Thông tư 40-TC/GTBĐ của Bộ Tài chính quy định về thu và sử dụng nguồn thu thương quyền vận tải hàng không

thuộc tính Thông tư 40-TC/GTBĐ

Thông tư 40-TC/GTBĐ của Bộ Tài chính quy định về thu và sử dụng nguồn thu thương quyền vận tải hàng không
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:40-TC/GTBĐ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:25/04/1994
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 40-TC/GTBĐ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 40/TC/GTBĐ NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 1994
QUY ĐỊNH VỀ THU VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU THƯƠNG QUYỀN
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

 

Căn cứ Điều 58 Chương V Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 242/HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam;

Căn cứ vào các Hiệp định Hàng không đã ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ các nước;

Để thống nhất quản lý và sử dụng nguồn thu thương quyền vận tải hàng không từ các hãng hàng không nước ngoài, Bộ Tài chính quy định một số điểm như sau,

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Nguồn thu thương quyền là nguồn thu của nhà nước phát sinh do không cân bằng vận chuyển giữa các hãng hàng không nước ngoài được chỉ định bay đối tác với các hãng hàng không trong nước, trong quá trình thực hiện hiệp định vận chuyển hàng không hoặc thảo thuận vận chuyển hàng không giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc trong trường hợp các chuyến bay không thường lệ của các hãng hàng không nước ngoài được phép đi và đến Việt Nam.

2. Để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước và của ngành, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các hãng hàng không trong nước thực hiện việc thu thương quyền phát sinh đối với các hãng hàng không nước ngoài.

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

1. Đối tượng thu thương quyền.

Đối tượng thu thương quyền bao gồm:

- Các Hãng hàng không nước ngoài được chỉ định bay đối tác với các hãng hàng không Việt Nam, thực hiện quyền chuyên chở hành khách, hàng hoá, hành lý đi và đến giữa hai nước trong quá trình thực hiện Hiệp định vận chuyển hàng không.

- Các chuyến bay thường lệ theo Hiệp định Chính phủ của hãng hàng không nước ngoài từ Việt Nam chuyên chở hành khách, hàng hoá, hành lý đi một nước thứ ba và ngược lại không trên cơ sở trao đổi cân bằng tải với các hãng hàng không của Việt Nam.

- Các chuyến bay thuê chuyến, trừ trường hợp chuyến bay có tính chất nhân đạo như chở bệnh nhân, người hồi hương.

2. Mức thu thương quyền.

Mức thu thương quyền do Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam xem xét quyết định hoặc uỷ quyền cho các hãng hàng không trong nước đàm phán, thoả thuận, trình Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phê duyệt.

3. Quản lý nguồn thu thương quyền.

a. Các hãng hàng không trong nước được chỉ định, căn cứ vào mức thu thương quyền đối với các hãng hàng không nước ngoài đã được Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phê duyệt có trách nhiệm tổ chức thu, mở sổ kế toán hạch toán đầy đủ số thu thương quyền phát sinh theo quy định hiện hành của pháp luật kế toán - thống kê và phải đăng ký nộp tiền thu thương quyền với cơ quan thuế địa phương trực tiếp quản lý.

b. Nguồn thu thương quyền được phân phối như sau:

- Giành tối đa không quá 100% tổng số thu thương quyền để bù đắp những chi phí cho công tác thu thương quyền như: đàm phán, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, quản lý phí, chi cho việc bán vé, tính toán, kiểm soát thu nhập được phân chia...

Cùng với việc hạch toán chi phí vận tải, các hãng hàng không có trách nhiệm tổ chức hạch toán, theo dõi riêng các chi phí trực tiếp phát sinh cho công tác thu thương quyền.

- Giành 4% tổng số thu thương quyền để bổ sung quỹ khen thưởng chung cho các hãng hàng không, nhưng tổng quỹ khen thưởng bao gồm cả nguồn tiền thưởng từ lợi nhuận kinh doanh vận tải hàng không và nguồn thu thương quyền tối đa không vượt quá mức khống chế quỹ khen thưởng theo chế độ phân phối lợi nhuận hiện hành đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

- Phần còn lại (sau khi trừ chi phí và bổ sung quỹ khen thưởng) các hãng hàng không phải nộp vào ngân sách Nhà nước, thông qua hệ thống kho bạc nơi hàng không đặt trụ sở.

c. Hàng tháng, chậm nhất là ngày mồng 5, các hãng hàng không phải lập tờ khai theo mẫu biểu quy định gửi cơ quan thuế địa phương. Cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp và đôn đốc các hãng hàng không nộp tiền thu thương quyền vào ngân sách Nhà nước.

Hàng năm, cùng với việc phê duyệt quyết toán sản xuất kinh doanh cho các hãng hàng không, sẽ xác định chính thức số thu, số được chi và số phải nộp ngân sách Nhà nước từ nguồn thu thương quyền.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01.1.1994, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 40-TC/GTBD
Hanoi, April 25, 1994
 CIRCULAR
REGULATIONS ON COLLECTING AND UTILIZING THE REVENUE SOURCE OF COMMERCIAL JURISDICTION IN AIR TRANSPORTATION
Pursuant to Article 58, chapter V of the Law on Vietnam Civil Aviation
Pursuant to Decree No 242/HDBT dated 30 June 1992 of the Council of Ministers (now, the government) on the establishment of the Vietnam Civil Aviation Department.
On the basis of the aviation treaties signed between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Governments of other countries.
To solely manage and utilize the revenue source of commercial jurisdiction in air transportation from the foreign Airlines concerned, the Ministry of Finance hereby stipulates the following regulations:
I. GENERAL PROVISIONS
1/ Revenue source of commercial jurisdiction represents a state owned revenue, arising from the imbalance of transportation between foreign airlines which are appointed to fly in partnership with domestic Airlines or from the implementation of air transport treaties and agreements that Vietnam has signed with the foreign countries, or in cases that irregular flights of foreign Airlines are entitled to fly or out of Vietnam.
2/ To protect the interest of the state and the branch as well , the Vietnam Civil Aviation Department is responsible for giving instructions to the domestic Airlines on collecting revenue of commercial jurisdiction from the foreign Airlines concerned.
II. CONCRETE PROVISIONS
1/ Objects of commercial jurisdiction payment
Objects having to pay for commercial jurisdiction include:
- The foreign Airlines which are appointed to fly in partnership with Vietnam Airlines, carrying passengers, luggage and cargo between two countries during the implementation of an Air-transportation agreement.
- Regular flights of foreign Airlines, carrying passengers, luggage and cargo from Vietnam to the third country or returning from the there in accordance with a governmental agreement but not basing on the principle of balanced exchange of tonnage with Vietnamese Airlines.
- Leasing flights, except that of humanity character such as carrying the sick people, the repatriating people, etc.
2. Volume of payments for commercial jurisdiction
The Head of Vietnam Civil Aviation Department shall consider and make his decision on the volume of payments for commercial jurisdiction or he may trust the domestic airlines to hold the talk on this issue with the foreign counterparts. The obtained agreement must be submitted to the Head of Vietnam Civil Aviation Department for approval.
3. Revenue source of commercial jurisdiction management:
a/ The appointed domestic Airlines shall, on the basis of the volume of payments to be applied to the foreign Airlines approved by the Head of Vietnam Civil Aviation Department, assume the direction of collecting the payment, opening the book-keeping register to keep business account of the revenue of commercial jurisdiction in compliance with the valid at present provisions of the Ordinance on Accounting and the statistics, making payment registration at the local tax office.
b/ Revenue source of commercial jurisdiction shall be allocated as follows:
- At maximum 10% the total revenue shall be spent for covering the expenses of related operation such as : holding the talks, communication and information, stationary, management fee, booking, calculating and controlling the allocated revenue, etc.
Along with the accounting of transportation cost, the domestic airlines have to conduct the separated accounting of the expenditure, arising directly from the collection of this revenue.
- 4% of the total revenue shall be deducted to the reward fund of domestic Airlines. But the volume of this fund, including bonus from the profits of air transportation business and that from the source of commercial jurisdiction, must not exceed the limit as stipulated at present for the state-run enterprises.
- The remainder (after covering the expenditures and being deducted to the reward fund) shall go to the State budget through a system of treasury where the Airlines had its head office.
c/ Every month and not later than the 5th, the Airlines must draw up a payment slip in a generally established from and submit it to the local tax office, the last shall be responsible for co-ordinating with the Airlines and supervising them to pay the revenue of commercial jurisdiction to the State budget.
Every year, along with approving the Airlines' balance sheet of production and business. The figures of receipts, allowable expenditure and payment to the State budget. From the revenue source of commercial jurisdiction shall be stated.
III. PROVISION FOR IMPLEMENTATION
This circular shall go into effect from 01 January 1994. If any problem arise from the implementation, it is proposed to report to the Ministry of Finance in time for studying and making adjustment.

  
FOR THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 40-TC/GTBD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất