Thông tư 148/2013/TT-BTC hướng dẫn Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế

thuộc tính Thông tư 148/2013/TT-BTC

Thông tư 148/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế kèm theo Quyết định 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 44/2013/QĐ-TTg ngày 19/07/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:148/2013/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:25/10/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thuyền viên được mua hàng miễn thuế 1 lần khi chờ xuất cảnh

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 148/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg ngày 19/07/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế kinh doanh bán hành miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư này là quy định thuyền viên trên tàu biển vận tải quốc tế trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam chờ xuất cảnh sẽ được phép mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế 01 lần theo định lượng: Rượu từ 22 độ trở lên: 1,5 lít; rượu dưới 22 độ: 2,0 lít; đồ uống có cồn, bia: 3 lít; thuốc lá điếu: 400 điếu; xì gà: 100 điếu.
Tương tự, trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuyền viên cho hành tiếp theo ngoài lãnh hải Việt Nam chỉ được mua tại cửa hàng miễn thuế nơi tàu xuất cảnh, hàng hóa được mua phải đưa vào kho của tàu để Hải quan cửa khẩu (nơi tàu xuất cảnh) niêm phong, xác nhận thực xuất và giám sát cho đến khi tàu xuất cảnh.
Cũng theo hướng dẫn của Thông tư này, nếu cảng biển quốc tế không có cửa hàng miễn thuế thì cửa hàng miễn thuế tại cảng biển thuộc tỉnh, thành phố gần nhất được phép bán hành miễn thuế trong các trường hợp nêu trên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/12/2013 và bãi bỏ Thông tư số 120/2009/TT-BTC ngày 16/06/2009.

Xem chi tiết Thông tư148/2013/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------
Số: 148/2013/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013
 
 
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUY CHẾ KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ
 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 24/2009/QĐ-TTG NGÀY 17/02/2009
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 44/2013/QĐ-TTG NGÀY 19/7/2013 SỬA ĐỔI,
 BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ BAN HÀNH
KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 24/2009/QĐ-TTG NGÀY 17/02/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
Căn cứ Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan;
Căn cứ Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế;
Căn cứ Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định 24/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg 17 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 07 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
 
 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
 
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thi hành Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quy chế ban hành kèm Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg) và Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 07 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg); không điều chỉnh hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế trong các khu kinh tế cửa khẩu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, thương nhân, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung quy định tại Quy chế ban hành kèm Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg.
 
Chương II
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ
VÀ CƠ QUAN HẢI QUAN QUẢN LÝ KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ
 
Điều 3. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế
1. Thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế (gọi tắt là thương nhân) được kinh doanh bán hàng miễn thuế sau khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 2, Điều 3 Quy chế ban hành kèm Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg và khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg và được Tổng cục Hải quan xác nhận đảm bảo đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại chương III Thông tư này.
2. Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế được thực hiện lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế bao gồm cả kho chứa hàng miễn thuế trong thời gian quy định tại điểm b, c và d khoản 3 Điều 1 Quy chế ban hành kèm Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg. Việc sắp xếp, bố trí lưu giữ các mặt hàng trong kho chứa hàng miễn thuế phải được phân chia theo khu vực từng loại hàng, để thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát hải quan.
3. Thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế sử dụng hóa đơn theo quy định hiện hành về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn.
4. Tiền mặt (tiền Việt Nam, đồng ngoại tệ) thu được từ hoạt động bán hàng miễn thuế khi đưa ra khỏi cửa hàng miễn thuế đặt tại các địa điểm theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Quy chế ban hành kèm Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg, khoản 2 Điều 1 Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg phải kèm chứng từ liên quan (như bảng kê, giấy nộp tiền, sổ theo dõi…) và chịu sự giám sát của Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế.
5. Hàng miễn thuế khi vận chuyển từ kho chứa hàng miễn thuế đến cửa hàng miễn thuế phải kèm phiếu xuất kho để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan.
6. Các chứng từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế như tờ khai tạm nhập, tờ khai tái xuất, phiếu xuất kho, các bảng kê, báo cáo thanh khoản được lưu trữ theo quy định tại diểm d Khoản 1 Điều 23 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 (5 năm). Đối với các chứng từ bị điều chỉnh bởi quy định của Luật kế toán, thời hạn lưu trữ thực hiện theo quy định điều chỉnh tương ứng.
7. Thương nhân phải có hệ thống sổ sách theo dõi việc hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đưa vào, đưa ra và chương trình phần mềm quản lý cửa hàng miễn thuế để quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn kho, tồn quầy của cửa hàng miễn thuế. Chương trình phần mềm quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối của Tổng cục Hải quan và có những chức năng chính sau:
a) Nạp thông tin, tra cứu, thống kê được số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai tạm nhập, tờ khai tạm xuất, theo thời gian.
b) Sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ.
c) Kết nối trực tuyến với Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế để phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát.
8. Dán tem ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID” đối với những mặt hàng thuộc diện phải dán tem trước khi bày bán tại cửa hàng miễn thuế hoặc trước khi giao cho khách mua hàng trong trường hợp hàng hóa được xuất thẳng từ kho chứa hàng miễn thuế cho khách mua hàng.
a) Vị trí dán tem đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Vị trí dán tem đối với mặt hàng khác giao Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.
9. Trường hợp hàng hóa kinh doanh bán tại cửa hàng miễn thuế hết thời hạn tạm nhập, tạm xuất theo quy định tại khoản 2 Điều này, trước khi làm thủ tục tái xuất, tái nhập, chuyển tiêu thụ nội địa, thương nhân thực hiện gỡ, hủy tem ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID” đã dán lên từng mặt hàng dưới sự giám sát của Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế.
10. Hàng hóa đưa vào, đưa ra khỏi kho chứa hàng miễn thuế; đưa vào, bán ra khỏi cửa hàng miễn thuế phải được nạp thông tin vào chương trình quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế ngay khi phát sinh.
11. Tổ chức thông tin cho người mua hàng về tiêu chuẩn miễn thuế đối với hàng hóa mua để nhập cảnh; thực hiện khuyến nghị người mua hàng miễn thuế về việc mua hàng trong phạm vi tiêu chuẩn hành lý nhập cảnh; Thông báo cho bộ phận Hải quan quản lý cửa khẩu nhập thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế đối với những trường hợp khách mua hàng vượt tiêu chuẩn định lượng miễn thuế Nghị định 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002 của Chính phủ để cơ quan hải quan thực hiện thu thuế theo quy định.
12. Định kỳ hàng tháng kết xuất dữ liệu gửi đến Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế báo cáo bán hàng phát sinh trong tháng. Thời điểm báo cáo trước ngày 05 của tháng kế tiếp (theo Mẫu 01/BCBHPS- Báo cáo bán hàng phát sinh).
13. Tổng hợp báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế gửi Tổng cục Hải quan. Thời điểm báo cáo trước ngày 15 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo hoạt động kinh doanh 6 tháng, và trước ngày 15 tháng 1 hàng năm đối với báo cáo hoạt động kinh doanh 1 năm (Mẫu 02/BCTHHDKDBHMT- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế ).
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan
1. Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan:
a) Tổ chức, chỉ đạo công tác quản lý, giám sát hải quan đối với hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế trên phạm vi toàn quốc.
b) Thông báo danh sách các thương nhân không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ cho các đơn vị Hải quan quản lý để có biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp.
c) Tổ chức xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, kiểm soát của Hải quan đối với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế.
d) Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối giữa hệ thống máy tính của Hải quan với hệ thống máy tính của thương nhân; xây dựng phần mềm quản lý, giám sát kinh doanh bán hàng miễn thuế tại cửa hàng, kho chứa hàng miễn thuế đảm bảo yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát của Hải quan, thuận lợi cho kinh doanh của thương nhân.
2. Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát hải quan đối với hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế trên phạm vi địa bàn phụ trách.
b) Căn cứ hồ sơ đề nghị của thương nhân theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, thực hiện kiểm tra thực tế tại địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan.
c) Xử lý vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh hàng miễn thuế (sau đây gọi tắt là Hải quan):
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát hải quan đối với hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế trên phạm vi địa bàn phụ trách.
b) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh bán hàng miễn thuế theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại và quản lý theo chế độ tạm nhập, tái xuất.
c) Thực hiện thu thuế theo quy định đối với những trường hợp khách mua hàng vượt tiêu chuẩn định lượng miễn thuế theo quy định tại Nghị định 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002 của Chính phủ.
d) Trên cơ sở đề nghị của thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế để gia hạn thời gian lưu giữ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 1 Quy chế ban hành kèm Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg.
đ) Theo dõi, đôn đốc thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế thanh khoản tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu.
Thực hiện thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa miễn thuế của thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế.
e) Chi cục trưởng Hải quan quyết định các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về hải quan và phù hợp với yêu cầu quản lý của hải quan.
g) Hải quan quản lý mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế thông qua chương trình quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế của thương nhân được kết nối với cơ quan hải quan (hoặc thông qua hệ thống sổ sách theo dõi của thương nhân trong trường hợp chương trình phần mềm quản lý ngừng hoạt động do hỏng, sửa chữa, bảo dưỡng.
h) Lập biên bản xác nhận việc gỡ bỏ tem theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Thông tư này (biên bản gồm các nội dung: tên mặt hàng, số seri từng tem đã dán, tổng số tem gỡ bỏ, thời gian, địa điểm thực hiện), biên bản có đầy đủ chữ ký xác nhận của thương nhân và Hải quan.
i) Định kỳ theo quy định, tổ chức công tác kiểm tra thanh khoản tờ khai hải quan nhập khẩu, xuất khẩu; trong quá trình quản lý, theo dõi và thanh khoản tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu nếu phát hiện thương nhân có hành vi vi phạm thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
k) Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế của thương nhân; hoặc đối với hàng tồn kho tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế; hoặc kiểm tra, đối chiếu danh sách khách hàng đã mua hàng miễn thuế và danh sách hành khách của các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.
Điều 5. Trách nhiệm người mua hàng miễn thuế
1. Người mua hàng miễn thuế khi mua hàng miễn thuế phải xuất trình, cung cấp những thông tin được quy định tại Chương IV Thông tư này khi mua hàng miễn thuế, không được cho người khác sử dụng hộ chiếu, tiêu chuẩn miễn thuế của mình.
2. Kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan đối với phần vượt quá định mức được miễn thuế được quy định tại Nghị định 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002 của Chính phủ.
 
Chương III
THỦ TỤC XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT HẢI QUAN
 
Điều 6. Hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, kiểm soát hải quan đối với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế
Trước khi kinh doanh bán hàng miễn thuế, thương nhân gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nơi đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế) 02 hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, kiểm soát đối với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế. Hồ sơ đề nghị gồm:
1. Văn bản đề nghị xác nhận: 01 bản chính;
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản chụp có xác nhận của thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế;
3. Sơ đồ thiết kế khu vực cửa hàng miễn thuế (bao gồm điểm bán hàng, kho chứa hàng) và các địa điểm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của hải quan, hồ sơ các trang thiết bị lắp đặt tại cửa hàng miễn thuế như hệ thống chiếu sáng, camera, hệ thống phòng cháy, chữa cháy: 01 bản chụp có xác nhận của thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế;
4. Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế; Hệ thống máy tính phục vụ công tác theo dõi quản lý của cửa hàng miễn thuế, hệ thống mạng kết nối với cơ quan hải quan: 01 bản chính;
5. Quy trình quản lý nội bộ của thương nhân đối với nhập, xuất hàng hóa tại kho chứa hàng miễn thuế, giao nhận hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế lên cửa hàng miễn thuế, quản lý bán hàng của cửa hàng miễn thuế, việc giao nhận tiền bán hàng miễn thuế, giao nhận hàng miễn thuế: 01 bản chính;
6. Các giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế: 01 bản chụp có xác nhận của thương nhân kinh doanh cửa hàng miễn thuế;
Điều 7. Trình tự xác nhận
1. Thương nhân gửi hồ sơ đề nghị xác nhận đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện:
a) Kiểm tra hồ sơ;
b) Khảo sát thực tế địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế;
c) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg, khoản 2 Điều 1 Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg và khoản 7 Điều 3 của Thông tư này. Đề xuất ý kiến, và báo cáo rõ về kế hoạch tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan gửi Tổng cục Hải quan kèm 01 bộ hồ sơ xin xác nhận của thương nhân.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục Hải quan có văn bản xác nhận đủ điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế của thương nhân, đủ điều kiện bán hàng miễn thuế trên tàu bay xuất cảnh hoặc có văn bản trả lời nếu chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
 
Chương IV
QUY ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG MUA HÀNG MIỄN THUẾ
 
Điều 8. Đối tượng là người xuất cảnh, quá cảnh mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế cửa khẩu xuất cảnh, hoặc trên tàu bay quy định tại điểm a, b, khoản 1, khoản 2, Điều 5 và khoản 1, Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg, khoản 2 Điều 1 Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg
1. Ngay khi bán hàng, nhân viên bán hàng đề nghị người mua hàng xuất trình Hộ chiếu, Thẻ lên tàu bay-Boarding Pass, và có trách nhiệm nhập dữ liệu vào máy tính những thông tin:
a) Họ và tên người mua hàng đúng theo Hộ chiếu/giấy thông hành.
b) Số của hộ chiếu hoặc số giấy thông hành;
c) Số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date) được ghi trên Thẻ lên tàu bay (Boarding pass) đối với người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không; hoặc ngày khởi hành của phương tiện đối với người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường bộ, đường sắt, cảng biển.
d) Tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng đã khai báo trên tờ khai nhập.
đ) số lượng, trị giá.
Trường hợp người xuất cảnh mua hàng miễn thuế với tổng trị giá trên mức đồng tiền dùng trong giao dịch phải khai báo hải quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì người xuất cảnh khi mua hàng phải xuất trình với nhân viên bán hàng chứng từ chứng minh nguồn gốc đồng tiền dùng trong giao dịch theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và sao chụp 01 bản chứng từ chứng minh nguồn gốc đồng tiền dùng trong giao dịch để xuất trình trong hồ sơ thanh khoản quy định tại Chương VII Thông tư này.
2. Lưu hoá đơn bán hàng theo ngày bán hàng (trường hợp hóa đơn bán hàng là từng cuộn thì lưu theo từng cuộn).
3. Trường hợp khách du lịch theo đoàn bằng đường biển trong ngày, có hộ chiếu hoặc giấy thông hành xuất nhập cảnh theo quy định nhưng không có thị thực nhập cảnh, không có tờ khai nhập cảnh, xuất cảnh nếu mua hàng miễn thuế thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, riêng trên hóa đơn bán hàng ghi bổ sung tên tàu biển. Nhân viên cửa hàng chịu trách nhiệm giao hàng cho khách du lịch ngay sau khi khách du lịch hoàn thành thủ tục xuất cảnh.
4. Chậm nhất 24 giờ, kể từ khi tàu bay đỗ tại vị trí chỉ định của Cảng vụ Hàng không sân bay quốc tế, Thương nhân phải kê khai trên chương trình phầm mềm quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế các nội dung gồm: Họ tên người mua hàng, số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date), tên hàng, số lượng, trị giá, tổng lượng, tổng trị giá.
Điều 9. Đối tượng là người nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế sân bay quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg:
Khi bán hàng, nhân viên bán hàng thực hiện đầy đủ các công việc nêu tại khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư này, đồng thời:
1. Sao chụp hộ chiếu (trang có ảnh và trang đóng dấu nhập cảnh của công an cửa khẩu) hoặc Thẻ lên tàu bay (Boarding pass).
2. Đối với khách mua hàng miễn thuế vượt quá định lượng tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại Điều 5, 6 của Nghị định số 66/2002/NĐ-CP, thông báo với bộ phận hải quan tại cửa khẩu nhập để thực hiện thu thuế theo quy định. Khi thông báo, xuất trình 02 Phiếu thông báo (theo Mẫu số 03/PTBHVĐM – Phiếu thông báo bán hàng vượt định mức) và nhận lại 01 Phiếu thông báo được công chức hải quan tại cửa khẩu nhập ký tên, đóng dấu.
Điều 10. Đối tượng là người chờ xuất cảnh mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội thành quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg
1. Khi bán hàng, nhân viên bán hàng có trách nhiệm:
a) Thực hiện đầy đủ các công việc quy định tại khoản 1, 2 Điều 8, Thông tư này. Riêng số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date) được lấy thông tin trên vé của khách mua hàng đã được xác nhận chỗ.
b) Lập Phiếu giao hàng (theo Mẫu số 04/PGH – Phiếu giao hàng): 2 liên.
2. Trách nhiệm của cửa hàng miễn thuế trong nội thành:
a) Chịu trách nhiệm vận chuyển và xuất trình hàng hóa kèm theo 02 liên của Phiếu giao hàng với Hải quan cửa khẩu để bàn giao số hàng này cho người mua hàng tại khu cách ly cửa khẩu xuất cảnh.
b) Trường hợp cửa hàng không xuất trình được Phiếu giao hàng có xác nhận của Hải quan cửa khẩu khi thanh khoản hồ sơ thì cửa hàng có trách nhiệm nộp đủ thuế theo Luật thuế hiện hành đối với số hàng đã bán.
3. Trách nhiệm của Hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh:
a) Tiếp nhận hàng và Phiếu giao hàng do nhân viên của cửa hàng miễn thuế trong nội thành xuất trình;
b) Kiểm tra đối chiếu hàng với nội dung kê khai trên Phiếu giao hàng;
c) Xác nhận ký tên và đóng dấu công chức trên Phiếu giao hàng;
d) Giao 01 liên Phiếu giao hàng cho cửa hàng lưu, lưu 01 liên.
Điều 11. Đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội thành quy định tại khoản 3, Điều 5 và khoản 2, Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg
Khi bán hàng, nhân viên bán hàng có trách nhiệm thực hiện như sau:
1. Ghi đầy đủ, chính xác các nội dung quy định trên hóa đơn bán hàng.
2. Cắt ô tem tương ứng mặt hàng đã bán, dán vào hoá đơn bán hàng.
3. Lưu hoá đơn bán hàng đã dán ô tem theo ngày bán hàng.
Điều 12. Đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội thành quy định tại khoản 3, Điều 5 và khoản 2, Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg
Khi bán hàng, nhân viên bán hàng có trách nhiệm thực hiện như sau:
1. Trừ lùi lượng hàng hóa mua tại cửa hàng trên văn bản cấp phép lượng hàng được miễn thuế, có Lãnh đạo cửa hàng xác nhận.
2. Ghi đầy đủ, chính xác các nội dung quy định trên hóa đơn bán hàng.
3. Lưu hoá đơn bán hàng theo ngày bán hàng.
4. Đối với văn bản quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Lưu bản sao trừ lùi có xác nhận của lãnh đạo cửa hàng, nếu người mua hàng chưa mua hết lượng hàng được miễn thuế.
b) Lưu bản chính trừ lùi có xác nhận của lãnh đạo cửa hàng, nếu người mua hàng đã mua hết lượng hàng được miễn thuế.
Điều 13. Đối tượng là thuyền viên làm việc trên tàu biển vận tải quốc tế quy định tại khoản 4, Điều 5 và khoản 3, Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg
1. Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam chờ xuất cảnh:
a) Thuyền viên trên tàu được phép mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế 01(một) lần theo định lượng cụ thể sau:
a.1) Rượu từ 22 độ trở lên: 1,5 lít.
a.2) Rượu dưới 22 độ : 2,0 lít.
a.3) Đồ uống có cồn, bia : 3,0 lít
a.4) Thuốc lá điếu : 400 điếu.
a.5) Xì gà : 100 điếu.
b) Quy định về bán hàng:
b.1) Thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu thay mặt thuyền viên lập đơn đặt hàng (có thể sử dụng chứng từ giấy, điện tử như e-mail, fax) mua 01 lần chung cho các thuyền viên.
b.2) Nhân viên bán hàng thực hiện:
b.2.1) Kiểm tra đơn đặt hàng, danh sách thuyền viên.
b.2.2) Trên hóa đơn ghi đầy đủ họ tên, số hộ chiếu của thuyền trưởng/ người đại diện tàu, số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh và ký tên vào hoá đơn.
b.2.3) Lưu hoá đơn bán hàng, đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên để làm cơ sở thanh khoản tờ khai hải quan.
2. Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuyền viên cho hành trình tiếp theo ngoài lãnh hải Việt Nam chỉ được mua tại cửa hàng miễn thuế nơi tàu xuất cảnh.
a) Quy định về bán hàng:
a.1) Thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu lập đơn đặt hàng theo nhu cầu.
a.2) Nhân viên bán hàng thực hiện:
a.2.1) Kiểm tra đơn hàng, danh sách thuyền viên.
a.2.2) Trên hóa đơn ghi đầy đủ họ tên, số hộ chiếu của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu, số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh và ký tên vào hoá đơn.
a.2.3) Lưu hoá đơn bán hàng, đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên để làm cơ sở thanh khoản tờ khai hải quan.
b) Hàng hoá mua tại cửa hàng miễn thuế theo đơn đặt hàng phục vụ nhu cầu của thuyền viên cho hành trình tiếp theo (sử dụng ngoài lãnh hải Việt Nam) phải được đưa vào kho của tàu để Hải quan cửa khẩu (nơi tàu xuất cảnh) niêm phong, xác nhận thực xuất (ký tên, đóng dấu công chức Hải quan trên hóa đơn bán hàng) và giám sát cho đến khi tàu xuất cảnh.
3. Trường hợp tại cảng biển quốc tế không có cửa hàng miễn thuế thì cửa hàng miễn thuế tại cảng biển thuộc tỉnh, thành phố gần nhất được phép bán hàng miễn thuế cho đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Khi xuất hàng từ kho hàng / cửa hàng vận chuyển đến tàu biển có đặt đơn hàng, thương nhân phải lập Phiếu xuất kho / Phiếu xuất cửa hàng ghi rõ từng mặt hàng, số lượng, trị gía và nộp cho Hải quan cửa khẩu nơi tàu xuất cảnh. Thủ tục bán hàng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
 
Chương V
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐÃ NỘP THUẾ
VÀ HÀNG HÓA SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM ĐƯA VÀO BÁN TẠI CỬA HÀNG MIỄN THUẾ
 
Điều 14. Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam
1. Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bao gồm hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước, và hoặc nhập khẩu.
2. Hàng sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Nếu là mặt hàng xuất khẩu có điều kiện phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được coi là hàng hóa xuất khẩu và tuân thủ chính sách mặt hàng theo quy định của pháp luật, thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế.
2. Trách nhiệm của thương nhân:
a) Thương nhân bán hàng đăng ký tờ khai xuất khẩu, thương nhân mua hàng (thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế) đăng ký tờ khai nhập khẩu, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế thì nộp thêm các chứng từ sau: tờ khai nhập khẩu ban đầu, biên lai thu thuế các loại (bản chụp có xác nhận của thương nhân nhập khẩu).
3. Trách nhiệm của Hải quan:
a) Hải quan có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng theo quy định hiện hành. Riêng đối với tờ khai xuất khẩu: xác nhận đã làm thủ tục hải quan và đóng dấu vào ô 30, chưa xác nhận vào ô 31.
b) Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh khoản theo quy định tại Chương VII Thông tư này, thực hiện thanh khoản và xác nhận lượng hàng, chứng thực thanh khoản vào ô số 31 của tờ khai xuất khẩu.
c) Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu hàng hóa đã nộp thuế thực hiện thủ tục hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Chương VI
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU BÁN TẠI CỬA HÀNG MIỄN THUẾ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
 
Điều 16. Đối với hàng hóa tái xuất
1. Thương nhân nộp cho Hải quan: văn bản đề nghị tái xuất.
2. Thủ tục tái xuất hàng thực hiện theo quy định hiện hành như thủ tục hải quan đối với lô hàng tái xuất.
Điều 17. Đối với hàng hóa được đưa vào bán ở thị trường nội địa
1. Thương nhân nộp cho Hải quan các chứng từ sau:
a) Văn bản đề nghị hàng hóa chuyển vào bán ở thị trường nội địa, ghi rõ từng mặt hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá, số tờ khai tạm nhập.
b) Giấy phép của Bộ Công Thương (nếu mặt hàng khi nhập khẩu có giấy phép của Bộ Công Thương).
c) Riêng mặt hàng thuốc lá thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 02/2010/TT-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2010 quy định việc nhập khẩu thuốc lá phục vụ kinh doanh bán hàng miễn thuế.
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển vào bán ở thị trường nội địa thực hiện theo quy định đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
3. Đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế sau đó lại đưa vào thị trường nội địa thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hóa kinh doanh tái nhập và thực hiện quy định tại khoản 9 Điều 3 của Thông tư này, thanh khoản tiến hành theo quy định tại Điều 18, Điều 19 của Thông tư này. Chính sách thuế đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế sau đó lại đưa vào thị trường nội địa thực hiện theo quy định của Luật thuế hiện hành.
 
Chương VII
QUY ĐỊNH VỀ THANH KHOẢN HỒ SƠ
 
Điều 18. Hồ sơ thanh khoản
Hồ sơ thanh khoản gồm:
1. Hồ sơ nộp cho cơ quan hải quan
a) Công văn đề nghị thanh khoản;
b) Bảng kê tổng hợp số lượng hàng đưa vào, bán ra, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy, tái xuất, và hàng tồn theo từng mặt hàng trong tờ khai tạm nhập hoặc tạm xuất (theo Mẫu số 05/BKTHSLHHCHMT - Bảng kê tổng hợp số lượng hàng hóa cửa hàng miễn thuế): 01 bản chính
c) Bảng kê chi tiết hàng hóa bán ra theo từng mặt hàng trong tờ khai tạm nhập hoặc tạm xuất (theo Mẫu số 06/BKCTHH - Bảng kê chi tiết hàng hóa): 01 bản chính.
d) Bảng tổng hợp hóa đơn vượt định mức
đ) Biên bản hủy hàng hóa: 01 bản chụp có xác nhận của thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế.
e) Tờ khai hải quan tái xuất, tái nhập
2. Hồ sơ xuất trình cho cơ quan hải quan
a) Chứng từ bán hàng cho từng loại đối tượng mua hàng miễn thuế theo quy định tại mục IV Thông tư này: bản chính
b) Tổng hợp phiếu nhập kho
c) Tổng hợp phiếu xuất kho
d) Báo cáo bán hàng trong tháng của thương nhân
đ) Phiếu thông báo cho cơ quan hải quan khách mua vượt định mức miễn thuế có xác nhận của công chức hải quan
e) Phiếu giao hàng có xác nhận của công chức hải quan (đối với cửa hàng miễn thuế trong nội thành bán cho khách chờ xuất cảnh)
g) Các chứng từ khác (nếu có).
Điều 19. Thủ tục thanh khoản
1. Thương nhân kinh doanh hàng miễn thuế nộp hồ sơ thanh khoản theo từng tờ khai tạm nhập, tạm xuất vào tuần đầu tiên của mỗi tháng nhưng không vượt quá thời hạn được quy định tại điểm b, c, d Khoản 3 Điều 1 Quy chế ban hành kèm Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg.
2. Trên cơ sở hồ sơ thanh khoản do thương nhân nộp, xuất trình, cơ quan hải quan tiến hành thanh khoản tờ khai theo quy định, trong trường hợp cần thiết Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định thực hiện kiểm tra theo chế độ quy định lượng hàng tồn tại kho chứa hàng và tại cửa hàng miễn thuế.
3. Sau khi thanh khoản tờ khai hải quan, thương nhân phải lưu giữ hồ sơ bán hàng theo chế độ kế toán quy định.
4. Hàng hóa bị đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng thực hiện theo quy định tại điểm e, Khoản 3, Điều 1 và Khoản 1 Điều 4 của Quy chế ban hành kèm Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg, và
a) Khi lập biên bản về tình trạng hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, thương nhân phải nêu rõ lý do và tên mặt hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá. Hải quan trên cơ sở nội dung biên bản và thực tế hàng hóa có trách nhiệm xác nhận đối với hàng hóa nêu trên.
b) Thương nhân chịu trách nhiệm tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật hiện hành, tiêu hủy phế liệu phải được sự đồng ý của Sở Tài nguyên môi trường (nếu có) và chịu sự giám sát của Hải quan, báo cáo Chi cục Hải quan quản lý kinh doanh bán hàng miễn thuế về kết quả tiêu hủy hàng hóa.
c) Thủ tục thanh khoản đối với hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
 
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 20. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng12 năm 2013. Bãi bỏ Thông tư số 120/2009/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan. Đối với tờ khai đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 120/2009/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính cho đến khi hoàn thành việc thanh khoản.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và thực hiện các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Thương nhân kinh doanh bán hàng miễn thuế và tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung liên quan tại Thông tư này./.
 

 Nơi nhận:
-Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng CP;
-Văn phòng Quốc hội; VP Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng bí thư;
-Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
-Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
-Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
-Kiểm toán Nhà nước;
-Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-Toà án nhân dân tối cao;
-UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
-Sở TC, Cục thuế, Hải quan, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
-Công báo; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
-Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
-Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
-Lưu: VT, TCHQ (395);
KT.BỘTRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn
 
 
 
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH VỊ TRÍ DÁN TEM ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID”
 ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ KINH DOANH BÁN HÀNG MIỄN THUẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 148/2013/TT-BTC ngày 25 / 10 /2013của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
 
 
1. Thuốc lá: dán ở đầu tút thuốc.
2. Rượu chai (bao gồm cả hũ, bình): dán vào cổ chai rượu, phần tiếp giáp giữa thân chai và cổ chai. Đối với các loại rượu đựng trong hộp cần bảo quản đặc biệt của nhà sản xuất (như gắn si, chì ...) thì dán vào giữa nắp hộp phía trên chai rượu.
3. Bia các loại: dán ở vỏ thùng carton. Đối với bia đựng trong thùng chứa từ 3 lít trở lên thì dán vào nắp thùng.
 
Mẫu/01/BCBHPS – Báo cáo bán hàng phát sinh
 

TÊN DOANH NGHIỆP
--------
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…., ngày ……tháng….năm 20…..
 
 
BÁO CÁO
Bán hàng phát sinh
(Từ ngày………… đến ngày……………).
 
 

STT
Tên hàng
Số tờ khai nhập/xuất
Số hoá đơn bán hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Trị giá
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TỔNG CỘNG
 
 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký ghi rõ họ tên)
 
Mẫu/02/BCTHHĐKDBHMT – Báo cáo tình hình hoạt động KD bán hàng miễn thuế

TÊN DOANH NGHIỆP
--------
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…., ngày ……tháng…….năm….
 
 
BÁO CÁO
 Tình hình hoạt động kinh doanh bán hàng miễn thuế
(Từ ngày …….. đến ngày…………)
 
 
1. Số liệu hàng hoá đưa vào, ra cửa hàng miễn thuế:

STT
Mặt hàng
Tờ khai
Ngày tờ khai
Đơn vị tính
Đưa vào
Bán ra
Ghi chú
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Số lượng thanh khoản:
- Số tờ khai thanh khoản;
- Trị giá thanh khoản:  + Bán ra:………………..
                                    + Tiêu thụ nội địa:………
                                    + Tái xuất:………………
                                    + Tiêu huỷ:………………
3. Tình hình chấp hành pháp luật Hải quan:
            - Số lần bị xử lý vi phạm:……………
            - Hành vi vi phạm:…………………..
            - Hình thức xử phạt:…………………
 

Nơi nhận:…….
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)
 
Mẫu/03/PTBHVĐM - Phiếu thông báo hàng vượt định mức
 

TÊN DOANH NGHIỆP
--------
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…., ngày ……tháng…….năm….
 
 
PHIẾU THÔNG BÁO
VƯỢT ĐỊNH MỨC CỦA KHÁCH MUA HÀNG MIỄN THUẾ
 
 
Tên người mua hàng:
Số hộ chiếu:
Số hiệu chuyến bay:
Số hoá đơn:

STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Trị giá
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

XÁC NHẬN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG MIỄN THUÊ
(ký ghi rõ họ tên)
 XÁC NHẬN CỦA CÔNG CHỨC HẢI QUAN
(ký đóng dấu công chức)
 
Mẫu 04/PGH/- Phiếu giao hàng

TÊN DOANH NGHIỆP
--------
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…., ngày ……tháng…….năm….
 
 
PHIẾU BÀN GIAO HÀNG
ĐỐI VỚI KHÁCH MUA HÀNG MIỄN THUẾ TRONG NỘI THÀNH KHI XUẤT CẢNH
 
 
Tên người mua hàng:
Số Hộ chiếu:
Số hiệu chuyến bay:
Số vé đã đăng ký ngày xuất cảnh:
Số hoá đơn:
Ngày hoá đơn:

STT
Tên hàng
Số lượng
Đơn vị tính
Trị giá
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

XÁC NHẬN CỦA
NGƯỜI MUA HÀNG
(ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN NHÂN VIÊN
BÁN HÀNG MIỄN THUÊ
(ký, ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA
CÔNG CHỨC HẢI QUAN
(ký, ghi rõ họ tên)
 
 
Mẫu 05/BKTHSLHHCHMT - Bảng kê tổng hợp số lượng hàng hóa cửa hàng miễn thuế
 

TÊN DOANH NGHIỆP
--------
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…., ngày ……tháng…….năm….
 
 
BẢNG KÊ TỔNG HỢP
HÀNG HÓA ĐƯA VÀO, BÁN RA, TIÊU THỤ NỘI ĐỊA, TIÊU HUỶ, TÁI XUẤT, HÀNG TỒN
 
 

STT
Tên hàng
Tờ khai nhập/ xuất
Ngày tờ khai
ĐVT
Hàng hoá nhập khẩu trong kỳ
Hàng xuất bán trong kỳ
Chuyển tiêu thụ nội địa
Hàng tiêu huỷ
Hàng tái xuất
Hàng tồn cuối kỳ
 
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
1
Mặt hàng A
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
Mặt hàng B
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
CỬA HÀNG MIỄN THUẾ
(Ký tên, đóng dấu)
 
 
Mẫu/06/BKCTHH – Bảng kê chi tiết hàng hoá
 

TÊN DOANH NGHIỆP
--------
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…., ngày ……tháng…….năm….
BẢNG KÊ
CHI TIẾT HÀNG HOÁ BÁN RA TỪNG MẶT HÀNG
Số tờ khai nhập/xuất: ………………….
Ngày đăng ký:………………

STT
Tên hàng
Số hoá đơn
Ngày hoá đơn
Đơn vị tính
Số lượng
Trị giá
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

NGƯỜI LẬP BẢNG
(Ký ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký ghi rõ họ tên)
 
 
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No. 148/2013/TT-BTC dated October 25, 2013 of the Ministry of Finance providing guidance on the regulation of selling duty- free goods issued with the Prime Minister’s Decision No. 24/2009/QD-TTg dated February 17, 2009 and Decision No. 44/2013/QD-TTG dated July 19, 2013 on amendment and supplement several articles of regulations on duty- free goods sale, which promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 24/2009/QD-TTg dated February 17, 2009

Pursuant to the Law on Customs No. 29/2001/QH10 dated June 29, 2001 and the Law on the amendments to the Law on Customs No. 42/2005/QH11 dated June 14, 2005 on amendments to a number of articles of the Law on Customs;

Pursuant to the Government s Decree No. 66/2002/ND-CP dated July 1, 2002 on limits on luggage of outgoing and incoming passengers, duty-free gifts and presents;

Pursuant to the Government s Decree No. the Decree No. 154/2005/ND-CP dated December 15, 2005 elaborating some Articles of the Law on Customs pertaining to customs procedure and customs supervision;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 24/2009/QD-TTg dated February 17, 2009 on the Regulation on selling duty-free goods;

Pursuant to Prime Minister’s Decision No. 44/2013/QD-TTG dated July 19, 2013 on amendments to the Regulation on selling duty-free goods promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 24/2009/QD-TTG dated February 17, 2009;

Pursuant to the Government s Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of the General Department of Customs,

The Minister of Finance promulgates a Circular providing guidance on the Regulation on duty-free goods sale issued with the Prime Minister’s Decision No. 24/2009/QD-TTg dated February 17, 2009 and the Prime Minister’s Decision No. 44/2013/QD-TTg dated July 19, 2013 on amendments to the Regulation on selling duty-free goods promulgated with the Prime Minister’s Decision No. 24/2009/QD-TTg dated February 17, 2009.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides guidance on the implementation of the Regulation on selling duty-free goods promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 24/2009/QD-TTg dated February 17, 2009 (hereinafter referred to as the Decision No. 24/2009/QD-TTg) and the Prime Minister’s Decision No. 44/2013/QD-TTG dated July 19, 2013 on amendments to the Regulation on selling duty-free goods promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 24/2009/QD-TTg dated February 17, 2009 (hereinafter referred to as the Decision No. 44/2013/QD-TTg). Duty-free goods in checkpoint economic zones are not regulated.

Article 2. Subjects of application

The agencies, traders, organizations and individuals regulated by the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg and the Decision No. 44/2013/QD-TTg.

Chapter II

REGULATIONS ON SELLERS OF DUTY-FREE GOODS AND CUSTOMS AUTHORITIES MANAGING DUTY-FREE GOODS SALE

Article 3. Obligations of duty-free goods sellers

1. Duty-free goods sellers (hereinafter referred to as sellers) may sell duty-free goods if the conditions in Article 2 and Article 3 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg and Clause 2 Article 1 of the Decision No. 44/2013/QD-TTg are satisfied, and the General Department of Customs certifies that the conditions for customs supervision and inspection are satisfied according to Chapter III of this Circular.

2. Goods sold at duty-free shops shall be kept at duty-free shop, including their warehouses, throughout the period prescribed in Points b, c, and d Clause 3 Article 1 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg. Goods stored in the warehouse of duty-free goods must be sorted by type to facilitate customs supervision and inspection.

3. Sellers of duty-free goods shall use invoices in accordance with current regulations on printing, issuing, using, and managing invoices.

4. When cash (VND or foreign currencies) collected from the sale of duty-free goods are moved out of duty-free shops at the locations prescribed in Clause 1 and Clause 3 Article 3 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg, Clause 2 Article 1 of the Decision No. 44/2013/QD-TTg, they must have relevant papers (such as manifest, deposit note, logbook, etc.) and be kept under supervision of the Sub-department of Customs in charge of duty-free goods sale.

5. Duty-free goods being transported from the warehouse to the duty-free shop must have delivery notes to serve customs supervision and inspection.

6. The documents related to exported and imported goods at the duty-free shop, the duty-free goods warehouse such as the declarations temporary import, re-export, delivery notes, manifests, and reports shall be retained in accordance with Point d Clause 1 Article 23 of the Law on the amendments to the Law on Customs on. 42/2005/QH11 dated June 14, 2005 (5 years). The retention period of documents regulated by the Law on Accounting shall comply with corresponding regulations.

7. The seller must have a book system to monitor the traffic of exported and imported goods, and a duty-free shop management program to manage the purchased, sold, retained, and unsold goods of the duty-free shop. The shop management program must be conformable with the technical standards of the General Department of Customs and has the following primary features:

a) Input information, access and count the quantity of exported, imported, and unsold goods at the duty-free shop, the warehouse by article, by buyer, by declaration of temporary import, by declaration of re-export, and by date.

b) Backup and export data to serve reporting, statistics, and retention.

c) Connect online with the Sub-department of Customs in charge of duty-free goods sale to serve inspection and control.

8. The stamp “VIETNAM DUTY NOT PAID” must be fixed on the goods on which the stamp is compulsory before they are displayed and sold at the duty-free shop, or before they are delivered to the seller in case they are sent directly to the seller from the warehouse.

a) The locations of the stamp on packages of cigarettes, wine and beer are specified in the Appendix to this Circular.

b) The location of the stamp on packages of other articles shall be specified by the General Department of Customs and the Ministry of Finance.

9. The stamp ‘‘VIETNAM DUTY NOT PAID” shall be removed and destroyed from the goods at the duty-free shop under the supervision of the Sub-department of Customs in charge of duty-free goods sale at the end of the time limits for temporary import or temporary export prescribed in Clause 2 of this Article before they are re-exported, re-imported, or sold to the domestic market.

10. Goods moved in and out of the warehouse or duty-free shop must be updated on the shop management program immediately.

11. Inform the buyers of the duty-free allowance for goods bought upon arrival, recommend buyers of duty-free goods to buy within the duty-free allowance for incoming luggage; notify the customs at the checkpoint of import under the management of the Sub-department of Customs at the international airport of the cases in which buyers exceed duty-free allowance in the Government s Decree No. 66/2002/ND-CP dated July 1, 2002 for the customs to collect tax as prescribed.

12. Export data and send monthly reports on the sale of duty-free goods in the month to the Sub-department of Customs in charge of duty-free goods sale. The report must be sent before the 5thof the next month (the form No. 01/BCBHPS - Report on goods sale).

13. Aggregate reports on the sale of duty-free goods to the General Department of Customs. Biannual reports shall be sent before July 15; annual reports shall be sent before January 15, (the form No. 02/BCTHHDKDBHMT- Report on duty- free goods sale).

Article 4. Obligations of the customs

1. The General Department of Customs shall:

a) Organize and direct the customs supervision and management of duty-free goods sale nationwide.

b) Announce the list of sellers that fail to send monthly reports to the customs.

c) Verify the conditions for customs inspection at the locations of duty-free shops and their warehouses.

d) Formulate technical standards about connection between the computer system of the customs with sellers computers; develop shop management and supervision for duty-free shops and their warehouses to facilitate customs supervision and inspection and the business of sellers.

2. Customs Departments of provinces and cities (hereinafter referred to as Customs Departments) shall:

a) Carry out the customs supervision and management of duty-free goods sale locally.

b) Carry out site inspections at duty-free shops their warehouses based on the applications made by sellers according to Article 6 of this Circular, and report the results to the General Department of Customs.

c) Penalize violations (if any) within their competence.

3. Sub-departments of Customs in charge of duty- free goods sale (hereinafter referred to as the customs) shall:

a) Carry out the customs supervision and management of duty-free goods sale locally.

b) Carry out customs procedures for duty-free goods in accordance with regulations on commercial exports and imports and goods temporarily imported for re-export.

c) Collect tax on the goods that exceed duty-free allowance according to the Government s Decree No. 66/2002/ND-CP dated July 1, 2002.

d) Consider extending the retention period at the request of duty-free goods sellers according to Point d Clause 3 Article 1 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg.

dd) Monitor and urge duty-free goods sellers to finalize export and import declarations.

Finalize export and import declarations made by duty-free goods sellers.

e) Directors of the Sub-departments of Customs shall decide the method of inspection and supervision that suit their management requirements in accordance with legislation on customs.

g) The customs shall manage goods that are imported or exported to be sold to duty-free shops via shop management programs that are connected with the customs (or via the bookkeeping system of the sellers in case the shop management program is suspended due to damage, repair, or maintenance).

h) Make records on stamp removal prescribed in Clause 8 Article 3 of this Circular (the record shall specify the goods names, serial numbers of the stamps fixed, number of stamps removed, time and location). The record must bear the signatures of the seller and the customs.

i) Carry out periodic inspection of the finalization of export and import declarations. Impose penalties for violations committed by sellers depending on their nature and seriousness.

k) Organize inspection of duty-free goods sale, unsold goods at duty-free shops or warehouses; compare the list of buyers of duty-free goods and the list of passengers on inbound flights.

Article 5. Obligations of duty-free goods buyers

1. The buyer of duty-free goods must provide the information prescribed in Chapter IV of this Circular when duty-free goods are bought, and must not allow other people to use their passports or allowance.

2. Make tax statement and pay tax to the customs on the excess over the duty-free allowance prescribed in the Government s Decree No. 66/2002/ND-CP dated July 1, 2002.

Chapter III

PROCEDURE FOR CERTIFICATION OF SUFFICIENT CONDITIONS FOR CUSTOMS INSPECTION

Article 6. Documentation certifying the eligibility of custom check and control for location of duty-free shop and warehouse

Before starting to sell duty-free goods, the seller shall send 02 applications for certification of sufficient conditions for customs inspection of the duty-free shop location to the Customs Department of the province where the duty-free shop or warehouse is located. An application consists of:

1. A written request for certification: 01 original;

2. The Certificate of Business registration, the Certificate of Enterprise registration/certificate of investment: 01 photocopy certified by the duty-free goods seller;

3. The floor plan of the duty-free shop (the shopping area and the warehouse), the location for customs inspection, documents about the equipment of the duty-free shop such as lighting system, cameras, fire safety system: 01 photocopy certified by the duty-free goods seller;

4. Documents describing the shop management system; a computer system serving the monitoring and management of the duty-free shop, a network connected to the customs: 01 original;

5. The seller’s internal management procedure for buying and selling goods at the duty-free warehouse, the delivery of goods from the warehouse to the shop, the sale management of the duty-free shop, the receipt of revenues from the sale of duty-free goods, delivery of duty-free goods: 01 original copy;

6. Papers proving the rights to use the location of the duty-free shop: 01 photocopy certified by the duty-free goods seller;

Article 7. Order for certification

1. The seller shall send the application for certification to the Customs Department of the province where the duty-free shop or warehouse is located.

2. Within 10 working days from the day on which the valid application is received, the Customs Department shall:

a) Examine the application;

b) Carry out a survey at the location of the duty-free shop or warehouse;

c) Assess the fulfillment of the conditions in Article 3 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg, Clause 2 Article 1 of the Decision No. 44/2013/QD-TTg, and Clause 7 Article 3 of this Circular. Offer opinions, send a report about the organization plan, customs inspection and supervision to the General Department of Customs, enclosed with the application for certification made by the seller.

3. Within 10 working days from the day on which the report enclosed with the application is received, the General Department of Customs shall issue a certification of sufficient conditions for customs supervision and inspection of the duty-free shop location, sufficient conditions for selling duty-free goods on outgoing flights, or make a written response if the conditions are not satisfied.

Chapter IV

BUYERS, CONDITIONS AND QUANTITY FOR BUYING DUTY-FREE GOODS

Article 8. Buyers being outgoing passengers or transit passengers that buy duty-free goods at duty-free shops or on flights according to Point a and Point b Clause 1, Clause 2 of Article 5, Clause 1 of Article 6 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg, and Clause 2 Article 1 of the Decision No. 44/2013/QD-TTg

1. When selling goods, the shopkeeper shall request the buyer to present his passport, boarding pass, and input the information to the computer:

a) Full name of the seller according to the Passport/laissez-passer.

b) Passport/laissez-passers number;

c) The flight number and flight date on the boarding pass if the outgoing passenger or transit passenger travels by air, or the departure date of the vehicle if the outgoing or transit passenger travels by road, by rail, or by sea.

d) The names and units of goods must be consistent with those on the import declaration.

dd) Quantity and value.

If an outgoing passenger buys duty-free goods with a total value over the limit on the currency used for buying, the buyer shall present a paper proving the origins of the currency as prescribed by the State bank of Vietnam, and include 01 photocopy of the paper proving the origins of the currency in the application for finalization in Chapter VII of this Circular.

2. Sale invoices shall be sorted by date (unless sale invoices are rolls).

3. If a duty-free goods buyer in a tourist group by sea has a passport/laissez-passers but does not has an entry visa, an entry or exit declaration, Clause 1 of this Article shall apply. The ship’s name shall be written on the sale invoice  The shopkeeper shall give goods to the tourist right after he completes the departure procedure.

4. Within 24 hours since the airplane parks, the seller shall input the full name of sellers, the flight, date of flights, names, quantity, value, total weight, and total value of goods.

Article 9. Buyers being incoming passengers at international airports prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 1 of the Decision No. 44/2013/QD-TTg:

When selling goods, the shopkeeper shall perform all the tasks mentioned in Clause 1 and Clause 2 Article 8 of this Circular, and:

1. Photocopy the passport (the page with the picture and the page with the entry seal of the checkpoint police) or the boarding pass.

2. Notify the customs at the checkpoint of the customers that exceed the duty-free allowance according to Article 5 and Article 6 of the Decree No. 66/2002/ND-CP for tax collection. Present 02 notifications (the form No. 03/PTBHVDM - Notification of excess over duty-free allowance) and take back 01 notification, which is signed and stamped by the customs officer.

Article 10. Buyers being passengers that buys duty-free goods from a downtown duty-free shop while waiting for departure according to Point c Clause 1 Article 5 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg

1. When selling goods, the shopkeeper shall:

a) Perform all the tasks in Clause 1 and Clause 2 Article 8 of this Circular.  The flight and date of flight are on the certified ticket of the buyer.

b) Make a Sale note (the form No. 04/PGH): 02 stubs.

2. Every downtown duty-free shop shall:

a) Deliver and present the goods and delivery note to the checkpoint customs, then transfer the goods to the buyer in the international area at the departure lounge.

b) If the shop fails to present the delivery note certified by the customs, the shop shall pay tax on the sold goods when finalizing documents.

3. The customs where the buyer departs:

a) Receive goods and the delivery note presented by the shopkeeper;

b) Compare goods with the contents of the delivery note;

c) Certify, append the signature and officer’s seal on the delivery note;

d) Give 01 stub of the delivery note to the shop and keep the other.

Article 11. Buyers being organizations and individuals eligible for diplomatic immunity that buys duty-free goods from downtown duty-free shops according to Clause 3 Article 5 and Clause 2 Article 6 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg

When selling goods, the shopkeeper shall:

1. Provide sufficient and accurate information on the sale invoice.

2. Fix the stamps corresponding to the goods sold on the sale invoice.

3. Keep and sort the sale invoices that bear the stamps by date.

Article 12. Buyers being organizations and individuals eligible for tax incentives that buys duty-free goods from downtown duty-free shops according to Clause 3 Article 5 and Clause 2 Article 6 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg

When selling goods, the shopkeeper shall:

1. Deduct the amount of goods bought at the shop on the notification of quota on amount of duty-free goods, which is certified by the shop manager.

2. Provide sufficient and accurate information on the sale invoice.

3. Keep and sort the sale invoices by date.

4. For the document mentioned in Clause 1 of this Article:

a) Keep a photocopy of the note that is certified by the shop manager if duty-free goods are not entirely sold.

b) Keep the original note that is certified by the shop manager if all duty-free goods are sold.

Article 9. Buyers being crewmembers on international ships according to Clause 4, Article 5 and Clause 3 Article 6 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg

1. If duty-free goods are bought to serve the everyday life of crewmembers while the ship is anchored at a Vietnam’s port waiting for departure:

a) Every crewmember may buy duty-free goods at duty-free shop 01 (one) time within the following limits:

a.1) Wine over 22 degrees: 1.5 liters.

a.2) Wine below 22 degrees: 2.0 liter.

a.3) Alcoholic drinks, beer: 3.0 liter

a.4) 400 cigarettes.

a.5) 100 cigars.

b) Regulations on sale:

b.1) The captain or representative of the ship shall make an order on behalf of the crewmembers (in paper, by email or fax) for all crewmembers.

b.2) The shopkeeper shall:

b.2.1) Check the order and the list of crewmembers.

b.2.2) Write the full name, passport number of the captain/ship representative, ship number, arrival date, and sign on the invoices.

b.2.3) Keep the order and the list of crewmembers as basis for finalization of customs declarations.

2. If duty-free goods are bought to serve the everyday life of crewmembers during the next journey beyond Vietnam’s territorial sea, they may only be bought at the duty-free shop where the ship departs.

a) Regulations on sale:

a.1) The captain or representative of the ship shall make the order on request.

a.2) The shopkeeper shall:

a.2.1) Check the order and the list of crewmembers.

a.2.2) Write the full name, passport number of the captain/ship representative, ship number, arrival date, and sign on the invoice.

a.2.3) Keep the order and the list of crewmembers as basis for finalization of customs declarations.

b) Goods bought in a duty-free shop according to the crewmembers’ order serving the next journey (beyond Vietnam’s territorial sea) shall be moved to the ship’s hold, for the customs where the ship departs to seal up goods, certify the actual export (append signature and seal on the sale invoice) and supervise goods until the ship departs.

3. If not duty-free shop is available at the international port, a duty-free shop in the nearest province or city may sell duty-free goods to the buyers mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

When goods are delivered from the warehouse/shop to the ship that makes the order, the seller shall make a delivery note specifying the goods, quantity and value, then submit it to the customs where the ship departs.  The sale procedure shall comply with Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Chapter V

CUSTOMS MANAGEMENT OF IMPORTED GOODS ON WHICH TAX HAS BEEN PAID, GOODS PRODUCED IN VIETNAM AND SOLD AT DUTY-FREE SHOPS

Article 14. Goods produced in Vietnam

1. Goods produced in Vietnam are goods made of domestic or imported raw materials.

2. Goods that are produced in Vietnam and sold at duty-free shops are not in the list of goods banned or suspended from export. Goods exported under conditions must be licensed by specialized agencies as prescribed by law.

Article 15. Customs procedure applicable to imported goods on which tax has been paid and goods produced in Vietnam

1. The customs procedures applicable to imported goods on which tax has been paid, and goods produced in Vietnam that are sold at duty-free shops that are considered exported goods shall be carried out at a Sub-department of Customs in charge of duty-free goods sale.

2. Obligations of the seller:

a) The supplier shall register an export declaration. The buyer (who sells duty-free goods) shall register an import declaration. The customs procedure is similar to that for goods exported and imported under sale contracts.

b) If tax on the imported goods has been paid, the following documents are required: the initial import declaration, tax receipts (photocopies certified by the imported).

3. Obligations of the customs:

a) The customs shall carry out export and import procedures according to current regulations. Put a stamp on box 30 if the export declaration has been certified, on box 31 if not.

b) Certify the goods quantity and finalization on box 31 of the export declaration based on the application for finalization specified in Chapter VII of this Circular.

c) The customs where the import declaration of goods, the tax on which has been paid, is registered shall carry out the procedure for tax refund in accordance with legislation on taxation.

Chapter VI

CUSTOMS MANAGEMENT OF IMPORTED GOODS NOT BEING SOLD AT DUTY-FREE SHOPS AS INTENDED

Article 16. For goods that are re-exported

1. The seller shall submit a written request for permission to re-export goods to the customs.

2. Goods shall be re-exported in accordance with current customs procedure for re-exported shipments.

Article 17. For goods that are sold to the domestic markets

1. The seller shall submit the following documents to the customs:

a) A written request for permission to sell goods to the domestic market, specifying the goods, their numbers, quantities, values, and numbers of temporary import declarations.

b) The license issued by the Ministry of Industry and Trade (if goods are imported under a licensed issued by Ministry of Industry and Trade).

c) For tobacco, clause 1 Article 4 of the Circular No. 02/2010/TT-BCT dated January 14, 2010 on import of tobacco serving duty-free goods sale shall apply.

2. Customs procedure for goods sold to the domestic market is similar to that for goods imported under sale contracts.

3. If tax on imported goods has been paid, or goods produced in Vietnam for sale at duty-free shops are eventually sold to the domestic market, the customs procedure is similar to that for re-export and conformable with Clause 9 Article 3 of this Circular. Article 18 and Article 19 of this Circular shall apply to finalization. Tax policies on imported goods on which tax has been paid and goods produced in Vietnam for sale to duty-free shops but eventually sold to the domestic market shall comply with current legislation on taxation.

Chapter VII

FINALIZATION

Article 18. Application for finalization

An application for finalization consists of:

1. The application submitted to the customs:

a) A written request for finalization;

b) A list of goods purchased, sold, sold to the domestic market, destructed, re-exported, and unsold goods in the declaration of temporary import or temporary export (the form No. 05/BKTHSLHHCHMT): 01 original copy.

c) A list of sold goods in the declaration of temporary import or temporary export (the form No. 06/BKCTHH): 01 original copy.

d) A list of invoices that exceed the allowance.

dd) The record on goods destruction: 01 photocopy certified by the seller of duty-free goods.

e) The customs declaration for re-export or re-import

2. The application presented to the customs:

a) The sale invoices sorted by buyers as prescribed in Section IV to this Circular: original copies.

b) Compilation of purchase notes.

c) Compilation of sale notes.

d) A report on sale of the month made by the seller.

dd) A notification sent to the customs of customers that exceed the duty-free allowance, which is certified by the customs officer.

e) A delivery note certified by the customs officer (applicable to downtown duty-free shops that sell to customers waiting for departure)

g) Other documents (if any).

Article 19. Finalization procedure

1. The seller of duty-free goods shall submit an application for finalization of each declaration for temporary import and export in the first week of the

2. Based on the finalization application submitted by the seller, the customs authority shall finalize the declaration as prescribed. The Customs Department shall check the quantity of unsold goods at the duty-free shop and warehouse where necessary.

3. After the customs declaration is finalized, the seller must retain the sale documents in accordance with accounting regime.

4. Damaged, degraded, low-quality goods shall be handled in accordance with Point e Clause 3 Article 1 and Clause 1 Article 4 of the Regulation promulgated together with the Decision No. 24/2009/QD-TTg, and:

a) The seller must specify the causes, the names of damaged, degraded, low-quality goods, their numbers, quantities, and values in the record. The customs authority shall verify such information based on the record.

b) The seller shall organize the destruction in accordance with current law. The destruction of scrap must be approved by the Service of Natural Resources and Environment (if any), supervised by the customs. The destruction result shall be reported to the Sub-department of Customs in charge of duty-free goods sales.

c) The procedure for liquidating damaged, degraded, low-quality goods shall comply with current law.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION

Article 20. Effect

1. This Circular takes effect on December 8, 2013. The Circular No. 120/2009/TT-BTC dated June 16, 2009 of the Ministry of Finance providing guidance on the implementation of the Regulation on duty-free goods sale promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 24/2009/QD-TTg dated February 17, 2009 and its guiding documents are annulled. The Circular No. 120/2009/TT-BTC dated June 16, 2009 of the Ministry of Finance shall apply to the declarations registered before this Circular takes effect until the finalization is finished.

2. During the implementation, if the documents cited in this Circular are amended or superseded, the new documents shall apply.

3. The Director of the General Department of Customs shall instruct Directors of Customs Departments to organize the management, monitor and implementation this Circular.

4. Sellers of duty-free goods, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of relevant regulations in this Circular./.

PP The Minister

Deputy Minister

Do Hoang Anh Tuan

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 148/2013/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất