Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1557/2001/QĐ-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Phụng |
Ngày ban hành: | 14/12/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Khoa học-Công nghệ |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Căn cứ Quyết định số 196/TTg ngày 01/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán của các Ngân hàng và Tổ chức tín dụng;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Tất cả các khoản chuyển tiền Nợ trong thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng đều phải có uỷ quyền trước: Các Ngân hàng thành viên phải ký hợp đồng chuyển nợ với nhau và phải có thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng chủ trì trước khi thực hiện.
Ngân hàng thành viên được uỷ quyền phải có cam kết bằng văn bản với Ngân hàng chủ trì và các ngân hàng thành viên trực tiếp khác về việc tiếp nhận các chứng từ thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên gián tiếp do mình làm đại diện và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các khoản thanh toán này. Ngân hàng thành viên được uỷ quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất nếu việc uỷ quyền vì bất cứ lý do gì gây thiệt hại đối với các bên liên quan. Quan hệ thanh toán giữa ngân hàng thành viên được uỷ quyền và ngân hàng uỷ qyền do hai ngân hàng này xác định với nhau theo quy định hiện hanh về thanh toán giữa các ngân hàng.
- Thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng (sau đây gọi tắt là thanh toán bù trừ điện tử) là thực hiện việc chuyển khoản và thanh toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định. Bằng kỹ thuật xử lý bù trừ điện tử, các ngân hàng chuyển cho nhau qua mạng máy tính các chứng từ thanh toán, bù trừ cho nhau phần nợ qua lại và trả cho nhau số chênh lệch.
- Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là Ngân hàng chủ trì): là đơn vị Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thanh toán bù trừ điện tử và xử lý kết quả thanh toán bù trừ điện tử; ngân hàng chủ trì có thể tham gia thanh toán bù trừ điện tử như một ngân hàng thành viên.
- Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử: là bộ phận có nhiệm vụ xử lý tự động các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử giữa các ngân hàng thành viên và xác định kết quả thanh toán bù trừ điện tử cho các ngân hàng thành viên. Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị thuộc tổ chức hay một bộ phận cấu thành của ngân hàng chủ trì hoặc là một đơn vị (công ty) độc lập thực hiện thu nhận, xử lý số liệu thanh toán và thông báo kết quả thanh toán bù trừ cho ngân hàng chủ trì và các ngân hàng thành viên liên quan.
- Ngân hàng thành viên trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là Ngân hàng thành viên trực tiếp): là ngân hàng được nối mạng trực tiếp với hệ thống máy tính của Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là đơn vị độc lập) để thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử. Trong thanh toán bù trừ điện tử, ngân hàng thành viên trực tiếp vừa là ngân hàng gửi lệnh thanh toán (gọi tắt là Ngân hàng gửi) vừa là ngân hàng nhận lệnh thanh toán (gọi tắt là Ngân hàng nhận).
- Ngân hàng thành viên được uỷ quyền: là ngân hàng thành viên trực tiếp được đại diện cho một hoặc một số ngân hàng thành viên gián tiếp để thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử.
- Ngân hàng thành viên gián tiếp tham gia thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi tắt là ngân hàng thành viên gián tiếp): Là ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử nối mạng thông qua một ngân hàng thành viên được uỷ quyền. Ngân hàng thành viên gián tiếp có thể là chi nhánh trực thuộc của ngân hàng thành viên được uỷ quyền hoặc là ngân hàng khác hệ thống nhưng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thành viên được uỷ quyền.
- Lệnh thanh toán: là một chỉ định dưới dạng các yếu tố của chứng từ kế toán được mã hoá của ngân hàng gửi đối với Ngân hàng chủ trì, Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ điện tử và ngân hàng nhận nhằm thực hiện thanh toán bù trừ điện tử.
- Lệnh chuyển Có là lệnh thanh toán, được xem như một khoản phải trả của ngân hàng gửi đối với ngân hàng nhận trong thanh toán bù trừ điện tử.
- Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền là Lệnh thanh toán, được xem như một khoản phải thu của ngân hàng gửi đối với ngân hàng nhận trong thanh toán bù trừ điện tử.
- Lệnh Huỷ lệnh chuyển Nợ: là một tin điện có giá trị như một Lệnh chuyển Có; do ngân hàng gửi lập và chuyển cho ngân hàng nhận để huỷ Lệnh chuyển Nợ đã gửi (huỷ một phần hoặc toàn bộ số tiền).
- Yêu cầu huỷ Lệnh chuyển Có: là một tin điện do ngân hàng gửi lập và chuyển cho ngân hàng nhận đề nghị huỷ Lệnh chuyển có đã gửi (huỷ một phần hoặc toàn bộ số tiền tuỳ theo từng trường hợp sai sót cụ thể); Là căn cứ để ngân hàng nhận lập Lệnh chuyển có đi, trả lại cho ngân hàng gửi trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền đã trả.
- Ngày giao dịch thanh toán bù trừ điện tử (gọi tắt là Ngày giao dịch): là khoảng thời gian trong ngày làm việc, được xác định kể từ thời điểm bắt đầu ngày làm việc cho đến thời điểm dừng gửi Lệnh thanh toán của các ngân hàng thành viên trực tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Phiên thanh toán bù trừ điện tử: Là khoảng thời gian được xác định trong ngày giao dịch, trong khoảng thời gian này lệnh thanh toán của các Ngân hàng thành viên gửi tới Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) sẽ được xử lý bù trừ vào một thời điểm quy định. Trong Ngày giao dịch có thể có một hoặc một số phiên thanh toán bù trừ điện tử.
- Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử: là bảng số liệu do Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ điện tử (trường hợp Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập) lập cho từng ngân hàng thành viên trực tiếp sau khi kết thúc phiên giao dịch thanh toán bù trừ và tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử, phản ánh tổng hợp số phải thu, phải trả theo các Lệnh thanh toán mà ngân hàng thành viên đã gửi đi, nhận về và thể hiện số thực phải trả hoặc được hưởng của từng ngân hàng thành viên. Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử được coi là một loại chứng từ kế toán.
- Khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên: là số dư trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên trực tiếp tại Ngân hàng chủ trì.
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
- Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.
- Giấy cam kết thực hiện các quy định có liên quan khi trở thành Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.
Trường hợp ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì Ngân hàng chủ trì phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
- Khả năng xử lý của Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử và yêu cầu của các ngân hàng thành viên trực tiếp;
- Sự kết nối mạng máy tính của hệ thống thanh toán bù trừ điện tử với các hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng khác có liên quan của các ngân hàng thành viên trực tiếp.
- Xử lý bù trừ đối với các lệnh thanh toán hợp lệ đã nhận được từ các ngân hàng thành viên.
- Lập và gửi Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử để phục vụ cho việc kiểm soát đối chiếu và hạch toán tại Ngân hàng chủ trì và các Ngân hàng thành viên trực tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Xử lý bù trừ điều chỉnh đối với những Lệnh thanh toán của Ngân hàng thành viên trực tiếp đã bổ sung đủ nguồn vốn để bù đắp khoản thiếu hụt trong thanh toán bù trừ điện tử.
- Trả lại hoặc Huỷ bỏ những Lệnh thanh toán vượt quá khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên trực tiếp tại Ngân hàng chủ trì.
- Gửi kết quả quyết toán bù trừ cho các Ngân hàng thành viên trực tiếp.
- Căn cứ kết quả quyết toán bù trừ đã được điều chỉnh, Ngân hàng chủ trì thực hiện việc hạch toán ghi Nợ, ghi Có cho các Ngân hàng thành viên trực tiếp theo số thực phải trả hoặc được hưởng cuối cùng trong Ngày giao dịch. Sau khi quyết toán xong, tài khoản thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì phải hết số dư.
- Kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ theo quy định đối với các Lệnh thanh toán, số phải thu, phải trả hoặc được hưởng cuối cùng trong ngày giao dịch của ngân hàng mình với kết quả quyết toán bù trừ điện tử nhận được trước khi xử lý, hạch toán.
- Nếu khớp đúng thì phải gửi điện xác nhận ngay cho Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử (nếu Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử là một đơn vị độc lập); Trường hợp phát hiện có sai sót, nhầm lẫn thì phải tra soát ngay và có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng chủ trì, Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử và các Ngân hàng thành viên có liên quan để điều chỉnh theo đúng quy định.
- Tại các Ngân hàng thành viên trực tiếp, sau khi hạch toán xong số thực phải trả hoặc được hưởng cuối cùng trong ngày giao dịch theo kết quả quyết toán bù trừ, tài khoản thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên trực tiếp phải hết số dư.
Ngân hàng thành viên trực tiếp phải tổ chức hạch toán trên máy vi tính để đảm bảo phù hợp và đồng bộ với hệ thống thanh toán bù trừ điện tử; thực hiện thanh toán chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán và phải chịu trách nhiệm về những chậm trễ, sai sót khi mình gây ra thiệt hại cho các bên liên quan.
- Lệnh chuyển Nợ có uỷ quyền chỉ được huỷ khi Ngân hàng gửi chưa trả tiền cho khách hàng theo lệnh sai hoặc trả rồi nhưng thu hồi lại được.
- Lệnh chuyển Có chỉ được huỷ khi Ngân hàng nhận chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng khách hàng đã trả lại.
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
- Sử dụng dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử và các dịch vụ có liên quan do Ngân hàng chủ trì hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử quy định và cung cấp.
- Được nhận làm đại diện (uỷ quyền) thanh toán bù trừ điện tử cho Ngân hàng thành viên gián tiếp và thu phí theo quy định hiện hành.
- Từ chối thực hiện đối với các trường hợp: Lệnh thanh toán không hợp lệ, sai địa chỉ; Lệnh chuyển Nợ không có uỷ quyền hoặc quá mức được uỷ quyền; Yêu cầu huỷ Lệnh chuyển Có do tài khoản của người hoặc đơn vị nhận Lệnh thanh toán không có đủ tiền hoặc không thu hồi lại được.
- Đề nghị Ngân hàng chủ trì thông báo số dư và tình hình hoạt động của tài khoản tiền gửi của ngân hàng mình tại Ngân hàng chủ trì.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của Ngân hàng chủ trì hoặc Ngân hàng thành viên khác gây ra cho mình. Mức bồi thường giới hạn trong phạm vi số tiền phải thanh toán cộng với tiền phạt chậm trả tính trên số tiền phải thanh toán nhân với lãi suất phạt chậm trả được áp dụng theo quy định hiện hành.
- Đảm bảo khả năng chi trả để thanh toán kịp thời và đầy đủ các khoản phải trả trong thanh toán bù trừ điện tử của ngân hàng mình (cũng như đối với các ngân hàng thành viên gián tiếp trong trường hợp mình đại diện).
- Nộp đầy đủ và kịp thời các khoản phí trong thanh toán bù trừ điện tử theo quy định.
- Đảm bảo an toàn đối với hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử thuộc phạm vi ngân hàng mình quản lý; Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về truyền, nhận, xử lý dữ liệu và bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.
- Chịu sự kiểm tra do Ngân hàng chủ trì, Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử tiến hành về việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử và các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác và đầy đủ của các Lệnh thanh toán, các bảng kê và chứng từ có liên quan do ngân hàng mình lập.
- Kiểm soát chặt chẽ Lệnh thanh toán, Bảng kết quả thanh toán bù trừ điện tử và các chứng từ có liên quan khác nhận được từ Ngân hàng chủ trì (hoặc Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử) và phải xác nhận lại theo đúng quy định; Trả lại ngay Lệnh thanh toán bị từ chối và nếu có vướng mắc phải đưa ra lý do chính đáng.
- Tra soát Ngân hàng gửi, Ngân hàng chủ trì và Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử khi thấy có sai lầm, nghi ngờ hoặc không rõ ràng trên các Lệnh thanh toán nhận được.
- Xác nhận và trả lời tra soát về Lệnh thanh toán theo yêu cầu của các bên liên quan.
- Hạch toán chính xác, kịp thời và đầy đủ các Lệnh thanh toán hợp lệ nhận được.
- Thông báo ngay cho người hoặc đơn vị được thụ hưởng, đơn vị có nghĩa vụ thanh toán biết về Lệnh thanh toán chuyển đến và kết quả xử lý. Chịu trách nhiệm thanh toán với người hoặc đơn vị nhận kể từ khi chấp nhận Lệnh thanh toán.
- Trong trường hợp đã thanh toán sai hoặc thừa cho người hoặc đơn vị nhận Lệnh thanh toán, khi phát hiện phải thông báo cho người hoặc đơn vị nhận Lệnh thanh toán biết và áp dụng ngay các biện pháp theo quy định để thu hồi lại số tiền đã trả sai hoặc trả thừa.
- Bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vì những sai sót và chậm trễ do mình gây ra. Mức bồi thường đối với khoản chuyển tiền được giới hạn trong số tiền phải trả cộng với số tiền phạt chậm trả theo quy định hiện hành.
- Khi không tham gia thanh toán bù trừ điện tử nữa, Ngân hàng thành viên trực tiếp vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các giao dịch thanh toán bù trừ điện tử do ngân hàng mình đã thực hiện (bao gồm các khoản thanh toán của Ngân hàng thành viên trực tiếp và các khoản thanh toán được uỷ quyền của ngân hàng thành viên gián tiếp) trong thời gian tham gia thanh toán bù trừ điện tử trước đây.
- Xem xét và chấp thuận cho các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước có đủ điều kiện và tiêu chuẩn tham gia thanh toán bù trừ điện tử.
- Thu các khoản phí trong thanh toán bù trừ điện tử theo quy định.
- Quy định về thời gian giao dịch và xử lý kết quả thanh toán bù trừ điện tử.
- Trích tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng thành viên trực tiếp để thanh toán số chênh lệch phải trả theo kết quả thanh toán bù trừ điện tử; áp dụng các biện pháp khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để phòng ngừa và xử lý trường hợp thiếu khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên trực tiếp.
- Trả lại hoặc huỷ bỏ đối với những lệnh thanh toán vượt quá khả năng chi trả của Ngân hàng thành viên trực tiếp tại thời điểm quyết toán bù trừ điện tử.
- Quyết định xử phạt Ngân hàng thành viên trực tiếp vi phạm trong thanh toán bù trừ điện tử theo thẩm quyền do Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Lập đề án tổ chức thực hiện thanh toán bù trừ điện tử; Phổ biến, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử cho các Ngân hàng thành viên trực tiếp.
- Đảm bảo an toàn đối với các máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử thuộc phạm vi Ngân hàng mình quản lý; Thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận và xử lý dữ liệu trong thanh toán bù trừ điện tử.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.
- Tổ chức và hướng dẫn việc kiểm soát, đối chiếu và xử lý, điều chỉnh sai sót trong thanh toán bù trừ điện tử theo đúng quy định.
- Quản lý và giám sát khả năng chi trả của các Ngân hàng thành viên trực tiếp; Hạch toán chính xác, kịp thời và đầy đủ kết quả thanh toán bù trừ điện tử.
- Đề ra biện pháp và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên và đột xuất đối với Trung tâm xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử và các Ngân hàng thành viên trực tiếp trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử; và các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.
- Bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vì những sai sót và chậm trễ do mình gây ra; Mức bồi thường giới hạn trong số tiền phải trả cộng với số tiền phạt chậm trả theo quy định hiện hành.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn đối với hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử; và các quy định về bảo mật trong thanh toán bù trừ điện tử.
- Quy định và hướng dẫn về phương thức truyền, nhận và xử lý dữ liệu giữa bộ phận xử lý kỹ thuật thanh toán bù trừ điện tử với các Ngân hàng thành viên trực tiếp và Ngân hàng chủ trì.
- Bảo đảm việc lưu trữ dữ liệu thanh toán bù trừ điện tử an toàn và đúng thời gian quy định.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của Bảng kết quả thanh toán bù trừ và các chứng từ có liên quan khác do mình lập.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu trong thanh toán bù trừ điện tử theo đúng quy định. Tra soát và trả lời kịp thời tra soát của các Ngân hàng thành viên trực tiếp và Ngân hàng chủ trì về các sai sót, chênh lệch số liệu có liên quan.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các Ngân hàng thành viên trực tiếp trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn đối với hệ thống máy tính, trang thiết bị và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thanh toán bù trừ điện tử.
- Bồi thường thiệt hại hoặc chịu phạt vì những sai sót, chậm trễ do mình gây ra. Mức bồi thường đối với các khoản chuyển tiền được giới hạn trong số tiền phải trả cộng với số tiền phạt chậm trả theo quy định hiện hành.
XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
- Đình chỉ tạm thời: Nếu ngân hàng thành viên trực tiếp vi phạm liên tiếp 3 lần liền về một trong các quy định tại khoản 1 điều này thì sẽ bị đình chỉ tham gia thanh toán bù trừ đện tử liên ngân hàng tạm thời ít nhất trong thời gian 6 tháng để chấn chỉnh. Sau 6 tháng, nếu muốn tiếp tục tham gia thanh toán bù trừ điện tử, Ngân hàng thành viên này phải có văn bản gửi Ngân hàng chủ trì để xem xét.
- Đình chỉ vĩnh viễn: Nếu vi phạm đến lần thứ tư các quy định tại khoản 1 điều này, Ngân hàng thành viên trực tiếp sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn và xoá tên trong danh sách ngân hàng tham gia thanh toán bù trừ điện tử.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Tổng Giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng, Tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện đối với hệ thống của mình theo đúng các quy định của Quy chế này.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây