Thông tư 150/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu

thuộc tính Thông tư 150/1999/TT-BTC

Thông tư 150/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:150/1999/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:21/12/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 150/1999/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 150/1999/TT/BTC NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 195/1999/QĐ-TTG
NGÀY 27/9/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC LẬP,
SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU

 

Thi hành Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

 

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được thành lập nhằm thực hiện việc hỗ trợ về tài chính và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kinh doanh xuất khẩu, tìm kiếm và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam xuất khẩu.

2. Căn cứ vào chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế từng thời kỳ theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; tình hình biến động cụ thể trong nước, ngoài nước về thị trường, giá cả, hàng hoá xuất khẩu, tình hình kinh doanh và kết quả tài chính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư này sau khi trao đổi với Bộ Thương mại, Ban vật giá Chính phủ, cơ quan quản lý ngành hàng theo nội dung, tính chất liên quan của khoản hỗ trợ.

3. Các doanh nghiệp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này bao gồm: Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (chủ yếu là hàng nông sản), doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trực tiếp xuất khẩu và doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước. Số dư còn lại đến ngày 12/10/1999 của Quỹ bình ổn giá và nguồn phụ thu đối với những mặt hàng đang thực hiện phụ thu vào Quỹ bình ổn giá theo Quyết định số 151/TTg ngày 12/4/1993, Quỹ thưởng xuất khẩu theo Quyết định số 764/QĐ-TTg ngày 24/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ được chuyển vào tài khoản của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

 

B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

I. CÁC KHOẢN THU VỀ QUỸ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU:

 

1. Khoản thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu, xuất khẩu:

1.1. Nguyên tắc tính chênh lệch giá:

a) Đối với hàng nhập khẩu là chênh lệch giữa giá bán trong nước được thị trường chấp nhận với giá vốn hàng nhập khẩu, bao gồm giá nhập khẩu có tính đủ chi phí vận tải, phí bảo hiểm đến cảng nhập khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo Luật định.

Đối với các hàng hoá có chịu thuế nhập khẩu thì giá vốn hàng nhập khẩu nói trên được xác định bằng giá tính thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo Luật định.

b) Đối với hàng xuất khẩu là chênh lệch giữa giá xuất khẩu thực tế (giá FOB) với giá vốn hàng xuất khẩu, bao gồm giá nua thực tế, thuế xuất khẩu theo Luật định và phí lưu thông trong nước.

Đối với các hàng hoá có chịu thuế xuất khẩu thì giá vốn hàng xuất khẩu nói trên được xác định bằng giá tính thuế xuất khẩu và thuế xuất khẩu.

c) Lượng hàng hoá để thu chênh lệch giá là lượng hàng hoá thực xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong vận đơn phù hợp tờ khai hải quan.

d) Thời gian áp dụng thu khoản chênh lệch giá: theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ vào thời điểm đăng ký tờ khai hải quan doanh nghiệp thực hiện việc nộp khoản chênh lệch này theo quy định.

e) Phần chênh lệch giá phải nộp xác định không vượt quá 60% tổng số chênh lệch giá thực tế phát sinh kể cả đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu. Khoản nộp này được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) đối với từng mặt hàng:

- Đối với hàng nhập khẩu, là tỷ lệ (%) giữa phần chênh lệch giá phải nộp với giá nhập khẩu thực tế, bao gồm cả phí vận chuyển ngoài nước, phí bảo hiểm về đến cảng nhập khẩu.

- Đối với hàng nhập khẩu, là tỷ lệ (%) giữa phần chênh lệch giá phải nộp với giá xuất khẩu thực tế tại cảng xuất khẩu, không tính chi phí nước ngoài.

1.2. Các mặt hàng không phải nộp chênh lệch giá bao gồm: hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vào khu chế xuất; thiết bị vật tư hàng hoá nhập khẩu theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hàng xuất khẩu, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm; hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại; hàng là quà biếu; hàng hoá và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh.

1.3. Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Ban Vật giá Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, các cơ quan quản lý ngành hàng và Uỷ Ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi diễn biến giá cả trong cả trong và ngoài nước, phát hiện chênh lệch giá hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu, đề xuất danh mục hàng hoá, tỷ lệ, thời gian, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thu chênh lệch giá.

1.4. Các doanh nghiệp có mặt hàng thuộc diện phải nộp chênh lệch giá thực hiện việc nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu tại Kho bạc Nhà nước.

2. Các khoản thu lệ phí tính từ ngày 12/10/1999, gồm:

- Lệ phí đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu, xuất khẩu.

- Lệ phí cấp hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.

- Lệ phí cấp giấy phép đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

Các cơ quan có chức năng thực hiện việc thu các loại lệ phí nói trên được hưởng một khoản thù lao tối đa 10% (mười phần trăm) số lệ phí thực thu được trước khi nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, để chi phí cho việc thu lệ phí theo quy định tại Thông tư số 54/1999/TT/BTC ngày 10/5/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước. Số còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu tại Kho bạc Nhà nước.

3. Khoản thu về đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đối với mặt hàng có chênh lệch giá hàng xuất nhập khẩu nhưng chưa áp dụng chế độ thu chênh lệch giá sẽ do Bộ Tài chính, Bộ Thương mại phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ căn cứ vào tình hình giá cả thị trường của từng mặt hàng từng thời ddiểm để xác định phần chênh lệch giá, mức đóng góp để thông báo cho doanh nghiệp thực hiện.

4. Các khoản thu từ các nguồn khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các khoản thu nêu trên, khi phát sinh được nộp toàn bộ vào Ngân sách Nhà nước qua tài khoản của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu tại Kho bạc Nhà nước.

5. Ngoài các khoản thu trên, căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch thu chi Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, số dư chuyển sang năm sau của Quỹ, sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập kế hoạch trình Chính phủ mức bổ sung cho Quỹ hỗ trợ xuất khẩu trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm.

 

II. NỘI DUNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU:

 

1. Nội dung sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu:

a) Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất vay ngân hàng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu mua hàng nông sản xuất khẩu theo giá sàn hoặc giá đảm bảo kinh doanh cho người sản xuất được Thủ tướng Chính phủ quy định.

b) Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ phần chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại và lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu mua hàng nông sản chờ xuất khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

c) Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp làm nhiệm vụ dự trữ lưu thông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

d) Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại và lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp thu mua, chế biến và trực tiếp xuất khẩu đối với hàng nông sản xuất khẩu theo thời vụ, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

e) Hỗ trợ một phần tài chính có thời hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu bị lỗ do thiếu sức cạnh tranh, hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan gây ra làm cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị lỗ tạm thời hoặc gặp khó khăn về tài chính trong các trường hợp:

+ Hàng hoá lần đầu tiên xuất khẩu

+ Hàng hoá xuất khẩu đối với thị trường mới tìm kiếm và chưa ổn định

+ Hàng hoá đã thu mua nhưng chưa xuất khẩu được do giá thế giới giảm đột biến.

+ Hàng hoá xuất khẩu trực tiếp sản xuất bị lỗ tạm thời vì thiếu sức cạnh tranh do huy động đầu tư mới.

g) Hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã đóng góp vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu (nộp chênh lệch giá hàng xuất khẩu nhập khẩu như quy định tại điểm 1 mục I trong Thông tư này) nay gặp khó khăn về tài chính do giá cả thị trường biến động.

h) Thưởng về tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, mặt hàng mới sản xuất lần đầu tiên tham gia xuất khẩu; xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao được tổ chức quốc tế công nhận bằng văn bằng; xuất khẩu sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động trong nước; đạt kim ngạch xuất khẩu lớn và hiệu quả cao.

i) Hỗ trợ khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nguyên tắc, thủ tục xem xét hỗ trợ:

a) Đối với các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính thực hiện việc chi hỗ trợ cho doanh nghiệp.

b) Đối với các trường hợp được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương hỗ trợ, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Thương mại (tuỳ theo nội dung chi như trên) và các ngành liên quan xem xét xác định mức hỗ trợ cụ thể theo chỉ đạo hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

c) Đối với các trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điều 4 Quyết định 195/1999/QĐ-TTg và điểm 1 mục II trong Thông tư này: Căn cứ đề nghị của doanh nghiệp, ý kiến của cơ quan quản lý ngành hàng (Bộ, UBND tỉnh, thành phố), Bộ Tài chính chủ trì cùng Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Thương mại (tuỳ theo nội dung chi) xác định mặt hàng cần hỗ trợ, phương thức, mức và thời gian hỗ trợ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ (tuỳ theo nội dung chi) tiến hành thầm định hồ sơ, số liệu để xem xét hỗ trợ. Căn cứ kết quả thầm định (biên bản làm việc chuyên viên Liên Bộ) và ý kiến của Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Thương mại (tuỳ theo nội dung chi) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc chi hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

d) Thủ tục hồ sơ xem xét:

Đối với các trường hợp hỗ trợ quy định tại khoản a, b, c, d điểm 1 mục II

- Bảng kê nhập xuất tồn kho mặt hàng cần hỗ trợ trong thời gian được hỗ trợ.

- Bảng kê khế ước vay vốn, chứng từ thu lãi của Ngân hàng, bảng kê số dư nợ ngân hàng theo từng thời điểm có xác nhận của Ngân hàng để mua, tạm trữ hoặc dự trữ theo thời vụ của mặt hàng được hỗ trợ.

Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu trên, Bộ Tài chính chủ trì (Cục Tài chính doanh nghiệp) cùng các Bộ, ngành có liên quan tiến hành tổ chức thầm định để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét và quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp.

Đối với các trường hợp hỗ trợ quy định tại khoản e và g điểm 1 mục II:

- Báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đánh giá tình hình thực hiện của doanh nghiệp.

Báo cáo và chứng từ khác liên quan đến nội dung, tính chất từng khoản hỗ trợ.

Đối với các trường hợp thưởng xuất khẩu quy định tại khoản h điểm 1 mục II.

Bộ trưởng Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức việc xét thưởng và ra Quyết định khen thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản h điểm 1 mục II trong Thông tư này.

e) Thủ tục chi Quỹ hỗ trợ xuất khẩu: Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hỗ trợ cho đơn vị, quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc khen thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đạt tiêu chuẩn theo quy định, Bộ Tài chính làm các thủ tục chi Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp.

 

III. QUYẾT TOÁN VIỆC SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU:

 

Hàng năm, Bộ Thương mại có trách nhiệm tổng hợp phần chi thưởng xuất khẩu, Bộ Tài chính tổng hợp và có trách nhiệm quyết toán thu chi Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để làm căn cứ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoạt động của Quỹ. Trường hợp trong năm Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu không sử dụng hết thì số dư của Quỹ sẽ được chuyển sang năm sau.

 

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Căn cứ vào các quy định tại Điều 5 Quyết định 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo việc thực hiện đúng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngoài các quy định tại Thông tư này, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện các quy định hướng dẫn của các Bộ, ngành sau đây:

1. Bộ Thương mại quyết định việc khen thưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản h điểm 1 mục II trong Thông tư này.

2. Hướng dẫn của Ban Vật giá Chính phủ về việc thu chênh lệch giá, danh mục hàng hoá, tỷ lệ, thời gian thu... đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu; hướng dẫn việc miễn giảm thu chênh lệch giá đối với mặt hàng ngoài danh mục mặt hàng không phải nộp khoản chênh lệch giá quy định tại Điều 3 Quyết định 195/1999/QĐ-TTg.

3. Hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành hàng, của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc xây dựng chiến lược xuất khẩu đối với từng mặt hàng cụ thể, khả năng, điều kiện xuất khẩu theo từng thời kỳ đảm bảo đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, đảm bảo việc xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu quả, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời hạn chế mức thấp nhất những rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực. Mọi quy định trước đây trái với các quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, doanh nghiệp cần phản ánh kịp thời với Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm bảo đảm sử dụng và quản lý Quỹ hỗ trợ xuất khẩu có hiệu quả, đúng mục đích.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------
No.150/1999/TT-BTC
Hanoi, December 21, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER'S DECISION No.195/1999/QD-TTg OF SEPTEMBER 27, 1999 ON THE SETTING UP, USE AND MANAGEMENT OF EXPORT SUPPORT FUND
In furtherance of the Prime Minister's Decision No.195/1999/QD-TTg dated September 27, 1999 on the setting up, use and management of export Support Fund, the Ministry of Finance provides the following guidance for implementation:
A. GENERAL PROVISIONS
1. The Export Support Fund is set up with a view to providing financial support for enterprises to encourage them to develop the export business, search for and expand markets, and raise the competitiveness of Vietnam's export goods.
2. On the basis of the undertakings and tasks of economic development in each period under the Government's or the Prime Minister's direction; the domestic and overseas situation and fluctuations concerning the markets, prices, export goods, as well as the business situation and financial results of importing/exporting enterprises, the Finance Ministry shall organize the provisions of financial support for importing/exporting enterprises that meet all conditions stipulated in this Circular, after consulting the Ministry of Trade, the Government Pricing Committee and the goods category-management agencies according to the relevant contents and nature of the supports.
3. Enterprises entitled to financial support under the guidance in this Circular include: enterprises engaged in import and export (mainly of agricultural products), enterprises producing goods directly for export and other enterprises as decided by the Prime Minister.
4. The Export Support Fund has its own bank account at the State Treasury. The Price Stabilization Fund's remaining balances up to October 12, 1999 and the revenue being surcharges on goods items subject there to for the Price Stabilization Fund under Decision No.151/TTg dated April 12, 1993 and for the Export Reward Fund under Decision No.764/QD-TTg dated August 24, 1998 of the Prime Minister shall be transferred into the Export Support Fund's account.
B. SPECIFIC PROVISIONS
I. THE REVENUES FOR THE EXPORT SUPPORT FUND
1.The revenue from import-export goods price differences:
1.1. Principles for the calculation of price differences:
a/ For import goods, it shall be the difference between the domestic selling prices accepted by the market and the cost prices of the import goods, including the import prices with freight, insurance charges to the port of import, import tax and other taxes as prescribed by law.
For goods subject to the import tax, the above-mentioned cost prices of import goods shall be determined with the import tax calculation prices, import tax and other taxes as prescribed by law.
b/ For export goods, it shall be the difference between the actual export prices (the FOB prices) and the cost prices of export goods, including the actual buying prices, export tax prescribed by law and domestic circulation expenses.
For goods subject to the export tax, the above-mentioned cost prices of export goods shall be determined with the export tax calculation prices and the export tax.
c/ The amount of goods for collection of the price difference is the amount of goods actually exported or imported as written in the bill of lading in conformity with the customs declaration.
d/ The applicable time for the collection of price differences: shall comply with decisions of the competent agencies. Basing themselves on the time of registration of the customs declarations, enterprises shall remit the said difference amounts according to regulations.
e/ The remittable price difference amount shall not exceed 60% of the total actual price difference, for both import and export goods. This remittable amount shall be determined in percentage for each goods category;
- For import goods, it shall be the percentage between the remittable price difference and the actual import price, including the overseas freight and insurance charge to the port of import.
- For export goods, it shall be the percentage between the remittable price difference and the actual export price at the port of export, excluding the costs arising outside the country.
1.2. Goods which are not subject to the price difference remittance include: goods exported from or imported into the export-processing zones; equipment, supplies and goods imported under the Law on Foreign Investment in Vietnam; goods exported or imported as samples, for advertisements, exhibitions or fairs; refundable and non-refundable aid goods; goods being gifts; goods and luggage of passengers on entry and exit.
1.3. According to the stipulations of the Prime Minister, the Government Pricing Committee shall assume the prime responsibility and coordinate with the Finance Ministry, the Trade Ministry, the goods category-management agencies and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities in monitoring the price situation fluctuations at home and abroad, detecting the price differences of import and/or export goods, proposing lists of goods, percentages and time and submitting them to the Prime Minister for deciding the collection of price differences.
1.4. Enterprises having goods items subject to the remittance of price differences shall have to remit them into the State budget through the Export Support Fund's account at the State Treasury.
2. The fees collected as from October 12, 1999 including:
- The import-export quota-bidding fee.
- The import-export quota-granting fee.
- The licensing fee for the establishment and operation of representative offices of foreign organizations in Vietnam, as well as the opening of branches of foreign companies in Vietnam.
- The fee for the granting of certificates of goods’ origin.
The agencies functioned to collect the above-mentioned fees shall enjoy a remuneration amount, which represents at most 10% (ten per cent) of the actually collected fee amounts before remitting them into the State budget, in order to spend on the fee collection in accordance with the stipulations of the Finance Ministry's Circular No.54/1999/TT-BTC of May 10, 1999 which guides the implementation of the Government's Decree No.04/1999/ND-CP of January 30, 1999 on charges and fees belonging to the State budget. The remaining amount shall be remitted into the State budget through the Export Support Fund's account at the State Treasury.
3. For the amounts contributed by importing exporting enterprises for goods items with import-export price differences which have not yet been collected, the Finance Ministry and the Trade Ministry shall coordinate with the Government Pricing Committee in determining, on the basis of the market price of each goods item in each period the price difference and contribution level to be notified to enterprises for implementation.
4. The revenues from other sources by the Prime Minister's decisions.
The above-mentioned revenues, when arising, shall be wholly remitted into the State budget through the Export Support Fund's account at the State Treasury.
5. In addition to the above revenues, the Finance Ministry, basing itself on the revenue-expenditure task and plan of the Export Support Fund as well as the Fund's balance carried forward to the subsequent year and after consulting the Ministry of Planning and Investment, shall elaborate and submit to the Government a plan on the level of supplement to the Export Support Fund, to be included in the annual State budget estimate.
II. CONTENTS OF THE USE AND MANAGEMENT OF THE EXPORT SUPPORT FUND
1.Contents of the use of the Export Support Fund:
a/ Providing full or partial support for interests on bank loans for importing-exporting enterprises to purchase export agricultural products at the floor prices or the prices securing the producers' business set by the Prime Minister.
b/ Providing full or partial support for differences between the short-term loan interest rates of commercial banks and the preferential interest rates for importing-exporting enterprises to purchase agricultural products for export under the Prime Minister's direction.
c/ Providing full or partial support for interests on bank loans for enterprises performing the task of reserve for circulation under the Prime Minister's direction.
d/ Providing full or partial support for differences between the short-term loan interest rates of commercial banks and the preferential interest rates for importing-exporting enterprises to purchase, process and directly export seasonal agricultural products, under the Prime Minister's direction.
e/ Providing definite financial support for a number of export goods items that suffer from temporary losses or financial difficulties due to their low competitiveness or objective risks, in the following cases:
+ Goods exported for the first time.
+ Goods exported to the newly-sought and unstable markets.
+ Goods already purchased but not yet exported due to the sudden fall in world prices.
+ Goods for direct export suffering from temporary losses in production due to their low competitiveness as the result of newly mobilized investments.
f/ Providing partial support for importing-exporting enterprises which have made contributions to the Export Support Fund (remitted the import-export price differences as stipulated at Point 1, Section I of this Circular) and which are now facing financial difficulties due to the market price fluctuations.
g/ Reward for export-market search and expansion, new goods items exported for the first time; the export of high-quality goods recognized and certified by international organizations; the export of goods made largely of domestic raw materials and by domestic labor, for achievement of high and efficient export value.
h/ Providing other supports under the Prime Minister's decisions.
2. Principles and procedures for support consideration:
a/ For cases where the Prime Minister decides the concrete levels of support for enterprises, the Finance Ministry shall provide financial support for such enterprises.
b/ For cases where the Government or the Prime Minister decides the support undertakings, the Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Government Pricing Committee and the Trade Ministry (depending on the above-mentioned expenditure contents) as well as the relevant branches to consider and define the concrete support levels as directed or report them to the Prime Minister for decision.
c/ For cases mentioned in Article 4 of Decision No.195/1999/QD-TTg and Point 1, Section II of this Circular: Basing itself on the proposals of enterprises and opinions of the goods category-management agencies (the ministries and provincial/municipal People's Committees), the Finance Ministry shall assume the prime responsibility together with the Government Pricing Committee and the Trade Ministry (depending on the expenditure contents) to determine goods items that need the support as well as the support mode, level and duration and report them to the Prime Minister for decision.
After obtaining decisions from the Prime Minister, the Finance Ministry shall coordinate with the Trade Ministry and the Government Pricing Committee (depending on the expenditure contents) in evaluating the dossiers and data to consider the support. On the basis of the evaluation results (the minutes on the inter-ministerial working sessions of experts) as well as opinions of the Government Pricing Committee and the Trade Ministry (depending on the expenditure contents), the Finance Minister shall decide the supports spendings from the Export Support Fund.
d/ Procedures and dossier for consideration:
For cases of support stipulated in Clauses a, b, c and d, Point 1, Section II:
- The list of unsold goods, which are warehoused and ex-warehoused and need support during the support period.
- The lists of capital loan contracts, receipts of interests collection by the banks, list of the banks' debts at different moments with the banks' certification for the purchase, temporary reserve or seasonal reserve of the supported goods items.
On the basis of the above-mentioned dossiers and documents, the Finance Ministry (the Enterprise Finance Department) shall assume the prime responsibility together with the relevant ministries and branches to organize the evaluation so as to report such to the Finance Minister for consideration and decision of the concrete support levels for enterprises.
For cases of support stipulated in Clauses e and f, Point 1, Section II:
- The report on the production and import/export situation by the time of proposing the support and evaluation of the enterprise's situation.
- Other reports and vouchers related to the contents and nature of each support item.
- For cases of rewarding export stipulated in Clause g, Point 1, Section II:
The Trade Minister shall assume the prime responsibility and coordinate with the Finance Ministry in organizing the reward consideration and issuing decisions on rewarding the qualified exporting enterprises as stipulated in Clause g, Point 1, Section II of this Circular.
e/ The procedures for expenditures from the Export Support Fund: On the basis of the Prime Minister's and the Finance Minister's decisions on support for units and the Trade Minister's decisions on rewarding the qualified exporting enterprises as prescribed, the Finance Ministry shall fill in the procedures for expenditures from the Export Support Fund for enterprises.
III. SETTLEMENT OF THE USE OF THE EXPORT SUPPORT FUND
Annually, the Trade Ministry shall have to synthesize the expenditures on export rewards; the Finance Ministry shall synthesize and take responsibility for the settlement of revenues and expenditures of the Export Support Fund so as to have a basis for reporting to the Prime Minister on the results of the Fun's operations. Where the Export Support Fund is not used up within a year, the Fund's balance shall be carried forward to the subsequent year.
C. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
On the basis of the provisions at Article of the Prime Minister's Decision No.195/1999/QD-TTg of September 27, 1999, to ensure the proper implementation of the Prime Minister's Decision, in addition to the provisions of this Circular, importing-exporting enterprises shall have to comply with guidances of the following ministries and branches:
1. The Trade Ministry's decisions on rewarding the qualified exporting enterprises as stipulated in Clause g, Point 1, Section II of this Circular.
2. The Government Pricing Committee's guidance on the collection of price differences and list of goods, percentages and time of collection... for import-export goods; guidance on the reduction and exemption of price differences for goods items other than those exempt from the price difference collection stipulated in Article 3 of Decision No.195/1999/QD-TTg.
3. The guidance of the goods category management ministries and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities in the elaboration of the export strategy for each goods item as well as the export capability and conditions in each period, thus boosting the export, expanding the market, raising the competitiveness of Vietnams export goods, ensuring the import and export's efficiency, increasing the State budget revenues and at the same time minimizing risks in the course of import and export.
This Circular takes effect from the effective date of the Prime Minister's Decision No.195/1999/QD-TTg of September 27, 1999. All the previous regulations contrary to the provisions of this Circular are now annulled.
In the course of implementation, if any problems arise, agencies and enterprises should promptly report them to the Finance Ministry for amendments and/or supplements suited to the reality so as to ensure that the Export Support Fund is used and managed in an efficient and right manner.
 

 
MINISTER OF FINANCE




Nguyen Sinh Hung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 150/1999/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe