Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng

thuộc tính Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT

Thông tư 46/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:46/2015/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:15/12/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN
-------

Số: 46/2015/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một s điu của Luật Tiêu chun và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sđiều của Luật Cht lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 05 tháng 4 năm 2004;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mã lô giống là mã được đặt cho một lô giống để nhận biết, kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
2. Tiền kiểm là việc gieo trồng mẫu của lô giống trên ô thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra tính đúng giống và độ thuần, trước khi lô giống đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc trước khi công bố hợp quy.
3. Hậu kiểm là việc gieo trồng mẫu của lô giống đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy trên ô thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra lại tính đúng giống và độ thuần.
Điều 4. Hình thức và phương thức đánh giá hợp quy
1. Hình thức đánh giá hợp quy:
a) Đối với giống cây trồng nhóm 2 nhập khẩu: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận thực hiện. Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận cấp hoặc kết quả giám định của tổ chức giám định được chỉ định là căn cứ để cơ quan hải quan thực hiện việc thông quan lô giống nhập khẩu;
nhayQuy định về “Giấy chứng nhận hợp quy lô giống nhập khẩu do tổ chức chứng nhận cấp hoặc kết qua giám định của tổ chức giám định được chỉ định là căn cứ để cơ quan hải quan thực hiện việc thông quan lô giống nhập khẩu” tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 46/2015/TT- BNNPTNT bị bãi bỏ bởi Điểm b Khoản 2 Điều 14 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT.nhay
b) Đối với giống cây trồng nhóm 2 sản xuất trong nước: Đánh giá hợp quy do tổ chức chứng nhận thực hiện hoặc do tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng tự thực hiện.
2. Phương thức đánh giá hợp quy giống cây trồng nhóm 2
a) Áp dụng theo phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất đối với giống cây trồng sản xuất trong nước;
b) Áp dụng theo phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô giống cây trồng đối với giống cây trồng nhập khẩu.
Điều 5. Tổ chức chứng nhận hợp quy
1. Việc chỉ định và quản lý hoạt động tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng nhóm 2 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT).
2. Đối với chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận về giống cây trồng: Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT và có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo (sau đây viết tắt là chứng chỉ đào tạo) về kiểm định hoặc lấy mẫu giống cây trồng theo quy định của Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Chương II
CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 6. Các bước đánh giá hợp quy giống cây trồng sản xuất trong nước
1. Kiểm định ruộng giống theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Lấy mẫu giống cây trồng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Thử nghiệm mẫu giống cây trồng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
4. Tiền kiểm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
5. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho giống và cấp giống theo quy định tại Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 7. Các bước đánh giá hợp quy lô giống nhập khẩu
1. Lấy mẫu lô giống theo quy định tại Điều 9 Thông tư này tại cửa khẩu hoặc kho của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc kho được tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuê.
2. Thử nghiệm mẫu giống:
a) Theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Trường hợp mẫu giống cây trồng nhập khẩu không đạt chất lượng: Tổ chức chứng nhận báo cáo về Cục Trồng trọt và cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập khẩu ngay sau khi có kết quả thử nghiệm và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô giống theo quy định tại Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 8. Kiểm định ruộng giống
1. Kiểm định ruộng giống do người kiểm định có chứng chỉ đào tạo thực hiện.
2. Phương pháp kiểm định ruộng giống theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8550:2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống (sau đây viết tắt là TCVN 8550:2011).
3. Biên bản kiểm định lập lần cuối cùng theo nội dung tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Ghi chép số liệu tại những lần kiểm định trước đó có chữ ký của người kiểm định và đại diện lô ruộng giống.
Điều 9. Lấy mẫu và lưu mẫu giống
1. Lấy mẫu
a) Lấy mẫu giống do người lấy mẫu có chứng chỉ đào tạo thực hiện;
b) Phương pháp lấy mẫu theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8548:2011 Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm (sau đây viết tắt là TCVN 8548:2011) và TCVN 8549:2011 Củ giống khoai tây - Phương pháp kiểm nghiệm (sau đây viết tắt là TCVN 8549:2011);
c) Với giống cây trồng sản xuất trong nước: Tiến hành lấy mẫu điển hình. Lấy mẫu đúp: một mẫu gửi phòng thử nghiệm được chỉ định để phân tích, một mẫu lưu tại cơ sở sản xuất có giống đó. Đối với giống yêu cầu tiền kiểm hoặc hậu kiểm phải lấy thêm một mẫu để tiền kiểm hoặc hậu kiểm;
d) Với giống cây trồng nhập khẩu: Mỗi lô giống lấy một mẫu đúp: một mẫu gửi phòng thử nghiệm được chỉ định để phân tích, một mẫu lưu tại cơ sở nhập khẩu có lô giống đó. Đối với lô giống yêu cầu hậu kiểm phải lấy thêm một mẫu để hậu kiểm;
đ) Biên bản lấy mẫu theo nội dung tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Lưu mẫu giống
Mẫu hạt giống phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhận mẫu.
Điều 10. Thử nghiệm mẫu giống
1. Thử nghiệm mẫu giống do phòng thử nghiệm được chỉ định thực hiện.
2. Phương pháp thử theo quy định tại TCVN 8548:2011 đối với hạt giống hoặc TCVN 8549:2011 đối với củ giống.
3. Đối với lô giống lúa lai nhập khẩu có hạt nhuộm màu, thực hiện như sau:
a) Phiếu kết quả thử nghiệm không ghi chỉ tiêu hạt khác giống có thể phân biệt được;
b) Được cấp giấy chứng nhận hợp quy nhưng chủ lô giống phải có văn bản cam kết đảm bảo đúng giống;
c) Phải thực hiện hậu kiểm; số lượng mẫu cần hậu kiểm đối với một giống và cấp giống do tổ chức chứng nhận quyết định.
Điều 11. Tiền kiểm
1. Áp dụng đối với giống bố, mẹ lúa lai hoặc giống lai F1 khi dựa vào mức độ cách ly, tỷ lệ tự thụ phấn của dòng mẹ, tỷ lệ cây khác dạng, hạt khác giống có thể phân biệt được mà chưa khẳng định được tính đúng giống và độ thuần của lô giống trong quá trình kiểm định, thử nghiệm.
2. Phương pháp tiền kiểm theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8547:2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống (sau đây viết tắt là TCVN 8547:2011).
3. Báo cáo kết quả tiền kiểm theo nội dung tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Hậu kiểm
1. Tổ chức chứng nhận tiến hành hậu kiểm để kiểm tra lại tính đúng giống và độ thuần của các lô giống lúa lai nhập khẩu có hạt nhuộm màu hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu lô giống không đạt yêu cầu về tính đúng giống và độ thuần thì tổ chức, cá nhân có lô giống đó bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Phương pháp hậu kiểm theo quy định tại TCVN 8547:2011.
3. Trường hợp hậu kiểm theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước nếu mẫu giống hậu kiểm không đạt yêu cầu, đơn vị thực hiện hậu kiểm lập biên bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân có mẫu hậu kiểm.
4. Chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc hậu kiểm, đơn vị thực hiện hậu kiểm gửi báo cáo kết quả hậu kiểm theo nội dung tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Trồng trọt, cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu hậu kiểm, chủ sở hữu lô giống.
Điều 13. Tự đánh giá hợp quy
1. Trình tự tự đánh giá hợp quy:
a) Kiểm định ruộng giống theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
b) Lấy mẫu giống theo quy định tại điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 9 Thông tư này;
c) Thử nghiệm mẫu giống theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
d) Thực hiện tiền kiểm trước khi công bố hợp quy khi cần thiết.
2. Căn cứ kết quả kiểm định, thử nghiệm mẫu, tổ chức, cá nhân sản xuất giống làm báo cáo đánh giá giống và cấp giống phù hợp quy chuẩn kỹ thuật theo nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tiến hành công bố hợp quy theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư này.
Điều 14. Hồ sơ giống và lô giống
1. Hồ sơ giống và lô giống được tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận hợp quy
a) Giống sản xuất trong nước gồm:
Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của giống và cấp giống đời trước; biên bản kiểm định; biên bản lấy mẫu; phiếu kết quả thử nghiệm mẫu; bản sao giấy chứng nhận hợp quy của giống và cấp giống; kết quả tiền kiểm hoặc hậu kiểm (nếu có);
b) Lô giống nhập khẩu gồm: Tờ khai hải quan; biên bản lấy mẫu; phiếu kết quả thử nghiệm mẫu; bản sao giấy chứng nhận hợp quy lô giống và cấp giống;
c) Hồ sơ giống, lô giống lưu tại tổ chức chứng nhận và tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh giống cây trồng.
2. Hồ sơ giống do tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng tự đánh giá hợp quy
a) Hồ sơ gồm: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của giống và cấp giống đời trước; biên bản kiểm định; biên bản lấy mẫu, phiếu kết quả thử nghiệm mẫu của lô giống; báo cáo kết quả tiền kiểm, hậu kiểm (nếu có);
b) Hồ sơ giống lưu tại tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng.
Chương III
CÔNG BỐ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG NHÓM 2
Điều 15. Công bố hợp quy và dấu hợp quy
1. Công bố hợp quy
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng nhóm 2 chỉ công bố hợp quy một lần cho một giống theo từng cấp giống. Khi có thay đổi về nội dung của ít nhất một thành phần hồ sơ công bố hợp quy đối với giống, cấp giống đã công bố thì tiến hành công bố lại;
b) Hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
c) Trình tự, thời gian công bố hợp quy theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT.
2. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 16. Hồ sơ công bố hợp quy
1. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy; 01 bộ hồ sơ lưu tại tổ chức, cá nhân công bố hợp quy; 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, thành phần hồ sơ gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo nội dung tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
c) Đối với giống nhập khẩu: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
d) Đối với giống sản xuất trong nước: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
3. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng, thành phần hồ sơ gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo nội dung tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
c) Bản sao biên bản kiểm định đồng ruộng của một lô ruộng giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống;
d) Bản sao 01 phiếu kết quả thử nghiệm mẫu từ bản gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành phiếu kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được chỉ định đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố gồm: Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
e) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đã được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố hợp quy có bản sao từ giấy chứng nhận phù hợp ISO 9001;
g) Báo cáo đánh giá hợp quy của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành theo nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm:
a) Trình Bộ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình sản xuất giống liên quan đến hoạt động chứng nhận hợp quy giống cây trồng nhóm 2;
b) Chỉ định và quản lý hoạt động phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng trên phạm vi cả nước;
c) Kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng trên cả nước;
d) Hàng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy giống cây trồng.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng trên địa bàn;
b) Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng nhóm 2 trên địa bàn và gửi 01 bản về Cục Trồng trọt để tổng hợp.
3. Tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng có trách nhiệm:
a) Thực hiện chứng nhận hợp quy giống cây trồng theo phạm vi của quyết định chỉ định và quy định tại Thông tư này;
b) Thực hiện tiền kiểm theo quy định tại Điều 11, hậu kiểm theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
c) Định kỳ 6 tháng gửi báo cáo tổng hợp kết quả chứng nhận hợp quy về Cục Trồng trọt theo nội dung tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng nhằm mục đích thương mại có trách nhiệm:
a) Đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức chứng nhận hoặc tự đánh giá hợp quy đối với giống cây trồng sản xuất trong nước theo quy định tại Thông tư này;
b) Đăng ký chứng nhận hợp quy với tổ chức chứng nhận đối với giống cây trồng nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này;
c) Lưu giữ hồ sơ giống, lô giống;
d) Công bố hợp quy;
đ) Quy định mã lô giống, quản lý giống cây trồng nhóm 2 theo lô và in mã lô giống trên bao bì.
Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với người kiểm định, người lấy mẫu giống cây trồng đã được Cục Trồng trọt cấp giấy chứng nhận theo quy định của Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN ngày 29/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón và Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón sau khi hết thời hạn 05 năm tiếp tục được hoạt động lấy mẫu, kiểm định theo phạm vi, mã số ghi trên Giấy chứng nhận và không phải cấp lại.
2. Với bao bì đã in mã lô giống hoặc mã hiệu lô giống theo quy định của Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT) được phép sử dụng tiếp 18 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 19. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư số 87/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2011 Sửa đổi, bổ sung Điều 20 Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
3. Trường hợp các tiêu chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để kịp thời giải quyết.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT: Bộ trưởng, các Thứ tr
ưởng, Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường;
- UBND, Sở NN & PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo Chính phủ; Website Chính phủ;
- Website Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Lưu VT, Cục Trồng trọt.
(35)

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

PHỤ LỤC I

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày. tháng .... năm ....

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG

Số:

- Tên người kiểm định:                                          Mã số người kiểm định:

- Địa chỉ:                  Số điện thoại:                       Fax:                          E-mail:

A. Thông tin chung:

1. Chủ lô ruộng giống:

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                                    Fax:                               Email:

2. Loài cây trồng:                           Tên giống:                      Cấp giống:

3. Địa điểm sản xut:

4. Mã lô giống:

5. Diện tích lô ruộng giống kiểm định:       ha

6. Nguồn giống:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất & cung ứng:                         - Mã lô giống:

- Tổ chức chứng nhận hợp quy:                 - Mã số Giy chứng nhận hợp quy:        - Ngày cấp:

7. Cây trồng vụ trước:

B. Kết quả kiểm định: (Các chỉ tiêu đánh giá tại từng lần kiểm định theo QCVN)

+ Lần kiểm định 1:

+ Lần kiểm định 2:

….

C. Kết luận:

- Diện tích lô ruộng giống kiểm định đạt yêu cầu:                 ha; Sản lượng dự kiến (tạ/tấn):

- Diện tích lô ruộng giống kiểm định không đạt yêu cầu:               ha:

D. YÊU CU KHÁC

Đi din chủ lô rung giống
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

Người kiểm định
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Thủ trưởng đơn vị kiểm định
(Ký tên, đóng dấu)


 

PHỤ LỤC II

BIÊN BẢN LẤY MẪU GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN ĐƠN VỊ LẤY MẪU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…..., ngày... tháng... năm...

BIÊN BẢN LẤY MẪU GIỐNG CÂY TRỒNG

Số ………/BBLM-.......

Tên tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu giống ……………………………………………

Địa điểm lấy mẫu: ………………………………………………………………………………..

Họ tên người lấy mẫu: …………………………………………… Mã số: ……………………

Ngày/tháng/ năm lấy mẫu: ……………………. Phương pháp lấy mẫu: ……………………

STT

Loài cây trồng

Tên giống cây trồng

Cấp giống

Mã lô giống

Khi lượng lô giống (tấn)

Số lượng bao chứa (bao)

Xử lý hóa chất (có/không)

Khi lượng mẫu lấy (kg)

Ký hiệu mẫu

Điu kin bảo quản mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi …………….. (người lấy mẫu) cam đoan việc lấy mẫu đã được tiến hành đúng theo phương pháp quy định.

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01 bản.

Đại diện đơn vị được lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)

Người lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên)


 

PHỤ LỤC III

BÁO CÁO KẾT QUẢ TIỀN KIỂM/HẬU KIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
TIỀN KIỂM/HẬU KIỂM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……., ngày    tháng    năm

BÁO CÁO KT QUẢ TIN KIM/HẬU KIM

Địa điểm:

Thời vụ:

1. Vật liệu

2. Phương pháp tiền kiểm/hậu kiểm

2.1. Bố trí thí nghiệm

2.2. Theo dõi và đánh giá

3. Kết quả

3.1. Về tính đúng giống

3.2. Về độ thuần của giống

4. Kết luận và đề nghị

4.1. Kết luận

Về tính đúng giống

Về độ thuần của giống

4.2. Đề nghị

Nơi nhận:
- Cục Trồng trọt;
- Cơ quan QLNN yêu cầu hậu kiểm;
- Đơn vị có mẫu tiền kiểm, hậu kiểm;
- Lưu.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)


 

PHỤ LỤC IV

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………..

……., ngày ... tháng .... năm ……..

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRNG

1. Tổ chức, cá nhân báo cáo: ……………………………………….………………………..

Địa chỉ,                 Điện thoại,                   Fax,                      Email,                      Website

2. Tên giống cây trồng, cấp giống:

3. Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: ………………………………………………..

4. Mã lô giống được đánh giá hợp quy:

5. Kết quả đánh giá:

5.1. Kiểm định ruộng giống

- Ngày kiểm định:

- Địa điểm kiểm định:                                       - Diện tích lô ruộng giống kiểm định:

- Họ và tên người kiểm định:                             Điện thoại:                    Mã số:

- Đơn vị quản lý người kiểm định:

- Biên bản kiểm định số:             ngày     tháng     năm

- Kết quả kiểm định: Diện tích lô ruộng giống kiểm định đạt yêu cầu theo QCVN:    ha; Sản lượng dự kiến (tạ/tấn):

5.2. Thử nghiệm mẫu

- Ngày lấy mẫu:

- Địa điểm lấy mẫu:                                                 - Khối lượng lô giống:

- Họ và tên người lấy mẫu:                                       Điện thoại:                 Mã số:

- Đơn vị quản lý người lấy mẫu:

- Tên phòng thử nghiệm:

- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu giống số:        ngày      tháng      năm

- Kết quả thử nghiệm: Các chỉ tiêu chất lượng đạt yêu cầu theo QCVN:

6. Các nội dung khác (nếu có): …………………………………………………………………

7. Kết luận:

Giống ……, cấp giống ... có chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật số ……..do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành (tên) ngày     tháng     năm.

Người lập báo cáo
(ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của lãnh đạo tổ chức/cá nhân
(ký tên, chức vụ, đóng dấu)


 

PHỤ LỤC V

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số …………………………..

Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………….………. Fax: ……………………………………………...........

E-mail: …………………………………………………………………………………………

CÔNG BỐ:

Giống cây trồng (loài, tên, cấp giống, đặc tính của giống)

………………………………………………………………………………………

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy (kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận/tự đánh giá), phương thức đánh giá sự phù hợp: phương thức 5/phương thức 7...):

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

…. (Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của chất lượng (loài, tên, cấp giống) do mình sản xuất, nhập khẩu.

 

……., ngày ... tháng ... năm ....
Đại diện Tổ chức, cá nhân
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)


 

PHỤ LỤC VI

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 
(nếu có)
TÊN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……, ngày ….. tháng ….. năm 20....

BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
(Từ ngày..../..../20 ... đến ngày..../..../20 ...)

Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT

1. Tên tổ chức chứng nhận được chỉ định: ………………………………………………

2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..

3. Điện thoại: …………………. Fax: …………………….. E-mail: ……………………….

4. Kết quả hoạt động

……………. (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định) báo cáo kết quả hoạt động chứng nhận hợp quy từ ngày.../..../20 ... đến ngày.../…../20... như sau:

a) Đơn vị được cấp Giấy chứng nhận trong kỳ báo cáo

TT

Tên đơn vị được chng nhận

Địa chỉ

Ging cây trng

Tên quy chuẩn kỹ thuật

Phương thức 5

Phương thức 7

Ghi chú

Loài

Giống

Cấp giống

 

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Ngày/tháng/ năm cấp Giấy chứng nhận

Số lô

Khi lượng (tấn)

Ngày cấp Giấy chứng nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đơn vị có Giấy chứng nhận bị cảnh cáo/đình chỉ/hủy bỏ/hết hạn (nếu có)

TT

Tên đơn vị được chứng nhận

Địa chỉ

Giống cây trồng

Tên quy chuẩn kỹ thuật

Phương thức 5

Phương thức 7

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Ngày/tháng/ năm cấp Giấy chứng nhận

Số lô

Khi lượng (tấn)

Ngày/tháng/ năm cấp Giấy chứng nhận

 

 

 

 

 

 

 

Loài

Giống

Cấp giống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)

…………………………………………………………………..

……………….. (tên tổ chức chứng nhận được chỉ định) báo cáo Cục Trồng trọt./.

 

Tổ chức chứng nhận được chỉ định
(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng du)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Circular No. 46/2015/TT-BNNPTNT dated December 15, 2015 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on certification and announcement of conformity for plant varieties

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/NĐ-CP dated 26 November 2013 on regulating the functions, missions, authority and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural development;

Pursuant to the Law on technical standards and regulations dated 29 June 2006 and Government’s Decree No. 127/2007/NĐ-CP dated 01 August 2007 on regulating the enforcement of certain articles of the Law on technical standards and regulations;

Pursuant to the Law on product and goods quality dated 21 November 2007 and Government’s Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated 31 December 2008 on regulating the enforcement of certain articles of the Law on product and goods quality;

Pursuant to the Ordinance on plant varieties dated 05 April 2004;

At the request of the Head of Department of Crop Production;

Minister of Agriculture and Rural development regulates the certification and announcement of conformity for plant varieties as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular regulates the certification and announcement of conformity for plant varieties in the List of 2nd-grouped products and goods as released by Ministry of Agriculture and Rural development.

Article 2. Subject of application

This Circular governs local and foreign entities performing activities related to the certification and announcement of conformity for plant varieties in the List of 2nd-grouped products and goods.

Article 3. Terminology

In this Circular, the following words and phrases are construed as follows:

1.Varietal batch code is affixed to a varietal batch to identify and control quality and trace origin.

2.Pre-control refers to the planting of samples of a varietal batch in a test field to check the trueness of variety and purity prior to the certification or announcement of conformity of that batch.

3.Post-control refers to the planting of samples of a varietal batch certified for conformity in a test field to re-check the trueness of variety and purity.

Article 4. Scheme and method of conformity assessment

1.Scheme of conformity assessment:

a) For plant varieties in 2nd-grouped imports: Conformity is assessed by a certifying organization. A certificate of plant variety import conformity or the report of appraisal, as issued by the certifying organization designated, is the groundwork of customs authorities’ clearance of the variety imports;

b) For plant varieties in 2nd-grouped domestic produce: Conformity is assessed by a certifying organization or by the entities producing such plant varieties.

2.Conformity assessment method for 2nd-grouped plant varieties

a) Subject to method 5: a typical sample is tested and production process is assessed; samples collected from production facilities or markets are tested while the process of domestic plant variety production is assessed fur purpose of supervision;

b) Subject to method 7: imported plant variety batch is tested and assessed.

Article 5: Conformity certifying organizations

1.The designation and management of the activities of organizations certifying 2nd-grouped plant varieties are governed by the Circular No. 55/2012/TT-BNNPTNT dated 31 October 2012 by Ministry of Agriculture and Rural development on the guidelines for the formalities of designating organizations certifying and announcing conformity under the management of the Ministry of Agriculture and Rural development (hereinafter referred to as the Circular No. 55/2012/TT-BNNPTNT).

2.Assessment specialists from plant variety certifying organizations must satisfy requirements in Section 3, Article 6, Circular No. 55/2012/TT-BNNPTNT, and must possess letters of endorsement or training certificates (referred to as certificates) on inspection or sampling of plant varieties according to the Circular No. 17/2011/TT-BNNPTNT dated 06 April 2011 by Ministry of Agriculture and Rural development on redressing and removing certain administrative regulations on the cultivation sector in conformity with the Decree No. 57/NQ-CP dated 15 December 2010.

Chapter II

CERTIFICATION AND SELF-ASSESSMENT OF CONFORMITY FOR PLANT VARIETIES

Article 6. Stages for assessment of conformity for plant varieties domestically produced

1.Field areas for variety production are inspected according to Article 8 of this Circular.

2.Plant varieties are sampled according to Article 9 of this Circular.

3.Samples of plant varieties are tested according to Article 10 of this Circular.

4.Pre-control is carried out according to Article 11 of this Circular.

5.Certifying organizations issue certificates of conformity for varieties and varietal grades according to Article 19 of the Law on product and goods quality.

Article 7. Stages for assessment of conformity for plant variety batches imported

1.The sampling of a varietal batch is carried out, according to Article 9 of this Circular, at ports of entry or warehouses owned or rented by importers.

2.Varietal sample test:

a) In compliance with Article 10 of this Circular;

b) If imported plant variety samples are disqualified, the certifying organization reports and recommends settlement measures, upon the availability of test results, to the Department of Crop Production and customs authorities, at which the companies have import declaration forms registered, according to Section 3, Article 36, Law on product and goods quality.

3.Certifying organizations issue certificates of conformity for varietal batches according to Article 19 of the Law on product and goods quality.

Article 8. Inspection of variety production fields

1.The inspection of variety production fields is conducted by individuals possessing training certificates.

2.The methods for inspection of variety production fields are governed by TCVN 8550:2011 on Crop seed – Field inspection method (referred to as TCVN 8550:2011).

3.The content of a final inspection report is governed by Appendix I of this Circular. Data from previous inspection records bearing inspector’s and field representative’s signatures is recorded.

Article 9. Sampling and storage of samples

1.Sampling

a) Sampling is performed by individuals possessing training certificates;

b) Sampling methods are governed by TCVN 8548:2011 on Crop seed – Testing method (referred to as TCVN 8548:2011) and TCVN 8549:2011 on Tuber seed potato – Testing method (referred to TCVN 8549:2011);

c) Typical case sampling is applied to plant varieties produced domestically. Double sampling: a sample is delivered to a designated laboratory for analysis and the other is stored at the facility producing the varieties. An additional sample is required for pre-control or post-control of varieties in need of such processes;

d) Each imported plant variety batch undergoes double sampling that delivers a sample to a designated laboratory for analysis and stores the other at the importer’s facilities. An additional sample is required for post-control of varieties in need of such process;

dd) The content of the sampling record is governed by Appendix II of this Circular.

2.Storage of varietal samples

Seed samples must be stored in suitable conditions in at least 06 months upon the receipt of samples.

Article 10. Sample test

1.Samples are tested by a designated laboratory.

2.Testing methods are governed by TCVN 8548:2011 for seeds or TCVN 8549:2011 for seed tubers.

3.For imported hybrid rice varieties with colored grains, the following practices apply:

a) Test report does not record norms for distinguishable grains of undesired varieties;

b) Despite the issuance of a certificate of conformity, the owner of the varieties must engage in a written guarantee of varietal trueness;

c) Post-control is required. The certifying organization determines the quantity of samples for post-control of a variety and varietal grade.

Article 11. Pre-control

1.It is applicable to parental hybrid rice varieties or F1 hybrids subject to isolation level, female lines’ self-pollination ratio, off-type plant ratio, distinguishable grains of undesired varieties in the absence of a confirmation of varietal trueness and purity through tests and experiments.

2.Pre-control methods are governed by TCVN 8547:2011 on Crops seed – Method for control plot test (referred to as TCVN 8547:2011).

3.The content of a pre-control report is governed by Appendix III of this Circular.

Article 12. Post-control

1.Certifying organizations post-control process re-checks varietal trueness and purity of imported batches of hybrid rice varieties with colored grains or execute governmental authorities’ requests. If varietal trueness and purity of a variety batch are not qualified, the holders of such variety batch shall be penalized according to the laws.

2.Post-control methods are governed by TCVN 8547:2011.

3.The organization conducting post-control process makes a written record of unqualified varietal samples, if governmental authorities request post-control, with the endorsement by the holders of post-controlled samples.

4.The organization handling post-control must deliver, no later than 30 days after such process, the report of post-control, as stipulated by Appendix III of this Circular, to the Department of Crop Production, the governmental authorities requesting post-control, and the owners of varietal batches.

Article 13. Self-assessment of conformity

1.The conformity self-assessment procedure:

a) Field inspection is carried out according to Article 8 of this Circular;

b) Plant varieties are sampled according to point a, b, c and dd, Section 1, Article 9 of this Circular.

c) Samples of plant varieties are tested according to Section 1 and Section 2, Article 10 of this Circular;

d) Pre-control is implemented, if required, prior to the announcement of conformity.

2.Variety producers consider the test results to make evaluation reports on technically suitable varieties and varietal grades according to Appendix IV of this Circular.

3.Conformity is announced according to Section 3, Article 16 of this Circular.

Article 14. Documents on varieties and varietal batches

1.Documents on varieties and varietal batches certified by conformity certifying organizations

a) For varieties produced domestically:

The receipt of the written announcement of past varieties’ and varietal grades’ conformity; test record; sampling record; sample test result sheet; copies of conformity certificates of varieties and varietal grades; pre-control or post-control reports (if any);

b) For import varietal batches: Customs declarations; sampling records; sample test result sheet; copies of conformity certificates of varieties and varietal grades;

c) The documents on varieties and varietal batches are retained by certifying organizations, producers, importers and traders of plant varieties.

2.Documents on varieties certified by producers of such plant varieties

a) Including: the receipt of the written announcement of past varieties and varietal grades’ conformity; test record; sampling record, varietal batch test result sheet; pre-control and post-control reports (if any);

b) The documents on varieties are retained by the producers of such plant varieties.

Chapter III

ANNOUNCEMENT OF CONFORMITY FOR 2ND-GROUPED PLANT VARIETIES

Article 15: Announcement and mark of conformity

1.Announcement of conformity

a) The producers of 2nd-grouped plant varieties announce conformity for each variety by varietal grade at one time. Conformity is re–announced upon changes of at least one of the documents on varieties and varietal grades announced.

b) The documents for announcement of conformity as defined in Article 16 of this Circular;

c) The procedure and time for announcement of conformity as defined in Article 22 and Article 24 of the Circular No. 55/2012/TT-BNNPTNT.

2.Conformity marking is governed by Section 2, Article 4, Circular No. 28/2012/TT-BKHCN dated 12 December 2012 by Ministry of Science and Technology on regulating the announcement of standard compliance and conformity and assessment methods subject to technical standards and regulations.

Article 16. Documents for announcement of conformity

1.The entity announcing conformity executes 02 sets of conformity announcement documents, 01 of which is retained by the announcer of conformity while the other is delivered by hand or by post to a Department of Agriculture and Rural development within the location of the entity s registered main address for production and trading of plant varieties.

2.The documents for conformity announcement through a certifying organization s certification of conformity shall include:

a) The written announcement of conformity according to Appendix V of this Circular;

b) The copy of the certificate of company registration, certificate of business registration, certificate of investment or decision on incorporation;

c) For imported varieties: the copy of the certifying organization’s original conformity certificate for a varietal batch representing a variety by varietal grade;

d) For varieties produced domestically: the copy of the certifying organization’s original conformity certificate for a representative varietal batch by varietal grade.

3.The documents for conformity announcement through the result of self-assessment by the producers of plant varieties include:

a) The written announcement of conformity according to Appendix V of this Circular;

b) The copy of the certificate of company registration, certificate of business registration, certificate of investment or decision on incorporation;

c) The copy of the field inspection record for a varietal field parcel representing a variety by varietal grade;

d) The copy of 01 test result sheet for samples of an original varietal batch representing a variety by varietal grade, within 6 months from the date of a designated laboratory s issuance of the test result sheet to the date of the submission of conformity announcement documents;

dd) If the entity announcing conformity does not obtain an ISO 9001 compliant certificate, the conformity announcement documents shall include the procedures of variety production and the plan of quality control as defined by Appendix 14 of the Circular No. 55/2012/TT-BNNPTNT, and the plan for monitoring management systems;

e) If the entity announcing conformity possesses an ISO 9001 compliant certificate, the conformity announcement documents shall include a copy of ISO 9001 compliant certificate;

g) The report of conformity assessment for a varietal batch representing a variety by varietal grade, within 6 months from its issue date, as stipulated by Appendix IV of this Circular.

Chapter IV

EFFECT

Article 17: Responsibilities of entities

1.Department of Crop Production is responsible for:

a) Submitting documents to the Ministry for the issuance of legislative documents, national technical regulations and variety production procedures related to the certification of conformity for 2nd-grouped plant varieties;

b) Designating and managing laboratories and plant variety conformity certifying organizations on a nation-wide scale;

c) Inspecting and settling violations, handling complaints and accusations on certification and announcement of plant variety conformity throughout the nation;

d) Making annual reports to the Ministry of Agriculture and Rural development on the activities of plant variety conformity certification.

2.Departments of Agriculture and Rural development are responsible for:

a) Carrying out inspections, handle complaints and accusations on local certification and announcement of plant variety conformity;

b) Receiving the conformity announcement documents and written announcements of conformity from local producers and imports of 2nd-grouped plant varieties and send copies of such to the Department of Crop Production for compilation.

3.Organizations certifying plant variety conformity are responsible for:

a) Certifying plant variety conformity according to the decisions on designation and this Circular;

b) Implementing pre-control and post-control according to Article 11 and Article 12 of this Circular, respectively;

c) Delivering a report compiling conformity certification results, on 6-month basis, to the Department of Crop Production according to Appendix VI of this Circular.

4.Producers and importers of commercial plant varieties are responsible for:

a) Applying for conformity certification by a certifying organization and exercising self-assessment of conformity for plant varieties domestically produced, according to this Circular;

b) Applying for a certifying organization’s certification of imported plant varieties’ conformity according to this Circular;

c) Retaining documents on varieties and varietal batches;

d) Announcing conformity;

dd) Coding varietal batches, managing 2nd-grouped plant varieties by batch and labeling batch codes on the packing.

Article 18. Transitional provisions

1.The entity sampling and inspecting plant varieties, if certified by the Department of Crop Production according to Decision No. 106/2008/QĐ-BNN dated 29 October 2008 and Circular No. 32/2010/TT-BNNPTNT dated 17 June 2010 by Ministry of Agriculture and Rural development on regulating the designation and management of the activities of sampling and inspection entities, laboratories, and organizations certifying variety quality, plants and fertilizers, is permitted to continue its sampling and inspection activities, after the 5-year term expires, by the scope and codes in the existing certificate. Renewal of certificates is not required.

2.The packing, labeled with varietal batch codes according to Circular No. 79/2011/TT-BNNPTNT dated 14 November 2011 by Ministry of Agriculture and Rural development on regulating the certification and announcement of the quality of plant varieties complying with technical regulations (referred to as the Circular No. 79/2011/TT-BNNPTNT), can be used for another 18 months upon the effect of this Circular.

Article 19. Implementation effect

1.This Circular takes January 28, 2016.

2.This Circular replaces the Circular No. 79/2011/TT-BNNPTNT and Circular No. 87/2011/TT-BNNPTNT dated 27 December 2011 on amendments to Article 20 of the Circular No. 79/2011/TT-BNNPTNT dated 14 November 2011 by Ministry of Agriculture and Rural development on regulating the certification and announcement of the quality of plant varieties complying with technical regulations.

3.If standards and legislative documents stated in this Circular are amended, latest amendments shall prevail.

4.Difficulties, arising during the enforcement of this regulation, must be reported to Ministry of Agriculture and Rural development (Department of Crop Production) for prompt solutions.

The Minister

Cao Duc Phat

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 46/2015/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất