Thông tư 38/2016/TT-NHNN nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước với TCTD

thuộc tính Thông tư 38/2016/TT-NHNN

Thông tư 38/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng và các tổ chức khác
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:38/2016/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đào Minh Tú
Ngày ban hành:30/12/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng

Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 38/2016/TT-NHNN quy định về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng và các tổ chức khác.
Theo đó, số tiền lãi ngày của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức khác (không bao gồm tổ chức tín dụng) được tính bằng số dư tiền gửi của tổ chức đầu ngày nhân với lãi suất chia cho 365; trong đó, số tiền lãi trong kỳ tính lãi bằng tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi; mức lãi suất tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ, tính theo tỷ lệ %/năm. Số lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng được tính bằng tổng của số dư tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng nhân với số ngày duy trì dự trữ bắt buộc nhân với lãi suất chia cho 365.
Cũng theo Thông tư này, đến cuối ngày đến hạn phải trả một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận trên hợp đồng mà tổ chức tín dụng chưa trả hết nợ gốc và/hoặc lãi cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện chuyển sang theo dõi quá hạn số tiền gốc và/hoặc lãi đến hạn chưa trả của tổ chức tín dụng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2017.

Xem chi tiết Thông tư38/2016/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------
Số: 38/2016/TT-NHNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THU, TRẢ LÃI TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI VÀ CHO VAY GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC
 
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 08/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng và các tổ chức khác.
 
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Phương pháp tính và hạch toán các khoản trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tiền gửi của các tổ chức khác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Phương pháp tính và hạch toán các khoản thu lãi cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 2. Đi tượng áp dụng
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).
3. Các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được gửi tiền tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tổ chức khác).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền gửi của tổ chức tín dụng bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Tiền gửi của tổ chức khác là tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước của tổ chức khác.
3. Số tiền lãi là số tiền tổ chức tín dụng trả cho Ngân hàng Nhà nước về việc sử dụng số tiền đã vay hoặc số tiền Ngân hàng Nhà nước trả cho tổ chức tín dụng, tổ chức khác về việc nhận số tiền đã gửi.
4. Số dư tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng là số dư tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc hoặc là số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được tính theo quy định về dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
5. Số dư tiền gửi của tchức khác là số tiền thực tế mà tổ chức khác gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
6. Thời hạn tính lãi là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày Ngân hàng Nhà nước giải ngân khoản vay đến ngày thu hết nợ gốc và lãi hoặc từ ngày tiếp theo liền kề ngày Ngân hàng Nhà nước nhận tiền đến ngày trả hết nợ gốc và lãi.
7. Kỳ tính lãi là khoảng thời gian trong thời hạn tính lãi mà Ngân hàng Nhà nước dùng để tính số tiền lãi tiền gửi, tiền vay đối với tổ chức tín dụng và tổ chức khác.
8. Số dư thực tế tiền vay bao gồm số dư Nợ gốc trong hạn, số dư Nợ gốc quá hạn, số lãi chậm trả sử dụng để tính lãi theo thỏa thuận tại hợp đồng vay và theo quy định của pháp luật.
 
Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
 
Mục 1. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẬN TIỀN GỬI CỦA TCHỨC TÍN DỤNG
 
Điều 4. Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng tính số tiền lãi của từng kỳ tính lãi như sau:
 

 

Số tiền lãi tiền gửi
=
∑(Số dư tính lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng x Số ngày duy trì dự trữ bắt buộc x Lãi suất)
365
 
Trong đó:
+ Số ngày duy trì dự trữ bắt buộc: là số ngày áp dụng cùng một mức lãi suất của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc trong kỳ tính lãi.
+ Lãi suất: là mức lãi suất tiền gửi của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ (được tính theo tỷ lệ %/năm).
Điều 5. Ngân hàng Nhà nước trả lãi tiền gửi của tổ chức tín dụng
Việc trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc hoặc lãi tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng.
 
Mục 2. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẬN TIỀN GỬI CỦA TỔ CHỨC KHÁC
 
Điều 6. Phương pháp tính lãi tiền gửi của tổ chức khác
Ngân hàng Nhà nước và tổ chức khác tính số tiền lãi của từng kỳ tính lãi như sau:
1. Số tiền lãi của một ngày được tính theo công thức như sau:

 

Số tiền lãi ngày
=
Số dư tiền gửi của tổ chức khác đầu ngày x Lãi suất
365
 
Số tiền lãi trong kỳ tính lãi bằng (=) tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi.
2. Đối với trường hợp có số ngày duy trì số dư tiền gửi nhiều hơn một (01) ngày trong kỳ tính lãi, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức khác tính lãi theo công thức rút gọn sau:

 

Số tiền lãi
=
∑(Số dư tiền gửi của tổ chức khác đầu ngày duy trì x Số ngày duy trì số dư tiền gửi x Lãi suất)
365
 
Trong đó: Số ngày duy trì số dư tiền gửi là số ngày mà số dư tiền gửi của tổ chức khác không thay đổi.
3. Lãi suất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là mức lãi suất tiền gửi của tổ chức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ (được tính theo tỷ lệ %/năm).
Điều 7. Ngân hàng Nhà nước trả lãi tiền gửi của tổ chức khác
Việc trả lãi tiền gửi của tổ chức khác thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
 
Mục 3. NGHIỆP VỤ CHO VAY
 
Điều 8. Thi điểm chuyển sang nợ quá hạn
Đến cuối ngày đến hạn phải trả một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận trên hợp đồng mà tổ chức tín dụng chưa trả hết nợ gốc và/hoặc lãi cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển sang theo dõi quá hạn số tiền gốc và/hoặc lãi đến hạn chưa trả của tổ chức tín dụng.
Điều 9. Phương pháp tính lãi tiền vay
1. Lãi tiền vay bao gồm lãi tính trên số dư Nợ gốc trong hạn, số dư Nợ gốc quá hạn, số lãi chậm trả.
2. Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng tính số tiền lãi của từng kỳ tính lãi như sau:
a) Số tiền lãi của một ngày được tính theo công thức như sau:

 

Số tiền lãi ngày
=
∑(Số dư thực tế tiền vay đầu ngày x Lãi suất)
365
 
Số tiền lãi trong kỳ tính lãi bằng (=) tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi.
b) Đối với các khoản vay có số ngày duy trì số dư thực tế tiền vay nhiều hơn một (01) ngày trong kỳ tính lãi, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng tính lãi theo công thức rút gọn sau:

 

Số tiền lãi
=
∑(Số dư thực tế tiền vay đầu ngày duy trì x Số ngày duy trì số dư thực tế tiền vay x Lãi suất)
365
 
Trong đó: Số ngày duy trì số dư thực tế tiền vay là số ngày mà số dư thực tế tiền vay không đổi trong kỳ tính lãi.
3. Lãi suất quy định tại khoản 2 Điều này là mức lãi suất áp dụng cho số dư Nợ gốc trong hạn, số dư Nợ gốc quá hạn, số lãi chậm trả theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước (được tính theo tỷ lệ %/năm).
Điều 10. Thu nợ gốc và lãi tiền vay
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc thu lãi tiền vay theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Trường hợp tổ chức tín dụng phải trả nợ gốc và lãi tiền vay cùng một kỳ hạn mà không có thỏa thuận về thứ tự trả gốc và lãi trong kỳ hạn đó, khi tổ chức tín dụng không trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc, lãi tiền vay theo thỏa thuận thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi nợ gốc trước, nợ lãi tiền vay sau.
Trường hợp tổ chức tín dụng trả nợ trước hạn mà không có thỏa thuận về thứ tự trả gốc, lãi thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu nợ gốc, lãi theo đề nghị của tổ chức tín dụng.
2. Đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu lãi theo loại ngoại tệ đã cho vay. Trường hợp thu lãi bằng loại ngoại tệ khác hoặc bằng Đồng Việt Nam thì thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
3. Trường hợp ngày thu lãi trùng vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
 
Mục 4. CÔNG TÁC KẾ TOÁN
 
Điều 11. Nguyên tắc hạch toán
1. Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng hạch toán kế toán lãi nghiệp vụ tiền gửi, cho vay và đi vay theo nguyên tắc kế toán “cơ sở dồn tích” và chế độ tài chính.
2. Các khoản thu, trả lãi bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra Đồng Việt Nam/đồng tiền kế toán để hạch toán vào thu nhập, chi phí.
3. Đối với Ngân hàng Nhà nước:
a) Lãi dự thu, dự trả được tính đến hết ngày cuối tháng và hạch toán vào ngày làm việc cuối cùng của tháng;
b) Các khoản thu nhập phải thu từ nghiệp vụ cho vay đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn thu không thu được, Ngân hàng Nhà nước hạch toán giảm thu nhập (nếu cùng kỳ kế toán) hoặc hạch toán vào chi phí (nếu khác kỳ kế toán) và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập;
c) Số lãi phải thu của các khoản cho vay quá hạn không phải hạch toán thu nhập. Ngân hàng Nhà nước theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập;
d) Người có thẩm quyền thực hiện cài đặt quy tắc tính và hạch toán lãi trên hệ thống ngân hàng lõi, kế toán, lập ngân sách và tích hợp hệ thống của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là hệ thống phần mềm kế toán) tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật kế toán. Việc tính và hạch toán lãi được thực hiện trên hệ thống phần mềm kế toán trên cơ sở quy tắc đã được cài đặt.
4. Đối với tổ chức tín dụng: thực hiện tính toán và kiểm tra tính chính xác của số tiền lãi.
Điều 12. Hạch toán kế toán
1. Nghiệp vụ nhận tiền gửi
a) Ngân hàng Nhà nước:
(i) Hạch toán lãi dự trả: Tại ngày cuối cùng của tháng, hạch toán lãi vào tài khoản chi trả lãi tiền gửi, tài khoản lãi phải trả số tiền lãi của kỳ tính lãi dự trả trên hệ thống phần mềm kế toán theo các quy tắc kế toán đã được cài đặt sẵn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Thông tư này. Người được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra tính chính xác các giao dịch được ghi nhận trên hệ thống; in chứng từ kế toán và thực hiện lưu trữ theo quy định.
Trường hợp ngày cuối cùng của tháng là ngày nghỉ, ngày lễ thì số lãi dự trả được tính cho đến hết tháng và được hạch toán vào ngày làm việc cuối cùng của tháng,
(ii) Hạch toán trả lãi: Tại thời điểm trả lãi, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhập thông tin, số liệu vào hệ thống phần mềm kế toán theo đúng quy trình hướng dẫn vận hành nghiệp vụ tiền gửi, Người được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra tính chính xác của giao dịch đã xử lý, hạch toán trên hệ thống và in chứng từ kế toán, lưu trữ theo quy định;
b) Tổ chức tín dụng:
Hạch toán kế toán nghiệp vụ gửi tiền theo quy định tại chế độ kế toán và chế độ tài chính áp dụng đối với tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nghiệp vụ cho vay
a) Ngân hàng Nhà nước:
(i) Hạch toán lãi dự thu: Tại ngày cuối cùng của tháng, hạch toán vào tài khoản thu lãi cho vay, tài khoản lãi phải thu số tiền lãi của kỳ tính lãi dự thu trên hệ thống phần mềm kế toán theo các quy tắc kế toán đã được cài đặt sẵn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Thông tư này. Người được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra tính chính xác các giao dịch được ghi nhận trên hệ thống; in chứng từ kế toán và thực hiện lưu trữ theo quy định.
Trường hợp ngày cuối cùng của tháng là ngày nghỉ, ngày lễ thì số tiền lãi dự thu được tính cho đến hết tháng và được hạch toán vào ngày làm việc cuối cùng của tháng;
(ii) Hạch toán thu gốc và lãi: Tại thời điểm thu gốc và/hoặc lãi, căn cứ vào thỏa thuận trên hợp đồng và quy định tại Thông tư này, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhập thông tin, số liệu vào hệ thống phần mềm kế toán theo đúng quy trình hướng dẫn vận hành nghiệp vụ cho vay. Người được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra tính chính xác của giao dịch đã xử lý, hạch toán trên hệ thống và in chứng từ kế toán, lưu trữ theo quy định;
b) Tổ chức tín dụng:
Hạch toán kế toán nghiệp vụ đi vay theo quy định tại chế độ kế toán và chế độ tài chính áp dụng đối với tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 13. Lập, luân chuyển, kiểm soát và lưu trữ chng từ
Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng phải lập đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp, thực hiện kiểm tra, kiểm soát, luân chuyển chứng từ và lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật có liên quan.
 
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước
Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước thực hiện hoạt động nhận tiền gửi và cho vay có trách nhiệm tính và hạch toán kịp thời, chính xác các khoản thu, trả lãi và báo Nợ, báo Có cho tổ chức tín dụng và tổ chức khác theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 15. Quyền và trách nhiệm của tổ chức tín dụng
1. Tổ chức tín dụng có quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước cung cấp báo Nợ, báo Có theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tính và hạch toán theo quy định tại Thông tư này.
Điều 16. Quyền và trách nhiệm của tổ chức khác
Tổ chức khác có quyền đề nghị Ngân hàng Nhà nước cung cấp báo Nợ, báo Có và có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đối chiếu số tiền lãi theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp
Việc tính lãi của các hợp đồng cho vay, tiền gửi ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 5 năm 2001 về việc ban hành quy định phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng. Việc sửa đổi, bổ sung các nội dung về phương pháp tính lãi trong hợp đồng cho vay, tiền gửi sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Sau ngày Thông tư này có hiệu lực, đối với những hợp đồng có điều khoản gia hạn tự động, việc tính lãi sau khi gia hạn phải được thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước thực hiện hoạt động nhận tiền gửi và cho vay có trách nhiệm thông báo với tổ chức tín dụng, tổ chức khác về việc thay đổi phương pháp tính, thu và trả lãi.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2017.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc tính và hạch toán thu trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng, tổ chức khác thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.
 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 18;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Bộ Tài chính;
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, TCKT (10 bản).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

Circular No. 38/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the State Bank of Vietnam on methods of calculating and accounting of revenues and payments of interests in depositing and lending operations between the State Bank of Vietnam and credit institutions and other organizations

Pursuant to the Civil Code No. 91/2015/QH13 dated November 24, 2015;

Pursuant to the Law on the State bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on credit institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Accounting No. 88/2015/QH13 on dated November 20, 2015;

Pursuant to the Government s Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the State bank of Vietnam;

Pursuant to Decision No. 08/2013/QD-TTg dated January 24, 2013 of the Prime Minister on accounting regulations applicable to the State Bank of Vietnam;

At the request of the Director of Department of Finance and Accounting;

The Governor of the State bank of Vietnam promulgates a Circular on methods of calculating and accounting of revenues and payment of interests in depositing and lending operations between the state bank of Vietnam and credit institutions and other organizations.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular deals with:

1. Methods of calculating and accounting of payments of interests on required reserve deposits and excess reserve deposits of credit institutions, branches of foreign banks; deposits of other organizations at the State Bank of Vietnam;

2. Methods of calculating and accounting of revenues of interests on loans made between the State Bank of Vietnam and credit institutions or branches of foreign banks.

Article 2. Subject of application

1. The State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank).

2. Credit institutions, branches of foreign banks prescribed in the Law on credit institutions (hereinafter referred to as credit institutions).

3. Other organizations other than credit institutions that are eligible for making deposits at the State Bank as prescribed by law (hereinafter referred to as other organizations).

Article 3. Interpretation of terms

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1.Deposits of credit institutionsinclude required reserve deposits, excess reserve deposits of credit institutions at the State Bank.

2.Deposits of other organizationsmean deposits of other organizations at the State Bank.

3.Interestmeans a sum that a credit institution pays the State Bank for using a sum of loan or a sum that the State Bank pays a credit institution or another organization for receiving a sum of deposit.

4.Deposit balance eligible for interest (of credit institution)means deposit balance in excess of reserve requirement or deposit balance meeting reserve requirement in reserve maintenance period determined in accordance with regulations on reserve requirement of the State Bank in each period.

5.Deposit balance of other organizationmean an actual sum of other organization deposited at the State Bank.

6.Interest durationmeans a period of time beginning from the date succeeding the date on which the State Bank disburse a loan to the date on which principal and interests are fully repaid or from the date succeeding the date on which the State Bank receive a deposit to the date on which principal and interests are fully repaid.

7.Interest periodmeans a period of time in an interest duration in which the State Bank determines interests of deposits or loans of credit institutions and other organizations.

8.Actual loan balancemeans due principal balance, overdue principal balance, and late payment interest used for calculating interests agreed upon in a loan contract and as prescribed by law.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1. TAKING DEPOSITS OF CREDIT INSTITUTIONS

Article 4. Methods of calculating interests of deposits of credit institutions

The State Bank and credit institutions will calculate an interest of each interest period as follows:

Interest

=

∑(Deposit balance eligible for interest x number of days maintaining reserve requirement x interest rate)

365

Where:

+ Number of days maintaining reserve requirement: number of days in which the same interest rate of reserve maintenance period in the interest period.

+ Interest rate: interest rate of deposits of credit institutions decided by the Governor of the State Bank in each period (% per year).

Article 5. Paying interests on deposits of credit institutions

Interests on required reserve deposits or excess reserve deposits shall be paid in accordance with regulations of the State Bank on reserve requirement applicable to credit institutions.

Section 2. TAKING DEPOSITS OF OTHER ORGANIZATIONS

Article 6. Methods of calculating interests of deposits of other organizations

The State Bank and other organizations will calculate interest of each interest period as follows:

1. Daily interest shall be calculated according to the formula below:

Daily interest

=

Opening deposit balance of other organization x Interest rate

365

Interest in interest period equals (=) total daily interest of all days in the interest period.

2. If the number of maintenance days in which deposit balance is higher than 1 day in the interest period, the State Bank and other organizations shall calculate interest according to the reduced formula as follows:

Interest

=

∑(Opening deposit balances of other organization in maintenance x number of days maintaining deposit balance x interest rate) <}0{>

365

Where: Number of days maintaining deposit balance is number of days in which deposit balance of other organizations remain unchanged.

3. Interest rates prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article are interest rates of deposits of credit institutions decided by the Governor of the State Bank in each period (% per year).

Article 7. Paying interests on deposits of other institutions

Interests on deposits of other organizations shall be paid as prescribed by the State Bank.

Section 3. GIVING LOANS

Article 8. Time of overdue outstanding debts

Up to the due date in which a part of or full of principal and/or interests as agreed upon in the contract must be repaid but the credit institution fails to repay full of principal and/or interests to the State Bank, the State Bank shall mark the amount of unpaid principal and/or interests as overdue debt.

Article 9. Methods of calculating loans interest

1. Loan interests include interests on due principal balance, overdue principal balance, and late payment interests.

2. The State Bank and a credit institution will calculate interest of each interest period as follows:

a) Daily interest shall be calculated according to the formula below:

Daily interest

=

∑(Opening loan balance x <}0{Interest rate)

365

Interest in interest period equals (=) total daily interest of all days in the interest period.

b) If the number of maintenance days in which loan balance is higher than 1 day in the interest period, the State Bank and the credit institution shall calculate interest according to the reduced formula as follows:

Interest

=

∑(Opening loan balance x Number of days maintaining loan balance x Interest rate)

365

Where: Number of days maintaining loan balance is number of days in which loan balance remains unchanged in the interest period.

3. Interest rate prescribed in Clause 2 of this Article is the interest rate applicable to due principal balance, overdue principal balance, late payment interests as agreed upon and in accordance with regulations of the State Bank (% per year).

Article 10. Collecting loan principal and interests

1. The State Bank shall collect loan interests as agreed upon with the credit institution.

In a case where a credit institution must pay principal and interest in the same period without any agreement on order of repayment of principal and interest in such period, if such credit institution fails to pay principal and interest in whole on time as agreed, the State Bank shall recover the principal before the interests

If the credit institution repays debt before the due date without any agreement on order of repayment of principal and interest, the State Bank shall collect principal and interests at the request of the credit institution.

2. In case of a foreign currency loan, the State Bank shall collect interests according to the type of foreign currency used in the loan. If the interests are collected in another foreign currency or Vietnamese dong, the contract concluded by the State Bank and the credit institution shall be executed in accordance with law on foreign exchange management.

3. If the day on which the interest is collected falls on the weekend or holiday, it will be moved to the following working day.

Section 4. ACCOUNTING

Article 11. Rules for accounting

1. The State Bank and credit institutions shall do accounting of interests of depositing, lending, and borrowing operations in conformity with accounting rules of "accrued interests" and financial regulations.

2. Revenues and payment of interests in foreign currencies shall be converted into Vietnamese dong or accounting currency to be included in income or expenditure.

3. Regarding the State Bank:

a) Accrued interest shall be calculated until the end day of the month and the last working day of the month;

b) Revenues from lending operation that were included in the revenues but they are unearned at the end of the collection period, the State Bank shall record a decrease in revenues (in the same accounting period) or record it to the expenditure (in different accounting periods) and include it in off-balance sheet to expedite the collection. When the amounts are received, they will be included in the revenues;

c) Interests receivable from overdue loans are not required to be included in the revenues. The State Bank shall monitor the off-balance sheet to expedite the collection, when an amount is received; it will be included in the revenues;

d) Competent persons shall install rules for calculating and accounting of interests in the Core-banking, Accounting, Budgeting applications and System Integration for SBV (hereinafter referred to as accounting application system) in accordance with this Circular and regulations of law on accounting. The calculating and accounting of interests are conducted in the accounting application system according to the aforesaid installed rules.

4. Regarding credit institutions: Calculating and checking the accuracy of interests.

Article 12. Doing accounting

1. Depositing operation

a) Regarding the State Bank:

(i) Accounting of accrued interests: At the end of a month, an interest shall be included in the account earning deposit interest or the account earning accrued interest of the accrued interest period in the accounting application system according to the preinstalled accounting rules prescribed in Point d Clause 3 Article 11 hereof. A person in charge shall check the accuracy of transactions recorded in the system, print accounting vouchers and store them as prescribed.

If the end of the month falls on a weekend or a holiday, the accrued interest until the end of the month shall be calculated and recorded on the last working day of the month.

(ii) Accounting of interest payment: At the time of paying interests, a person in charge shall enter information and data into the accounting application system following the procedures for depositing operation; the person in charge shall check the accuracy of transactions which are processed and recorded in the system and print accounting vouchers and store them as prescribed;

b) Credit institutions:

Do accounting of depositing operation as prescribed in accounting regulations and financial regulations applicable to credit institutions and regulations of relevant law provisions.

2. Lending operation

a) Regarding the State Bank:

(i) Accounting of accrued interests: At the end of a month, an interest shall be included in the account earning loan interest or the accounting earning accrued loan interest of the accrued interest period in the accounting application system according to the preinstalled accounting rules prescribed in Point d Clause 3 Article 11 hereof. A person in charge shall check the accuracy of transactions recorded in the system, print accounting vouchers and store them as prescribed.

If the end of the month falls on a weekend or a holiday, the accrued interest until the end of the month shall be calculated and recorded on the last working day of the month;

(ii) Accounting of principal and interest: At the time of collecting principal and/or interest, according to the contract and regulations of this Circular, a person in charge shall enter information and data into the accounting application system following the procedures for lending operation.  The person in charge shall check the accuracy of transactions that are processed and recorded in the system, print accounting vouchers and store them as prescribed;

b) Credit institutions:

Do accounting of borrowing operation as prescribed in accounting regulations and financial regulations applicable to credit institutions and regulations of relevant law provisions.

Article 13. Making, circulating, controlling and storing documents

The State Bank and credit institutions must make sufficient valid and legitimate documents, inspect, control, circulate and store accounting vouchers as prescribed by the State Bank and relevant law provisions.

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 14. Responsibilities of the State Bank units

The State Bank units in charge of depositing and lending operations shall calculate and promptly and accurately record revenues and payment of interests and give Debit and Credit notices to credit institutions and other organizations in accordance with regulations of law.

Article 15. Rights and responsibilities of credit institutions

1. Each credit institution is entitled to request the State Bank to provide Debit and Credit notices as prescribed by law.

2. Each credit institution must do calculation and accounting as prescribed in this Circular.

Article 16. Rights and responsibilities of other organizations

Each of other organizations is entitled to request the State Bank to provide Debit and Credit notices and is responsible for cooperating with the State Bank in collation of interests as prescribed by law.

Article 17. Transitional provisions

The interests occurring from agreements on lending or depositing concluded before the effective date of this Circular shall be kept calculating as prescribed in Decision No. 652/2001/QD-NHNN dated May 17, 2001 of the Governor of the State Bank on promulgation of method of calculating and accounting of revenues and payment of interests of the State Bank and credit institutions. Any amendment to regulations on the method of calculating interests occurring from agreements on lending or depositing after the effective date of this Circular shall be consistent with this Circular.

After the effective date of this Circular, in case of an agreement with a provision of automatic extension, the calculation of interests after extension shall be consistent with this Circular. The State Bank units shall carry out depositing and lending operations and notify credit institutions and other organizations of any change to the method of calculating, collecting and paying interests.

Article 18. Implementation effect

1. This Circular takes effect on February 02, 2017.

2. From the effective date of this Circular, the calculating and accounting of interest collection and payment in depositing and lending operations between the State bank of Vietnam and credit institutions or other organizations shall be consistent with this Circular.

3. The Chief officers, the Director of the Department of Finance and Accounting, heads of relevant entities affiliated to the State Bank, Directors of branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities, Presidents of the Boards of Directors, Presidents of the Member assembly and Directors General (Directors) of credit institutions shall implement this Circular./.

For the Governor

The Deputy Governor

Dao Minh Tu

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 38/2016/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất