Thông tư 3055-TT/SHCN của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/CP ngày 24/10/96 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp

thuộc tính Thông tư 3055-TT/SHCN

Thông tư 3055-TT/SHCN của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/CP ngày 24/10/96 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3055-TT/SHCN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành:31/12/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 3055/TT-SHCN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

VÀ MỘT SỐ THỦ TỤC KHÁC TRONG NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/CP NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 1996 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT

VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp;

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Thông tư này nhằm quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện thủ tục làm, nộp, xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, thủ tục phê duyệt, đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, thủ tục xem xét đơn đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện, thủ tục sửa đổi, gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ, thủ tục xử lý đơn đăng ký quốc tế về sáng chế, giải pháp hữu ích theo Hiệp ước PCT và đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá theo Thảo ước madrid và thủ túc cấp Giấy phép đại diện sở hữu công nghiệp.

1. Các thuật ngữ
1.1. Các thuật ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:
- "Nghị định" dùng để chỉ Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp;
- "Đơn" dùng để chỉ đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ;
- "Đơn sáng chế", "Đơn giải pháp hữu ích", "Đơn kiểu dáng công nghiệp", "Đơn nhãn hiệu", "Đơn tên gọi xuất xứ" tương ứng dùng để chỉ đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế, đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá;
- "Đơn quốc tế" dùng để chỉ đơn đăng ký quốc tế về sáng chế, giải pháp hữu ích nộp theo Hiệp ước PCT;
- "Đơn đăng ký quốc tế" dùng để chỉ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá nộp theo Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá;
- "Nhãn hiệu" dùng để chỉ "Nhãn hiệu hàng hoá" theo Điều 2 Nghị định;
- "Chủ thể đứng tên tài liệu" là cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức đã làm ra hoặc ban hành hoặc ký thừa nhận giá trị hiệu lực của tài liệu.
1.2. Các thuật ngữ khác được hiểu theo Nghị định.
2. Xác nhận tài liệu
2.1. Xác nhận chữ ký
Trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, thực thi, chuyển giao... quyền sở hữu công nghiệp quy định trong Thông tư này, chữ ký của người đứng tên các giấy tờ, tài liệu giao dịch với các cơ quan có thẩm quyền đều phải được xác nhận rằng đó là của chính người đứng tên tài liệu và trong trường hợp người ký là người đại diện cho chủ thể đứng tên tài liệu, phải được xác nhận rằng người ký là người có thẩm quyền đại diện cho chủ thể đứng tên tài liệu, theo quy định sau đây:
(i) Đối với chủ thể có con dấu hợp pháp, việc xác nhận chữ ký được thực hiện bằng cách đóng dấu của chủ thể lên chữ ký;
(ii) Đối với chủ thể Việt Nam không có con dấu hợp pháp, việc xác nhận chữ ký phải được thực hiện tại Cơ quan công chứng Nhà nước, hoặc tại Cơ quan chính quyền địa phương nơi chủ thể cư trú hoặc có trụ sở;
(iii) Đối với chủ thể nước ngoài không có con dấu hợp pháp, việc xác nhận chữ ký phải được thực hiện tại Cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền tương đương.
2.2. Xác nhận bản sao
a. Mọi tài liệu là bản sao bằng bất kỳ cách sao nào đều phải được xác nhận là sao y từ bản gốc theo quy định ở đoạn b) sau đây thì mới được sử dụng làm tài liệu chính thức trong quá trình tiến hành các thủ tục liên quan về sở công nghiệp tại các cơ quan có thẩm quyền.
b. Tài liệu được thừa nhận là sao y từ bản gốc nếu trên bản sao có xác nhận sao y của một trong các cơ quan sau đây: (i) công chứng, (ii) Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền, (iii) cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đã làm ra tài liệu gốc; và, nếu bản sao có nhiều trang, phải xác nhận từng trang hoặc các trang phải được giáp lai.
2.3. Xác nhận bản dịch
a. Mọi bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu đều phải được xác nhận là được dịch nguyên văn từ bản gốc theo đoạn b) sau đây thì mới được sử dụng làm tài liệu chính thức trong quá trình tiến hành các thủ tục liên quan về sở hữu công nghiệp trước các cơ quan có thẩm quyền.
b. Việc xác nhận bản dịch có thể được tiến hành theo mốt trong các cách sau đây: (i) công chứng; (ii) xác nhận của chính chủ thể đứng tên tài liệu gốc; (iii) xác nhận của tất cả các bên tham gia hợp đồng hoặc thoả thuận (nếu tài liệu gốc là hợp đồng hoặc thoả thuận); (iv) thừa nhận của chính cơ quan có thẩm quyền sử dụng bản dịch đó trong quá trình tiến hành thủ tục liên quan.
3. Người nhân danh chủ thể tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp
3.1. Chỉ những người quy định tại các điểm 3.2 và 3.3 sau đây mới được nhân danh chủ thể tiến hành các công việc nộp Đơn, bổ sung, sửa chữa tài liệu của Đơn; tiếp nhận và trả lời các ý kiến của Cục Sở hữu công nghiệp liên quan đến Đơn; quyết định tiếp tục hay đình chỉ quá trình yêu cầu bảo hộ; tiếp nhận Văn bằng bảo hộ; thực hiện việc duy trì, sửa đổi, gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ cũng như các thủ tục khác về sở hữu công nghiệp trước Cục Sở hữu công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền.
Cục Sở hữu công nghiệp chỉ được phép giao dịch với những người nói trên và giao dịch đó được coi là giao dịch chính thức với chủ thể.
3.2. Đối với các chủ thể có quyền trực tiếp tiến hành việc nộp Đơn và các thủ tục có liên quan quy định tại các khoản 2 và 3.a) Điều 15 Nghị định, những người sau đây được phép nhân danh chủ thể tiến hành các công việc nêu tại điểm 3.1 trên đây:
(i) Chính cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó (đối với chủ thể là cá nhân);
(ii) Người đại diện theo pháp luật của chủ thể; cá nhân là thành viên của chủ thể được người đại diện theo pháp luật của chủ thể uỷ quyền đại diện; người đứng đầu Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh của chủ thể, được người đại diện theo pháp luật của chủ thể uỷ quyền đại diện (đối với chủ thể là pháp nhân hoặc chủ thể khác);
(iii) Người đứng đầu Văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ thể nước ngoài, được chủ thể đó uỷ quyền đại diện; người được đại diện theo phấp luật của doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam, có 100% vốn đầu tư của chủ thể nước ngoài, được chủ thể đó uỷ quyền đại diện;
(iv) Người đáp ứng một trong các điều kiện nêu tại các đoạn (i), (ii), (iii) trên đây là một trong các cá nhân hoặc thuộc một trong các pháp nhân hoặc chủ thể khác - nếu chủ thể bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác và nếu người đó được tất cả các cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác uỷ quyền đại diện.
3.3. Đối với các chủ thể chỉ được phép tiến hành việc nộp Đơn và các thủ tục liên quan bằng cách thông qua Tổ chức dịch vụ Đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 3.b. Điều 15 Nghị định cũng như đối với mọi chủ thể khác thực hiện các thủ tục nói trên thông qua Tổ chức dịch vụ Đại diện sở hữu công nghiệp, chỉ những người được cấp Thẻ người đại diện sở hữu công nghiệp thuộc Tổ chức dịch vụ Đại diện sở hữu công nghiệp có Giấy uỷ quyền của chủ thể mới được phép tiến hành các công việc nêu tại điểm 3.1 trên đây.
4. Uỷ quyền tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp
4.1. Mọi sự uỷ quyền tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp đều phải được thể hiện thành văn bản (Giấy uỷ quyền), trong đó phải gồm các nội dung sau đây:
(i) Tên (họ tên), địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, số fax (nếu có) của Bên uỷ quyền; (ii) Tên (họ tên), địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, số fax (nếu có) của Bên được uỷ quyền; (iii) phạm vi uỷ quyền (những công việc mà Bên được uỷ quyền thực hiện nhân danh Bên uỷ quyền; (iv) thời hạn uỷ quyền; (v) nơi lập, ngày lập Giấy uỷ quyền; (vi) chữ ký của người lập Giấy uỷ quyền (được xác nhận theo quy định về xác nhận chữ ký).
4.2. Bên được uỷ quyền phải là cá nhân hoặc tổ chức được phép thực hiện các thủ tục về sở hữu công nghiệp quy định tại các điểm 3.2 (ii), (iii), (iv), và 3.3 Thông tư này.
4.3. Mọi sự thay đổi về phạm vi uỷ quyền và chấm dứt uỷ quyền trước thời hạn đều phải được thông báo cho Cục Sở hữu công nghiệp bằng văn bản.
4.4. Nếu Giấy uỷ quyền có phạm vi uỷ quyền gồm nhiều thủ tục độc lập với nhau thì Bên được uỷ quyền có thể nộp bản sao Giấy uỷ quyền, với điều kiện đã nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp bản gốc Giấy uỷ quyền và chỉ ra số và ngày nộp Hồ sơ có bản gốc Giấy uỷ quyền đó.
CHƯƠNG 2
ĐƠN VÀ XỬ LÝ ĐƠN
5. Các yêu cầu chung đối với Đơn
5.1. Đơn phải bảo đảm tính thống nhất quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định và phải đáp ứng các yêu cầu chung về hình thức nêu tại điểm 5.2 sau đây.
5.2. Đơn phải đáp ứng các yêu cầu chung về hình thức như sau:
(i) Mỗi Đơn chỉ được yêu cầu cấp một Văn bằng bảo hộ, loại Văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong Đơn;
(ii) Mọi tài liệu của Đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu có thể được trình bày bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 5.3 sau đây;
(iii) Mọi tài liệu của Đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu được đưa thêm vào Đơn với lý do cần thiết để bổ trợ hoặc minh hoạ thêm mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào Đơn, do đó có thể được trình bày một cách khác;
(iv) Nếu loại tài liệu nào cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó bằng cách điền vào những chỗ thích hợp dành riêng;
(v) Mỗi loại tài liệu phải bao gồm đủ số lượng bản theo yêu cầu; nếu một loại tài liệu bao gồm nhiều trang thì tại giữa đầu mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số ả rập;
(vi) Các tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa.
5.3. Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt nhưng phải được dịch ra tiếng Việt:
(i) Giấy uỷ quyền (nếu có);
(ii) Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả chuyển giao Đơn đã nộp; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động...);
(iii) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu Đơn có yêu cầu quyền ưu tiên và quyền đó được thụ hưởng từ người khác);
(iv) Các tài liệu liên quan nhằm chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên (đơn đầu tiên, chứng nhận trưng bày tại triển lãm...);
(v) Các tài liệu gốc hoặc sao từ bản gốc mà người nộp đơn đưa vào Đơn để bổ trợ cho Đơn.
6. Các yêu cầu đối với Đơn sáng chế/giải pháp hữu ích
Ngoài các yêu cầu chung nêu tại điểm 5 Thông tư này, đơn sáng chế/giải pháp hữu ích phải được đáp ứng các yêu cầu quy định trong điểm này.
6.1. Đơn phải bao gồm các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích, làm theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm 3 bản;
(ii) Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích (sau đây gọi tắt là Bản mô tả), gồm 3 bản;
(iii) Yêu cầu bảo hộ, gồm 3 bản;
(iv) Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán... (nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong Bản mô tả, gồm 3 bản;
(v) Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích, gồm 3 bản;
(vi) Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyên giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động...), gồm 1 bản;
(vii) Giấy uỷ quyền (nếu cần), gồm một bản;
(viii) Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong Đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm 1 bản;
(ix) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơn, gồm 1 bản.
6.2. Các tài liệu nêu tại điểm 6.1 trên đây phải được nộp đồng thời. Riêng các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp Đơn:
(i) Bản tiếng Việt của tài liệu 6.1 (ii), 6.1 (iii) và 6.1 (v), nếu trong Đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của các tài liệu đó;
(ii) Bản gốc của tài liệu 6.1 (vii) nếu trong Đơn đã có bản sao;
(iii) Tài liệu 6.1 (viii), kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
6.3. Bản mô tả phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Trong Bản mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó.
Bản mô tả phải làm rõ được tính mới, trình độ sáng tạo (nếu đối tượng cần bảo hộ là sáng chế) và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.
Bản mô tả phải bao gồm các nội dung sau đây:
(i) chỉ số phân loại sáng chế quốc tế (theo thoả ước Strasbourg),
(ii) Tên giải pháp kỹ thuật,
(iii) Lĩnh vực trong đó giải pháp kỹ thuật được sử dụng hoặc liên quan,
(iv) Tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn (các giải pháp kỹ thuật đã biết), (v) Bản chất của giải pháp kỹ thuật,
(vi) Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có),
(vii) Ví dụ thực hiện giải pháp kỹ thuật,
(viii) Những lợi ích có thể đạt được (hiệu quả của giải pháp kỹ thuật).
6.4. Yêu cầu bảo hộ nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ.
6.5. Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích để công bố một cách vắn tắt về bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích. Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin.
6.6. Yêu cầu về hình thức, nội dung Bản mô tả, Bản vẽ, Yêu cầu bảo hộ, Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích và các tài liệu khác của Đơn sáng chế/giải pháp hữu ích do Cục Sở hữu công nghiệp quy định.
7. Các yêu cầu đối với Đơn kiểu dáng công nghiệp
Ngoài các yêu cầu chung tại điểm 5 Thông tư này, Đơn kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng yêu cầu quy định trong điểm này.
7.1. Đơn phải bao gồm các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, làm theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm 3 bản;
(ii) Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, gồm 3 bản;
(iii) Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp, gồm 6 bộ; (iv) Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm 1 bản;
(v) Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm 1 bản;
(vi) Giấy uỷ quyền (nếu cần);
(vii) Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm nếu trong Đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm 1 bản;
(viii) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơn, gồm 1 bản.
7.2. Các tài liệu nêu tại điểm 7.1 trên đây phải nộp đồng thời. Riêng các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp Đơn:
(i) Bản tiếng Việt của tài liệu 7.1 (ii), nếu trong Đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
(ii) Tài liệu 7.1 (v);
(iii) Bản gốc của tài liệu 7.1 (vi), nếu trong Đơn đã có bản sao;
(iv) Tài liệu 7.1 (vii), kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
7.3. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hay bản vẽ và bao gồm các nội dung:
(i) Tên kiểu dáng công nghiệp,
(ii) Chỉ số phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp (theo Thoả ước Locarno),
(iii) Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp,
(iv) Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết,
(v) Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ,
(vi) Bản chất của kiểu dáng công nghiệp, trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
7.4. Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó.
ảnh chụp/bản vẽ phải rõ ràng và sắc nét, không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.
Tất cả các ảnh chụp/bản vẽ phải theo cùng một tỷ lệ. Kích thước mỗi tấm ảnh chụp không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 210mm x 297mm.
7.5. Yêu cầu đối với Bản mô tả và Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp quy định.
8. Các yêu cầu đối với Đơn nhãn hiệu
Ngoài các yêu cầu chung quy định tại điểm 5 Thông tư này, đơn nhãn hiệu phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm này.
8.1 Đơn phải bao gồm các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trên đó có gắn mẫu nhãn hiệu, làm theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm 3 bản;
(ii) Quy chế sử dụng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, gồm 1 bản;
(iii) Mẫu nhãn hiệu, gồm 15 bản;
(iv) Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh v.v...), gồm 1 bản;
(v)) Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả Đơn đã nộp; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động...), gồm 1 bản;
(vi) Giấy uỷ quyền (nếu cần);
(vii) Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong Đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm 1 bản;
(viii) Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu nhãn hiệu chứa đựng các thông tin đó, gồm 1 bản;
(ix) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng... quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 Nghị định, gồm 1 bản;
(x) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn, gồm 1 bản.
8.2. Các tài liệu trên phải nộp đồng thời. Riêng các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp Đơn:
(i) Bản gốc tài liệu 8.1 (vi), nếu trong Đơn đã có bản sao;
(ii) Tài liệu 8.1 (vii), kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
8.3. Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.
Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ảrập hoặc chữ số Lamã thì phải dịch ra chữ số ảrập.
Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.
8.4. Danh mục các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm dịch vụ được phép kinh doanh như đã nêu trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế các sản phẩm, dịch vụ (theo Thoả ước Nixơ).
8.5. Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các mẫu nhãn hiệu khác phải được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ 80mm x 80mm và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15mm.
Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
9. Các yêu cầu đối với Đơn tên gọi xuất xứ.
Ngoài các yêu cầu chung quy định tại điểm 5 Thông tư này, Đơn tên gọi xuất xứ phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm này.
9.1. Đơn phải bao gồm các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, làm theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm 3 bản;
(ii) Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh v.v...), gồm 1 bản;
(iii) Bản thuyết minh về đặc thù chất lượng của sản phẩm mang tên gọi xuất xứ hàng hoá, trong đó có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gồm 1 bản;
(iv) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền rằng sản phẩm do người nộp đơn sản xuất hoặc kinh doanh thương mại có tính chất, chất lượng đặc thù và được sản xuất tại vùng lãnh thổ tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hoá đó (phù hợp với thuyết minh trong tài liệu (iii)), gồm 1 bản;
(v) Bản sao Văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá do nước xuất xứ cấp, hoặc tài liệu của nước xuất xứ xác nhận quyền của người nộp đơn được sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ tại nước xuất xứ (nếu tên gọi xuất xứ hàng hoá có nguồn gốc nước ngoài), gồm 1 bản;
(vi) Bản đồ mô tả phạm vi lãnh thổ tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hoá trong đó có chỉ dẫn địa điểm sản xuất, kinh doanh của người nộp đơn, gồm 1 bản;
(vii) Giấy uỷ quyền (nếu cần), gồm 1 bản;
(viii) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn, gồm 1 bản.
Nếu người nộp đơn chỉ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá đối với một tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng bạ từ trước thì trong Đơn không cần có các tài liệu (iii) và (vi). Nếu tên gọi xuất xứ hàng hoá có nguồn gốc nước ngoài thì trong Đơn không cần có các tài liệu (ii); (iii); (vi).
9.2. Các tài liệu phải nộp đồng thời. Riêng bản gốc của tài liệu 9.1 (vii) có thể nộp trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp đơn nếu trong Đơn đã có bản sao.
9.3. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chất đặc thù của loại sản phẩm mang tên gọi xuất xứ và xác nhận rằng sản phẩm do người nộp đơn sản xuất ra mang tính chất đặc thù đó là các cơ quan quản lý chất lượng hàng hoá của Trung ương hoặc của địa phương nơi có tên gọi xuất xứ hàng hoá.
10. Nộp đơn
Đơn có thể được nộp tại Cục Sở hữu công nghiệp hoặc tại bất kỳ địa điểm tiếp nhận Đơn nào khác do Cục Sở hữu công nghiệp thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi bằng hình thức bảo đảm qua Bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên.
11. Tiếp nhận Đơn
11.1. Khi nhận được Đơn, Cục Sở hữu công nghiệp phải thực hiện những công việc sau đây:
(i) Kiểm tra lại danh mục các tài liệu ghi trong Tờ khai;
(ii) Đóng dấu xác nhận ngày Đơn đến Cục Sở hữu công nghiệp và Tờ khai;
(iii) Ghi nhận những sai khác giữa danh mục tài liệu ghi trong Tờ khai và số tài liệu thực có trong Đơn;
(iv) Sơ bộ kiểm tra Đơn để kết luận có tiếp nhận Đơn hay không theo điểm 11.2. sau đây;
(v) Gửi cho người nộp đơn một Tờ khai đã đóng dấu xác nhận ngày Đơn đến, số đơn và có ghi kết quả kiểm tra danh mục tài liệu, có họ tên, chữ ký của cán bộ nhận Đơn; (Tờ khai nói trên thay cho Giấy biên nhận Đơn).
11.2. Cục Sở hữu công nghiệp không tiếp nhận Đơn nếu thấy Đơn có một trong các thiếu sót sau đây:
(i) Đơn thiếu một trong các loại tài liệu bắt buộc phải có sau đây: Tờ khai, trong đó phải có mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, dịch vụ (đối với Đơn nhãn hiệu), tên gọi xuất xứ hàng hoá và loại hàng hoá (đối với Đơn tên gọi xuất xứ), Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích, Yêu cầu bảo hộ (đối với Đơn sáng chế/giải pháp hữu ích), Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (đối với Đơn kiểu dáng công nghiệp), Giấy uỷ quyền (đối với Đơn cần có Giấy uỷ quyền), chứng từ nộp lệ phí;
(ii) Hình thức bảo hộ (loại Văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp) không phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong Đơn;
(iii) Tờ khai không có chữ ký hoặc/và bị tẩy xoá, sửa chữa nghiêm trọng.
11.3. Trường hợp Đơn không được tiếp nhận, Cục Sở hữu công nghiệp phải thông báo cho người nộp đơn lý do không tiếp nhận Đơn. Đối với Đơn nộp qua bưu điện, Cục Sở hữu công nghiệp phải thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Đơn đến; Cục Sở hữu công nghiệp không phải gửi trả lại cho người nộp đơn các tài liệu Đơn, nhưng phải hoàn trả lệ phí đã nộp theo Đơn không được tiếp nhận sau khi đã khấu trừ các chi phí cho việc gửi trả tiền đó.
12. Xử lý hồ sơ của Đơn đã tiếp nhận
Sau khi tiếp nhận, Đơn được xử lý như sau:
Một bộ tài liệu gồm các tài liệu cần thiết được tách ra để lưu giữ tình trạng ban đầu của Đơn (gọi là "Bộ hồ sơ" của Đơn);
Các tài liệu còn lại gộp thành bộ tài liệu dùng để xét nghiệm theo các quy định của Thông tư này.
13. Xét nghiệm hình thức
13.1. Sau khi được xử lý theo điểm 12 Thông tư này, Đơn được xét nghiệm hình thức theo các quy định tại điểm này.
13.2. Đơn vị coi là không hợp lệ nếu có một trong các thiếu sót sau đây:
(i) Đơn được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại điểm 5.3 Thông tư này;
(ii) Trong Tờ khai không có đủ thông tin về tác giả (đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp), về người nộp đơn, người nộp đơn không ký tên, hoặc chữ ký không được xác nhận, các thông tin về người đại diện bị tẩy xoá.
(iii) Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có quyền nộp đơn;
(iv) Đơn được nộp trái với quy định tại Điều 15 Nghị định;
(v) Bản mô tả, Bản tóm tắt, Yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp làm bằng tiếng Anh/Pháp/Nga mà người nộp đơn không bổ sung bản tiếng Việt trong thời hạn theo quy định tại điểm 6.2 và 7.2 Thông tư này;
(vi) Giấy uỷ quyền chỉ là bản sao mà không bổ sung bản gốc trong thời hạn quy định tại điểm 6.2, 7.2, 8.2 và 9.2 Thông tư này;
(vii) Đơn còn có các thiếu sót nêu tại điểm 13.3 sau đây ảnh hưởng đến tính hợp lệ của đơn và mặc dù đã được Cục Sở hữu công nghiệp yêu cầu sửa chữa, người nộp đơn vẫn không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu;
(viii) Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 4, khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 Nghị định;
13.3. Xử lý các thiếu sót của Đơn trong giai đoạn xét nghiệm hình thức
Nếu Đơn có các thiếu sót sau đây, Cục Sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn và trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày thông báo, người nộp phải sửa chữa các thiếu sót đó:
(i) Không đủ số lượng của một trong số các tài liệu bắt buộc phải có;
(ii) Đơn không thoả mãn tính thống nhất;
(iii) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức trình bày;
(iv) Đơn nhãn hiệu không ghi rõ loại nhãn hiệu được đăng ký, thiếu phần mô tả nhãn hiệu, danh mục sản phẩm không được phân nhóm hoặc phân nhóm không đúng;
(v) Các thông tin về người nộp đơn ở các tài liệu không thống nhất với nhau hoặc bị tẩy xoá;
(vi) Chưa nộp đủ lệ phí nộp đơn.
13.4. Người nộp đơn có thể chủ động sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong Đơn nhưng không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong Đơn và phải nộp lệ phí theo quy định. Nếu việc sửa chữa làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.
13.5. Xác định ngày nộp đơn hợp lệ
Ngày nộp đơn hợp lệ được xác định như sau:
(i) Đối với Đơn không có các thiếu sót quy định tại điểm 13.2 trên đây, ngày nộp đơn hợp lệ là ngày Đơn đến Cục Sở hữu công nghiệp ghi trong Dấu nhận đơn trên Tờ khai;
(ii) Đối với đơn có các thiếu sót quy định tại điểm 13.3 trên đây, và các thiếu sót đã được sửa chữa trong thời hạn tương ứng, ngày nộp đơn hợp lệ là ngày Đơn đến Cục Sở hữu công nghiệp ghi trong Dấu nhận đơn. Nếu các thiếu sót được sửa chữa muộn hơn thời hạn đó thì ngày nộp đơn hợp lệ là ngày thiếu sót được sửa chữa xong để Đơn trở thành hợp lệ.
13.6. Xác định ngày ưu tiên
Ngày ưu tiên của Đơn được xác định như sau:
Nếu Đơn không có yêu cầu quyền ưu tiên, ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ;
Nếu đơn có yêu cầu quyền ưu tiên, ngày ưu tiên là ngày nêu trong yêu cầu nói trên và được Cục Sở hữu công nghiệp chấp thuận.
13.7. Kết quả xét nghiệm hình thức đơn được Cục Sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn theo quy định sau đây:
(i) Nếu Đơn được coi là hợp lệ, Cục Sở hữu công nghiệp gửi người nộp đơn Thông báo chấp nhận đơn, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ người nộp đơn; tên Tổ chức dịch vụ Đại diện sở hữu công nghiệp (nếu Đơn được nộp thông qua Tổ chức đó); tên đối tượng nêu trong Đơn, ngày nộp đơn hợp lệ, ngày ưu tiên; số đơn; các thiếu sót còn có mà người nộp đơn tiếp tục phải sửa chữa và thời hạn sửa chữa các thiếu sót đó. Quá thời hạn này mà người nộp đơn không sửa chữa thì Đơn sẽ không được tiếp tục xem xét;
(ii) Nếu Đơn bị coi là không hợp lệ, Cục Sở hữu công nghiệp gửi cho người nộp đơn Thông báo từ chối chấp nhận đơn, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ người nộp đơn, tên Tổ chức dịch vụ Đại diện sở hữu công nghiệp (nếu Đơn được nộp thông qua Tổ chức đó); ngày Đơn đến Cục Sở hữu công nghiệp, tên đối tượng nêu trong Đơn; lý do từ chối chấp nhận Đơn (lý do để Đơn bị coi là không hợp lệ);
(iii) Nếu Đơn còn có thiết sót nêu tại điểm 13.3 trên đây, Cục Sở hữu công nghiệp gửi cho người nộp đơn Thông báo kết quả xét nghiệm hình thức Đơn, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ người nộp đơn, tên Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp (nếu Đơn được nộp thông qua tổ chức đó), ngày Đơn đến Cục Sở hữu công nghiệp; tên đối tượng nêu trong Đơn, các thiếu sót cần phải sửa chữa và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót.
13.8. Thời hạn xét nghiệm hình thức là 3 tháng tính từ ngày Đơn đến Cục Sở hữu công nghiệp ghi trên Dấu nhận đơn; riêng đối với Đơn có tài liệu nộp muộn theo quy định tại điểm 6.2, 7.2, 8.2, 9.2 thời hạn xét nghiệm hình thức là 3 tháng tính từ ngày bổ sung đủ các tài liệu đó. Trước ngày kết thúc thời hạn nói trên, Cục Sở hữu công nghiệp phải xét nghiệm xong về mặt hình thức và phải có thông báo cho người nộp đơn theo quy định tại điểm 13.7 trên đây.
14. Công bố đơn hợp lệ
14.1. Mọi Đơn sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu công nghiệp công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo thời hạn quy định sau đây:
a. Đơn sáng chế, giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ 19 tính từ ngày ưu tiên, trừ trường hợp được quy định tại các điểm b), c), d) sau đây;
b. Trong trương hợp có yêu cầu công bố sớm, Đơn sẽ được công bố trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày Cục Sở hữu công nghiệp nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc theo thời hạn muộn hơn ghi trong yêu cầu;
c. Đối với Đơn sáng chế, giải pháp hữu ích, nếu có văn bản yêu cầu xét nghiệm nội dung nộp trước ngày các Đơn này được chấp nhận hợp lệ, Đơn sẽ được công bố trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày Đơn được chấp nhận hợp lệ;
d. Đối với Đơn sáng chế, giải pháp hữu ích, nếu có văn bản yêu cầu xét nghiệm nội dung nộp sau ngày các Đơn này được chấp nhận hợp lệ nhưng trước khi kết thúc thời hạn 18 tháng tính từ ngày ưu tiên, Đơn sẽ được công bố trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu công nghiệp nhận được yêu cầu xét nghiệm nội dung;
e. Đơn quốc tế và Đơn kiểu dáng công nghiệp được công bố trong tháng thứ 2 tính từ ngày chấp nhận Đơn hợp lệ, trừ trường hợp quy định tại điểm b) trên đây.
14.2. Các thông tin liên quan đến Đơn hợp lệ được công bố trên Công báo gồm: tất cả các thông tin về Đơn hợp lệ ghi trong Thông báo chấp nhận đơn trừ thông tin về các thiếu sót còn phải sửa chữa; Tóm tắt sáng chế, giải pháp hữu ích có kèm theo hình vẽ nếu cần; một hoặc một số hình vẽ, ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp.
14.3. Mọi người đều có thể tiếp cận với các thông tin chi tiết hơn về bản chất đối tượng nêu trong Đơn được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, hoặc yêu cầu Cục Sở hữu công nghiệp cung cấp các thông tin đó và người yêu cầu cung cấp thông tin phải nộp phí cung cấp  thông tin theo quy định.
15. Yêu cầu xét nghiệm nội dung sáng chế, giải pháp hữu ích.
15.1. Trong thời hạn 42 tháng tính từ ngày ưu tiên của Đơn sáng chế, 36 tháng từ ngày ưu tiên của Đơn giải pháp hữu ích, người nộp đơn hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu Cục Sở hữu công nghiệp tiến hành xét nghiệm nội dung sáng chế, giải pháp hữu ích tương ứng.
Người yêu cầu xét nghiệm nội dung sáng chế, giải pháp hữu ích phải nộp lệ phí theo quy định.
15.2. Yêu cầu xét nghiệm nội dung sáng chế, giải pháp hữu ích sau khi công bố Đơn được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xét nghiệm, và được thông báo cho người nộp đơn.
Yêu cầu xét nghiệm nội dung sáng chế, giải pháp hữu ích nộp trước khi công bố Đơn được công bố cùng với Đơn tương ứng theo điểm 14.1c), d) Thông tư này.
15.3. Trừ trường hợp yêu cầu xét nghiệm nội dung được chính người nộp đơn ghi trong Tờ khai, yêu cầu xét nghiệm nội dung sáng chế, giải pháp hữu ích phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ người yêu cầu; số đơn và ngày nộp Đơn sáng chế, giải pháp hữu ích cần phải xét nghiệm nội dung; tên, địa chỉ người nộp đơn, tên sáng chế, giải pháp hữu ích tương ứng và phải có kèm theo biên lai hoặc chứng từ xác nhận việc nộp lệ phí yêu cầu xét nghiệm.
16. Xét nghiệm nội dung Đơn
16.1. Việc xét nghiệm nội dung Đơn được Cục Sở hữu công nghiệp tiến hành theo quy định tại điểm này đối với:
(i) Tất cả các Đơn nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ nếu các Đơn đó đã được chấp nhận hợp lệ và người nộp đơn lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định, và
(ii) Tất cả các Đơn đăng ký quốc tế, và
(iii) Những Đơn sáng chế, giải pháp hữu ích, kể cả Đơn quốc tế, đã được chấp nhận hợp lệ và có yêu cầu xét nghiệm nội dung được nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp trong thời hạn quy định tại điểm 15 Thông tư này.
16.2. Mục đích của việc xét nghiệm nội dung Đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong Đơn theo các tiêu chuẩn bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.
16.3. Trong thời hạn xét nghiệm nội dung Đơn, Cục Sở hữu công nghiệp phải gửi Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cho người nộp đơn và cho người yêu cầu xét nghiệm nội dung theo quy định sau đây:
a. Nếu đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, trong Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung phải nêu rõ lý do dự định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ và ấn định thời hạn 2 tháng tính từ ngày thông báo để người nộp đơn có ý kiến;
b. Nếu đối tượng sở hữu công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhưng phạm vi (khối lượng) bảo hộ phải thu hẹp hoặc Đơn còn có các thiếu sót thì trong Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung phải nêu rõ điều đó và ấn định thời hạn 2 tháng tính từ ngày thông báo để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót;
c. Nếu đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả trường hợp nêu tại điểm b) trên đây, trong Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cần yêu cầu người nộp đơn nộp lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ, lệ phí đăng bạ và cấp Văn bằng bảo hộ và lệ phí duy trì hiệu lực năm thứ nhất (đối với sáng chế và giải pháp hữu ích).
16.4. Trong thời hạn xét nghiệm nội dung, người nộp đơn có thể chủ động sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong Đơn và phải nộp lệ phí theo quy định.
Cục Sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn trong một thời hạn ấn định phải tiến hành sửa đổi, bổ sung các tài liệu. Nếu người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Cục Sở hữu công nghiệp mà không có lý do chính đáng thì Đơn vị coi như rút bỏ.
Việc sửa đổi, bổ sung không được làm thay đổi bản chất đối tượng, không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã nêu trong Đơn.
16.5. Thời hạn xét nghiệm nội dung Đơn là (i) 18 tháng đối với Đơn sáng chế, 9 tháng đối với Đơn giải pháp hữu ích tính từ ngày nhận được Yêu cầu xét nghiệm nội dung, nếu Yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố Đơn hoặc tính từ ngày công bố đơn nếu Yêu cầu xét nghiệm nội dung được nộp trước ngày công bố Đơn; (ii) 9 tháng đối với Đơn kiểu dáng công nghiệp và Đơn nhãn hiệu tính từ ngày ký Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ; (iii) 6 tháng đối với Đơn tên gọi xuất xứ tính từ ngày ký Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nếu trong quá trình xét nghiệm nội dung Đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu công nghiệp tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn xét nghiệm nội dung có thể được kéo dài thêm bằng khoảng thời gian dành cho mục đích sửa chữa, bổ sung tài liệu.
Trước ngày kết thúc thời hạn xét nghiệm nội dung, Cục Sở hữu công nghiệp phải có Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cho người nộp đơn và người yêu cầu xét nghiệm theo quy định tại điểm 16.3 trên đây.
CHƯƠNG 3
CHUYỂN GIAO QUYỀN SƠ HỮU CÔNG NGHIỆP
17. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
17.1. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
17.2. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu phải bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Tên (họ tên) và địa chỉ đầy đủ của Bên giao và Bên nhận;
- Căn cứ chuyển giao (Văn bằng bảo hộ đã được cấp cho Bên giao hoặc được chuyển giao cho Bên giao);
- Đối tượng chuyển giao (là toàn bộ quyền sở hữu đối với toàn bộ khối lượng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đối với một phần khối lượng bảo hộ nhãn hiệu - một phần trong danh mục hàng hoá, dịch vụ);
- Giá chuyển giao;
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, trong đó có các nghĩa vụ tương ứng và không được trái với quy định tại Điều 40 Nghị định;
- Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng;
- Cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp;
- Ngày ký, nơi ký;
- Chữ ký của các Bên hoặc của người đại điện có thẩm quyền của các Bên, kèm theo họ tên, chức vụ của người ký và xác nhận chữ ký.
17.3. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu ("Hợp đồng li-xăng") phải bao gồm những nội dung sau đây:
- Tên (họ tên) và địa chỉ đầy đủ của Bên giao và Bên nhận li-xăng;
- Căn cứ chuyển giao li-xăng (Văn bằng bảo hộ đã được cấp cho Bên giao li-xăng; hoặc Hợp đồng li-xăng độc quyền);
- Phạm vi li-xăng, trong đó có:
. Dạng li-xăng (độc quyền/không độc quyền);
. Đối tượng li-xăng, được xác định bằng giới hạn quyền sử dụng (thuộc các hành vi sử dụng được bảo hộ) và giới hạn đối tượng sở hữu công nghiệp (thuộc khối lượng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp);
. Giới hạn lãnh thổ (thuộc lãnh thổ Việt Nam);
. Thời hạn (thuộc thời hạn bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp).
Đối với li-xăng thứ cấp, phạm vi li-xăng phải thuộc phạm vi li-xăng của Hợp đồng li-xăng độc quyền trên thứ cấp tương ứng;
- Giá li-xăng;
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên, trong đó có các nghĩa vụ tương ứng và không được trái với quy định tại Điều 40 Nghị định;
- Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng;
- Cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp;
- Ngày ký, nơi ký;
- Chữ ký của các bên hoặc của người đại diện có thẩm quyền của các Bên, kèm theo họ tên, chức vụ của người ký và xác nhận chữ ký.
17.4. Hợp đồng li-xăng không được phép có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của Bên nhận li-xăng, đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của Bên giao li-xăng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó, như:
- Điều khoản trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế việc xuất khẩu sản phẩm sản xuất theo li-xăng sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà Bên giao li-xăng là chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng;
- Điều khoản buộc Bên nhận li-xăng nhãn hiệu phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của Bên giao li-xăng hoặc của người do Bên giao li-xăng chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá do Bên nhận sản xuất;
- Điều khoản cấm Bên nhận li-xăng cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp (trừ nhãn hiệu), buộc Bên nhận li-xăng phải chuyển giao miễn phí cho Bên giao các cải tiến do Bên nhận tạo ra hoặc quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó;
- Điều khoản cấm Bên nhận li-xăng khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp, hoặc về quyền chuyển giao li-xăng của Bên giao li-xăng.
17.5. Nếu việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là một phần của Hợp đồng khác thì nội dung về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phải được lập thành một bộ phận riêng biệt so với các phần còn lại của Hợp đồng và phải tuân theo các quy định trong điểm này.
18. Các loại hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cần phải phê duyệt, đăng ký.
18.1. Theo khoản 5 Điều 38 và khoản 5 Điều 62 Nghị định, mọi Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp sau đây đều phải được Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt trước khi tiến hành thủ tục đăng ký Hợp đồng theo Điều 42 Nghị định và theo điểm 20 Thông tư này:
(i) Một trong các Bên tham gia (Bên giao hoặc Bên nhận) là tổ chức Nhà nước hoặc có vốn góp liên doanh của Nhà nước, còn Bên kia là cá nhân, tổ chức không thuộc Nhà nước;
(ii) Bên giao là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác của Việt Nam và Bên nhận là cá nhân, tổ chức nước ngoài.
18.2. Mọi Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp - kể cả các Hợp đồng đã tiến hành thủ tục phê duyệt - đều phải được đăng ký theo điều 42 Nghị định và theo điểm 20 Thông tư này.
19. Thủ tục phê duyệt Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
19.1. Hồ sơ phê duyệt Hợp đồng (sau đây gọi tắt là Hồ sơ phê duyệt) gồm các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai đề nghị phê duyệt Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu đo Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm 3 bản, trong đó người đứng tên đề nghị phê duyệt phải là tổ chức Nhà nước hoặc tổ chức có vốn góp liên doanh của Nhà nước nếu Hợp đồng thuộc trường hợp 18.1 (i); hoặc là Bên Việt Nam nếu Hợp đồng thuộc trường hợp 18.1 (ii);
(ii) 2 bản gốc hoặc 2 bản sao Hợp đồng, kể cả Phụ lục (nếu có); nếu Hợp đồng được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo Bản dịch ra tiếng Việt;
(iii) Bản gốc Văn bằng bảo hộ (đối với trường hợp chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp), hoặc bản sao văn bằng bảo hộ tương ứng (đối với trường hợp chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp), nếu Hợp đồng cần phê duyệt là Hợp đồng thứ cấp thì phải kèm theo Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng độc quyền trên thứ cấp tương ứng;
(iv) Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu chung về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng là sở hữu chung; hoặc nếu không đạt được điều thoả thuận nói trên thì phải có văn bản giải trình lý do của việc không đồng ý của số chủ sở hữu chung còn lại;
(v) Giấy phép kinh doanh của Bên nhận trong trường hợp chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu;
(vi) Chứng từ nộp lệ phí phê duyệt Hợp đồng;
(vii) Giấy uỷ quyền (nếu cần).
19.2. Hồ sơ phê duyệt được nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp theo quy định nộp Đơn (điểm 10. Thông tư này).
Thời hạn nộp Hồ sơ phê duyệt Hợp đồng là 60 ngày tính từ ngày ký kết Hợp đồng. Thời hạn trên có thể kéo dài nếu người đứng đơn chứng minh được rằng lý do chậm trễ là chính đáng.
19.3. Cục Sở hữu công nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận Hồ sơ phê duyệt theo quy định tiếp nhận Đơn tại điểm 11 Thông tư này, với những sửa đổi thích hợp, trong đó các loại tài liệu nêu tại điểm 11.2.(i) là: Tờ khai; Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; Chứng từ nộp lệ phí và Giấy uỷ quyền.
19.4. Cục Sở hữu công nghiệp có trách nhiệm xem xét Hồ sơ phê duyệt trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được Hồ sơ, theo quy định sau đây:
a. Trường hợp Hồ sơ phê duyệt hợp lệ, nội dung Hợp đồng phù hợp với các quy định, Cục Sở hữu công nghiệp báo cáo kết quả xem xét Hồ sơ phê duyệt và đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra Quyết định phê duyệt Hợp đồng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Sở hữu công nghiệp.
b. Trường hợp hồ sơ có thiếu sót và thiếu sót đó thuộc loại có thể sửa chữa (ngoài các trường hợp quy định tại đoạn c sau đây), Cục Sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp Hồ sơ phê duyệt sửa chữa các thiếu sót đó trong một thời hạn phù hợp.
Thời hạn dành cho người nộp Hồ sơ phê duyệt sửa chữa thiếu sót của hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét hồ sơ.
c. Trường hợp Hồ sơ phê duyệt không hợp lệ vì các lý do sau đây, Cục Sở hữu công nghiệp đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường từ chối phê duyệt Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp:
(i) Người nộp Hồ sơ phê duyệt không sửa chữa thiếu sót trong thời hạn đã được Cục Sở hữu công nghiệp thông báo;
(ii) Người nộp Hồ sơ phê duyệt không phải là người được quy định tại điểm 19.1.(i) trên đây;
(iii) Bên giao không phải là chủ Văn bằng bảo hộ (đối với trường hợp chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp); hoặc không phải là chủ Văn bằng bảo hộ và cũng không phải là người được chuyển giao li-xăng độc quyền và được phép chuyển giao li-xăng thứ cấp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng (đối với trường hợp chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp);
(iv) Bên nhận không có Giấy phép kinh doanh loại hàng hoá/dịch vụ phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng (trong trường hợp chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu);
(v) Quyền sở hữu công nghiệp tương ứng không còn trong thời hạn hiệu lực bảo hộ; hoặc đối tượng sở hữu công nghiệp đó đang có tranh chấp;
(vi) Có căn cứ khẳng định việc chuyển giao sẽ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Bên thứ ba;
(vii) Hợp đồng có nội dung không phù hợp với các quy định về điều kiện hạn chế việc chuyển giao, hoặc/và thiếu các nội dung bắt buộc phải có, như quy định tại các Điều 38 Nghị định và điểm 17.2, 17.3, 17.4. Thông tư này;
(viii) Hợp đồng không có điều khoản về giá hoặc giá chuyển giao nằm ngoài mức tối thiểu, tối đa theo quy định;
(ix) Hợp đồng không có chữ ký đầy đủ của Bên giao và Bên nhận và/hoặc chữ ký không được xác nhận hợp pháp;
(x) Người ký Hợp đồng không có thẩm quyền ký.
19.5. Trước khi đề nghị từ chối phê duyệt Hợp đồng, Cục Sở hữu công nghiệp thông báo kết quả xem xét Hồ sơ phê duyệt, dự định từ chối, lý do từ chối và ấn định một thời hạn phù hợp để người nộp đơn xin phê duyệt có ý kiến. Nếu sau thời hạn ấn định đó mà người nộp đơn xin phê đuyết không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Cục Sở hữu công nghiệp chính thức đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường từ chối phê duyệt Hợp đồng.
20. Thủ tục đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
20.1. Hồ sơ đề nghị đăng ký Hợp đồng (sau đây gọi tắt là Hồ sơ đăng ký) phải gồm có các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai đề nghị đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm 02 bản;
(ii) 2 bản gốc hoặc 2 bản sao Hợp đồng chuyển giao, kể cả Phụ lục (nếu có); nếu Hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo Bản dịch Hợp đồng ra tiếng Việt;
(iii) Bản gốc Văn bằng bảo hộ (đối với trường hợp chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp); hoặc bản sao Văn bằng bảo hộ tương ứng (đối với trường hợp chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp), nếu Hợp đồng cần đăng ký là Hợp đồng li-xăng thứ cấp thì phải kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng độc quyền trên thứ cấp tương ứng;
(iv) Văn bản đồng ý của các chủ sở hữu chung về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng là sở hữu chung; hoặc nếu không đạt được điều thoả thuận nói trên thì phải có văn bản giải trình lý do của việc không đồng ý của số chủ sở hữu chung còn lai;
(v) Giấy phép kinh doanh của Bên nhận trong trường hợp chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu;
(vi) Quyết định phê duyệt Hợp đồng của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (đối với trường hợp Hợp đồng thuộc loại bắt buộc phải phê duyệt);
(vii) Chứng từ nộp lệ phí đăng ký Hợp đồng;
(viii) Giấy uỷ quyền (nếu cần);
Trường hợp cần phải thực hiện cả thủ tục phê duyệt và thủ tục đăng ký thì những tài liệu nào đã nộp trong Hồ sơ phê duyệt đồng thời được coi là tài liệu của Hồ sơ đăng ký.
20.2. Hồ sơ đăng ký được nộp và tiếp nhận theo quy định như đối với Hồ sơ phê duyệt (điểm 19.2 và 19.3 Thông tư này).
20.3. Cục Sở hữu công nghiệp có trách nhiệm xem xét Hồ sơ đăng ký trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày nhận được Hồ sơ, riêng đối với Hợp đồng đã được phê duyệt thì thời hạn trên là 15 ngày.
a. Trường hợp Hồ sơ đăng ký hợp lệ, nội dung của Hợp đồng phù hợp với quy định, Cục Sở hữu công nghiệp ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, và Văn bằng bảo hộ trong trường hợp chuyển giao nhãn hiệu đối với một phần Danh mục sản phẩm, dịch vụ; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng và thực hiện các thủ tục sau:
(i) Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và Sổ đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc Sổ đăng ký Hợp đồng li-xăng đối với từng trường hợp tương ứng;
(ii) Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ (đối với trường hợp chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp) và cấp Văn bằng bảo hộ cho người được chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đối với một phần Danh mục sản phẩm, dịch vụ;
(iii) Đóng dấu đăng ký vào 02 bản Hợp đồng và trao cho người nộp Hồ sơ đăng ký 01 bản, lưu 01 bản;
(iv) Cấp cho người nộp Hồ sơ đăng ký một bản Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng;
(v) Công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký trên Công báo sở hữu công nghiệp.
b. Trường hợp hồ sơ có thiếu sót có thể sửa chữa (ngoài các trường hợp quy định tại đoạn c sau đây), Cục Sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp Hồ sơ đăng ký và yêu cầu người đó sửa chữa thiếu sót trong thời hạn phù hợp.
Thời hạn dành cho người nộp Hồ sơ đăng ký sửa chữa thiếu sót của hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét hồ sơ theo quy định.
c. Trường hợp Hồ sơ đăng ký không hợp lệ vì những lý do sau đây, Cục Sở hữu công nghiệp từ chối đăng ký hợp đồng:
(i) Người nộp Hồ sơ đăng ký không sửa chữa thiếu sót trong thời hạn đã được Cục Sở hữu công nghiệp ấn định hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu;
(ii) Người nộp Hồ sơ đăng ký không phải là Bên giao hoặc Bên nhận Hợp đồng chuyển giao đó và cũng không phải Đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền theo quy định;
(iii) Bên giao không phải là chủ Văn bằng bảo hộ (đối với trường hợp chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp); hoặc không phải là chủ Văn bằng bảo hộ và cũng phải là người được chuyển giao li-xăng độc quyền và được phép chuyển giao li-xăng thứ cấp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng (đối với trường hợp chuyển giao li-xăng);
(iv) Bên nhận không có giấy phép kinh doanh loại hàng hoá/ dịch vụ phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng (trong trường hợp chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu);
(v) Quyền sở hữu công nghiệp không còn trong thời hạn hiệu lực bảo hộ; hoặc đang có tranh chấp;
(vi) Có căn cứ khẳng định việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp sẽ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Bên thứ ba;
(vii) Hợp đồng có nội dung không phù hợp với các quy định về điều kiện hạn chế việc chuyển giao như quy định tại Điều 38 Nghị định, hoặc/và không có các nội dung bắt buộc như quy định tại điểm 17.2, 17.3, 17.4 Thông tư này;
(viii) Hợp đồng không có chữ ký đầy đủ của Bên giao và Bên nhận và/hoặc chữ ký không được xác nhận hợp pháp;
(ix) Người ký Hợp đồng không có thẩm quyền ký;
(x) Không có Quyết định phê duyệt Hợp đồng (đối với trường hợp Hợp dồng thuộc loại bắt buộc phải phê duyệt).
d) Trước khi chính thức từ chối đăng ký Hợp đồng, Cục Sở hữu công nghiệp thông báo kết quả xem xét hồ sơ đăng ký, dự định từ chối, lý do từ chối và ấn định một thời hạn phù hợp để người đề nghị đăng ký có ý kiến. Sau thời hạn ấn định đó mà người đề nghị đăng ký không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đổi không xác đáng, Cục Sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có nêu rõ lý do.
21. Xem xét Đơn đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện
21.1. Hồ sơ đề nghị cấp li-xăng không từ nguyện gồm các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện, làm theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành;
(ii) Tài liệu chứng minh ý nghĩa đặc biệt đối với an ninh, quốc phòng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường của sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp liên quan và Tài liệu chứng minh sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp liên quan không được chủ sở hữu công nghiệp (hoặc người được chuyển giao toàn phần quyền sử dụng các đối tượng đó) sử dụng mà không có lý do chính đáng hoặc sử dụng ở mức độ không đáp ứng được nhu cầu an ninh, quốc phòng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường;
(iii) Tài liệu chứng minh năng lực sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp của người nộp đơn và các điều kiện mà người nộp đơn cho là hợp lý đã đưa ra nhưng không được chủ sở hữu công nghiệp (hoặc người được chuyển giao toàn phần quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp) chấp nhận mà không có lý do chính đáng;
(iv) Chứng từ nộp lệ phí đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện.
(v) Giấy uỷ quyền (nếu cần).
21.2. Hồ sơ đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện được nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp.
21.3. Sau khi tiếp nhận Hồ sơ đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện, Cục Sở hữu công nghiệp tiến hành xem xét Hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Nghị định. Thủ tục xem xét Hồ sơ đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện tương tự như thủ tục phê duyệt Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (điểm 19 Thông tư này).
CHƯƠNG 4
XỬ LÝ ĐƠN QUỐC TẾ VỀ SÁNG CHẾ/GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
ĐƠN ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU
22. Các thủ tục trước Cục Sở hữu công nghiệp
Các quy định về việc nộp Đơn và tiến hành các thủ tục khác liên quan trước Cục Sở hữu công nghiệp nêu tại khoản 2 và 3 Điều 15 Nghị định và điểm 3 Thông tư này cũng được áp dụng cho việc tiến hành các thủ tục trước Cục Sở hữu công nghiệp đối với Đơn quốc tế về sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu nêu tại Chương này.
23. Xử lý Đơn quốc tế về sáng chế/giải pháp hữu ích theo Hiệp ước PCT
23.1 Cơ quan nhận đơn
Cơ quan có thẩm quyền nhận Đơn quốc tế tại Việt Nam là Cục Sở hữu công nghiệp.
Cục Sở hữu công nghiệp có trách nhiệm:
(i) Nhận Đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam;
(ii) Thu lệ phí và chuyển các khoản lệ phí tương ứng cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước;
(iii) Kiểm tra xem các lệ phí quy định đó có được nộp đúng hạn không;
(iv) Kiểm tra và xử lý Đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam theo quy định của Hiệp ước;
(v) Xác định đối tượng xin bảo hộ: nếu đối tượng xin bảo hộ của Đơn thuộc diện bí mật quốc gia thì không tiến hành tiếp việc sau đây và các khoản lệ phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn trừ lệ phí gửi và lệ phí sao Đơn quốc tế;
(vi) Gửi một bản (Bản hồ sơ) của Đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bản (Bản tra cứu) cho Cơ quan tra cứu quốc tế;
(vii) Gửi và nhận thư từ từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế.
23.2. Ngôn ngữ
Đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga. Mỗi đơn được làm thành 3 bản.
Trong trường hợp không đủ số bản quy định, Cục Sở hữu công nghiệp sẽ sao thêm cho đủ số bản cần thiết và người nộp đơn phải nộp phí sao Đơn quốc tế.
23.3. Cơ quan tra cứu quốc tế và Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế.
Đối với các Đơn vị quốc tế nguồn gốc Việt Nam, các Cơ quan tra cứu quốc tế và các Cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế có thẩm quyền là các Cơ quan patent của Ôxtrâylia, Aó, Liên bang Nga, Thuỵ Điển và Cơ quan Patent châu Âu.
23.4. Đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam
Nếu trong Đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam thì Cục Sở hữu công nghiệp sẽ là Cơ quan được chỉ định. Trong trường hợp này, để được vào Giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 21 tháng kể từ ngày ưu tiên người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp:
(i) Tờ khai xin cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích, làm theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm 3 bản;
(ii) Bản sao Đơn quốc tế, gồm 3 bản (trường hợp Người nộp đơn yêu cầu vào Giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);
(iii) Bản dịch ra tiếng Việt của Đơn quốc tế (gồm: Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ (bản gốc đã nộp; bản sửa đổi và bản giải thích theo Điều 19 Hiệp ước PCT), Bản tóm tắt, Chú thích các hình vẽ), gồm 3 bản;
(iv) Lệ phí quốc gia.
23.5. Đơn quốc tế có chọn Việt Nam
Nếu trong Đơn yêu cầu xét nghiệm sơ bộ quốc tế có chọn Việt Nam thì Cục Sở hữu công nghiệp sẽ là Cơ quan được chọn. Trong trường hợp này, và nếu việc chọn Việt Nam được tiến hành trong thời hạn 19 tháng kể từ ngày ưu tiên, để được vào Giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp:
(i) Tờ khai xin cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích, làm theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm 3 bản;
(ii) Bản dịch ra tiếng Việt của Đơn quốc tế (gồm: Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ (bản gốc đã nộp; bản sửa đổi và bản giải thích theo Điều 19 Hiệp ước PCT), Bản tóm tắt, Chú thích các hình vẽ), gồm 3 bản;
(iii) Bản dịch ra tiếng Việt của các Phụ lục Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế, gồm 3 bản;
(iv) Lệ phí quốc gia.
23.6. Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên
Để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn quốc tế phải nộp cho Văn phòng quốc tế các tài liệu cần thiết theo Quy tắc 17.1 (a) của Quy chế thi hành Hiệp ước; và phải nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp 3 bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu đó trong thời hạn nêu tại điểm 23.4. và 23.5. trên đây.
23.7. Sửa đổi, bổ sung tài liệu trong Giai đoạn quốc gia
Phù hợp với Quy tắc 51 bis Quy chế thi hành Hiệp ước PCT, người nộp đơn phải nộp Giấy uỷ quyền, Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn trong Giai đoạn quốc tế (nếu có)... trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày ưu tiên đối với Đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam và 34 tháng đối với Đơn quốc tế có chọn Việt Nam.
Phù hợp với Điều 28 và Điều 41 Hiệp ước PCT, trong Giai đoạn quốc gia Người nộp đơn có thể sửa đổi, bổ sung các tài liệu của Đơn theo quy định tại điểm 16.4. Thông tư này.
Các tài liệu bổ sung, sửa đổi do người nộp đơn nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt và được làm thành ba bản.
23.8. Thời hạn bắt đầu Giai đoạn quốc gia.
Thời hạn bắt đầu xử lý Đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam hoặc có chọn Việt Nam ở Giai đoạn quốc gia tính từ ngày đầu tiên của tháng thứ 22 kể từ ngày ưu tiên, nếu Việt Nam là nước được chỉ định hoặc của tháng thứ 32 kể từ ngày ưu tiên, nếu Việt Nam là nước được chọn và việc chọn đó đã được thực hiện trước khi hết 19 tháng kể từ ngày ưu tiên, nếu người nộp đơn không yêu cầu vào Giai đoạn quốc gia sớm hơn các thời hạn nêu trên.
23.9. Xét nghiệm Đơn quốc tế
Đơn quốc tế được xét nghiệm hình thức và xét nghiệm nội dung theo thủ tục quy định đối với Đơn quốc gia.
23.10. Đơn quốc tế bị coi là rút bỏ
Ngoài những trường hợp bị coi là rút bỏ như quy định của Hiệp ước PCT và Quy chế thi hành Hiệp ước, trong trường hợp lệ phí quốc gia không được nộp cho Cục Sở hữu công nghiệp hoặc không có bản dịch ra tiếng Việt sau khi đã hết thời hạn quy định tại các điểm 23.4 và 23.5 tương ứng trên đây, Đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam sẽ bị coi là rút bỏ.
23.11. Lệ phí
Người nộp đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam phải nộp các khoản lệ phí với mức và theo thủ tục được ấn định trong Quy chế thi hành Hiệp ước PCT và theo Quy định của liên Bộ Tài chính - Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
24. Làm và nộp Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam ra nước ngoài theo Thoả ước Madrid
24.1. Mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có quyền nộp Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid với điều kiện nhãn hiệu đó đã được đăng ký tại Việt Nam.
24.2. Đơn đăng ký
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải được làm bằng tiếng Pháp theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp cung cấp miễn phí, bằng cách ghi vào các mục dành riêng cho người làm đơn (trừ các mục dành riêng cho Cục Sở hữu công nghiệp và Văn phòng quốc tế) và phải kèm theo các mẫu nhãn hiệu. Trong Đơn cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Người nộp đơn cần tính sơ bộ tổng số lệ phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn. Nếu người nộp đơn tin chắc số lệ phí được tính là đúng hoặc sau khi được Cục Sở hữu công nghiệp thông báo chính xác số lệ phí phải nộp, người nộp đơn phải nộp khoản lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế. Ngoài ra người nộp đơn cũng phải nộp thêm khoản lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu công nghiệp.
24.3. Cơ quan nhận đơn
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sơ hữu công nghiệp.
Ngày Cục Sở hữu công nghiệp nhận được Đơn sẽ coi là ngày nhận Đơn tại Văn phòng quốc tế nếu Văn phòng quốc tế nhận được Đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó.
24.4. Gửi Đơn cho Văn phòng quốc tế
Sau khi Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa người nộp đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục Sở hữu công nghiệp kể cả việc sửa đổi tài liệu, hạn chế danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký.
25. Xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam
25.1. Sau khi nhận được Thông báo của Văn phòng quốc tế về Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định Việt Nam, Cục Sở hữu công nghiệp tiến hành xét nghiệm nội dung Đơn đó như đối với Đơn nhãn hiệu nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu công nghiệp. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhãn hiệu được đăng bạ quốc tế, Cục Sở hữu công nghiệp phải có kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ hoặc bị từ chối từng phần thì trong thời hạn trên Cục Sở hữu công nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn thông qua Văn phòng quốc tế, có nêu rõ lý do từ chối.
Nếu trong thời hạn trên, Cục Sở hữu công nghiệp không có Thông báo từ chối thì nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam.
25.2. Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày Cục Sở hữu công nghiệp gửi Thông báo từ chối, người nộp đơn có quyền khiếu nại Quyết định của Cục Sở hữu công nghiệp. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại được quy định như đối với đơn nhãn hiệu nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu công nghiệp. Kết quả giải quyết khiếu nại được Cục Sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn và cho Văn phòng quốc tế.
25.3. Nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam theo Thoả ước Madrid được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Phạm vi (khối lượng) bảo hộ được xác nhận theo nội dung đăng ký nhãn hiệu đó do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ghi nhận và được Cục Sở hữu công nghiệp xác nhận.
CHƯƠNG 5
SỬA ĐỔI VĂN BẰNG BẢO HỘ; DUY TRÌ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ, GIẢI PHÁP HỮU ÍCH; GIA HẠN HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP, NHÃN HIỆU
VÀ TÊN GỌI XUẤT XỨ HÀNG HOÁ.
26. Sửa đổi Văn bằng bảo hộ
26.1. Chủ Văn bằng bảo hộ có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho Cục Sở hữu công nghiệp mọi sự thay đổi về tên, địa chỉ của chủ Văn bằng bảo hộ.
26.2. Chủ Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu Cục Sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu băng cách loại bỏ một hoặc một số phương án của kiểu dáng công nghiệp, sửa đổi một số chi tiết của nhãn hiệu nhưng không làm thay dổi căn bản nhãn hiệu đó; giảm bớt một số sản phẩm nằm trong Danh mục sản phẩm, dịch vụ ghi trong Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
26.3. Để sửa đổi các nội dung nêu trên, chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp đơn yêu cầu sửa đổi Văn bằng bảo hộ cho Cục Sở hữu công nghiệp. Đơn yêu cầu sửa đổi làm theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp quy định và phải kèm theo: (i) Bản gốc Văn bằng bảo hộ; (ii) Tài liệu xác nhận việc sửa đổi tên, địa chỉ của chủ Văn bằng bảo hộ; (iii) hai bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ phương án kiểu dáng công nghiệp cần loại bỏ; (iv) 10 mẫu nhãn hiệu đã sửa chữa; (v) Chứng từ lệ phí sửa đổi Văn bằng bảo hộ; (vi) Giấy uỷ quyền nếu cần.
26.4. Cục Sở hữu công nghiệp xem xét đơn yêu cầu sửa đổi Văn bằng bảo hộ trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày nhận đơn. Nếu xét thấy đơn hợp lệ, việc sửa đổi không làm tăng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc không làm thay đổi bản chất đối tượng được bảo hộ, Cục Sở hữu công nghiệp tiến hành việc sửa đổi Văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố sự thay đổi đó trên Công báo sơ hữu công nghiệp. Trong trường hợp ngược lại Cục Sở hữu công nghiệp thông báo cho người nộp đơn việc từ chối sửa đổi, có nêu rõ lý do.
27. Duy trì hiệu lực
Để được duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, Chủ Văn bằng nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong vòng 6 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Lệ phí duy trì hiệu lực có thể được nộp muộn hơn thời hạn quy định trên đây, nhưng không được quá 06 tháng tính từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và Chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí cho mỗi tháng nộp muộn.
28. Gia hạn hiệu lực
28.1. Để được gia hạn, trong vòng 6 tháng trước ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực, Chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp đơn xin gia hạn cho Cục Sở hữu công nghiệp.
Đơn xin gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định trên đây nhưng không được quá 6 tháng tính từ ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và người xin gia hạn phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muôn.
28.2. Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ gồm các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm 02 bản;
(ii) Bản gốc Văn bằng bảo hộ;
(iii) Chứng từ nộp lệ phí gia hạn;
(iv) Giấy uỷ quyền (nếu cần);
28.3. Cục Sở hữu công nghiệp phải xem xét đơn yêu cầu gia hạn trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày nhận đơn. Cục Sở hữu công nghiệp ra Quyết định gia hạn, ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp nếu đơn không thuộc các trường hợp sau đây:
- Đơn xin gia hạn không hợp lệ, hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
- Có cơ sở để cho rằng chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá hoàn toàn không sử dụng nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc không sử dụng các đối tượng đó liên tục trong 5 năm cuối cùng trước ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực mà không có lý do chính đáng;
- Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp tương ứng.
Nếu đơn thuộc một trong các trường hợp nêu trên, Cục Sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do.
CHƯƠNG 6
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP ĐẠI DIỆN
29. Hồ sơ xin cấp Giấy phép đại diện.
29.1. Giấy phép đại diện do Cục Sở hữu công nghiệp cấp trên cơ sở xem xét hồ sơ xin cấp Giấy phép đại diện tại các điểm 29.2, 29.3 sau đây. Người xin cấp Giấy phép đại diện phải nộp lệ phí theo quy định.
29.2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp gồm:
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trong đó có kiến nghị Danh sách người đại diện sở hữu công nghiệp của tổ chức.
- Bản sao Điều lệ hoạt động và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm vào cương vị lãnh đạo Tổ chức hoặc văn bản uỷ quyền đại diện cho Tổ chức do Thủ trưởng của Tổ chức ký của một trong các thành viên trong danh sách kiến nghị trên đây;
- Bảng lệ phí dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của Tổ chức sau khi đã làm thủ tục đăng ký theo quy định về việc quản lý phí và lệ phí;
- Chứng từ nộp lệ phí xin cấp Giấy phép đại diện.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải được nộp cùng với Hồ sơ xin cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp của các cá nhân trong Danh sách kiến nghị trên đây.
29.3. Hồ sơ xin cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp gồm:
- Đơn xin cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp, trong đó có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn về địa chỉ thường trú của người nộp đơn;
- Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học;
- Bản sao chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo chính quy về sở hữu công nghiệp; hoặc Giấy xác nhận về thời gian và công việc đã làm như quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định;
- Bản sao chứng chỉ đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về luật sở hữu công nghiệp hiện hành của Việt Nam do Cục Sở hữu công nghiệp cấp;
- Bản sao Quyết định tuyển dụng của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
30. Xem xét Hồ sơ xin cấp Giấy phép đại diện
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được Hồ sơ xin cấp Giấy phép đại diện, Cục Sở hữu công nghiệp phải xem xét, quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép đại diện. Nếu từ chối, Cục Sở hữu công nghiệp phải thông báo rõ lý do cho người nộp Hồ sơ. Nếu chấp nhận, và nếu người nộp Hồ sơ đã nộp lệ phí cấp Giấy phép đại diện, Cục Sở hữu công nghiệp phải tiến hành các thủ tục sau:
- Cấp Giấy phép đại diện;
- Ghi nhận việc cấp Giấy phép đại diện vào Sổ đại diện sở hữu công nghiệp;
- Công bố việc cấp Giấy phép đại điện trên Công báo sở hữu công nghiệp.
CHƯƠNG 7
CÁC QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG
31. Khiếu nại
Nếu không đồng ý với Quyết định liên quan đến việc xử lý Đơn, cũng như việc phê duyệt và đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, xem xét Đơn đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện, gia hạn Văn bằng bảo hộ, cấp Giấy phép đại diện, người nộp đơn có quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện theo trình tự và thủ tục quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 27 Nghị định.
32. Xử lý các Đơn nộp từ 1/7/1996 đến ngày Thông tư này có hiệu lực.
Những Đơn được nộp từ 1/7/1996 đến ngày Thông tư này có hiệu lực được phép sử dụng các mẫu tài liệu theo Thông tư 1134/SC ngày 17/10/1991 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định 84/HĐBT ngày 20/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, và được xử lý theo Thông tư này. Riêng thời hạn xử lý các Đơn nói trên được kéo dài thêm bằng thời gian từ ngày nộp Đơn đến ngày Thông tư này có hiệu lực.
33. Mẫu tài liệu và Quy chế xét nghiệm Đơn
Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp có trách nhiệm ban hành các mẫu tài liệu cần thiết liên quan đến Đơn và liên quan đến việc phê duyệt, đăng ký các Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, và ban hành Quy chế xét nghiệm Đơn.
34. Thi hành
Thông tư này thay thế các Văn bản sau đây của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:
- Các Chương II, III, IV của Thông tư số 1134/SC ngày 17/10/1991 hướng dẫn thi hành Nghị định số 84/HĐBT ngày 20/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng,
- Thông tư số 437/SC ngày 19/3/1993 hướng dẫn bổ sung về việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá,
- Thông tư số 163/TT-SHCN ngày 15/4/1994 hướng dẫn thi hành các quy định về việc phê duyệt và đăng ký hợp đồng li-xăng,
- Thông tư số 238/TT-SHCN ngày 2/5/1994 hướng dẫn nộp và xử lý đơn quốc tế yêu cầu bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích theo Hiệp ước hợp tác patent tại Việt Nam,
- Quyết định số 199/QĐ ngày 21/12/1992 ban hành quy định về đại diện sở hữu công nghiệp.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
--------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 3055/TT-SHCN
Hanoi , December 31, 1996
 
CIRCULAR
OF THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGULATIONS ON THE PROCEDURES FOR ESTABLISHING INDUSTRIAL PROPERTY RIGHT AND OTHER REGULATIONS IN DECREE No.63-CP OF OCTOBER 24, 1996 OF THE GOVERNMENT DETAILING THE PROVISIONS ON INDUSTRIAL PROPERTY
Pursuant to Decree No.63-CP of October 24, 1996 of the Government detailing the provisions on industrial property;
The Ministry of Science, Technology and Environment issues this Circular to stipulate in details and guide the implementation of the procedures for making, filing and examining applications for titles of protection, the procedures for approving and registering contracts for the transfer of industrial property right, the procedures for considering applications for non-voluntary licenses, the procedures for amending and extending the validity of titles of protection, the procedures for handling applications for international registration of inventions, utility solutions under the PCT Agreement and applications for international registration of trademarks under the Madrid Agreement and the procedures for the granting of industrial property representative licenses.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
1. Terminology
1.1. The terms used in this Circular shall be construed as follows:
- "The Decree" refers to Decree No.63-CP of October 24, 1996 of the Government detailing the provisions on industrial property;
- "Application" refers to an application for a title of protection;
- "Invention application", "utility solution application", "industrial design application", "trademark application" and "appellation of origin of goods application" refer to an application for an invention patent, an utility solution patent, an industrial design patent, a certificate of registered trademark and a certificate of the right to use the appellation of origin of goods, respectively;
- "International application" refers to an application for international registration of an invention or an utility solution filed in accordance with the PCT Agreement;
- "International registration application" refers to an application for international registration of a trademark filed in accordance with the Madrid Agreement on the international registration of trademarks;
- "Trademark" refers to a "trademark" as provided for in Article 2 of the Decree;
- "The subject named in document " is an individual, a legal person or an organization, that makes, issues or signs to certify the validity of a document.
1.2. Other terms shall be construed in accordance with the Decree.
2. Certification of documents:
2.1. Certification of signatures:
In the process of filling the procedures for the establishment, maintenance, extension, execution, transfer...of industrial property rights as prescribed in this Circular, the signature of the person named in papers and/or documents used in transaction with the competent agencies, must be certified that it is the true signature of such person and in case where the signatory is the representative of the subject named in the document, he/she must be certified to be authorized to represent the subject named in document, in accordance with the following stipulations:
(i) For a subject having a lawful seal, the certification of signature shall be made by affixing his/her/its seal on the signature;
(ii) For a Vietnamese subject having no lawful seal, the certification of signature must be done at the State Notary Public or the office of the administration of the locality where the subject resides or has its head office;
(iii) For a foreign subject having no lawful seal, the certification of signature must be done at the Notary Public or at an agency having equivalent competence.
2.2. Certification of copies:
a) Every document which is a copy of any form must be certified that it is duly copied from the original as prescribed in Paragraph b) before being used as official document in the process of filling the procedures related to industrial property at the competent agencies.
b) A document shall be considered a true copy of an original document if such copy is certified by one of the following agencies: (i) the notary public, (ii) the People�s Committee or a competent agency, (iii) the State agency or social organization which has made the original document; if the copy has many pages, each page must be certified or every two consecutive pages must be sealed.
2.3. Certification of translations:
a) Any Vietnamese translation of a document must be certified that it is translated verbatim from the original as prescribed in Paragraph b) before being used as official document in the process of filling the procedures related to industrial property at the competent agencies.
b) The certification of a translation may be done in one of the following ways: (i) public notary; (ii) certification of the subject named in the original document; (iii) certification of all parties to the contract or agreement (if the original document is a contract or an agreement); (iv) recognition by the agency competent to use such translation in the process of carrying out the relevant procedures.
3. The person acting on behalf of the subject to carry out the industrial property procedures
3.1 Only persons mentioned in points 3.2 and 3.3 below shall be entitled to act on behalf of the subject to file application, supplement and amendment to the documents of the application; receive and reply to the comments of the National Office of Industrial Property related to the application; to decide the continuation or suspension of the process of requesting the protection; receive the title of protection; undertake the maintenance, amendment and extension of the validity of the title of protection as well as other industrial property procedures with regard to the National Office of Industrial Property and the competent agencies.
The National Office of Industrial Property shall be entitled to transact only with the above-mentioned persons and such transactions shall be considered the official transactions with the subjects.
3.2 For entities who are entitled to directly file applications and conduct relevant procedures provided for in Clauses 2 and 3.a, Article 15 of the Decree, the following persons shall be entitled to conduct on behalf of the subjects the activities mentioned in point 3.1 above:
(i) The very individual or his/her representative at law (if the subject is an individual);
(ii) The representative at law of the subject; an individual who is a member of the subject and authorized by the representative at law of the subject to represent; the head of the representative office or branch of the subject, or a person who is authorized by the representative at law of the subject (if the subject is a legal person or an entity of other type);
(iii) The head of the representative office in Vietnam of a foreign subject, who is authorized by such subject to represent it; the representative at law of an enterprise established in Vietnam with 100 percent of investment capital of the foreign subject, who is authorized by such subject to represent it;
(iv) A person meeting one of the conditions prescribed in paragraphs (i), (ii) and (iii) above who is also one of the individuals or belongs to one of the legal persons or other subjects - if the subject includes many individuals, legal persons or other subjects - and if such person is authorized by such individuals, legal persons and other subjects to represent them.
3.3 For subjects that are entitled only to file applications and carry out relevant procedures through an Industrial Property Service Organization prescribed in Clause 3.b) of Article 15 of the Decree as well as any other subject carrying out the said procedures through an Industrial Property Service Organization, only those who have been granted Cards of Industrial Property Representative, belong to Industrial Property Service Organizations and have the written authorization of the subjects can conduct activities mentioned in point 3.1 above.
4. Authorization to carry out industrial property procedures
4.1 An authorization to carry out industrial property procedures must be made in writing (letter of procuration), which must include the following contents:
(i) The name (surname), full address, telephone number, fax number (if any) of the authorizing party; (ii) The name (surname), full address, telephone number, fax number (if any) of the authorized party; (iii) the scope of authorization (the tasks to be performed by the authorized party on behalf of the authorizing party); (iv) the term of authorization; (v) the place and date of making the letter of procuration; (vi) the signature of the person who makes the letter of procuration (certified in accordance with the provisions on the certification of signatures).
4.2 The authorized party must be an individual or organization entitled to carry out industrial property procedures as prescribed in points 3.2 (ii), (iii), (
4.3 Any change in the scope of authorization and termination of the authorization before schedule must be reported in writing to the National Office of Industrial Property.
4.4 If the authorization scope stated in the letter of procuration includes many separate procedures, the authorized party can submit the copy of the letter of procuration, provided that he/she has submitted the original letter of procuration to the National Office of Industrial Property and indicated the number and date of submitting the dossier containing the original of the letter of procuration.
Chapter II
APPLICATIONS AND HANDLING OF APPLICATIONS
5. General requirements regarding the application
5.1 The application must ensure the consistency as required in Clause 2, Article 11 of the Decree and satisfy the general formality requirements mentioned in point 5.2 below.
5.2 The application must satisfy the following general formality requirements:
(i) Each application shall be filed for only one title of protection, the type of title of protection to be granted must conform with the industrial property object described in the application;
(ii) All documents of the application must be made in Vietnamese, except for documents that can be made in other languages as stipulated in point 5.3 below;
(iii) All documents of the application must be laid out vertically and on one side of A4-format (210 mm x 297 mm) paper, with four margins on all sides, each 20 mm wide, except for documents added to the application for reason of necessity to support and further illustrate the application the sources of which are not for inclusion into the application, therefore may be otherwise laid out;
documents that need to be made according to set forms, such forms must be filled with items at the proper places;
(v) Each kind of document must have the required number of copies; if a document has many pages, each page must be numbered at its center-top position with Arabic numerals;
documents must be clearly typewritten or printed with a permanent ink without any erasure or correction.
5.3 The following documents may be made in any language other than Vietnamese language but must be translated into Vietnamese:
(i) The letter of procuration (if any);
(ii) Documents certifying the lawful right to file application, if the applicant is given such right by another person (inheritance certificate, certificate or agreement on the transfer of the application filing right, including the transfer of the application already filed; contract for job assignment or labor contract...);
(iii) Document on assignment of the priority right (if the application has a request for the priority right and such right is given by another person);
documents evidencing the basis of enjoying the priority right (the first application, exhibition certificate);
(v) The original documents or copies thereof included in the application to support the application.
6. Requirements regarding invention/utility solution application
In addition to the general requirements prescribed in point 5 of this Circular, invention/utility solution application must satisfy the requirements prescribed in this point.
6.1 The application must comprise the following documents:
(i) The declaration requesting the grant of invention/utility solution patent, made under the form issued by the National Office of Industrial Property, 3 copies;
(ii) The invention/utility solution description paper (hereinafter referred to as the description paper), 3 copies
(iii) The request for protection, 3 copies;
(iv) Drawings, diagrams, calculation tables,
(v) The summary of the invention/utility solution, 3 copies;
(vi) The document certifying the lawful right to file application if the applicant is entitled to such right from another person (inheritance certificate, certificate or agreement on the transfer of the application filing right; the contract on work assignment or labor contract...), 1 copy;
(vii) The letter of procuration (if required), 1 copy;
(viii) The copy of the first application or exhibition certificate if the application has a request for priority right under the international agreement, 1 copy;
(ix) The vouchers of payment of application filing fee and application publicizing fee, 1 copy.
6.2 The documents mentioned in point 6.1 above must be submitted together. For the following documents, they can be submitted within 3 months from the date of filing the application:
(i) The Vietnamese version of documents 6.1 (ii), 6.1 (iii) and 6.1 (v), if the application includes an English, French or Russian version;
(ii) The original of document 6.1 (vii) if the application includes a copy thereof;
(iii) The document 6.1 (viii), including its Vietnamese translation.
6.3 The description paper must totally reveal the nature of the technical solution requested to be protected. The description paper must provide information to such an extent that based on which a person with the average professional level in the corresponding technical area can apply such solution.
The description paper must clarify the novelty, creativity (if the protection object is an invention) and applicability of the technical solution requested to be protected.
The description paper must include the following contents:
(i) The international criteria for invention classification (under the Strasbourg Agreement),
(ii) The name of the technical solution,
(iii) The area in which the technical solution is applied or involved,
technical situation of the above-said area at the time of filing the application (the technical solutions already known),
(v) The nature of the technical solution,
brief description of the attached drawings (if any),
(vii) A model of application of the technical solution,
(viii) The obtainable benefits (the effectiveness of the technical solution).
6.4 The protection request aims to determine the scope (volume) of the protection of invention/utility solution. The protection request must be briefly and clearly presented in conformity with the description and drawings, in which the new characters of the technical solution requested to be
6.5 A summary of the invention/utility solution aimed at briefly publicizing the nature of the invention/utility solution. The summary must reveal the essentials of the nature of the technical solution for information purpose.
6.6 The requirements with respect to presentation and contents of the description paper, the drawings, the protection request,
7. Requirements regarding the industrial design application
In addition to the requirements mentioned in point 5 of this Circular, the industrial design application must also satisfy the requirements prescribed in this point.
7.1 The application must comprise the following documents:
(i) The declaration requesting the grant of industrial design patent, made in the form set out by the National Office of Industrial Property, 3 copies;
(ii) The description of the industrial design, 3 copies;
(iii) A set of photos or drawings of the industrial design, 6 copies;
(iv) The document certifying the legal right to file application, if the applicant is entitled to such right from another person (certificate of inheritance right; certificate or agreement on the transfer of application filing right; contract on work assignment or labor contract), 1 copy;
(v) The document certifying the label ownership right if the industrial design includes a label, 1 copy;
letter of procuration (if required);
(vii) A copy of the first application or exhibition certificate if the application has a request for priority right under the international agreements, 1 copy;
(viii) The vouchers of payment of application filing fee and application publicizing fee, 1 copy.
7.2 The documents mentioned in point 7.1 above must be submitted at the same time. The following documents may be submitted within 3 months from the date of filing the application:
(i) A Vietnamese version of 7.1 (ii)
(ii) Document 7.1 (v);
(iii) The original document 7.1 (
7.1 (vii), including the Vietnamese translation thereof.
7.3 The description of the industrial design must fully and clearly indicate the nature of the industrial design and must be in conformity with the set of photos or drawings and include the following contents:
(i) The name of the industrial design,
(ii) The international index for the classification of industrial designs (under the Locarno Agreement),
(iii) The area of use of the products made upon the industrial design,
industrial designs already known,
(v) A list of photos or drawings,
nature of the industrial design, clearly indicating the main external shaping features of the industrial design requested to be protected as distinguished from those of the industrial designs already known.
7.4 The set of photos or drawings must fully expose the nature of the industrial design as described in order to determine the scope (volume) of protection of such industrial design.
The photos/drawings must be clear and sharp, not causing any confusion between the products made upon the industrial design requested to be protected and other products.
All photos/drawings must be made on the same scale. The size of each photo must not be smaller than 90 mm x 120 mm and not larger than 210 mm x 297 mm.
7.5 The requirements regarding the description and the set of photos/drawings of the industrial design shall be prescribed by the National Office of Industrial Property.
8. Requirements regarding the trademark application
In addition to the general requirements mentioned in point 5 of this Circular, the trademark application must satisfy the requirements prescribed in this point.
8.1 The application must comprise the following documents:
(i) The declaration requesting the grant of certificate of registered trademark, on which the trademark sample is fastened, made in the form set out by the National Office of Industrial Property, 3 copies;
(ii) The regulation on the use of trademark in case the trademark requested to be protected is a collective trademark, 1 copy;
(iii) A sample of the trademark, 15 copies;
copy of the document certifying the lawful business right (business license or certificate of business registration, etc.), 1 copy;
(v) The document certifying the lawful right to file application, if the applicant is entitled to the application filing right from another person (inheritance certificate, certificate or agreement for the transfer of application filing right, including the application already filed; contract for work assignment or labor contract,...), 1 copy;
letter of procuration (if required);
(vii) A copy of the first application or exhibition certificate if the application has a request for enjoying the priority right under international agreements, 1 copy;
(viii) The document certifying the origin, awards, medals, in case the trademark contains such information, 1 copy;
(ix) The permit(s) of the competent agency, in case the trademark is printed with symbols, proper names, etc., as prescribed in point g Clause 2, Article 6 of the Decree, 1 copy;
(x) The voucher of payment of application fee, 1 copy.
8.2 The above-mentioned documents must be submitted at the same time. The following documents can be submitted within 3 months from the date of filing the application:
(i) The original of document 8.1 (
(ii) Document 8.1 (vii), including the Vietnamese translation.
8.3 The description of the trademark in the declaration must clarify the particularities of the trademark, clearly indicating all constituent parts and overall significance of the trademark. If the trademark contains non-Vietnamese characters and words, their pronunciation must be clearly defined (transcribed into Vietnamese) and if such words have meanings, they must be translated into Vietnamese.
In case the letters, characters or words requested to be protected are displayed in geometric forms as distinctive elements of the trademark, the geometric form of such letters, characters and words must be described.
In case the trademark includes numerals other than Arabic or Roman numerals, such numerals must be converted into Arabic numerals.
In case the trademark is composed of many separate parts, which are, however, displayed at the same time on one product, the position of each part of such trademark on the product or the product�s container must be clearly indicated.
8.4 The list of products, services bearing the trademark described in the declaration must be in line with or identical to the kinds of products, services specified in the business license or in the certificate of business registration and must be classified in groups in accordance with the table of international classification of products and services (under the Nice Agreement).
8.5 The trademark sample attached to the declaration as well as other trademark samples must be clearly displayed with a size not exceeding 80 mm x 80 mm and the distance between the two closest points must not be shorter than 15 mm.
In case of a request for protection of colors, the trademark sample must be displayed in the exact colors requested to be protected.
If there is no request for protection of colors, all mark samples must be displayed in black and white.
9. Requirements regarding the appellation of origin of goods application
In addition to the general requirements stipulated in point 5 of this Circular, the appellation of origin of goods application must satisfy the requirements stipulated in this point.
9.1 The application must comprise the following documents:
(i) The declaration requesting for the grant of certificate of the right to use the appellation of origin of goods, made under the form set out by the National Office of Industrial Property, 3 copies;
(ii) The copy of the document certifying the lawful business right (the business license, certificate of business registration, etc.), 1 copy;
(iii) The explanation of the peculiar quality of the products bearing the appellation of origin of goods, with the certification by a competent State agency, 1 copy;
(iv) The document of the competent agency certifying that the products produced or traded by the applicant have peculiar characteristics and quality and are produced on the territory corresponding to the appellation of origin of goods (in conformity with the explanation in document (iii)), 1 copy;
(v) A copy of the title of protection of the appellation of origin of goods granted by the country of origin, or a document of the country of origin certifying that the right of the applicant to use the appellation of origin of goods is currently protected in the country of origin (in case the appellation of origin of goods comes from a foreign country), 1 copy;
map of the territory corresponding to the appellation of origin of goods, in which the place where the applicant produces or conducts business is indicated, 1 copy;
(vii) The letter of procuration (if required), 1 copy;
(viii) The voucher of payment of the application fee, 1 copy.
If the applicant applies only for the certificate of the right to use an appellation of origin of goods which has previously been registered, the application can be filed without documents (iii) and (
9.2 The above-mentioned documents must be submitted at the same time. The original of document 9.1 (vii) can be submitted within 3 months from the date of filing the application if the application includes a copy of the original.
9.3 The agency competent to certify the particularities of the products bearing the appellation of origin of goods and certify that the products produced by the applicant have such particularities shall be the product quality control agencies at the central level or of the locality indicated in the appellation of origin of goods.
10. Filing the application
The application may be filed at the National Office of Industrial Property or at any other application-receiving places set up by the National Office of Industrial Property. The application may also be sent by registered mails through the postal service to the above-said application-receiving places.
11. Receiving the application
11.1 Upon receiving the application, the National Office of Industrial Property shall have to: (i) check the list of documents specified in the declaration; (ii) affix a seal on the declaration certifying the date the application arrives at the Industrial Office of Industrial Property; (iii) make notes on the disparity between the list of documents specified in the declaration and the number of documents actually attached to the application; (iv) conduct preliminary examination of the application to consider whether or not to accept the application in accordance with point 11.2 below; (v) send to the applicant a declaration already affixed with the seal certifying the arrival date of the application, the serial number of the application and the result of the check on the list of documents, with name and signature of the application receiver; (the above-said declaration shall substitute the receipt of the application).
11.2 The National Office of Industrial Property shall not accept the application if it finds that the application has one of the following failings:
(i) The application does not include one of the following required documents: the declaration, which must contain the trademark sample and the list of products, services (in case of a trademark application); the appellation of origin of goods and the type of goods (in case of an appellation of origin of goods application), the description of the invention/utility solution, the request for protection (in case of an invention/utility solution application); the description of the industrial design and the set of photos and drawings of the industrial design (in case of an industrial design application), the letter of procuration (if required), the voucher of payment of fees;
(ii) The form of protection (the type of title of protection requested to be granted) is not in conformity with the industrial property object described in the application;
(iii) The declaration has no signature or/and seriously erased or modified.
11.3 If the application is not accepted, the National Office of Industrial Property shall notify the applicant of the reason(s) for non-acceptance. In case of an application sent by post, the National Office of Industrial Property shall notify in writing within 15 days from the arrival date of the application; the National Office of Industrial Property shall not have to send back the application�s documents to the applicant, but shall have to return the fees already paid together with the inaccepted application after deducting the expenses for the return of fees.
12. Handling of the documents of the application already accepted
After being accepted, the application shall be handled as follows:
A set of documents comprising the necessary documents shall be set apart to maintain the original state of the application (called "dossier set" of the application);
All remaining documents shall be made into a set used for examination in accordance with provisions of this Circular.
13. Formality examination
13.1 After being handled in accordance with point 12 of this Circular, the application shall undergo the formality examination as prescribed in this point.
13.2 The application shall be considered improper if it has one of the following failings:
(i) The application is made in any language other than Vietnamese, except the case provided for in point 5.3 of this Circular;
(ii) The declaration lacks information on the author (of an invention, utility solution or industrial design) and on the applicant, who fails to sign thereon, or whose signature is not certified or the information on the representative is erased or corrected.
(iii) There is ground to confirm that the applicant is not entitled to file the application;
application is filed not in accordance with Article 15 of the Decree;
(v) The description, the summary, the request for protection of invention, utility solution, the description of industrial design are made in English/French/Russian language but the applicant fails to add the Vietnamese versions thereof within the time limit prescribed in Points 6.2 and 7.2 of this Circular;
(vi) The letter of procuration is only a copy and the applicant fails to add the original within the time limit prescribed in points 6.2, 7.2, 8.2 and 9.2 of this Circular;
(vii) There exist in the application failings mentioned in point 13.3 below which invalidate the application, and though the National Office of Industrial Property has requested it, the applicant does not made the correction or the correction is not up to requirement;
(viii) The objects described in the application are objects which shall not be protected by the State as prescribed in Clause 4 of Article 4, Clause 3 of Article 5, Clause 2 of Article 6 and Clause 2 of Article 7 of the Decree;
13.3 Handling the failings of the application in the formality examination period
If there are in the application the following failings, the National Office of Industrial Property shall notify the applicant thereof and within 2 months from the date the notification is made, the applicant shall have to correct such failings:
(i) One of the required documents is insufficient in the number of copies;
(ii) The application fails to satisfy the requirement for consistency;
(iii) The application fails to satisfy the requirement for presentation;
trademark application fails to clearly indicate the type of trademark to be registered, is filed without description of the trademark, or the products on the list are not grouped or improperly grouped;
(v) The information on the applicant is not consistent in separate documents or is erased and corrected;
application fees are not paid in full.
13.4 The applicant can, on his/her own initiative, amend and/or supplement the documents of the application but is not allowed to extend the scope (volume) of the protection and change the nature of the industrial property object described in the application and must pay the prescribed fees. If the amendment extends the scope (volume) of the protection or change the nature of the object, the applicant shall have to file a new application and all procedures shall have to commence from the beginning.
13.5 Determination of the date of valid application filing.
The date of valid application filing shall be determined as follows:
(i) With regard to application having no failings stipulated in point 13.2 above, the date of valid application filing shall be the date the application arrives at the National Office of Industrial Property indicated in the seal of receiving the application on the declaration;
(ii) With regard to application having no failings stipulated in point 13.3 above, and failings, which have been corrected within the prescribed time limit, the date of valid application filing shall be the date the application arrives at the National Office of Industrial Property indicated in the seal of receiving the application. If the failings are corrected after such time limit, the date of valid application filing shall be the date all the failings have been corrected to make the application valid.
13.6 Determination of the priority date
The priority date of the application shall be determined as follows:
If the application does not claim the priority right, the priority date shall be the date of valid application filing;
If the application claims the priority right, the priority date shall be the date stated in such claim and adopted by the National Office of Industrial Property.
13.7 The National Office of Industrial Property shall notify the applicant of the result of formality examination of the application in accordance with the following regulations:
(i) If the application is considered valid, the National Office of Industrial Property shall send to the applicant a notification of acceptance of the application, clearly stating therein the name, address of the applicant; the name of the industrial property service organization (if the application is filed through that organization); the name of the object described in the application, the date of valid application filing, the priority date; the serial number of the application; the existing failings that have to be corrected by the applicant and the time limit for the correction thereof. If the applicant fails to correct within such time limit, the consideration of the application shall not be continued.
(ii) If the application is considered invalid, the National Office of Industrial Property shall send to the applicant a notification of non-acceptance of the application clearly stating therein the name, address of the applicant, the name of the industrial property service organization (if the application is filed through that organization); the date the application arrives at the National Office of Industrial Property, the name of the object described in the application; and the reasons for the non-acceptance of the application (the reasons why the application is considered invalid);
(iii) If there still exist in the application failings mentioned in point 13.3 above, the National Office of Industrial Property shall send to the applicant a notification of the result of the formality examination of application clearly stating therein the name, address of the applicant, the name of the industrial property service organization (if the application is filed through that organization); the date the application arrives at the National Office of Industrial Property; the name of the object described in the application, the failings that have to be corrected and the time limit set for the correction.
13.8 The time limit for the formality examination is 3 months from the date the application arrives at the National Office of Industrial Property indicated on the application-receiving seal; For an application with a document or documents being filed late as described in points 6.2, 7.2, 8.2 and 9.2, the time limit for the formality examination is 3 months from the date such document is added to the application. Prior to the expiry of the above time limit, the National Office of Industrial Property shall have to conclude the formality examination and notify the applicant in accordance with provisions of point 13.7 above.
14. Announcement of valid application
14.1 All invention, utility solution, industrial design applications which are considered valid shall be announced by the National Office of Industrial Property on the Industrial Property Official Gazette within the following time limit:
a) An invention or utility solution application shall be announced in the 19th month calculated from the priority date, except the cases provided for in points b), c) and d) below:
b) In case of a request for early announcement, the application shall be announced within one month from the date the National Office of Industrial Property receives the request for early announcement or at a later date as requested;
c) For an invention, utility solution application, if there is a written request for content examination filed before the date the application is properly accepted, the application shall be announced within one month from the date of acceptance of the valid application;
d) For an invention or utility solution application, if there is a written request for content examination filed after the date the application is properly accepted but prior to the expiry of a time limit of 18 months calculated from the priority date, the application shall be announced within one month from the date the National Office of Industrial Property receives a request for content examination;
e) An international application and industrial design application shall be announced in the second month from the date of acceptance of the valid application, except for cases mentioned in point b above.
14.2 The information related to a valid application shall be announced on the Official Gazette and include: all information on the valid application contained in the application acceptance notification, excluding the information on the failings which must be corrected; the summary of the invention or utility solution accompanied by drawings if necessary; one or a number of drawings and photos of the industrial design.
14.3 Everyone can have access to more detailed information on the nature of the object described in the application announced on the Industrial Property Official Gazette, or can request the National Office of Industrial Property to provide such information and he/she shall have to pay the charges for information supply in accordance with regulations.
15. Request for examination of content of invention or utility solution
15.1 Within 42 months from the priority date of the invention application and 36 months from the priority date of the utility solution application, the applicant or any third party can request the National Office of Industrial Property to undertake examination of content of such invention or utility solution.
The person who requests the examination of content of an invention or utility solution shall have to pay prescribed fees.
15.2 The request for examination of content of an invention or utility solution filed after the announcement of the application shall be announced on the Industrial Property Official Gazette within one month from the date of receiving the written request for examination and the applicant shall be notified thereof.
The request for examination of content of an invention or utility solution filed before the announcement of the application shall be announced together with the application in accordance with points 14.1 c) and d) of this Circular.
15.3 Except for the case where the request for content examination is written in the declaration by the applicant him-herself, the request for examination of content of an invention or utility solution must be made in writing, clearly stating therein the name, address of the person who requests; the serial number and the date of filing the application of invention or utility solution the content of which is requested to be examined; the name, address of the applicant, the name of such invention, utility solution, and must be accompanied by the receipt or voucher of payment of examination fee.
16. Examination of the content of the application
16.1 The examination of the content of the application shall be undertaken by the National Office of Industrial Property in accordance with this point with respect to:
(i) All trademark, industrial design and appellation of origin of goods applications if such applications have been properly accepted and the applicants have paid content examination fee,
(ii) All international registration applications, and
(iii) Invention or utility solution applications, including international applications, which have been properly accepted and if there are requests for content examination filed at the National Office of Industrial Property within the time limit prescribed in point 15 of this Circular.
16.2 The content examination aims to determine the possibility of protection of the object described in the application in accordance with the criteria for the protection or to determine the scope (volume) of the protection.
16.3 Within the time limit for content examination application, the National Office of Industrial Property shall have to notify the applicant and the person who has requested the content examination of the result of the content examination in accordance with the following regulations:
a) If the industrial property object is not up to the criteria for protection, the notification of result of the content examination must clearly state the reason(s) for refusal to grant the title of protection and set the time limit of 2 months from the date of notification for the applicant to appeal;
b) If the industrial property object is up to the criteria for protection but the protection scope (volume) must be narrowed or the application still has failings, the notification of the result of the content examination must clearly state such matters and set the time limit of 2 months from the date of notification for the applicant to appeal or correct the failings;
c) If the object is up to the criteria for protection, including the case mentioned in point b) above, the notification of the result of the content examination shall request the applicant to pay the fee for announcement of title of protection, the fee for registration and grant of title of protection and the fee for maintenance of the first year�s validity (with respect to inventions and utility solutions).
16.4 Within the content examination time limit, the applicant can, on his/her own initiative, amend and/or supplement the documents included in the application and shall have to pay the prescribed fees.
The National Office of Industrial Property can request the applicant to amend and/or supplement documents within the set time limit. If the applicant fails to amend and/or supplement at the request of the National Office of Industrial Property without plausible reasons, the application shall be assumed withdrawn.
The amendment and/or supplement must not change the nature of the object or extend the scope (volume) of the protection defined in the application.
16.5 The content examination time limit shall be: (i) 18 months for an invention application, 9 months for a utility solution application calculated from the date of receiving the request for content examination if such request is filed after the announcement of the application, or from the date of announcing the application if the request is filed before the announcement of the application; (ii) 9 months for an industrial design application and trademark application from the date of signing the notification of acceptance of the valid application; (iii) 6 months for an appellation of origin of goods application calculated from the date of signing the notification of acceptance of the valid application.
If, during the application content examination, the applicant wishes to, or at the request of the National Office of Industrial Property, amends and/or supplements documents, the content examination time limit can be extended to cover the period for the amendment and/or supplement.
Prior to the expiry date of the content examination time limit, the National Office of Industrial Property shall have to notify the applicant and the person requesting the examination of the result of the content examination in accordance with point 16.3.
Chapter III
TRANSFER OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS
17. Contract for the transfer of industrial property right
17.1 A contract for the transfer of industrial property right is a contract for transferring the ownership over an industrial property object or a contract for transferring the right to use an industrial property object.
17.2 A contract for the transfer of the ownership over an invention, utility solution, industrial design or trademark must include the following main contents:
- The name (surname) and full address of the transferor and the transferee;
- The basis for the transfer (title of protection already granted or transferred to the transferor);
- The object of the transfer (the whole ownership right over the whole volume of the protection of the industrial property object or over part of the volume of trademark protection or part of the list of goods and services);
- The price for the transfer;
- The rights and obligations of each party, including corresponding obligations which must not contravene Article 40 of the Decree;
- The conditions for the amendment, termination or invalidation of the contract;
- The method of settling complaints and disputes;
- The signing date and place;
- The signatures of the parties or their authorized representatives, together with the names, titles of the signatories and certification of signatures.
17.3 The contract for the transfer of the right to use the invention, utility solution, industrial design or trademark ("license contract") must include the following contents:
- The names (surnames) and full addresses of the license transferor and transferee;
- The basis for transferring the license (the title of protection already granted to the license transferor or the exclusive license contract);
- The scope of the license, which includes:
. The type of license (exclusive/non-exclusive);
. The object of license determined by the restrictions on the right to use (the protected acts of use) and the restrictions on the industrial property object (the volume of protection of the industrial property object);
. The territorial restriction (the Vietnamese territory);
. The duration (the duration of protection of industrial property object)
In case of a sub-license, the license scope must fall within the license scope of the exclusive license contract on the corresponding sub-license;
- The license price;
- The rights and obligations of each party, including corresponding obligations which must not contravene Article 40 of the Decree;
- The conditions for the amendment, termination or invalidation of the contract;
- The method of settling complaints and disputes;
- The signing date and place;
- The signatures of the parties or their authorized representatives, together with the names and titles of the signatories and certification of the signatures.
17.4 The license contract must not contain any unjustifiable provision on restrictions on the rights of the license transferee, especially the restriction provisions not derived from the rights of the license transferor over the industrial property object or not for the purpose of protecting such rights, such as:
- Provisions directly or indirectly restricting the export of products manufactured under the license to territories where the license transferor is not the owner of corresponding industrial property right or does not monopolize the import of corresponding industrial property object;
- Provisions compelling the transferee of a trademark license to purchase the whole or part of the materials, components or equipment of the license transferor or of a person appointed by the license transferor, without aiming to ensure the quality of products manufactured by the transferee;
- Provisions forbidding the license transferee to modify the industrial property object (except trademark), or compelling the license transferee to transfer free of charge to the transferor the modifications made by the transferee or the right to file application for industrial property protection or industrial property right over such modifications.
- Provisions forbidding the license transferee to appeal against the validity of the industrial property right, or the license transferor�s right to transfer license.
17.5 If the transfer of industrial property right is part of another contract, the content of the industrial property right transfer shall be made into a part distinct from the other parts of the contract and shall comply with the provisions of this Point.
18. Types of contracts for the industrial property right transfer which must be approved and registered
18.1 According to Clause 5 Article 38 and Clause 5, Article 62 of the Decree, all contracts for the transfer of ownership over or the right to use industrial property object in the following cases must be approved by the Minister of Science, Technology and Environment before being registered in accordance with Article 42 of the Decree and point 20 of this Circular:
(i) One of the parties (the transferor or the transferee) is a State organization or has capital contribution from the State, and the other party is an individual or a non-State organization;
(ii) The transferor is an individual, legal person or any other Vietnamese entity and the transferee is a foreign individual or organization.
18.2 All contracts for the transfer of ownership or the right to use an industrial property object - including contracts already approved - must be registered in accordance with Article 42 of the Decree and point 20 of this Circular.
19. Procedures for approval of the contract for industrial property right transfer
19.1 The dossier of approval of the contract (hereinafter referred to as approval dossier) shall comprise the following documents:
(i) The declaration requesting the approval of the contract for the transfer of industrial property rights, made according to the form set out by the National Office of Industrial Property, in 3 copies, in which the person who requests the approval must be a State organization or an organization having capital contribution from the State if the contract falls into the category defined in 18.1 (i); or a Vietnamese party if the contract falls into the category defined in 18.1 (ii);
(ii) Two originals or two copies of the contract, including appendix or appendice (if any); if the contract is made in any language other than Vietnamese, it must be accompanied by the Vietnamese translation;
(iii) The original of the title of protection (in case of assignment of ownership over an industrial property object), or a copy (in case of assignment of the right to use the industrial property object), if the contract to be approved is a sub-contract, it must be accompanied by a copy of the certificate of registration of the exclusive contract on the corresponding sub-contract;
(iv) The written agreement made by the co-owners on the transfer of the right if the corresponding industrial property right is under joint ownership; in the event such an agreement cannot be reached, there must be a written report explaining the reasons for the objection of the remaining co-owners;
(v) The business license of the transferee in case of the transfer of ownership right or the transfer of the right to use a trademark;
voucher of payment of the contract approving fee;
(vii) The letter of procuration (if any)
19.2 The approval dossier shall be filed to the National Office of Industrial Property in accordance with provisions on the filing of application (point 10 of this Circular).
The time limit for filing the approval dossier is 60 days from the date of signing the contract. Such time limit can be extended if the applicant can give plausible reasons for the delay.
19.3 The National Office of Industrial Property shall have to receive the approval dossier in accordance with provisions on receiving application in point 11 of this Circular, with proper amendments, including the documents mentioned in point 11.2 (i): the declaration; the contract for the transfer of industrial property rights; the voucher of fee payment and the letter of procuration.
19.4 The National Office of Industrial Property shall have to examine the approval dossier within 2 months from the date of receiving the dossier, in accordance with the following regulations:
a) If the approval dossier is valid and the content of the contract conform with the regulations, the National Office of Industrial Property shall report the result of examination of the approval dossier and propose to the Minister of Science, Technology and Environment to issue a decision to approve of the contract within 15 days from the date of receiving the report of the National Office of Industrial Property.
b) If the dossier still has failings and such failings are correctable (except for the cases defined in paragraph c) below); the National Office of Industrial Property shall suggest the person who has filed the dossier to correct such failings within an appropriate time limit.
The time limit for the person who has filed the dossier to correct the failings of the dossier shall not be accounted for in the time limit for examination of dossier.
c) In the event the dossier is invalid for following reasons, the National Office of Industrial Property shall propose to the Minister of Science, Technology and Environment to refuse approval of the contract for the transfer of industrial property rights:
(i) The person who has filed the approval dossier fails to correct the failings within the time limit set by the National Office of Industrial Property;
(ii) The person who has filed the approval dossier is not the one defined in point 19.1 (i);
(iii) The transferor is not the owner of the title of protection (in case of the transfer of the ownership over industrial property objects); or is neither the owner of the title of protection nor the transferee of an exclusive license nor entitled to transfer the sub-license with respect to the corresponding industrial property object (in case of the transfer of the right to use industrial property object);
transferee has no license for trading in goods/services in conformity with the certificate of registration of corresponding trademarks (in case of the transfer of industrial property rights over trademarks);
(v) The corresponding industrial right is no longer in the period of protection validity; or that industrial property object is in dispute;
is ground to confirm that the transfer can infringe upon the industrial property rights of a third party;
(vii) The contract has a content not in conformity with provisions on the transfer restrictions, and/or has not the required contents as prescribed in Article 38 of the Decree and points 17.2., 17.3., 17.4.
(viii) The contract has no provision on price or the price for the transfer is lower than the minimum price or higher than the maximum price as prescribed;
(ix) The contract does not contain all the signatures of the transferor and the transferee and/or the signatures are not certified to be legitimate;
(x) The
19.5 Before proposing the refusal to approve the contract, the National Office of Industrial Property shall notify the applicant of the result of the examination of the approval dossier, the planned refusal,
20. The procedures for registration of the contract for the transfer of industrial property rights
20.1 Dossier requesting the registration of the contract (hereinafter referred to as registration dossier) must comprise the following documents:
(i) The declaration to request for the registration of the contract for industrial property right transfer, made in the form set out by the National Office of Industrial Property, 2 copies;
(ii) Two originals or two copies of the transfer contract, including
(iii) The original of the title of protection (in case of the transfer of ownership over industrial property objects); or a copy of such title of protection (in case of the transfer of the right to use industrial property objects), if the contract to be registered is a sub-license contract, it must be accompanied by the certificate of registration of the exclusive license contract on the corresponding sub-license;
written agreement made by the co-owners on the transfer, if the transferred industrial property right is under joint ownership; or if such an agreement cannot be reached, there must be a written report explaining the reasons for the objection of the remaining co-owners;
(v) The business license of the transferee in case of the transfer of the ownership over or the right to use trademarks;
contract approval decision of the Minister of Science, Technology and Environment (if the contract is required to be approved);
(vii) The voucher of payment of contract registration fee;
(viii) The letter of procuration (if required);
Where the procedures for both the approval and registration of the contract must be carried out, the documents of the approval dossier already filed shall be considered those of the registration dossier.
20.2 The registration dossier shall be filed and received as the case with the approval dossier (points 19.2 and 19.3 of this Circular).
20.3 The National Office of Industrial Property shall have to examine the registration dossier within 2 months from the date of receiving the dossier. For the contract already approved, the time limit shall be 15 days.
a) If the registration dossier is valid and the content of the contract conforms with the regulations, the National Office of Industrial Property shall issue a decision to grant the certificate of registration of the contract for the transfer of ownership over industrial property objects, and the title of protection in case of the transfer of trademark with respect to a part of the list of products or services; or the certificate of registration of license contract, and carry out the following procedures:
(i) Making entries into the national register of industrial property and the register of contracts for the transfer of ownership over industrial property objects or the register of license contracts in corresponding cases;
(ii) Writing down in the title of protection (in case of the transfer of ownership over industrial property object) and granting the title of protection to the transferee of ownership over trademark with respect to a part of the list of products or services;
(iii) Affixing a registration seal on 2 copies of the contract and giving one copy to the registration dossier submitter and keeping the other copy;
to the registration dossier submitter one copy of the certificate of registration of the contract for the transfer of ownership over industrial property objects or of the certificate of registration license contract;
(v) Publicizing the decision on granting the certificate of registration in the Industrial Property Official Gazette;
b) If the dossier still has failings which are correctable (except for cases defined in paragraph c) below), the National Office of Industrial Property shall notify the registration dossier submitter and request him/her to correct such failings within an appropriate time limit.
The time limit for the registration dossier submitter to correct the failings of the dossier shall not be accounted for in the time limit for examination of dossier.
c) If the registration dossier is improper for the following reasons, the National Office of Industrial Property shall reject the registration of the contract:
(i) The registration dossier submitter fails to correct the failings within the time limit fixed by the National Office of Industrial Property or the correction does not meet the requirement;
(ii) The registration dossier submitter is neither the transferor nor the transferee of such transfer contract nor the authorized industrial property representative as prescribed;
(iii) The transferor is neither the owner of the title of protection (in case of transfer of ownership over industrial property object); nor the owner of the title of protection nor the transferee of exclusive license entitled to transfer sub-license with respect to industrial property objects (in case of license transfer);
transferee has no license for trading in the products/services defined in the certificate of registration of corresponding trademarks (in case of the transfer of industrial property ownership over trademarks);
(v) The industrial property right is no longer in the period of protection validity; or is in dispute;
is ground to confirm that the transfer of industrial property rights shall infringe upon the industrial property rights of a third party;
(vii) The contract has a content not in conformity with provisions on transfer restrictions as prescribed in Article 38 of the Decree, and/or has not the required contents as prescribed in points 17.2, 17.3 and 17.4 of this Circular;
(viii) The contract does not contain all the signatures of the transferor and the transferee and/or such signatures are not certified to be legitimate;
(ix) The
(x) There is no decision on approval of the contract (in case the contract is required to be approved).
d) Before making the official refusal to register the contract, the National Office of Industrial Property shall notify the registration applicant of the result of examination of the registration dossier, the planned refusal,
21. Examination of the application for non-voluntary license
21.1 The non-voluntary license application dossier must comprise the following documents
(i) The declaration to request for the non-voluntary license, made in the form set out by the National Office of Industrial Property;
(ii) The documents indicating its special significance on security, national defense, protection of the people�s health and environment of the relevant invention, utility solution or industrial design and documents evidencing that the relevant invention, utility solution or industrial design is not used by the industrial property owner (or the person who is transferred the whole right to use such object) without proper reasons or used at a level not satisfying the needs of security, national defense, protection of the people�s health and the environment;
(iii) The documents showing the capability of the applicant of using the invention, utility solution or industrial design and the conditions which are proper in the applicant�s view and already offered but not accepted by the industrial property owner (or the person who is transferred the whole right to use industrial property object) without any proper reason;
vouchers of payment of fee for granting non-voluntary license.
(v) The letter of procuration (if required).
21.2 The non-voluntary license application dossier must be submitted to the National Office of Industrial Property.
21.3 Upon receiving the non-voluntary license application dossier, the National Office of Industrial Property shall examine the dossier in accordance with provisions of Clause 5 Article 51 of the Decree. The procedures for examination of the non-voluntary license application dossier are similar to those for approval of the contract for the transfer of industrial property rights (point 19 of this Circular).
Chapter IV
HANDLING OF THE INTERNATIONAL APPLICATION OF INVENTION/UTILITY SOLUTION AND APPLICATION FOR INTERNATIONAL REGISTRATION OF TRADEMARKS
22. The procedures carried out with regard to the National Office of Industrial Property
The regulations on the filing of application and carrying out other relevant procedures before the National Office of Industrial Property mentioned in Clauses 2 and 3 Article 15 of the Decree and Point 3 of this Circular shall also apply to the procedures carried out with regard to the National Office of Industrial Property for international application with respect to inventions, utility solutions or trademarks mentioned in this Chapter.
23. Handling of international application with respect to inventions/utility solutions under the PCT Agreement
23.1 Application receiving agency
The agency competent to receive international applications in Vietnam is the National Office of Industrial Property.
The National Office of Industrial Property has the responsibility to:
(i) Receive Vietnamese-origin international applications;
(ii) Collect fees and remit such fees to the International Bureau and the International Search Office in accordance with provisions of the Agreement;
(iii) Check to see whether such prescribed fees are paid in time or not;
and handle Vietnamese-origin international applications in accordance with provisions of the Agreement;
(v) Determine the object requested to be protected: if the object requested to be protected involves a national secret, the following procedures shall not be continued and the paid fees shall be returned to the applicant after deducting fees for sending and copying the international application;
one copy (dossier copy) of the Vietnamese-origin international application to the International Office and another (reference copy) to the International Reference Office;
(vii) Send and receive mail from the applicants and from international offices.
23.2 Languages
The Vietnamese-origin international applications to be filed to the National Office of Industrial Property must be made in English or Russian. Each application shall be made in 3 copies.
In cases the number of copies is insufficient, the National Office of Industrial Property shall provide the remaining copies and the applicant shall have to pay fee for copying international application.
23.3 The International Search Office and the International Preliminary Examination Office
With regard to Vietnamese-origin international applications, the competent International Search Offices and the International Preliminary Examination Offices shall be the Patent Offices of Australia, Austria, Russia, Sweden and the European Patent Office.
23.4 The international application designating Vietnam
If the international application designates Vietnam, the National Office of Industrial Property shall be the designated office. In this case, in order to enter into the national phase, within 21 months from the priority date, the applicant must file to the National Office of Industrial Property:
(i) The declaration to request the grant of invention/utility solution patent, made in the form set out by the National Office of Industrial Property, 3 copies;
(ii) Three copies of the international application (if the applicant wishes to enter into the national phase before the date of international publication);
(iii) The Vietnamese translation of the international application (including: the description, the request for protection (the original thereof already filed; the amended version and explanation under Article 19 of the PCT Agreement), the summary, legends of the drawings), 3 copies;
national fee.
23.5 The application selecting Vietnam
If the application for international preliminary examination selects Vietnam, the National Office of Industrial Property shall be the selected agency. In this case, and if the selection of Vietnam is made within 19 months from the priority date, in order to enter into the national phase, the applicant must, within 31 months from the priority date, file to the National Office of Industrial Property:
(i) The declaration requesting for the grant of an invention/utility solution patent, made in the form set out by the National Office of Industrial Property, 3 copies;
(ii) The Vietnamese translation of the international application (including: the description, the request for protection (the original thereof already filed, the amended version and the explanation under Article 19 of the PCT Agreement), the summary, legends of the drawings), 3 copies;
(iii) The Vietnamese translation of the appendice and reports on the international preliminary examination, 3 copies;
national fee.
23.6 Documents requesting the priority right
To be entitled to the priority right, the submitter of an international application must submit to the International Office the necessary documents in accordance with Rule 17.1 (a) of the Regulation on the Implementation of the Agreement; and must submit to the National Office of Industrial Property 3 copies of the Vietnamese translation of such documents within the time limit mentioned in points 23.4 and 23.5 above.
23.7 Amendment and supplement to documents in the national phase
Pursuant to Rule 51bis of the Regulation on the Implementation of the PCT Agreement, the applicant must submit the letter of procuration, the document on the transfer of the right to file application in the international phase (if any)... within 24 months from the priority date in case of the international application designating Vietnam and 34 months in case of the international application selecting Vietnam.
Pursuant to Article 28 and Article 41 of the PCT Agreement, in the national phase the applicant can amend, supplement the documents of the application in accordance with provision of point 16.4 of this Circular.
23.8 The time limit for commencing the national phase
The time limit for commencing the handling of the international application designating Vietnam or selecting Vietnam in the national phase shall be calculated from the first day of the 22nd month from the priority date in case Vietnam is designated or of the 32nd month from the priority date in case Vietnam is selected and such selection is made prior to the end of 19-month period calculated from the priority date, if the applicant does not wish to enter into the national phase prior to the above-mentioned time limit.
23.9 Examination of the international application
The international applications shall be examined in terms of their formality and contents in accordance with procedures applicable to the national applications.
23.10 International applications assumed to be withdrawn
Besides the cases assumed to be withdrawn as provided for in the PCT Agreement and the Regulation on the Implementation of the Agreement, in the event the national fee is not paid to the National Office of Industrial Property or there is no Vietnamese translation after the expiry of the time limit prescribed in points 23.4 and 23.5, the international application designating Vietnam shall be assumed to be withdrawn.
23.11 Fees
The submitter of the Vietnamese-origin international application must pay fees at levels and in accordance with procedures provided for in the Regulation on the Implementation of the PCT Agreement and in accordance with Regulations of the Ministry of Finance, the Ministry of Science, Technology and Environment.
24. Making and filing the application for international registration of Vietnamese-origin trademark abroad under the Madrid Agreement
24.1 Every individual, legal person or other entity shall have the right to file application for international registration of Vietnamese-origin trademarks under the Madrid Agreement provided that such trademarks have already been registered in Vietnam.
24.2 Application for registration
An application for international registration of Vietnamese-origin trademarks must be made in French and in the form provided free of charge by the National Office of Industrial Property, by way of filling in items for the applicant (except items for the National Office of Industrial Property and the International Office) and must be accompanied with trademark samples. The application must clearly specify the Madrid Agreement member countries where the to have his/her trademark protected. The applicant must estimate the total of fees to be paid to the International Office in accordance with the fee index printed in the application form. If the applicant believes that the estimated fee amount is correctly calculated or after being notified by the National Office of Industrial Property of the exact amount of fee to be paid, the applicant shall have to pay such fee to the International Office. In addition, the applicant has to pay additional fee to the National Office of Industrial Property as prescribed.
24.3 The application-receiving agency
The application for international registration of trademarks shall be filed to the International Office via the National Office of Industrial Property.
The date on which the National Office of Industrial Property receives the application shall be considered the date the application is received by the International Office if the International Office receives the application within 2 months from such date.
24.4 Filing of application to the International Office
After the application is filed to the International Office, all transactions between the applicant and the International Office must be conducted through the National Office of Industrial Property including the amendment of documents, restrictions on the list of products, assignment of registered rights.
25. Handling of application for Vietnam-designated international registration of trademarks
25.1 After receiving the notice from the International Office on the application Vietnam-designated international registration of trademarks, the National Office of Industrial Property shall examine the content of such application as is the case with the trademark application directly filed to the National Office of Industrial Property. Within 12 months from the date the trademark is internationally registered, the National Office of Industrial Property shall have to confirm the possibility of the mark being protected. If the trademark is impossible to be protected or partly rejected, the National Office of Industrial Property shall, within the above-said time limit, notify in writing the applicant through the International Office of the reason for the rejection.
Also within the above time limit, if there is no notification of rejection from the National Office of Industrial Property, the trademark shall be protected in Vietnam.
25.2. Within 3 months from the date the National Office of Industrial Property sends the notification of rejection, the applicant can file a complaint against the decision of the National Office of Industrial
25.3 The trademark accepted for its protection in Vietnam under the Madrid Agreement shall be publicized on the Industrial Property Office Gazette. The scope (volume) of the protection shall be defined upon the content of registration of such trademark endorsed by the World Intellectual Property Organization (WIPO) and certified by the National Office of Industrial Property.
Chapter V
AMENDMENT OF TITLE OF PROTECTION; MAINTENANCE OF VALIDITY OF TITLE OF PROTECTION OF INVENTION, UTILITY SOLUTION; EXTENSION OF VALIDITY OF TITLE OF PROTECTION OF INDUSTRIAL DESIGN, TRADEMARK AND APPELLATION OF ORIGIN OF GOODS
26. Amendment of title of protection
26.1 The owner of a title of protection is obliged to notify in writing the National Office of Industrial Property of every change in the name, address of the owner of title of protection.
26.2 The owner of title of protection has the right to request the National Office of Industrial Property to narrow the scope (volume) of industrial design and trademark protection by excluding a number of industrial design plans; modifying a number of details of the trademark without substantially changing such trademark; reduce a number of products on the list of products and/or services specified in the title of protection of mark.
26.3 To amend the above-said contents, the owner of the title of protection must file an application for amendment of the title of protection to the National Office of Industrial Property accompanied with (i) the original of the title of protection; (ii) documents certifying the changes in the name and address of the owner of the title of protection; (iii) two sets of photos or drawings of the industrial design plans to be excluded; (iv) 10 samples of the trademark already modified; (v) the voucher of payment of fee for amendment of the title of protection; (vi) the letter of procuration (if required).
26.4 The National Office of Industrial Property shall examine the application for amendment of the title of protection within 2 months from the date of receiving the application. If it deems that the application is valid and the amendment neither extends scope (volume) of the protection nor substantially change the nature of the protected object, the National Office of Industrial Property shall amend the title of protection, register and publicize such amendment on the Industrial Property Official Gazette. Otherwise, the National Office of Industrial Property shall notify the applicant of the rejection of amendment and clearly define the reasons therefor.
27. Maintenance of validity
To have the validity of his/her title of protection of invention, utility solution maintained, the owner of the title must pay the fee for maintenance of validity within 6 months prior to the date of validity expiry. Such fee may be paid later than the above-said time limit, but not later than 6 months from the expiry date. Failing this, the owner of the title of protection shall have to pay an additional 10 % of fee for each month of delayed payment.
28. Extension of validity
28.1 To have his/her title of protection extended, within 6 months prior to the date of validity expiry of the title of protection, the owner of the title must file an application therefor to the National Office of Industrial Property.
The application for extension of validity can be filed later than the above-said time limit, but not later than 6 months from the expiry date of validity of the title of protection. Failing this, the applicant must pay a fee for extension of validity and an additional 10 % for each month of delayed payment.
28.2 The dossier of application for the extension of validity of title of protection must include the following documents:
(i) The declaration to request for extension of validity of the title of protection, made in the form set out by the National Office of Industrial Property, 2 copies;
(ii) The original of the title of protection;
(iii) The voucher of payment of fee for extension;
letter of procuration (if required);
28.3 The National Office of Industrial Property shall have to examine the application for extension within 2 months from the date of receiving the application. The National Office of Industrial Property shall issue a decision on extension, note down such extension in the title of protection, register and publicize such extension on the Industrial Property Official Gazette, except for the following cases:
- The extension application is invalid, or filed not in accordance with the prescribed procedures;
- There is ground to confirm that the owner of certificate of registered trademark or the owner of the certificate of the right to use the appellation of origin of goods does not use such trademark or appellation of origin of goods or has not used such object for the last 5 consecutive years prior to the expiry date of the title of protection without plausible reasons;
- The applicant for extension is not the owner of the title of protection of the corresponding trademark, appellation of origin of goods or industrial design.
If the application falls into one of the above-said cases, the National Office of Industrial Property shall issue a notification of refusal of extension together with the clear reasons.
Chapter VI
THE PROCEDURES FOR GRANTING REPRESENTATION LICENSE
29. The dossier of application for representation license
29.1 A representation license shall be granted by the National Office of Industrial Property after considering the dossier of application for the representation license as prescribed in points 29.2 and 29.3 below. The applicant shall have to pay the prescribed fee.
29.2 The dossier of application for the certificate of industrial property representation service organization shall comprise:
- The application for the certificate of industrial property representation service organization, with a proposed list of industrial property representatives of the organization;
- The copies of the operating statute and certificate of business registration;
- The copy of the decision on appointment to the leading posts of the organization or a written document signed by the head of the organization to authorize a member of the organization on the above-said proposed list to represent the organization;
- The table of service fees for the industrial property representation of the organization after being registered in accordance with regulations on management of fees and charges;
- The voucher of payment of fee for grant of representation license.
The dossier of application for the certificate of industrial property representation service organization must be filed together with dossiers of application the industrial property representative cards of individuals on the above-said proposed list.
29.3 The dossier of application for industrial property representative card shall comprise:
- The application for the industrial property representative card, with the certification of the permanent address of the applicant by the People�s Committee of ward, commune or township;
- A copy of the university diploma;
- A copy of the certificate of graduation from an official industrial property training course; or a certificate of working experience and earlier assignments as prescribed in Clause 1 Article 58 of the Decree;
- A copy of the certificate of having passed the examination on current industrial property legislation of Vietnam issued by the National Office of Industrial Property;
- The voucher of payment of fee for application filing.
30. Consideration of the dossiers of application for representation license
Within one month from the date of receiving the dossier of application for a representation license, the National Office of Industrial Property shall have to consider and decide whether or not to grant the representation license. In case of refusal, the National Office of Industrial Property shall have to notify the applicant of the reasons therefor. In case of grant, and after the applicant pays the fee for the grant of representative license, the National Office of Industrial Property shall have to carry out the following procedures:
- Granting the representation license;
- Making entry of the grant of the representative license into the Register of Industrial Property Representatives;
- Publicizing the grant of the representative license on the Industrial Property Official Gazette.
Chapter VII
FINAL PROVISIONS
31. Complaints
If the applicant disagrees with the decision related to the handling of the application, as well as the approval and registration of contract for the transfer of industrial property rights, consideration of application for grant of non-voluntary license, the extension of title of protection, grant of representative license, he/she shall be entitled to lodge a complaint or protest in accordance with the order and procedures prescribed in Clauses 2, 3 and 4 Article 27 of the Decree.
32. Handling of applications filed during the period from July 1st, 1996 to the date when this Circular takes effect
The applications filed during the period from July 1st, 1996 to the date when this Circular takes effect are allowed to use document forms in accordance with Circular No.1134/SC of October 17, 1991 of the Ministry of Science, Technology and Environment guiding the implementation of Decree No. 84-HDBT of March 20, 1990 of the Council of Ministers, and shall be handled in accordance with this Circular. The time limit for handling such applications shall be extended to equal to the time period from the date of filing the application to the date when this Circular takes effect.
33. Document forms and regulations on examination of applications
The Director of the National Office of Industrial Property shall have to issue necessary document forms related to the application, the approval and registration of contracts for the transfer of industrial property rights, and issue the Regulation on examination of applications.
34. Implementation
This Circular replaces the following documents of the State Committee for Science and Technique and the Ministry of Science, Technology and Environment:
- Chapters II, III and IV of Circular No.1134/SC of October 17, 1991 guiding the implementation of Decree No.84-HDBT of March 20, 1990 of the Council of Minister;
- Circular No.437/SC of March 19, 1993 providing additional guidance on the registration of trademarks;
- Circular No.163/TT-SHCN of April 15, 1994 guiding the implementation of the regulations on approval and registration of license contracts;
- Circular No.238/TT-SHCN of May 2, 1994 providing guidance on the filing and handling of international applications for protection of invention, utility solution under the Agreement on Patent Cooperation in Vietnam;
- Decision No.199/QD of December 21, 1992 stipulating regulations on industrial property representatives.
This Circular takes effect 15 days after its signing.
 

 
THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT




 Pham Gia Khiem
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 3055-TT/SHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất