Thông tư liên tịch 15/2010/TTLT-BTC-BGDĐT của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học giai đoạn 2010-2015

thuộc tính Thông tư liên tịch 15/2010/TTLT-BTC-BGDĐT

Thông tư liên tịch 15/2010/TTLT-BTC-BGDĐT của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học giai đoạn 2010-2015
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15/2010/TTLT-BTC-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Trần Xuân Hà; Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành:29/01/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-----------------------

Số: 15/2010/TTLT-BTC-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------

Hà Nội,  ngày 29  tháng 01 năm 2010

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình

Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học giai đoạn 2010-2015

------------------------------

Căn cứ Hiệp định Tài trợ số 4608-VN được ký kết ngày 21 tháng 8 năm 2009 giữa Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB);

Căn cứ Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học giai đoạn 2010-2015 như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học giai đoạn 2010-2015 (sau đây gọi là Chương trình SEQAP) bao gồm: quản lý và sử dụng vốn; lập, phân bổ dự toán, thanh toán và quyết toán; chế độ báo cáo, kiểm tra và giám sát.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình SEQAP theo Hiệp định Tài trợ số 4608-VN và Quyết định số 12/QĐ-BGDĐT ngày 04/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt nội dung văn kiện và quyết định đầu tư Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP).
3. Chương trình SEQAP có mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở Việt Nam bằng việc hỗ trợ của Chính phủ cho quá trình chuyển đổi sang mô hình dạy và học cả ngày ở các trường tiểu học thuộc 36 tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được tham gia chương trình, trong đó ưu tiên cho nhóm học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( Danh sách các tỉnh tham gia chương trình tại Phụ lục 1 đính kèm thông tư).
Điều 2. Nguồn vốn của Chương trình SEQAP
1. Tổng vốn của Chương trình SEQAP khoảng 186 triệu USD, trong đó:
a) Vốn vay của IDA (WB) là 85,4 triệu SDR( tương đương 127 triệu USD vào thời điểm đàm phán);
b) Vốn viện trợ không hoàn lại của DFID là 17 triệu bảng Anh;
c) Vốn viện trợ không hoàn lại của Bỉ  là 6 triệu EUR
d) Vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước là 27, 9 triệu USD bao gồm:
- Vốn ngân sách trung ương: 12,1 triệu USD( để thực hiện các hoạt động quản lý Chương trình, chi phí mua sắm trang thiết bị);
- Vốn ngân sách của các tỉnh tham gia chương trình: 15,8 triệu USD (chi lương tăng thêm của giáo viên do dạy học cả ngày, chi tư vấn thiết kế giám sát xây dựng, chi hoạt động của Ban quản lý chương trình cấp huyện).
2. Nguồn vốn của Chương trình SEQAP được quản lý theo 2 hình thức:
a) Chuyển vào ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình tại các tỉnh tham gia (quản lý theo hình thức chương trình).  Nguồn vốn dành cho chương trình khoảng 163 triệu USD, bao gồm:
  -  Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 51,4 triệu USD, trong đó:
+ Xây dựng cơ bản:  46,9 triệu USD
+ Dịch vụ tư vấn thiết kế, giám sát xây dựng: 4,5 triệu USD
  -  Vốn hành chính sự nghiệp:  111,6 triệu USD
b) Thực hiện quản lý theo hình thức dự án ODA nguồn vốn hành chính sự nghiệp khoảng 23 triệu USD.
Điều 3. Nguyên tắc sử dụng vốn của  Chương trình SEQAP
1. Đối với phần vốn quản lý theo hình thức chương trình: ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện chương trình.
2. Đối với phần vốn quản lý theo hình thức dự án: ngân sách nhà nước cấp phát cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện dự án và được quản lý theo các quy định hiện hành áp dụng cho các dự án ODA.
3. Các tỉnh tham gia Chương trình SEQAP có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng để chi tư vấn thiết kế giám sát xây dựng, chi 50% lương tăng thêm cho giáo viên khi thực hiện dạy học cả ngày và các chi phí hoạt động của Ban quản lý chương trình cấp huyện. Kinh phí hoạt động của Ban quản lý chương trình cấp huyện được lấy từ kinh  phí hành chính sự nghiệp của Uỷ ban nhân dân huyện.
4. Việc sử dụng các nguồn vốn củaChương trình SEQAP phải tuân theo pháp luật hiện hành của Việt Nam và quy định của các nhà tài trợ cho chương trình.
Điều 4. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các bên
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ quản Chương trình SEQAP. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo thực hiện Chương trình theo đúng quy định của Chính phủ và các nhà tài trợ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban Quản lý Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (sau đây gọi chung là Ban quản lý Chương trình) là đơn vị thường trực có trách nhiệm điều phối và tổ chức thực hiện Chương trình SEQAP, bao gồm:
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm;
b) Hướng dẫn, giám sát, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các tỉnh tham gia chương trình;
c) Tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình SEQAP, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan và các nhà tài trợ;
d) Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chi tiêu, các thủ tục rút vốn, thanh toán, giải ngân đối với các nội dung chi thuộc phần dự án ODA theo các quy định hiện hành.
3. Uỷ ban Nhân dân tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện các hoạt động của Chương trình SEQAP ở địa phương theo nội dung cam kết tại Biên bản ghi nhớ ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao Sở giáo dục và đào tạo là cơ quan đầu mối thực hiện các hoạt động.
4. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động, dự toán ngân sách của chương trình tại tỉnh; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động của các huyện; tổng hợp báo cáo từ các huyện và báo cáo tình hình thực hiện chương trình cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo ( thông qua Ban quản lý Chương trình).
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo trong quá trình triển khai thực hiện chương trình tại tỉnh.
6. Uỷ ban Nhân dân huyện có trách nhiệm thành lập Ban quản lý Chương trình cấp huyện do Lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân huyện làm Trưởng ban, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo làm Phó trưởng ban và các thành viên là đại diện các phòng, ban liên quan. Ban quản lý Chương trình cấp huyện có trách nhiệm điều phối và tổ chức thực hiện chương trình tại huyện, bao gồm:
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết hàng năm;
b) Hướng dẫn, giám sát, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của các đơn vị tham gia chương trình;
c) Trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động của chương trình tại huyện;
d) Tổng hợp tình hình thực hiện chương trình, báo cáo Ủy ban Nhân dân huyện và Sở giáo dục và đào tạo theo quy định.
Điều 5. Hạng mục chi theo hình thức chương trình
1. Hạng mục 1: Cải thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trường học, bao gồm: Công trình xây dựng cơ bản; Tư vấn thiết kế, giám sát công trình xây dựng;
2. Hạng mục 2: Mua sắm hàng hóa;
3. Hạng mục 3: Đào tạo và hội thảo;
4. Hạng mục 4: Chi Quỹ giáo dục nhà trường;
5. Hạng mục 5: Chi Quỹ phúc lợi cho học sinh;
6. Hạng mục 6: Xây dựng năng lực cho dạy - học cả ngày;
7. Hạng mục 7: Lương tăng thêm cho giáo viên.
Điều 6. Nội dung chi của Ban Quản lý Chương trình
Ban quản lý Chương trình thực hiện những nội dung chi sau đây:
1. Hàng hoá gồm: In sổ tay hướng dẫn hoạt động, vở bài tập bổ sung cho học sinh, tài liệu hướng dẫn giáo viên giảng dạy nội dung bổ sung các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng dân tộc, mô hình học cả ngày; mua sắm thiết bị, phương tiện đi lại, đồ gỗ cho văn phòng Chương trình.
2. Chuyên gia tư vấn quốc tế.
3. Chuyên gia tư vấn trong nước.
4. Đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài.
5. Đào tạo trong nước và hội thảo.
6. Chi phí hoạt động cho văn phòng Ban Quản lý Chương trình: lương và phụ cấp lương cho cán bộ kiêm nhiệm, lái xe, nhân viên phục vụ; thuê trụ sở làm việc, văn phòng phẩm, điện nước, hợp đồng thuê mướn, kinh phí đi địa phương kiểm tra và giám sát, chi nộp thuế và các khoản chi khác theo quy định. Kinh phí hoạt động cho văn phòng Ban quản lý Chương trình thực hiện theo quy định của nhà tài trợ và các quy định của pháp luật hiện hành.
Chương II
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
Điều 7. Cải thiện cơ sở hạ tầng trường học
1. Việc quản lý sử dụng vốn cải thiện cơ sở hạ tầng trường học thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý  vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và quy định tại Thông tư này. 
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư các công trình cải thiện cơ sở hạ tầng trường học thuộc Chương trình SEQAP thực hiện theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Cải thiện cơ sở hạ tầng trường học bao gồm: xây dựng thêm phòng học, phòng học đa năng, nhà vệ sinh; tư vấn thiết kế, giám sát công trình xây dựng.
4. Hình thức đấu thầu các gói thầu xây dựng cơ bản theo các quy định của Ngân hàng Thế giới:
a) Đối với gói thầu có giá trị quy đổi tương đương dưới mức 100.000 USD: thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình và hợp đồng thầu phải được hoàn thành trong thời gian 12 tháng.
b) Đối với gói thầu có giá trị trên hoặc bằng mức 100.000 USD: sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư, quảng cáo mời thầu phải được đăng trên ít nhất một tờ báo lưu hành rộng rãi trong cả nước.
c) Đối với gói thầu có giá trị trên 3.000.000 USD: sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế.
d) Các gói thầu xây dựng cơ bản không được phép chỉ định thầu. Hình thức chỉ định thầu chỉ được phép áp dụng trong trường hợp cấp bách để khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ tại địa phương với sự chấp thuận của Ngân hàng Thế giới.   
5. Các gói thầu tư vấn thiết kế, giám sát được thực hiện theo quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam về đầu tư xây dựng và đấu thầu.
Điều 8. Mua sắm hàng hóa
1. Ban quản lý Chương trình cấp huyện thực hiện việc mua sắm theo quy định về mua sắm, đấu thầu hiện hành của Việt Nam.
2. Mua sắm hàng hóa bao gồm: Máy tính và trang thiết bị chuyên dụng cho trung tâm nguồn thông tin của Phòng giáo dục và đào tạo; đồ đạc, thiết bị bổ sung cho các công trình mới xây dựng; bổ sung sách giáo khoa và tài liệu học tập cho học sinh nghèo, bổ sung tài liệu giảng dạy cho giáo viên.
Điều 9. Đào tạo và hội thảo
1. Chi đào tạo và hội thảo ở cấp tỉnh và cấp huyện được thực hiện theo các quy định hiện hành và các quy định tại Thông tư này.
2. Đào tạo và hội thảo bao gồm:
a) Biên soạn tài liệu các khoá tập huấn, bồi dưỡng, văn hoá địa phương;
b) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng;
c) Tổ chức các khoá học ngắn ngày;
d) Điều tra, khảo sát, kiểm tra và giám sát trong khuôn khổ của Chương trình SEQAP.
Bổ sung
3. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng và tham gia hội thảo là giáo viên tiểu học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện có trường được lựa chọn tham gia chương trình và cán bộ quản lý giáo dục các cấp ( Sở, Phòng giáo dục và đào tạo).
4. Định mức chi tiêu đối với các nội dung chi nêu trên áp dụng quy định về mức chi theo các văn bản hiện hành: 
a) Chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/06/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có).
b) Chi hội nghị, hội thảo tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác phí đối với các đợt kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007, Thông tư 142/2009/TT-BTC ngày 14/7/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và sửa đổi bổ sung Thông tư 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí  cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí và Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 6/1/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có)
c) Chi điều tra khảo sát thực hiện theo quy định tại Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có).
d) Chi xây dựng tài liệu các khoá bồi dưỡng đội ngũ về văn hoá địa phương thực hiện theo quy định tại Thông tư số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có)
Điều 10. Quỹ giáo dục nhà trường
1. Nội dung chi Quỹ giáo dục nhà trường
a) Chi duy tu cải tạo và sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất nhà trường;
b) Chi mua bổ sung đồ dùng học tập phục vụ dạy - học cả ngày;
c) Chi mua bổ sung sách giáo khoa và các loại tài liệu học tập để cải thiện điều kiện dạy - học cả ngày, mức chi theo Thông tư số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 của liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo và các văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có);
d) Chi hỗ trợ phí điện thoại, điện thắp sáng, nước uống học sinh;
đ) Chi thuê người nấu ăn và quản lí học sinh buổi trưa ở những nơi tổ chức ăn trưa tập trung;
e) Chi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ cho học sinh;
g) Các hoạt động truyền thông tới cộng đồng về dạy - học cả ngày;
Ngoài các mục chi trên, các khoản chi khác từ nguồn quỹ này đều coi là không hợp lệ.
2. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý và chi tiêu Quỹ này theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Sổ tay hướng dẫn sử dụng Quỹ giáo dục nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường giao nhiệm vụ cho kế toán, thủ quỹ của trường thực hiện chế độ kế toán/ giải ngân theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật kế toán. Mức hỗ trợ cho các nội dung hoạt động của Quỹ được quy định trong Sổ tay hoạt động của Quỹ giáo dục nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sau khi có tham khảo ý kiến với Bộ Tài chính.
Điều 11. Quỹ phúc lợi học sinh
1. Nội dung chi Quỹ phúc lợi học sinh gồm:
a) Chi cung cấp bữa ăn trưa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo và học sinh các dân tộc thiểu số khi trường tổ chức dạy học cả ngày; 
b) Chi thuê người trợ giảng tiếng dân tộc giúp học sinh lớp 1 và 2 tăng cường tiếng Việt;
c) Chi phần thưởng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo và học sinh các dân tộc thiểu số đi học đều hoặc có kết quả học tập tốt;
d) Chi thức ăn và quần áo cho học sinh nghèo trong trường hợp thiên tai, bão lũ hoặc có khó khăn đột xuất đặc biệt.
Ngoài các mục chi trên, các khoản chi khác từ nguồn quỹ này đều coi là không hợp lệ.
2. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý và chi tiêu Quỹ này, có sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Sổ tay hướng dẫn sử dụng Quỹ phúc lợi học sinh. Hiệu trưởng nhà trường giao nhiệm vụ cho kế toán, thủ quỹ của trường thực hiện chế độ kế toán/ giải ngân theo các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật kế toán. Mức hỗ trợ cho các nội dung hoạt động của Quỹ được quy định trong Sổ tay hoạt động của Quỹ phúc lợi học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sau khi có tham khảo ý kiến với Bộ Tài chính
Điều 12. Chi lương tăng thêm cho giáo viên
1. Chi lương tăng thêm cho giáo viên bao gồm:
a) Chi lương cho giáo viên được tuyển thêm;
b) Chi lương cho giáo viên dạy thêm giờ( trong trường hợp không tuyển được giáo viên) được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 về việc Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lượng dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.
2. Nguồn kinh phí chi lương tăng thêm cho giáo viên do tổ chức dạy học cả ngày từ nguồn vốn ODA ngân sách trung ương hỗ trợ  có mục tiêu cho ngân sách địa phương (50%) và ngân sách tỉnh tham gia chương trình (50%).
Điều 13. Chi xây dựng năng lực cho dạy - học cả ngày
1. Chi  xây dựng năng lực cho dạy và học cả ngày là chi tăng cường năng lực  cho cán bộ quản lý tại địa phương. Các cán bộ này làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Đối tượng được hưởng hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn trên cơ sở thoả thuận với nhà tài trợ.
Điều 14. Chi kinh phí phần Dự án do Ban Quản lý chương trình thực hiện
1. Mua sắm hàng hoá bao gồm:
a) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đi lại của Ban Quản lý Chương trình được thực hiện theo các quy định mua sắm đấu thầu của Ngân hàng Thế giới. 
b) Tài liệu: in các loại sổ tay hướng dẫn và tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên; in vở bài tập Toán và Tiếng Việt bổ sung cho học sinh. Đối với tài liệu hướng dẫn giáo viên, tài liệu hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, không có sẵn thì tổ chức biên soạn và in ấn cấp phát.
2. Chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước: Chi thuê chuyên gia tư vấn hoặc công ty tư vấn quốc tế được thực hiện theo hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi của Ngân hàng Thế giới. Chi thuê tư vấn trong nước thực hiện theo quy định tai Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
3. Chi đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước thực hiện theo quy định tại Thông tư liên Bộ số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 5 tháng 12 năm 2007 giữa Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Ngoại giao hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/ 2008 của Bộ tài chính  hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước và Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức của Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí và các văn bản sửa đổi, bổ sung( nếu có).
4. Chi đào tạo trong nước: theo quy định hiện hành.
5. Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
6. Chi hoạt động cho Ban Quản lý Chương trình thực hiện theo Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Chương III
LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN, THANH TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN
Điều 15. Lập dự toán
1. Hàng năm, Ban Quản lý Chương trình hướng dẫn các địa phương thụ hưởng xây dựng dự toán cho Chương trình.
2. Các trường thụ hưởng lập dự toán cho chi tiêu từ Quỹ giáo dục nhà trường và Quỹ phúc lợi học sinh và báo cáo lên Ban quản lý Chương trình cấp huyện trước ngày 15/6 hàng năm để tổng hợp.
3. Ban Quản lý Chương trình cấp huyện có trách nhiệm:
a) Lập dự toán kinh phí thực hiện các hoạt động của Chương trình SEQAP tại huyện, bao gồm: lương tăng thêm cho giáo viên, kinh phí đào tạo bồi dưỡng, mua sắm trang thiết bị và tài liệu học tập, chi xây dựng năng lực cho dạy – học cả ngày, chi quản lý chương trình.
b) Tổng hợp dự toán của các đơn vị thụ hưởng Chương trình SEQAP ở cấp huyện bao gồm: dự toán của các trường tiểu học chi chi tiêu từ 2 Quỹ, dự toán cho xây dựng cơ bản và tư vấn thiết kế giám sát của các chủ đầu tư.
c) Ban Quản lý Chương trình cấp huyện tổng hợp dự toán Chương trình  SEQAP theo quy định điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, báo cáo Uỷ ban Nhân dân huyện để tổng hợp vào ngân sách cấp huyện đồng gửi Sở giáo dục và đào tạo  để tổng  hợp chung vào dự toán ngân sách của ngành.
4. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm:
a) Lập dự toán kinh phí của các hoạt động đào tạo, hội thảo, tăng cường năng lực cho hoạt động dạy - học cả ngày do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện .
b) Tổng hợp  cùng dự toán của các Ban quản lý chương trình cấp huyện gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và dự toán ngân sách của tỉnh, gửi Ban quản lý chương trình tổng hợp chung..
 5. Căn cứ vào cam kết giải ngân của nhà tài trợ và tình hình thực hiện của các tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và xây dựng phương án phân bổ dự toán của Chương trình SEQAP gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt theo lịch biểu và quy định hiện hành.
6.
Kết thúc năm, trường hợp các tỉnh tham gia Chương trình SEQAP không sử dụng hết kinh phí đã được phân bổ sẽ được chuyển sang sử dụng vào năm tài khoá tiếp theo, không sử dụng khoản kinh phí này cho các mục tiêu khác. Năm cuối của chương trình, nếu còn dư kinh phí, phải tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính để xử lý.
7. Đối với phần kinh phí được quản lý theo hình thức dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện, việc lập dự toán hàng năm thực hiện theo quy định hiện hành đối với các dự án ODA.
Điều 16. Phân bổ và giao dự toán
Phân bổ, giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình SEQAP theo quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật chi tiết chi đầu tư, chi sự nghiệp theo từng mã số của Chương trình.
Điều 17. Kiểm soát chi
1. Kho bạc Nhà nước các cấp là cơ quan kiểm soát chi đối với các khoản chi tiêu cho các hoạt động của Chương trình SEQAP.
2. Việc kiểm soát chi đảm bảo chi tiêu của Chương trình SEQAP phù hợp với Hiệp định Tài trợ và phù hợp với các quy định trong nước hiện hành.
3. Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi:
a) Đối với các khoản chi xây dựng cơ bản: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 209/2009/TT-BTC ngày 05/11/2009 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các quy định tại Thông tư liên tịch này.
 b) Đối với các khoản chi sự nghiệp: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước và các quy định tại Thông tư liên tịch này.
c) Đối với các khoản chi thuộc phần dự án: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Điều 18. Hạch toán và quyết toán
1. Nguồn vốn theo hình thức chương trình được các nhà tài trợ chuyển vào tài khoản ngoại tệ của Bộ Tài chính mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được chuyển đổi thành tiền Đồng Việt Nam và chuyển vào ngân sách nhà nước để chi cho Chương trình và cấp phát đến các đơn vị chi tiêu theo hệ thống Kho bạc Nhà nước. Các đơn vị chi tiêu của Chương trình SEQAP thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước các cấp để triển khai các hoạt động.
2. Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình phải thực hiện chế độ kế toán, hạch toán và quyết toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hạch toán theo chương, loại, khoản tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008 và Thông tư số 223/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy đinh  bổ sung Mục lục ngân sách nhà nước và Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản, việc quyết toán năm và quyết toán dự án hoàn thành thực hiện theo Thông tư 53/2005/TT-BTC ngày 23/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm, Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư 98/2007/TT-BTC ngày 9/8/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 33/2007/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3. Ban Quản lý Chương trình chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí trực tiếp chi tiêu phần thực hiện theo hình thức dự án nguồn vốn ODA.
Chương IV
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Điều 19. Chế độ báo cáo
1. Các đơn vị trực tiếp sử dụng và thụ hưởng kinh phí của Chương trình có trách nhiệm đối chiếu số liệu chi tiêu với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch và lập báo cáo định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này trước ngày 31/7 (đối với báo cáo 6 tháng) và ngày 28/2 (đối với báo cáo hàng năm) cho Ban quản lý chương trình cấp huyện để tổng hợp báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổng hợp báo cáo của Ban quản lý chương trình cấp huyện theo mẫu quy định, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh ký và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31/8 (đối với báo cáo 6 tháng) và ngày 31/3 (đối với báo cáo hàng năm).
3. Kho bạc nhà nước huyện có trách nhiệm lập báo cáo về số dự toán được giao và số đã sử dụng của các đơn vị thu hưởng kinh phí Chương trình để nôp lên Kho bạc nhà nước tỉnh. Kho bạc nhà nước tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kinh phí chương trình của các huyện gửi Kho bạc nhà nước để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính. Kho bạc nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn nội dung, quy trình báo cáo trong hệ thống kho bạc đối với chi tiêu của chương trình.
 4. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp số liệu giải ngân của Kho bạc Nhà nước, báo cáo về nguồn vốn nước ngoài của Chương trình SEQAP vào ngân sách nhà nước, gửi các nhà tài trợ thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo theo mẫu và thời hạn nêu trong Hiệp định Tài trợ ký giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. 
5. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Ban quản lý Chương trình có trách nhiệm lập, tổng hợp báo cáo giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình SEQAP gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ.
6. Căn cứ vào các cam kết trong Hiệp định Tài trợ số 4608-VN ký giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quy trình chi tiết về báo cáo và cơ chế trao đổi thông tin tại Sổ tay Hướng dẫn hoạt động của Chương trình SEQAP .
Điều 20. Kiểm tra, giám sát và kiểm toán
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các nhà tài trợ tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện, nội dung, sử dụng kinh phí Chương trình tại các địa phương, nhằm giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình đúng mục tiêu, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả. 
2. Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra định kỳ, đột xuất, giám sát đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quản lý và sử dụng kinh phí của chương trình nhằm đạt các chỉ tiêu được giao đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả.
3. Kiểm toán độc lập hàng năm sẽ được thực hiện đối với phần kinh phí chương trình và phần dự án nguồn vốn ODA. Cơ quan kiểm toán độc lập được lựa chọn bằng hình thức đấu thầu theo quy định của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
4. Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán đối với các hoạt động của Chương trình SEQAP theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi báo cáo kiểm toán độc lập đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các nhà tài trợ.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký .
Điều 22. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Liên Bộ nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
 

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

Nguyễn Vinh Hiển

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

 

 

Trần Xuân Hà

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Ủy ban VH, GD, TN, NĐ của Quốc hội;

- Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- MTTQ VN và Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Công báo, Website Chính phủ, Website UBDT;

- Website Bộ TC, Website Bộ GDĐT;

- Kiểm toán Nhà nước

- Sở GDĐT, Sở TC, KBNN các tỉnh thực hiện Chương trình

- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;

- Lưu: VT BTC, VT Bộ GD ĐT.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE - THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 15/2010/TTLT-BTC-BGDDT

Hanoi, January 29, 2010

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE MANAGEMENT AND USE OF FUNDING FOR IMPLEMENTATION OF THE SCHOOL EDUCATION QUALITY ASSURANCE PROGRAM FOR THE 2010-2015 PERIOD

THE MINISTRY OF FINANCE - THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

Pursuant to Financing Agreement No. 4608-VN concluded on August 21, 2009, between Vietnam and the World Bank s ( WB) International Development Association (IDA);

Pursuant to the Government s Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, promulgating the Regulation on Management and Use of Official Development Assistance;

Pursuant to the Government s Decree No. 60/2003/ND-CP of June 6, 2003, detailing and guiding the implementation of the Law on the State Budget;

Pursuant to the Government s Decree No. 118/2008/ND-CPof November27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government s Decree No. 32/2008/ND-CP of March 19, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

The Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training jointly guide the management and use of funding for implementation of the School Education Quality Assurance Program for the 2010-2015 period, as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.Scope of regulation, subjects of application

1. This Circular guides the management and use of funding for implementation of the School Education Quality Assurance Program for the 2010-2015 period (SEQAP), including the management and use of capital; the formulation and allocation of cost estimates, payment and settlement; as well as the reporting, inspection and supervision regime.

2. This Circular applies to agencies and units funded by the SEQAP under Financing Agreement No. 4608-VN and the Minister of Education and Training s Decision No. 12/QD-BGDDT of January 4, 2010, approving the documents and investment decision of the SEQAP.

3. The SEQAP is aimed at improving the quality of primary education in Vietnam through supporting the Government in implementing full-day schooling program (FDS) in 36 disadvantaged provinces nationwide, with priority given to poor pupils and extremely disadvantaged pupils (the list of participating provinces is provided in Appendix 1 to this Circular, not printed herein).

Article 2.Capital sources of the SEQAP

1. The SEQAP has a total capital of about USD 186 million, of which:

a/ SDR 85.4 million (equivalent to USD 127 million at the time of negotiation) is the IDA (WB) s loan;

b/ GBP 17 million is non-refundable aid from the UK Department of International Development (DFID);

c/ EUR 6 million is the Belgian non­refundable aid; and,

d/ USD 27.9 million is the domestic capital contributed from the state budget, including:

- USD 12.1 million from the central budget (for program management, procurement of equipment and supplies);

- USD 15.8 million from provincial budgets (for payment of teachers extra salaries as a result of full-day teaching, design consultancy and construction supervision costs, as well as expenses for activities of the district-level program management units).

2. Capital sources of the SEQAP shall be managed in either of the following ways:

a/ Transfer into the state budget for program implementation in participating provinces (program-based management). The program s funding to be managed in this way is about USD 163 million, including:

- For capital construction investment: USD 51.4 million, of which:

+ USD 46.9 million for capital construction

+ USD 4.5 million for design consultancy and construction supervision

- For non-business administration: USD 111.6 million

b/ USD 23 million of non-business administrative funding will be managed as for ODA projects.

Article 3.Capital use principles of the SEQAP

1. For capital subject to program-based management: The central budget shall provide targeted support to local budgets for implementation of the program.

2. For capital subject to project-based management: The state budget shall make allocations to the Ministry of Education and Training for project implementation and management according to current regulations applicable to ODA projects.

3. Provinces participating in the SEQAP shall arrange their own capital to cover the cost of design consultancy and construction supervision, extra salaries for teachers involved in FDS and expenses on operation of the district-level program management units. The fund for operation of district-level program management units shall be covered by the non-business administrative funding of district-level People s Committees.

4. The use of capital sources of the SEQAP must comply with current Vietnamese law and donors regulations applicable to the program.

Article 4.Organization of implementation and responsibilities of the involved parties

1. The Ministry of Education and Training is the SEQAP-managing agency. The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and relevant agencies shall coordinate with the Ministry of Education and Training in implementing the program in strict accordance with the Government s and donors regulations.

2. The Ministry of Education and Training shall set up a board for management of the SEQAP (below referred to as the Program Management Board) which is a unit responsible for coordinating and organizing the implementation of the SEQAP, including:

a/ Formulating an overall plan and annual detailed plans;

b/ Guiding, overseeing, evaluating the formulation and implementation of the plans by participating provinces;

c/ Reviewing the implementation of the SEQAP and reporting the results to the Ministry of Education and Training, relevant agencies and donors;

d/ Being directly responsible for managing expenditures, capital withdrawal, payment and disbursement procedures, with regard to expenditures falling under ODA projects, in accordance with current regulations.

3. Provincial-level People s Committees shall direct the implementation of the SEQAP s activities in localities according to the commitments in their Memoranda of Understanding signed with the Ministry of Education and Training. Provincial-level People s Committees shall designate provincial-level Education and Training Departments to act as contact points in the implementation of the activities.

4. Provincial-level Education and Training Departments shall summarize and formulate activity plans as well as budget estimates for program implementation in localities; guide and supervise the plan implementation as well as activities of districts; sum up reports of districts and report the program implementation results to provincial-level People s Committees and the Ministry of Education and Training (through the Program Management Board).

5. Provincial-level Planning and Investment Departments, Finance Departments, State Treasuries and concerned units shall coordinate with provincial-level Education and Training Departments in the process of implementation of the program in their respective provinces.

6. District-level People s Committees shall set up district-level program management units, with directors being leaders of the district-level People s Committees, deputy directors being heads of district-level education and training offices and members being representatives of relevant divisions and divisions. District-level program management units shall coordinate and organize the program implementation in districts, including:

a/ Formulating an overall plan and annual detailed plans:

b/ Guiding, supervising and evaluating the plan formulation and implementation by the units involved in the program;

c/ Directly organizing the implementation of the program s activities in districts;

d/ Summarizing the program implementation results and reporting thereon to district-level People s Committees and provincial-level Education and Training Departments according to regulations.

Article 5.Program-based expenditure items

1. Item 1: Improving school infrastructure and equipment, including capital construction works; design consultancy and construction supervision;

2. Item 2: Procurement;

3. Item 3: Training and workshops:

4. Item 4: School education fund

5. Item 5: Pupil welfare fund

6. Item 6: Building the FDS capacity

7. Item 7: Extra salaries for teachers.

Article 6.Expenditures made by the Program Management Board

The Program Management Board shall make expenditures:

1. Printing of manual guides, extra workbooks for pupils, instructions for teachers involved in extra teaching on mathematics, Vietnamese language, ethnic language, full-day learning format; procurement of equipment, means of transport and wooden furniture for the Program s office.

2. International consultancy.

3. National consultancy.

4. Overseas training and retraining courses.

5. Domestic training and workshops.

6. Operation of the office of the Program Management Board: salaries and salary allowances for part-time officers, drivers, servants; rents of working offices, stationery, electricity, water, hire contracts, field trips for inspection and supervision purposes, taxes and other prescribed expenses. Expenses on operation of the office of the Program Management Board must comply with donors regulations and current law.

Chapter II

MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL

Article 7.School infrastructure improvement

1. The management and use of capital for improving school infrastructure must comply with current regulations on management of the state budget s investment capital and this Circular s provisions.

2. Agencies competent to decide on investment in projects to improve school infrastructure under the SEQAP shall comply with the Government s Decree No. 12/2009/ND-CP of February 10, 2009, on management of construction investment projects.

3. Improving school infrastructure includes building classrooms, multifunctional classrooms and toilets; design consultancy and construction supervision.

4. The bidding for capital construction packages must comply with the WB s regulations:

a/ For bidding packages with converted equivalent value of under USD 100.000: competitive offers shall apply. Investors shall make econo-technical construction reports and contracts must be completed within 12 months;

b/ For bidding packages with converted equivalent value of USD 100,000 or more, public bidding shall apply. Investors shall formulate investment projects, publicize invitations for bids on at least one newspaper which is published nationwide;

c/ For bidding packages valued at over USD 3,000,000, international public bidding shall apply;

d/ For capital construction bidding packages, contractor appointment is not allowed. Contractor appointment may apply only in urgent cases to remedy consequences of natural disasters, floods in localities as approved by the WB.

5. Bidding packages for design consultancy and supervision must comply with the Vietnamese State s regulations on construction investment and bidding.

Article 8.Procurement

1. District-level program management units shall conduct procurement in accordance with current Vietnamese regulations on procurement and bidding.

2. Procurement covers computers and specialized equipment for information source centers of education and training offices; furniture, supplemental equipment for newly built works; additional textbooks and learning materials for poor pupils and teaching materials for teachers.

Article 9.Training and workshops

1. Expenses on training and workshops at provincial and district levels must comply with current regulations and this Circular s provisions.

2. Training and workshops cover:

a/ Compiling documents for educational training and retraining as well as local cultural courses;

b/ Organizing conferences, seminars as well as training and retraining courses;

c/ Organizing short-term courses; d/ Conducting survey, inspection and supervision within the framework of the SEQAP.

3. Participants in training, retraining courses and workshops will be teachers, principals and assistant principals of primary schools in districts selected for the Program and educational administrators at different levels (education and training departments, offices).

4. Expenditure norms for above-mentioned activities must comply with current regulations as follows:

a/ Expenditures for professional training and retraining of teachers, lecturers and educational administrators must comply with the Finance Ministry s Circular No. 51/2008/TT-BTC of June 16, 2008, guiding the management and use of funding for training and retraining of cadres and civil servants as well as its supplements or amendments (if any);

b/ Expenditures for professional training and retraining conferences and workshops, inspection and supervision trip allowances comply with the Finance Ministry s Circular No. 23/2007/TT-BTC of March 21, 2007, providing for work trip allowances and conference expenses paid by state agencies and non-business administrative units; Circular No. 127/2007/TT-BTC of October 31, 2007, amending and supplementing Circular No. 23/2007/TT-BTC of March 21, 2007; Circular No. 142/2009/TT-BTC of July 14, 2009, amending and supplementing Circular No. 23/2007/TT-BTC of March 21, 2009; Circular 91/2005/TT-BTC of October 18, 2005, providing for work trip allowances applicable to cadres and civil servants on short-term overseas work trips funded by the state budget; and Circular No. 01/2010/TT-BTC of January 6, 2010, on expenditures for reception of foreign guests on work trips in Vietnam, expenditures for international conferences and seminars in Vietnam and expenditures for local guest reception, and amendments and/or supplements (if any) to the above documents;

c/ Expenditures for survey comply with the Finance Ministry s Circular No. 120/2007/TT-BTC of October 15, 2007, guiding the management, use and settlement of funding for surveys covered with non-business state budget, and its amendments and/or supplements (if any);

d/ Expenditures for compiling documents for local culture courses must comply with Circular No. 125/2008/TTLT-BTC-BGDDT of December 22, 2008, of the Ministry of Education and Training and the Ministry of Finance, guiding the management and use of funding for implementation of the national target program on education and training to 2010 and its amendments and/or supplements (if any).

Article 10.School education fund

1. The school education fund covers expenditures for the following:

a/ Maintenance, upgrading and minor repairs of school facilities;

b/ Additional purchase of FDS learning equipment;

c/ Additional purchase of textbooks and learning materials to improve FDS conditions; expenditure levels must comply with Circular No. 125/2008/TTLT-BTC-BDGDT of December 22, 2008, of the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training, and its amendments and supplements (if any);

d/ Support of costs of telephone, lighting and drinking water for pupils;

e/ Hiring of cooks and pupil administrators during lunch time where schools provide lunches for pupils;

f/ Organization of extra educational activities for pupils;

g/ Communication activities to raise public awareness about FDS;

Expenditures for activities other than those mentioned above shall all be considered invalid.

2. School principals are responsible for managing and spending this fund according to the Ministry of Education and Training s regulations in the manual guide on the use of the school education fund. School principals shall assign school accountants and cashiers to implement the accounting/disbursement regulations in accordance with the State Budget Law and the Accounting Law. Levels of support for the fund s activities shall be provided in the operation manual guide of the school education fund, to be issued by the Ministry of Education and Training after consulting the Ministry of Finance.

Article 11.Pupil welfare fund

1. The pupil welfare fund covers expenditures for:

a/ Lunches for disadvantaged, poor and ethnic minority pupils participating in the school s FDS program;

b/ Hiring of ethnic language tutors to help pupils of grades 1 and 2 improve their Vietnamese language skills;

c/ Awards for disadvantaged, poor and ethnic minority pupils with regular school attendance or outstanding study results;

d/ Meals and clothes for poor pupils in case of natural disasters, floods or storms or exceptional cases.

Expenditures for activities other than those mentioned above shall all be considered invalid.

2. School principals shall take responsibility for managing and spending this fund with involvement by the representatives of parents of school pupils according to the Education and Training Ministry s regulations in the manual guide for the pupil welfare fund. School principals shall assign school accountants and cashiers to implement the accounting/ disbursement regulations in accordance with the State Budget Law and the Accounting Law. Levels of support for the fund s activities shall be provided in the operation manual guide of the student welfare fund, to be issued by the Ministry of Education and Training after consulting the Ministry of Finance.

Article 12.Teachers extra salaries

1. Expenditures for teachers extra salaries cover:

a/ Salaries for additionally recruited teachers;

b/ Salaries for teachers who teach in extra time (in case additional teachers cannot be recruited), which comply with Circular No. 50/2008/TTLT-BGDDT-BNV-BTC of September 9, 2008, guiding the payment of salaries for teachers involved in extra teaching in public educational establishments.

2. The fund for FDS teachers extra salaries shall be covered by the state budget s ODA sources which are provided as targeted support for local budgets (50%) and the provincial budget (50%).

Article 13.Expenditures for building the FDS capacity

1. Expenditures for building the FDS capacity mean expenditures to build the capacity of local managerial staff who work on a part-time basis.

2. Beneficiaries of support to build the managerial capacity shall be guided by the Ministry of Education and Training based on agreement with donors.

Article 14.Expenditures for part of the project undertaken by the Program Management Board

1. The procurement covers:

a/ Equipment, wood furniture and means of transport for the Program Management Board;

b/ Documents: printing of manual guides and instructions for teachers; printing of additional workbooks on mathematics and Vietnamese language for pupils. Instructions for teachers, learning materials in support of ethnic minority and disabled pupils, which are unavailable, shall be compiled, printed and distributed.

2. International and national consultancy: The hiring of international consultants or consultancy companies shall be conducted through international public bidding according to the WB s regulations. The hiring of national consultants must comply with the Finance Minister s Circular No. 219/2009/TT-BTC of November 19, 2009, providing a number of expenditure norms applicable to ODA programs/ projects.

3. Expenditures for overseas training and retraining comply with Circular No. 144/2007/ TTLT-BTC-BGDDT-BNG of December 5,2007, of the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training and the Ministry of Foreign Affairs, guiding the allocation and management of state budget s overseas training fund for Vietnamese students; the Finance Ministry s Circular No. 5 l/2008/TT-BT( of June 16, 2008, guiding the management and use of funding for training and retraining of cadres and civil servants; and Circular No. 91/2005/TT-BTC of October 18, 2005, providing allowances for cadres and civil servants on short-term overseas work trip funded by the state budget, and amendments and/or supplements (if any) to these documents.

4. Expenditures for domestic training comply with current regulations.

5. Expenditures for conferences, seminars and training courses comply with the Finance Ministry s Circular No. 219/2009/TT-BTC of November 19, 2009, providing a number of spending norms applicable to ODA programs/ projects.

6. Expenditures for the Program Management Board comply with the Finance Ministry s Circular No. 219/2009/TT-BTC of November 19, 2009, providing a number of expenditure norms applicable to ODA programs/projects.

Chapter III

FORMULATION AND ALLOCATION OF COST ESTIMATES; PAYMENT AND SETTLEMENT

Article 15.Formulation of cost estimates

1. Annually, the Program Management Board shall guide beneficiary localities in formulating program cost estimates.

2. Beneficiaries shall formulate cost estimates with regard to expenditures from the school education fund and the pupil welfare fund and report thereon to the district-level program management units before June 15 every year for summarization.

3. A district-level program management unit shall:

a/ Formulate cost estimates for implementing the SEQAP s activities in the district, including extra salaries for teachers, costs of training and retraining, procurement of equipment and learning materials, costs of strengthening FDS capacity, and program management costs.

b/ Synthesize cost estimates of the district-level SEQAP beneficiaries, including cost estimates of primary schools which make expenditures from the two above-mentioned funds, cost estimates for capital construction, design consultancy and supervision costs for investors.

c/ The district-level program management unit shall synthesize the cost estimates of the SEQAP under Points a and b, Clause 3 of this Article, report thereon to the district People s Committee for integration into the district budget and concurrently send it to the provincia-level Education and Planning Department for integration into the sector s budget estimate.

4. The provincial-level Education and Training Department shall:

a/ Formulate cost estimates for training activities and workshops to strengthen the FDS capacity according to its assignment;

b/ Synthesize its cost estimates with those of district-level program management units, to be sent to the provincial-level Finance Department and Planning and Investment Department for integration into the provincial budget estimates, as well as to the Program Management Board for summarization.

5. Based on the donors disbursement commitments and implementation results of provinces, the Ministry of Education and Training shall sum up the SEQAP s cost estimates and draft an allocation plan to be sent to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for summarization and submission to the Government and the National Assembly for approval as scheduled and according to current regulations.

6. By the year-end, if provinces involved in the SEQAP don t use up the allocated funds, the remainder shall be carried forward to the subsequent fiscal year, not to be used for other purposes. In the last year of the Program, the remaining funds, if any, shall be summed up and reported to the Finance Ministry for handling.

7. With regard to the part of funding subject to the project-based management by the Ministry of Education and Training, the formulation of annual cost estimates shall comply with current regulations applicable to ODA projects.

Article 16.Allocation and assignment of cost estimates

The allocation and assignment of the SEQAP s costs estimates shall comply with the current State Budget Law and sub-law documents specifying coded investments and non-business expenditures under the Program, detailing to each code.

Article 17.Expenditure control

1. The State Treasuries at all levels shall control expenditures for activities under the SEQAP.

2. The control must ensure that expenditures of the SEQAP conform to the Financing Agreement and current domestic regulations.

3. Dossiers and procedures for expenditure control:

a/ Expenditures for capital construction comply with the Finance Ministry s Circular No. 27/2007/TT-BTC of April 3, 2007, guiding the management and payment of investment and non-business capital of investment and construction nature of state budget sources; Circular No. 130/2007/TT-BTC of November 2, 2007, amending and supplementing a number of provisions of Circular No. 27/2007/TT-BTC; Circular No. 88/2009/TT-BTC of April 29,2007, amending and supplementing a number of provisions of Circular No. 27/2007/TT-BTC; and Circular No. 209/2009/TT-BTC of November 5, 2009, amending and supplementing Circular No. 27/2007/TT-BTC;

b/ Non-business expenditures comply with the Finance Ministry s Circular No. 79/2003/TT-BTC of August 13, 2003, guiding the management, allocation and payment of state budget expenditures through the State Treasuries and this Joint Circular;

c/ Project expenditures comply with the Finance Ministry s Circular No. 108/2007/TT-BTC of September 7, 2007, guiding financial mechanism applicable to ODA programs and projects, and its (if any).

Article 18.Cost accounting and finalization

1. The program-based capital shall be transferred by donors into the Finance Ministry s foreign currency account opened at the State Bank of Vietnam, converted into Vietnam dong and transferred into the state budget for spending to the Program and allocation to benefiting units within the system of the State Treasuries. Benefiting units of the SEQAP shall withdraw the estimated capital at state treasuries for implementation of their activities.

2. The Program-funded agencies and units shall implement the accounting, cost-accounting and finalization in compliance with the non-business administrative accounting regime promulgated together with the Finance Minister s Decision No. 19/2006/QD-BTC of March 30.2006, and conduct cost-accounting according to the corresponding chapter, category and item of the state budget index promulgated together with the Finance Minister s Decision No. 33/2008/QD-BTC of June 2. 2008; Circular No. 223/2009/TT-BTC of November 25, 2009, supplementing the state budget index; and the Finance Ministry s Circular No. 108/2007/TT-BTC of September 7, 2007, guiding the financial management mechanism applicable to ODA programs and projects and its amendments and/or supplements (if any).

With regard to capital construction investment, the annual settlement and finalization upon the completion of projects comply with the finance Ministry s Circular No. 53/2005/TT-BTC of June 23, 2005, guiding the formulation and evaluation of reports on the state budget s capital construction investment according to the annual state budget settlement schedule; Circular No. 33/2007/TT-BTC of April 9, 2007, guiding the project completion settlement of the state budget capital; and Circular No. 98/2007/TT-BTC of August 9. 2007, amending and supplementing a number of provisions of Circular No. 33/2007/TT-Bộ Tài chính, and its amendments/supplements (if any).

3. The Program Management Board shall take responsibility for final settlement of fund directly used for the implementation of ODA projects.

Chapter IV

REPORTING INSPECTION AND SUPERVISION

Article 19.Reporting

1. Units directly using and benefiting from the Program shall compare figures of expenditures with the State Treasuries where they conduct transactions and make periodical reports according to the forms provided in Appendix 2 to this Circular (not printed herein) before July 31 (for biannual reports) and February 28 (for annual reports) to district-level program management units for summing up and reporting to provincial-level Education and Training Departments.

2. Provincial-level Education and Training Departments shall make summarization reports of district-level program management units according to set forms, submit them to provincial-level People s Committees for signing and sending to the Ministry of Education and Training before August 31 (for biannual reports) and March 31 (for annual reports).

3. District state treasuries shall make reports on allocated and used funding of the units benefiting from the Program for submission to the provincial state treasury. The provincial state treasury shall make a summarization of those reports for submission to the Finance Ministry. The State Treasuries shall guide contents and procedures of reporting on the Program s expenditures within the treasury system.

4. Biannually and annually, the Finance Ministry shall make a summarization of data on disbursement by state treasuries and reports on the SEQAP s foreign capital transferred into the state budget, which shall be sent to the donors through the Ministry of Education and Training, according to the forms and deadlines provided in the Financing Agreement signed between Vietnam and the WB.

5. Biannually and annually, the Program Management Board shall make a general report on disbursement and implementation results of the SEQAP, to be sent to the Ministry of Education and Training, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the WB and the donors.

6. Based on commitments in Financing Agreement No. 4608-VN between Vietnam and the WB, the Ministry of Education and Training shall guide in detail the reporting process and information exchange mechanism in the manual guides of the SEQAP.

Article 20.Inspection, supervision and audit

1. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the donors in. conducting regular or extraordinary inspection of the implementation, contents and use of funding of the Program in localities so as to supervise its management and use in line with the set objectives and regulations, ensuring thrift and efficiency.

2. Provincial-level Education and Training Departments shall assume the prime responsibility for. and coordinate with provincial-level Finance Departments and Planning and Investment Departments in. inspecting regularly or extraordinarily, supervising and evaluating the performance, management and use of funding of the program in order to achieve the assigned targets, in line with the set objectives and regulations, ensuring thrift and efficiency.

3. Annual independent audit will apply to the ODA program and project funding. The independent audit organization shall be selected through bidding according to regulations of the Vietnamese Government and the WB.

4. The State Audit of Vietnam shall audit activities of the SEQAP according to the State Audit Law.

5. The Ministry of Education and Training shall send independent audit reports to the Finance Ministry, the Planning and Investment Ministry, the State Bank of Vietnam and the donors.

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 21.This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.

Article 22.Any problems arising in the course of implementation should be reported to the two ministries for appropriate amendment.-

 

FOR THE MINISTER OF
EDUCATION AND TRAINING
DEPUTY MINISTER





Nguyen Vinh Hien

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER





Tran Xuan Ha

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 15/2010/TTLT-BTC-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất