Thông tư 40/2014/TT-NHNN quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

thuộc tính Thông tư 40/2014/TT-NHNN

Thông tư 40/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:40/2014/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Toàn Thắng
Ngày ban hành:11/12/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về lãi suất tiền gửi ký quỹ của DN cho thuê lại lao động

Ngày 11/12/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 40/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp (DN) cho thuê lại lao động.
Theo quy định tại Thông tư này, khi DN cho thuê có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và DN cho thuê thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ với các nội dung chính như: Tên, địa chỉ, người đại diện của DN cho thuê và của ngân hàng nhận ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút, hoàn trả tiền ký quỹ và trách nhiệm của các bên liên quan...
Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm theo dõi việc sử dụng số tiền ký quỹ của DN cho thuê theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức quy định, phải thông báo cho DN cho thuê nộp bổ sung; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản ký quỹ, nếu DN không bổ sung đầy đủ, ngân hàng nhận ký quỹ phải thông báo kịp thời cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để có biện pháp xử lý.
Về lãi suất tiền gửi ký quỹ, Thông tư cho phép DN cho thuê và ngân hàng nhận ký quỹ thỏa thuận về mức lãi suất tiền gửi ký quỹ nhưng phải phù hợp với quy định về lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Lãi cho số dư tiền gửi ký quỹ sẽ được tính và trả cho DN cho thuê trên cơ sở thỏa thuận được ghi trong hợp đồng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2015.

Xem chi tiết Thông tư40/2014/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------------

Số: 40/2014/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC KÝ QUỸ VÀ QUẢN LÝ TIỀN KÝ QUỸ

 CỦA DOANH NGHIỆP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động (sau đây gọi là Nghị định 55/2013/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động (sau đây gọi là doanh nghiệp cho thuê) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cho thuê mở tài khoản giao dịch chính (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp cho thuê.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ.
3. Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động ký quỹ cho thuê lại lao động.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ
1. Khi doanh nghiệp cho thuê có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp cho thuê thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ phù hợp với những nội dung quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng ký quỹ phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp cho thuê và của ngân hàng nhận ký quỹ;
b) Số tiền ký quỹ;
c) Lãi suất tiền gửi ký quỹ;
d) Trả lãi tiền ký quỹ;
đ) Sử dụng tiền ký quỹ;
e) Rút tiền ký quỹ;
g) Hoàn trả tiền ký quỹ;
h) Trách nhiệm của các bên liên quan.
3. Sau khi nhận đủ số tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 55/2013/NĐ-CP, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp cho thuê theo mẫu quy định tại Phụ lục III đính kèm Nghị định 55/2013/NĐ-CP.
Điều 4. Quản lý tiền ký quỹ
1. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm phong tỏa toàn bộ số tiền ký quỹ và quản lý theo đúng các quy định của Nghị định 55/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật về ký quỹ.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ trích số tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê để thanh toán, bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 55/2013/NĐ-CP.
3. Ngân hàng nhận ký quỹ theo dõi việc sử dụng số tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp số dư tài khoản ký quỹ thấp hơn mức quy định, ngân hàng nhận ký quỹ phải thông báo cho doanh nghiệp cho thuê nộp bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ theo quy định. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản ký quỹ, nếu doanh nghiệp cho thuê không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có biện pháp xử lý.
4. Hàng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, ngân hàng nhận ký quỹ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước về tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động trong hệ thống ngân hàng mình theo mẫu tại Phụ lục IV đính kèm Nghị định 55/2013/NĐ-CP.
Điều 5. Lãi suất tiền gửi ký quỹ và trả lãi tiền gửi ký quỹ
1. Doanh nghiệp cho thuê được ngân hàng nhận ký quỹ trả lãi cho số dư tiền gửi ký quỹ theo mức lãi suất do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định về lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Trên cơ sở thỏa thuận về lãi suất từ tiền ký quỹ được ghi trong hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp cho thuê và ngân hàng nhận ký quỹ, ngân hàng tính lãi cho số dư tiền gửi ký quỹ và trả cho doanh nghiệp cho thuê theo thỏa thuận.
Điều 6. Thủ tục rút tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp cho thuê khi có yêu cầu rút tiền ký quỹ để sử dụng trong các trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định 55/2013/NĐ-CP thực hiện thủ tục như sau:
a) Lập, gửi ngân hàng văn bản đề nghị và chứng từ rút tiền ký quỹ theo mẫu của ngân hàng nhận ký quỹ;
b) Xuất trình văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép doanh nghiệp cho thuê được rút tiền ký quỹ;
c) Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn) của người rút tiền ký quỹ là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp cho thuê. Trường hợp người rút tiền là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ rút tiền ký quỹ và các văn bản, giấy tờ cần thiết nêu trên, nếu hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng cho doanh nghiệp cho thuê thực hiện rút tiền ký quỹ.
Điều 7. Thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ
1. Doanh nghiệp cho thuê khi có yêu cầu ngân hàng nhận ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện thủ tục như sau:
a) Lập, gửi ngân hàng văn bản đề nghị và chứng từ hoàn trả tiền ký quỹ theo mẫu của ngân hàng nhận ký quỹ;
b) Xuất trình văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 19 Nghị định 55/2013/NĐ-CP;
c) Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn) của người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp cho thuê. Trường hợp người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm kiểm tra chứng từ và các văn bản, giấy tờ cần thiết nêu trên, nếu hợp pháp, hợp lệ thì thực hiện hoàn trả tiền ký quỹ cho doanh nghiệp cho thuê.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Trách nhiệm của đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Thanh toán có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp báo cáo về tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động của các ngân hàng nhận ký quỹ, định kỳ báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê tại các ngân hàng theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015.
Điều 10. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại; Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp cho thuê lại lao động chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.

 Nơi nhận:
- Như Điều 10;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ TT (5b).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Toàn Thắng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

Circular No. 40/2014/TT-NHNN dated December 11, 2014 of the State Bank of Vietnam guiding the payment and management of outsourcer’s deposits

Pursuant to the Civil Code dated in 2005;

Pursuant to the Labor Code dated in 2012;

Pursuant to the Law on the State bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to Decree No. 55/2013/ND-CP dated May 22, 2013 of the Government on providing guidance on Clause 3 Article 54 of the Labor Code on License for the outsourcing services, payment of deposit and List of jobs entitled to provide outsourcing services (hereinafter referred to as Decree No. 55/2013/ND-CP);

Pursuant to Decree No. 156/2013/NĐ-CP dated November 11, 2013 of the Government on functions, tasks, entitlements and structural organization of the State bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State bank);

At the request of  Director of Department of payment;

The Governor of the State bank issues the Circular on providing guidance on payment and management of deposit made by outsourcers

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular shall provide guidance on payment and management of deposit made by outsourcers at commercial banks where their main transactional accounts are opened (hereinafter referred to as the depositary bank).

Article 2. Subject of application

1. Outsourcers.

2. Depositary banks.

3. Any organizations and individuals involved in payment of deposit for outsourcing services.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 3. Payment of deposit and issuance of Certificate of deposit

1. When an outsourcer wishes to pay a deposit into its account at a bank, the depositary bank and the outsourcer shall conclude an agreement on deposit payment in accordance with regulations of this Circular and corresponding regulations of law.

2. An agreement on deposit payment shall contain:

a) Names, addresses, representatives of the outsourcer and the depositary bank;

b) Amount of the deposit;

c) Deposit interest rate;

d) Payment of the deposit interest;

dd) Use of the deposit;

e) Withdrawal of the deposit;

g) Refund of the deposit;

h) Liability of related entities.

3. After receiving the deposit in full as prescribed in Clause 1 Article 16 of Decree No. 55/2013/ND-CP, the depositary bank shall grant the outsourcer a Certificate of deposit used for outsourcing services (using form as prescribed in Appendix III issued together with Decree 55/2013/ND-CP).

Article 4. Deposit management

1. The depositary must freeze the deposit and manage it in accordance with regulations of Decree No. 55/2013/ND-CP and regulations of law on deposit.

2. The depositary bank shall deduct payments and damages from the deposit in the cases prescribed in Clause 4 Article 22 of Decree 55/2013/ND-CP.

3. The depositary bank shall monitor the use of the deposit made by the outsourcer in accordance with regulations of law. In case the balance of deposit account is lower than regulated rate, the depositary bank shall request the outsourcer to make additional payment of deposit as prescribed. Within 30 days from the day on which the deposit account is withdrawn, if the outsourcer fails to pay additional deposit, the depositary bank shall promptly notify the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

4. Every quarter, not later than the 15thof the first month of next quarter, the depositary bank shall send a report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the State bank on receipt of deposit from outsourcers within their banking system using the form in Appendix IV issued together with Decree No. 55/2013/ND-CP.

Article 5. Deposit interest rate and payment of deposit interest rate

1.The outsourcer shall be paid a deposit interest by the depositary bank according to interest rate agreed by both parties in accordance with regulations on deposit interest rate in VND provided by the State bank during each period.

2. According to the agreement on deposit interest rate stated in the agreement signed between the outsourcer and the depositary bank, the bank shall determine and pay the interest on the deposit account balance to the outsourcer as agreed.

Article 6. Procedures for deposit withdrawal

1. An outsourcer which requests to withdraw a deposit in the cases prescribed in Article 20 of Decree No. 55/2013/ND-CP shall follow the procedures below:

a) Send an application for deposit withdrawal using forms provided by the depositary bank together with documentary evidence;

b) Present permission to withdraw the deposit issued by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs ;

c) Present identification documents (ID number or valid passport) of the lawful representative appointed by the outsourcer who makes the deposit withdrawal. In case the person who makes the deposit withdrawal is an authorized representative, he must present the letter of authorization .

2. The depositary bank must verify documentary evidence on deposit withdrawal and the above documents, and permit the outsourcer to withdraw deposit if such documents are satisfactory.

Article 7. Procedures for deposit refund

1. When an outsourcer requests a depositary bank to make a refund of deposit, it must follow the procedures below:

a) Send an application for deposit refund using forms provided by the depositary bank together with documentary evidence;

b) Present permission to withdraw the deposit issued by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs as prescribed in Article 19 of Decree No. 55/2013/ND-CP;

c) Present identification documents (ID number or valid passport) of the lawful representative of the outsourcer.In case the person who claims deposit refund is an authorized representative,  he must present the letter of authorization.

2. The depositary bank must verify documentary evidence on deposit withdrawal and the above documents, the bank shall refund the deposit to the outsourcer if such documents are satisfactory.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 8. Responsibility of the State bank-affiliated agencies

1. Department of payment must inspect, receives reports on deposit for outsourcing services provided by depositary banks then periodically send a report to the Governor of the State bank.

2. Banking supervision and inspection agencies and Branches of the State bank of provinces must cooperate in inspection of management of outsourcer s deposit at banks prescribed in this Circular and corresponding regulations of law.

Article 9. Implementation effect

This Circular takes effect from February 1, 2015.

Article 10. Implementation organization

Chiefs of Office, Directors of Payment Department, Chiefs of banking supervision and inspection agencies, Heads of the State Bank-affiliated agencies, Directors of the State Bank branches of provinces; Chairmen of the Board of Directors, Chairmen of the Board members, the General directors (Directors) of commercial banks; General Directors (Directors) of outsourcers shall implement this Circular. /.

For the Governor of the State Bank of Vietnam

The Deputy Governor

Nguyen Toan Thang

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 40/2014/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất