Quyết định 28/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài

thuộc tính Quyết định 28/1999/QĐ-TTg

Quyết định 28/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:28/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Mạnh Cầm
Ngày ban hành:23/02/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 28/1999/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 28/1999/QĐ-TTG
NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20 tháng 8 năm 1998;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (gọi tắt là PCPNN).

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 80/CT ngày 28 tháng 3 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định này.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC
PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/1999/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 02 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (sau đây gọi tắt là PCPNN) đề cập trong Quy chế này được hiểu là viện trợ không hoàn lại và trợ giúp không vì mục đích lợi nhuận của các tổ chức nước ngoài, kể cả của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hỗ trợ cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể Việt Nam, bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:

- Viện trợ thông qua các chương trình, dự án.

- Viện trợ phi dự án dưới dạng tiền, hiện vật (hàng hóa, vật tư, thiết bị ...) cho các mục đích nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp, hợp tác khoa học, đào tạo.

 

Điều 2. Viện trợ của các tổ chức PCPNN là một nguồn của ngân sách nhà nước và được sử dụng cho các mục tiêu, các lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ và phù hợp với quy định của tổ chức PCPNN.

 

CHƯƠNG II
VẬN ĐỘNG, ĐÀM PHÁN, PHÊ DUYỆT VÀ KÝ KẾT

 

Điều 3. Công tác vận động viện trợ của các tổ chức PCPNN được tiến hành thường xuyên, theo định hướng và có tổ chức:

1. Việc vận động viện trợ cho các chương trình, dự án phát triển phải phù hợp với quy hoạch, mục tiêu thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Việc vận động viện trợ nhân đạo phải căn cứ vào tình hình xã hội và nhu cầu thực tế của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể, ... trong từng năm hoặc từng thời kỳ.

3. Việc vận động viện trợ khẩn cấp phải căn cứ vào mức độ thiệt hại cụ thể về người, tài sản, công trình... đối với từng vùng, địa phương bị thiên tai hoặc tai họa khác. Bộ Ngoại giao cùng với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức độ kêu gọi viện trợ khẩn cấp với các tổ chức PCPNN.

 

Điều 4. Cơ sở để đàm phán và ký kết thỏa thuận viện trợ với các tổ chức PCPNN.

1. Đối với các khoản viện trợ cho các chương trình dự án phải có văn kiện chương trình, dự án trong đó nêu rõ mục tiêu, các kết quả cần đạt được, nội dung các hoạt động cần thực hiện và nguồn đầu vào cần thiết (kinh phí, vốn đối ứng, trang thiết bị, vật tư...) để thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án. Nếu thời gian thực hiện trên 1 năm thì phải xây dựng kế hoạch hoạt động và dự kiến nguồn kinh phí cần thiết cho từng năm, cũng như xác định rõ nguồn kinh phí mà tổ chức PCPNN đã có sẵn và phần kinh phí cần huy động trong những năm tiếp theo.

2. Đối với các khoản viện trợ nhân đạo, viện trợ khẩn cấp phải nêu rõ nội dung viện trợ, đối tượng nhận viện trợ, danh mục cụ thể các hàng viện trợ và ước tính tổng trị giá nếu là viện trợ dưới dạng hiện vật hoặc xác định rõ tổng giá trị viện trợ dưới dạng tiền mặt.

3. Khi xuất hiện các điều khoản nêu trong bản thỏa thuận viện trợ với các tổ chức PCPNN không phù hợp với luật pháp Việt Nam, cơ quan chủ trì đàm phán phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việc ký kết các thỏa thuận viện trợ với các tổ chức PCPNN phải thực hiện theo các quy định hiện hành về ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế và căn cứ vào sự phê duyệt các chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

 

Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN quy định như sau:

1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

a) Các chương trình, dự án do các tổ chức PCPNN viện trợ có giá trị từ 500.000 đôla Mỹ trở lên.

b) Các dự án và khoản viện trợ có liên quan đến thể chế, chính sách, luật pháp, văn hóa, thông tin, tôn giáo, quốc phòng, an ninh.

c) Các khoản viện trợ phi dự án có giá trị từ 200.000 đôla Mỹ trở lên hoặc có những mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu (ô-tô, xe máy, hàng hóa và thiết bị đã qua sử dụng, một số loại tân dược...).

d) Mọi khoản viện trợ khẩn cấp.

2. Bộ trưởng và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức đoàn thể phê duyệt:

a) Các chương trình, dự án do các tổ chức PCPNN viện trợ có giá trị dưới 500.000 đôla Mỹ. Trước khi phê duyệt cần có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Các khoản viện trợ phi dự án có giá trị dưới 200.000 đôla Mỹ. Trước khi phê duyệt cần có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong trường hợp các cơ quan liên quan còn có ý kiến khác nhau thì cấp phê duyệt báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Sau khi được phê duyệt, toàn bộ hồ sơ của các khoản viện trợ nêu trên phải được gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để theo dõi, quản lý và đánh giá việc thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

 

CHƯƠNG III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC PCPNN

 

Điều 6. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước mọi nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN từ vận động đến đàm phán và ký kết thỏa thuận viện trợ với các tổ chức PCPNN, từ theo dõi giám sát quá trình thực hiện đến đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN.

Việc quản lý viện trợ của các tổ chức PCPNN do các cơ quan chức năng của Chính phủ thực hiện được quy định ở các Điều dưới đây.

 

Điều 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối và quản lý các chương trình, dự án do các tổ chức PCPNN tài trợ và tổng hợp chung tình hình viện trợ của các tổ chức PCPNN để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các nhiệm vụ:

1. Chịu trách nhiệm cùng các cơ quan liên quan hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể xây dựng các chương trình, dự án để tổ chức vận động tài trợ của các tổ chức PCPNN.

2. Chịu trách nhiệm thẩm định các chương trình, dự án và tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định như quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy chế này.

3. Tham gia ý kiến với Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đối với các khoản viện trợ phi dự án có giá trị từ 200.000 đôla Mỹ trở lên hoặc có những mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu.

4. Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm cho các chương trình, dự án đã cam kết với các tổ chức PCPNN theo quy định của Luật Ngân sách.

5. Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức việc theo dõi, kiểm tra tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiện; tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN; xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền.

 

Điều 8. Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý tài chính, điều phối, quản lý đối với mọi khoản viện trợ phi dự án của các tổ chức PCPNN. Bộ Tài chính có các nhiệm vụ:

1. Chịu trách nhiệm và phối hợp cùng các cơ quan liên quan xây dựng chế độ quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN theo thẩm quyền và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các vấn đề vượt thẩm quyền.

2. Bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm như nêu tại khoản 4 Điều 7 của Quy chế này.

3. Tham gia công tác theo dõi, kiểm tra tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiện các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN.

4. Chịu trách nhiệm tổng hợp các khoản viện trợ phi dự án và tổng hợp quyết toán tài chính của mọi khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN; tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung tình hình viện trợ của các tổ chức PCPNN để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5. Tham gia thẩm định các chương trình, dự án có giá trị từ 500.000 đôla Mỹ trở lên do các tổ chức PCPNN tài trợ.

6. Tổng hợp ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với các khoản viện trợ phi dự án có giá trị từ 200.000 đôla Mỹ trở lên hoặc có những mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu.

7. Đề xuất phương án quản lý việc tiếp nhận, phân phối các khoản viện trợ khẩn cấp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

8. Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê ban hành biểu mẫu báo cáo về các khoản viện trợ phi dự án.

 

Điều 9. Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ:

1. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác vận động và tranh thủ viện trợ của các tổ chức PCPNN.

2. Phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam trong công tác kêu gọi viện trợ khẩn cấp với các tổ chức PCPNN như quy định tại khoản 3 Điều 3 của Quy chế này.

 

Điều 10. Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:

1. Giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.

2. Tham gia công tác thẩm định và đề xuất kiến nghị về chính sách, cơ chế... đối với các chương trình, dự án; tham gia ý kiến đối với các khoản viện trợ phi dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ do các tổ chức PCPNN tài trợ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 11. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong công tác quan hệ và vận động viện trợ đối với các tổ chức PCPNN. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có các nhiệm vụ:

1. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức vận động viện trợ của các tổ chức PCPNN trên cơ sở các lĩnh vực, định hướng ưu tiên và chính sách đối ngoại chung.

2. Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra hoạt động của các văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức PCPNN thực hiện theo Quyết định số 340/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.

3. Tham gia thẩm định các chương trình, dự án có giá trị từ 500.000 đôla Mỹ trở lên.

4. Tham gia ý kiến với Bộ Tài chính đối với các khoản viện trợ phi dự án có giá trị trên 200.000 USD trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

5. Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình vận động viện trợ của các tổ chức PCPNN 6 tháng và 1 năm để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Phối hợp với Bộ Ngoại giao kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về chủ trương vận động viện trợ khẩn cấp.

 

Điều 12. Bộ Công an có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ việc thực hiện các quy định về bảo vệ an ninh cho các cơ quan tổ chức Việt Nam trong tiếp xúc, làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

 

Điều 13. Ban Tôn giáo của Chính phủ có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan tổ chức Việt Nam việc thực hiện đường lối, chính sách tôn giáo của Nhà nước trong quan hệ với các tổ chức PCPNN thuộc tôn giáo.

 

Điều 14. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan Trung ương của các đoàn thể có nhiệm vụ:

1. Xác định cơ quan, đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm điều phối, tiếp nhận và quản lý viện trợ của các tổ chức PCPNN.

2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc vận động, tranh thủ viện trợ của các tổ chức PCPNN trên cơ sở các lĩnh vực, định hướng ưu tiên của mình và chính sách đối ngoại chung của Nhà nước.

3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị nội dung các chương trình, dự án, các đề xuất viện trợ nhân đạo, viện trợ khẩn cấp gửi các cơ quan quản lý Nhà nước nêu tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, và Điều 11 của Quy chế này để làm cơ sở vận động viện trợ của các tổ chức PCPNN.

4. Phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, cơ quan thường trực về công tác PCPNN của ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ để liên hệ với các tổ chức PCPNN.

5. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức đoàn thể phê duyệt các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN theo thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy chế này. Quyết định phê duyệt được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký.

6. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức PCPNN theo đúng các quy định hiện hành, thực hiện đúng cam kết với các tổ chức PCPNN. Kịp thời phát hiện những sai phạm liên quan đến tôn giáo, an ninh, dân tộc... trong quá trình triển khai công tác tiếp nhận viện trợ của các tổ chức PCPNN để nhắc nhở, yêu cầu làm đúng và báo cáo với các cơ quan liên quan nêu tại các Điều 8 đến Điều 13 của Quy chế này.

Tổng hợp các báo cáo định kỳ, kết thúc và đột xuất (nếu có) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan liên quan về kết quả thực hiện viện trợ của các tổ chức PCPNN của cơ quan hoặc địa phương mình.

 

Điều 15. Thành lập Nhóm công tác theo dõi viện trợ của các tổ chức PCPNN gồm đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để xử lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức PCPNN. Nhóm công tác do một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và quyết định Quy chế làm việc của Nhóm.

 

CHƯƠNG IV
THỰC HIỆN CÁC KHOẢN VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC PCPNN

 

Điều 16. Vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải nhập khẩu từ nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức PCPNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt được miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo các Luật thuế hiện hành.

 

Điều 17. Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN:

1. Đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị chương trình, dự án có trách nhiệm soạn thảo văn kiện chương trình, dự án để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

2. Làm rõ nội dung các khoản viện trợ nhân đạo, viện trợ khẩn cấp để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiếp nhận, sử dụng.

3. Cùng các cơ quan liên quan phối hợp với phía tổ chức PCPNN để tiến hành các công việc chuẩn bị và hỗ trợ cần thiết.

4. Thực hiện các khoản viện trợ như đã thỏa thuận, cam kết với các tổ chức PCPNN và phù hợp với các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý tài chính, tiền tệ, xây dựng cơ bản, đấu thầu mua sắm và thực hiện đúng hướng dẫn của cơ quan cấp trên nêu tại khoản 6 Điều 14 của Quy chế này.

5. Chuẩn bị báo cáo định kỳ, kết thúc và đột xuất (nếu có) về tình hình tiếp nhận, thực hiện và tài chính các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN của đơn vị mình trình cơ quan chủ quản cấp trên để tổng hợp báo cáo các cơ quan chức năng nêu tại khoản 2 Điều 18 của Quy chế này.

 

Điều 18. Chế độ báo cáo thực hiện các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN được tiến hành định kỳ 6 tháng, hàng năm và khi kết thúc thực hiện:

1. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và báo cáo tài chính các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN.

2. Chậm nhất hai tuần sau khi hết 6 tháng và một tháng sau khi hết năm thực hiện cũng như 3 tháng sau khi kết thúc thực hiện các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN, các báo cáo phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Tổng cục Thống kê để theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Nội dung báo cáo:

a) Đối với các chương trình, dự án: thực hiện theo quy định về chế độ báo cáo thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA tại Nghị định số 87/CP ngày 05 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ và Thông tư số 15/1997/TT-BKH ngày 24 tháng 10 năm 1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 87/CP.

b) Đối với các khoản viện trợ phi dự án: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Tài chính như quy định tại khoản 8 Điều 8 của Quy chế này.

 

Điều 19. Kiểm tra, thanh tra việc tiếp nhận, sử dụng viện trợ PCPNN:

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các cấp và các đơn vị tiếp nhận và sử dụng viện trợ PCPNN đã được nêu trong Quy chế này; tiến hành thanh tra đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm Quy chế này.

Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No.28/1999/QD-TTg
Hanoi, February 23, 1999
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON THE MANAGEMENT AND USE OF AIDS FROM FOREIGN NON-GOVERNMENTAL ORGANIZATIONS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Conclusion and Implementation of International Agreements by the Socialist Republic of Vietnam of August 20, 1998;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECIDES
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on the Management and Use of Aids from Foreign Non-Governmental Organizations (foreign NGOs for short).
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No.80/CT of March 28, 1998 of the Chairman of the Council of Ministers (now the Prime Minister). The earlier provisions contrary to this Decision are all now annulled.
Article 3.- The Minister of Planning and Investment, the Minister of Finance, the Minister for Foreign Affairs, the Minister-Director of the Government’s Office, the President of the Vietnam Union of Friendship Societies and the heads of the relevant agencies shall have to implement, guide and inspect the implementation of the Regulation on the Management and Use of Aids from Foreign Non-Governmental Organizations issued together with this Decision.
Article 4.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities and the heads of the relevant agencies shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Manh Cam
 
REGULATION
ON THE MANAGEMENT AND USE OF AIDS FROM FOREIGN NON-GOVERNMENTAL ORGANIZATIONS
(Issued together with Decision No.28/1999/QD-TTg of February 23, 1999 of the Prime Minister)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Aids from foreign non-governmental organizations (hereafter referred to as foreign NGOs for short) mentioned in this Regulation are understood as non-refundable aids and assistance given not for profit-making purposes by foreign organizations, including overseas Vietnamese, to ministries, branches, localities and/or mass organizations of Vietnam, in the following major forms:
- Aids provided through programs and/or projects.
- Non-project aids in cash or kind (goods, materials, equipment...) for humanitarian purposes, emergency relief, scientific cooperation, training.
Article 2.- Foreign NGOs aids shall constitute a source of State budget revenue and be used for priority targets and fields in the socio-economic development of Vietnam in each period and in conformity with foreign NGOs regulations.
Chapter II
MOBILIZATION, NEGOTIATION, RATIFICATION AND CONCLUSION
Article 3.- The mobilization of foreign NGOs aids shall be conducted regularly, according to orientation and in an organized manner:
1. The mobilization of aids for development programs and/or projects must conform with the planning and objectives of attracting and using the official development assistance (ODA) sources, which have been already ratified by the Prime Minister.
2. The mobilization of humanitarian aids must be based on the social situation and actual demands of the ministries, branches, localities and mass organizations.. in each year or each period.
3. The mobilization of emergency aids must be based on the actual amounts of losses in human lives, properties, constructions... in each region or locality hit by natural calamities or other disasters. The Ministry for Foreign Affairs shall, together with the Vietnam Union of Friendship Societies, consider and submit to the Prime Minister for ratification the amount of emergency aids to be called for from foreign NGOs.
Article 4.- Bases for the negotiation and conclusion of aid agreements with foreign NGOs
1. Regarding aids for programs and/or projects, there must be the program and/or project documents which clearly state the objectives, the expected results, the contents of activities that should be carried out and the necessary inputs (funds, reciprocal capital, equipment, supplies...) for the implementation of such programs and/or projects. If the implementation period is over one year, the plan of action must be worked out and the necessary funding for each year must be estimated as well as the sources of fund available at foreign NGOs, and the amounts of fund to be mobilized in the subsequent years must be clearly determined.
2. Regarding humanitarian and emergency aids. it is necessary to clearly state the aids' contents and aid recipients, make a detailed list of aid goods and estimate the total value if the aid is offered in kind, or determine the total aid value if the aid is offered in cash.
3. In cases where any clauses of the aid agreements signed with foreign NGOs fail to conform with Vietnamese law, the agency in charge of negotiation shall have to obtain written comments from the Ministry of Justice, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry for Foreign Affairs, then submit them to the Prime Minister for consideration and decision.
The conclusion of aid agreements with foreign NGOs must comply with the current provisions of law on the conclusion and implementation of international agreements and be based on the ratification of programs, projects and non-project aids as stipulated in Article 5 of this Regulation.
Article 5.- The competence to ratify foreign NGOs aids is stipulated as follows:
1. The Prime Minister shall ratify:
a/ Programs and/or projects funded with foreign NGOs aids valued at US$500,000 or more.
b/ Projects and aids related to the institutions, policies, laws, culture, information, religions, defense and security.
c/ Non-project aids valued at US$200,000 or more or involving goods categories restricted from import (such as cars, motorbikes, used goods and equipment, some kinds of medicines...).
d/ All kinds of emergency aids.
2. The ministers, the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and mass organizations shall ratify:
a/ Programs and/or projects funded with foreign NGOs aids valued at less than US$500,000. Before ratification, the consent of the Minister of Planning and Investment is required.
b/ Non-project aids valued at less than US$200,000. Before ratification, the consent of the Minister of Finance is required.
Where the relevant agencies have different opinions, the ratifying agency shall report thereon to the Prime Minister for decision.
After being ratified, the entire dossiers of the above-said aids must be sent to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry for Foreign Affairs, the Government’s Office and the Vietnam Union of Friendship Societies for the latter's monitoring, management and assessment of the implementation in strict compliance with the State�s current regulations.
Chapter III
STATE MANAGEMENT OVER AIDS FROM FOREIGN NGOS
Article 6.- The Government shall exercise unified State management over all sources of foreign NGOs aids, from aid mobilization to negotiation and conclusion of aid agreements with foreign NGOS; from the monitoring and supervision of the implementation process to the assessment of the results and efficiency of the use of foreign NGOs aids.
The management of foreign NGOs aids by the Government's functional agencies shall comply with the provisions of Articles below.
Article 7.- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility in regulating and managing programs and projects funded with aids from foreign NGOs, make sum-up reports on the situation of foreign NGOs aids and submit them to the Prime Minister. It shall have the following tasks:
1. To take responsibility together with the relevant agencies for guiding the ministries, branches, localities and mass organizations to draw up programs
and/or projects in order to mobilize aids from foreign NGOs.
2. To take charge of evaluating programs and projects, sum up opinions of the relevant agencies and report them to the Prime Minister for consideration and decision as stipulated in Clause 1, Article 5 of this Regulation.
3. To make comments to the Ministry of Finance on non-project aids valued at US$ 200,000 or more or aids involving goods restricted from import, which shall be submitted to the Prime Minister for consideration and decision.
4. To have to coordinate with the Ministry of Finance in including the reciprocal capital into the annual State budget plan for programs and/or projects already pledged with foreign NGOs, as prescribed by the State Budget Law.
5. To have to coordinate with the Ministry of Finance, the Vietnam Union of Friendship Societies and the relevant agencies in organizing the supervision and inspection of the situation of aid reception, management and use; synthesizing, analyzing and assessing the efficiency of the use of foreign NGOs� aids; handling relevant matters that come under its competence and proposing the Prime Minister to consider and decide matters beyond its jurisdiction.
Article 8.- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility in financial management, control and management of all non-project aids from foreign NGOs. It has the following tasks:
1. To take responsibility for and coordinate with the concerned agencies in elaborating the regime of financial management over the aids from foreign NGOs according to its competence and propose the Prime Minister to consider and decide matters beyond its jurisdiction.
2. To include the reciprocal capital into the annual State budget plan as mentioned in Clause 4, Article 7 of this Regulation.
3. To take part in the monitoring and inspection of the reception, management and use of foreign NGOs aids.
4. To have to sum up non-project aids and financial final settlement of all foreign NGOs aids; to join the Ministry of Planning and Investment in making a sum- up report on the situation of foreign NGOs aids and submitting it to the Prime Minister.
5. To take part in the evaluation of programs and/or projects with foreign NGOs aids valued at US$500,000 or more.
6. To sum up the opinions and submit them to the Prime Minister for considering and deciding on non-project aids valued at US$200,000 or more or aids involving goods restricted from import.
7. To work out plans on the management of emergency aids reception and distribution and submit them to the Prime Minister for consideration and decision.
8. To have to coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the General Department of Statistics in issuing forms of reports on the non-project aids.
Article 9.- The Ministry for Foreign Affairs shall have the following tasks:
1. To coordinate with the relevant agencies in mobilizing and taking the advantages of foreign NGOs aids.
2. To coordinate with the Vietnam Union of Friendship Societies in calling for emergency aids from foreign NGOs as stipulated in Clause 3, Article 3 of this Regulation.
Article 10.- The Government Office shall have the following tasks:
1. To assist the Prime Minister in inspecting and urging the implementation of this Regulation.
2. To take part in the evaluation work and making suggestions and proposals on policies and mechanisms... concerning the programs and/or projects; to comment on non-project aids which shall be decided by the Prime Minister and given by foreign NGOs before submitting them to the Prime Minister.
Article 11.- The Vietnam Union of Friendship Societies shall assume the prime responsibility in maintaining the relations with and mobilizing aids from foreign NGOs. It has the following tasks:
1. To coordinate with the Ministry for Foreign Affairs and the concerned agencies in organizing the mobilization of aids from foreign NGOs, based on the priority fields and orientations and the general external policies.
2. To guide and organize the inspection of activities of representative offices and project offices of foreign NGOs under Decision No.340/TTg of May 24, 1996 of the Prime Minister promulgating the Regulation on Operation of Foreign NGOs in Vietnam.
3. To take part in the evaluation of programs and projects valued at US$ 500,000 US$ or more.
4. To make comments to the Ministry of Finance on non-project aids valued at over US$ 200,000 before they are submitted to the Prime Minister for
consideration and decision.
5. To join the Ministry of Planning and Investment in evaluating the situation of the mobilization of aids from foreign NGOs biannually and annually so that the latter may make a sum-up report and submit it to the Prime Minister.
6. To coordinate with the Ministry for Foreign Affairs in proposing to the Government the guidelines on the mobilization of emergency aids.
Article 12.- The Ministry of Public Security is tasked to guide and support the implementation of the regulations on ensuring security for Vietnamese agencies and organizations in contacting and working with foreign NGOs.
Article13.- The Government’s Commission for Religions is tasked to guide and support Vietnamese agencies and organizations in implementing the State's undertakings and policies on religions in their relationship with religious foreign NGOs.
Article 14.- The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, People's Committees of the provinces and centrally- run cities and executive bodies of mass organizations shall have to the following tasks:
1. To determine their attached bodies and/or units that take responsibility for the control, reception and management of aids from foreign NGOs.
2. To direct their dependent units in mobilizing and taking advantages of foreign NGOs’ aids based on their own priority fields and orientations and the general external policies of the State.
3. To direct their dependent units in preparing the contents of programs and/or projects, as well as proposals on humanitarian aids or emergency aids and sending them to the State management agencies mentioned in Articles 7, 8, 9, 10 and 11 of this Regulation, which shall serve as basis for mobilizing aids from foreign NGOs.
4. To coordinate with the Vietnam Union of Friendship Societies and the Working Committee on Foreign NGOs standing body in charge of foreign NGO- related work in contacting with the latter.
5. The ministers, the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities and the heads of the ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and mass organizations shall ratify foreign NGOs aids according to their respective competence stipulated in Clause 2, Article 5 of this Regulation. A ratifying decision shall be sent to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Vietnam Union of Friendship Societies within 15 days after its signing.
6. To take responsibility for directing, guiding. urging, inspecting and supervising the dependent units in the reception, management and use of aids from foreign NGOs in strict compliance with the current regulations and the commitments with foreign NGOs. To promptly find out violations related to Religious, security and ethnic affairs... in the course of organizing the reception of foreign NGOs aids so as to warn and request the concerned units to comply with the regulations and report it to the relevant agencies mentioned in Article 8 through Article 13 of this Regulation.
To synthesize periodical. final and extraordinary (if any) reports and send them to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry for Foreign Affairs, the Government’s Office and the Vietnam Union of Friendship Societies as well as the concerned agencies, informing the results of the use of foreign NGOs aids in their respective agencies or localities.
Article 15.- To set up a working group to monitor foreign NGOs aids, which is composed of representatives from the Ministry for Foreign Affairs, the Government’s Office and the Vietnam Union of Friendship Societies in order to handle and settle matters related to the management and use of foreign NGOs aids. The working group shall be presided over by a leading official of the Ministry of Planning and Investment, who shall also decide the working regulation of the group.
Chapter IV
USE OF FOREIGN NGOS’ AIDS
Article 16.- Supplies, goods, machinery, equipment and transport means imported as non- refundable aids from foreign NGOs, which have been ratified by the competent level, shall be exempt from import tax and special consumption tax (if any) according to the current tax laws.
Article 17.- Responsibilities of the units directly receiving and using foreign NGOs aids.
1. The units assigned the task of preparing programs and/or projects shall have to elaborate the documents thereon and submit them to the competent levels for ratification before implementation.
2. To clarify the contents of humanitarian aids and/or emergency aids so as to submit them to the competent levels for ratification before the reception and use of the aids.
3. To join the relevant agencies in coordinating with foreign NGOs to proceed with the preparatory work and provide necessary supports.
4. To use aids as already agreed upon and committed with foreign NGOs and in conformity with the Government’s current regulations on financial and monetary management, capital construction and bidding for goods procurement and in accordance with the guidance of the higher-level agencies mentioned in Clause 6, Article 14 of this Regulation.
5. To prepare periodical, final and extraordinary (if any) reports on the situation of the reception, use and financial management of foreign NGOs aids by their respective units and submit them to the higher-level managing agencies so that the latter make a sum-up report and submit it to the functional agencies mentioned in Clause 2, Article 18 of this Regulation.
Article 18.- The regime of reporting on the use of foreign NGOs aids shall be effected biannually, annually and at the end of the aids projects:
1. The ministries, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and mass organizations shall have to make sum-up reports on the use of aids and financial reports on foreign NGOs aids.
2. Within 2 weeks after the 6-month implementation period, one month after the implementation year and 3 months after the full use of foreign NGOs aids, all report must be sent to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Vietnam Union of Friendship Societies and the General Department of Statistics for monitoring, making sum-up reports and submitting them to the Prime Minister.
3. Contents of the reports:
a/ For programs and projects: The reports contents shall comply with the regulations on the reporting regime in the implementation of ODA-funded programs and/or projects stipulated in Decree No.87/CP of August 5, 1997 of the Government and Circular No.15/1997/TT-BKH of October 24, 1997 of the Ministry of Planning and Investment guiding the implementation of Decree No.87/CP.
b/ For non-project aids: The reports contents shall comply with the requirements and guidance of the Ministry of Finance as stipulated in Clause 8, Article 8 of this Regulation.
Article 19.- Inspection and examination of the reception and use of foreign NGOs aids:
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to direct the functional agencies in monitoring and inspecting the performance of tasks by different branches, levels and units that receive and use foreign NGOs aids as mentioned in this Regulation; and shall conduct the examination of acts with signs of violations of this Regulation.
All organizations and/or individuals that violate this Regulation shall be dealt with according to law.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Manh Cam

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 28/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất