Thông tư 02-TC/TCĐN của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng vốn tài trợ của Chính phủ Pháp năm 1995

thuộc tính Thông tư 02-TC/TCĐN

Thông tư 02-TC/TCĐN của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng vốn tài trợ của Chính phủ Pháp năm 1995
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:02-TC/TCĐN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:14/01/1997
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 02-TC/TCĐN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 02 TC/TCĐN NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TÀI TRỢ CỦA
CHÍNH PHỦ PHÁP NĂM 1995

 

Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 18-TC/TCĐN ngày 05/3/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng;

Căn cứ Công văn số 1513/QHQT ngày 04/4/1996 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các dự án sử dụng nguồn tài trợ của Chính phủ Pháp năm 1995;

Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng nguồn tài trợ theo Nghị định thư tài chính năm 1995 ký ngày 30/11/1995 giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ CHXHCN Việt Nam như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Nguồn tài trợ theo Nghị định thư năm 1995 của Chính phủ Pháp cho Chính phủ Việt Nam (bao gồm một khoản viện trợ không hoàn lại, một khoản vay Kho bạc Pháp và một khoản vay tín dụng hỗn hợp) là nguồn thu của ngân sách nhà nước, phải được phản ảnh qua ngân sách nhà nước và quản lý theo chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối vào ngân sách nhà nước và trả nợ cho Pháp khi đến hạn (bao gồm cả gốc và lãi) đối với các khoản vay.

2. Căn cứ vào mục tiêu, tính chất sử dụng vốn cũng như khả năng hoàn trả của từng loại dự án, trên cơ sở các điều kiện ràng buộc của phía Pháp và phê chuẩn của Chính phủ Việt Nam hàng năm, các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ thuộc Nghị định thư 1995 được phân loại như sau:

- Loại dự án được ngân sách nhà nước cấp phát gồm các dự án theo danh mục tại Phụ lục I đính kèm.

- Loại dự án phải vay lại từ nguồn vay Kho bạc Pháp và nguồn tín dụng hỗn hợp theo các điều kiện vay lại do Chính phủ Việt Nam quy định theo danh mục cụ thể tại các Phụ lục II và III đính kèm.

3. Bộ Tài chính trực tiếp quản lý cấp phát vốn và cho vay lại đối với các dự án thuộc các đối tượng được quy định tương ứng như trên thông qua Tổng cục Đầu tư phát triển.

4. Các chủ dự án được sử dụng nguồn vốn tài trợ (cả vốn viện trợ và vay nợ) có trách nhiệm lập kế hoạch rút vốn và nhu cầu vốn đối ứng trong nước hàng năm cho từng dự án gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện.

5. Đối với các dự án được sử dụng vốn từ nguồn viện trợ không hoàn lại, chủ dự án có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với các điều kiện đã cam kết trong Hợp đồng thương mại.

Đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, chủ dự án có trách nhiệm sử dụng và trả nợ vốn vay đúng với các điều kiện đã cam kết trong Hợp đồng tín dụng (Hợp đồng cho vay lại) ký với Bộ Tài chính và các quy định về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo các văn bản pháp quy đã tham chiếu ở trên.

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

1. Trình tự và thủ tục rút vốn vay nợ và viện trợ

a) Việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi phải thực hiện theo đúng những quy định tại Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ.

b) Trên cơ sở dự án đã được thẩm định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ dự án khẩn trương thực hiện các thủ tục đấu thầu và ký kết Hợp đồng thương mại với các công ty của Pháp để mua hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Các hợp đồng thương mại phải được ký kết trước ngày 31/12/1997. Sau đó chủ dự án hoàn tất các thủ tục phê duyệt Hợp đồng thương mại theo Quyết định số 91/TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thương mại.

c) Các văn bản liên quan tới việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, tài liệu báo cáo khả thi đã được phê duyệt, Hợp đồng thương mại đã được ký kết cùng văn bản phê duyệt Hợp đồng thương mại cần gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại, Tổng cục Đầu tư phát triển) để thực hiện các thủ tục tiếp theo với phía Pháp.

d) Căn cứ vào công văn đề nghị rút vốn tài trợ để thực hiện các hợp đồng thương mại của chủ dự án cùng với thông báo phê duyệt hợp đồng thương mại của Chính phủ Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Tham tán thương mại bên cạnh Đại sứ Pháp tại Hà Nội, Bộ Tài chính sẽ uỷ quyền cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm các thủ tục rút vốn cho dự án thuộc danh mục sử dụng vốn tài trợ của Pháp.

e) Trên cơ sở công văn uỷ quyền rút vốn của Bộ Tài chính và bản sao Hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa Chủ dự án và Tổng cục Đầu tư phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ký và đóng dấu văn bản hợp đồng thương mại gốc để chuyển cho phía Pháp làm chứng từ thanh toán tiền cho Nhà cung cấp Pháp và thực hiện các thủ tục đối ngoại như đã quy định trong Thoả ước mở tín dụng.

f) Trường hợp việc thực hiện dự án không thể tiến hành hoặc thực hiện chậm trễ do chưa hoàn tất các thủ tục hồ sơ, muốn rút hoặc chuyển đổi dự án vì bất kỳ lý do nào, chủ dự án phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

2. Thực hiện việc cấp phát và cho vay lại.

a) Đối với các dự án được ngân sách cấp phát vốn (Phụ lục I)

- Bộ Tài chính thông qua Tổng cục Đầu tư phát triển thực hiện việc cấp phát cho các dự án theo chế độ hiện hành về cấp phát và quản lý vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

- Đối với các dự án được cấp phát từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Kho bạc Pháp khi sử dụng nguồn nay đều phải làm giấy xác nhận viện trợ. Các chủ dự án khi có giấy báo nhận hàng viện trợ phải tới Bộ Tài chính làm thủ tục xác nhận viện trợ. Trường hợp phía nước ngoài đặt mua hàng trong nước thì chủ dự án làm thủ tục xác nhận viện trợ chậm nhất là 30 ngày sau khi nhận được hàng. Hồ sơ cần thiết để xác nhận viện trợ bao gồm:

+ Văn bản phê duyệt chương trình, dự án của cơ quan có thẩm quyền.

+ Hiệp định hoặc các văn bản thoả thuận đã được ký kết chính thức với đối tác nước ngoài có ghi rõ dự án đang được thực hiện.

+ Văn bản phê duyệt Hợp đồng thương mại.

+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading) hoặc vận đơn hàng không (Airway bill).

+ Bản kê chi tiết (Packing List).

+ Hoá đơn thương mại (Invoice).

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).

- Chứng từ để ghi thu ghi chi qua ngân sách nhà nước là:

* Giấy xác nhận hàng viện trợ của Bộ Tài chính; hoặc

* Giấy báo nợ của Quỹ phát triển Pháp thay mặt Kho bạc Pháp và các hoá đơn thanh toán cho nhà cung cấp Pháp (kể cả hoá đơn thanh toán các dịch vụ kỹ thuật) do cơ quan thương vụ Pháp cung cấp; hoặc

* Giấy báo nợ của Ngân hàng Pháp cung cấp.

b) Đối với các dự án phải vay lại vốn (Phụ lục II và III).

- Sau khi các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hợp đồng thương mại ký giữa chủ dự án (hoặc đơn vị được cơ quan chủ quản dự án uỷ quyền nhập hàng) và Công ty Pháp, chủ dự án phải tiến hành ký Hợp đồng tín dụng với Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển) về việc vay lại nguồn vốn tài trợ từ Ngân sách Nhà nước. Hợp đồng tín dụng sẽ là cơ sở để chủ dự án chính thức nhận nợ với ngân sách nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng này.

- Các điều kiện cho vay lại đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Kho bạc Pháp (Phụ lục II):

+ Thời gian vay lại: 15 năm có 4 năm ân hạn

+ Lãi suất vay lại: 2,5%/năm

+ Đồng tiền cho vay: đồng Phrăng Pháp

- Các điều kiện vay lại đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng hỗn hợp (Phụ lục III):

+ Nguồn Kho bạc Pháp (chiếm 32,96% tổng số vốn vay của dự án):

* Thời gian vay lại: 15 năm có 4 năm ân hạn

* Lãi suất vay lại: 0%/năm (giảm 1% so với lãi suất vay Kho

bạc Pháp)

* Đồng tiền cho vay: đồng Phrăng Pháp

+ Nguồn tín dụng tư nhân (chiếm 67,04% tổng số vốn vay của dự án):

* Thời gian vay lại: 10 năm không có ân hạn

* Lãi suất vay lại: giảm 1%/năm so với lãi suất vay thực tế

của các Ngân hàng Pháp.

* Đồng tiền cho vay: đồng Phrăng Pháp

- Các khoản phí: Các chủ dự án phải chịu các khoản phí sau:

* Phí ngoài nước:

Đối với các dự án vay lại từ nguồn tín dụng hỗn hợp nêu tại Phụ lục III (gồm một phần vay Kho bạc Pháp và một phần vay tín dụng tư nhân), các chủ dự án phải chịu những khoản phí sau:

+ Phí cam kết: 0,5%/năm trên số vốn chưa rút của nguồn tín dụng tư nhân.

+ Phí quản lý của Ngân hàng Pháp: 0,8% trả một lần trên tổng số vốn vay từ nguồn tín dụng tư nhân.

+ Phí bảo hiểm tín dụng của COFACE: trả theo tỷ lệ phí do Pháp thông báo tính trên số tiền vay từ nguồn tín dụng tư nhân.

+ Phí khác do ngân hàng nước ngoài thu trong quá trình rút vốn (nếu có).

* Phí trong nước:

Tất cả các dự án vay lại từ ngân sách nhà nước đều phải chịu 0,3%/năm tính trên số dư nợ bao gồm phí quản lý của Tổng cục Đầu tư phát triển và phí giao dịch đối ngoại do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tổng cục Đầu tư Phát triển trực tiếp thu:

+ Phí trong nước theo mức 0,3%/năm từ chủ dự án cùng với lịch thu hồi gốc và lãi. Phí giao dịch đối ngoại do Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam thu theo Biểu phí của Ngân hàng tính trên từng lần giao dịch phát sinh và do Tổng cục Đầu tư phát triển trích trả cho Ngân hàng trong số 0,3% nêu trên.

+ Phí ngoài nước gồm phí cam kết và phí quản lý nói trên từ chủ dự án khi nhận được thông báo của Ngân hàng Đầu tư phát triển để ngân sách nhà nước có nguồn trả cho phía Pháp khi đến hạn. Riêng phí bảo hiểm sẽ được Pháp tài trợ bổ sung và được cộng vào tổng số vốn vay mà chủ dự án được tài trợ đồng thời phải nhận nợ với Tổng cục Đầu tư phát triển.

- Trường hợp dự án thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát, các phí ngoài nước và phí giao dịch đối ngoại nêu trên sẽ do ngân sách nhà nước thanh toán. Ngân hàng Đầu tư phát triển có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển) về các khoản phí phải trả nói trên.

- Tổng cục Đầu tư phát triển thông báo lịch trả nợ cho ngân sách nhà nước cho chủ dự án. Chủ dự án có trách nhiệm hoàn trả gốc, lãi và phí đến hạn theo thông báo trên. Khuyến khích các chủ dự án trả nợ trước hạn cho ngân sách nhà nước.

- Trường hợp chủ dự án không trả nợ đúng hạn cho Bộ Tài chính với bất kỳ lý do nào, chủ dự án sẽ phải chịu lãi phạt chậm trả theo đúng như lãi phạt của Pháp đã quy định trong Thoả ước áp dụng (đối với khoản vay Kho bạc Pháp lãi phạt là 2,5%/năm, đối với khoản vay tín dụng tư nhân là PIBOR+2,5%/năm).

3. Các quy định khác

a) Bộ Tài chính uỷ quyền cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện các dịch vụ thanh toán đối ngoại với Pháp. Ngay sau khi rút vốn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính bản kê rút vốn để làm thủ tục hạch toán thông qua ngân sách.

b) Tất cả các hàng hoá, trang thiết bị và dịch vụ của các dự án nhập khẩu bằng nguồn ODA của Pháp thuộc Nghị định thư 1995 để phục vụ cho dự án được miễn thuế nhập khẩu theo Công văn hướng dẫn số 2842-TC/TCT ngày 15/8/1996 của Bộ Tài chính.

c) Khi kết thúc dự án, các chủ dự án có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán tiếp nhận và sử dụng, đánh giá hiệu quả của dự án gửi cơ quan chủ quản dự án và Bộ Tài chính. Quy trình và yêu cầu của việc lập quyết toán, nội dung báo cáo quyết toán, phê duyệt quyết toán theo đúng những hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

Các cơ quan chủ quản của dự án có trách nhiệm hướng dẫn các chủ dự án thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, chủ dự án và các cơ quan chủ quản cần phản ảnh kịp thời để Bộ Tài chính xem xét giải quyết.

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC DỰ ÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG VỐN TÀI TRỢ CỦA PHÁP TÀI KHOÁ 1995 THEO CHẾ ĐỘ NHÀ NƯỚC CẤP PHÁT VỐN

(Kèm theo Thông tư số 02-TC/TCĐN, ngày 14/01/1997 của Bộ Tài chính)

 

TT

Tên dự án

Cơ quan chủ quản

Vốn tài trợ (Triệu FF)

Nguồn tài trợ

1

Bệnh viện Việt Đức gđ III

Bộ Y tế

5

VTKHL

2

Viện Bà mẹ và trẻ sơ sinh Hà Nội

Bộ Y tế

5

VTKHL

3

Bệnh viện Việt Tiệp

UBND Hải Phòng

5

VTKHL

4

Bệnh viện phụ sản

UBND Hải Phòng

5

VTKHL

5

Trung tâm đào tạo cán bộ nước

Bộ Xây dựng

4

VTKHL

6

Đào tạo kinh tế tài chính

Bộ Tài chính

5

VTKHL

7

Quy hoạch GTVT miền Trung

Bộ GTVT

5

VTKHL

8

Đèn tín hiệu giao thông Hà Nội

UBND Hà Nội

15

VTKHL

9

VP tiêu chuẩn hàng không

Cục HKDDVN

10

VTKHL

10

Tin học hoá công chứng

Bộ Tư pháp

1,4

VTKHL

11

Lắp ráp xe tải và máy phát điện

Bộ Quốc phòng

10

TDHH

12

Studio truyền hình HN giai đoạn II

UBND Hà Nội

15

VAYKB

13

TBSX công trình TH Nghệ An

UBND Nghệ An

8

VAYKB

14

Hệ thống cấp nước Lạng Sơn

UBND Lạng Sơn

9,8

VAYKB

15

Hệ thống cấp nước Cao Bằng

UBND Cao Bằng

17

VAYKB

16

Sửa chữa cầu An Dương

UBND Hải Phòng

7,5

VAYKB

17

Sửa chữa cầu Sài Gòn

Bộ GTVT

31

VAYKB

18

Rada quan sát ven biển

Bộ GTVT

40

VAYKB

19

Tàu chữa cháy

Bộ Nội vụ

6

VAYKB

 

VTKHL: Viện trợ không hoàn lại

TDHH: Tín dụng hỗn hợp

VAYKB: Vay Kho bạc

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC DỰ ÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG KHOẢN VAY KHO BẠC PHÁP TÀI KHOÁ 1995 THEO CHẾ ĐỘ NHÀ NƯỚC CHO VAY LẠI VỐN

(Kèm theo Thông tư số 02-TC/TCĐN, ngày 14/01/1997 của Bộ Tài chính)

 

TT

Tên dự án

Cơ quan chủ quản

Vốn tài trợ (triệu FF)

1

Trạm xử lý nước Mỹ Tho

UBND Tiền Giang

23

2

Mở rộng Hệ thống cấp nước Đà Nẵng giai đoạn III

UBND Đà Nẵng

27

3

Phục hồi hệ thống lưới điện Huế giai đoạn II

Bộ Công nghiệp

25

4

Thiết kế kỹ thuật thuỷ điện Bản Mai

Bộ Công nghiệp

36

 

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC DỰ ÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG KHOẢN TÍN DỤNG HỖN HỢP PHÁP
TÀI KHOÁ 1995 THEO CHẾ ĐỘ NHÀ NƯỚC CHO VAY LẠI VỐN

(Kèm theo Thông tư số 02-TC/TCĐN, ngày 14/01/1997 của Bộ Tài chính)

 

TT

Tên dự án

Cơ quan chủ quản

Vốn tài trợ (triệu FF)

1

Quản lý tần số giai đoạn II

Tổng cục Bưu điện

18

2

Nâng cấp trường HKDD

Cục HKDD VN

30

3

Trạm biến thế tỉnh Kiên Giang

Bộ Công nghiệp

6,5

4

Dây chuyền thực nghiệm sx cấu kiện nhẹ có tính lắp lẫn cao

Bộ Xây dựng

2

5

Trang thiết bị sàng rửa than anthracite

Bộ Công nghiệp

7

6

Rađa khí tượng sân bay Nội Bài

Cục HKDD VN

6,5

7

Hỗ trợ kỹ thuật và thiết bị sân bay Nội Bài

Cục HKDD VN

24,3

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
----------
No. 2/TC-TCDN
Hanoi, January 14,, 1997
 
CIRCULAR
PROVIDING GUIDANCE FOR THE MANAGEMENT AND USE OF THE FINANCIAL ASSISTANCE OF THE FRENCH GOVERNMENT IN 1995
Pursuant to Decree No.58-CP of August 30, 1993 of the Government issuing the Regulation on Management and Repayment of Foreign Debts;
Proceeding from Circular No.18-TC/TCDN of March 5, 1994 of the Ministry of Finance providing guidance for the management and use of foreign loans of the Government;
Proceeding from Circular No.42-CP of July 16, 1996 of the Government issuing the Regulation on Management of Investment and Construction;
Proceeding from Note No.1513-QHQT of April 4, 1996, of the Government on the financial regime for projects using financial assistance of the French Government in 1995;
The Ministry of Finance provides the following guidance for the management and use of the financial assistance provided for in the 1995 Financial Protocol signed on November 30, 1995, between the Government of the French Republic and the Government of the Socialist Republic of Vietnam:
I. GENERAL PROVISIONS
1. The financial assistance of the French Government under the 1995 Protocol to the Government of Vietnam (including a grant, a loan from the French Treasury and a loan of combined credits) is a revenue to the State Budget to be accounted for in the State Budget and managed under the current State regime for financial management. The Ministry of Finance has the responsibility to incorporate these loans into the State Budget and repay them to France when they are due (both principal and interest).
2. Given the objectives and characteristics of the use of each capital loan as well as the ability of each project to repay the loans and based on the binding conditions laid down by the French side and the annual ratification of the Vietnamese Government, the projects which are to use the financial assistance under the 1995 Protocol are categorized as follows:
- Projects financed by the State Budget;
- Projects with on-lending from the loans from the French Treasury and the combined credits on conditions of the Vietnamese Government.
3. The Ministry of Finance assumes direct mana-gement over the allocation of capital and the on-lending to finance the corresponding projects through the General Department of Investment and Development.
4. The project owners are allowed to use the financial assistance (including grant and loans) and are responsible for making the annual plan for capital drawing and domestic counterpart funding for each project and submit it to the Ministry of Finance (the Department of International Finance and the General Department of Investment and Development) and the Ministry of Planning and Investment for coordinating, guiding and monitoring the implementation.
5. With regard to the projects which draw capital from grant sources, the project owners are responsible for strictly using the capital as purported and in accordance with the conditions committed in the Commercial Contracts.
With regard to the projects which draw capital from on-lent loans, the project owners are responsible for using and repaying the capital strictly in accordance with the pledges specified in the Credit Contracts (for on-lending) signed with the Ministry of Finance and the provisions on management and use of foreign loans taken by the Government in compliance with the legal documents cited above.
II. DETAILED PROVISIONS
1. Procedure and formalities for drawing borrowed capital and granted aid:
a) The designing, evaluation and approval of feasibility studies must be conducted in accordance with the provisions specified in the Regulation on Management of Investment and Construction issued together with Decree No.42-CP of July 16, 1996, of the Government.
b) On the basis of the projects which have been evaluated and approved by the authorized bodies, the project owners shall quickly carry out the bidding procedures and sign Commercial Contracts with French companies to purchase supplies and services. The commercial contracts must be signed prior to December 31, 1997. After that, the project owners shall complete the formalities for the approval of the Commercial Contracts in compliance with Decision No 91-TTg of November 13, 1992 of the Prime Minister and the guidance of the Ministry of Finance.
c) The documents related to the approval of the feasibility studies, the dossiers of the feasibility studies, the signed Commercial Contracts and the approval documents of the Commercial Contracts shall be sent to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance (the Department of International Finance and the General Department of Investment and Development) for subsequent filling of formalities with the French side.
d) On the basis of the proposals for drawing aid capital for implementation of the Commercial Contracts of the project owners and the announcements of the Vietnamese Government’s ratification of the Commercial Contracts of the Vietnamese Government sent by the Ministry of Planning and Investment to the Commercial Counselor at the French Embassy in Hanoi, the Ministry of Finance shall mandate the Vietnam Bank for Investment and Development to undertake the procedures to draw capital for the projects listed as entitled to use the French financial assistance.
e) On the basis of the note of the Ministry of Finance on mandating the drawing of capital and the copy of the Credit Contracts signed between the Project Owners and the General Department of Investment and Development, the Vietnam Bank for Investment and Development shall sign and seal the original Commercial Contracts to be sent to the French side to be used as payment receipts for the French suppliers, and complete the remaining procedures on foreign relations as specified in the Agreements on Credit.
f) In case the implementation of a project cannot be done or is delayed due to the incompleteness of the procedure dossiers, the project owner shall have to report promptly to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance if he wants to withdraw or change the project, whatever the reason.
2. Implementation of the provision of loans and on-lent loans:
a) For projects which draw capital from the State Budget:
The Ministry of Finance shall through its General Department of Investment and Development carry out the provision of capital for the projects in accordance with the current regime for the allocation and management of capital from the State Budget for capital construction.
As for the projects which draw capital from the grant of the French Treasury, a certificate of aid reception shall be made when the capital is put to use. The project owners, upon receiving notice of aid reception, shall have to come to the Ministry of Finance to making procedures for certification. In case the foreign party orders the supply from sources within the country, the project owners shall process this certificate within 30 days at the latest after receiving the supplies. The dossiers needed for a certification of aid include:
+ The document approving the program or project issued by the authorized agencies.
+ The Treaty or agreement officially signed with the foreign the on-going project.
+ The document of approval of the Commercial Contract.
+ The Bill of Lading or Airway Bill.
+ The Packing List.
+ The Invoice.
+ The Insurance Certificate.
The bills recording revenues and expenditures through the State Budget include:
+ The document to verify the aid reception issued by the Ministry of Finance; or
+ The debt notice issued by the French Development Fund on behalf of the French Treasury and the payment bills for French suppliers (including the bills for payment for technical services) issued by the French commercial representative; or
+ The debt notice issued by the French Bank.
b) For projects which draw capital from on-lent loans:
Upon the approval by authorized agencies of the Commercial Contracts signed by the project owner (or a unit mandated by the project owner to handle the import of the supplies) and a French company, the project owner has to sign a Credit Contract with the Ministry of Finance (the General Department of Investment and Development) on taking the on-lent loans from the aid capital in the State Budget. The Credit Contract will serve as a basis for the project owner to officially recognize his/her debt to the State Budget and his/her obligations as specified in the commitments in this contract.
The conditions for on-lending to the project which draw capital from the finance provided by the French Treasury:
- Terms of the on-lending: 15 years, with a grace period of 4 years.
- Interest rate: 2.5%/year
- Currency: French franc
The conditions on on-lending to the projects which draw capital from the combined credits:
+ The financial source from the French Treasury (32.96% of the total loaned capital for the project):
- Terms of the on-lending: 15 years, with a grace period of 4 years.
- Interest rate: 0%/year (a reduction of 1% compared with the interest on loans from the French Treasury).
- Currency: French franc.
+ The credit from private sources (67.04% of the total loaned capital for the project):
- Terms of on-lending: 10 years without a grace period.
- Interest rate: a reduction of 1% compared with the actual interest rates of the French banks.
- Currency: French franc.
The fees: The project owners are subject to the following fees:
Foreign Fees:
For the projects which draw capital from combined credit sources (including loans from the French Treasury and credits from private sources), the project owners are subject to the following fees:
+ Commitment fee: 0.5%/year of the total of undrawn capital from private credit sources.
+ Service fee for French banks: 0.8% of the total capital to be drawn from private credit sources, to be paid at a time.
+ Credit insurance fee for COFACE: to be paid as announced by the French side and calculated on the total amount of capital from private credit sources.
+ The other fees charged by foreign banks in the course of capital drawing (if any).
Domestic Fees:
All projects which draw capital loans from the State Budget are subject to a fee of 0.3%/year of the total balance of debt, to cover the management fee charged by the General Department of Investment and Development and the foreign transaction fee charged by the Vietnam Bank for Investment and Development.
The General Department of Investment and Development shall directly collect:
+ The domestic fees of 0.3%/year from the project owners according to the scheduled payment of the principal and interest. The fee for foreign transaction shall be collected by the Vietnam Bank for Investment and Development in accordance with the Table of Fee Rates of the Bank on each transaction from the General Department of Investment and Development which shall make the payment out of the said 3% fee.
+ The foreign fees which include the commitment and service fees from the project owners upon receiving the notification from the Bank for Investment and Development so as to give the State Budget a source for repayment to the French side when the loans are due. As for the insurance fee, it shall be given added finance by the French side and added up to the total loan extended to the project owners who shall recognize their debts to the General Department of Investment and Development.
In case a project which is to draw capital from the State Budget, the said foreign fees and fees for foreign transaction shall be covered by the State Budget. The Bank for Investment and Development is responsible for notifying in time the Ministry of Finance (the Department of International Finance and the General Department of Investment and Development) of the fees to be paid.
The General Department of Investment and Development shall notify the schedules for repayment to the State Budget to the project owners. The project owners are responsible for repaying the principal and interest and the fees when they are due according to the said notifications. Project owners are encouraged to repay their debts before due time to the State Budget.
If a project owner fails to repay in due time his debt to the Ministry of Finance for any reasons, he/she shall be subject to the interest rate levied on overdue debts as set by the French side in the Application Agreement (2.5%/year for loans from the French Treasury; and PIBOR+2.5%/year for the credits from private sources).
3. Other provisions:
a) The Ministry of Finance mandates the Vietnam Bank for Investment and Development to carry out the payment services to the French side. Immediately after the drawing of the capital, the Vietnam Bank for Investment and Development shall have to send to the Ministry of Finance an account of capital drawing to be processed for Budget accounting.
b) All the goods, equipment and services which the projects import on French ODA sources provided for under the 1995 Protocol for their own service shall be exempted from import taxes in accordance with guiding Note No 2842-TC/TCT of August 15, 1996 of the Ministry of Finance.
c) Upon closing a project, the project it to the agency in charge of the project and the Ministry of Finance. The procedure and requirement for the making of the statement of accounts, its content and its appraisal shall have to comply with the current guidance of the Ministry of Finance.
III. IMPLEMENTATION:
The agencies in charge of the projects are responsible for guiding the project owners to implement strictly the provisions of this Circular. In the course of the implementation, any problems that arise must be reported in time by the project owners and the agencies in charge to the Ministry of Finance for consideration and settlement.
 

 
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 02-TC/TCDN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất