Quyết định 250/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1999

thuộc tính Quyết định 250/1998/QĐ-TTg

Quyết định 250/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 1999
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:250/1998/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:24/12/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 250/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 250/1998/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ ĐIỀU HÀNH XUẤT KHẨU GẠO VÀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN NĂM 1999

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ  Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH

I. XUẤT KHẨU GẠO
Điều 1. Phê duyệt hạn ngạch xuất khẩu gạo trong năm 1999 ở mức 3,9 triệu tấn và phân bổ như sau:
a) Các tỉnh phía Nam: 2,7 triệu tấn (bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo là thành viên trực thuộc Tổng công ty Lương thực Trung ương, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố).
b) Các Công ty của Trung ương: 1,0 triệu tấn.
c) Các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu: 50.000 tấn.
d) Các doanh nghiệp ngoài đầu mối xuất khẩu gạo tìm kiếm được khách hàng, thị trường mới: 50.000 tấn.
đ) Các tỉnh phía Bắc: 100.000 tấn.
Giao hạn ngạch đợt 1 là 3,24 triệu tấn cho các đối tượng nêu trên để triển khai thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 (tại phụ lục số 1 kèm theo Quyết định này).
Việc giao tiếp hạn ngạch xuất khẩu gạo năm 1999 sẽ được xem xét vào cuối tháng 9 năm 1999, trên cơ sở tình hình cụ thể về sản xuất nông nghiệp, về thị trường trong, ngoài nước và kết quả thực hiện hạn ngạch đã giao trong đợt 1.
Giao Bộ Thương mại phối hợp với Ban Điều hành, điều hành tổng lượng gạo xuất khẩu của các tỉnh, doanh nghiệp (tại phụ lục số 1) trong quý I năm 1999 ở mức khoảng 1 triệu tấn.
Căn cứ nhu cầu thị trường, tình hình ký hợp đồng xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp, Bộ Thương mại và Ban Điều hành báo cáo Thủ tướng Chính phủ để kịp thời điều chỉnh mức xuất khẩu gạo trong quý I năm 1999 nêu trên.
Điều 2. Về việc giao hạn ngạch cho các doanh nghiệp:
 
a) Việc phân bổ và điều chỉnh hạn ngạch xuất khẩu gạo (trong tổng hạn ngạch đã được giao cho tỉnh) cho các doanh nghiệp đầu mối trên địa bàn tỉnh, thành phố, kể cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là thành viên của các Tổng công ty Lương thực Trung ương, do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, quyết định cụ thể .
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ giao hạn ngạch cho các doanh nghiệp đầu mối được phép xuất khẩu gạo, không được giao cho các doanh nghiệp khác.
b) Việc phân bổ và điều chỉnh hạn ngạch cho các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lúa, gạo do Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, quyết định cụ thể trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1182/CP-KTTH ngày 6 tháng 10 năm 1998 và văn bản số 304/VPCP-QHQT-m ngày 6 tháng 11 năm 1998.
c) Việc giao hạn ngạch xuất khẩu gạo cho các đối tượng nêu ở mục d Điều 1 Quyết định này do Bộ Thương mại xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
d) Căn cứ tình hình sản xuất lúa gạo ở các tỉnh phía Bắc, Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo phía Bắc trong hạn mức nêu tại mục đ, Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. Đối với những nước có cơ chế chỉ giao một tổ chức của nước đó độc quyền nhập gạo, Bộ Thương mại lập phương án trình Thủ tướng Chính phủ để đàm phán, ký thỏa thuận Chính phủ và giao cho một hoặc một số doanh nghiệp đầu mối ký hợp đồng cụ thể; Bộ Thương mại và Ban Điều hành chịu trách nhiệm việc phân giao chỉ tiêu thực hiện các hợp đồng này cho các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo một cách công khai, công bằng.
Đối với các nước cho phép được tự do nhập gạo thì các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo của ta được chủ động ký hợp đồng bán hàng trực tiếp hoặc bán qua các công ty nước thứ ba, theo hạn ngạch được giao và khung giá chỉ đạo của Bộ Thương mại.
Điều 4.  Đối với gạo xuất khẩu theo kế hoạch trả nợ và thanh toán hàng nhập khẩu của Chính phủ, thực hiện theo cơ chế đấu thầu của Chính phủ; trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính bố trí cụ thể và thông báo cho Bộ Thương mại biết để giao cho các doanh nghiệp đầu mối thực hiện trong tổng hạn ngạch đã giao cho các địa phương, doanh nghiệp.
II. NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
Điều 5. Phê duyệt hạn mức nhập khẩu phân bón các loại trong kế hoạch năm 1999 như sau:
- Phân URê        :           1.650 nghìn tấn.
- Phân SA          :              270 nghìn tấn.
- Phân DAP       :              300 nghìn tấn.
- Phân Kali         :              310 nghìn tấn.
Hạn mức nhập khẩu phân bón các loại nêu trên được giao cho các địa phương và các doanh nghiệp Trung ương ghi trong phụ lục số 2 kèm theo Quyết định này để triển khai thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
Các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh phân bón của mình; Nhà nước không bù lỗ.
Điều 6. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK bảo đảm đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, với giá bán không cao hơn giá phân NPK nhập khẩu.
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng các ngành liên quan theo dõi tình hình sản xuất, cung ứng phân NPK của các cơ sở sản xuất trong nước, trường hợp sản xuất phân bón trong nước không đáp ứng yêu cầu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Thương mại kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp bổ sung nhập khẩu, bảo đảm cung, cầu và ổn định giá phân bón trong nước.
Điều 7. Đối với các loại phân bón đặc chủng (phân vi sinh, phân bón qua lá) trong nước chưa sản xuất và đã được phép sử dụng tại Việt Nam, các doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
Đối với phân hóa học là nguyên liệu để sản xuất phân bón tổng hợp, các doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất, giấy chứng nhận về đăng ký chất lượng và nhãn mác sản phẩm đúng theo quy định hiện hành, được phép nhập trực tiếp để phục vụ sản xuất. Về chủng loại, số lượng cụ thể do Bộ Thương mại xem xét, quyết định theo nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Điều 8. Cho mở rộng hình thức lập Kho dự trữ phân bón với các nhà sản xuất phân bón nước ngoài để cung ứng thường xuyên cho sản xuất.
Việc lập Kho phải có đề án cụ thể, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Việc điều chỉnh và bổ sung doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và thẩm định của Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 10. Căn cứ Quyết định này và danh sách các doanh nghiệp đầu mối đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép trực tiếp kinh doanh xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có Quyết định giao hạn mức cụ thể xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón trên địa bàn tỉnh, thành phố và thông báo cho Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp trong chỉ đạo thực hiện.
Điều 11. Căn cứ Quyết định này, Quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (giao hạn ngạch xuất khẩu gạo, hạn mức nhập phân bón cho các doanh nghiệp  đầu mối được phép xuất khẩu gạo, nhập phân bón trên địa bàn tỉnh) và hướng dẫn của Bộ Thương mại về tiến độ xuất khẩu gạo, Tổng cục Hải quan hướng dẫn hải quan cửa khẩu làm thủ tục xuất, nhập hàng hóa.
Điều 12. Hạn ngạch xuất khẩu gạo và hạn mức nhập phân bón đã giao trong năm 1998 có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1998.
Đối với các hợp đồng đang giao dịch trong hạn ngạch 1998 được phép tiếp tục thực hiện và tính vào hạn ngạch được giao trong năm 1999.
Điều 13. Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban điều hành phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo chặt chẽ trong điều hành, hướng dẫn tiến độ xuất khẩu phù hợp với lượng lúa hàng hóa trong từng thời vụ, bảo đảm tiêu thụ hết và kịp thời lúa hàng hóa cho nông dân, bảo đảm an toàn lương thực, không gây biến động giá cả thị trường nội địa, xuất khẩu có hiệu quả và cung ứng kịp thời các vật tư, dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Điều 14. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại bố trí các nguồn vốn, bảo đảm cho các doanh nghiệp vay đủ vốn và kịp thời để mua lúa gạo và nhập phân bón theo Quyết định này.
 Cho phép các doanh nghiệp nhà nước là đầu mối xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón, kể cả doanh nghiệp là thành viên trực thuộc Tổng công ty Lương thực, được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm nợ vay Ngân hàng. Các Ngân hàng thương mại khi xem xét cho vay đối với từng doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tổng công ty Lương thực, được áp dụng giới hạn cho vay theo điểm a khoản 1 Điều 79 Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 15. áp dụng biện pháp sau đây để hỗ trợ hoạt động kinh doanh lúa gạo trong 6 tháng đầu năm 1999:
- Bộ Tài chính điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu gạo các loại ở mức 0% để thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
- Giao cho một số doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo chủ yếu ở các tỉnh có sản lượng lúa hàng hóa lớn và các Tổng công ty Lương thực (nêu tại phụ lục 3 kèm theo Quyết định này) mua khoảng một triệu tấn quy lúa vào thời điểm thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, để tạm trữ chờ xuất khẩu, nhằm bảo đảm mua kịp lúa hàng hóa và giữ được mức giá sàn mua lúa vụ Đông - Xuân không dưới mức 1650đ/kg.
Ban Vật giá Chính phủ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bàn thống nhất với Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để hướng dẫn cụ thể việc mua lúa theo mức giá sàn nêu trên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện việc mua một triệu tấn quy lúa nêu trên trong thời gian từ 01 tháng 02 đến 31 tháng 3 năm 1999. Các Ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay theo lãi suất thông thường. Cho phép sử dụng quỹ bình ổn giá hỗ trợ 100% lãi suất cho vay trong thời gian 2 tháng để các doanh nghiệp thực hiện việc tạm trữ trên; việc cấp bù lãi suất được thực hiện trực tiếp cho doanh nghiệp, trên cơ sở số nợ vay Ngân hàng cho mục tiêu mua một triệu tấn quy lúa nêu trên. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc cấp bù lãi suất này.
Điều 16. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Quyết định này. 
PHỤ LỤC SỐ 1
Ban hành kèm theo Quyết định số  250/1998/QĐ-TTg,  ngày  24 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng  Chính phủ
GIAO HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO ĐỢT I NĂM 1999

                                                                             Đơn vị: 1.000 tấn

TT

 

Tỉnh, doanh nghiệp

 

Đợt 1 năm 1999:

 

A

 

Địa phương

 

2.200

 

1

 

Long An

 

170

 

2

 

Tiền Giang

 

290

 

3

 

Đồng Tháp

 

270

 

4

 

Vĩnh Long

 

280

 

5

 

Trà Vinh

 

100

 

6

 

Cần Thơ

 

340

 

7

 

Sóc Trăng

 

100

 

8

 

An Giang

 

340

 

9

 

Kiên Giang

 

100

 

10

 

Bạc Liêu

 

60

 

11

 

Cà Mau

 

50

 

12

 

Bến Tre

 

10

 

13

 

Thành phố Hồ Chí Minh

 

90

 

B

 

Doanh nghiệp Trung ương

 

840

 

1

 

Tổng công ty Lương thực miền Bắc

 

300

 

2

 

Tổng công ty Lương thực miền Nam

 

500

 

3

 

Gedosico (Bộ Thương mại)

 

20

 

4

 

Tổng công ty Vật tư nông nghiệp

 

20

 

C

 

Các doanh nghiệp khác

 

200

 

1

 

Các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

 

50

 

2

 

Các doanh nghiệp có thị trường mới

 

50

 

3

 

Các tỉnh phía Bắc

 

100

 

 

 

Tổng cộng

 

3.240

 

 

CHÍNH PHỦ

 

 

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2
Ban hành kèm theo Quyết định số 250/1998/QĐ-TTg,  ngày  24  tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ
GIAO HẠN MỨC NHẬP KHẨU PHÂN BÓN NĂM 1999

 Đơn vị: 1.000 tấn

TT

 

Tỉnh Doanh nghiệp

 

Các loại phân bón

 

 

 

 

 

URE

 

DAP

 

SA

 

KALI

 

 

 

Cả nước

 

1.650

 

300

 

270

 

310

 

A.

 

Miền Nam

 

900

 

300

 

120

 

140

 

1

 

Long An

 

70

 

30

 

10

 

10

 

2

 

Đồng Tháp

 

80

 

30

 

10

 

10

 

3

 

An Giang

 

80

 

30

 

10

 

10

 

4

 

Vĩnh Long

 

80

 

30

 

10

 

10

 

5

 

Tiền Giang

 

70

 

30

 

10

 

10

 

6

 

Cần Thơ

 

80

 

30

 

10

 

10

 

7

 

Sóc Trăng

 

30

 

10

 

-

 

-

 

8

 

Bạc Liêu

 

30

 

10

 

-

 

10

 

9

 

Cà Mau

 

20

 

10

 

-

 

-

 

10

 

Đồng Nai

 

30

 

20

 

10

 

20

 

11

 

Kiên Giang

 

20

 

10

 

-

 

-

 

12

 

CT.XNK Khoáng sản

 

20

 

-

 

-

 

-

 

13

 

Tổng công ty Lương thực miền Nam

 

50

 

30

 

10

 

-

 

14

 

Tổng công ty Hóa chất Việt Nam

 

20

 

-

 

10

 

10

 

15

 

Tổng công ty Vật tư nông nghiệp

 

220

 

30

 

10

 

20

 

16

 

Tổng công ty Cao su Việt Nam

 

-

 

-

 

10

 

10

 

17

 

Tổng công ty Cà phê Việt Nam

 

-

 

-

 

10

 

10

 

B

 

Miền Bắc

 

510

 

-

 

80

 

120

 

1

 

Hải Phòng

 

90

 

-

 

20

 

20

 

2

 

Hà Nội

 

80

 

-

 

20

 

30

 

3

 

Nghệ An

 

70

 

-

 

20

 

40

 

4

 

Thanh Hóa

 

40

 

-

 

20

 

10

 

5

 

Nam Định

 

30

 

-

 

-

 

10

 

6

 

Hà Tĩnh

 

20

 

-

 

-

 

-

 

7

 

Tổng công ty Lương thực miền Bắc

 

30

 

-

 

-

 

-

 

8

 

Tổng công ty Vật tư nông nghiệp

 

150

 

-

 

-

 

10

 

C

 

Miền Trung

 

240

 

-

 

70

 

50

 

1

 

Phú Yên

 

40

 

-

 

20

 

10

 

2

 

Quảng Nam

 

40

 

-

 

10

 

10

 

3

 

Bình Định

 

30

 

-

 

10

 

10

 

4

 

Đắc Lắc

 

20

 

-

 

10

 

-

 

5

 

Gia Lai

 

20

 

-

 

10

 

--

 

6

 

Tổng công ty Vật tư nông nghiệp

 

40

 

-

 

-

 

10

 

7

 

Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp 3

 

30

 

-

 

10

 

10

 

8

 

Tổng công ty Lưong thực miền Nam

 

20

 

-

 

-

 

-

 

CĂN CỨ GIAO HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO NĂM 1999

Đơn vị: tấn

Số

TT

 

Tỉnh, Doanh nghiệp

 

Xuất khẩu

1997

 

1998

 

1999

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng lúa hàng hóa

 

Xuất khẩu (11 tháng)

 

Số lượng lúa hàng hóa dư

 

1

 

Long An

 

158.371

 

920.000

 

177.967

 

1.384

 

2

 

Tiền Giang

 

368.686

 

790.000

 

309.564

 

9.000

 

3

 

Đồng Tháp

 

351.648

 

1.410.000

 

225.797

 

1.832

 

4

 

Vĩnh Long

 

380.849

 

600.000

 

295.155

 

635

 

5

 

Trà Vinh

 

159.744

 

270.000

 

66.124

 

1.649

 

6

 

Cần Thơ

 

216.355

 

1.230.000

 

341.548

 

1.302

 

7

 

Sóc Trăng

 

61.874

 

660.000

 

86.000

 

1.175

 

8

 

An Giang

 

496.324

 

1.560.000

 

247.376

 

534

 

9

 

Kiên Giang

 

181.446

 

1.170.000

 

34.430

 

1.042

 

10

 

Bạc Liêu

 

12.597

 

130.000

 

68.071

 

487

 

11

 

Cà Mau

 

2.000

 

40.000

 

37.100

 

2.010

 

12

 

Bến Tre

 

2.240

 

 

 

2.500

 

1.256

 

13

 

Thành phố Hồ Chí Minh

 

140.972

 

 

 

103.155

 

1.324

 

14

 

Thái Bình

 

38.186

 

 

 

10.000

 

894

 

 

 

Cộng Địa phương

 

2.557.569

 

 

 

 

 

2.180

 

 

 

Doanh nghiệp Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

1.353

 

15

 

Tổng công ty Lương thực miền Nam

 

732.119

 

 

 

1.027.230

 

1.504

 

16

 

Tổng công ty Lương thực miền Bắc

 

309.057

 

 

 

361.000

 

1.206

 

17

 

Gedosico

 

71.112

 

 

 

43.317

 

694

 

18

 

Tổng công ty Vật tư nông nghiệp.

 

-

 

 

 

16.100

 

408

 

19

 

Công ty Chấn Hưng

 

16.100

 

 

 

36.000

 

917

 

20

 

Công ty ASC

 

-

 

 

 

10.000

 

519

 

 

 

Cộng Trung ương

 

1.124.388

 

 

 

 

 

372

 

 

 

Tổng cộng

 

3.681.957

 

 

 

 

 

12

CHÍNH PHỦ

 

 

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

PHỤ LỤC SỐ 3
ban hành kèm theo Quyết định số 250/1998/QĐ-TTg,  ngày 24 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ
GIAO CHỈ TIÊU MUA 1 TRIỆU TẤN LÚA HÀNG HÒA TẠM TRỮ CHỜ XUẤT KHẨU

Đơn vị: 1.000 tấn

Số TT

 

Tỉnh, doanh nghiệp

 

Số lưọng

 

1

 

Long An

 

90

 

2

 

Tiền Giang

 

70

 

3

 

Đồng Tháp

 

120

 

4

 

Vĩnh Long

 

60

 

5

 

Trà Vinh

 

40

 

6

 

Cần Thơ

 

130

 

7

 

Sóc Trăng

 

50

 

8

 

An Giang

 

170

 

9

 

Kiên Giang

 

40

 

10

 

Bạc Liêu

 

20

 

11

 

Cà Mau

 

30

 

12

 

Tổng công ty Lương thực miền Nam

 

120

 

13

 

Tổng công ty Lương thực miền Bắc

 

60

 

 

 

Tổng cộng:

 

1.000

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No .250/1998/QD-TTg
Hanoi, December 24, 1998
 
DECISION
ON THE MANAGEMENT OF RICE EXPORT AND FERTILIZER IMPORT IN 1999
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Orgnization of the Government dated September 30, 1992;
At the proposals of the Minister of Trade and the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECIDES
I. ON RICE EXPORT
Article 1.- To ratify the 1999 rice export quota of 3.9 million tons, which is allocated as follows:
a/ Southern provinces: 2.7 million tons (including State enterprises, that cover also the major rice exporting enterprises being members of the Central
Food Corporation, and enterprises of different economic sectors located on the provincial/municipal territories).
b/ Centrally-run companies: 1.0 million tons.
c/ Foreign-invested companies operating in the field of rice production and processing for export: 50,000 tons.
d/ Enterprises beside the main rice exporters, which find new customers and/or markets: 50,000 tons.
e/ Northern provinces: 100,000 tons.
To allocate a quota of 3.24 million tons in the first phase for the above-said objects for implementation as from January 1st, l999 (according to Appendix No. 1 attached to this Decision).
The further allocation of the 1999 rice export quota shall be considered by the end of September 1999, on the basis of the concrete situation of agricultural production, domestic and foreign markets, and results of the fulfilment of quota already allocated in the first phase.
The Ministry of Trade is assigned to coordinate with the Control Board to keep the total rice export volume of the provinces and enterprises (mentioned in Appendix I) in the first quarter of 1999 at about 1 million tons.
Basing themselves on the market demand, the situation of the conclusion of rice export contracts by enterprises, the Ministry of Trade and the Control Board shall report to the Prime Minister for the prompt adjustment the above-said rice export, volume in the first quarter of 1999.
Article 2.- On the allocation of quotas to enterprises:
a/ The allocation and adjustment of rice export quotas (within the total quotas already allocated to the province) to the major rice exporting enterprises located in the provinces and cities, including enterprises being members of the Central Food Corporations shall be considered and decided by the presidents of the provincial/municipal People's Committees on a case-by-case basis.
The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall not allocate quotas to enterprises other than those authorized as the major rice exporters.
b/ The allocation and adjustment of quotas for foreign-invested enterprises operating in the field of rice production and processing shall be considered and decided by the Minister of Trade on the basis of the Prime Minister�s directing principles in Document No. 1182/CP-KTTH of October 6, 1998 and Document No. 304/VPCP-QHQT-m of November 6, 1998.
c/ The allocation of rice export quotas to objects mentioned in Point d, Article 1 of this Decision shall be considered by the Ministry of Trade before submission to the Prime Minister for decision.
d/ Basing themselves on the rice production situation in the northern provinces, the Ministry of Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall, after consideration, propose the Prime Minister to allow enterprises in Northern Vietnam to participate in rice export according to thequotas set in Point e, Article 1 of this Decision.
Article 3.- For the countries where rice import is assigned exclusively to only one organization of such countries, the Ministry of Trade shall work out a plan and submit it to the Prime Minister for negotiating, signing governmental agreements and assigning one or several enterprises to sign specific contracts; the Ministry of Trade and the Control Board shall take joint responsibility for allocating quotas for the implementation of such contracts to the major rice exporting enterprises in a transparent and fair manner.
For the countries where free rice export is allowed, the Vietnamese major rice exporting enterprises are allowed to take initiative in signing contracts for the direct sale or sale through companies of third countries, according to the allocated quotas and the price bracket set by the Ministry of Trade.
Article 4.- For the export of rice under the Government’s plans on debt repayment and payment for import goods, the Government's regulations on bidding shall apply in cases where bidding cannot be organized, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in elaborating a plan and notifying it to the Ministry of Trade so that the latter may allocate quotas to the major rice exporting enterprises according to the total quotas already allocated to localities and enterprises.
II. ON FERTILIZER IMPORT
Article 5.- To approve the 1999 quotas for import of fertilizer of various kinds as follows:
- Urea fertilizer: 1,650,000 tons;
- SA fertilizer: 270,000 tons;
- DAP fertilizer: 300,000 tons;
- Potassium fertilizer: 310,000 tons
The above- mentioned quotas for import of fertilizer of various kinds shall be allocated to localities and centrally-run enterprises stated in Appendix II enclosed herewith for implementation as from January 1st, 1999.
The fertilizer importing enterprises shall take self-responsibility for the efficiency of fertilizer import; the State shall not make up for any losses incurred.
Article 6.- The Ministry of Industry shall have to direct the NPK fertilizer-producing enterprises to ensure the full and timely supply of this fertilizer for agricultural production, provided that the selling price of the home-made NPK is not higher than that of the imported NPK.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant branches in monitoring the production and supply of NPK fertilizer by the domestic production establishments; in cases where the domestic fertilizer production fails to meet the above-said requirements, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall together with the Ministry of Trade, promptly report to the Prime Minister on measures for additional import so as to ensure the supply and demand and stabilize the domestic fertilizer prices.
Article 7.- For fertilizers of special types (micro-biological fertilizers, leaf fertilizers) which have not yet been produced in the country but permitted to be used in Vietnam, enterprises having appropriate business lines registration shall be entitled to import them according to their production and business demands.
For chemical fertilizers used as raw materials for the production of composite fertilizers, enterprises having production permits, certificates of registration of products’ quality and trademarks as currently prescribed by law, shall be allowed to directly import such fertilizers in service of their production activities. The specific types and import volume of fertilizers shall be considered and decided by the Ministry of Trade according to the enterprises’ production demand.
Article 8.- To allow the cooperation with foreign fertilizer producers for the establishment of fertilizer reserve warehouses to ensure the regular supply of fertilizers for production.
The establishment of such warehouses must be detailed in a plan to be submitted to the Ministry of Trade and the General Department of Customs for consideration and further submission to the Prime Minister for decision.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 9.- The adjustment and addition of enterprises to act as major rice exporters or fertilizer importers shall be decided by the Prime Minister at the proposals of the provincial/municipal People's Committees and on the basis of the appraisal by the Ministry of Trade and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 10.- Basing themselves on this Decision and the list of major enterprises allowed by the Prime Minister to engage in direct export of rice and import of fertilizers, the presidents of the provincial/municipal People 's Committees shall issue decisions to allocate specific quotas for rice export and fertilizer import to the major rice exporting and fertilizer importing enterprises located in their respective provinces or cities, then notify the Ministry of Trade, the General Department of Customs, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Finance and the Ministry of Planing and Investment thereof for coordination in directing the implementation.
Article 11.- Basing itself on this Decision, decisions of the presidents of the provincial/municipal People's Committees (to allocate rice export or fertilizer import quotas to the major enterprises allowed to export rice or import fertilizers in their respective provinces or cities) as well as the Trade Ministry's guidance on the rice export schedule, the General Department of Customs shall provide guidance for the border customs stations in the clearance of customs procedures for goods import and export.
Article 12.- The rice export and fertilizer import quotas allocated in 1998 shall cease to be effective by the end of December 31, 1998.
For contracts which are negotiated based on the 1998 quotas, the negotiation is allowed to continue and the quotas thereof shall be accounted into the 1999 quotas.
Article 13.- The Ministry of Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Control Board shall coordinate with the provincial/municipal People's Committees in closely directing the management and guiding the export tempo suited to the commodity rice volume in each harvest, thus ensuring the full and prompt consumption of commodity rice for farmers and food security, not causing any price fluctuation on the domestic market, efficiently exporting, and promptly supplying materials and services for agricultural production.
Article 14.- The State Bank shall direct the commercial banks in arranging capital sources for the provision of full and timely loans to enterprises to buy rice and import fertilizers under this Decision.
State enterprises being the major rice exporters and fertilizer importers, including enterprises being members of the Food Corporations, are allowed to use properties created from loan capital as securities for bank loans. The commercial banks shall, when considering the provision of loans to member
enterprises of the Food Corporations, be entitled to apply the lending limits according to Point a, Clause 1, Article 79 of the Law on Credit Institutions.
Article15.- To apply the following measures to support rice trading activities in the first 6 months of 1999:
- The Ministry of Finance shall apply a tax rate of zero per cent for the export of assorted rice as from January 1st, 1999.
- To assign some major rice exporting enterprises, mainly in the provinces with high commodity rice output, and the Food Corporations (as mentioned in Appendix III enclosed herewith) to buy about 1 million tons of rice at the harvest of Spring-Winter crop as reserve for export, thus ensuring the timely purchase of commodity rice and keeping the flooring buying price of rice in the Winter-Spring crop not bellow 1,650 dong/kg.
The Government Pricing Commission and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall consult the presidents of the provincial/municipal People's Committees to provide detailed guidance for rice purchase at the above-said flooring price.
The Ministry of Agriculture and Rural Development, the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall direct enterprises to purchase 1 million tons of rice as mentioned above in the period of from February 1st to March 31st, 1999. The commercial banks shall provide loans to enterprises at common interest rates. To allow the use of price stabilizing fund to cover 100 per cent of lending interest rates for 2 months so that enterprises may effect the above-mentioned temporary reserve; the fund for covering interest rates shall be allocated directly to enterprises, based on their bank loans already used for the purchase of 1 million tons of rice as mentioned above. The State Bank of Vietnam and the Government Pricing Commission shall provide detailed guidance on the allocation of fund to cover interest rates.
Article 16.- This Decision takes effect after its signing. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the president of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to guide the implementation of this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung
 
APPENDIX I
1999 RICE EXPORT QUOTAS TO BE ALLOCATED IN THE FIRST PHASE
(Issued together with Decision No. 250/1998/QD-TTg of December 24, 1998 of the Prime Minister)
Unit:1,000 tons

No.
Provinces/Enterprises
First phase of 1999
A
Localities
2.200
1
Long An
170
2
Tien Giang
290
3
Dong Thap
270
4
Vinh Long
280
5
Tra Vinh
100
6
Can Tho
340
7
Soc Trang
100
8
An Giang
340
9
Kien Giang
100
10
Bac Lieu
60
11
Ca Mau
50
12
Ben Tre
10
13
Ho Chi Minh City
90
B
Centrally-run enterprises
840
1
The Northern Food Coporation
300
2
The Southern Food Corporation
500
3
Gedosico(The Ministry of Trade)
20
4
The Agricultural Materials Corporation
20
C
Other enterprises
200
1
Foreign-investment enterprises
50
2
Enterprises having new markets
50
3
Northern provinces
100
 
Total
3,240
 
APPENDIX II
FERTILIZER IMPORT QUOTAS IN 1999
(Issued together with Decision No.250/1998/QD-TTg of December 24,1998 of the Prime Minister )
Unit:1,000 tons

No.
Provinces/Enterprises
Types of fertilizer
URE
DAP
SA
Potassium
 
Nationwide
1,650
300
270
310
A
In the South
900
300
120
140
1
Long An
70
30
10
10
2
Dong Thap
80
30
10
10
3
An Giang
80
30
10
10
4
Vinh Long
80
30
10
10
5
Tien Giang
70
30
10
10
6
Can Tho
80
30
10
10
7
Soc Trang
30
10
-
-
8
Bac Lieu
30
10
-
10
9
Ca Mau
20
10
-
-
10
Dong Nai
30
20
10
20
11
Kien Giang
20
10
-
-
12
Mineral Import-Export Company
20
-
-
-
13
The Southern Food Corporation
50
30
10
-
14
Vietnam Chemicals Corporation
20
-
10
10
15
The Agricultural Materials Corporation
220
30
10
20
16
The Vietnam Rubber Corporation
-
-
10
10
17
The Vietnam Coffee Corporation
-
-
10
10
B
In the North
510
-
80
120
1
Hai Phong
90
-
20
20
2
Hanoi
80
-
20
30
3
Nghe An
70
-
20
40
4
Thanh Hoa
40
-
20
10
5
Nam Dinh
30
-
-
10
6
Ha Tinh
20
-
-
-
7
The Northern Food Corporation
30
-
-
-
8
The Agricultural Material Corporation
150
-
-
10
C
In Central Vietnam
240
-
70
50
1
Phu Yen
40
-
20
10
2
Quang Nam
40
-
10
10
3
Binh Dinh
30
-
10
10
4
Dac Lac
20
-
10
-
5
Gia Lai
20
-
10
-
6
The Agricultural Materials Corporation
40
-
-
10
7
General Import-Export Company No.3
30
-
10
10
8
The Southern Food Corporation
20
-
-
-
 
APPENDIX III
QUOTAS TO BE ALLOCATED FOR THE PURCHASE OF 1 MILLION TONS OF COMMODITY RICE AS TEMPORARY RESERVE FOR EXPORT
(Issued together with Decision No.250/1998/QD-TTg of December 24,1998 of the Prime Minister)
Unit:1,000 tons

No.
Province/enterprises
Quantity
1
Long An
90
2
Tien Giang
70
3
Dong Thap
120
4
Vinh Long
60
5
Tra Vinh
40
6
Can Tho
130
7
Soc Trang
50
8
An Giang
170
9
Kien Giang
40
10
Bac Lieu
20
11
Ca Mau
30
12
The Southern Food Corporation
120
13
The Northern Food Corporation
60
 
Total
1,000
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 250/1998/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất