Thông tư 02/NN-KNKL/TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 07/CP của Chính phủ về quản lý giống cây trồng

thuộc tính Thông tư 02/NN-KNKL/TT

Thông tư 02/NN-KNKL/TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 07/CP của Chính phủ về quản lý giống cây trồng
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/NN-KNKL/TT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Ngô Thế Dân
Ngày ban hành:01/03/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 02/NN-KNKL/TT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 02/NN-KNKL/TT NGÀY 1 THÁNG 3 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
NGHỊ ĐỊNH SỐ 07/CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
QUẢN LÝ GIỐNG CÂY TRỒNG

 

Căn cứ vào Điều 25 của Nghị định số 07/CP ngày 5/2/1996 của Chính phủ về Quản lý giống cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể thi hành Nghị định này như sau:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Thuật ngữ về giống cây trồng và nguồn gen nêu trong Nghị định được giải thích, cụ thể hoá thêm một số điểm như sau:

a) Giống cây trồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm cả các thực liệu dùng để lai tạo, chọn lọc, nhân và sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp: hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô tế bào, bào tử và sợi nấm.

b) Giống gốc (hay còn gọi là giống tác giả, trong lâm nghiệp gọi là cây mẹ) khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận mới được nhân tiếp làm giống cho sản xuất đại trà.

c) Giống nguyên chủng là giống được nhân ra từ giống gốc hoặc tuyển chọn lại từ giống sản xuất theo quy trình sản xuất giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng giống nguyên chủng.

Các tổ hợp ưu thế lai được sử dụng trong sản xuất cũng được gọi là giống (giống lai). Hạt của giống lai không dùng làm giống cho đời sau.

2. Đối tượng thực hiện Nghị định 07/CP của Chính phủ về quản lý giống cây trồng là các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực bảo tồn nguồn gen; nghiên cứu chọn tạo giống; khảo nghiệm, công nhận giống mới; sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống; quản lý nhà nước về giống, quản lý chất lượng và sử dụng giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.

 

CHƯƠNG II
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN GEN

 

1. Nguồn gen dùng để chọn tạo giống mới và sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp là tài sản quốc gia do Nhà nước thống nhất quản lý. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm) quản lý nguồn gen trong phạm vi cả nước.

2. Tuỳ từng loại thực liệu về giống cây nông lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng sản phẩm) sẽ giao cho các cơ quan nghiên cứu khoa học hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) bảo tồn (có văn bản riêng quy định danh mục thực liệu giống cây và phân cấp quản lý).

3. Nguồn gen giống cây trồng nông lâm nghiệp đưa vào Việt nam dưới mọi hình thức đều phải báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng sản phẩm) về nguồn gốc, số lượng, chủng loại và nơi bảo quản. Khi được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới được khai thác và sử dụng.

4. Việc bảo tồn, khai thác, sử dụng và trao đổi nguồn gen thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

CHƯƠNG III
TUYỂN CHỌN, KHẢO NGHIỆM, XÉT DUYỆT
VÀ CÔNG NHẬN GIỐNG

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm) quản lý nhà nước về chọn tạo, khảo nghiệm và sản xuất thử các loại cây giống. Hàng năm, Hội đồng khoa học của Bộ tổ chức xét duyệt các loại giống cây trồng nông lâm nghiệp mới, các cây giống, vườn giống và rừng giống hoặc rừng giống chuyển hoá để trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận.

2. Tất cả các loại giống cây trồng mới chọn tạo hoặc mới nhập khẩu trước khi đưa ra sản xuất đều phải qua khảo nghiệm hoặc sản xuất thử. Tổ chức, cá nhân có giống mới phải làm thủ tục xin khảo nghiệm hoặc sản xuất thử và đăng ký với Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm. Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm chỉ định đơn vị tiến hành khảo nghiệm hoặc sản xuất thử. Kinh phí khảo nghiệm và sản xuất thử do tổ chức, cá nhân gửi giống chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Các giống công nhận riêng cho một vùng sinh thái khi chuyển sang vùng khác phải qua sản xuất thử. Giống đang dùng trong sản xuất đại trà khi xuất hiện những nhược điểm gây thiệt hại đến sản xuất thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định đình chỉ sản xuất.

4. Với các giống chưa được công nhận, muốn sản xuất một lượng giống nhất định phải được phép của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

5. Tổ chức, cá nhân có giống cây nông lâm nghiệp mới được đăng ký với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường để giữ bản quyền theo luật định.

 

CHƯƠNG IV
SẢN XUẤT, KINH DOANH, XUẤT NHẬP KHẨU GIỐNG

 

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống để bán phải có giấy phép của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục khuyến nông và khuyến lâm) cấp giấy phép đối với các tổ chức thuộc trung ương quản lý và các tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoặc liên doanh với người nước ngoài sản xuất giống tại Việt Nam. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi cấp tỉnh quản lý.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a. Có cán bộ chuyên môn am hiểu về kỹ thuật sản xuất giống cây trồng.

b. Có đủ điều kiện sản xuất giống.

c. Chỉ được sản xuất các loại giống đã được công nhận. Nếu sản xuất giống địa phương thì phải được cơ quan có thẩm quyền ở địa phương (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp giấy phép.

d. Sản xuất đúng quy trình kỹ thuật quy định cho mỗi cấp giống, mỗi loại giống.

3. Đối vơi cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm chỉ được phép nhân những giống đã được công nhận (bằng vô tính hay hữu tính do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cho từng loại cây).

4. Giống để phục vụ trồng rừng bằng vốn ngân sách phải sử dụng đúng loại giống theo quy định về cơ cấu và xuất xứ giống.

5. Tổ chức, cá nhân muốn được cấp giấy phép kinh doanh giống cây nông lâm nghiệp (Do Bộ kế hoạch và Đầu tư hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp) phải qua thẩm định của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định đối với tổ chức trực thuộc trung ương quản lý và các tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh thẩm định đối với tổ chức, cá nhân thuộc cấp tỉnh quản lý.

6. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a. Có cán bộ chuyên ngành am hiểu về giống.

b. Có kho bảo quản; có thiết bị kiểm tra, xác định chất lượng giống.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý việc xuất nhập khẩu giống cây nông lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.

Xuất nhập khẩu giống cây nông lâm nghiệp dưới mọi hình thức đều phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cục khuyến nông và Khuyến lâm là cơ quan quản lý xuất nhập khẩu giống cây nông lâm nghiệp chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, đề xuất và làm thủ tục cho xuất nhập khẩu giống cây nông lâm nghiệp trình Bộ ký.

Hồ sơ xin xuất nhập khẩu giống gồm:

- Đơn xin xuất nhập khẩu giống.

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu giống.

- Hợp đồng xuất nhập khẩu giống.

- Nếu là đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý phải có đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với những đơn vị không cấp giấy phép xuất nhập khẩu thì sau khi có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại sẽ cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

Việc xuất nhập khẩu giống cây trồng phải thực hiện đúng Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.

8. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống phải hoạt động đúng quy định của giấy phép và hàng năm phải báo cáo cho đơn vị cấp giấy phép về tình hình sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây nông lâm nghiệp.

9. Các loại giống cây nông lâm nghiệp lưu thông trên thị trường phải qua kiểm tra chất lượng và phải kèm theo phiếu chứng chỉ chất lượng giống; có nhãn hàng hoá và bao đóng gói đúng như quy cách đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Người buôn bán giống phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống đối với người sử dụng giống; phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng giống, nếu thiệt hại đó do giống không đảm bảo chất lượng gây ra.

10. Tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại giống còn trong thời gian được bảo hộ quyền tác giả, người kinh doanh phải nộp lệ phí theo quy định hiện hành.

 

CHƯƠNG V
KIỂM ĐỊNH, KIỂM NGHIỆM VÀ CẤP CHỨNG CHỈ GIỐNG

 

1. Giống cây nông lâm nghiệp khi đưa vào sản xuất, kinh doanh phải có chứng chỉ xác nhận là đã qua kiểm định đồng ruộng và kiểm nghiệm chất lượng giống.

Giống nhập khẩu phải qua kiểm nghiệm chất lượng. Chỉ những giống đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định mới được cấp chứng chỉ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và chất lượng sản phẩm) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kiềm định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng giống trong phạm vi cả nước. Chức năng quản lý Nhà nước này được phân cấp như sau:

a. Trung ương: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm) có trách nhiệm:

- Tổ chức mạng lưới kiểm định, kiểm nghiệm ở trung ương và các vùng sinh thái nông lâm nghiệp chính.

- Trình Bộ ban hành các văn bản hướng dẫn nội dung kiểm định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng giống.

- Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ kiểm định, kiểm nghiệm trong phạm vi cả nước.

- Tổ chức thực hiện việc kiểm định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng cho giống của các tổ chức trực thuộc trung ương quản lý và tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

b. cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Tổ chức bộ phận kiểm định, kiểm nghiệm giống cây nông lâm nghiệp trực thuộc sở.

- Tiến hành kiểm định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng cho giống của các tổ chức và cá nhân do cấp tỉnh quản lý.

- những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trạm kiểm định, kiểm nghiệm vùng thuộc Bộ đặt tại địa phương hoặc các tỉnh lân cận được phép uỷ quyền cho trạm đó kiểm định, kiểm nghiệm, nhưng việc cấp giấy chứng chỉ chất lượng phải do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký.

3. Phí tổn kiểm định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng giống do tổ chức, cá nhân có giống phải nộp trả theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có sự thoả thuận của Bộ Tài chính.

4. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm kiểm định, kiểm nghiệm giống xác định sai chất lượng giống, gây thiệt hạn cho người sử dụng hoặc người kinh doanh xuất nhập khẩu giống thì phải bồi thường thiệt hại.

 

CHƯƠNG VI
GIỐNG DỰ PHÒNG THIÊN TAI

 

1. Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch giống dự phòng thiên tai trình Chính phủ duyệt.

Những giống dự phòng trong nông nghiệp hiện nay gồm: giống lúa, ngô, đậu, lạc, rau đậu các loại; trong lâm nghiệp là giống thông, bạch đàn.

Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho một số công ty giống cây nông lâm nghiệp thu mua, bảo quản và luân chuyển theo quy định.

2. cấp tỉnh được lập quỹ giống dự phòng thiên tai cho địa phương.

Số lượng, chủng loại, kinh phí, đơn vị thu mua và bảo quản do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

 

CHƯƠNG VII
CHÍNH SÁCH VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch đầu tư ngân sách hàng năm trình Nhà nước duyệt để đầu tư vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo hoạt động của các cơ quan khoa học và doanh nghiệp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ:

- Bảo tồn nguồn gen trong các khâu: thu nhập, nhập nội, bảo quản, đánh giá, khai thác, sử dụng.

- Chọn tạo, phục tráng giống cây nông lâm nghiệp.

- Khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống.

- Quản lý chất lượng giống cây trồng.

- Đào tạo cán bộ chuyên ngành làm nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen, chọn tạo, khảo nghiệm, bảo quản, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Tài chính trình Nhà nước ban hành một số chính sách về giống cây trồng:

- Giảm thuế đến mức thấp nhất cho các đơn vị sản xuất giống gốc, giống nguyên chủng, giống mới công nhận hoặc mới nhập khẩu.

- Các cơ quan khoa học, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng ưu tiên.

- Giảm thuế đến mức thấp nhất (0%) đối với tất cả các loại giống cây trồng nhập khẩu.

- Chính sách trợ giá cho việc bảo tồn giống gốc nông nghiệp và cây mẹ (lâm nghiệp); xây dựng các vườn giống, rừng giống.

3. cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể về thực hiện chính sách giống cây trồng trong phạm vi tỉnh trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh duyệt.

4. Tổ chức, cá nhân chọn tạo ra giống cây trồng mới hoặc nhập khẩu giống có lợi cho sản xuất sẽ được khen thưởng theo quy định.

5. Nhà nước khuyến khích và bảo hộ quyền lợi hợp pháp và bình đẳng của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước hoạt động nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.

 

CHƯƠNG VIII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG

 

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho các Cục, Vụ có chức năng thực hiện quản lý Nhà nước về giống cây trồng. Chức năng quản lý Nhà nước này phân công như sau:

a. Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm:

- Soạn thảo trình Bộ hoặc liên Bộ ban hành các văn bản pháp quy về quản lý nguồn gen; quy trình, quy phạm kỹ thuật các loại giống; quy định về khảo nghiệm và sản xuất thử các loại cây trồng; quy định về kiểm định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng giống cây trồng; quy định thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp bằng sáng chế và đề xuất khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích về giống cây trồng mới.

- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc bảo tồn, khai thác, sử dụng nguồn gen.

b. Cục khuyến nông và khuyến lâm và Cục phát triển lâm nghiệp:

- Soạn thảo, trình Bộ ban hành hoặc ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng.

- Quản lý việc xét cấp hoặc thu hồi các giấy phép có liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng.

- Lập quy hoạch, kế hoạch, xây dựng hệ thống giống cây trồng, kế hoạch đầu tư cho sản xuất giống.

- Xây dựng các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống cây trồng.

- Kiểm tra, thanh tra hoặc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về quản lý giống cây trồng trong phạm vi cả nước.

- Giúp Bộ quản lý nhà nước về giống dự phòng thiên tai.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giống cây trồng trong phạm vi tỉnh theo các nội dung ghi trong Điều 31 của Nghị định 07/CP của Chính phủ.

3. Các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm Nghị định này tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc trong trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền ghi trong Thông tư này và trong Pháp lệnh chất lượng hàng hoá và Nghị định quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả của Chính phủ.

 

CHƯƠNG IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần phản ảnh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Independence - Freedom Happiness
--------------
No. 2/NN-KNKL-TT
Hanoi, March 01, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No.07-CP OF THE GOVERNMENT ON THE MANAGEMENT OF PLANT BREEDS
In furtherance of Article 25 of Decree No.07-CP of February 5, 1996 of the Government on the management of plant breeds, the Ministry of Agriculture and Rural Development gives the following concrete guidance for its implementation:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
1. The terminology on plant breeds and gene sources referred to in the Decree are further explained and concretized as follows:
a/ The plant breeds under the scope of regulation of this Decree comprise the vegetal materials used in hybridization, selection, multiplication and consumption in agricultural production and forestry: seeds, tubers, fruits, roots, trunks, branches, leaves, saplings, scions, buds, flowers, molecular tissue, spores and mycelia.
b/ prototype breed (also called author breed in agriculture, and mother plant in forestry) can be multiplied as breed for large scale production only with permission from the Ministry of Agriculture and Rural Development.
c/ Pure breed is a breed produced from an original breed or selected from production breeds according to the process of production of pure breeds and achieving the quality standard of a pure breed.
A dominant cross-bred group used in production is also called strain (hybrid). The seed of a hybrid must not be used as seed for the next generation.
2. Subject to the implementation of Decree No.07-CP of the Government on the management of plant breed are the organizations and individuals in the country and abroad operating in the domain of preserving gene sources; research and the selection of breeds; test production and recognition of new breeds; the production, trading and import or export of plant breeds; performing State management over breeds, managing the quality of plant breeds and use plant breeds on Vietnamese territory.
Chapter II
MANAGEMENT AND USE OF GENE SOURCES
1. The gene sources used in the selection of new breeds and in agriculture and forestry are a national property under unified State management. The Ministry of Agriculture and Rural Development (the Science-Technology and Product Quality Department) shall manage the gene sources in the whole country.
2. Depending on each kind of vegetal materials of agriculture and forestry plant breed, the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Science-Technology and Product Quality Department) shall assign to the scientific research agencies or the Agriculture and Rural Development Services in the provinces and cities directly under the Central Government (provincial authority for short) the task of looking after their preservation (there will be a separate document providing the list of vegetal materials on plant breeds and the assignment of managerial responsibilities therefor).
3. The gene sources of plant breeds for agriculture and forestry introduced into Vietnam in all forms must be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Science-Technology and Product Quality Department) on the origins, quantities, genres and places of preservation. They can be exploited and used only with the permission of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
4. The preservation, exploitation, use and exchange of gene sources shall comply with the stipulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Chapter III
SELECTING, EXPERIMENTING WITH, RATIFYING AND RECOGNIZING BREEDS
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development (the Science-Technology and Product Quality Department) exerts State management in the selection, experimentation and trial production of the various breeds of plant. Each year, the Scientific Council of the Ministry shall organize the ratification of the new breeds of agriculture and forestry plants, the breed plants, the nurseries and nursing forests or the transformed nursing forests, and submit them to the Minister of Agriculture and Rural Development for approval and recognition.
2. Before they are put into production, all the breeds of plants newly selected or imported must go through experimentation or trial production. An organization or individual having a new plant breed must fill procedures to apply for experimentation or trial production and register with the Science-Technology and Product Quality Department. The latter shall assign the unit to conduct the experimentation and trial production. The cost of experimentation and trial production shall be borne by the organization or individual that sends it according to the stipulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. The breeds which have been recognized for a specific ecological area must go through a trial production when it is transferred to another area. For a breed which is being used in large-scale production, when defects damaging to production are detected, the Ministry of Agricultural and Rural Development shall issue a decision to stop its production.
4. For the breeds not yet recognized, they must get permission from the Ministry of Agriculture and Rural Development for the production of a given quantity of breed plants.
5. An organization or individual that has a new breed of agriculture or forestry plant may register it with the Ministry of Science, Technology and Environment in order to protect its copyright as prescribed by law.
Chapter IV
PRODUCTION, TRADING, IMPORT AND EXPORT OF PLANT BREEDS
1. An organization or individual that produce plant breeds for sale must have the permission of the Agriculture and Rural Development Service. The Ministry of Agriculture and Rural Development (the Agriculture and Forestry Promotion Department) shall grant permits to the organizations under central management, the foreign organizations or individuals or joint ventures with foreigners producing breeds in Vietnam. The provincial Agriculture and Rural Development Service shall issue permits to the organizations and individuals under the jurisdiction of the provincial authority.
2. A breed producing organization or individual must ensure the following conditions:
a/ It must have a professional staff with deep knowledge of the technique of plant breed production.
b/ It must have all the required conditions for producing plant breeds.
c/ It is allowed to produce only recognized breeds. In case it decides to produce a local breed or breeds, it must get a permit from a competent agency in the locality (the Agriculture and Rural Development Service).
d/ It must strictly observe the technical process prescribed for each level and kind of breed.
3. With regard to industrial trees and perennial fruit trees, it is allowed to multiply only the breeds already recognized (by sexual or asexual method to be defined for each kind of plant by the Ministry of Agriculture and Rural Development).
4. With regard to the plant breeds used in afforestation with State budget fund, it must use the species already prescribed, in terms of both structure and origin.
5. To get a business permit in agricultural and forestry plant breed (from the Ministry of Planning or the provincial People’s Committee), an organization or individual shall have to go through an expertise by the Agriculture and Rural Development Service.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall conduct the expertise with regard to the organizations directly under the Central Government, and foreign organizations or individuals, or joint ventures with foreign countries in Vietnam.
The provincial Agriculture and Rural Development Service shall conduct the expertise with regard to the organizations and individuals under the jurisdiction of the provincial authority.
6. An organization or individual engaged in plant breed business must ensure the following conditions:
a/ They must have a professional staff with deep knowledge of plant breeds.
b/ They must have storage facilities and the equipment for control and evaluation of the quality of the breeds.
7. The Ministry of Agriculture and Rural Development manages the import and export of agricultural and forestry breeds in the whole country.
All import and export of agriculture and forestry plant breeds in any form must be permitted by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
The Agriculture and Forestry Promotion Department is the agency managing the import and export of agriculture and forestry plant breeds. It shall have to monitor, synthetize, put forth and conduct procedures for the import and export of agriculture and forestry plant breeds and submit them to the Ministry for signing.
The application dossier for plant breed import and export comprises:
- The application for plant breed import and export.
- The business permit in plant breed import and export.
- The contract for plant breed import and export.
- If the unit is under the management of the provincial authority, there must be a proposal of the provincial People�s Committee.
With regard to the units having no permit for import and export, the Ministry of Trade shall issue the import and export permit after the Ministry of Agriculture and Rural Development has given its consent.
The import and export of plant breeds must be carried out according to the Ordinance on Plant Protection and Epidemiology.
8. An organization or individual that has been granted a permit for the production, trading and import and export of plant breeds shall have to operate according to the prescriptions in the permit. Annually they have to report to the permit issuing unit on the situation of the production, trading and import and export of agriculture and forestry plant breeds.
9. The different kinds of agriculture and forestry plant breeds circulated on the market must go through quality control and must be provided with quality certificates, have a trade mark and packing conforming to the modalities already registered with the competent agency.
Traders in plant breeds have to take responsibility for their quality toward the users. They have to pay damages to the users if the damage is caused by the low quality of the breeds.
10. An organization or individual engaged in plant breed business shall have to pay the fee according to the current regulations if their operation remains in the period covered by the copyright law.
Chapter V
EXAMINATION, TESTING AND ISSUE OF CERTIFICATE FOR PLANT BREEDS
1.When they are put into production or business, the agriculture and forestry plant breeds must have a certificate proving that they have gone through an examination on the field and quality test.
The imported breeds must go through quality test. Only those which meet the prescribed quality standard shall be granted a certificate.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development (the Science-Technology and Product Quality Department) shall exert its function of State management concerning the examination and testing and issue of certificates of plant breed quality in the whole country. This State management function is assigned as follows:
a/ At the central level: the Ministry of Agriculture and Rural Development (the Science-Technology and Product Quality Department) shall have the responsibility:
- To organize the network of examination and testing at the central level and the main agricultural and forestry ecological areas.
- To submit to the Ministry for the issue of documents guiding the contents of the examination, testing and issue of certificates of plant breed quality.
- To organize the training of specialists in examination and testing in the whole country.
- To organize the examination, testing and issue of quality certificates to the breeds under the management of the organizations directly under the Central Government and the foreign organizations and individuals or joint ventures with foreign countries.
b/ At the provincial level, the Agriculture and Rural Development Service has the responsibility:
- To organize a section for the examination and testing of agriculture and forestry plant breeds directly under the Service.
- To conduct the examination and testing and the issue of quality certificates for the breeds of the organizations and individuals under the management of the provincial authority.
-The provinces and cities directly under the Central Government provided with regional examination and testing stations of the Ministry or neighboring provinces are allowed to empower these stations to conduct the examination and testing but the issue of the quality control certificates must be signed by the Agriculture and Rural Development Service.
3. The cost of examination, testing and issue of quality certificates shall be borne by the organizations and individuals that have the breeds and shall be remitted according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development subject to the consent of the Ministry of Finance.
4. The organization and individual responsible for the examination and testing of the plant breeds that wrongly determine the quality and cause damage to the user or the importer and exporter of breeds shall have to pay conpensations for the damage.
Chapter VI
RESERVE PLANT BREEDS AGAINST NATURAL CALAMITIES
1. Annually the Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance to work out the plan of reserve plant breeds against natural calamities and submit it to the Government for ratification.
The reserve breeds in agriculture at present comprise: rice, maize, beans, peanuts, vegetables of various kinds; in forestry they are pine and eucalyptus.
Basing itself on the ratified plan, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assign to a number of agriculture and forestry plant breed companies the duty to purchase, preserve and rotate the breeds as prescribed.
2. The provinces are allowed to set up the reserve breeds fund against natural calamities in the locality.
The quantity, kinds and cost of the reserve breeds and the unit to purchase and preserve them shall be decided by the provincial People�s Committee.
Chapter VII
POLICY ON PLANT BREEDS
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall work out the annual plan of investment and submit to the State for ratification in order to invest in the strengthening of the material and technical bases, ensuring the activities of the scientific agencies and State enterprises in performing the following tasks:
- To preserve the gene sources in the following activities: collection, importation, preservation, evaluation, exploitation and use.
- To select and restore the agriculture and forestry plant breeds.
- To experiment with and test the breeds.
- To manage the quality of the plant breeds.
- To train specialized workers for the preservation of the gene sources, selection, examination, testing, preservation, production and trading of plant breeds.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development together with the Ministry of Finance shall submit to the State for promulgation of a number of policies on plant breeds,
- To reduce taxes to the minimum for the units producing prototype breeds, pure breeds and newly recognized and newly imported breeds.
- The scientific, research, production and business agencies are entitled to priority credit borrowings.
- To reduce import tax to the minimum (0%) for all the imported plant breeds.
- Price subsidy policies for the preservation of the prototype breed (agriculture) and mother plant (forestry); to build plant breed nurseries and nursing forests.
3. At the provincial level: the Agriculture and Rural Development Service shall work out documents to provide concrete guidance on the implementation of the policy on plant breeds within the provincial territory and submit them to the provincial People�s Committee for approval.
4. An organization or individual that creates a new plant breed or import a breed beneficial to production shall be commended and rewarded as prescribed.
5. The State encourages and protects the lawful interests and the equal rights of the organizations and individuals inside and outside the country that conduct research, selection, import, production and trading of plant breeds in the whole territory of Vietnam.
Chapter VIII
STATE MANAGEMENT OF PLANT BREEDS
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development assigns to the departments under its jurisdiction the duty to conduct State management over plant breeds. This State management function is ascribed as follows:
a/ The Science-Technology and Product Quality Department:
- To compile regulatory documents on the management of gene sources and submit them to the Ministry or Interministries for promulgation; the documents on the technical processes and regulations for various breeds; the regulations on experimentation with and test production of various plant breeds; the regulations on the examination, testing and the issue of quality certificates for plant breeds; the regulations on the procedures of registration, expertise and issue of invention diplomas and proposing reward for the organizations and individuals with meritorious records in the creation of new plant breeds.
- To carry out periodical or unexpected inspection of the preservation, exploitation and use of the gene sources.
b/ The Agriculture and Forestry Promotion Department and the Forestry Development Department:
- To compile documents to guide, direct and control the implementation of the State management on plant breeds and submit them to the Ministry for promulgation or for promulgation on its own.
- To manage the consideration for granting or withdrawing permits related to the production, trading and import and export of plant breeds.
- To work out the general plan or plan for the formation of a system of plant breeds, and the plan of investment in the production of plant breeds.
- To work out projects for international cooperation in the domain of plant breeds.
- To control and inspect or to cooperate with the Agriculture and Rural Development Service in the provinces to carry out the control and inspection and to handle the violations of the management of plant breeds in the whole country.
- To help the Ministry in the State management over the reserve breeds against natural calamities.
2. The Agriculture and Rural Development Service in the provinces shall perform the function of State management over plant breeds in the provincial territory according to the stipulations in Article 21 of Decree No.07-CP of the Government.
3. The organizations and individuals that violate this Decree shall, depending on the seriousness of the violation, be subjected to administrative sanctions, and in serious cases, be examined for penal liability and shall have to pay material compensations as prescribed by law.
4. All organizations and individuals engaged in the production, trading, import and export of plant breeds shall be subject to the control and supervision of the competent agencies mentioned in this Circular, the Ordinance on Goods Quality and the Decree of the Government on the control and handling of the production and trading of faked goods.
Chapter IX
IMPLEMENTATION PROVISION
All organizations and individuals of all economic sectors that operate in the domain of plant breeds on the territory of Vietnam shall have to implement this Circular.
This Circular takes effect on the date of its signing. The earlier regulations which are contrary to this Circular are now annulled.
In the process of implementation should any problem arise, it must be reported in time to the Ministry of Agriculture and Rural Development for settlement.
 

 
FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT VICE MINISTER




Ngo The Dan
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 02/NN-KNKL/TT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất