Thông tư 92/2013/TT-BTC về Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài

thuộc tính Thông tư 92/2013/TT-BTC

Thông tư 92/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:92/2013/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Minh
Ngày ban hành:08/07/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Trợ giúp công dân gặp khó khăn ở nước ngoài

Ngày 08/07/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 92/2013/TT-BTC quy định về chế độ quản lý tài chính Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Quỹ bảo hộ công dân).
Quỹ bảo hộ công dân hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Theo đó, Quỹ chi không hoàn lại trong trường hợp trợ giúp những công dân đặc biệt khó khăn khi họ và gia đình không có khả năng tài chính để khắc phục với các khoản chi như: phương tiện vận chuyển tại nước sở tại, lương thực thực phẩm, nơi ở tạm thời và nhu yếu phẩm cần thiết khác. Trong trường hợp công dân gặp rủi ro nghiêm trọng cần bảo hộ (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố) hoặc bị mắc bệnh hiểm nghèo (tâm thần, liệt, ung thư giai đoạn cuối), bị tử vong, bị tai nạn nghiêm trọng nguy cơ đến tính mạng, tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục, ngoài các chi phí nêu trên thì Quỹ bảo hộ công dân trợ giúp thêm chi phí phương tiện về nước và các chi phí khác có liên quan (nếu cần).
Ngoài ra, Thông tư này cũng chỉ rõ, Quỹ bảo hộ công dân sẽ chi hoàn lại đối với các khoản tiền mua vé phương tiện về nước, chi trả các khoản viện phí bệnh viện, chi phí cư trú tạm thời và các chi phí khác trong trường hợp đương sự có đặt cọc, hoặc bảo lãnh của gia đình, thân nhân, công ty phái cử lao động và các xác nhận của UBND cấp xã nơi gia đình, thân nhân, tổ chức trong nước có hộ khẩu thường trú, cư trú hoặc nơi đóng trụ sở làm việc... về việc hoàn trả các khoản tiền này. Trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nếu đương sự không có đặt cọc hoặc bảo lãnh của gia đình, tổ chức trong nước, hoặc của công ty phát cử lao động, chủ tàu thì chính đương sự phải có cam kết hoàn trả các chi phí tạm ứng cho Quỹ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2013, thay thế Thông tư số 177/2010/TT-BTC ngày 05/11/2010.

Xem chi tiết Thông tư92/2013/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

Số: 92/2013/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 8 tháng 7 năm 2013

THÔNG TƯ

Quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài

---------------------------------------

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 1. Phạm vi áp dụng
Thông tư này quy định việc quản lý tài chính của Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài (gọi tắt là Quỹ Bảo hộ công dân) do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007, Tên giao dịch quốc tế là Fund for Assisting Overseas Vietnamese Citizens and Legal Entities - viết tắt là FAOV).
Công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài đã đóng bảo hiểm ở nước ngoài không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư này.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bảo hộ công dân
1. Quỹ Bảo hộ công dân hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Quỹ mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại các ngân hàng thương mại trong nước theo qui định tại Điều 2 Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Ban giám đốc và Văn phòng Quỹ thực hiện các hoạt động bảo hộ công dân theo đúng quy định tại Quy chế “Tổ chức và hoạt động Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài” do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành.
Điều 3. Nguồn thu của Quỹ Bảo hộ công dân
1. Nguồn kinh phí ban đầu của Quỹ Bảo hộ công dân do Ngân sách nhà nước cấp là 20 (hai mươi) tỷ đồng Việt Nam; kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung hàng năm trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tiền và tài sản do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đóng góp tự nguyện và tài trợ cho Quỹ phù hợp với các quy định của pháp luật.
3. Các khoản thu từ lãi tiền gửi và các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 4. Nội dung chi của Quỹ Bảo hộ công dân
1. Quỹ Bảo hộ công dân Việt Nam được chi những nội dung sau:
1.1. Các nội dung chi không hoàn lại:
a) Chi các hoạt động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Chi phí cho cán bộ của cơ quan đại diện Việt Nam đi công tác phục vụ nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân; đi thăm lãnh sự để tìm hiểu tình hình đối với các trường hợp công dân bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, bị xét xử, tù đày các khoản sau: tiền vé máy bay, tàu xe đi lại, tiền xăng dầu, tiền công tác phí theo chế độ quy định hiện hành.
b) Trợ giúp những trường hợp công dân đặc biệt khó khăn khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục, các khoản chi phí: phương tiện vận chuyển tại nước sở tại, lương thực, thực phẩm, nơi ở tạm thời và nhu yếu phẩm cần thiết khác theo chứng từ chi thực tế trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Những trường hợp này Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quyết định phù hợp với thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 3 điều 6 Thông tư này.
c) Đối với những trường hợp công dân bị mắc bệnh hiểm nghèo (tâm thần, liệt, ung thư giai đoạn cuối), bị tử vong, bị tai nạn nghiêm trọng nguy cơ đến tính mạng, khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục; hoặc các trường hợp gặp rủi ro nghiêm trọng cần bảo hộ (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố), ngoài các chi phí nêu tại điểm b tiết 1.1 khoản 1 Điều này nếu cần trợ giúp thêm chi phí phương tiện về nước và các chi phí khác có liên quan thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Giám đốc Quỹ để báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
d) Trợ giúp các khoản chi phí đưa phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của tội phạm buôn bán người từ nước ngoài trở về nước theo nội dung, mức chi hỗ trợ nạn nhân trong thời gian chờ thu xếp về nước do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân.
1.2. Các nội dung chi hoàn lại:
Tạm ứng tiền mua vé phương tiện về nước, chi trả các khoản viện phí bệnh viện, chi phí cư trú tạm thời và các chi phí khác cho công dân trong các trường hợp:
a) Đương sự có đặt cọc, hoặc bảo lãnh của gia đình, thân nhân, công ty phái cử lao động, chủ tàu và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp phường/xã nơi gia đình, thân nhân, tổ chức trong nước có hộ khẩu thường trú, cư trú hoặc nơi đóng trụ sở làm việc, của Uỷ ban nhân dân (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi chủ sử dụng lao động, chủ tàu đăng ký hành nghề về việc hoàn trả các khoản tiền này.
b) Trường hợp đặc biệt khẩn cấp nếu đương sự không có đặt cọc hoặc bảo lãnh của gia đình, tổ chức trong nước, hoặc của công ty phái cử lao động, chủ tàu thì đương sự phải có cam kết hoàn trả các chi phí tạm ứng cho Quỹ. Thủ trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét quyết định cho tạm ứng đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Chi cho công tác quản lý Quỹ:
Hàng năm Bộ Ngoại giao được sử dụng tối đa 10% tổng kinh phí được phê duyệt cho quỹ Bảo hộ công dân và Pháp nhân Việt Nam để chi cho các hoạt động quản lý Quỹ, bao gồm:
a) Chi phụ cấp đối với chức danh Giám đốc Quỹ theo chế độ kiêm nhiệm quy định tại Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác.
b) Chi phụ cấp trách nhiệm kế toán trưởng đối với Kế toán trưởng của Quỹ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT/BTC-BNV của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bài miễn, thay thế và xếp phụ cấp Kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực Nhà nước.
c) Chi phụ cấp trách nhiệm thủ quỹ đối với cán bộ là Thủ quỹ của Quỹ theo quy định tại Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.
d) Chi lương, bảo hiểm và phụ cấp theo quy định của pháp luật cho nhân viên hợp đồng (nếu có) của Quỹ.
đ) Chi trả tiền làm thêm giờ (nếu có) theo chế độ quy định hiện hành.
e) Chi cho hoạt động tuyên truyền để xây dựng Quỹ.
g) Chi cho các hoạt động đoàn ra, đoàn vào phục vụ công tác xây dựng Quỹ, kiểm tra thường xuyên, định kỳ hàng năm việc sử dụng Quỹ tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; chi cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế trong và ngoài nước; hoạt động phối hợp với các địa phương trong công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.
h) Chi mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định phục vụ hoạt động của Quỹ.
i) Chi văn phòng phẩm; chi thanh toán dịch vụ công cộng.
k) Chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho các tổ chức, cá nhân có công vận động hoặc trực tiếp đóng góp vào Quỹ hoặc có thành tích trong hoạt động của Quỹ. Việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Nguồn trích Quỹ thi đua, khen thưởng từ kinh phí hoạt động quản lý Quỹ và do Bộ Ngoại giao giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Quỹ.
l) Các khoản chi hợp pháp khác phục vụ cho công tác quản lý Quỹ.
Các nội dung chi nêu trên được thực hiện theo chế độ, định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước; Giám đốc Quỹ quyết định chuẩn chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Tỷ lệ để chi cho các hoạt động quản lý Quỹ nói trên sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 5. Đặt cọc, bảo lãnh, hoàn trả chi phí tạm ứng Quỹ
1. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong nước, công ty, chủ tàu:
a) Cá nhân, tổ chức trong nước thực hiện đặt cọc hoặc bảo lãnh cam kết hoàn trả các khoản chi phí để mua vé phương tiện về nước và các chi phí khác cho công dân ở nước ngoài phải có trách nhiệm hoàn trả cho Quỹ đúng thời hạn đã cam kết.
b) Cá nhân trực tiếp cam kết hoàn trả chi phí tạm ứng với Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để mua vé phương tiện về nước và các chi phí khác phải có trách nhiệm hoàn trả cho Quỹ đúng thời hạn đã cam kết.
c) Công ty phái cử lao động, chủ tàu đưa ngư dân đi làm việc có trách nhiệm đặt cọc, bảo lãnh và hoàn trả cho Quỹ đúng thời hạn đã cam kết các khoản chi phí tạm ứng mua vé phương tiện về nước và các chi phí khác để đưa đưa lao động, ngư dân về nước.
2. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp:
a) Trường hợp cá nhân, tổ chức trong nước trong nước đặt cọc hoặc cam kết bảo lãnh: Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường nơi đương sự có hộ khẩu thường trú, cư trú, hoặc đóng trụ sở làm việc xác nhận việc đặt cọc hoặc cam kết bảo lãnh trong việc hoàn trả chi phí tạm ứng cho Quỹ; đồng thời có trách nhiệm thu hồi khoản nợ tạm ứng của cá nhân, tổ chức đó để hoàn trả Quỹ hoặc đôn đốc cá nhân, tổ chức đó hoàn trả cho Quỹ đúng thời hạn đã cam kết.
b) Trường hợp chủ sử dụng lao động trong nước, chủ tàu đặt cọc hoặc cam kết bảo lãnh: Uỷ ban nhân dân (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cấp Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi chủ sử dụng lao động, chủ tàu đăng ký hành nghề xác nhận việc đặt cọc hoặc cam kết bảo lãnh trong việc hoàn trả chi phí tạm ứng cho Quỹ; đồng thời có trách nhiệm thu hồi khoản nợ tạm ứng của chủ sử dụng lao động để hoàn trả Quỹ hoặc yêu cầu chủ sử dụng lao động hoàn trả chi phí đó cho Quỹ theo đúng thời hạn cam kết.
Trong trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân các cấp được tạm ứng từ ngân sách địa phương để đặt cọc bảo lãnh, hoặc hoàn trả chi phí tạm ứng cho Quỹ khi cá nhân hoặc chủ sử dụng lao động gặp hoàn cảnh khó khăn chưa thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo đúng thời hạn cam kết, sau đó thu hồi của cá nhân, chủ sử dụng lao động để hoàn trả ngân sách địa phương.
3. Trách nhiệm của Quỹ:
Quỹ có trách nhiệm theo dõi và thường xuyên phối hợp với các Uỷ ban nhân dân các cấp đôn đốc thu hồi công nợ; trường hợp đến hạn thu hồi công nợ nhưng cá nhân, tổ chức vẫn chưa hoàn trả thì Quỹ phải có trách nhiệm ra thông báo đòi nợ gửi cho đương sự và Uỷ ban nhân dân các cấp.
4. Xử lý vi phạm chậm nộp hoặc không nộp:
a) Cá nhân trực tiếp cam kết hoàn trả chi phí tạm ứng và cá nhân, tổ chức thực hiện đặt cọc, cam kết bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đúng thời hạn như nội dung đã cam kết, thì cá nhân, tổ chức đã cam kết ngoài việc phải hoàn trả chi phí đã tạm ứng còn phải nộp cho Quỹ khoản lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi xuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
b) Trường hợp không nộp trả thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6: Lập dự toán, phân bổ dự toán, quyết toán và cơ chế sử dụng
1. Lập dự toán và phân bổ dự toán:
a) Hàng năm Bộ Ngoại giao lập dự toán kinh phí hoạt động của Quỹ và tổng hợp chung vào dự toán của Bộ gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn luật.
b) Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tiến hành phân bổ dự toán kinh phí cho Quỹ (kèm theo thuyết minh nội dung sử dụng Quỹ) gửi Bộ Tài chính thẩm tra theo quy định. Căn cứ dự toán được phân bổ Quỹ thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước để chi cho công tác quản lý Quỹ và tiến hành cấp kinh phí cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chi Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài phát sinh theo thực tế tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
2. Quyết toán:
a) Hàng năm các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sử dụng Quỹ có trách nhiệm báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng, đồng thời gửi các chứng từ chi tiêu (bản gốc) về Văn phòng Quỹ để kiểm tra, xét duyệt và tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Bộ Ngoại giao.
b) Bộ Ngoại giao có trách nhiệm xét duyệt quyết toán thu, chi của Quỹ và tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm của Bộ Ngoại giao gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Trường hợp Quỹ không sử dụng hết kinh phí được duyệt cấp trong năm thì số dư được chuyển sang năm sau để sử dụng theo đúng mục đích, nội dung sử dụng Quỹ đã quy định.
3. Cơ chế sử dụng:
a) Trên cơ sở kế hoạch chi hàng năm đã được phân bổ, Giám đốc Quỹ có trách nhiệm và hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc quản lý và sử dụng kinh phí phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tuân thủ các quy định về quản lý tài chính hiện hành và quy định về quản lý tài chính Quỹ cũng như quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ.
b) Giám đốc Quỹ có quyền duyệt chi với mức không quá 10.000 USD (mười nghìn đôla Mỹ) cho mỗi vụ việc. Các khoản chi trên mức 10.000 USD và các khoản chi quy định tại điểm c tiết 1.1 khoản 1 Điều 4, Giám đốc Quỹ phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét quyết định.
c) Trưởng cơ quan đại diện ở nước ngoài có quyền duyệt chi với mức không quá 3.000 USD (ba nghìn đôla Mỹ) cho mỗi vụ việc. Các khoản chi trên mức 3.000 USD và các khoản chi quy định tại điểm c tiết 1.1 khoản 1 Điều 4, Trưởng cơ quan đại diện kiến nghị Giám đốc Quỹ xem xét quyết định phù hợp theo thẩm quyền.
d) Quỹ không được sử dụng kinh phí của Quỹ chi cho các hoạt động không đúng mục đích quy định của Quỹ.
Điều 7: Công tác kế toán và quản lý Quỹ
1. Quỹ Bảo hộ công dân phải tổ chức công tác kế toán, hạch toán theo quy định tại quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành về “Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp”; theo quy định quản lý tài chính các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng như các quy định của Quỹ.
2. Quỹ thực hiện hạch toán riêng phần hoạt động nghiệp vụ chi cho hoạt động quản lý của Quỹ.
3. Quỹ tổ chức hạch toán riêng để theo dõi các khoản đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho Quỹ thông qua cơ quan đại diện ở nước ngoài.
4. Đồng tiền hạch toán: Hạch toán, quyết toán bằng tiền đồng Việt Nam.
5. Trường hợp sử dụng bằng ngoại tệ: Bộ Tài chính cấp trực tiếp bằng ngoại tệ thì áp dụng tỷ giá hạch toán - kế toán của Bộ Tài chính công bố hàng tháng. Trường hợp mua ngoại tệ tại ngân hàng thì thực hiện tỷ giá quy đổi ngoại tệ theo chứng từ ngân hàng tại thời điểm mua ngoại tệ.
6. Giám đốc Quỹ và Trưởng cơ quan đại diện chịu trách nhiệm về việc chi tiêu theo đúng chính sách, chế độ và quy định tại Thông tư này.
7. Quỹ Bảo hộ công dân chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về kiểm tra, thanh tra các hoạt động tài chính của Quỹ.
Điều 8: Tổ chức thực hiện Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2013, thay thế Thông tư số 177/2010/TT-BTC ngày 05/11/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng như các đơn vị có liên quan trong Bộ thực hiện quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để hướng dẫn giải quyết./.

 Nơi nhận :
- Ban Bí thư;
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- VP TW Đảng và các ban của Đảng;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan TW của các hội, đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu : VT, Vụ HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Thị Minh

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No.92/2013/TT-BTC dated July 8, 2013 of the Ministry of Financedefining the financial management regime of theFund for Assisting Overseas Vietnamese Citizens and Legal Entities

Pursuant to the Decree No.60/2003/ND-CP dated June 06, 2003detailing and guiding the implementation of the State Budget law;

Pursuant to the Decree No.118/2008/ND-CP dated November 27, 2008defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Decision No.119/2007/QD-TTg dated July 25, 2007 of the Prime Minister on setting up the Fund for Assisting Overseas Vietnamese Citizens and Legal Entities;

At the proposal of the Director of the Department of Public Expenditure;

The Minister of Finance promulgates the Circular defining the financial management regime of theFund for Assisting Overseas Vietnamese Citizens and Legal Entities.

Article 1. Scope of application

This Circular regulates the financial management of the Fund for Assisting Overseas Vietnamese Citizens and Legal Entities(below referred to as Citizen Assistance Fund for short)established by the Prime Minister under the Decision No.119/2007/QD-TTg dated July 25, 2007.  The international transaction name is the Fund for Assisting Overseas Vietnamese Citizens and Legal Entities –abbreviated to FAOV).

Vietnamese citizens who permanently reside in foreign countries or territories and have paid insurance premiums in those countries or territories are not in the scope of application under this Circular.

Article 2. Operating principles of the Fund

1. The Citizen Assistance Fund is operated not for profit. The Citizen Assistance Fund has the legal entity, account and its own seal and. The Fund opens its account in Vietnamese dong and foreign currency at the State Treasury or at the domestic commercial banks as stipulated under Article 2 of the Decision No.119/2007/QD-TTg dated July 25, 2007 of the Prime Minister.

2. Vietnamese overseas representative agencies coordinate with the board of directors and the Fund’s office to implement the citizen assistance activities as stipulated under the Regulation “organization and operation of the Fund for Assisting Overseas Vietnamese Citizens and Legal Entities” issued by the Ministry of Foreign Affairs.

Article 3. Collecting source of the Citizen Assistance Fund

1. The original capital source of the Citizen Assistance Fund granted by the State Budget is twenty billion dong; the additional capital supplemented by the State Budget annually shall be based on the estimation approved by the relevant authorities.

2. Cash and assets are voluntarily contributed and funded by domestic and foreign organizations and individuals in accordance with the law.

3. Interest income and other legal incomes (if any);

Article 4. Expenses of the Citizen Assistance Fund

1. Expenses of the Citizen Assistance Fund are as follows:

1.1. Non-refundable expenses:

a) Expenses for direct activities related to assistingoverseas Vietnamese citizens and legal entities ofoverseas Vietnamese representative agencies. Expenses for officials of representative agencies to assist overseas Vietnamese citizens and legal entities or investigate cases in which overseas Vietnamese citizens are arrested, held in temporary detention of custody, brought to trial or sentenced to imprisonment the following: payment for plane tickets, transportation, petrol, mission allowance as stipulated.

b) Expenses for citizens that have met difficulties when they themselves and their family can’t afford to recover: transport fee at home country, food, temporary accommodation and necessary demands according to the documents for real payments. For these cases, the head of overseas Vietnamese representative agencies shall decide to be in accordance with the regulations under Point c Clause 3 Article 6 of this Circular.

c) For citizens who are suffered from the fatal diseases (mental disease, end-stage of cancer, dead, or having accident that may affect their life and they can’t afford to recover; or cases in serious circumstances that need assistance (war, natural disasters, epidemic diseases, terrorism) besides expenses mentioned under Point c Clause 3 Article 6 of this Circular if they need the assistance on transport to come back to country and other related expenses, the overseas Vietnamese representative agencies must report to the Minister of Foreign Affairs for consideration and decision for each specific case.

d) Assist the expenses for taking women, children who are victims of human trafficking criminals to back to their country according to the content, expense rate to support them during the time of pending their repatriation; conducted by the overseas Vietnamese representative agencies as stipulated the Joint Circular of the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs regulating on the content, expense rate for the assistance of citizens.

1.2. Refundable expenses:

Advances for air fares for repatriation, payments of hospital fees, temporary accommodation expenses and other expenses for citizens in the following cases:

a) When persons concerned have paid deposits or their families, companies, ship-owner offer guarantee and have the confirmation from the Commune People’s Committee where they have the registered residence or their offices are located, of the People’s Committee (at provincial, centrally run cities level or district, provincial cities, towns level) where the owner of using the labor, the ship-owner registered for operation for the refund of these amounts.

b) In special cases that persons concerned haven’t deposited or haven’t had the guarantee of family, domestic organizations or company, ship-owner, they must have the commitment to refund the advances for the Fund. The head of the representative agencies shall consider and decide on advances for each specific case.

2. Expenses for the management of the Fund

Annually, the Ministry of Foreign Affairs is allowed to use not exceeding 10% of the Funds approved annual fund for expenses for the management of the Fund, including:

a) Expense for allowance for the title of director according to the part-time regime as stipulated under the Circular No.78/2005/TT-BNV dated August 10, 2005 on guiding the implementation of part-time allowance for part timeofficials, civil servants and cadresfor titles of head of another organizations and units.

b) Expense for duty-allowance of the chief accountant for the head accountant of the Fund as stipulated under the Joint Circular No.50/2005/TTLT/BTC-BNV of the Ministry of Finance and the Ministry of Home Affairsguiding the standards, conditions and procedures for the appointment, dismissal, replacement and benefit calculation of chief accountant, accountants in state accounting units.

c) Expense for duty-allowance for officials who are treasurer of the Fund as stipulated under the Circular No.05/2005/TT-BNVproviding guidelines on implementation of duty-allowance regime applicable to officials, civil servants and cadres.

d) Expense for wages, insurance premiums and allowances shall be paid in accordance with law to the Funds employees working under labor contracts;

dd) Expense for working extra  hours (if any) in accordance with law.

e) Expenses for public information work to raise capital for the Fund;

g) Expenses for inbound and outbound delegations to raise capital for the Fund; inspect the use of the Fund at overseas Vietnamese representative agencies; Expenses for survey and study the actual situation and specific activities of assistance of Vietnamese citizens and legal entities in domestic and foreign countries.

h) Expenses for buying, repairing, maintaining the fixed assets to serve for the operation of the Fund.

i) Expenses for stationery and public services;

k) Expenses for rewarding for organizations, individuals that have the contribution to the Fund or get high achievements in the operation of the Fund. The management and use of the rewarding fund is implemented according to the Circular of the Ministry of Finance guiding the implementation of the Decree No. 42/2010/ND-CP dated 15 April 2010 by the Government on regulating details of implementing some articles of the law on the emulation and rewards. The source for rewarding fund is extracted from the operation budget of the Fund and assumed by the Ministry of Foreign Affairs in the annual estimation of the Fund.

Article 5. Deposit, guarantee, and refund the advances

1. Responsibilities of individuals, domestic organization and ship-owner:

a) Individuals, domestic organization shall deposit or commit the guarantee for the refund of the expenses for buying tickets for repatriation and other expenses for citizens overseas must be responsible for refunding these amounts for the Fund on time as committed.

b) Individuals who directly commit to refund the advances with overseas Vietnamese representative agencies to buy ticket for repatriation and other expenses must be responsible for refunding these amounts for the Fund on time as committed.

c) The company sending labors working abroad, ship-owners who send fishermen working abroad must deposit and offer guarantee and refund the advances to buy tickets for repatriation and other expense for the Fund. .

2. Responsibilities of People’s Committee at all levels:

a) For cases individuals, domestic organization have deposited or committed the guarantee:  People’s Committee at commune level where the persons concerned have the permanent residence or their offices are located must confirm the deposit and guarantee in refunding the advances for the Fund; shall be responsible for collecting the debts from the advances of those individuals, organizations to refund for the Fund or ask individuals and organizations to refund these amounts for the Fund on time as committed.

b) For cases the company sending labors working abroad, ship-owners who send fishermen working abroad deposit and offer guarantee: People’s Committee at provincial or centrally run cities level or district or provincial cities, towns level) where labor owners, ship- owner register the operation shall confirm the deposit or commit the guarantee in refunding the advances for the Fund; shall be responsible for collecting the debt from the advances of labor owners to refund for the Fund or request the labor owner to refund these expenses for the Fund on time as committed.

When necessary, People’s Committees at all levels shall be allowed to advance from the local budget to deposit the guarantee or refund the expenses for advances when individuals or labor owners have difficulties and they can’t afford to refund on time as committed, then collect from individuals, labor owners to refund for the local budget.

3. Responsibilities of the Fund:

The Fund shall examine and coordinate with People’s Committees at all levels to collect the debt; For cases it is time to collect but individuals, organizations haven’t refunded yet, the Fund must sent the notifications to collect the debt to the persons concerned and People’s Committee at all levels.

4. Handle the violations or late payment:

a) Individuals who directly commit to refund the expense for the advances and individuals, organizations have deposited or offered guarantee fail to pay on time as committed, those individuals, organizations must pay interest for the amount of money that pay late according to the interest rate declared by the State Bank equivalent to the time of late payment at the time of payment besides expenses that were advanced.

b) For case not paying, it shall be handled in accordance with the law.

Article 6. Setting up the estimation, allocation of estimation and finalization and use mechanism

1. Setting up the estimation, allocation of estimation

a) Annually, the Ministry of Foreign Affairs shall set up the estimation on operating expenses of the Fund, summarizing into the general estimation of the Ministry and sending it to the relevant authorities according to the law on State Budget and other documents.

b) Based on the estimation approved by the relevant authorities, the Minister of Foreign Affairs shall allocate the expense estimation for the Fund (attached with the explanation of using the Fund) and send it to the Ministry of Finance for verification as regulated. Based on the allocated expense estimation, the Fund shall withdraw at the State Treasury to pay for the management of the Fund and grant the expenditure for overseas Vietnamese representative agencies to implement the expense task for assistingoverseas Vietnamese citizens and legal entities arising from the reality at theoverseas Vietnamese representative agencies.

2. Finalization

a) Annually, overseas Vietnamese representative agencies using the Fund shall be responsible for reporting the expenditure that has been used, and sending the expense document (original) to the Fund’s office for examination, review and summarizing the report on finalization to send the Ministry of Foreign Affairs.

b) The Ministry of Foreign Affairs shall be responsible for reviewing the revenue and expenditure finalization statements of the Fund and summarize in the general annual finalization report of the Ministry of Foreign Affairs and send it to the Ministry of Finance as stipulated under the Law on State Budget and other documents.

In case, the Fund doesn’t use up the approved capital for the year, the remaining amount shall be transferred for the use of the following year to be in accordance with the purposes, contents of using the Fund as stipulated.

3. Use mechanism:

a) Based on the annual allocated expenditure plan, the director of the Fund shall be responsible for guiding the overseas Vietnamese representative agencies to implement the management and use of the capital in accordance with the Vietnamese law, the home country’s law, international law and other regulations on the current financial management and regulations on the financial management of the Fund as well as the regulations on organization and operation of the Fund.

b) The director of the Fund shall have the rights to approve the expenses not exceeding 10,000 USD (ten thousands dollar). For expenses exceeding 10,000 USD and expenses as stipulated under Point c sub-point 1.1 Clause 1 Article 4, the director of the Fund must report to the Minister of Foreign Affairs for consideration and decision.

c) The head of overseas Vietnamese representative agencies shall have the rights to approve expenses not exceeding 3,000 USD (three thousands dollar) for each case or affair. For any expense exceeding USD 3,000 and expenses as stipulated under Point c sub-point 1.1 Clause 1 Article 4, the head of representative agencies must propose to the Funds director for consideration and decision.

d) The Fund is not allowed to use the budget of the Fund for expenses that are not in accordance with the stipulated purposes of the Fund.

Article 7.  Accounting and the management of the Fund

1. The Citizen Assistance Fund must organize the accounting, and keep business account in accordance with the Decision No.19/2006/QD-BTCdated March 30, 2006 ofthe Minister of Finance on release the administrative accounting regulation; regulation on the financial management for Vietnamese overseas representative agencies as well as other regulations of the Fund.

2.  The Fund shall keep its own business account on expense activities for the management of the Fund.

3. The Fund shall keep its own business account to keep track of the contribution received from domestic and foreign organizations and individuals through overseas representative agencies.

4. Accounting currency: accounting, finalizing in Vietnam dong.

5. In the case of using foreign currency: The Ministry of Finance issues directly in foreign currency, it shall apply the accounting – finalizing rate declared monthly. In the case of purchasing the foreign currency at banks, it shall apply the foreign exchange rate according to the bank documents at the time of purchasing the foreign currency.

6. The director of the Fund and the Head of the representative agencies shall be responsible for expenses in accordance with the policy, regime and regulation under this Circular.

7. The Citizen Assistance Fund must comply with all current regulations of the State on examining, inspecting the financial activities of the Fund.

Article 8. Organization of implementation

This Circular takes effect on October 01, 2013 and replaces the Circular No.177/2010/TT-BTC dated November 05, 2010 of the Ministry of Financedefining the financial management regime of theFund for Assisting Overseas Vietnamese Citizens and Legal Entities.The Ministry of Foreign Affairsshall be responsible for guiding overseas Vietnamese representative agencies, related agencies to implement this Circular.

In the course of implementation, any arising problems should be reported timely to the Ministry of Finance for consideration and guidance.

For the Minister of Finance

Deputy Minister

Nguyen Thi Minh

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 92/2013/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất