Thông tư liên tịch 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định và quản lý sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Nguyễn Trọng Đàm; Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: | 26/04/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Người khuyết tật được hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học nghề sơ cấp
Nội dung này được thể hiện tại Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban ngày 26/04/2013 quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020.
Theo đó, người khuyết tật đủ 14 tuổi đến dưới 60 tuổi (đối với nam), dưới 55 tuổi (đối với nữ) có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp sẽ được hỗ trợ học nghề với trình độ sơ cấp hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. Mức hỗ trợ học nghề đối với các đối tượng này sẽ do Sở Lao động – Thương binh và xã hội quyết định, dựa vào đặc điểm từng nghề và thời gian học nghề thực tế, nhưng tối đa là 6 triệu đồng/người/khóa. Riêng những người khuyết tật thuộc hộ nghèo sẽ được hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại trong thời gian học nghề.
Đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa nêu trên, các địa phương phải chủ động xây dựng phương án huy động nguồn kinh phí bổ sung do người học đóng góp, hỗ trợ từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác…
Ngoài ra, Thông tư này cũng quy định trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sẽ được hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp dành cho người khuyết tật. Trong đó, mức hỗ trợ hội chẩn xác định mức độ khuyết tật là 100 nghìn đồng/người/buổi và 200 nghìn đồng/người/buổi đối với các ca khó phải hội chẩn liên viện; mức hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình là 500 nghìn đồng/người; mức hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình được căn cứ theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập…
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư liên tịch 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2012-2020
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1019/QĐ-TTg);
Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án),
- Nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trừ trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về mức chi thì áp dụng theo mức chi quy định tại Thông tư này.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với nguồn vốn này.
Căn cứ vào nội dung hoạt động của từng mô hình và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng các Bộ được giao chủ trì thực hiện mô hình, quyết định nội dung và mức chi cụ thể đối với từng mô hình trong phạm vi dự toán được giao.
- Chi khám bệnh, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ và theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
- Chi hội chẩn xác định mức độ khuyết tật để chỉ định phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác. Mức chi 100.000 đồng/người/buổi. Trường hợp các ca khó phải hội chẩn liên viện, mức chi 200.000 đồng/người/buổi.
- Chi lập hồ sơ phẫu thuật (gồm chụp ảnh và lập tờ khai để làm hồ sơ theo dõi). Mức chi 30.000 đồng/bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật của bác sỹ.
- Mức chi phẫu thuật chỉnh hình theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
- Trường hợp chi bồi dưỡng thực hiện ca phẫu thuật chưa kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, mức chi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Chi hỗ trợ 01 người chăm sóc bệnh nhân thuộc hộ gia đình nghèo trong trường hợp không có người nhà đi cùng trong những ngày nằm viện để điều trị. Mức 30.000 đồng/ngày/bệnh nhân (tối đa một người chăm sóc không quá 5 bệnh nhân).
- Chi hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình: Tùy theo mức độ khuyết tật của người khuyết tật để cấp dụng cụ chỉnh hình cho phù hợp, mức hỗ trợ 500.000 đồng/người.
Người khuyết tật sau khi đã phẫu thuật chỉnh hình được khám sau điều trị để xác định tình trạng sức khỏe và đưa ra giải pháp điều trị tiếp. Nội dung khám theo chỉ định của bác sỹ; mức chi thực hiện theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
- Căn cứ vào mức chi phí đào tạo của từng nghề được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và thời gian học nghề thực tế; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ chi phí học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho từng đối tượng theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 6.000.000 đồng/người/khóa.
- Đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Thông tư này, các địa phương chủ động xây dựng phương án huy động nguồn kinh phí bổ sung do người học đóng góp, hỗ trợ từ ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để bảo đảm chi phí đào tạo nghề cho đối tượng.
- Căn cứ nhu cầu và số lượng người khuyết tật học nghề, danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề, mức chi phí đào tạo của từng nghề và dự toán được giao từ nguồn kinh phí của Dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho người khuyết tật ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề đối với các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện đào tạo nghề hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật theo quy định tại Thông tư số 105/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước và chuyển kinh phí cho cơ sở dạy nghề hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh để thực hiện dạy nghề cho người khuyết tật.
- Việc đặt hàng dạy nghề đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh (tổ chức dạy nghề theo hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm) phải bảo đảm người khuyết tật được nhận vào làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh tối thiểu 24 tháng (đối với người khuyết tật đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của cơ sở).
- Cơ sở dạy nghề hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thanh toán tiền ăn hàng tháng và tiền đi lại cho người khuyết tật theo chế độ quy định và quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo số lượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề. Trường hợp người khuyết tật tự ý nghỉ học, bỏ học, hoặc bị buộc thôi học thì không được trả tiền ăn trong thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học và tiền đi lại (lượt về).
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây