Nghị quyết 10-NQ/TW 2022 định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng

thuộc tính Nghị quyết 10-NQ/TW

Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cơ quan ban hành: Bộ Chính trị
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:10-NQ/TW
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:10/02/2022
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến năm 2045 hoàn thành lập bản đồ địa chất khoáng sản

Đây là mục tiêu được đặt ra tại Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai kháng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành ngày 10/02/2022.

Cụ thể, với mục tiêu điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu tin cậy về địa chất, khoáng sản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2025, lập bản đồ địa chất khoảng sản tỉ lệ 1:50.000 đạt 80% diện tích đất liền, đạt 85% vào năm 2030 và hoàn thành 100% vào năm 2045 đối với diện tích đất liền và trên biển; hoàn thành công tác điều tra cơ bản đối với các tài nguyên địa chất khác; hình thành nền công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực châu Á vào năm 2045.

Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết nhấn mạnh tới các giải pháp như: hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; tăng cường nguồn lực thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất; ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản…

Xem chi tiết Nghị quyết10-NQ/TW tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 10-NQ/TW

Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2022

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

_____________

 

I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị khóa XI về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, công tác quản lý và hoạt động của ngành Địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân về tài nguyên khoáng sản được nâng lên. Công tác điều tra cơ bản về địa chất, khoáng sản đã điều tra, thăm dò, làm rõ tiềm năng, trữ lượng của nhiều loại khoáng sản quan trọng. Hệ thống pháp luật về địa chất, khoáng sản cơ bản hoàn thiện; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao. Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, góp phần nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, khắc phục tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Chưa đạt được một số mục tiêu Nghị quyết đã đề ra; công tác điều tra cơ bản địa chất chưa được quan tâm đúng mức. Chủ trương, chính sách, pháp luật về địa chất, khoáng sản chưa đầy đủ; thông tin, dliệu còn phân tán, sử dụng chưa hiệu quả. Công tác quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn bất cập, thiếu đồng bộ, chưa có sự gắn kết. Nguồn ngân sách thu từ khoáng sản chưa được quan tâm đầu tư trở lại để phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực cho địa phương nơi khai thác khoáng sản; các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản chưa chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ để sử dụng tối đa giá trị khoáng sản, bảo vệ môi trường.

Nguyên nhân của nhng hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do: Nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản; về vai trò, vị trí của ngành Địa chất và công nghiệp khai khoáng chưa đầy đủ. Sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản chưa tốt; đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản chưa đáp ứng yêu cầu; chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp với đặc thù của ngành Địa chất; phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác khoáng sản có quy mô trung bình và nhỏ, hạn chế về vốn và công nghệ.

II- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ TẦM NHÌN

1. Quan điểm

- Tài nguyên địa chất, khoáng sản vừa là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa là nguồn dự trữ lâu dài của quốc gia cần phải được quy hoạch, điều tra, thăm dò đầy đủ; được quản lý tập trung, thống nhất; khai thác, sử dụng bền vững, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.

- Điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản phải đi trước một bước, làm cơ sở xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách và có chính sách thu hút nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sn, tập trung điều tra, đánh giá các khoáng sản chiến lược, quan trọng. Thông tin, dliệu địa chất, khoáng sản phải quản lý tập trung, thống nhất.

- Công tác quản lý quy hoạch, điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản phải có tầm nhìn chiến lược, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cả trước mắt, trung và dài hạn; hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bn vững, bảo vệ môi trường, cnh quan, di tích lịch sử, văn hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia. Quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch các nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo đảm công bằng xã hội, tôn trọng nguyên tắc thị trường trong hoạt động địa chất, khoáng sản.

- Có sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả từ khâu quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác đến chế biến, sử dụng khoáng sản; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Nguồn ngân sách thu được từ tài nguyên khoáng sản cần được ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội cho địa phương và người dân nơi khai thác khoáng sản; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; giảm dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon.

2. Mục tiêu và tầm nhìn

2.1. Mục tiêu tổng quát

Điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu tin cậy về địa chất, khoáng sản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon.

2.2. Một số mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 đạt 80% diện tích đất liền. Hoàn thành điều tra, đánh giá khoáng sản tại các khu vực có triển vọng ở Tây Bắc và Trung Trung Bộ; điều tra địa chất, khoáng sản biển tlệ 1:500.000 tại một số khu vực đến độ sâu 300 và 1.500 mét nước. Thăm dò, khai thác, chế biến một số khoáng sản đạt trình độ khu vực, tiệm cận trình độ thế giới.

- Đến năm 2030, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 đạt 85% diện tích phần đất liền. Hoàn thành điều tra, đánh giá khoáng sản năng lượng, kim loại tại các khu vực có triển vọng ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; điều tra tai biến trượt lở, lũ quét tại các tỉnh miền núi có nguy cơ cao; điều tra, lập bản đđịa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại, phóng xạ; khoanh định các cấu trúc địa chất sâu thuận lợi để hướng tới ứng dụng công nghệ cn lấp các-bon và các chất độc hại khác. Hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản đồng bộ, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia. Thăm dò, khai thác, chế biến đối với hầu hết các khoáng sản đạt trình độ khu vực, tiệm cận trình độ thế giới.

2.3. Tầm nhìn đến năm 2045

Hoàn thành 100% việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 đối với diện tích đất liền và tỷ lệ 1:500.000 trên biển. Hoàn thành công tác điều tra cơ bản đối với các tài nguyên địa chất khác. Hình thành nền công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực Châu Á.

III- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; thống nhất và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, thống nhất nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản, về vai trò, vị trí của ngành Địa chất và công nghiệp khai khoáng. Việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp hài hòa với bảo tồn, dự tr cho tương lai.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên địa chất, khoáng sản; bảo vệ môi trường, sinh thái an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản. Chủ động phòng nga, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về địa chất, khoáng sản.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng

- Thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Tổng kết, đánh giá đầy đủ việc thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nội dung về công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; trong đó lưu ý:

+ Quy định cụ thể nội dung điều tra cơ bản địa chất tài nguyên địa chất (tài nguyên khoáng sản; tài nguyên vị thế, di sản địa chất, công viên địa chất); các điều kiện địa chất khác (tai biến địa chất, địa chất môi trường, địa chất thủy văn - địa chất công trình, địa mạo…). Ưu tiên công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản gắn với yêu cầu đánh giá tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng ở một số vùng bin trọng điểm.

+ Điều tra cơ bản địa chất chủ yếu do Nhà nước thực hiện, xã hội hóa nguồn vốn thực hiện một số đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch; kết quả điều tra cơ bản địa chất, thông tin, dliệu địa chất, khoáng sản (là cơ sở dữ liệu quốc gia) phải được thẩm định, nộp vào lưu trđịa chất để quản lý tập trung, thống nhất; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu địa chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế để phát huy nguồn lực tài chính tái đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất.

+ Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản; việc tái đầu tư nguồn thu từ khai thác khoáng sản để đầu tư phát triển giáo dục, y tế, hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội... cho địa phương và người dân nơi khai thác khoáng sản.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phù hợp với thực tiễn; hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách. Ưu tiên cấp phép khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường cho xây dựng các công trình kết cu hạ tầng, nht là công trình trọng điểm quốc gia.

- Điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên đối với một số khoáng sản nhằm khuyến khích đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản có điều kiện địa chất - mỏ phức tạp, hàm lượng thấp, hạ tầng kthuật thấp kém.

- Hoàn thiện chính sách xuất - nhập khẩu và dự trữ khoáng sản, bảo đảm cân đối nhu cầu trước mắt với dự trữ khoáng sản lâu dài; xuất khẩu khoáng sản trên cơ sở cân đối hiệu quả đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản; khuyến khích huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá khoáng sản.

- Hoàn thiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản, nhất là những khoáng sản quan trọng; khuyến khích hợp tác, đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong chế biến khoáng sản.

- Hoàn thiện chính sách thu hút, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành địa chất, khoáng sản.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng

- Khẩn trương lập, phê duyệt Quy hoạch về điều tra cơ bản địa chất; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản theo quy định của Luật Quy hoạch (hoàn thành trong năm 2022); Chiến lược địa chất, khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản; quản lý tập trung, thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất, khoáng sản phục vụ đa mục tiêu. Hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản, trong đó có hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khoáng sản từ Trung ương đến địa phương trước năm 2025.

- Áp dụng mô hình quản trị tài nguyên khoáng sản minh bạch, hiệu quả của thế giới; tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của địa phương, người dân nơi khai thác khoáng sản; lượng hóa và hạch toán đầy đủ giá trị tài nguyên khoáng sản vào nền kinh tế.

- Ưu tiên cấp phép dự án khai thác khoáng sản cho tổ chức doanh nghiệp có năng lực, kinh nghim, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với địa chỉ sử dụng khoáng sản; cải tạo, mở rộng nâng cấp các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, thu hồi tối đa khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm, bảo vệ môi trường sinh thái theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất khoáng sản, công nghiệp khai khoáng. Thu hồi giấy phép khai thác, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là lợi dụng để đầu cơ, tích trữ, nâng giá, thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân.

4. Tăng cường nguồn lực thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất; ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước kết hợp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cho công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản theo quy hoạch, kế hoạch để có đầy đủ thông tin, dữ liệu địa chất phục vụ đa mục tiêu (quốc phòng, an ninh, giao thông, xây dựng, công thương, nông nghiệp...); điều tra phân định các cấu trúc địa chất sâu thuận lợi, hướng đến ứng dụng công nghệ chôn lấp các-bon, đánh giá tiềm năng khoáng sản phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác.

- Khuyến khích đầu tư, đổi mới đồng bộ công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường cho công tác điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản, (nhất là khoáng sản kim loại ẩn sâu trên các khu vực có triển vọng đến 1.000 m) và khai thác, chế biến khoáng sản. Hoàn thành việc chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng quy mô nhỏ bảo đảm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước năm 2030.

- Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên địa chất, khoáng sản, quản lý tập trung, thống nhất trước năm 2025; thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

- Hoàn thành đầu tư dự án khai thác, chế biến quặng crômit tại Cổ Định (Thanh Hoá), luyện, cán thép tại mỏ sắt Quý Xa (Lào Cai) trước năm 2025. Nghiên cứu, la chọn công nghệ tiệm cận trình độ thế giới để đầu tư khai thác than nâu vùng đồng bằng Sông Hồng; đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững để xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến: Sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); ti-tan (Bình Thuận), hoàn thành trước năm 2030.

- Duy trì hoạt động hiệu quả các dự án khai thác, chế biến bôxít - alumin - nhôm, đất hiếm, xi măng, sắt - thép, đồng, đá hoa trắng trở thành ngành công nghiệp chủ đạo, phát triển bền vững tương xứng với quy mô khoáng sản; sử dụng công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến tiên tiến, hiện đại theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng than hợp lý, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050.

5. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

- Chú trọng đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề cho ngành Địa chất, khoáng sản, đi đôi với thực hiện chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ, nhất là cải cách tiền lương.

- Đẩy mạnh hợp tác, học tập kinh nghiệm quốc tế trong nghiên cứu, điều tra các khoáng sản ẩn sâu; trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất, khoáng sản, không gian ngầm và quản trị tài nguyên khoáng sản. Hợp tác nghiên cứu công nghệ khai thác than nâu vùng đồng bằng Sông Hồng; khảo sát hang động; điều tra, khảo sát các di sản địa chất; cải tạo, phục hồi môi trường, cảnh quan sau khai thác khoáng sản...

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền nội dung Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết.

2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng theo Nghị quyết và giám sát việc thực hiện.

3. Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo việc lập, phê duyệt, triển khai Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, đạt mục tiêu đã nêu trong Nghị quyết; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật có liên quan đến công tác địa chất, khoáng sản; sớm tổng kết việc thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 để xây dựng, trình Quốc hội khóa XV xem xét bổ sung, sửa đổi Luật Khoáng sản trước năm 2024; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

4. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, hướng dẫn việc quán triệt thực hiện Nghị quyết.

5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện Nghị quyết, phát huy vai trò phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng cơ chế, chính sách và hoàn thiện pháp luật về địa chất, khoáng sản; giám sát việc khai thác khoáng sản.

6. Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết.

 

Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng
ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đ
ng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đ
ng.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ




Nguyễn Phú Trọng

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE CENTRAL COMMITTEE
___________

No. 10-NQ/TW

THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
___________

Hanoi, February 10, 2022

 

RESOLUTION

OF THE POLITICAL BUREAU ON THE
STRATEGIC ORIENTATION FOR GEOLOGY, MINERAL AND MINING INDUSTRY THROUGH 2030, WITH A VISION TOWARD 2045

_____________

 

I. SITUATION AND REASONS

After 10 years of implementation of the Political Bureau’s Resolution No. 02-NQ/TW dated April 25, 2011, on strategic orientations for minerals and mining industry through 2020, with a vision toward 2030, the management and operation of the geology, minerals and mining industry have achieved many positive results. Awareness of party committees and governments at all levels as well as enterprises and the people about mineral resources has also been raised. Regarding basic geological and mineral survey, potentials and reserves of many important minerals have been surveyed, explored and clarified. The legal system on geology and minerals has been basically completed, concurrently, the state management efficiency and effectiveness are strengthened. The mineral exploitation and processing industry have made a significant contribution to socio-economic development. The inspection and examination were focused, contributing to raising the responsibilities of organizations and individuals in environmental protection, occupational safety and remedying the illegal exploitation of minerals.

However, in addition to the above achievements, the implementation of the Resolution still reveals many inadequacies and limitations, such as many targets have not yet been achieved; the basic geological survey has not been properly paid attention to. Policies and laws on geology and minerals have not been completed; information and data have been dispersed and ineffectively used. The planning, survey, exploration, exploitation, processing and use of minerals are inadequate, asynchronous without linkage. The budget revenue source from minerals has not yet been focused and surveyed for the development of infrastructure, environmental protection, social security assurance, human resource development for localities where minerals are exploited; enterprises exploiting and processing minerals have not focused on investment and innovation of technologies for the best use of mineral value and environmental protection.

The above-mentioned inadequacies and limitations are caused by: The inadequate awareness of a number of party committees, party organizations, governments, enterprises and people at all levels about the importance of geological and mineral resources; about the role and position of the geology and mining industry. The weak coordination among agencies, ministries, sectors and localities in the state management in terms of geology and minerals; the ineligible investment in basic investigation of geology and minerals; the inappropriate policy to attract and treat human resources compared to the geology sector characteristics; and the medium- and small-size of most of the enterprises operating in the mineral exploration and exploitation with the limitation in terms of capacity and technology.

II. VIEWPOINTS, OBJECTIVES AND VISIONS

1. Viewpoints

- Geology and mineral resources are both important forces for the socio-economic development of the country and the national long-term reserve that should be fully planned, surveyed and explored, centralizedly and consistently managed as well as exploited and used in a sustainable, reasonable, economic and efficient manner.

- A basic survey of geology and minerals must be carried out first and be used as a ground for formulating the strategies, master plans and plans for socio-economic development, assurance of national defense and security, adaptation to climate change. The State shall prioritize allocating budgets and issuing policies to attract investment forces for basis survey of geology and minerals, focusing on surveying and assessing strategic and important minerals. Geological and mineral information and data must be centralizedly and consistently managed.

- The planning management of basis survey of geology and minerals, exploration, exploitation, processing and use of minerals must be carried out according to the strategic vision, meeting the requirements for short-term, medium-term and long-term socio-economic development, harmonizing conservation and sustainable development, protecting the environment, landscape, historical and cultural relics, adapting to climate change, and ensuring national defense, security and sovereignty. Mineral resources shall be managed in a strict, public and transparent manner, ensuring social equity while upholding market principles in geological and mineral activities.

- There should be a close and effective connection from planning, survey, exploration and exploitation to processing and use of minerals; the application of advanced and modern scientific and technological achievements will be promoted according to the circular economy and green economy models. The budget revenue from mineral resources must be prioritized for the economic development investment, assurance of social security for localities and citizens of the places where the mineral exploitation is carried out; assurance of the interest harmony among the State, citizens and enterprises in accordance with commitments and treaties to which Vietnam is the contracting party; the use of fossil fuel shall be gradually reduced with the aim of carbon neutrality.

2. Objectives and visions

2.1. Overall objectives

A basic survey of geology and minerals must be carried out in order to fully provide truthful data and information on geology and minerals, meeting requirements for socio-economic development and assurance of national defense and security. Mineral resources must be strictly managed, exploited, processed and used in an economic and effective manner in association with economic development, environmental protection, adaptation to climate change, toward carbon neutrality.

2.2. Specific objectives

- By 2025, it is expected to have geological and mineral maps at the scale of 1:50,000, reaching 80% of the land area. To complete the mineral survey and assessment in promising areas in the Northwest and Da Nang, Quang Nam, Thua Thien Hue and Quang Tri provinces; geological and marine mineral survey at the scale of 1:500,000 in some areas to a depth of 300 and 1,500 meters of water. Surveying, exploiting and processing a number of minerals reaching the regional level, approaching the world level.

- By 2030, it is expected to have geological and mineral maps at the scale of 1:50,000, reaching 85% of the land area. To complete the energy mineral and metallic mineral survey and assessment in promising areas in the North Central and South-Central regions; survey landslides and flash floods in high-risk mountainous provinces; survey and map the environmental geology of areas containing toxic and radioactive minerals; delineate deep geological structures favorable to the application of technology to bury carbon and other hazardous substances. To complete the synchronous system of database and information on geology and minerals that is integrated with the national database. To survey, exploit and process a number of minerals reaching the regional level, approaching the world level.

2.3. Vision toward 2045

To complete 100% of the formulation of mineral and geological maps at the scale of 1:50,000, for land areas and 1:500,000 for the sea. To complete the basic survey of other geological resources. To complete the advanced and modern mining industry in association with the circular economy and green economy model corresponding to advanced countries in Asia.

III. MAIN TASKS AND SOLUTIONS

1. Strengthening the leadership and direction of party committees and party organizations at all levels; unifying and raising awareness of the importance of mining industry and geological, mineral resources

- To promote the propaganda, education and dissemination of laws, unify awareness and raise responsibilities of party committees, party organizations, officers, party members and people at all levels, especially the heads of organizations, agencies and enterprises of the importance of geological and mineral resources, of the role and position of the mining industry and geology sector. The management, exploitation and use of minerals must be carried out in an economic and effective manner, on the basis of applying advanced and modern technologies, in harmony with preservation and reserve for the future.

- To promote the state leadership and direction in terms of geology, minerals and development of mining industry; to effectively manage and use geological and mineral resources; to protect the environment and occupational safety ecology in mineral activities. To actively prevent and resolutely fight and strictly handle cases violating the geological and mineral laws.

2. Perfecting the system of laws, mechanisms and policies on geology, minerals and mining industry

- To institutionalize viewpoints and policies of the Party on the strategic orientation for geology, mineral and mining industry. To fully synthesize and assess the implementation of the 2010 Mineral Law, amend and supplement regulations on basic survey of geology, minerals and mining industry; in which attention is paid to the following contents:

+ Specifying the basic survey of geology and geological resources (mineral resources, position resources, geoheritage and geopark), other geological conditions (geologic hazard, environmental geology, hydrogeology - engineering geology, geomorphology, etc.). Priority should be given to the search, exploration of mineral resources in association with the requirements for assessment of the potentiality and value of important marine resources in some key marine regions.

+ Basic survey of geology shall mostly be carried out by the State, capital socialization to perform a number of projects on basic geological surveys for minerals according to master plans; results of the basic geological survey, information and data on geology and minerals (national database) must be appraised and submitted to the geology storage for centralized and unified management; responsibilities of agencies, organizations and individuals exploiting and using geological data and information for socio-economic development and economic sectors should be specified in order to promote the financial resources invested to the basic geological survey.

+ Reviewing and specifying regulations on responsibilities of organizations and individuals involved in mineral exploitation; the re-investment of revenue from mineral exploitation for the development of education, health, infrastructure, social security assurance, etc. of localities and citizens in places where the mineral exploitation is carried out.

- To review, amend, supplement and perfect regulations on bidding of the rights to exploit minerals, survey and exploit minerals for use as normal building materials according to the actual situation; perfect management mechanisms according to the market principles; strictly examine and control the exploitation of minerals to ensure equality, publicity, transparency while avoiding negative issues or wasting mineral resources, increasing budget revenues. To prioritize to grant permits for the exploitation of minerals being normal building materials for infrastructure construction, especially key national works.

- To adjust resource royalty rates applicable to a number of minerals in order to encourage the investment in advanced and modern technologies for the exploitation and processing of mineral deposits with complex geological-mining conditions with low content and poor technical infrastructure.

- To perfect the policy on import-export and reserve of minerals, ensuring the balance between immediate needs and long-term mineral reserves; export minerals on the basis of balancing the efficiency of investment in mining and mineral processing; encourage mobilization of capital from socialization for investment in mineral survey and assessment.

- To complete the policy on encouraging domestic enterprises to conduct offshore investment in the field of geology and minerals, especially key minerals; encourage the coordination and foreign investment using advanced and modern technologies in mineral processing.

- To complete the policy on attracting, educating and developing high-qualified experts, human resources and skilled workers in the field of minerals and geology. To formulate the preferential policy applicable to cadres, civil servants, public employees and employees in the mineral and geological sector.

3. Improving the state management efficacy and effectiveness in terms of mineral, geological resources and mining industry

- To urgently formulate and approve the master plan on basic geological survey; master plan on exploration, exploitation, processing and use of minerals under the Mineral Law (expected to be completed in 2022); geological, mineral and mining industry development strategy through 2030, with a vision toward 2045.

- To conduct the unified state management in terms of geology and minerals, concentrated and consistent management of national database on geology and minerals serving the multi-purposes. To complete the model of organization of state management agencies in charge of geology and minerals, including the system of agencies conducting specialized investigation functions from central to local levels before 2025.

- To apply the transparent and effective model of mineral resource administration of the world; promote the role of inspection and surveillance of localities and people at places where the mineral exploitation is carried out; quantify and fully account the value of mineral resources in the economy.

- To prioritize to grant permits for mineral exploitation projects of qualified enterprises with experiences that use advanced and modern technologies in association with the address of using minerals; renovate, expand and upgrade mineral exploitation and processing facilities, maximumly recover main minerals and attached minerals, protect the environmental ecology according to the circular economy model.

- To strengthen the inspection, examination, surveillance and review of responsibilities of organizations and individuals for violations in the management and use of minerals and activities related to mineral geology and mining industry. To revoke exploitation permits, strictly handle organizations and individuals committing violations in mineral exploitation, especially those who take advantage of the mineral exploitation for speculation, storage, and appreciation, affecting the interests of the State and people.

4. Strengthening resources to carry out basic geological survey; applying advanced and modern science and technology in basic survey of geological resources, exploration, exploitation and processing of minerals

- To prioritize to allocate the state budget in association with effectively mobilizing and using forces in society for the basic geological and mineral survey as planned for sufficient data and information in service of multi-purposes (national defense, security, traffic, construction, industry and trade, agriculture, etc.); investigate and identify favorable deep geological structures, towards the application of carbon landfill technology, assessment of mineral potentials for exploration and exploitation planning.

- To encourage the synchronous investment and innovation of advanced, modern and eco-friendly technologies and equipment for the basic survey of mineral and geological resources, (especially metallic minerals that are deeply buried in promising areas (up to 1,000 m)) and mineral exploitation and processing. To complete the comprehensive transformation of technologies and equipment of small-sized facilities exploiting and processing stones for use as building materials, ensure safety and minimize environmental pollution before 2023.

- To complete the national database on mineral and geological resources, centralizedly and consistently manage it before 2025; establish a digital platform, implement digital transformation in management and exploitation of minerals, ensuring publicity and transparency, increasing the state management effectiveness and efficiency.

- To complete the investment in projects of exploiting and processing chromite ores in Co Dinh (Thanh Hoa province), smelting and rolling steel at Quy Xa iron mine (Lao Cai province) before 2025. To research and select technology approaching the world level to invest in mining brown coal in the Red River Delta; evaluate investment efficiency, sustainable socio-economic efficiency to consider investment in the following mining and processing projects: Thach Khe iron (Ha Tinh); titanium (Binh Thuan), complete before 2030.

- To maintain efficient operation of projects of mining and processing bauxite - alumina - aluminum, rare earth, cement, iron - steel, copper, white marble to become mainstream industries with commensurately sustainable development with mineral scale; use advanced and modern mining and processing technology and equipment according to the circular economy model, reduce greenhouse gas emissions and rationally use coal, towards the goal of net zero emissions by 2050.

5. Strengthening training of high-quality human resources, promoting international cooperation in the fields of geology and minerals

- To focus on training and supplementing a contingent of scientific-technical staff, highly qualified experts and skilled workers for the geology and mineral sectors, in parallel with implementing policies to attract talents, remuneration, especially salary reform.

- To promote cooperation, learn from international experiences in research and survey of deep-hidden minerals; in developing a national database on geology, minerals, underground space and management of mineral resources. To conduct cooperation in researching brown coal mining technology in the Red River Delta; cave survey; investigation and survey of geoheritage; renovate and restore the environment and landscape after mining, etc.

IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. Party committees and party organizations at all levels shall disseminate, thoroughly grasp and propagandize this Resolution to officers, party members and citizens; formulate active programs and plans to implement the Resolution.

2. The National Assembly’s Party union shall lead and direct the review, amendment and completion of the law on geology, minerals and mining industry under the Resolution and supervise the implementation.

3. The Government’s Party Central Committee shall lead and direct the promulgation, approval and implementation of the strategy for geology, minerals and mining industry; give priority to allocate forces to perform and achieve tasks and objectives set out in the Resolution; review, amend and supplement under-law documents related to minerals and geology; soon summarize the implementation of the 2010 Mineral Law to formulate and submit it to the 15th National Assembly for consideration and supplementation before 2024; strengthen the inspection and surveillance of the implementation of the Resolution.

4. The Central Propaganda and Training Commission shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant organizations in, organizing and guiding the implementation of the Resolution.

5. The Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations shall formulate programs and plans on supervising the implementation of the Resolution, promote the role of social feedback, give opinions to formulate mechanisms, policies and perfect the law on geology and minerals; supervise the exploitation of minerals.

6. The Party Civil Affairs Committee of the Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, regularly following, guiding, inspecting, supervising and urging the implementation of the Resolution; make a periodic review, summarization and report to the Political Bureau and Secretariat of the Resolution implementation and results.

 

 

ON BEHALF OF THE POLITICAL BUREAU
THE GENERAL SECRETARY



Nguyen Phu Trong

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Resolution 10-NQ/TW DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Resolution 10-NQ/TW PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị định 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

Công nghiệp, Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo, Điện lực, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất