Quyết định 89/2002/QĐ-BNN về kiểm dịch thực vật đối với giống cây và sinh vật có ích nhập khẩu

thuộc tính Quyết định 89/2002/QĐ-BNN

Quyết định 89/2002/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về kiểm dịch thực vật đối với giống cây và sinh vật có ích nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:89/2002/QĐ-BNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:08/10/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******
Số: 89/2002/QĐ-BNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2002 
 
 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY VÀ SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU
-------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
 
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm,
 
QUYẾT ĐỊNH :
 
Điều 1. Ban hành theo Quyết định này Qui định về Kiểm dịch thực vật đối với giống cây và sinh vật có ích nhập khẩu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

 
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng
 
 
QUI ĐỊNH
VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY VÀ SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU
(Ban hành theo Quyết định số 89/2002/QĐ-BNN ngày 08 thỏng 10 năm 2002 của Bộ truởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
 
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
1. Qui định này áp dụng trong lĩnh vực Kiểm dịch thực vật (KDTV) trên phạm vi toàn quốc.
2. Qui định này áp dụng đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu.
Điều 2. Giải thích thuật ngữ.
Trong qui định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau :
1. Giống cây : bao gồm hạt, củ, cây, bộ phận của cây, các sinh chất khác ( mô tế bào, phôi, tế bào) được dùng làm giống.
2. Giống cây được phép nhập khẩu : là giống cây thuộc danh mục được phép nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định.
3. Giống cây trồng mới, lần đầu tiên nhập khẩu : là giống cây không có trong danh mục được phép nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qui định và lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam.
4. Sinh vật có ích : bao gồm nấm, côn trùng, động vật và các sinh vật khác có tác dụng tốt đối với cây trồng hoặc hạn chế tác hại của sinh vật gây hại đối với tài nguyên thực vật.
Điều 3. Qui định kiểm dịch thực vật đối với giống cây và sinh vật có ích trước khi nhập khẩu.
1. Đối với giống cây được phép nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây phải khai báo trước với Cục Bảo vệ thực vật ít nhất 3 ngày.
a- 2. Đối với giống cây trồng mới, lần đầu tiên nhập khẩu.
b- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây phải nộp: công văn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hoặc công văn được Bộ uỷ quyền cho phép nhập khẩu; tên khoa học của giống; lý lịch giống; xuất xứ giống, thành phần sâu bệnh trên giống; kế hoạch sử dụng giống; địa điểm khảo nghiệm và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho Cục Bảo vệ thực vật trước ít nhất 10 ngày.
Cục Bảo vệ thực vật qui định địa điểm gieo trồng để theo dõi dịch hại và thông báo cho chủ vật thể, cơ quan KDTV cửa khẩu nhập trước ít nhất 5 ngày.
a- 3. Đối với sinh vật có ích nhập khẩu.
b- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sinh vật có ích phải nộp công văn của Bộ NN&PTNT hoặc công văn được Bộ uỷ quyền cho phép nhập khẩu, các thông tin về phân bố địa lý, đặc điểm sinh học, sinh thái, mục đích sử dụng, địa điểm nhân nuôi và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho Cục Bảo vệ thực vật trước ít nhất 10 ngày.
Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho chủ vật thể, cơ quan KDTV cửa khẩu nhập về việc nhập sinh vật có ích trên trước ít nhất 5 ngày.
Điều 4. Qui định kiểm dịch thực vật đối với giống cây và sinh vật có ích tại cửa khẩu
- 1. Kiểm tra hồ sơ.
- Giấy phép KDTV nhập khẩu;
- Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;
- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có);
Giấy đăng ký KDTV (theo mẫu tại Quyết định số 82/2002/QĐ-BNN).
2. Kiểm tra, lấy mẫu.
a- Phương pháp :
- Đối với giống cây trồng là củ, quả : Thực hiện theo tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 336- 98: Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất, nhập khẩu và quá cảnh.
- Đối với giống cây trồng là hạt : Thực hiện theo tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 337- 98: Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất, nhập khẩu và quá cảnh.
- Đối với giống cây trồng là cây, cành, chồi : Thực hiện theo tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 338- 98: Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra cây xuất, nhập khẩu và quá cảnh.
b- Xử lý mẫu :
- Mẫu giống cây được phép nhập khẩu sau khi phân tích giám định thành phần sinh vật gây hại phải được lưu một phần tại cửa khẩu, phần còn lại gửi về Trung tâm KDTV sau nhập khẩu để gieo trồng trong khu cách ly KDTV. Toàn bộ lô vật thể được đưa về địa điểm gieo trồng đã đăng ký.
- Mẫu giống cây trồng mới, lần đầu tiên nhập khẩu sau khi phân tích giám định thành phần sinh vật gây hại, phải gửi về Trung tâm KDTV sau nhập khẩu để gieo trồng trong khu cách ly KDTV. Toàn bộ lô vật thể được đưa về địa điểm theo qui định của Cục Bảo vệ thực vật.
- Đối với các sinh chất khác:
Kiểm tra tại cửa khẩu toàn bộ 100 % lô vật thể. Không phải lấy mẫu tại cửa khẩu. Toàn bộ lô vật thể được đưa về địa điểm đã qui định.
- Đối với sinh vật có ích:
Kiểm tra tại cửa khẩu toàn bộ 100 % lô vật thể. Không phải lấy mẫu. Toàn bộ lô vật thể được đưa về địa điểm nhân nuôi đã qui định.
3. Hoàn tất thủ tục.
a- Sau khi kiểm tra, phân tích giám định, nếu giống cây đủ điều kiện nhập khẩu thì cơ quan KDTV tại cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận KDTV nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (Theo mẫu số 10 của Quyết định số 118/ 2000/ QĐ/ BNN – BVTV ngày 20 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b- Gửi thông báo KDTV: Sau khi cấp giấy chứng nhận KDTV nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa, cơ quan KDTV tại cửa khẩu phải gửi thông báo KDTV:
- Đối với giống cây được phép nhập khẩu: Gửi cho Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm KDTV Sau nhập khẩu, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh nơi gieo trồng các giống cây đó.
- Đối với giống cây mới, lần đầu tiên nhập khẩu: Gửi cho Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm KDTV Sau nhập khẩu, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng phụ trách, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh nơi có địa điểm qui định gieo trồng các giống cây đó.
- Đối với sinh vật có ích : Gửi cho Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm KDTV Sau nhập khẩu để theo dõi, giám sát trong quá trình nhân nuôi các sinh vật có ích.
4. Phí KDTV đối với giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu thực hiện theo qui định hiện hành.
Điều 5. Quy định kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với giống cây trồng và sinh vật có ích
- 1. Đối với giống cây được phép nhập khẩu.
- Theo dõi bệnh ẩn trong điều kiện cách ly.
Theo dõi tình hình sinh vật gây hại nơi gieo trồng.
- 2. Đối với giống mới, lần đầu tiên nhập khẩu:
- Theo dõi bệnh ẩn trong điều kiện cách ly.
- Theo dõi sinh vật hại sau nhập khẩu tại địa điểm cách ly đã qui định.
Sau thời gian theo dõi (qui định tại phụ lục kèm theo) cơ quan KDTV phải trả lời kết quả giống đó có được đưa ra sản xuất hay không.
- 3. Đối với sinh vật có ích.
- Theo dõi tình hình phát triển của sinh vật có ích tại cơ sở nhân nuôi đã qui định;
- Đánh giá tác dụng và phổ ký chủ;
Sau thời gian theo dõi (qui định tại Điều 6) cơ quan KDTV phải trả lời kết quả sinh vật đó có được đưa ra diện rộng hay không.
Điều 6. Qui định thời gian theo dõi sinh vật gây hại đối với giống các nhóm cây trồng mới, lần đầu tiên nhập khẩu và sinh vật có ích nhập khẩu
 

STT
Nhóm cây, sinh vật theo dõi
Thời gian theo dõi
1
Hạt cây ăn quả lâu năm
1 đến 2 năm
2
Gốc ghép, cành ghép cây ăn quả
1 đến 2 năm
3
Cây lâm nghiệp
1 đến 2 năm
4
Cây công nghiệp, dược liệu ngắn ngày ngàyngày
3 đến 6 tháng
5
Cây công nghiệp, dược liệu lâu năm
1 đến 2 năm
6
Cây lương thực
6 tháng
7
Cây rau màu
3 tháng
8
Cây thân củ
1 chu kỳ sinh trưởng
9
Cây hoa, cây cảnh
6 đến 12 tháng
10
Cây cỏ, cây phủ đất
6 tháng
11
Sinh chất khác
3 tháng
12
Sinh vật có ích
1 năm
 
Điều 7. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ảnh về Cục Bảo vệ thực vật để tổng hợp, báo cáo Bộ NN&PTNT giải quyết, sửa đổi bổ sung Quy định cho phù hợp.
 
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 89/2002/QD-BNN

Hanoi, October 08, 2002

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON PLANT QUARANTINE FOR IMPORTED PLANT VARIETIES AND USEFUL ORGANISMS

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government’s Decree No.73/CP of November 1, 1995 on the functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Government’s Decree No. 58/CP of June 3, 2002 guiding the implementation of the Ordinance on Plant Protection and Quarantine;

At the proposals of the director of the Plant Protection Department and the director of the Science, Technology and Product Quality Department,

DECIDES:

Article 1.-To promulgate together with this Decision the Regulation on plant quarantine for imported plant varieties and useful organisms.

Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 3.-The director of the Office, the director of the Plant Protection Department, the director of Science, Technology and Product Quality Department and the heads of the units attached to the Ministry, and the concerned organizations and individuals shall have to implement this Decision.

 

 

FOR MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Bui Ba Bong

 

REGULATION

ON PLANT QUARANTINE FOR IMPORTED PLANT VARIETIES AND USEFUL ORGANISMS
(Issued together with Decision No. 89/2002/DQ-BNN of October 8, 2002 of the Minister of Agriculture and Rural Development)

Article 1.-Application scope and objects

1. This Regulation applies to plant quarantine nationwide.

2. This Regulation applies to plant quarantine-liable objects being imported plant varieties and useful organisms.

Article 2.-Interpretation of terms and phrases

In this Regulation, the following terms and phrases shall be construed as follows:

1. Plant varietiesmean seeds, tubers, stems and parts of plants, other plasma (tissue, embryo, cell), which are used as varieties.

2. Plant varieties permitted for importmean those on the list of plant varieties allowed for import, which are prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. New plant varieties, imported for the first time,mean those not on the list of plant varieties allowed for import, which are prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development and imported for the first time into Vietnam.

4. Useful organismsmeans fungi, insects, animals and other organisms, which exert positive effect on plants or restrict harms caused by harmful organisms to plant resources.

Article 3.-Provisions on plant quarantine for plant varieties and useful organisms before they are imported

1. For plant varieties allowed for import

Organizations and individuals, that import plant varieties, must declare with the Plant Protection Department at least three days in advance.

2. For new plant varieties imported for the first time

a) Organizations and individuals, that import plant varieties, must submit the official dispatches of the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD) or the official dispatches with the Ministry’s authorization permitting the import; the scientific names of the varieties; the files on varieties; the origins of varieties; pest components on varieties; plans on use of varieties; places for experimentation and other relevant papers (if any) to the Plant Protection Department at least 10 days in advance.

b) The Plant Protection Department shall prescribe places for sowing or cultivation to monitor harmful pests and notify such to the object owners and plant quarantine offices at the import border gates at least 5 days in advance.

3. For imported useful organisms

a) Organizations and individuals, that import useful organisms, must submit the official dispatches of the MARD or the official dispatches with the Ministry’s authorization permitting the import, the information on geographical distribution, biological and ecological characteristics, use purposes, places for multiplication growing and other relevant papers (if any) to the Plant Protection Department at least 10 days in advance.

b) The Plant Protection Department shall notify the object owners and import border-gate quarantine offices of the import of the above-said useful organisms at least 5 days in advance.

Article 4.-Provisions on plant quarantine for plant varieties and useful organisms at border-gates.

1. Checking dossiers

- The import plant quarantine permit;

- The plant quarantine certificate of the exporting country;

- Other relevant papers (if any);

- The plant quarantine registration paper (according to the set form in Decision No.82/2002/QD-BNN).

2. Inspection, sampling

a) Methods:

- For plant varieties being tubers, fruits: To comply with branch standard No.10 TCN 336-98: Plant quarantine- Methods of examining tubers and fruits on export, import or transit.

- For plant varieties being seeds: To comply with the branch standard No.10 TCN 337-98: Plant quarantine- Methods of examining assorted seeds on export, import or transit.

- For plant varieties being plants, branches, sprouts: To comply with the branch standard No.10 TCN 338-98: Plant quarantine- Methods of examining plants on export, import or transit.

b) Sample treatment:

- Samples of plant varieties allowed for import, after being analyzed and expertised in term of pest components, must be partly kept at the border-gates; the remainder shall be sent to the post-import Plant Quarantine Center for sowing and growing in isolated plant quarantine areas. The entire lots of objects shall be brought to the registered places of cultivation.

- New plant varieties imported for the first time, after being analyzed and expertised in term of pest components, must be sent to the post-import Plant Quarantine Center for sowing and growing in isolated plant quarantine areas. The entire lots of objects shall be brought to places prescribed by the Plant Protection Department.

- For other plasma:

Inspecting at the border-gates 100% of the lots of objects. Not taking samples at border-gates. The entire lots of objects shall be brought to prescribed places.

- For useful organisms:

Inspecting at the border-gates 100% of the lots of objects. Not taking samples. The entire object lots shall be brought to prescribed places for multiplication culture.

3. Completing procedures

a) After the inspection, analysis and expertise, if the plant varieties meet all conditions for import, the plant quarantine offices at the border-gates shall grant plant quarantine certificates for import, export, transit and inland transportation (according to Form No.10 of Decision No.118/2000/QD-BNN-BVTV of November 20, 2000 of the Minister of Agriculture and Rural Development).

b) Sending plant quarantine notices: After granting plant quarantine certificates for import, transit and inland transportation, the border-gate plant quarantine offices must send the plant quarantine notices:

- For plant varieties allowed for import: To the Plant Protection Department, Post-Import Plant Quarantine Center, Plant Protection Sub-Departments of the provinces where such plant varieties are sown or grown.

- For new plant varieties imported for the first time: To the Plant Protection Department, the Post-Import Plant Quarantine Center, the Plant Quarantine Sub-Departments of regions under management, Plant Protection Sub-Departments of the provinces with places prescribed for sowing or growing such plant varieties.

- For useful organisms: To the Plant Protection Department, the Post-Import Plant Quarantine Center for monitoring and supervision in the course of multiplication culture of useful organisms.

4. Plant quarantine chargesfor imported plant varieties and useful organisms shall comply with the current regulations.

Article 5.-Provisions on post-import plant quarantine for plant varieties and useful organisms

1. For plant varieties permitted for import

- Monitoring diseases hidden under isolation conditions.

- Monitoring pest situation at the cultivation places.

2. For new varieties imported for the first time

- Monitoring diseases hidden under isolation conditions

- Post-import monitoring pests at the prescribed isolation places.

- After the period of monitoring, the plant quarantine offices shall have to reply whether such varieties can be put into production or not.

3. For useful organisms

- Monitoring the situation on the development of useful organisms at the prescribed multiplication culture establishments;

- Evaluating the effects and registered spectrum;

- After the monitoring duration (prescribed in Article 6), the plant quarantine offices shall have to reply whether such organisms can be used on a large scale or not.

Article 6.-The provisions on duration for monitoring pests causing harms to groups of new plant varieties, imported for the first time and imported useful organisms

Ordinal number

Groups of monitored plants, organisms

Monitoring duration

1

Seeds of perennial fruit trees

1 to 2 years

2

Grafted stems, grafted branches of fruit trees

1 to 2 years

3

Forestrial trees

1 to 2 years

4

Short-day industrial plants, pharmaceutical herbs

3 to 6 months

5

Perennial industrial trees, pharmaceutical trees

1 to 2 years

6

Food crops

6 months

7

Vegetable and subsidiary food crops

3 months

8

Tubular plants

1 growth cycle

9

Flower plants, ornamental plants

6 to 12 months

10

Grass, plants for green coverage

6 months

11

Other plasma

3 months

12

Useful organisms

1 year

Article 7.-Implementation provisions

If in the course of implementation any problems or new matters arise, organizations and individuals should promptly report them to the Plant Protection Department for synthesization and report to the MARD for settlement, appropriate amendment and/or supplementation to the Regulation.

 

 

FOR MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Bui Ba Bong

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 89/2002/QD-BNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe