Thông tư 83/2013/TT-BTC tỷ lệ phí TCTD cổ phần hóa hưởng khi thu nợ ngoại bảng

thuộc tính Thông tư 83/2013/TT-BTC

Thông tư 83/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 07/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ phí tổ chức tín dụng cổ phần hóa được hưởng khi thu hồi các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:83/2013/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:25/06/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------
Số: 83/2013/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2013
 
 
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 07/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về tỷ lệ phí tổ chức tín dụng cổ phần hóa được hưởng khi thu hồi
các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại
 
 
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
Căn cứ Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ phí tổ chức tín dụng cổ phần hóa được hưởng khi thu hồi các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ phí tổ chức tín dụng cổ phần hóa được hưởng khi thu hồi các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại,
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (trong Thông tư này gọi chung là ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa) và các tổ chức có liên quan.
Điều 2. Quản lý các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại
1. Các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại là các khoản nợ ngoại bảng đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước được Thủ tướng Chính phủ cho phép ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hoá tiếp tục theo dõi, quản lý và thu hồi cho ngân sách nhà nước.
2. Các ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa có trách nhiệm xác định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về số dư nợ ngoại bảng đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa; thực hiện hạch toán, theo dõi riêng, quản lý chặt chẽ và có các biện pháp để triệt để thu hồi cho ngân sách nhà nước các khoản nợ hạch toán ngoại bảng đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định lại và thông báo số dư nợ ngoại bảng đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được phép giữ lại của từng ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cho Bộ Tài chính; thực hiện kiểm tra, đôn đốc các ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa tiếp tục quản lý, theo dõi và thu hồi cho ngân sách nhà nước, đảm bảo không thất thoát tài sản của nhà nước.
Điều 3. Quản lý số tiền thu được từ các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại
1. Số tiền thu hồi được từ các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này là số tiền thực tế mà các ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa thu được từ việc thu hồi khoản nợ ngoại bảng. Ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hoá được trích 20% trên số tiền thu hồi được từ các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại để hạch toán vào thu nhập.
2. Chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình xử lý nợ ngoại bảng (chi phí phát mại tài sản, chi phí quản lý tài sản bảo đảm, chi phí đấu giá, định giá…), ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hoá được hạch toán chi phí theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính áp dụng cho các tổ chức tín dụng. Toàn bộ chi phí nêu trên phải có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
3. Phương pháp ghi nhận
a) Chi tiết số tiền thu hồi các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại phát sinh trong quý, ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa hạch toán vào tài khoản theo dõi các khoản phải trả.
b) Kết thúc Quý, ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa ghi nhận như sau:
- Đối với khoản 20% trên số tiền thu hồi được từ các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại, ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa hạch toán vào thu nhập khác.
- Đối với khoản 80% trên số tiền thu hồi được từ các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại, ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa thực hiện nộp ngân sách nhà nước.
Điều 4. Cơ quan thu và thời hạn nộp ngân sách nhà nước đối với số tiền thu hồi các khoản nợ ngoại bảng phải nộp ngân sách nhà nước
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hoá thực hiện nộp toàn bộ số tiền thu hồi nợ ngoại bảng phần phải nộp ngân sách nhà nước phát sinh trong quý vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước và Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
2. Toàn bộ số tiền thu hồi nợ ngoại bảng phần phải nộp ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này được nộp vào ngân sách nhà nước theo:
a) Chương của ngân hàng thương mại nhà nước tương ứng (Chương 139: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Chương 140: Ngân hàng Công thương Việt Nam; Chương 142: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Chương 144: Ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long).
b) Loại 340, Khoản 341.
c) Mục 3650, Tiểu mục 3653 “Thu nợ tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước”.
Điều 5. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ sáu (6) tháng một lần tính theo năm dương lịch, từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 và từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm, ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa có khoản nợ ngoại bảng được giữ lại có trách nhiệm lập và báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về số nợ hạch toán ngoại bảng được giữ lại, số tiền đã thu hồi các khoản nợ ngoại bảng được giữ lại; số tiền được trích để lại ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa, số phải nộp ngân sách nhà nước và số đã nộp ngân sách nhà nước. Báo cáo định kỳ đến thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm có tổng hợp số tiền thu hồi nợ ngoại bảng được giữ lại cộng dồn cả năm (chi tiết theo mẫu phụ lục đính kèm).
2. Thời hạn gửi báo cáo:
- Báo cáo sáu (6) tháng đầu năm được gửi chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
- Báo cáo năm được gửi chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
 

 Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng;
- Viện kiểm soát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
- Công báo;
- Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ TCNH (3b).
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà
 
 
PHỤ LỤC 1:
BẢNG THEO DÕI CHI TIẾT SỐ DƯ NỢ NGOẠI BẢNG ĐƯỢC GIỮ LẠI
(Ban hành kèm Thông tư số 83/2013/TT-BTC ngày 25/ 6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
 
Đơn vị: Triệu đồng

STT
Tên đơn vị
Số dư nợ ngoại bảng được giữ lại đầu kỳ
Số dư nợ ngoại bảng thu hồi được trong kỳ
Số dư nợ ngoại bảng được giữ lại cuối kỳ
1
Chi nhánh....
 
 
 
2
Chi nhánh...
 
 
 
3
Chi nhánh....
 
 
 
...
 
 
 
 
 
Tổng số
 
 
 
 
......., ngày .... tháng.... năm

Người lập biểu
(ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)
Tổng Giám đốc/Giám đốc
(ký tên và đóng dấu)
 
 
PHỤ LỤC 2:
TÌNH HÌNH THU NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC SỐ TIỀN THU ĐƯỢC
TỪ KHOẢN NỢ NGOẠI BẢNG ĐƯỢC GIỮ LẠI
(Ban hành kèm Thông tư số 83/2013/TT-BTC ngày 25/ 6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
 
Đơn vị: triệu đồng

STT
Tên đơn vị
Số đã nộp cùng kỳ năm trước
Số chuyển từ kỳ trước sang
Số phát sinh trong kỳ
Lũy kế đầu năm
Số phải nộp
Số đã nộp
Số chuyển sang kỳ sau
Số phải nộp
Số đã nộp
1
Chi nhánh....
 
 
 
 
 
 
 
2
Chi nhánh...
 
 
 
 
 
 
 
3
Chi nhánh...
 
 
 
 
 
 
 
...
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng số
 
 
 
 
 
 
 
 
......., ngày .... tháng.... năm

Người lập biểu
(ký và ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(ký và ghi rõ họ tên)
Tổng Giám đốc/Giám đốc
(ký tên và đóng dấu)
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No.83/2013/TT-BTCguiding the implementation of the Decision No. 64/QD-TTg dated January 07, 2013 of the Prime Minister on the charge rate that equitized credit institutions shall be enjoyed when collecting the off balance sheet debt items retained

Pursuant to the Law No. 47/2010/QH12 dated June 29, 2010 of the National Assembly on Credit Institutions;

Pursuant to the Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27, 2008 of the Government on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Decision No. 59/2011/ND-CP dated July 18, 2011 of the Government on transformation of enterprises with 100% State capital into joint stock companies;

Pursuant to the Decision No. 64/QD-TTg dated January 07, 2013 of the Prime Minister on the charge rate that equitized credit institutions shall be enjoyed when revoking the off balance sheet debt items retained;

At the proposal of Director of Banking and Financial Institutions Department;

The Minister of Finance promulgates the Circular guiding the implementation of the Decision No. 64/QD-TTg dated January 07, 2013 of the Prime Minister on the charge rate that equitized credit institutions shall be enjoyed when collecting the off balance sheet debt items retained as follows:

Article 1. Subject of application

Subject of application under this Circular includes: Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Mekong Housing Bank (under this Circular, it is referred as the equitized state-owned commercial banks) and other related organizations.

Article 2. Management of off balance sheet debt items

1. The off balance sheet debt items retained are off balance sheet debt items that are not included in the value of enterprise when equitizing the state commercial banks and being allowed by the Prime Minister that the equitized State-Owned Commercial Banks shall continue the management and debt collection for the state budget.

2. The equitized state-owned commercial banks shall have the responsibility to determine and report the State Bank of Vietnam on the balance due of off balance sheet debt items thatare not included in the value of enterprise when equitizing; record, keep track of and manage tightly and propose the measures to collect the off balance sheet debt items that are not included in the value of enterprise when equitizing for the state budget.

3. The state commercial bank shall reconsider and report the balance due of off balance sheet debt items shall be retained that are not included in the value of enterprise when equitizing of each state commercial bank at the time of determining the enterprise valuation to the Ministry of Finance; Examine and monitor the equitized commercial bank to continue the management, keep track of and collect for the state budget and ensure not draining the state asset.

Article 3. Management of collected money from off balance sheet debt items retained

1. The money collected from off balance sheet debt items retained according to Clause 2 Article 2 of this Circular is the real money collected by the State commercial bank from off balance sheet debt items. The equitized state commercial bank is allowed to keep 20% of the money revoked from off balance sheet debt items shall be retained to record into the income.

2. Arising expenses related to off balance sheet debt items retained include all expenses related to the handling of off balance sheet debt items (expense to put on sale of the assets, expense to manage the assured assets, auction expenses...), the equitized state commercial banks shall record the expenses according to the law and financial regulations applied for credit institutions. All mentioned expenses must have the valid bill, documents as stipulated by the law.

3. Writing method

a) The detail of money revoked from off balance sheet debt items retained in the quarter, the equitized commercial bank shall record into the account that keeps track of the liability.

b) At the end of the quarter, the equitized commercial bank shall write as follows:

- For 20% over the money collected from off balance sheet retained, the equitized state commercial bank shall record into miscellaneous income items.

- For 80% over the money collected from off balance sheet debt items retained, the equitized state commercial bank shall submit to the state budget.

Article 4. Collecting agency and time to remit the State budget for revoked money from off balance sheet debt items that must be submitted to the State Budget

1. Within 15 days since the day end of the quarter, the Equitized State-Owned Commercial Banks shall submit all collected amount of off balance sheet debt money that must be submitted to the State Budget arising in the quarter into the State Budget at the State Treasure as stipulated under the Decree No. 128/2008/TT-BTC dated December 24, 2008 on guiding the collection and management of the State Budget revenues through State Treasuries.

2. All collected money from off balance sheet debt items that must be submitted to the State Budget as stipulated under Clause 1 Article 4 of this Circular shall be submitted to the State Budget according to:

a) Equivalent chapter of the State commercial bank (chapter 139:Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam; chapter 140: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade; chapter 142: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam; chapter 144: Mekong Housing Bank).

b) Type 340, Clause 341.

c) Section 3650, sub-section 3653 “collection of debt using the state budget capital”.

 

Article 5. Reporting regime

1. Biannually according to the calendar year, from January 01 to June 30 and from July 01 to December 31 annually, the equitized state-owned commercial banks that have the off balance sheet debt items retained shall have the responsibility to make a report to the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam on off balance sheet debt items retained, collected money from off balance sheet debt items retained, money extracted for the equitized state-owned commercial banks, amount of money that must be submitted to the state budget, amount of money that was submitted to the state budget. The period report till December 31 annually shall include the summary of accumulated money collected from off balance sheet debt items retained for the whole year (details in the attached appendix).

2. Time to send the report:

- The first 6 month report must be sent no later than 20 days since the last day of reporting period;

- The year-end report must be sent no later than 90 days since the end day of financial year.

Article 6. Implementation organization

1. This Circular takes effect on July 22, 2013.

2. In the course of implementation, any arising problems should be reported timely to the Ministry of Finance for consideration and guidance.

For the Minister of Finance

Deputy Minister

Tran Xuan Ha

 

 

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 83/2013/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất