Nghị định 57/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế

thuộc tính Nghị định 57/2008/NĐ-CP

Nghị định 57/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:57/2008/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:02/05/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý và phát triển các khu bảo tồn biển - Ngày 02/5/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Theo đó, Khu bảo tồn biển được phân loại thành: Vườn Quốc gia; Khu bảo tồn loài, sinh cảnh; Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh. Diện tích Vườn Quốc gia nhỏ nhất không dưới 20.000 ha. Trong đó, có ít nhất 1/3 diện tích các hệ sinh thái điển hình còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người. Khu bảo tồn loài, sinh cảnh phải là nơi có một hay nhiều loài động, thực vật biển hoang dã, quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng; có các hệ sinh thái điển hình như san hô, rừng ngập mặn hay hệ sinh thái đầm phá, cửa sông còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn. Diện tích của Khu bảo tồn loài, sinh cảnh nhỏ nhất không dưới 10.000 ha. Trong đó, khu bảo vệ nghiêm ngặt tối thiểu phải chiếm 1/5 diện tích của Khu bảo tồn. Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh là vùng biển, nơi sinh cư của nhiều loại động, thực vật biển; có các bãi đẻ hay khu vực tập trung các loài sinh vật biển chưa trưởng thành; nguồn giống bổ sung cho các vùng biển liền kề. Diện tích của Khu nhỏ nhất không dưới 10.000 ha. Trong đó, diện tích các bãi đẻ hoặc tập trung các loài sinh vật biển chưa trưởng thành chiếm ít nhất 2/3 diện tích của Khu bảo tồn. Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn loài, sinh cảnh và Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh là những khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người. Do vậy, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư vẫn được tham gia quan trắc, tuần tra, bảo vệ, du lịch, nghiên cứu khoa học và đào tạo trong Khu bảo tồn biển theo đúng quy định của pháp luật. Nhằm hạn chế những tác động từ bên ngoài, mỗi Khu bảo tồn biển được thiết lập vành đai bảo vệ có độ rộng tối đa không quá 1000m và tối thiểu không ít hơn 500m, tính từ ranh giới Khu bảo tồn biển trở ra. Tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc Khu bảo tồn biển, nghiêm cấm việc: khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật bằng bất cứ phương pháp, công cụ nào; nuôi trồng thủy sản; xả các loại chất thải, nước thải; tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác không được phép qua lại, trừ trường hợp bất khả kháng... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định57/2008/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 57/2008/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2008

BAN BÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN VIỆT NAM

CÓ TẦM QUAN TRỌNG QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Điều 3 Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Thuỷ sản.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHINH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

QUY CHẾ

QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN VIỆT NAM

CÓ TẦM QUAN TRỌNG QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ

(Ban hành kèm theo Nghị định số 57/2008/NĐ-CP

ngày 02 tháng 05 năm 2008 của Chính phủ)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tiêu chuẩn phân loại, việc tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển các Khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế; trách nhiệm của các Bộ, ngành và các địa phương.
2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến các Khu bảo tồn biển nêu trên, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Đối với trường hợp đặc biệt quan trọng vì an ninh quốc gia, được tiến hành các hoạt động có liên quan trong Khu bảo tồn biển, sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Tiêu chuẩn phân loại các Khu bảo tồn biển có giá trị tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
1. Khu bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế (dưới đây gọi tắt là Khu bảo tồn biển) được phân loại thành: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn loài, sinh cảnh; Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh.
2. Vườn Quốc gia có đủ các điều kiện sau:
a) Là vùng biển có một hay nhiều hệ sinh thái điển hình như: san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn hay hệ sinh thái đầm phá, cửa sông còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người; là nơi sinh cư của một hay nhiều loài động, thực vật biển hoang dã, quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn.
b) Diện tích Vườn Quốc gia nhỏ nhất không ít hơn 20.000 ha. Trong đó, diện tích các hệ sinh thái điển hình còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người tối thiểu phải chiếm 1/3 diện tích của Vườn.
c) Là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người.
3. Khu bảo tồn loài, sinh cảnh có đủ các điều kiện sau:
a) Là vùng biển có một hay nhiều loài động, thực vật biển hoang dã, quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng; có các hệ sinh thái điển hình như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, hay hệ sinh thái đầm phá, cửa sông còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn.
b) Diện tích của Khu bảo tồn loài, sinh cảnh nhỏ nhất không ít hơn 10.000 ha. Trong đó, vùng bảo vệ nghiêm ngặt tối thiểu phải chiếm 1/5 diện tích của Khu bảo tồn.
c) Là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người.
4. Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh có đủ các điều kiện sau:
a) Là vùng biển, nơi sinh cư của nhiều loài động, thực vật biển; có các bãi đẻ hay khu vực tập trung các loài sinh vật biển chưa trưởng thành; nguồn giống bổ sung cho các vùng biển liền kề.
b) Diện tích của Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên nhỏ nhất không ít hơn 10.000 ha. Trong đó, diện tích các bãi đẻ hoặc khu vực tập trung các loài sinh vật biển chưa trưởng thành tối thiểu phải chiếm 2/3 diện tích của Khu bảo tồn.
c) Là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người.
Điều 3. Các phân khu chức năng trong Khu bảo tồn biển
1. Tùy thuộc đặc điểm tự nhiên và giá trị cần bảo vệ, mỗi Khu bảo tồn biển phân chia ít nhất thành ba phân khu chức năng sau:
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là vùng biển được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động, thực vật, các hệ sinh thái thủy sinh tiêu biểu.
b) Phân khu phục hồi sinh thái: Là vùng biển được quản lý, bảo vệ để phục hồi, tạo điều kiện cho các loài thuỷ sinh vật, các hệ sinh thái tự tái tạo tự nhiên.
c) Phân khu phát triển: Là phần diện tích còn lại của các Khu bảo tồn, được tiến hành các hoạt động được kiểm soát như: nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản, du lịch sinh thái, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
2. Thiết lập các phân khu chức năng:
a) Diện tích, vị trí của từng phân khu chức năng được xác định tùy thuộc các giá trị cần bảo vệ và được phê duyệt khi thành lập Khu bảo tồn biển;
b) Việc điều chỉnh diện tích, vị trí các phân khu chức năng căn cứ đặc điểm, thực trạng diễn biến của Khu bảo tồn biển và do Ban quản lý Khu bảo tồn biển đề xuất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục thiết lập các phân khu chức năng của Khu bảo tồn biển.
3. Thiết lập vành đai bảo vệ
Nhằm hạn chế những tác động từ bên ngoài, mỗi Khu bảo tồn biển được thiết lập vành đai bảo vệ.
Vành đai bảo vệ nằm phía ngoài của Khu bảo tồn biển, có độ rộng tối đa không quá 1000 m và tối thiểu không ít hơn 500 m, tính từ ranh giới Khu bảo tồn biển trở ra.
Điều 4. Cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển Khu bảo tồn biển
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động quản lý, bảo tồn và xây dựng, phát triển các Khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư được tham gia:
a) Công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Quan trắc, tuần tra và bảo vệ Khu bảo tồn biển;
c) Nghiên cứu khoa học và đào tạo trong Khu bảo tồn biển;
d) Dịch vụ du lịch sinh thái trong các Khu bản tồn biển.
Các hoạt động trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy của Ban quản lý Khu bảo tồn biển.
Điều 5. Ban quản lý Khu bảo tồn biển
1. Tổ chức bộ máy Ban quản lý Khu bảo tồn biển
Ban quản lý Khu bảo tồn biển là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản và có trụ sở để làm việc.
Cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban quản lý Khu Bảo tồn biển gồm: Ban Giám đốc, một số Phòng chuyên môn nghiệp vụ và đội tuần tra, kiểm soát.
2. Nhiệm vụ của Ban quản lý Khu bảo tồn biển
a) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ Khu bảo tồn biển theo Quy chế này và các quy định khác của pháp luật;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý định kỳ 5 năm, 10 năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh diện tích, vị trí các phân khu chức năng của Khu bảo tồn biển; lập bản đồ và tổ chức đánh dấu các phân khu chức năng trên thực địa;
d) Tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát triển các loài động thực vật thuỷ sinh, duy trì diễn thế tự nhiên các hệ sinh thái trong Khu bảo tồn biển;
đ) Thực hiện các biện pháp phòng, ngừa ô nhiễm, dịch bệnh; ngăn chặn các hành vi xâm hại đến Khu bảo tồn biển;
e) Tổ chức quan trắc định kỳ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình trạng đa dạng sinh học và chất lượng môi trường trong phạm vi Khu bảo tồn biển;
g) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng cư dân sống trong và xung quanh Khu bảo tồn biển;
h) Phối hợp với cộng đồng dân cư sống bên trong và xung quanh Khu bảo tồn đề xuất và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện sinh kế.
3. Quyền hạn của Ban quản lý Khu bảo tồn biển
a) Được tiến hành các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát để thực hiện nhiệm vụ nêu trên;
b) Được tự tổ chức hoặc liên kết, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các hoạt động dịch vụ du lịch và các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học để bảo vệ và phát triển các giá trị bảo tồn theo quy định của pháp luật.
Mục 1
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU BẢO TỒN BIỂN
Điều 6. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
1. Hoạt động bị nghiêm cấm:
a) Khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật bằng bất cứ phương pháp, công cụ nào;
b) Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản;
c) Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch, nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển và các hoạt động khác gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh trong phân khu;
d) Xả thải các loại chất thải, nước thải;
đ) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác không được phép qua lại, trừ trường hợp bất khả kháng;
e) Không được dẫm, đạp lên các rạn san hô, thảm cỏ biển.
2. Hoạt động có điều kiện:
a) Hoạt động du lịch, bao gồm sử dụng tàu đáy kính quan sát đáy biển; bơi có ống thở không có bình khí hoặc lặn có bình khí theo hướng dẫn của Ban quản lý;
b) Nghiên cứu khoa học, khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và với sự giám sát của Ban quản lý;
c) Tàu du lịch hoạt động trong Khu bảo tồn biển phải tuân thủ các quy định về bảo vệ các loài thủy sinh, bảo vệ môi trường; sử dụng các loại phao neo đậu và neo đậu theo hướng dẫn của Ban quản lý.
Điều 7. Phân khu phục hồi sinh thái
1. Hoạt động bị nghiêm cấm:
a) Khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật bằng bất cứ phương pháp, công cụ nào;
b) Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản;
c) Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển và các hoạt động khác gây xáo trộn các lớp trầm tích, làm đục nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh trong phân khu;
d) Xả thải các loại chất thải, nước thải;
đ) Không được dẫm, đạp hoặc thả neo trên các rạn san hô, thảm cỏ biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Hoạt động có điều kiện:
a) Hoạt động du lịch, bao gồm sử dụng tàu đáy kính quan sát đáy biển; bơi, lặn có bình khí hoặc không có bình khí theo hướng dẫn của Ban quản lý;
b) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác được đi qua vô hại, nhưng không được dừng và thả neo, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Tàu du lịch hoạt động trong Khu bảo tồn biển phải tuân thủ các quy định về bảo vệ các loài thủy sinh, bảo vệ môi trường; phải sử dụng các loại phao neo đậu và neo đậu theo hướng dẫn của Ban quản lý.
d) Hoạt động phục hồi hệ sinh thái trong Khu bảo tồn biển phải đảm bảo tính tự nhiên.
Điều 8. Phân khu phát triển
1. Hoạt động bị nghiêm cấm:
a) Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng lưới kéo và các nghề, công cụ khác có tính huỷ diệt nguồn lợi và môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật;
b) Không được dẫm đạp hoặc thả neo trên các rạn san hô, thảm cỏ biển, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Xả thải các chất thải, nước thải.
2. Hoạt động có điều kiện:
a) Khai thác nguồn lợi thuỷ sản bằng các nghề theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không gây hại đến các loài thuỷ sinh vật và môi trường sống của chúng, theo quy định của Ban quản lý Khu bảo tồn biển;
b) Nuôi trồng thuỷ sản khi được cấp có thẩm quyền cho phép và theo quy định của Ban quản lý Khu bảo tồn biển;
c) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác được đi qua vô hại, nhưng không được dừng và thả neo, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Tàu du lịch hoạt động trong Khu bảo tồn biển phải tuân thủ các quy định về bảo vệ các loài thủy sinh, bảo vệ môi trường; phải sử dụng các loại phao neo đậu và neo đậu theo hướng dẫn của Ban quản lý.
đ) Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9. Vành đai bảo vệ các Khu bảo tồn biển
Các hoạt động bị nghiêm cấm:
1. Khai thác nguồn lợi thủy sản bằng các nghề, công cụ có tính hủy diệt nguồn lợi và ảnh hưởng môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật.
2. Làm xâm hại, phá huỷ các hệ sinh thái; làm ô nhiễm môi trường.
3. Thả neo trên các rạn san hô, cỏ biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
Mục 2
VỀ TÀI CHÍNH CỦA CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN
Điều 10. Nguồn tài chính của Khu bảo tồn biển
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, bảo  vệ và phát triển các Khu bảo tồn biển.
2. Nguồn tài chính đầu tư cho xây dựng và phát triển các Khu bảo tồn biển, bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ;
b) Thu từ các hoạt động dịch vụ được phép quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
d) Nguồn thu phí, lệ phí được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
Điều 11. Quản lý, sử dụng tài chính của Khu bảo tồn biển
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các Khu bảo tồn biển được sử dụng cho các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2, Điều 5 của Quy chế này;
b) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý Khu bảo tồn biển;
c) Chi hoạt động thường xuyên của bộ máy quản lý Khu bảo tồn biển.
Việc sử dụng ngân sách nhà nước phải có các dự án và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Các nguồn vốn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân được quản lý và sử dụng theo các quy định pháp luật về đầu tư, về sử dụng các nguồn tài trợ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính của các Khu bảo tồn biển.
Chương II
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và tổ chức thực hiện quản lý hệ thống các Khu bảo tồn biển;
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ các dự án thiết lập và trực tiếp tổ chức quản lý các Khu bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế hoặc liên quan đến nhiều ngành, nằm trên địa bàn nhiều tỉnh;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng các dự án thiết lập và kế hoạch quản lý, quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển được phân cấp.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển:
a) Căn cứ Quy chế này và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng các dự án thiết lập, kế hoạch quản lý và quy chế quản lý các Khu bảo tồn biển được phân cấp.
b) Tổ chức quản lý các Khu bảo tồn biển được phân cấp; hướng dẫn các Ban quản lý Khu bảo tồn biển xây dựng quy chế, nội quy cụ thể để quản lý các Khu bảo tồn biển.
3. Thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng và phối hợp liên ngành để thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các Khu bảo tồn biển.
Điều 13. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung quy chế
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển kịp thời báo cáo và đề xuất để bổ sung, sửa đổi./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 57/2008/ND-CP

Hanoi, May 02, 2008

 

DECREE

 

PROMULGATION OF REGULATION GOVERNING MARINE PROTECTED AREAS OF VIETNAM WHICH ARE OF NATIONAL AND INTERNATIONAL IMPORTANCE

THE GOVERNMENT

 

Pursuant to Law on Government’s Organization dated 25 December 2001;
Pursuant to Fisheries Law dated 26 November  2003;
Upon request of Minister of Agriculture and Rural Development

 

DECREES:

 

Article 1. Issue Regulation on management of marine protected areas of Vietnam which are of national and international importance together with this Decree.

Article 2. This Decree shall be effective 15 days since the posting on Official Gazette.

Article 3 of Decree 27/2005/NĐ-CP dated 8 March 2005 of Government governing and implementing some articles of Fisheries Law.

Article 3. Ministers, Heads of ministerial –level agencies, chairmen of People’s Committees of provinces and cities under central control shall be responsible for implementation of this Decree.

 

 

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

REGULATION

 

ON MANAGEMENT OF VIETNAM’S MARINE PROTECTED AREAS OF NATIONAL AND INTERNATIONAL IMPORTANCE
(accompanied with Decree 57/2008/NĐ-CP dated May 2nd 2008 of the Government)

Chapter I

 

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of application

 

1. This regulation shall provide for the standards on classification, management, protection and development of Vietnam marine protected areas of national and international importance as well as duties of relevant Ministries, sectors.

2. This regulation shall apply to local and foreign organizations and individuals engaged in marine protected areas activities except cases where international treaties to which Vietnam is a member state otherwise.

3. In case of special importance due to national security purpose, the relevant activities shall be allowed to conducted in the marine protected areas with permission of Prime Minister.

Article 2. Standard on classification of marine protected areas with national and international importance

 

1. Marine protected areas with national and international importance (hereinafter referred to as Marine protected areas – MPA) shall be classified as national park, species and habitat sanctuary, aquatic natural reserve areas.

2. National park shall include the conditions as below:

a) To be a marine areas with one or several typical ecosystems such as coral, seaweed, mangrove, lagoon, estuary where they are unchanged or  impacted by human activities, to be residence of one or more wide, precious, rare and endangered flora and fauna species that need protection, management and conservation.

b) The areas of national park shall be at least 20,000 ha. Of which, areas of typical ecosystems which are unchanged or impacted by human activities shall account for 1/3 areas of the park.

c) To be the areas where the conservation objective are ensured and unchanged due to any disadvantageous activities by human.

3. Species and habitat sanctuary shall include conditions as follows:

a) To be a marine areas with one or several typical ecosystems such as coral, seaweed, mangrove, lagoon, estuary where they are unchanged or  impacted by human activities, to be residence of one or more wide, precious, rare and endangered flora and fauna species that need protection, management and conservation.

b) Areas of species and habitat sanctuary shall not be less than 10.000 ha. Of which, the areas of strictly protection shall account for 1/5 areas of the sanctuary.

c) To be the areas where the conservation objective are ensured and unchanged due to any disadvantageous activities by human.

4. Aquatic natural reserves areas shall include conditions as follows:

a) To be a marine areas and habitat of marine fauna and flora species with breeding ground or nursing ground of immature aquatic species and provide seeds for the adjacent marine areas.

b) Areas of this aquatic natural reserve areas shall be not less than 10,000 ha. Of which, the areas of breeding ground or nursing ground of imature aquatic species shall account for 2/3 areas of the reserve areas.

c) To be the areas where the conservation objective are ensured and unchanged due to any disadvantageous activities by human.

Article 3. Functional sub-areas within the MPA

 

1. Upon the natural characteristics and values to be protected, each MPA shall be divided into three functional sub-areas as follows:

a) Strictly protected sub-areas: a marine areas to be wholly protected and strictly managed to monitor the natural developments of the aquatic animals, plants and typical aquatic habitat.

b) Eco-rehabilitation sub-areas: a marine areas to be managed and protected for rehabilitation and facilitation of aquatic species and ecosystem to naturally reproduced.

c) Developed sub-areas: a marine areas remained of the MPA, where aquaculture, fishing, ecotourism, training and scientific research activities are allowed to conduct.

2. Establishment of functional sub-areas:

a) Areas, location of each functional sub-areas shall be identified up to the values that need protection and approval when establishing MPA.

b) The adjustment of areas, location of functional sub-areas shall be done upon the characteristics, actual developments of MPA and proposed by MPA management Board to the competent authorities for approval.

c) Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide guidance on the standards, procedures on establishment of functional sub-areas of MPA.

3. Establishment of protection belt

In order to limit the outer impact, each MPA shall be included with a protection belt.

Protection belt shall be set up outside the MPA with the maximum width of 1000 m and at least of 500 m counting from the MPA outward.

Article 4. Community participation in protection and development of MPA

 

1. The State shall encourage the individuals, organizations and communities to take part in management, conservation, establishment and development of MPA as regulated by legislation.

2. Organizations, individuals and communities shall take part in:

a) Dissemination, education and raising of awareness on protection and conservation of biodiversity.

b) Monitoring, patrol and protection of MPA.

c) Scientific research and training within MPA;

d) Ecotourism in MPA.

These activities shall be complied with legislation and regulation of MPA management Board.

Article 5. MPA management board

 

1. Apparatus of MPA management board

MPA management board shall be public administrative agency with legal entity status, separate stamps and bank account and head quarter.

Organizational and employment of MPA management board shall include: directorate, specialized offices and patrol group.

2. Duties of MPA management board

a) They shall be responsible for management, protection of MPA according to this Regulation and other regulations provided for by legislation.

b) They shall be set up and carry out the management plan on five year, ten years basis after approval of competent authorities.

c) They study, propose the revision of areas, location of functional sub-areas of MPA, set up map and mark the functional sub-areas in the field.

d) Carry out the conservation and development of aquatic species, maintain the natural developments of ecosystems within MPA.

đ) Carry out prevention measures to prevent pollution, disease, breach to the MPA.

e) Conduct periodical monitoring, report the competent authorities on the status of biodiversity and environmental quality within MPA.

g) Educate, disseminate and raise awareness on the environmental protection and protection of biodiversity for the communities living within and around the MPA.

h) Coordinate with communities living within and around MPA to propose and carry out activities to improve their livelihood.

3. Authorities of MPA management board

a) Conduct research, survey to carry out their task as listed above.

b) Organize or link, cooperate with local and foreign organizations, individuals to conduct tourism and other services as regulated by this Regulation and relevant legislation.

c) Carry out international cooperation in scientific research for protection and development of protected values as regulated by legislation.

Section 1. MANAGEMENT OF ACTIVITIES WITHIN MPA

 

Article  6. Strictly protected sub-areas

 

1. Following activities shall be prohibited:

a) Exploit living and non-living resources by any methodology and gear.

b) Aquaculture at any form;

c) Establishment of infrastructure served the tourism, fisheries, transportation, communication, natural mining, sub maritime construction that disturb the sediments, water cleanness affecting the lives of aquatic species in the sub-areas.

d) Discharge of waste water and waste;

đ) Fishing vessels, maritime vessels and other vehicle are not allowed to pass except for force-major.

e) It is not allowed to step on coral reef and seaweed.

2. Activities that need conditions:

a) Tourism including the use of glass-bottom vessels to observe sea bed; swimming with breath tube or without air compressor tube or diving with air compressor tube as guided by Management board.

b) Scientific research which is permitted by MARD with monitoring of management board.

c) Tourist vessels operating within MPA shall comply with regulations on protection of aquatic species and environment, using the floats and anchoring as guided by management board.

Article 7. Eco-rehabilitation sub-areas

 

1. Prohibited activities are as follows:

a) Exploit living and non-living resources by any methodology and gear.

b) Aquaculture at any form;

c) Establishment of infrastructure served the tourism, fisheries, transportation, communication, natural mining, sub maritime construction that disturb the sediments, water cleanness affecting the lives of aquatic species in the sub-areas.

d) Discharge of waste water and waste;

đ) Fishing vessels, maritime vessels and other vehicle are not allowed to pass except for force-major.

e) It is not allowed to step on coral reef and seaweed.

2. Activities that need conditions:

a) Tourism including the use of glass-bottom vessels to observe sea bed; swimming with breath tube or without air compressor tube or diving with air compressor tube as guided by Management board.

b) Scientific research which is permitted by MARD with monitoring of management board.

c) Tourist vessels operating within MPA shall comply with regulations on protection of aquatic species and environment, using the floats and anchoring as guided by management board.

d) Rehabilitation activities conducted within MPA shall ensure the natural character.

Article 8. Developed sub-areas

 

1. Prohibited activities:

a) Exploit fisheries by trawling net and other fisheries that destroy the resources and habitat of aquatic species.

b) Do not step on or anchor on the coral reef, seaweed except for force-major.

c) Discharge of waste and waste water.

2. Activities with conditions:

a) Fishing by fishery regulated by MARD not affecting the aquatic species and habitat as regulated by MPA management board.

b) Aquaculture when allowed by competent authorities and regulated by MPA management board.

c) Fishing vessels, maritime vessels and other vehicles shall be allowed to conduct innocent passage without stopping and anchoring, except for force-major.

d) Tourist vessels operated within MPA shall comply with regulations on protection of aquatic species, habitat and use of floats and anchor as guided by management board.

đ) Construction of infrastructure served tourism shall be approved by competent authorities.

Article 9. Protection belt of MPA

 

Prohibited activities shall be as follows:

1. Fishing by means and measures destroying and affecting the habitat of aquatic species.

2. Breach and destroy ecosystem, pollute the environment.

3. Anchor on coral reef and seaweed, except for force-major.

Section 2. FINANCIAL MATTERS RELATED TO MPA

 

Article 10. Financial source of MPA

 

1. State shall encourage organizations and individuals to construct, protect and develop MPA.

2. Financial source for establishment and development of MPA shall include:

a) State budget.

b) Charges collected from services allowed as stated in this Regulation and other relevant legislation.

c) Donation from local and external individuals and organizations.

d) Fees, charges managed according to legislation.

đ) Other legitimate sources as regulated by legislation.

Article 11. Financial management and use of MPA

 

1. State budget supported MPA shall be used for following mandate:

a) Carry out mandate stated in para. 2 Article 5 of this Regulation.

b) Construct the infrastructure, equipment served the management of MPA.

c) Cost for regular management activities of MPA management board.

The use of State budget shall be conducted within projects and approved by competent authorities as provided for by legislation.

2. The management and use of income derived from services shall be conduced according to legislation.

3. The investment and donation of individuals and organizations shall be managed and used according to law on investment, legislation relating to use of donation sources and other relevant legislation.

4. Ministry of Finance shall be responsible for guiding the management and use of financial sources of MPA.

Chapter II

 

EXECUTIVE PROVISIONS

 

Article 12. Duties of ministries, sectors and localities

 

1. MARD shall be responsible for chairing and coordinating with related ministries and sectors:

a) Formulate and submit to Prime Minister for approval of masterplan and organize the implementation of MPA’s management.

b) Formulate and submit to Prime Minister Projects to establish and manage the MPA of national and international importance relating to several sectors located in several provinces.

c) Direct and guide the localities to establish the projects on establishment, management, regulations governing MPA as assigned.

2. People’s Committees of coastal provinces and cities under central control shall:

a) Base on this Regulation and guidance of MARD, direct functionary agencies at local level to set up projects on establishment, management and regulations of MPA as assigned.

b) Manage MPA as assigned, guide MPA management board to set up regulations to manage MPA.

3. Specialized inspectors within MARD shall perform its function and cooperate to inspect the operations of MPA.

Article 13. Sanction

 

Organizations and individuals violating regulations of this Regulation, shall be punished upon the level of seriousness of violations.

Article 14. Revision and supplement to Regulation

 

During implementation of this Regulation, any obstacles arising shall be reported by MARD and People’s Committees of province and cities under central control for supplement and revision.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 57/2008/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất