Quyết định 185-QĐ/NH5 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế dịch vụ cầm cố
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 185-QĐ/NH5
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 185-QĐ/NH5 |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Cao Sĩ Kiêm |
Ngày ban hành: | 06/09/1994 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 185-QĐ/NH5
QUYẾT ĐỊNH
CỦA NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 185-QĐ/NH5 NGÀY 6 THÁNG 9
NĂM 1994 VỀ VIỆC BAN HÀNH
"QUY CHẾ DỊCH VỤ CẦM CỐ"
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính công bố tại lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước số 37-LCT/HĐNN8 và số 38-LCT/HĐNN8 ngày 24-5-1990;
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành theo Quyết định này "Quy chế về dịch vụ cầm cố".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Thống đốc. Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính, các Thủ trưởng Vụ có liên quan của Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc Tổng Công ty vàng bạc đá quý, Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng quốc doanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân, Chủ nhiệm Hợp tác xã tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế ban hành theo Quyết định này.
QUY CHẾ
VỀ DỊCH VỤ CẦM CỐ
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 185/QĐ/NH5 ngày 6-9-1994
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
CHƯƠNG I
QUY ĐINH CHUNG
Điều 1. Trong quy chế này các cụm từ được hiểu như sau:
1.1. Dịch vụ cầm cố là một hình thức cho vay bằng biện pháp cầm cố mà bên nhận cầm cố buộc người có tài sản cầm cố (hoặc người bảo lãnh) phải giao vật cầm cố là tài sản của mình cho bên nhận cầm cố quản lý, để làm vật bảo đảm trả nợ một khoản tiền cầm cố khi người có tài sản cầm cố hoặc người bảo lãnh không trả được nợ.
1.2. Vật cầm cố là động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người có tài sản cầm cố hoặc của người bảo lãnh, có giá trị và giá trị sử dụng, có thể bán hoặc chuyển nhượng được.
1.3. Mức tiền cầm cố là số tiền trong mỗi dịch vụ cầm cố, bao gồm tiền gốc và tiền lãi mà người có tài sản cầm cố được nhận và phải trả cho bên nhận cầm cố khi đến hạn theo hợp đồng cầm cố.
1.4. Người có tài sản cầm cố:
1.4.1. Là pháp nhân.
1.4.2. Là thể nhân, gồm: Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi; người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên cư trú tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.5. Bên nhận cầm cố: là các Ngân hàng quốc doanh, Tổng công ty vàng bác đá quý, Ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty tài chính cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 2. Người có tài sản cầm cố và bên nhận cầm cố có trách nhiệm thực hiện đúng việc sử dụng vốn và bảo quản tài sản cầm cố đã cam kết trong hợp đồng cầm cố.
CHƯƠNG II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC I
TÀI SẢN ĐƯỢC CHẤP NHẬN CẦM CỐ
Điều 3. Bên nhận cầm cố chỉ được nhận những vật cầm cố sau đây:
3.1. Vàng, bạc, đá quý; đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý.
3.2. Các chứng từ có giá đang lưu hành, trong hạn thanh toán: trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, thẻ tiết kiệm, thương phiếu và chứng chỉ tiền gửi (nếu có).
3.3. Máy móc, thiết bị nhỏ có giá trị cao.
3.4. Phương tiện đi lại: Xe đạp, xe máy, ô tô.
3.5. Các vật có giá trị khác.
Điều 4. Bên nhận cầm cố không được nhận những vật cầm cố quy định tại Điều 3 của Quy chế này thuộc các loại sau:
4.1. Luật pháp cấm mua, bán, chuyển nhượng;
4.2. Tài sản đang còn tranh chấp;
4.3. Các tài sản đã bị các cơ quan có thẩm quyền công bố tịch thu, tạm giữ;
4.4. Tài sản đang bị niêm phong, phong toả;
4.5. Tài sản đang dùng làm thế chấp, bảo lãnh, cho thuê;
4.6. Tài sản thuộc sở hữu công cộng;
4.7. Không có đủ các điều kiện cất giữ, bảo quản, kiểm định.
Điều 5.
5.1. Người có tài sản cầm cố phải nộp các giấy tờ có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước (nếu pháp luật có quy định) về quyền sở hữu hợp pháp, kể cả hợp đồng bảo hiểm tài sản hoặc các văn bản khác.
5.2. Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, xí nghiệp liên doanh (kể cả liên doanh với nước ngoài), khi cầm cố các tài sản thuộc sở hữu của mình, phải có văn bản quyết định của Hội đồng quản trị.
5.3. Tài sản cầm cố của chủ sở hữu gồm nhiều thể nhân, phải được những người đồng sở hữu ký tên trên hợp đồng cầm cố.
Điều 6. Trong trường hợp doanh nghiệp của người có tài sản cầm cố bị phá sản, giải thể thì giá trị tài sản cầm cố không được liệt kê làm tài sản thanh lý.
Điều 7.
7.1. Tuỳ theo tính chất của từng loại tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố phải tổ chức kiểm định, đánh giá vật cầm cố trước khi ký kết hợp đồng cầm cố.
7.2. Phí kiểm định do bên có tài sản cầm cố chịu.
Điều 8. Trách nhiệm các bên đối với tài sản cầm cố:
8.1. Bên nhận cầm cố có trách nhiệm cất giữ, bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố và giấy tờ có liên quan, không được sử dụng, cho thuê, cho mượn.
8.2. Trường hợp vật cầm cố đã giao cho bên nhận cầm cố bị hư hỏng, bên nhận cầm cố phải cùng với người có tài sản cầm cố kiểm định lại, xác định nguyên nhân và thống nhất biện pháp xử lý.
8.3. Trường hợp vật cầm cố bị mất, bên nhận cầm cố có trách nhiệm bồi thường cho người có vật cầm cố. Nếu còn có tranh chấp, các bên được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện.
MỤC II
HỢP ĐỒNG CẦM CỐ
Điều 9.
9.1. Dịch vụ cầm cố được thể hiện bằng hợp đồng cầm cố do bên nhận cầm cố và bên có tài sản cầm cố cùng ký.
9.2. Hợp đồng cầm cố phải có đủ các yếu tố sau:
9.2.1. Họ và tên của hai bên (kể cả họ và tên người bảo lãnh nếu có), địa chỉ, số điện thoại, telex, fax, số chứng minh nhân dân...
9.2.2. Số tài khoản của người có tài sản cầm cố mở tại Ngân hàng. 9.2.3. Loại tài sản cầm cố, mác, mã số ký hiệu, chất lượng, số lượng, giá trị hiện tại và các loại giấy tờ kèm theo.
9.2.4. Số tiền cầm cố và mục đích sử dụng tiền cầm cố.
9.2.5. Thời hạn cầm cố, ngày trả nợ.
9.2.6. Lãi suất cầm cố.
9.2.7. Xác định trách nhiệm trong các trường hợp tài sản cầm cố bị hư hỏng, hoặc bị mất.
9.2.8. Ghi nhận các điều kiện thanh toán (trường hợp chậm trả).
9.2.9. Phương thức giải quyết tranh chấp.
9.2.10. Các điều khoản cam kết khác.
Điều 10.
10.1. Việc thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng cầm cố phải được các bên tham gia hợp đồng thoả thuận bằng văn bản.
10.2. Một pháp nhân tham gia hợp đồng cầm cố hợp nhất, tách ra, sát nhập, hoặc giải thể thì phải xác định trách nhiệm của pháp nhân và người có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng cầm cố.
10.3. Người có tài sản cầm cố bị chết, người thừa kế hợp pháp là người có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng cầm cố.
Điều 11.
11.1. Khi người có tài sản cầm cố đã trả hết nợ (gồm gốc và lãi) thì bên nhận cầm cố phải trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ có liên quan cho người có tài sản cầm cố.
11.2. Đến hạn trả nợ theo hợp đồng cầm cố, nếu người có tài sản cầm cố không trả được nợ mà không xin gia hạn thì bên nhận cầm cố có quyền bán vật cầm cố để thu nợ. Việc gia hạn, chuyển nợ quá hạn do cấp có thẩm quyền của bên nhận cầm cố quy định cụ thể.
MỤC III
MỨC TIỀN CẦM CỐ, THỜI HẠN VÀ LàI SUẤT
Điều 12.
12.1. Căn cứ vào giá trị vật cầm cố đã được kiểm định, bên nhận cầm cố ấn định mức tiền cầm cố, tối đa bằng 70% giá trị của vật cầm cố.
12.2. Việc nhận cầm cố đối với khách hàng là công chức Ngân hàng Nhà nước, viên chức tổ chức tín dụng, viên chức của hệ thống Tổng Công ty vàng bạc đá quý và các đối tượng khác nói tại điểm 1, 2, 3 Điều 30 Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính, phải tuân thủ các quy định sau:
12.2.1. Mức dư nợ cầm cố cho các đối tượng trên không được quá 15% tổng mức dư nợ cầm cố.
12.2.2. Viên chức của một tổ chức nói tại khoản 1.5. Điều 1 Quy chế này muốn cầm cố tài sản phải có xác nhận của người có thẩm quyền của tổ chức đó.
Điều 13. Căn cứ vào loại, tính chất, điều kiện bảo quản của tài sản được nhận cầm đồ, bên nhận cầm cố ấn định thời hạn cầm cố cụ thể, tối đa không quá 90 ngày.
Điều 14. Căn cứ vào lãi suất cho vay ngắn hạn cùng kỳ và mức chi phí bảo quản vật cầm cố, bên nhận cầm cố ấn định mức lãi suất cầm cố phù hợp với lãi suất thị trường, được người có tài sản cầm cố chấp nhận.
MỤC IV
XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ
Điều 15. Bên nhận cầm cố được quyền bán vật cầm cố để thu hồi nợ trong các trường hợp sau:
15.1. Hết thời hạn gia hạn nợ nói tại khoản 11.2 Điều 11 Quy chế này.
15.2. Người có tài sản cầm cố từ chối trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán tiền nợ.
15.3. Người có tài sản cầm cố bị chết mà không có người thừa kế, hoặc người được quyền thừa kế tuyên bố không nhận thừa kế.
15.4. Doanh nghiệp của người có tài sản cầm cố bị giải thể hoặc phá sản.
Điều 16. Việc bán tài sản cầm cố được thực hiện theo phương thức đấu giá công khai và theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 17. Tiền thu từ việc bán tài sản cầm cố được xử lý theo thứ tự sau:
17.1. Bù đắp các khoản chi phí tổ chức bán tài sản cầm cố;
17.2. Trả nợ tiền cầm cố: gốc và lãi (kể cả lãi phạt);
17.3. Phần còn lại, trả cho người có tài sản cầm cố. Trường hợp không có người nhận số tiền này thì bên nhận cầm cố phải hạch toán theo dõi riêng, chờ xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Trong trường hợp tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố không đủ thanh toán tiền nợ (gồm nợ gốc, lãi và lãi phạt), thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người có tài sản cầm cố phải hoàn trả phần còn thiếu, hoặc khởi kiện trước pháp luật.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 19. Việc sửa đổi bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
THE STATE BANK OF VIETNAM
------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness ---------- |
No. 185/QD-NH5
|
Hanoi, September 06, 1994
|
DECIDES Article 1: "Regulations on mortgage service" is enforced by this decision. Article 2: This decision becomes effectual in implementation since the date of signature. Article 3: Chairman of Government office, Chairman of Finance regulation Bureaus, Chief of concerned bureaus, departments of State Bank; Directors of State Bank of Province, city; General Directors of General Jewelry companies. General Directors of State-run credit organizations; Chairman of management Board of Credit Joint Stock organizations, Joint-venture banks, Director of Foreign Bank Branches; Director of People's credit fund; Credit Cooperative's managers are responsible for implementing regulations enforced in this decision.
FOR THE STATE BANK GOVERNOR Cao Sy Kiem |
According to the Decision no.185/QD-NH5 dated Chapter I GENERAL REGULATION Article 1: In this regulation, the group of words must be understood as follows: 1.1. Mortgage services: is the way to land by the method of mortgage in which the mortgage forces mortgagor (or guarantor) to hand the pawn (his own property) over to mortgagee to keep as a guarantee of the paying off the debt in case the mortgagor is unable to pay the debt. 1.2. The pawn must be personal estate 1.3. Mortgage's money - level: is the money in each mortgage service, including capital and profit which mortgagor receive and has to pay for mortgage when the term of the mortgage contract comes. 1.4. Mortgagor must be. 1.4.1. Juridical person. 1.4.2. Personalities included normal Vietnamese citizens from 18 years old and upwards; foreigners from 18 years old and upwards who is residing in Socialist Republic of Vietnam. 1.5. Mortgagees must be: State-run banks; General jewelry companies, Commercial joint-stock Banks, financial joint-stock enterprises, joint-venture banks; Foreign Bank branches, Credit Cooperatives, People's Credit fund. Article 2: Both of mortgagor and mortgagee have the responsibility to obey the undertaken articles of the mortgage contract about the using capital and maintaining the pawn. Chapter II CONCRETE REGULATIONS COLUMN 1: PROPERTY ACCEPTED TO MORTGAGE Article 3: Mortgagees only allowed the pawns as follows: 3.1. Gold, silver, precious stones; jewel made of gold, silver, precious stone. 3.2. Current effectual valuable proofs: bonds, letters of credit: bonds at notice, credit cards, commercial letters and certificates of deposit (if any). 3.3. Small machines, equipment's with high value. 3.4. Means of transport: bicycle, motorbike, car. 3.5. Another valuable properties. Article 4: The pawns, which are stipulated in Article 3 of this regulation, will not be allowed to receive, if they belong to the kinds as bellows: 4.1. Properties prohibited from buying, selling, 4.2. Properties 4.3. Properties declared to confiscate, temporarily kept by competent officials. 4.4. Properties prosodyed or blockaded. 4.5. Properties used for pledging, guaranteeing or for rent. 4.6. Properties belonging to the public. 4.7. Properties having no condition to keep, preserve, examine. Article 5: 5.1. Mortgagor 5.2. When the joint-stock companies, limited companies, joint-venture enterprises want to put their own properties into pawn, they have to have the correspondence of decision of management Board. 5.3. All of the co-owners have to sign in mortgage contract in the case of owning the same pawn. Article 6: In the case that business of mortgagor go to bankrupt, the value of pawn are not allowed to be the liquidated assets. Article 7: 7.1. Depending on features of each pawn, to examine, assess the pawn before signing the mortgage contract. 7.2. Mortgagor Article 8: Responsibility of partners to the pawn. the responsibility to keep, preserve the pawn and concerned documents, not to use, rent or lend. 8.2. In the case that the pawn which had handed over to the mortgagee were spoiled; mortgagee with mortgagor have tore-examine, identify the cause and find out the way to settle. 8.3. In the case that the lost, mortgagee have responsibly to compensate to mortgagor. If any dispute, partners have the right to make a complaint or sue. COLUMN II: MORTGAGE CONTRACT. Article 9: 9.1. Mortgage service 9.2. There must be following factors in mortgage contract: 9.2.1. Surname and first name of both partners (included surname and first name of guarantor if any) address, telephone number, telex, fax, identity card number. 9.2.2. Current account number that mortgagor opens in the bank. 9.2.3. Kind of pawn, label, code, symbol, quality, quantity 9.2.4. Sum of mortgage money and the purpose in using the mortgage money. 9.2.5 The term of mortgage, the date of payment for the debt. 9.2.6. Mortgage's rate of interest. 9.2.7. Affirming the responsibilities in case when the broken or lost. 9.2.8. Acknowledging the accounting condition (in arrearage case). 9.2.9. The way to solve the dispute. 9.2.10. Other commitment articles. Article 10: 10.1. The changing over or canceling the mortgage contract must be agreed on writing-text by partners who are taking parts in the contract. 20.2. A juridical person, who take part in mortgage contract, uniting, separating, incorporating or dissolving, have to affirm the responsibilities of juridical persons and persons, who have responsibility to continue the fulfillment of the mortgage contract. 10.3. When mortgagor died, legal heir will be the responsibility to continue the implement of the mortgage contract. Article 11: 11.1. When mortgagor had paid off the debt (included capital and profit), the mortgagee have to give back the pawn and concerned documents to mortgagor. 11.2. When the date for debt payment comes according to mortgagor contract, if mortgagor can not pay the debt without asking for the expanding the date, mortgagee have the right to sell the pawn in order to take the debt back. The expanding the date of payment, the turning over the debt, which had exceed the time limit, have to be concretely regulated by juridition echelon of mortgagee. COLUMN III: MORTGAGE'S MONEY-LEVEL, DATE AND RATE OF INTEREST. Article 12: 12.1. Basing on the value of examined-pawn, mortgage's money-level with the maximum of 70% of the value of pawn. 12.2. The mortgagors who are officers of State bank, civil servant of credit departments officers system of General jewelry company, and other objects mentioned in point 1, 2, 3 Article 30 of bank, credit cooperative's and Financial company ordinance have to follow the regulations bellows. 12.2.1. To all of subjects mentioned above, the level of mortgage debt balance is not allowed 15% of the level of the total mortgage debt balance. 12.2.2. When the officers of organizations, mentioned at column 1, 5 Article I of this regulation, want to mortgage, they have to be confirmed by competent person of . Article 13: Basing on the kinds features, preservative conditions of the pawn, the mortgagee set the concrete mortgage date (maximum is not over 90 days) Article 14: Basing on the short term loan's rate of interest at the time, and on the expense-level for pawn preservation, mortgagee fix the level of rate of interest conformed to the market and accepted by mortgagor. COLUMN IV: SETTLEMENT OF PAWN. Article 15: Mortgagee have the right to sell the pawn to take the debt back in the following cases: 15.1. The expansion mentioned in point 11.2 Article 11 of this regulation, is finished. 15.2. Mortgagor 15.3. Mortgagor died without heir or the his own right to heritage. 15.4. Business of mortgagor were dissolved or bankrupted. Article 16: Sales of pawn must be implemented, basing on the way of sell by the auction public and according to the regulations of law. Article 17: Money received from sales of pawn will be solved as following orders. 17.1. To pay the expenses of the organizing the pawn's sales. 17.2. To pay the mortgage-money: Capital and profit (included fine). 17.3. The rest will be paid to the mortgagor. In the case that no one Article 18.
In the case that money, which received from the pawn's sales, is not enough to pay the debt (included capital, profit and fine); the right to ask mortgagor to pay this lack or sue (in law).
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây