No. 1978/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_________________________

Hanoi, November 24, 2021

 

 


DECISION

Approving the National Strategy for rural water supply and sanitation by 2030, with a vision towards 2045

________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Decree No. 117/2007/ND-CP dated July 11, 2007 of the Government on clean water production, supply and consumption; Decree No. 124/2011/ND-CP amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 117/2007/ND-CP dated July 11, 2007 of the Government on clean water production, supply and consumption;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

 

HEREBY DECIDES:

 

Article 1. To approve the National Strategy for rural water supply and sanitation by 2030, with a vision towards 2045, consisting of the following principal contents:

I. PERSPECTIVES

1. Safe rural water supply and sanitation is an important task so as to protect the health, ensure social security, and contribute to improving the quality of life for rural people, thus narrowing the gap between rural and urban areas while maintaining water security and sustainable socio-economic development.

2. The rural water supply and sanitation must follow the motto “the State and the people work together” and “people know, people discuss, people do, people monitor, people are beneficiaries”. The socialization of rural clean water supply and sanitation shall be promoted, and all resources shall be attracted to invest in the construction, management and operation of works in an efficient and sustainable manner.

3. To develop rural clean water supply and sanitation infrastructure suitable to the culture, customs, and specific conditions of each region, in line with the infrastructure systems of other sectors and fields, thus ensuring the safety and resilience against the impacts of natural disasters and climate change.

II. OBJECTIVES

1. Overall objectives

- To ensure that rural people have the right to access and use clean water supply services in a fair, convenient and safe manner as well as at a reasonable cost; to ensure domestic and public hygiene, environmental sanitation, disease prevention and control.

- To protect the health and prevent the diseases related to water and sanitation, improve the quality of life, ensure social security for rural people, narrow the gap between rural and urban areas, thus contributing to building new-style rural areas.

2. Specific objectives

a) By 2030:

- 65% of the rural population has access to clean water of standard quality with at least 60 liters/person/day.

- 100% of rural households, schools, health stations have hygienic latrines that meet standards and regulations; 100% of rural people regularly practice personal hygiene.

- To strive that 25% of concentrated rural residential areas have domestic wastewater collection systems, 15% of domestic wastewater is treated; 75% of livestock households and farms have livestock waste treated.

b) By 2045: To strive that 100% of rural people use safe and sustainable clean water and sanitation; 50% of concentrated rural residential areas have domestic wastewater collection systems, 30% of domestic wastewater is treated; 100% of livestock households and farms have livestock waste treated.

III. SOLUTIONS

1. Regarding perfecting institutions and policies

- To review and perfect the system of legal documents, regulations, standards, economic and technical norms on rural clean water and sanitation (to develop the Law on Water Supply; amend Decree No. 117/2007/ND-CP on clean water production, supply and consumption; work out and perfect regulations on rural clean water management; revise national technical regulations on latrines - hygiene conditions; etc.).

- To work out policies to support the investment in, as well as the post-investment management and operation of, works in areas with scarcity and difficulty to find water resources, remote and mountainous areas, ethnic minority areas, non-estuarine coastal areas, border areas, and islands; to support poor households, policy beneficiary households, and those living in areas with difficult and extreme socio-economic conditions to use clean water, access appropriate sanitation services and enjoy social security.

- To review, develop, amend, revise mechanisms and policies to promote socialization and attract enterprises to invest in rural clean water supply and sanitation, in which: to study suitable credit mechanisms and policies to support the investment in construction, renovation and repair of rural clean water and environmental sanitation works; to work out a roadmap for correctly and sufficiently calculating rural clean water prices so as to attract investment from enterprises, encourage people to use clean water economically, and at the same time, to have appropriate policies to create conditions for poor households to access clean water at a reasonable cost; to publicize and transparently announce the contributions and capital mobilized from water users.

- To perfect the coordination mechanisms among sectors and local authorities in planning, investment, management and operation of rural clean water supply and sanitation works.

- To continue perfecting the system of State management agencies and public service providers in the direction of streamlining their apparatus and ensuring the actual effectiveness and efficiency in managing and supporting State management activities in service of providing social security.

2. Regarding promoting information, education, and communication

- To carry out education and communication activities to popularize laws, mechanisms and policies; alter the behaviors and customs; use water economically and efficiently; protect water sources and water supply works; ensure household and personal hygiene; guide people to actively accumulate and store water for use in the dry seasons, during drought, saltwater intrusion, and flooding.

- To diversify communication forms, combine traditional methods with information technology applications with attention paid to remote, mountainous, ethnic minority areas, non-estuarine coastal areas, and border areas, islands.

- To share information related to the establishment and management of water source protection corridors and sanitary protection zones in areas where domestic water is taken; to publicize information about domestic water quality, warn of abnormal water quality phenomena of local domestic water supplies.

- To encourage social organizations, businesses, individuals and communities to actively participate in raising awareness of environmental and water source protection.

3. Regarding supplying clean water for rural areas

a) Concentrated clean water supply

- To invest in the construction of concentrated clean water supply works in line with the exploitation, management, and operation under the approved master plans so as to ensure water security and climate change adaptation. To repair and upgrade clean water supply works to ensure the operational efficiency in line with the monitoring, management and operation of works.

- To invest in the construction of large-scale, synchronous, inter-commune and inter-district clean water supply works connected to the urban water supply systems in suitable places so as to ensure the operational efficiency and resilience of the works; to prioritize the use the system of irrigation works, reservoirs and dams as domestic water supplies.

- The State shall give priority to investment in domestic water supply works in areas with scarcity and difficulty to find water sources, areas frequently affected by drought, saltwater intrusion, and water source pollution; support investment in construction of concentrated clean water supply works for remote and mountainous areas, ethnic minority areas, non-estuarine coastal areas, border areas and islands.

b) Household-scale water supply

To implement household-scale water supply solutions for areas facing difficulties in investing in concentrated water supply works or such investment being inefficient, areas where there is no access to concentrated water supply, especially those with scarcity and difficulty to find water sources, remote areas, mountainous areas, ethnic minority areas, border areas and islands, in which:

- To invest in building rainwater storage tanks and other forms of water storage suitable to specific areas and regions, meeting daily-life water needs.

- To replicate and apply the model of safe household water collection, treatment, and storage; to pilot the kiosks and “water ATMs” directly supplying drinking water to residential clusters and schools in case of emergency due to the impacts of natural disasters and epidemics.

- To guide the inspection and monitoring of water quality at household scale; use safe materials to collect, treat and store water in households.

c) Safe water supply and climate change adaptation

- To develop guidelines and implement safe water supply plans so as to ensure disaster response and climate change adaptation; to strengthen the monitoring and evaluation of the implementation of safe water supply plans.

- To share water sources and information related to water sources among sectors and localities in service of water supply, management and protection.

- To improve water quality testing capacity for water supply units, invest in building modern laboratories and testing equipment to serve internal and external testing of water quality; ability to identify and handle incidents that cause interruption or stagnation of water supply.

- To set up a system to control and warn the quality and reserve of domestic water sources, control domestic water supply pollution due to daily-life activities, agricultural production, and industrial activities, and have plans to find alternative water sources in case of water pollution incidents.

- To develop plans to proactively respond to climate change and overcome the consequences of water shortage due to natural disasters, drought, saltwater intrusion, flooding, inundation, and waterlogging; to ensure at least enough domestic water supply in case of natural disasters and epidemics.

d) Operation and management

- To manage and operate clean water supply works as well as domestic wastewater collection and treatment works following some models suitable for each type and region, aiming to professionalize the operation, management, maintenance of rural water supply works, thus ensuring that they operate stably, safely, effectively, sustainably while improving the quality of the services.

- To review existing works which are inoperable and inefficient so as to work out plans to handle concentrated rural water supply infrastructure assets in accordance with the regulations.

- To develop and implement a roadmap for correct and adequate calculation of rural water prices; to carry out cross-compensation of costs incurred in the management and operation of water supply works; to provide financial and technical support for post-investment management and operation of works in areas with scarcity or difficulty to find water sources, remote areas, mountainous areas, ethnic minority areas, and non-estuarine coastal areas, border areas and islands.

- To mobilize the participation of the community in the management, operation and protection of water supply works, domestic wastewater collection and treatment works under the motto “people know, people discuss, people do, people monitor, people are beneficiaries” with professional support and technical guidance from specialized units.

4. Regarding rural sanitation

a) Household and public sanitation

- To deploy and replicate community movements with the aims of avoiding indiscriminate excreta disposal, towards changing people’s awareness and habits of sanitation, increasing the percentage of households building and using hygienic latrines, contributing to achieving the goal of “Vietnam without indiscriminate excreta disposal” by 2025.

- To prescribe “the proportion of rural households, schools, health stations that build, manage and use hygienic latrines meeting standards and regulations” as one of the socio-economic development indicators at the provincial, district and communal levels.

- To apply and popularize technological solutions to build simple hygienic latrines suitable to local customs and people’s affordability; to provide technical assistance in construction, management and use of household and public sanitation works, ensuring standards and regulations; to promote access to hygiene and safety services in line with behavior change communication and market development.

b) Collection and treatment of domestic wastewater

- To develop a roadmap for daily-life wastewater collection and treatment in concentrated residential areas ịn accordance with the master plans and synchronization with rural infrastructure; to prescribe the rate of collection and concentrated treatment of rural domestic wastewater as one of the socio-economic development indicators at the provincial, district and communal levels.

- To pilot the application of low-cost wastewater collection and treatment technology models that limit the use of chemicals, use renewable energy, generate little secondary waste, and are suitable to the characteristics and size of concentrated rural residential areas.

- To call upon resources, especially non-budget resources, to invest in construction, management and operation of wastewater collection and treatment systems through the application of appropriate investment incentive policies in terms of land use, taxes, fees, charges, administrative procedures, investment and post-investment funds.

c) Treatment of livestock waste

- To provide technical guidance and support and encourage the application of environmentally friendly livestock waste treatment solutions in line with the development trend of circular agriculture.

- To manage livestock waste in accordance with technical regulations and standards, ensuring that odors, emissions, wastewater and solid waste generated from livestock establishments do not affect public health or pollute the environment. Livestock breeding households and owners of livestock farms shall be responsible for handling livestock waste in accordance with the regulations.

- To implement credit policies to support people to build hygienic barns and treat livestock waste.

5. Regarding science and technology

- To research and apply technologies and solutions for water supply and sanitation that are environmentally friendly and do not affect people’s health, with the priority given to simple technologies at an affordable price for the people.

- To research and apply new materials as well as make use of local materials in construction, ensuring the quality and meeting the technical, aesthetic and landscaping requirements.

- To apply information technology in monitoring water sources and water quality, to digitize and automate the management, operation and protection of works.

- To research and apply technologies to turn saltwater and brackish water into freshwater; to collect, treat and store qualified rainwater; to ensure the simple and effective operation of household water treatment technologies; to exploit and use renewable energy sources such as solar, tidal, and wind power… for production of clean water and treatment of domestic wastewater, livestock waste.

6. Regarding international cooperation

- To enhance information sharing, experience exchange, application and transfer of advanced technologies with other countries, international organizations, and experienced experts in the field of clean water supply and sanitation.

- To take advantage of support of resources, science, technologies, and equipment from other countries and international organizations in rural water supply and sanitation, especially programs and projects on rural water supply and sanitation for natural disaster response, climate change adaptation, green growth, and circular economy.

- To create conditions for domestic enterprises to enter into joint ventures with foreign enterprises in producing and supplying materials and equipment for clean water supply and sanitation, and to support the operation of management models suitable for domestic conditions.

7. Regarding mobilizing resources

- To prioritize resources from the State budget, ODA loans, foreign preferential loans, especially capital from national target programs: new-style rural area building, socio-economic development in ethnic minority and mountainous areas, sustainable poverty reduction and social security, and other programs and projects with targets on rural water supply and sanitation.

- To attract resources from all socio-economic sectors, to mobilize the participation and contributions of people in construction, investment, management and operation of water supply and rural environmental sanitation works, and supporting household-scale water supply.

- To continue providing investment loans in construction, renovation, repair and upgrading of concentrated water supply works, household-scale water supply and rural environmental sanitation works via the State’s investment credit policies and credit programs for rural water supply and sanitation, especially in areas frequently facing drought, water shortage, saltwater intrusion, and water pollution.

8. Regarding developing human resources

- To review and evaluate human resources, develop and implement human resource development programs, diversify training contents and forms with a focus on practicing and solving practical problems.

- To train and foster the expertise, improve professional capacity and skills for the employees in charge of managing and operating the works; to give priority to training managers and operators for community-managed works. To promote capacity building for the contingent of managers at the grassroots level in planning, managing, monitoring and evaluating water supply and sanitation activities.

9. Regarding monitoring and evaluation

- To update and implement the set of monitoring and evaluation indicators; to develop a mechanism to manage, exploit and share the database on clean water supply and rural sanitation in a reliable and efficient manner.

- To strengthen water quality monitoring so as to meet the standards; to evaluate implementation results of the safe water supply plans.

- To inspect, examine and handle violations that cause water pollution and the discharge of waste and wastewater in contravention of regulations; to mobilize the participation and supervision of the community and people in water supply and sanitation activities, especially in protecting water sources and the environment.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall

- Assume the prime responsibility for and coordinate with concerned ministries, sectors and local authorities in implementing the Strategy; direct and implement programs, schemes and projects within the ambit of their respective State management functions and assigned competence to realize the objectives, tasks and solutions of the Strategy; monitor, urge, inspect, supervise, periodically review, summarize and evaluate results of the implementation of the Strategy; report possible ultra vires issues to the Prime Minister and propose him/her to consider and adjust the Strategy in case of necessity.

- Assume the prime responsibility for and coordinate with the Vietnam Bank for Social Policies and relevant agencies in studying, reviewing, updating, amending and supplementing the credit policies for rural clean water and sanitation so as to continue investing in construction, renovation and repair of rural clean water and environmental sanitation works.

- Organize statistical work, summarize information and build a database on State management of rural water supply and sanitation.

- Organize propaganda, dissemination and education of the law, promote information and communication activities to raise public awareness in the field of rural clean water supply.

- Guide, inspect, supervise and review the implementation of the safe rural water supply plans.

2. The Ministry of Construction shall

- Direct and implement the task of collecting and treating domestic wastewater in concentrated rural residential areas as well as other tasks and solutions within the ambit of their assigned State management functions to realize the objectives of the Strategy.

- Promulgate national regulations, technical standards, economic - technical norms on the construction of rural domestic wastewater collection and treatment works; guide the methods of pricing domestic wastewater collection and treatment services in concentrated rural residential areas.

- Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Health in promulgating regulations, standards, economic - technical norms on rural water supply and sanitation.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall

- Monitor and manage the exploitation and use of water resources; and the observance of the law provisions on water resources; guide and inspect the establishment and management of water source protection corridors; monitor the sources of water pollution.

- Assume the prime responsibility for and coordinate with functional agencies in inspecting and handling law violations related to the water source protection corridors, the discharge of waste causing water pollution, and the management, protection, exploitation and use of water resources.

4. The Ministry of Health shall

- Take responsibility for organizing, directing and implementing tasks of household and personal hygiene, water supply and sanitation in health stations as well as other tasks and solutions within the ambit of their assigned State management functions to realize the objectives of the Strategy.

- Promulgate quality requirements for clean water used for domestic purposes (applicable to concentrated clean water supply works and household-scale water supply works), technical regulations and standards on household hygienic latrines, public sanitation works, and personal sanitation practices.

- Inspect and supervise the satisfaction of quality standards for clean water used for domestic purposes nationwide; guide the local authorities to promulgate technical regulations on the quality of clean water used for domestic purposes in the localities.

- Organize information and communication drives to raise community awareness, change behaviors of household sanitation, personal hygiene, water supply and sanitation of health stations;

5. The Ministry of Education and Training shall organize, direct and implement the tasks of water supply and sanitation in schools as well as other tasks and solutions within the ambit of their assigned State management functions to realize the objectives of the Strategy.

6. Other relevant ministries, sectors and socio-political organizations, within the ambit of their assigned functions and tasks, shall take the initiative in formulating and implementing tasks and solutions to realize the objectives of the Strategy.

7. The People’s Committees of provinces and centrally run cities shall

- Direct the development, approval and implementation of specific tasks and solutions to realize the objectives of the Strategy within the localities under their respective jurisdictions and responsibilities; propose the provincial-level People’s Councils to allocate funds in accordance with regulations on State budget decentralization; at the same time, integrate the contents of the Strategy into local socio-economic development plans and master plans in association with the National Target Program on building new-style rural areas and other relevant programs and projects.

- Construct, repair and upgrade water supply and sanitation works in their respective localities in accordance with the State budget allocation and law provisions, ensuring the early realization of the objectives of the Strategy.

- Issue technical regulations on the quality of clean water used for domestic purposes in their respective localities (applicable to concentrated water supply works and household-scale water supply works).

- Develop and implement roadmaps for correct and adequate calculation of rural clean water prices; decide within the ambit of their competence the policies on the support of clean water prices in line with the ability of local budgets to cover them.

- Guide the management and use of rural water supply infrastructure assets in accordance with the current regulations, including specific regulations on sanctions of violations and responsibilities of authorities at all levels, sectors, project owners and managers, and operators of the works.

Article 2. This Decision takes effect from the date of signing for promulgation.

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Government-attached agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally run cities, and Heads of relevant agencies and units shall be responsible for implementing this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER

DEPUTY PRIME MINISTER

 


Le Van Thanh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1978/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1978/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe