Thông tư 18/2014/TT-NHNN nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành

thuộc tính Thông tư 18/2014/TT-NHNN

Thông tư 18/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/2014/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đào Minh Tú
Ngày ban hành:01/08/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

 Nhập khẩu cửa kho tiền phải xin Giấy phép
Ngày 01/08/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 18/2014/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của NHNN; áp dụng đối với các đơn vị của NHNN; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các cơ sở in, đúc tiền; các cơ quan, tổ chức và thương nhân có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của NHNN.
Thông tư này quy định, khi nhập khẩu mặt hàng cửa kho tiền phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép; Giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền được cấp chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ và có hiệu lực trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp.
Bên cạnh cửa kho tiền, các mặt hàng nhập khẩu khác như: Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại; Giấy in tiền; Mực in tiền; Máy in tiền; Máy ép phôi chống giả; Máy đúc, dập tiền kim loại… được nhập khẩu theo hình thức chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu. Cụ thể, hàng năm, căn cứ vào kế hoạch in tiền, kế hoạch mua giấy, mực in tiền và kế hoạch mua sắm trang thiết bị khác đã được Thống đốc NHNN phê duyệt, cơ sở in, đúc tiền là doanh nghiệp trực thuộc NHNN được tổ chức thực hiện nhập khẩu các mặt hàng nêu trên.
Thông tư cũng hướng dẫn thêm: Những giấy phép nhập khẩu và văn bản cho phép tiếp nhận các lô hàng nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của NHNN được cấp trước thời điểm 15/09/2014 - ngày Thông tư này có hiệu lực - thì tiếp tục thực hiện theo giấy phép nhập khẩu và văn bản đó.

Xem chi tiết Thông tư18/2014/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

Số: 18/2014/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

 THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số 187/2013/NĐ-CP);

Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ,

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này công bố Danh mục hàng hóa kèm theo mã số HS của hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước); hướng dẫn điều kiện, thủ tục cấp phép nhập khẩu và điều kiện, thủ tục chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cục Phát hành và Kho quỹ, Cục Quản trị, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các cơ sở in, đúc tiền.
3. Các cơ quan, tổ chức và thương nhân có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Hình thức quản lý
1. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành bằng một trong hai hình thức: cấp giấy phép nhập khẩu và chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.
Chương II
QUY ĐỊNH VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THUỘC DIỆN QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Mục 1: QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO HÌNH THỨC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
Điều 4. Hàng hóa nhập khẩu
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý bằng hình thức cấp giấy phép nhập khẩu đối với mặt hàng cửa kho tiền.
2. Yêu cầu kỹ thuật của cửa kho tiền: Cửa kho tiền nhập khẩu phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật cửa kho tiền do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền
1. Đối với Cục Phát hành và Kho quỹ, Cục Quản trị, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền: 01 (một) bản chính theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản có ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho trang bị cửa kho tiền nhập khẩu: 01 (một) bản sao;
c) Tài liệu kỹ thuật cửa kho tiền: 01 (một) bản sao và 01 (một) bản dịch Tiếng Việt.
2. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các cơ sở in, đúc tiền (trừ cơ sở in, đúc tiền là doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước); các cơ quan, tổ chức và thương nhân có nhu cầu nhập khẩu cửa kho tiền, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền: 01 (một) bản chính theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 (một) bản sao có chứng thực;
c) Tài liệu kỹ thuật cửa kho tiền: 01 (một) bản sao có chứng thực và 01 (một) bản dịch Tiếng Việt.
3. Trường hợp các đối tượng được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này ủy thác cho đơn vị khác để nhập khẩu cửa kho tiền ngoài các giấy tờ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này cần bổ sung các giấy tờ như sau:
a) Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của đơn vị nhận ủy thác: 01 (một) bản sao có chứng thực;
b) Văn bản ủy thác theo quy định pháp luật về hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa: 01 (một) bản gốc hoặc 01 (một) bản sao có xác nhận của đơn vị ủy thác.
Điều 6. Quy trình và thời hạn giải quyết việc cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền
1. Đơn vị đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ), địa chỉ: số 47-49 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2. Sau 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu, Cục Phát hành và Kho quỹ sẽ có ý kiến yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.
Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Phát hành và Kho quỹ xem xét, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền.
3. Chậm nhất sau 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp từ chối cấp giấy phép, trong thời hạn nêu trên Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 7. Hiệu lực của giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền
Giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền có hiệu lực trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày cấp.
Mục 2: QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO HÌNH THỨC CHỈ ĐỊNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU
Điều 8. Hàng hóa nhập khẩu
1. Các mặt hàng quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Phụ lục I kèm theo Thông tư này là những mặt hàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý theo hình thức chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.
2. Ngân hàng Nhà nước chỉ định cơ sở in, đúc tiền là doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Căn cứ và thủ tục nhập khẩu
1. Căn cứ kế hoạch in tiền hàng năm, kế hoạch mua giấy, mực in tiền và kế hoạch mua sắm trang thiết bị được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, cơ sở in, đúc tiền là doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện nhập khẩu hàng hóa phục vụ việc in, đúc tiền.
2. Cơ sở in, đúc tiền gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) văn bản đề nghị cho phép tổ chức tiếp nhận các lô hàng nhập khẩu kèm theo hồ sơ nhập khẩu hàng hóa bao gồm các giấy tờ sau: 01 (một) bản sao hợp đồng, vận đơn, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói có xác nhận của cơ sở in, đúc tiền.
Căn cứ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa của cơ sở in, đúc tiền, Cục Phát hành và Kho quỹ xem xét, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cho phép cơ sở in, đúc tiền tiếp nhận các lô hàng nhập khẩu.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với những giấy phép nhập khẩu và văn bản cho phép tiếp nhận các lô hàng nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước được cấp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tiếp tục thực hiện theo giấy phép nhập khẩu và văn bản tiếp nhận các lô hàng nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 11. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ
1. Kiểm tra, theo dõi và quản lý việc sử dụng hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước theo đúng mục đích.
2. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này.
Điều 12. Trách nhiệm của đơn vị nhập khẩu hoặc đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu (nếu có)
1. Thực hiện việc nhập khẩu đúng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước quy định, tuân thủ các quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa.
2. Đơn vị nhập khẩu hàng hóa phải sử dụng đúng mục đích hàng hóa đã nhập khẩu.
3. Trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày thông quan, đơn vị nhập khẩu phải báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) về tình hình sử dụng hàng hóa đã nhập khẩu.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 04/2006/TT-NHNN ngày 03/7/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thi hành
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) cơ sở in, đúc tiền; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.

 Nơi nhận:
- Như Điều 14;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Công thương;
- Phòng Công báo - VPCP;
- Lưu: VP, PC, PHKQ (5 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

PHỤ LỤC I

DANH MỤC HÀNG HÓA THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2014/TT-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2014)

I. Hàng hóa xuất khẩu: không có

II. Hàng hóa nhập khẩu

STT

MÃ HÀNG

MÔ TẢ HÀNG HÓA

DANH MỤC HÀNG HÓA PHẢI CÓ GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU

 

Chương

Nhóm

Phân nhóm

 

1

83

03

00

00

Cửa kho tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định)

DANH MỤC HÀNG HÓA CHỈ ĐỊNH ĐƠN VỊ NHẬP KHẨU

2

72

24

90

00

Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại

72

18

99

00

 

72

06

90

00

 

3

 

 

 

 

Giấy in tiền:

48

02

69

00

- Giấy in nền cotton

39

20

99

90

- Giấy in nền polymer

4

32

15

19

00

Mực in tiền

32

15

11

90

 

32

15

11

10

 

5

49

11

99

90

Phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý

6

84

79

89

30

Máy ép phôi chống giả

7

 

 

 

 

Máy in tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố):

84

43

39

90

- Máy phủ Vamish

84

43

13

00

- Máy in số

84

43

14

00

- Máy in Flexo

84

43

19

00

- Máy Intaglio

84

43

39

90

- Máy Simultan

8

84

62

49

10

Máy đúc, dập tiền kim loại (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố)

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2014/TT-NHNN, ngày 01 tháng 8 năm 2014)

(Tên tổ chức/đơn vị đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu)
--------

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

………, ngày     tháng      năm 20…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU CỬA KHO TIỀN

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Phát hành và Kho quỹ)

1. Tên tổ chức/đơn vị đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu [tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài và tên viết tắt (nếu có)]:

- Thuộc cơ quan chủ quản (nếu có):

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                                                     Fax:

- Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp(*) số:

Nơi cấp:                                                       Ngày cấp:

- Mã số thuế (nếu có):

2. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xét cấp Giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền, cụ thể như sau:

Stt

Tên sản phẩm

Mã HS

Ký hiệu

Xuất xứ - Hãng sản xuất, lắp ráp

Số lượng

Năm sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Mục đích nhập khẩu:

4. Hình thức nhập khẩu:

- Tên đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu [tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài và tên viết tắt (nếu có)]:

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Điện thoại:                                      Fax:

- Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:

Nơi cấp:                                                       Ngày cấp:

- Mã số thuế (nếu có):

5. Thời gian dự kiến nhập khẩu:

6. Hồ sơ kèm theo:

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành; cam kết sử dụng đúng mục đích hàng hóa xin nhập khẩu./.

 Nơi nhận:
- Như đề gửi;
- ………
- Lưu.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2014/TT-NHNN, ngày 01 tháng 8 năm 2014)

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

Số:     /GP-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày      tháng       năm 20

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU CỬA KHO TIỀN
(Có giá trị đến hết ngày …../…../…..)

---------------------------

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa;

Căn cứ Thông tư số      /2014/TT-NHNN ngày     tháng     năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Xét Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền số ……… ngày ......... và hồ sơ liên quan về việc cấp giấy phép nhập khẩu cửa kho tiền;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ,

NAY CHO PHÉP

1. Tên đơn vị:

- Địa chỉ trụ sở chính:

- Số ĐT:                                                                                   Fax:

(*) Nội dung này không áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE VIETNAM STATE BANK

Circular No. 18/2014/TT-NHNN dated August 01, 2014 on guiding import of goods subject to the State Bank’s specialized management

Pursuant to the Law on State Bank No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State bank of Vietnam; 

Pursuant to the Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 of the Government regulating the implementation of Commerce Law on trading international goods and agencies’ activities as buying, selling, crafting and transiting goods with foreign countries (hereinafter referred to as the Decree No. 187/2013/ND-CP) ;

Pursuant to the Decision No. 41/2005/QD-TTg dated March 02, 2005 of the Government on promulgation of the Regulation on licensing goods import;

At the proposal of Director of the Issuance and Vault Department,

The Governor of the State Bank promulgates the Circular guiding import of goods subject to the State Bank’s specialized management.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of application

This Circular promulgates the list of goods attached with HS code of goods subject to the State Bank’s specialized management (hereinafter referred to as the State Bank); guiding conditions, procedures for grant of import permits and conditions, procedures for designation of enterprises entitled to import such goods as stipulated under the Decree No. 187/2013/ND-CP.

Article 2. Subject of application

1. The Issuance and Vault Department, Department of Management, head office of the State Bank, State Bank branches in provinces and centrally run cities and enterprises of the State Bank.

2. Credit institutions, foreign bank’s branches, money-printing establishments

3. Agencies, organizations and traders related to import of goods subject to the State Bank’s specialized management.

Article 3. Modes of management

1. List of goods subject to the State Bank’s specialized management as stipulated under Appendix I promulgated together with this Circular.

2. The State Bank shall manage import of goods subject to the State Bank’s specialized management by one of the two following modes: granting import permits and designing enterprises entitled to import such goods.

Chapter II

PROVISIONS OF IMPORT OF GOODS SUBJECT TO THE STATE BANK’S SPECIALIZED MANAGEMENT

Section 1

PROVISIONS ON IMPORT OF GOODS BY MODE OF GRANT OF IMPORT PERMITS

Article 4. Imported goods

1. The State Bank shall manage by grant of import permits for vault doors.

2. Technical requirements of vault door: vault door must be in accordance with technical requirements of vault door regulated by the State Bank.

Article 5. Dossiers of application for import permits of vault doors

1. Forthe Issuance and Vault Department, Department of Management, head office of the State Bank, State Bank branches in provinces and centrally run cities and enterprises of the State Bank, the dossier includes:

a) An application for import permit of vault doors: 01 (one) original made according to the form under the Appendix II promulgated together with this Circular;

b)The State Bank Governor’s written approval of the equipping of imported vault doors: 01 (one) copy;

c) Technical document of vault door: 01 (one) copy and 01 (one) translation;

2. For credit institutions, foreign bank’s branches, money printing establishments (excluding money printing establishments being enterprises of the State Bank); Agencies, organizations and traders that have demand for import of vault door, the dossier includes:

a) An application for import permit of vault doors: 01 (one) original made according to the form under the Appendix II promulgated together with this Circular;

b)Establishment decision, investment certificate or business registration certificate, enterprise registration certificate: 01 (one) notarized copy;

c) Technical document of vault door: 01 (one) notarized copy and 01 (one) Vietnamese translation;

3. If cases as regulated under Clause 1, 2 of this Article authorize other agencies for import of vault door, besides papers as stipulated under Clause 1 and Clause 2 of this Article, they need to add the following documents:

a)Establishment decision, investment certificate or business registration certificate, enterprise registration certificate of authorized agency: 01 (one) notarized copy;

b) Authorized papers as stipulated by the law on authorization of purchase/sale of goods: 01 (one) original or 01 (one) copy certified by the authorizing agency;

Article 6. Procedures and time for dealing with the grant of import permits of vault doors

1. Agencies proposing the grant of import permit of vault door shall send dossier by post or submit directly at the State Bank ( the Issuance and Vault Department): 47-49 Ly Thai To street, Hoan Kiem District, Hanoi.

2. After 02 (two) working days since receipt of dossiers, the Issuance and Vault Department shall give opinions on supplementation of dossier if it is invalid.

Since receipt of valid dossier, the Issuance and Vault Department shall consider and present the State Bank Governor for decision of import permit.

3. No later than 07 (seven) days since receipt of valid dossier, the State Bank shall issue import permit of vault door (according to form under the Appendix III promulgated together with this Circular. If refusal, within the time above, the State Bank must reply in writing and clearly state the reasons.

Article 7. The validity duration of permits

A permit shall be valid within 06 (six) months since it is issued.

Section 2

REGULATIONS ON IMPORT OF GOODS BY MODE OF DESIGNATION OF ENTERPRISES ENTITLED TO IMPORT SUCH GOODS

Article 8. Imported goods

1. Goods as stipulated under Section 2,3,4,5,6,7,8 of Appendix I promulgated together with this Circular are goods that are managed by mode of designation of enterprises entitled to import such goods.

2.The State Bank shall design printing establishments being enterprises of the State Bank that import directly goods as stipulated under Clause 1 of this Article.

Article 9. Bases and procedures for import

1. Based on the annual plan for printing money, buying paper, ink for money printing and buying equipment approved by the State Bank Governor, printing establishments being enterprises of the State Bank shall organize import of goods for printing.

2. Money printing establishments shall send an application for receipt of imported goods attached with import dossier including the following papers: 01 (one) copy of contract, bill of lading, commercial invoice and packing list with the certification of printing establishment to the State Bank ( the Issuance and Vault Department).

Based on import dossier of money printing establishments, the Issuance and Vault Department shall consider and present the Governor for decision.

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 10. Transitional Provisions

For import permits and papers accepting receipt of imported goods subject to the State Bank’s specialized management that are granted before the effective day of this Circular, it shall be implemented according to import permit and papers on receipt of imported goods of the State Bank.

Article 11. Responsibilities of the Issuance and Vault Department

1. Supervising, inspecting and managing the use of goods subject to the State Bank’s specialized management for proper purposes.

2. Implementing other responsibilities as stipulated under this Circular.

Article 12. Responsibilities of import unit or authorized unit for import (if any)

1. Importing goods in permitted quantities, of proper quality and categories, up to technical standards set by the State Bank, and in compliance with the State’s current regulations on import of goods.

2. Using imported goods for proper purposes.

3. Within three months after customs clearance, to report in writing to the State Bank (the Issue and Vault Department) on the use of imported goods.

Article 13. Effect

1. This Circular takes effect on September 15, 2014.

2. This Circular replaces the Circular No. 04/2006/TT-NHNN dated July 03, 2006 guiding the implementation of the Government’s Decree No. No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006 detailing the implementation of the Commercial Law regarding international goods purchase and sale and goods purchase and sale agency, processing ad transit with foreign parties, for goods subject to the State Bank’s specialized management.

Article 14. Implementation responsibility

The Chief of Office, Director of the Issuance and Vault Department, heads of units within the State Bank, directors of State Bank branches in provinces and centrally run cities, and Chairmen of Boards of Management and Chairmen of Boards of Members, Directors General (Directors) of money-printing establishments; Chairmen of Boards of Management and Chairmen of Boards of Members, Directors General (Directors) of credit institutions, foreign bank’s branches shall implement this Circular./.

For the Governor

Deputy Governor

Dao Minh Tu

 

*All appendices are not translated herein

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 18/2014/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1849/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Chương trình hành động của ngành tài chính thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Tài chính-Ngân hàng

văn bản mới nhất