Quyết định 168/1999/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất bông vải

thuộc tính Quyết định 168/1999/QD-TTg

Quyết định 168/1999/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất bông vải
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:168/1999/QD-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành:17/08/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 168/1999/QD-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------

Số: 168/1999/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 1999 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BÔNG VẢI

----------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất bông vải ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, lao động, để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt, giảm dần việc nhập khẩu bông nguyên liệu; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.

Điều 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có sản xuất bông vải, Tổng công ty Dệt may Việt Nam rà soát, bố trí lại quy hoạch diện tích đất trồng bông theo hướng: tạo ra các vùng sản xuất bông hàng hoá, thâm canh, có tưới, gắn với hệ thống cơ sở chế biến công nghiệp, trước hết, ở các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, bảo đảm cây bông có thu nhập cao hơn các cây trồng khác.

Điều 3. Một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất bông vải.

1. Về đầu tư và tín dụng

a) Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho:

Xây dựng cơ sở nghiên cứu; sản xuất giống gốc và giống lai F1;

Nhập các giống gốc có năng suất và chất lượng cao.

Đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất giống bông ở các vùng trọng điểm để duy trì các giống bông gốc và nhân nhanh các giống bông lai F1 cung ứng cho người trồng bông.

b) Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho việc xây dựng, nâng cấp, đổi mới thiết bị các cơ sở chế biến.

c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các tổ chức tín dụng thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn bảo đảm đủ vốn và kịp thời cho người trồng bông vay mua giống, nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất bông hạt, cho các tổ chức, cá nhân vay vốn tiêu thụ bông hạt.

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tìm các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư, liên doanh, phát triển sản xuất giống, sản xuất bông hạt quy mô lớn, đảm bảo yêu cầu chất lượng cho công nghiệp dệt may.

2. Về khoa học và công nghệ

a) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống mới, để nhanh chóng có giống bông đạt năng suất trên 3,0 tấn/ha với nhiều tổ hợp lai, dòng bất dục của Việt Nam.

Các Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nông nghiệp phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây bông nghiên cứu lai tạo các giống bông có năng suất, chất lượng cao.

Tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ khoa học kỹ thuật cho Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố trở thành Viện nghiên cứu cây bông đủ năng lực nghiên cứu, tạo giống bông có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp dệt trong nước.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kế hoạch khuyến nông hàng năm trong kế hoạch khuyến nông của Bộ nhằm tăng cường công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến hộ trồng bông; tổng kết những mô hình hộ nông dân trồng bông giỏi để phổ biến kinh nghiệm cho các hộ khác tham quan học tập; nghiên cứu, tổng kết các mô hình phát triển bông ở các vùng sinh thái Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ để triển khai mở rộng.

c) Nghiên cứu các mô hình canh tác xen canh, gối vụ để đưa cây bông vào cơ cấu cây trồng ổn định của một số vùng, thâm canh cao ở vùng đã có các công trình thuỷ lợi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Dệt may Việt Nam chỉ đạo thực hiện tốt Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 1998 về Dự án phát triển bông và các cây trồng luân canh, xen canh với bông vay vốn của cơ quan phát triển Pháp (AFD).

3. Về tiêu thụ

a) Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Dệt may Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp dệt may ưu tiên tiêu thụ bông xơ của các cơ sở chế biến, cán ép bông hạt trong nước. Giải quyết hài hoà lợi ích giữa các doanh nghiệp dệt may, chế biến bông hạt và người trồng bông.

b) Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Ban Vật giá Chính phủ, Tổng công ty Dệt may Việt Nam thống nhất với Ủy ban nhân dân các tỉnh trồng bông công bố giá mua bông hạt tối thiểu (giá sàn) cho người trồng bông ngay từ đầu vụ, bảo đảm lợi ích của người trồng bông có mức thu nhập cao hơn so với trồng cây trồng khác trên một đơn vị diện tích. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có trồng bông chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc tiêu thụ bông hạt trên địa bàn và không để các tổ chức, cá nhân ép cấp, ép giá, gây thiệt hại cho người trồng bông.

4. Về Quỹ bảo hiểm cây bông vải

Hàng năm, Bộ Công nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Dệt may Việt Nam trích 1 - 2% trị giá nguyên liệu bông xơ nhập khẩu để lập Quỹ bảo hiểm cây bông.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Dệt may Việt Nam ban hành quy chế quản lý và sử dụng Quỹ này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
 




Nguyễn Công Tạn  

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 168/1999/QD-TTg
Hanoi, August 17, 1999
 
DECISION
ON A NUMBER OF POLICIES OF ENCOURAGING COTTON PRODUCTION DEVELOPMENT
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development and the Minister of Industry,
DECIDES:
Article 1.- The State encourages organizations and individuals of all economic sectors to develop cotton production in the areas with favorable land, climatic and labor conditions so as to supply raw materials for the textile industry, gradually reduce the import of raw material cotton; create more jobs, increase income and improve the life of peasants.
Article 2.- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities of the localities where cotton is produced as well as Vietnam Textile and Apparel Cooperation in revising and rearranging the planning on areas under cotton along the direction of creating commercial cotton-producing areas, with intensive cultivation and irrigation and closely linked to the system of industrial processing establishments, first of all, in eastern-southern, central coastal and Central Highlands provinces, ensuring that the cotton yields higher income than other crops.
Article 3.- A number of policies of encouraging cotton production development
1. On investment and credit
a) The State-budget capital shall be invested in:
- Building establishments for research and producing prototype and cross-bred F1 varieties;
- Importing prototype varieties of high yield and high quanlity;
- Upgrading cotton strains-producing establishments in key areas in order to maintain prototype cotton strains and quickly produce F1 cross-bred varieties for supply to cotton growers.
b) The credit capital shall be invested according to the State’s plans for the construction of processing establishments and the upgrading and renewal of equipment therein.
c) The Vietnam State Bank shall direct the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development and credit institutions in implementing the Prime Minister’s Decision No. 67/1999/QD-TTg of March 30, 1999 on a number of banking credit policies in service of agricultural and rural development, thus ensuring that capital shall be adequately and promptly lent to cotton growers for the purchase of seeds, raw materials and materials in service of seed cotton production, as well as to organizations and individuals for the purchase of seed cotton.
d) The Ministry of Planning and Investment as well as the Ministry of Finance shall find capital sources from organizations and individuals at home and abroad for investment or joint ventures in developing the large-scale production of cotton varieties and seed cotton, thus ensuring the quality requirements of the textile and apparel industry.
2. On science and technology
a) To step up research, strain-selection and hybridization in order to quickly create cotton strains of high yield of over 30 tons/hectare with various crossbred groups, and non-polliniferzous strain line of Vietnam.
The agricultural research institutes, universities, colleges and intermediate agricultural vocational schools shall coordinate with the cotton research center in studying the hybridization and creation of high-yield and high-quality cotton strains.
To concentrate the investment on developing the material foundation, equipment and scientific and technical staff for Nha Ho cotton research center, making it a cotton research institute fully capable of conducting research and creating high-yield and high-quality cotton strains, thus meeting the requirements of the domestic textile industry.
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall include in its agricultural promotion plan the annual agriculture promotion plans in order to intensify the agricultural promotion activities, the transfer of technical advances to cotton-growing households; review the models of good cotton growers and popularize their experiences to others; study and review the cotton development models in various ecological zones in the Central Highlands, southern Central Vietnam coast and eastern-southern Vietnam.
c) To study the inter-cropping models to include cotton in the stable crop structure in some areas, with highly-intensive cultivation in the regions where exit water conservancy works.
The Ministry of Agriculture and Rural Development and Vietnam Textile and Apparel Corporation shall direct the implementation of the Prime Minister’s Decision No. 19/QD-TTg of January 8, 1998 on the Project for the development of cotton and other plants for rotary and inter-cropping with cotton, with capital borrowed from the French Development Agency (AFD).
3. On the consumption
a) The Ministry of Industry and Vietnam Textile and Apparel Corporation shall direct textile and apparel establishments to give priority to consuming cotton fibre of domestic seed cotton processing establishments. The benefits of textile and apparel enterprises, seed cotton processing establishments and cotton growers should be harmonized.
b) On the basis of consulting with the Government Pricing Committee, Vietnam Textile and Apparel Corporation shall reach agreement with the People’s Committees of the cotton-growing provinces on declaring the minimum buying prices of seed cotton (the floor price) to cotton growers right at the beginning of the harvest, ensuring that the income earned from cotton is higher than that from other crops cultivated on one area unit. The presidents of the People’s Committees of the cotton-growing provinces shall directly and tightly control the consumption of seed cotton in their respective localities and prevent organizations and individuals from lowering cotton quality grades and prices, that causes loss to cotton growers.
4. On the cotton-plant insurance fund
The Ministry of Industry shall direct Vietnam Textile and Apparel Corporation to annually deduct 1-2% of the value of import raw material cotton fibre for setting up the cotton-plant insurance fund.
The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Industry as well as Vietnam Textile and Apparel Corporation in promulgating the regulation on the management and use of this fund.
Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its singing.
Article 5.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Cong Tan

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 168/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất