Thông tư 166/2011/TT-BTC về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 166/2011/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 166/2011/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Sỹ Danh |
Ngày ban hành: | 17/11/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Xây dựng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 17/11/2011, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 166/2011/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án; một số chỉ tiêu tài chính của hợp đồng dự án; điều kiện và phương thức thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT; quyết toán giá trị công trình dự án BOT, BTO và BT.
Đối với các dự án BT, điều kiện thanh toán được quy định trong hợp đồng dự án; cơ quan Nhà nước có thể thanh toán cho nhà đầu tư 01 lần hoặc nhiều lần giá trị hợp đồng dự án nhưng thời điểm thành toán lần đầu được thực hiện sau khi công trình BT hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao; giá trị lần thanh toán cuối cùng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng.
Đáng chú ý, nhà đầu tư có thể được thanh toán bằng dự án khác sau khi chuyển giao công trình đó cho Nhà nước; việc thanh toán được thực hiện qua nguyên tác bù trừ giữa giá trị dự án BT và giá trị dự án khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyển giao cho nhà đầu tư.
Cũng theo Thông tư này, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án là vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư cam kết góp vốn theo điều lệ của Doanh nghiệp dự án. Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính năm gần nhất của nhà đầu tư đã được kiểm toán độc lập kiểm toán.
Nhà đầu tư phải cam kết và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của số liệu, tài liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu, danh mục các dự án đang thực hiện, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án đang thực hiện đến thời điểm đàm phán hợp đồng dự án.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2012 và thay thế Thông tư số 149/2007/TT-BTC ngày 14/02/2007.
Xem chi tiết Thông tư166/2011/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 166/2011/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH Số: 166/2011/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2011 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHI PHÍ CHUẨN BỊ DỰ ÁN VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÁC
DỰ ÁN; MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN; ĐIỀU KIỆN VÀ
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHO NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO HÌNH THỨC
HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - CHUYỂN GIAO; QUYẾT TOÁN GIÁ TRỊ CÔNG TRÌNH DỰ ÁN
THỰC HIỆN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - KINH DOANH - CHUYỂN GIAO,
XÂY DỰNG - CHUYỂN GIAO - KINH DOANH, XÂY DỰNG - CHUYỂN GIAO
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 02/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT); Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 5/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung liên quan đến quá trình thực hiện các dự án theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung liên quan đến quá trình thực hiện các dự án theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT bao gồm:
1. Việc quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án BOT, BTO, BT được quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ;
2. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của các hợp đồng dự án thực hiện theo các hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT (sau đây gọi tắt là Hợp đồng dự án);
3. Điều kiện và phương thức thanh toán cho Nhà đầu tư thực hiện dự án BT;
4. Quyết toán giá trị công trình dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nhà đầu tư, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan đến việc thực hiện dự án theo các quy định của nhà nước có liên quan và quy định tại Thông tư này.
Chương 2.
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHI PHÍ CHUẨN BỊ DỰ ÁN VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
Điều 3. Nguồn kinh phí cho hoạt động của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
1. Nguồn ngân sách nhà nước cân đối trong kế hoạch chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho hoạt động quản lý nhà nước của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai các dự án BOT, BTO, BT.
2. Nguồn ngân sách nhà nước cân đối trong kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phần chi phí liên quan đến việc chuẩn bị, thực hiện dự án gồm: lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Đề xuất dự án, chuẩn bị Dự án khác, lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu đối với các dự án có tổ chức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư, giám định chất lượng công trình, kiểm tra, giám sát hiện trường và chi khác.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập bộ phận chuyên trách hoặc chỉ định cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Hợp đồng dự án; đồng thời chịu trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí để bộ phận chuyên trách hoặc cơ quan chuyên môn thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Điều 4. Nội dung chi, thu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nội dung chi, thu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý thực hiện các dự án đầu tư BOT, BTO, BT và để thực hiện các nghĩa vụ khác gồm:
1. Những nội dung chi phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước:
a) Chi lập và công bố Danh mục Dự án.
b) Chi mua vật tư văn phòng.
c) Chi thông tin liên lạc.
d) Chi hội nghị, hội thảo, đàm phán.
đ) Chi hoạt động cho nhóm công tác liên ngành và chi phí thuê, mướn lao động, chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
e) Chi khác.
2. Nội dung chi chuẩn bị dự án, quản lý thực hiện dự án:
a) Chi thuê tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án hoặc Đề xuất dự án (nếu có) kể cả chi phí liên quan đến chuẩn bị Dự án khác; và hồ sơ mời thầu lựa chọn Nhà đầu tư.
b) Chi cho công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư. Trường hợp có nguồn thu từ việc bán hồ sơ mời thầu thì chi phí cho công tác này được thực hiện từ nguồn thu bán hồ sơ mời thầu theo quy định của nhà nước.
c) Chi giám định chất lượng công trình đột xuất và trước khi bàn giao theo quy định của hợp đồng.
d) Chi cho công tác kiểm tra, giám sát hiện trường.
đ) Chi khác.
3. Nội dung thu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
a) Thu từ chi phí chuẩn bị dự án do Nhà đầu tư được lựa chọn thanh toán (nếu có).
b) Thu từ bán hồ sơ mời thầu.
c) Thu khác (nếu có).
Điều 5. Lập, phê duyệt và giao dự toán cho các hoạt động của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
1. Căn cứ lập dự toán:
a) Danh mục dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đề xuất dự án ngoài danh mục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung vào danh mục thực hiện.
b) Kế hoạch triển khai các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Nguyên tắc lập dự toán:
a) Những nội dung chi đã được quy định trong chi đầu tư xây dựng gồm chi lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hoặc Đề xuất dự án (nếu có), chi chuẩn bị Dự án khác, chi lập hồ sơ mời thầu, chi giám định chất lượng công trình: việc lập dự toán thực hiện theo quy định của nhà nước trong việc lập dự toán chi đầu tư xây dựng.
b) Những nội dung chi phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên về hoạt động của các cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Nhà nước về việc lập dự toán chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước.
3. Lập và chấp hành dự toán:
a) Hàng năm, căn cứ vào thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập dự toán chi để thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình theo từng loại nguồn vốn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Việc phê duyệt dự toán ngân sách hàng năm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với từng nguồn vốn.
c) Giao dự toán ngân sách: Sau khi dự toán ngân sách năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thủ trưởng cơ quan đơn vị có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán nguồn kinh phí hoạt động của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyên tắc đảm bảo cho bộ phận chuyên trách hoặc cơ quan chuyên môn sử dụng đúng chính sách, chế độ nguồn kinh phí để thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Dự toán chi sau khi được phê duyệt, được gửi một bản cho Kho bạc Nhà nước nơi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mở tài khoản giao dịch để kiểm soát, thanh toán.
d) Trong quá trình thực hiện dự toán đã được duyệt, nếu có phát sinh do bổ sung thêm các dự án ngoài danh mục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành trình phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự toán theo quy định để thực hiện các công việc phát sinh.
Điều 6. Quản lý, thanh toán
Việc quản lý, thanh toán các chi phí phục vụ các hoạt động của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, thanh toán vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước và quản lý, thanh toán chi thường xuyên về chi hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Điều 7. Xử lý khoản thu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Toàn bộ các khoản thu phát sinh trong năm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm khoản thu từ chi phí chuẩn bị dự án do Nhà đầu tư được lựa chọn thanh toán (nếu có), khoản thu từ bán hồ sơ mời thầu còn dư (sau khi đã chi cho công tác tổ chức đầu tư theo quy định) được nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 8. Quyết toán
1. Kết thúc năm kế hoạch, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quyết toán việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho công tác quản lý quá trình thực hiện các dự án BOT, BTO, BT theo quy định của Nhà nước; đồng thời quyết toán các khoản chi đầu tư do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
2. Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BTO, BT, khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổng hợp những khoản chi đầu tư do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đã được quyết toán hàng năm vào quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 9. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí
Hàng năm, định kỳ hoặc đột xuất, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan tài chính các cấp tổ chức kiểm tra việc quản lý sử dụng chi phí cho các hoạt động thuộc trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý thực hiện các dự án BOT, BTO, BT thuộc phạm vi quản lý của mình để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm trong quá trình quản lý của các cơ quan liên quan.
Chương 3.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
Điều 10. Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án trên tổng vốn đầu tư dự án theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ để tham gia thực hiện dự án.
2. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án là vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư cam kết góp vốn theo điều lệ của Doanh nghiệp dự án. Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính năm gần nhất của Nhà đầu tư đã được kiểm toán độc lập kiểm toán.
3. Trường hợp tại cùng một thời điểm mà Nhà đầu tư đồng thời thực hiện nhiều Dự án khác nhau thì phải đảm bảo tổng vốn chủ sở hữu phải đáp ứng đủ cho tất cả các dự án theo tỷ lệ quy định.
4. Nhà đầu tư phải cam kết và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu, danh mục các dự án đang thực hiện, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án đang thực hiện đến thời điểm đàm phán Hợp đồng dự án.
Điều 11. Vốn huy động của Nhà đầu tư
1. Để thực hiện dự án, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án được huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hợp đồng. Đây là các nguồn vốn huy động của Nhà đầu tư để thực hiện dự án tính đến thời điểm đàm phán hợp đồng đã được Nhà đầu tư và các nhà cung cấp vốn cam kết hoặc thỏa thuận bằng văn bản.
2. Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án phải huy động vốn phù hợp với tiến độ đầu tư ghi trong Hợp đồng dự án và báo cáo việc huy động vốn với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký Hợp đồng dự án theo quy định.
3. Các chỉ tiêu về nguồn vốn huy động của Nhà đầu tư:
a) Các nguồn vốn huy động (vốn tín dụng thông thường, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay ngoài nước, các nguồn vốn huy động khác).
b) Tổng mức vốn huy động, mức huy động của từng nguồn vốn.
c) Thời gian vay, trả, trong đó: thời gian ân hạn.
d) Mức lãi vay, mức lãi vay bình quân trong trường hợp vay nhiều nguồn vốn.
đ) Đồng tiền vay và tỉ giá thanh toán.
e) Các điều kiện để đảm bảo nguồn vốn huy động.
f) Các chi phí cần thiết khác liên quan đến nguồn vốn huy động: chi phí bảo lãnh, phí cam kết, bảo hiểm tín dụng, môi giới (nếu có).
Điều 12. Lãi vay huy động vốn đầu tư của Nhà đầu tư
1. Lãi vay huy động vốn đầu tư của Nhà đầu tư trong thời gian xây dựng công trình được tính trong tổng mức đầu tư dự án. Thời gian tính lãi vay tối đa không vượt quá thời gian xây dựng công trình theo hợp đồng, được tính theo mức cam kết và tiến độ huy động các nguồn vốn vay theo hợp đồng, song mức vay tối đa của Nhà đầu tư được xác định bằng tỷ lệ vốn phải huy động ngoài phần vốn chủ sở hữu theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Lãi vay huy động vốn đầu tư của Nhà đầu tư chỉ được áp dụng đối với phần vốn Nhà đầu tư phải đi vay để đầu tư dự án BOT, BTO, BT; không tính lãi vay đối với phần vốn chủ sở hữu Nhà đầu tư phải đảm nhận theo quy định.
3. Mức lãi vay huy động vốn đầu tư xác định trong các trường hợp:
a) Trường hợp có đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư: Mức lãi vay đối với phần vốn huy động của Nhà đầu tư được xác định trên cơ sở kết quả trúng thầu của hồ sơ dự thầu đối với Nhà đầu tư trúng thầu.
b) Trường hợp chỉ định Nhà đầu tư đàm phán hợp đồng: Mức lãi vay hợp lý được xác định thông qua đàm phán thống nhất giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm về mức lãi vay này.
c) Để xác định mức lãi vay hợp lý áp dụng cho dự án, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tham khảo các căn cứ sau:
- Mức lãi suất cho vay trung hạn cùng kỳ hạn bình quân của ít nhất 3 tổ chức tín dụng độc lập không liên quan đến Nhà đầu tư trên địa bàn.
- Mức lãi vay hợp lý được xác định tối đa không quá 1,3 lần mức lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài nhất tại thời điểm gần nhất với thời điểm đàm phán hợp đồng.
Điều 13. Lợi nhuận của Nhà đầu tư
1. Trường hợp đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư, lợi nhuận của Nhà đầu tư được xác định thông qua kết quả lựa chọn nhà thầu đối với Nhà đầu tư trúng thầu.
2. Trường hợp chỉ định thầu: Lợi nhuận của Nhà đầu tư được dự tính trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được xác định theo nguyên tắc đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả của dự án và kết quả đàm phán giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tham khảo mức lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tương ứng, lợi nhuận của các Dự án tương tự so với mặt bằng thị trường khu vực Dự án và lợi nhuận của các ngành, lĩnh vực khác để xem xét tính toán mức lợi nhuận hợp lý đề xuất trong Báo cáo nghiên cứu khả thi.
3. Riêng trường hợp chỉ định thầu dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BT được Nhà nước tạo điều kiện cho Nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận thì lợi nhuận của Nhà đầu tư được xác định trong kết quả thực hiện dự án khác. Việc lập, triển khai thực hiện Dự án khác tuân theo quy định về quản lý dự án đầu tư và xây dựng hiện hành.
Điều 14. Các chỉ tiêu tài chính khác
Ngoài các chỉ tiêu tài chính nêu trên, Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể quy định thêm các chỉ tiêu tài chính cần thiết khác nhưng phải đảm bảo được hoạt động đầu tư có hiệu quả nhất. Các chỉ tiêu tài chính khác như: Hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ, nợ phải thu, nợ phải trả, các biện pháp bảo toàn vốn thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương 4.
ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHO
NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN BT
Điều 15. Điều kiện thanh toán dự án thực hiện theo hình thức Hợp đồng BT
1. Các dự án thực hiện theo hình thức Hợp đồng BT phải được đầu tư xây dựng, hoàn thành, bàn giao theo đúng cam kết ghi trong Hợp đồng dự án.
2. Điều kiện thanh toán được quy định trong Hợp đồng dự án. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thanh toán cho Nhà đầu tư một lần hoặc nhiều lần giá trị Hợp đồng dự án nhưng thời điểm thanh toán lần đầu được thực hiện sau khi công trình BT hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao; giá trị lần thanh toán cuối cùng tối thiểu bằng 15% giá trị Hợp đồng dự án.
3. Trường hợp Hợp đồng BT thanh toán nhiều lần, Báo cáo quyết toán Hợp đồng dự án phải được phê duyệt trước lần thanh toán cuối cùng.
4. Kế hoạch về nguồn vốn đầu tư để thanh toán cho dự án thực hiện theo hình thức Hợp đồng BT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được bố trí vào kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thanh toán đối với trường hợp thanh toán bằng tiền.
Điều 16. Thanh toán Hợp đồng BT
1. Hồ sơ thanh toán
Doanh nghiệp dự án phải gửi đến cơ quan kiểm soát thanh toán các tài liệu cơ sở của dự án (là các bản gốc hoặc sao y bản chính và chỉ gửi 01 lần cho đến khi kết thúc trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh) bao gồm:
a) Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thực hiện dự án theo Hợp đồng BT; về việc lựa chọn Nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu, chỉ định thầu; quyết định hình thức thanh toán bằng tiền hoặc bằng Dự án khác.
b) Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc giao Dự án khác, quyết định phê duyệt giá trị Dự án khác đối với trường hợp thanh toán bằng Dự án khác.
c) Hợp đồng dự án giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư.
d) Biên bản nghiệm thu công trình BT hoàn thành, bàn giao.
2. Thanh toán Hợp đồng dự án bằng tiền
a) Hồ sơ đề nghị thanh toán một lần bằng tiền sau khi dự án BT hoàn thành, bàn giao:
- Biên bản nghiệm thu công trình BT hoàn thành, bàn giao theo tiến độ cam kết tại Hợp đồng dự án.
- Biên bản xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (nếu có).
- Đề nghị thanh toán của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Giá trị hợp đồng đề nghị thanh toán; giá trị công việc phát sinh (nếu có); giá trị đề nghị thanh toán.
- Báo cáo quyết toán Hợp đồng dự án hoàn thành.
- Báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán Hợp đồng dự án hoàn thành.
- Phê duyệt quyết toán Hợp đồng dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Trường hợp thanh toán nhiều lần:
- Biên bản nghiệm thu công trình BT hoàn thành, bàn giao theo tiến độ cam kết tại Hợp đồng dự án.
- Biên bản xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (nếu có).
- Đề nghị thanh toán của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp thanh toán lần cuối, hồ sơ thanh toán bổ sung thêm Báo cáo quyết toán công trình BT hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Báo cáo quyết toán Hợp đồng dự án hoàn thành.
c) Phương thức thanh toán:
- Sau khi hoàn thành Hợp đồng dự án BT, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh toán cho Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án toàn bộ giá trị hợp đồng đã được ký kết và các khoản phát sinh ngoài hợp đồng (nếu có). Trường hợp thanh toán làm nhiều lần, tiến độ thanh toán thực hiện theo cam kết trong Hợp đồng dự án. Lần thanh toán cuối cùng tối thiểu bằng 15% giá trị Hợp đồng được thanh toán sau khi quyết toán hợp đồng được phê duyệt.
- Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào các điều khoản thanh toán trong hợp đồng, kiểm tra và thực hiện thanh toán một lần hoặc thanh toán nhiều lần theo các điều kiện thanh toán, giá trị thanh toán được đề nghị. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của giá trị thanh toán Hợp đồng dự án, chất lượng của dự án bàn giao. Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về nội dung này.
3. Thanh toán Hợp đồng BT bằng giao Dự án khác:
a) Nguyên tắc thanh toán:
- Về nguyên tắc: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ, sau khi xây dựng dự án BT, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh toán cho Nhà đầu tư bằng Dự án khác. Việc thanh toán được thực hiện theo các quy định sau:
+ Thanh toán được thực hiện thông qua nguyên tắc bù trừ giữa giá trị dự án BT và giá trị Dự án khác được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho Nhà đầu tư.
+ Giá trị Dự án khác được cấp có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định của pháp luật liên quan.
+ Thời điểm thanh toán là thời điểm sau khi Hợp đồng dự án BT hoàn thành, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định chính thức giao Dự án khác cho Nhà đầu tư.
- Trường hợp Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm giao Dự án khác cho Nhà đầu tư trước khi dự án BT hoàn thành, bàn giao để thực hiện công tác lập quy hoạch, thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xác định giá trị Dự án khác thì phải được Bộ trưởng; thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư phải tính toán các điều kiện thanh toán để đảm bảo lợi ích của Nhà nước và lợi ích của Nhà đầu tư, trong đó đảm bảo điều kiện không điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình BT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp điều chỉnh theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng)
b) Hồ sơ thanh toán:
- Hợp đồng giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư.
- Biên bản xác định Hợp đồng dự án BT hoàn thành theo tiến độ cam kết tại hợp đồng.
- Biên bản xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận (nếu có).
- Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt giá trị Dự án khác.
c) Thanh toán Hợp đồng dự án:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi hồ sơ thanh toán dự án BT cho cơ quan Kho bạc nhà nước để kiểm soát chi. Trong thời hạn 7 ngày, Cơ quan Kho bạc nhà nước căn cứ vào hồ sơ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi đến kiểm soát và thực hiện việc xác nhận giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành đề nghị thanh toán vốn đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ xác nhận giá trị khối lượng đủ điều kiện được thanh toán của cơ quan Kho bạc nhà nước, thực hiện thanh toán bằng Dự án khác cho Nhà đầu tư.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổng hợp theo dõi số vốn đã thanh toán cho Nhà đầu tư, định kỳ hàng quý, hàng năm thông báo cho cơ quan tài chính địa phương để theo dõi, đối chiếu và hạch toán việc thanh toán bằng giá trị Dự án khác.
4. Hạch toán và quản lý thanh toán cho Hợp đồng dự án BT
a) Sau khi có quyết định phê duyệt giá trị Dự án khác, quyết định giao Nhà đầu tư thực hiện Dự án khác, cơ quan tài chính địa phương căn cứ tính chất của Dự án khác, thực hiện hạch toán ghi thu ngân sách địa phương về thu từ Dự án khác và ghi chi thanh toán vốn đầu tư. Trường hợp chưa xác định rõ giá trị dự án BT hoặc giá trị Dự án khác có thể thực hiện tạm ghi thu, ghi chi. Sau khi xác định chính xác giá trị của dự án sẽ tính toán ghi thu, ghi chi chính thức.
b) Hết niên độ ngân sách nhà nước hàng năm (ngày 31/01 hàng năm), căn cứ vào thông báo của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lũy kế số vốn đã thanh toán cho Hợp đồng dự án trong năm có xác nhận của cơ quan Kho bạc Nhà nước; cơ quan Tài chính địa phương làm thủ tục chuyển nguồn vốn còn lại (nếu có) sang năm sau để thanh toán tiếp tục cho Hợp đồng dự án BT.
c) Sau khi quyết toán Hợp đồng, trường hợp giá trị Dự án khác thanh toán cho Nhà đầu tư lớn hơn giá trị Hợp đồng dự án BT và giá trị phát sinh ngoài hợp đồng do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì Nhà đầu tư phải nộp phần chênh lệch bằng tiền vào ngân sách nhà nước. Riêng phần giá trị hợp đồng tăng thêm do các nguyên nhân khác, không thuộc phạm vi cam kết trong hợp đồng BT, do nhà đầu tư tự đảm bảo nguồn vốn để thanh toán. Trường hợp giá trị Dự án khác thanh toán cho Nhà đầu tư nhỏ hơn giá trị hợp đồng dự án BT và giá trị phát sinh ngoài hợp đồng do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì ngân sách nhà nước thanh toán cho Nhà đầu tư phần chênh lệch bằng tiền hoặc bổ sung bằng Dự án khác.
Chương 5.
QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC
HỢP ĐỒNG BOT, BTO VÀ BT
Điều 17. Quyết toán dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT bao gồm:
1. Những chi phí do cơ quan nhà nước thực hiện: Cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán các khoản chi phí lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án hoặc đề xuất dự án (nếu có), chi phí liên quan đến chuẩn bị Dự án khác cùng các chi phí khác liên quan đến quản lý thực hiện dự án để trình cấp có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt.
2. Quyết toán giá trị Hợp đồng BOT, BTO, BT hoàn thành: Nhà đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán toàn bộ các nội dung chi phí theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án và phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng trình Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt đối với Hợp đồng BTO, BT và xem xét, thỏa thuận đối với Hợp đồng BOT.
3. Giá trị quyết toán Hợp đồng dự án là toàn bộ giá trị thực hiện Hợp đồng dự án do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư ký kết phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Điều 18. Quyết toán giá trị hợp đồng BOT, BTO, BT.
1. Đối với hợp đồng BOT:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận với Nhà đầu tư về việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán nội dung chi phí đầu tư xây dựng công trình, các chi phí khác thuộc Hợp đồng dự án đã ký kết.
- Căn cứ giá trị kiểm toán, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận báo cáo quyết toán giá trị hợp đồng dự án.
2. Đối với hợp đồng BT, BTO:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận với Nhà đầu tư về việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán nội dung chi phí đầu tư xây dựng công trình, các chi phí khác thuộc Hợp đồng dự án đã ký kết.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt tương tự như đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Điều 19. Hồ sơ quyết toán
1. Hồ sơ quyết toán chi phí do cơ quan Nhà nước thực hiện:
- Biểu tổng hợp giá trị đề nghị quyết toán, trong đó ghi đầy đủ các khoản mục chi phí đã thực hiện.
- Tập các văn bản pháp lý có liên quan (bản chính hoặc sao y bản chính).
- Các hợp đồng tư vấn (nếu có) kèm theo biên bản nghiệm thu, sản phẩm hoàn thành và bản quyết toán hợp đồng (bản chính).
- Các tài liệu, chứng từ thanh toán có liên quan (bản chính hoặc sao y bản chính).
2. Hồ sơ quyết toán Hợp đồng BOT, BTO, BT:
- Tờ trình đề nghị thỏa thuận hoặc phê duyệt quyết toán của Nhà đầu tư;
- Hợp đồng dự án;
- Các phụ lục, văn bản, tài liệu kèm theo Hợp đồng dự án;
- Các tài liệu, hóa đơn chứng từ khác có liên quan.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/01/2012 và thay thế Thông tư số 149/2007/TT-BTC ngày 14/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các hoạt động của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT.
Điều 21. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với các Hợp đồng dự án đang đàm phán, chưa ký kết, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của Thông tư này để rà soát điều chỉnh, cập nhật các điều khoản liên quan trong Hợp đồng dự án.
2. Đối với các Hợp đồng dự án đã được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo Hợp đồng dự án đã ký.
3. Đối với các trường hợp khác, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF FINANCE No.: 166/2011/TT-BTC | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, November 17, 2011 |
CIRCULAR
DEFINING ON THE MANAGEMENT AND USE OF PROJECT PREPARATION COSTS AND FUNDING FOR OPERATIONS OF COMPETENT STATE AGENCIES DURING THE MANAGEMENT OF PROJECTS; SOME FINANCIAL TARGETS OF PROJECT CONTRACTS; CONDITIONS AND PAYMENT METHOD FOR INVESTOR TO IMPLEMENT PROJECT IN THE FORM OF CONTRACT OF BUILD - TRANSFER; SETTLEMENT OF PROJECT BUILDING VALUE IN THE FORM OF CONTRACTS OF BUILD - OPERATION – TRANSFER, BUILD - TRANSFER – OPERATION, BUILD – TRANSFER
Pursuant to the State Law No.02/2002/QH11 dated 16/12/2002;
Pursuant to the Decree No.108/2009/ND-CP dated 27/11/2009 of the Governmenton investment in the form of build-operate-transfer (BOT), build-transfer-operate (BTO), build-transfer (BT) contracts; the Decree No.24/2011/ND-CP dated 5/4/2011 of the Government amending, supplementing a number of Articles of the Decree No.108/2009/ND-CP dated 27/11/2009 on investment in the form of contracts of BOT, BTO, BT;
Pursuant to the Decree No.118/2008/ND-CP dated 27/11/2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance guides some contents related to the implementation of the projects in the form of contracts of BOT, BTO, and BT as follows:
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of governing:
This Circular guide some contents related to the implementation of projects in the form of contracts of BOT, BTO, and BTincluding:
1. The management and use of project preparation costs and operating funds of competent state agencies in the management of the projects of BOT, BTO, BT stipulated in Decree No.108/2009/ND-CP dated 27/11/2009 of the Government;
2. A number of key financial targets of the project contracts to follow the form of BOT, BTO, BT (hereinafter referred to as the project contract);
3. Conditions and method of payment made for investor performing the BT project;
4. Settlement of value of the projects implemented in the form of contracts of BOT, BTO, and BT.
Article 2. Subjects of application
Investors, competent state agencies to sign and implement the project contract, agencies, organizations, individuals and enterprises related to the implementation of projects under the concerned provisions of the State and provisions of this Circular.
Chapter 2.
MANAGEMENT AND USE OF PROJECT PREPARATION COSTS AND OPERATING FUNDS OF COMPETENT STATE AGENCIES
Article 3. Funding for the operation of competent state agencies:
1. State budget sources balance in the annual regular expenditure plan of the ministries, branches, and provincial-level People s Committees for the State management activities of competent state agencies to implement the projects of BOT, BTO, and BT.
2. State budget sources balance in the annual expenditure plan for investment and development of the ministries, branches and provincial-level People s Committees for expenses related to the preparation, implementation of project, including: the formulation, appraisal of feasibility study report or project proposals, preparation of another project, formulation of tendering dossiers and organization of bidding for the projects bidding for selection of investors, project quality appraisal, inspection and supervision of the site and other expenses.
3. The competent state agency establishs specialized department or appoints subordinate professional agencies to exercise their rights and perform obligations as stipulated in the project contracts; and also be responsible for allocating funds for specialized department or professional agencies to exercise the rights and perform obligations assigned.
Article 4. The items of expenditure, collection of the competent state agencies
The items of expenditure, collection of the competent state agencies in the management and implementation of investment projects of BOT, BTO, BT and performance of other duties include:
1. The spending items to serve the State management tasks:
a) Spending for formulation and publication of lists of project.
b) Spending for the purchase of stationaries.
c) Spending for communication information.
d) Spending for conferences, seminars, and talks.
đ) Spending for the joint working group and the costs of leasing, hiring employees, experts in case of necessity.
e) Other expenses.
2. The items of expenditure for preparation, management of project implementation:
a) Expenses for hiring consultants for making the feasibility study report of project or project proposal (if any), including expenses related to the preparation of other projects; and tenderring dossiers for selection of investors.
b) Expenses for organizing bidding for selection of investors. Where having revenues from the sale of tenderring dossiers, the cost for this work is done from the revenue obtained from sale of tenderring dossiers under the provisions of the state.
c) Expenses for work quality irregular appraisal and before handover in accordance with the contract provisions.
d) Expenses for inspection and supervision of the site.
đ) Other expenses.
3. Collection items of the competent state agencies
a) Collection from the project preparation costs paid by the selected investor (if any).
b) Proceeds from sale of tendering dossiers.
c) Other collections (if any).
Article 5. Formulation, approval, and assignment of estimates for the activities of the competent state agencies:
1. Bases for formulation of estimates:
a) The list of projects which have been approved by competent authorities or proposal of projects out of the list has been approved by competent authorities added to the list done.
b) Plan for implementation of projects approved by competent authorities.
c) The policies, regimes and standards and norms defined by the competent state agencies.
2. Principles of making estimates:
a) The expenditure items which have been provided for in construction investment expenditure, including spending for formulation, appraisal of project feasibility study report or project proposal (if any) and expenditure for preparing other projects and expenditures for making tendering dossiers and spending for quality appraisal of works: formulation of estimates is made in accordance with the State provisions in estimating construction investment costs.
b) The expenditure items for the state management of the competent state agencies of the regular expenditure on the activities of the state agencies shall comply with state regulations regarding the estimation of regular expenditures from the state budget.
3. Formulation and execution of the estimates:
a) Each year, based on the the time of making estimates of state budget in accordance with the Law on State Budget, the competent State agencies make expenditure estimate to perform the tasks specified in Clause 1, Clause 2 Article 4 of this Circular, synthesize generally in the annual budget estimates of agencies and units according to each type of capital source submitting to the competent authorities for approval.
b) The approval of the annual budget estimates of the competent state agencies comply with current regulations of the State for each capital source.
c) Allocation of budget estimates: After the annual budget estimates are approved by the competent authorities, heads of agencies, units shall allocate and assign the operation funding estimates of the competent State agencies according to the principle of ensuring the specialized department or professional agency to use in accordance with policy, funding regime to exercise the rights and perform obligations assigned. Estimate expenditure after being approved, to be sent a copy to the State Treasury where the competent state agency opens its account for control and payment.
d) During the implementation of the approved estimates, if there is anything arose due to additional projects out of the list which have been approved by competent authorities, the competent state agency conducts to submit for approval, additional adjustment of estimates according to provisions to make the works arose.
Article 6. Management, payment
The management and payment of costs for the operations of the competent State agencies shall comply with current regulations of the State on management, payment of capital of investment and development of the state budget and management, payment for regular expenses on operating expenses of the state agencies.
Article 7. Handling revenues of the compentent state agencies
All revenues generated in the year of the competent State agencies including revenues from the project preparing costs paid by the selected investor (if any), revenues from the sale of left tendering dossiers (after made payment for the organization of investment as prescribed) shall be remitted into the state budget.
Article 8. Settlement
1. The end of plan year, ministries, branches and provincial-level People s Committees shall settle the use of state budget funds for the management of the implementation of the projects of BOT, BTO and BT in accordance with provisions of the state; and settle the investment expenditures made by the competent state agencies.
2. For the projects implemented in the form of BTO, BT contracts, when the projects are completed and put into use, the competent state agencies sum investment expenditures made by the competent state agencies settled annually in settlement of completed projects in accordance with provisions of the Ministry of Finance.
Article 9. Inspection of the management and use of funds
Every year, regularly or irregularly, the ministries, branches and provincial People s Committees, financial agencies at all levels inspect the use of funds for management for the activities under the responsibility of the competence state agencies in the management of the implementation of the projects of BOT, BTO and BT under their management scope to promptly detect and handle violations in the management of the concerned agencies.
Chapter 3.
SOME KEY FINANCIAL TARGETS OF PROJECT CONTRACTS
Article 10. Equity of investors
1. Investors must ensure equity ratio of the project enterprise on the total project investment capital as stipulated in Article 5 of Decree No.108/2009/ND-CP of the Government to participate in project implementation.
2. Equity of the project enterprise is the equity of investor committing to contribute capital according to the charter of the project enterprise. Equity of the investor is determined on the basis of the latest year financial report of the investor audited by independent audit.
3. If at the same time the investor simultaneously performs many different projects, it must ensure that total equity must satisfy all the projects at the rate specified.
4. The investor must commit and take responsibility before law for the accuracy and legality of the data and documents related to equity, portfolio of ongoing projects, and allocation of equity for the projects being implemented to the time of the project contract negotiation.
Article 11. Raising capital of investors
1. To implement the project, apart from equity under the provisions of Decree No.108/2009/ND-CP of the Government, investors, project enterprises may mobilize other lawful capital sources for implementing the contract. This is the capital raised by investors to implement the project to the time of contract negotiation committed or agreed in writing by the investors and capital providers.
2. Investors and project enterprises must raise capital in accordance with the investment schedule specified in the contract of project and report the capital mobilization to the competent state agencies signed the project contract in accordance with provisions.
3. The targets of capital mobilized by the investor:
a) The mobilized capital (ordinary credit, preferential credit, foreign loans, and other mobilization capital sources).
b) The total mobilization rate, the mobilization level of each capital source.
c) Time of borrowing, making payment, of which the grace period.
d) Interest rates, average interest rate in case of borrowing many capital sources.
đ) The loan currency and payment rate.
e) The conditions to ensure the mobilization capital source.
f) Other necessary expenses related to the mobilization capital source: guarantee expenses, commitment fees, credit insurance fee, and brokerage (if any).
Article 12. Interest of mobilizing investment capital of the investors
1. Interest of mobilizing investment capital of the investors in the project construction period is included in the total project investment. The time to calculate interest does maximum not exceed the project construction period under the contract, calculated at the rate of commitment and progress of the loans mobilization under the contract, but the maximum loan rate of investors is determined by the ratio of capital required to raise a part from the equity as stipulated in Article 5 of Decree No.108/2009/ND-CP of the Government.
2. Interest of mobilizing investment capital of the investors may only apply to the capital that investors must borrow for investment in projects of BOT, BTO and BT; not to calculate loan interest for the equity that investors must take as prescribed.
3. Interest rates raising investment capital identified in the following cases:
a) In case of bidding for selection of investors: interest rates for capital mobilized by the investor are determined on the basis of the results of the bid winning of the tendering dossiers for the investor won the bid.
b) In case of appointing investors to negotiate contract: reasonable interest rate is determined by unified negotiation between the competent State agencies and investors. The competent State agencies take responsibility for this interest rate.
c) To determine the reasonable interest rate applicable to the project, the competent State agencies shall be responsible for the reference of the following grounds:
- The interest rate for medium term loan with the same medium term of at least three independent credit institutions not related to investors in the area.
- The reasonable interest rate is determined maximumly not exceeding 1.3 times the interest rate of government bonds with the longest term at the time closest to the time of contract negotiations.
Article 13. The investor s profit
1. In case of bidding for selection of investors, the investor s profit is determined by the results of selection of contractors for winning investors.
2. In case of contractor appointment: The investor s profit calculated on the basis of the feasibility study report of the project is determined by the principle of ensuring the effectiveness targets of the project and the results of negotiations between the competent State authorities and investors. The competent State authorities shall be responsible for consulting the average profit level of the enterprises operating in the respective fields, the profit of the similar projects compared with the regional market of project, and profit of other branches, sectors to consider calculating a reasonable profit level proposed in the feasibility study report.
3. Particularly for the project bidding appointment made in the form of BT contract and created conditions by the State for investor to implement other projects to recover capital and profit, the investor s profit is determined in the implementation result of other projects. The formulation and implementation of other projects shall comply with the current provisions on project management of investment and construction.
Article 14. Other financial targets
In addition to financial targets mentioned above, the competent State management agencies may define additionally other necessary financial targets but must ensure that investment activities have been most effective. The other financial targets such as coefficient of liabilities on charter capital, receivable debts, payable debts, capital preservation measures are implemented in accordance with provisions of current legislation.
Chapter 4.
CONDITIONS AND PAYMENT METHOD TO INVESTOR TO IMPLEMENT PROJECTS
Article 15. Conditions for payment of projects implemented under the form of BT contract
1. The projects made in the form of BT contract must be invested in construction, completion, and handover in accordance with commitments stated in the project contract.
2. Payment condition is stipulated in the project contract. The competent State agency may pay to investor a lump sum or many times of value of the project contract, but the time of the first payment is made after the BT project is completed, accepted and handed over; value of the final payment is at least equal to 15% of the project contract value.
3. Where the BT contract stating the payment of several times, settlement report of the project contract must be approved before the final payment.
4. Plans of investment capital source to pay for the project made in the form of BT contract decided by the competent state agency is allocated in the annual investment capital plan of the competent state agency for payment in case of paying in cash.
Article 16. Payment for BT contract
1. Payment dossier
Project enterprise must send to the agency of controlling payment the basic documents of the project (as the originals or copies certified true copy and send only 01 time until the end unless there is a supplement, adjustment) including:
a) The decision of the competent authority on the implementation of project under contract of BT; on the selection of investor in the form of bidding, bidding appointment and decision on payment form in cash or in other projects.
b) The decision of the competent authorities for the assignment of other projects, the decision to approve another project value in case of payment by other projects.
c) Project contract between the competent State agency and investor.
d) Minutes of acceptance of BT project completed and handed over.
2. Payment for project contract in cash
a) Dossiers of requesting for lump sum payment in cash after the BT project is completed and handed over:
- A Minute of BT project acceptance completed and handed over according to schedule of commitment in the project contract.
- A Minute of determining the mass value arising out of the contract approved by the competent state agency (if any).
- A written request for payment of the competent state agency: Contract value proposed payment; the value of the works generated (if any); value proposed payment.
- A settlement report of completed project contract.
- An audit report on settlement report of completed project contract.
- An approval of the contract settlement for the completed project of the competent authorities.
b) In case of payment more than once:
- A minute of BT project acceptance completed and handed over according to schedule of commitment in the project contract.
- A minute of determining the mass value arising out of the contract approved by the competent state agency (if any).
- A written request for payment of the competent state agency.
- In case of final payments, payment dossiers are added settlement report of completed BT work approved by the competent authorities, the settlement report of completed project contract.
c) Method of payment:
- After completion of the BT project contract, the competent state agency makes payments to the investors, the project enterprise of the total value of the contract signed and amounts arising out of contract (if any). In case of payment in many times, the payment schedule is conducted according to commitments under the project contract. The final payment at least equal to 15% of the contract value shall be paid after the contract settlement is approved.
- Within 07 days after receiving complete dossiers as prescribed by the competent State agency, the State Treasury based on the payment terms in contract, to inspect and make lump sum payment or pay several times under the conditions of payment, payment value recommended. The competent State agency takes responsibility for the accuracy and legality of the payment value of the project contract, the quality of project handed over. The State Treasury is not responsible for this content.
3. The payment for BT contract by assigning other projects:
a) The principle of payment:
- In principle: As defined in clause 3, Article 2 of Decree No.108/2009/ND-CP dated 27/11/2009 of the Government, after the construction of BT project, investors transfer the project to the State, the competent state agency makes payment to investors by other projects. Payment shall be made according to the following provisions:
+ Payment is made through the principle of offsetting the value of BT project and other project value assigned to the investor by the competent state agency.
+ Other project value is determined by the competent authority and approved under the provisions of relevant laws.
+ Time for making payment is the time after the BT project contract is finished, the competent State agency issues officially decision on the allocation of other project to the investor.
- If the competent State agency decides on temporary assignment of other project to the investor before the BT project is completed and it shall handover to implement the planning and implementation of compensation for ground clearance, valuation of other project must be considered to decide by the Ministers; heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies and the presidents of the People s Committees of provinces and cities directly under the Central Government. In this case, the competent state agency and investors must calculate the payment terms to ensure the State s interests and the interests of investors, which ensures the condition not modifying the total BT project investment which have been approved by the competent authority (unless otherwise adjusted in accordance with the law on construction investment).
b) Dossiers of payment:
- Contract between the competent state agency and investor.
- A minute to identify BT project contract completed according to the progress committed in the contract.
- A minute to identify the mass value arising out of the contract approved by the competent state agencies (if any).
- A decision of the competent authority to approve value of other project.
c) Payment for project contract:
- The competent State agency sends payment dossier for BT project to the State Treasury to control expenditure. Within 7 days, the State Treasury Agency based on the dossier sent by the competent state agency to control and make the certification of value of construction volume completed requesting for payment completely dossiers and procedures as prescribed. The competent State agency based on certified value of the volume of sufficient conditions to be paid by the State Treasury, to make payments by other projects to the investors.
- Competent State agency monitors the capital paid to the investors, quarterly, annually notify the local finance agency for monitoring and cross-check and accounting the payment by the value of other project.
4. Accounting and management of payment for BT project contracts
a) After having decision to approve other project’s value, the decision to assign the investor to implement other project, the local finance agency based on the property of other project, shall account the revenue recording of local budget on collection from other project and expenditure recording for payment of investment capital. In case of not clearly defined value of BT project or other project value, it can be recorded temporarily for revenue and expenditures. After determining exactly value of the project, it will be calculated for official revenue and expenditure.
b) End of the annual state budget year (on 31/01 every year), based on the notice of the the competent State agency on cumulation of capital paid for the project contract in year identified by the state treasury agency; local finance agency makes procedures to tranfer the remaining fund (if any) to the following year to continue to make payment for BT project contract.
c) After settling the contract, if value of other project paid to the investor more than the BT project contract value and the value arising out of contract approved by the competent State agency, the Investor must pay the difference in cash into the state budget. Particularly the contract value increased by other causes, not covered in the BT contract, should be self-ensured funds for payment by the investor. If value of other project paid to the investor less than BT project contract value and the value arising out of contract approved by the competent State agency, state budget shall make payment for the difference in cash or supplement by other project.
Chapter 5.
SETTLEMENT FOR INVESTMENT PROJECTS IN THE FORM OF CONTRACTS OF BOT, BTO AND BT
Article 17. Settlement for investment projects in the form of contracts of BOT, BTO, BT includes:
1. The costs implemented by the state agencies: the State agencies are assigned to make settlement report for expenses from formulation, evaluation of feasibility study report of the project or project proposal ( if any), costs related to preparation of other project together with other costs related to management of project implementation to submit to competent authorities for verification and approval.
2. Settlement for value of the completed BOT, BTO and BT contracts: Investors shall compile dossiers of settlement for all items of costs as agreed in the project contracts and in accordance with the provisions of law on investment and construction submitting to the competent State agencies for consideration, approval for contracts of BTO, BT and consideration, agreement for the BOT contract.
3. The value of the project contract settlement is the entire the value to implement the project contract signed by the competent state authority and investor in accordance with the provisions of the law on investment and construction.
Article 18. Settlement for the value of BOT, BTO and BT contracts.
1. For BOT contract:
- The competent State agency deals with investor on the selection of independent auditing institution having the capacity and experience to conduct audits of expenditures for construction investment, other costs of project contract to be signed.
- Based on the value of the audit, the competent State agency considers and approves reports on the settlement of the project contract value.
2. For the contracts of BT, BTO:
- The competent State agency deals with investor on the selection of independent auditing institution having the capacity and experience to conduct audits of expenditures for construction investment, other costs of project contract to be signed.
- The competent State agency verifies and approves the same as for the projects using State budget capital.
Article 19. Dossier for settlement
1. Dossier for cost settlement shall be made by the State agency:
- A summarized table of value proposed for settlement, in which record completely the expense items made.
- A set of legal documents involved (originals or copies).
- A consultancy contract (if any) together with records of acceptance test, the finished product, and the settlement of contract (the original).
- All related documents and vouchers of payment (originals or copies).
2. Dossier for settlement of BOT, BTO, BT contracts:
- A written submission requesting for consent or approval of the settlement of the investor;
- A project contract;
- The Appendices and papers, documents attached to the project contract;
- All other relevant documents and receipts.
Chapter 6.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 20. Effect
This Circular takes effect from 15/01/2012 and replaces Circular No.149/2007/TT-BTC dated 14/12/2007 of the Ministry of Finance guiding the management and use of state budget funds for the activities of the competent State agencies in the management of investment projects in the form of BOT, BTO and BT contracts.
Article 21. Transitional provisions
1. For project contracts which are being negotiated, not yet been signed, the competent state agencies based on the provisions of this Circular to review and adjust and update the relevant provisions in the project contracts.
2. For project contracts which were signed before the effective date of this Circular, it shall continue to comply with project contract signed.
3. For other cases, the ministries, branches, and provincial-level People s Committees send notice in writing to the Ministry of Finance for study and guidance./.
| FOR MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây