Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn

thuộc tính Quyết định 67/1999/QĐ-TTg

Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:67/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:30/03/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 67/1999/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 67/1999/QĐ-TTG

NGÀY 30 THÁNG 3 NĂM 1999 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997-QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997; Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997-QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn với nội dung sau:
I. NGUỒN VỐN
1. Nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao gồm:
- Vốn của Ngân hàng huy động;
- Vốn ngân sách Nhà nước;
- Vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài;
Nguồn vốn được bổ sung hàng năm và giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sử dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó dành phần vốn hợp lý cho hộ nghèo vay qua Ngân hàng phục vụ người nghèo.
2. Nguồn vốn huy động cho phát triển nông nghiệp và nông thôn chủ yếu bằng các hình thức sau đây:
- Đẩy mạnh việc huy động tiền tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng thương mại ... kể cả bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và bằng vàng khi cần thiết;
- Từng bước đa dạng hóa việc huy động vốn trung hạn, dài hạn để bảo đảm cho các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn trong từng thời kỳ. Trước mắt để phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chính phủ, các Ngân hàng thương mại có thể phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động bình thường tại cùng thời điểm, mức lãi suất cao hơn tối đa là 1%/năm.
- Các Ngân hàng thương mại khi huy động vốn trung hạn, dài hạn bằng vàng phải có đề án trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chuyển đổi số vàng huy động được thành đồng Việt Nam.
- Tranh thủ huy động các nguồn vốn từ nước ngoài kể cả vốn ODA và vốn vay thương mại. Khẩn trương giải ngân hai dự án tài chính nông thôn và tín dụng nông thôn giai đoạn I, tạo điều kiện triển khai tiếp việc vay vốn giai đoạn II khoảng 150 triệu Đôla Mỹ đến 180 triệu Đôla Mỹ;
- Ngoài các nguồn vốn do các Ngân hàng huy động, hàng năm Nhà nước dành một phần vốn từ ngân sách chuyển sang các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện các chương trình kinh tế theo chính sách của Nhà nước.
II. VỀ CHÍNH SÁCH CƠ CHẾ TÍN DỤNG
1. Đối với loại tín dụng thông thường
a) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác huy động và cân đối đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng tín dụng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm:
- Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi như: vật tư, phân bón, cây giống, con giống, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc phòng, chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi...; chi phí nuôi trồng thủy sản (nước ngọt nước lợ) như: cải tạo ruộng nuôi, lồng nuôi, con giống, thức ăn, thuốc phòng, chữa bệnh...; đánh bắt hải sản như: đầu tư đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ, xăng dầu, nước đá...; chi phí sản xuất muối; chi phí bơm tưới, tiêu nước; làm thủy lợi nội đồng.
- Tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản và muối;
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn;
- Mua sắm công cụ, máy móc, thiết bị phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn như: máy cày, máy bừa, máy bơm nước, máy gặt, máy tuốt lúa, máy xay xát, máy sấy, thiết bị chế biến, bình bơm thuốc trừ sâu...; mua sắm phương tiện vận chuyển hàng hóa trong nông nghiệp; xây dựng chuồng trại, nhà kho, sân phơi, các phương tiện bảo quản sau thu hoạch;
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, đường giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.
b) Cơ chế bảo đảm tiền vay
-
Đối với hộ gia đình, ngân hàng cho vay đến 10 triệu đồng, người vay không phải thế chấp tài sản chỉ nộp kèm đơn xin vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với các hộ làm kinh tế hàng hóa, kinh tế trang trại, ngân hàng cho vay trên 10 triệu đồng người vay phải thực hiện các quy định bảo đảm tiền vay của ngân hàng.
- Đối với hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, tùy từng trường hợp cụ thể các tổ chức tín dụng áp dụng một trong các hình thức sau:
+ Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của ngân hàng.
+ Được lấy tài sản của các thành viên Ban Quản lý làm bảo đảm tiền vay;
+ Được lấy tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay nhưng mức cho vay tối đa bằng vốn tự có của hợp tác xã.
- Đối với doanh nghiệp
+ Các doanh nghiệp Nhà nước, được Nhà nước giao nhiệm vụ làm đầu mối thu mua để xuất khẩu gạo; nhập khẩu phân bón, được dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay; đối với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm khác thì thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của ngân hàng.
+ Các doanh nghiệp khác, vay vốn ngân hàng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của ngân hàng..
2. Cho vay ưu đãi lãi suất, thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
3. Đối với loại tín dụng thực hiện theo chính sách của Nhà nước như:
- Cho vay các hộ nghèo;
- Cho vay khắc phục hậu qủa bão lụt, thiên tai;
- Cho vay đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ;
- Cho vay các chương trình khác trong phạm vi nhất định thuộc các vùng khó khăn, ngành nghề khó khăn.
Các loại cho vay thực hiện theo chính sách của Nhà nước, người vay không phải thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay; trong trường hợp có rủi ro, ngân hàng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết cụ thể.
III. VỀ THỜI HẠN CHO VAY
Ngân hàng cho vay theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, thời gian luân chuyển vật tư hàng hóa và khấu hao tài sản, máy móc, thiết bị.
Thời hạn cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng;
Thời hạn cho vay trung hạn, trên 12 tháng đến 5 năm;
Thời hạn cho vay dài hạn trên 5 năm;
IV. VỀ MẠNG LƯỚI PHỤC VỤ VÀ GIAO DỊCH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam căn cứ khối lượng tín dụng và khả năng tài chính, từng bước mở rộng mạng lưới (cơ sở giao dịch, trang bị phương tiện làm việc) để thực hiện giải ngân tại chỗ, đáp ứng yêu cầu phục vụ, thuận tiện cho người vay; đồng thời có thể ủy thác cho các Qũy tín dụng nhân dân, Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn làm đại lý một số nghiệp vụ cụ thể về tín dụng.
- Khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia cho vay vốn để phát triển nông nghiệp và nông thôn. Các tổ chức tín dụng khác khi tham gia cho vay vốn phát triển nông nghiệp và nông thôn được thực hiện quy định của Quyết định này.
- Các tổ chức tín dụng cần cải tiến quy trình cho vay, thủ tục đơn giản;
V. XỬ LÝ RỦI RO:
Vốn cho vay phát triển nông nghiệp và nông thông trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như: bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh, Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và ngân hàng cho vay (xóa, miễn, khoanh, giãn nợ tùy theo mức độ thiệt hại).
Việc xử lý khi xảy ra thiệt hại đối với từng trường hợp cụ thể, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 67/1999/QD-TTg
Hanoi, March 30, 1999
 
DECISION
ON A NUMBER OF BANKING CREDIT POLICIES IN SERVICE OF AGRICULTURAL AND RURAL DEVELOPMENT
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Vietnam State Bank Law No.01/1997-QH10 of December 12, 1997 and Credit Institution Law No.02/1997-QH10 of December 12, 1997;
At the proposal of the Governor of the Vietnam State Bank,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate a number of banking credit policies in service of agricultural and rural development with the following contents:
I. CAPITAL SOURCES
1. The sources of capital for agricultural and rural development include:
- Capital mobilized by banks;
- The State budget capital;
- The capital borrowed from international and foreign financial institutions.
The capital sources shall be supplemented annually and assigned to the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development for use in service of agricultural and rural development, of which a reasonable portion shall be reserved as loans to the poor households through the Bank for the Poor.
2. The sources of capital for agricultural and rural development shall be mobilized by the following modes:
- Stepping up the mobilization of demand and time savings, the issuance of debentures, commercial bank bonds... in Vietnam dong, foreign currencies and even gold when necessary;
- Step and step diversifying the mobilization of medium-term and long-term capital for agricultural and rural development programs in each period. In the immediate future, in order to service the Government’s agricultural and rural development programs, the commercial banks may issue bonds with interest rates higher than the ordinary mobilization rate at the same time, which, however, must not exceed 1%/ year;
- The commercial banks, when mobilizing medium-term and long- term capital in gold, shall have to submit their plans thereon to the State Bank for approval; the State Bank shall have to convert the volume of mobilized gold into Vietnam dong;
- Trying to mobilize capital sources from overseas, including ODA capital and commercial loan capital. Quickly disbursing capital from two rural financial and credit projects, stage I, thus creating conditions for the stage II capital borrowing of about USD150 million to 180 million;
- In addition to the sources of capital mobilized by banks, the State shall annually transfer part of the budget capital to credit institutions to be used as loans for the implementation of economic programs in accordance with the State’s policies.
II. REGARDING THE CREDIT MECHANISM POLICY
1. For ordinary credits
a) The Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development and other credit institutions shall mobilize enough capital to meet the requirement of increasing the credit volume for agricultural and rural development demand, including:
- The production costs of cultivation and husbandry such as supplies, fertilizers, plant varieties, animal breeds, insecticides, weedkillers, preventive and curative drugs, animal feeds...; the cost of aquaculture (fresh water and brackish water) such as the renovation of rearing fields and cages, breeds, feeds, preventive and curative drugs...; marine product fishing such as building and repairing ships and boats, procurement of fishing nets, petrol and oil, ice...; the cost of salt production; the costs of irrigation and drainage; building of interfield irrigation cannals.
- The consumption, processing and export of farm produce, forest, marine and aquatic products as well as salt;
- Developing rural industry, handicrafts, trades and services;
- The procurement of instruments, machinery and equipment in service of agricultural and rural development such as mechanical ploughs, mechanical harrows; mechanical pumps, harvesters; paddy threaders; rice huskers and millers, drying machines, processing equipment; insectiside sprayers...; the procurement of farm transport means; the construction of animal stables and farms, warehouses, drying yards, post-harvest preserving facilities;
- Developing rural infrastructure such as power supply networks, rural traffic roads, clean water supply, environmental hygiene.
b) Loan security mechanism
- For a household which is lent up to 10 million VN dong by a bank, the borrower shall not have to mortgage property but only have to file a loan application enclosed with the land use right certificate.
For a household doing commodity economy or farm economy, which is lent over 10 million VN dong, the borrower shall have to comply with the bank’s regulations on loan security.
- For production and/or business cooperatives, the credit institutions shall, depending on each specific case, apply one of the following forms:
+ Making loan security according to the bank’s regulations;
+ Using property of Management Board members as loan security;
+ Using the property created from the borrowed capital as loan security but the maximum lending amount is equal to the cooperative’s own capital.
- For enterprises
+ The State enterprises tasked by the State to act as main purchasers of rice for export and main fertilizer importers may use the property formulated from the borrowed capital as security for loans; for enterprises dealing in other products, the loan security shall comply with the bank’s regulations.
+ Other enterprises, when borrowing capital from banks, shall have to comply with the banks’ regulations on loan security.
2. Loans with preferential interest rates shall comply with the Prime Minister’s separate decision and the Law on Domestic Investment Promotion.
3. For kinds of credits lent under the State’s policies, such as:
- Loans to the poor households;
- Loans for overcoming consequences of storms, floods and other natural calamities;
- Loans for building or modifying fishing ships and offshore fishing services ships;
- Loans to other programs within certain scope in difficult areas and/or production/business lines and trades meeting with difficulties.
For loans provided under the State’s policies, the borrowers shall not have to comply with the regulations on loan security; in case of risk, the concerned bank shall report it to the Prime Minister for consideration and specific solution.
III. REGARDING LENDING TERMS
Banks shall provide loans according to the growth cycles of cultivated plants, reared animals, the time for circulation of supplies and goods and the depreciation of assets, machinery and equipment.
The short-term loan duration shall be 12 months at most;
The medium-term loan duration shall range from 12 months to 5 years;
The long-term loan duration shall be over 5 years.
IV. REGARDING THE SERVICE AND TRANSACTION NETWORKS OF BANKS
- The Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development shall base itself on the credit volumes and financial capability to step by step expand its network (transaction establishments, working facilities) to effect the on-spot disbursement of capital, thus creating convenience for borrowers and meeting the service requirements; or it may entrust people’s credit funds and/or rural joint-stock commercial banks to act as agents performing some specific credit operations.
- Credit institutions are encouraged to participate in lending capital for agricultural and rural development. Other credit institutions, when participating in lending capital for agricultural and rural development, shall comply with this Decision.
- Credit institutions should improve the lending process with simple procedures.
V. HANDLING RISKS
In case of loss caused to loans lent for agricultural and rural development due to force majeure causes such as storms, floods, droughts, epidemics, the State shall work out policies to handle losses for the borrowers and the lending banks (debt cancellation, freezing or extension, depending on the extent of losses).
In handling the loss of each specific case, the Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the State Bank of Vietnam and the concerned local administration in examining the case and propose handling measures to the Prime Minister for Decision.
Article 2.- The State Bank of Vietnam and the Finance Ministry shall have to guide the execution of this decision.
Article 3.- This decision takes effect 15 days after its signing.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 67/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất