Quyết định 337-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về một số biện pháp quản lý ngoại tệ trong thời gian trước mắt

thuộc tính Quyết định 337-HĐBT

Quyết định 337-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về một số biện pháp quản lý ngoại tệ trong thời gian trước mắt
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:337-HĐBT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:25/10/1991
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 337-HĐBT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYếT địNH

CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 337-HĐBT NGàY 25-10-1991

Về MộT Số BIệN PHáP QUảN Lý NGOạI Tệ

TRONG THờI GIAN TRướC MắT

 

HộI đồNG Bộ TRưởNG

 

Để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu những vật tư, hàng hoá thiết yếu và chi trả dịch vụ của những tháng cuối năm 1991, đồng thời từng bước thiết lập trật tự trong quản lý ngoại hối theo hướng thực hiện Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước.

 

QUYếT địNH:

 

Điều 1.

Mọi nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hoá và làm dịch vụ với nước ngoài, bán hàng và làm dịch vụ thu ngoại tệ ở trong nước, và các khoản thu khác của các tổ chức và đơn vị kể cả các nguồn thu của Bộ Tài chính, đều phải gửi vào tài khoản của mình tại Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Ngoại tệ gửi vào ngân hàng được hưởng lãi bằng ngoại tệ. Ngoại tệ của các tổ chức và đơn vị gửi tại Ngân hàng được sử dụng để:

- Chi trả tiền hàng nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại và Du lịch, trả dịch vụ cho nước ngoài, trả nợ vay ngân hàng và vay của nước ngoài, góp vốn vào xí nghiệp liên doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và chi trả các khoản khác ra nước ngoài theo quy định.

- Bán cho các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ hoặc bán tại trung tâm giao dịch ngoại tệ.

- Những tổ chức và đơn vị đã bán ngoại tệ cho ngân hàng, khi có nhu cầu ngoại tệ theo quy định trên, ngân hàng có trách nhiệm bán ngoại tệ cho tổ chức và đơn vị. Trường hợp đơn vị có yêu cầu chi lớn hơn số đã bán cho ngân hàng sẽ được ngân hàng xem xét đáp ứng trong khả năng ngoại tệ ngân hàng điều hoà được, hoặc ngân hàng mua hộ cho đơn vị tại các trung tâm giao dịch ngoại tệ.

Các đơn vị (trừ các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ) không được cho vay, thanh toán, mua bán, chuyển nhượng với nhau bằng ngoại tệ.

 

Điều 2.

Ngân hàng Nhà nước thống nhất quản lý việc mua bán ngoại tệ trong cả nước, qua các Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ và các trung tâm giao dịch ngoại tệ.

 

Điều 3.

Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố, trên cơ sở tỷ giá mua bán tại các trung tâm giao dịch ngoại tệ.

Điều 4.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Du lịch lập cân đối thu chi ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu và chi trả nợ Nhà nước 3 tháng cuối năm 1991 (kể cả phần gối đầu kế hoạch 1992), và đề xuất các phương án xử lý trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét quyết định.

Bộ Thương mại và Du lịch kiểm tra chặt chẽ việc cấp giấy phép nhập khẩu để làm cơ sở cho việc mua bán ngoại tệ.

 

Điều 5.

Ngân hàng Nhà nước phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng ngoại tệ của các đơn vị, đồng thời tổ chức tốt các trung tâm giao dịch ngoại tệ và các quầy thu đổi ngoại tệ để phục vụ việc mua bán ngoại tệ một cách thuận lợi.

 

Điều 6.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Thương mại và Du lịch, Bộ Tài chính, xây dựng ngay các cơ chế: kế hoạch hoá xuất nhập khẩu, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý tài chính đối ngoại, ban hành đồng bộ với quy chế quản lý ngoại hối để thực hiện vào đầu năm 1992.

 

Điều 7.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 

Điều 8.

Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe