Chỉ thị 11/CT-NH17 của Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường chỉ đạo công tác thí điểm thành lập Quỹ tín dụng Nhân dân
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 11/CT-NH17
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 11/CT-NH17 |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Hoàng Đình Cầu |
Ngày ban hành: | 04/12/1995 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 11/CT-NH17
CHỈ THỊ
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNH NHÀ NƯỚC SỐ 11 /CT-NH17
NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 1995 VỀ VIỆC
TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Thời gian qua, công tác thí điểm thành lập Quỹ tín dụng Nhân dân theo kế hoạch mở rộng đã được triển khai tích cực và đạt kết quả tốt ở nhiều tỉnh, thành phố. Tính đến 31/10/1995 cả nước có 412 Quỹ tín dụng cơ sở, tăng 233 quỹ so với đầu năm, 5 Quỹ khu vực và Quỹ tín dụng TW đã đi vào hoạt động. 29 trong số 41 tỉnh, thành phố thí điển, trong đó 15 tỉnh, thành phố thí điểm mở rộng đã thành lập QTDND; 13 tỉnh, thành phố có số quỹ tín dụng cơ sở từ 20 đến 57 quỹ; số thành viên và vốn hoạt động của quỹ tín dụng tăng đáng kể so với đầu năm.
Tuy nhiên, việc triển khai thí điểm thành lập QTDND đang nổi lên một số tồn tại, yếu kém cần được nhanh chóng khắc phục. Đáng chú ý nhất là: Tiến độ triển khai chậm ở nhiều tỉnh, thành phố; do chưa được chỉ đạo tích cực và chặt chẽ, hiện tượng vị phạm các quy chế an toàn và chạy theo lợi nhuận xảy ra ở nhiều quỹ; công tác thanh tra, giám sát của NHNN tuy có được tăng cường một bước, nhưng đang là khâu yếu, bất cập hiện nay.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của chương trình thí điểm thành lập QTDND, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng ban Chỉ đạo TW Thí điểm Thành lập QTDND lưu ý Ban Chỉ đạo các cấp và Giám đốc Chi nhánh NHNN có biện pháp thiết thực, triển khai thực hiện tốt công tác thí điểm thành lập QTDND, bảo đảm nội dung, yêu cầu như được đề ra đầu năm; Trước mắt, chú trọng những vấn đề dưới đây:
1. Từng tỉnh, thành phố cần tiến hành việc sơ kết thực hiện chương trình thí điểm thành lập QTDND tại địa phương, đánh giá đúng những mặt đã làm được và những mặt chưa được, nhất là xác định rõ nguyên nhân, qua đó đề ra chương trình công tác và những giải pháp thực hiện trong thời gian tới một cách cụ thể, thiết thực.
- Công tác thí điểm thành lập QTDND phải được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Hội nghị sơ kết cần có thành phần là cấp uỷ, chính quyền huyện, thị thí điểm để quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Ban Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ về công tác này.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo thí điểm các cấp cần thực hiện tốt vai trò của mình theo sự phân công, hoạt động đều tay và được phân công chỉ đạo trên từng lĩnh vực hoặc địa bàn cụ thể.
- Chi nhánh NHNN cần thực hiện tốt vai trò thường trực Ban Chỉ đạo và tham mưu đắc lực cho cấp uỷ, chính quyền bảo đảm triển khai có kết quả chương trình thí điểm tại địa phương; coi đây là trọng điểm công tác trong thời gian trước mắt và vài ba năm tới.
- Quá trình chỉ đạo việc thành lập QTDND thí điểm cần quán triệt phương châm khẩn trương, tích cực nhưng phải bảo đảm an toàn và có hiệu quản. Chỉ cấp giấy phép hoạt động cho những quỹ tín dụng xét thấy đã có đủ điều kiện.
2. Chỉ đạo các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khắc phục kịp thời những sai sót, yếu kém trong quản trị và điều hành, trước hết là những vấn đề dưới đây:
a. Các QTDND cơ sở chỉ cho vay đối với thành viên; Chấm dứt ngay việc cho vay đối với các đối tượng không phải là thành viên. Những trường hợp đã cho vay cần có biện pháp thu hồi. Những cán bộ QTD cố tình vi phạm phải được xử lý.
b. Chấp hành nghiêm túc mức quy định cho vay đối với 1 thành viên tối đa bằng 10% vốn điều lệ của QTD. Trong trường hợp cụ thể, là dự án có hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn đúng hạn, QTD cơ sở phải báo cáo chi nhánh NHNN xin phép xử lý từng lần. Giám đốc chi nhánh NHNN xem xét và quyết định cho phép sau khi thẩm tra thấy có đủ điều kiện và không ảnh hưởng đến việc vay vốn của các thành viên khác.
c. Chỉ đạo việc xử lý các mức lãi suất áp dụng tại các Quỹ tín dụng cơ sở theo hướng giảm lãi suất huy động bằng cách phát huy lợi thế huy động vốn tại chỗ, giảm chi phí, tạo điều kiện cho các thành viên được vay vốn với mức lãi suất hợp lý, khắc phục tình trạng đưa lãi suất huy động và cho vay quá cao ở nhiều quỹ như hiện nay.
- Đồng thời với việc quản lý mức lãi suất cho vay tối đa theo quy định, NHNN chỉ đạo các quỹ tín dụng nhân dân cần giảm bớt mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Trước mắt, do các QTD cơ sở mới đi vào hoạt động, nên được áp dụng mức tối đa là 0,7% tháng đối với nguồn huy động tại chỗ và 0.5% đối với nguồn điều hoà từ Quỹ khu vực, đồng thời có biện pháp giảm thấp hơn mức chênh lệch này càng sớm càng tốt.
- Mức chênh lệch giữa đầu vào, đầu ra áp dụng đối với Quỹ tín dụng khu vực cho vay đối với QTD cơ sở là 0,25% tháng đối với nguồn vốn huy động tại chỗ và 0,15%/tháng đối với nguồn vốn nhận điều hoà từ các quỹ và vay của QTDTW.
d. Chấn chỉnh và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các kiểm soát viên trong từng quỹ tín dụng cơ sở. Đi đôi với việc nhắc nhở trách nhiệm đối với kiểm soát viên, cần tiến hành các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày, giúp các kiểm soát viên nhận thức rõ trách nhiệm và nâng cao năng lực kiểm soát. Những trường hợp không đảm đương được nhiệm vụ phải được thay thế.
3. Khẩn trương ban hành và triển khai cơ chế điều hoà vốn tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố thí điểm ở những nơi chưa thành lập QTD khu vực, không để trở ngại cho việc điều hoà vốn giữa các quỹ cũng như cả hệ thống.
a. Chi nhánh NHNN được giao trách nhiệm thay mặt QTDTW xử lý vấn đề điều hoà vốn tại địa phương, bao gồm: Vốn điều hoà giữa các quỹ trong tỉnh, thành phố và vốn nhận vay của QTDTW.
b. Giám đốc chi nhánh NHNN quyết định mức lãi suất điều hoà từ nguồn tại chỗ theo nguyên tắc không bị thua lỗ. Trường hợp nhận vay của QTDTW hoặc có nguồn vốn thừa cho vay đối với Quỹ trung ương phải tôn trọng mức lãi xuất so QTDTW công bố.
c. Nghiệp vụ điều hoà được hạch toán vào 1 tài khoản thích hợp theo quy định; Đồng thời mở các tài khoản ngoại bảng để hạch toán, theo dõi những nghiệp vụ phát sinh do thực hiện vai trò điều hoà.
d. Giám đốc chi nhánh NHNN triển khai nghiệp vụ điều hoà này tại địa phương và có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định, cho vay có hiệu quả và thu hồi vốn, lãi đúng hạn để trả cho các quỹ cho vay và QTDTW.
4. Trong điều kiện đã có Quỹ trung ương đi vào hoạt động, chi nhánh NHNN không tiếp tục cho vay bổ xung vốn hoạt động cho các quỹ cơ sở như trước đây. Nguồn vốn 7 tỷ đồng được phân bổ đều cho 14 tỉnh thí điểm đợt đầu, chi nhánh NHNN tiếp tục thu nợ để hoàn lại vốn cho NHNN. Các QTDND cơ sở có nhu cầu bổ xung vốn tín dụng đều thực hiện trong hệ thống của mình qua QTD khu vực (hoặc quỹ điều hoà tại chi nhánh NHNN nơi chưa có quỹ khu vực) và sẽ được xử lý từ nguồn tại chỗ hoặc vay tại QTDTW.
Ngân hàng Nhà nước Trung ương sẽ trực tiếp cho vay đối với QTDTW trong trường hợp cần thiết, để QTW cho vay lại trong hệ thống.
5. Tăng cường cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đối với hệ thống QTDND, đáp ứng nhiệm vụ quan trọng này của Ngân hàng Nhà nước các cấp.
a. Các QTDND được thành lập phải được thanh tra, giám sát thường xuyên, ngay từ đầu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm, xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm nguyên tắc chế độ;
b. Bảo đảm bố trí đủ cán bộ của Vụ quản lý các tổ chức tín dụng nhân dân, tăng cường các phương tiện cần thiết theo yêu cầu thanh tra, giám sát;
c. Bố trí đủ cán bộ cho Phòng quản lý các tổ chức tín dụng nhân dân phù hợp với nhiệm vụ từng địa phương, theo yêu cầu thanh tra, giám sát và chỉ đạo đối với tất cả các quỹ.
Giám đốc chi nhanh NHNN cần bố trí trước hết từ nguồn tại chỗ, trường hợp tăng biên chế, chủ yếu đáp ứng yêu cầu này;
d. Nghiên cứu kinh nghiệm của Hà Tây, nếu thấy cần thiết và có hiệu quả có thể cho phép bố trí cán bộ thường trú tại từng huyện thí điểm QTDND;
e. Có kế hoạch đào tạo đối với cán bộ làm công tác quản lý các tổ chức tín dụng nhân dân, bảo đảm cho mỗi cán bộ thông thạo về nghiệp vụ ngân hàng và am hiểu về QTDND;
g. Giao Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo phối hợp Vụ quản lý các tổ chức tín dụng nhân dân để triển khai nhanh nhất những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo yêu cầu thanh tra, giám sát và chỉ đạo đối với hệ thống QTDND, kể cả những chính sách cần vận dụng để khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ được giao thực hiện những nhiệm vụ này.
Trên đây là những vấn đề quan trọng, cấp thiết nhằm bảo đảm yêu cầu triển khai thành lập QTDND trong thời gian trước mắt. Thống đốc NHNN lưu ý thủ trưởng các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc những vấn đề được để ra tại Chỉ thị này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây