Nghị định 13/2001/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 13/2001/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 13/2001/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 20/04/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 13/2001/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 13/2001/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2001
VỀ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH :
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Nghị định này ban hành nhằm bảo hộ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc có quyền thừa kế hợp pháp các giống cây trồng mới trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm giống cây nông nghiệp và giống cây lâm nghiệp, trong Nghị định này được gọi là giống cây trồng mới); khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư chọn tạo, sử dụng giống cây trồng mới; góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn.
2. Nghị định này quy định các nguyên tắc, điều kiện được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới (gọi tắt là Văn bằng bảo hộ); trình tự, thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ; quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ; đình chỉ, huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ; quản lý Nhà nước và xử phạt liên quan đến bảo hộ giống cây trồng mới.
3. Giống cây trồng mới của các tổ chức, cá nhân thuộc các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
4. Giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhân trong nước chọn tạo có liên quan đến lợi ích của quốc gia cần bảo mật được thực hiện theo quy định riêng của Nhà nước.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Giống cây trồng" là nhóm cây trồng trong cùng một cấp thấp nhất về phân loại thực vật, nhóm cây trồng đó cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định;
b) Phân biệt được với bất kỳ nhóm cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính như đã nêu tại điểm a khoản này;
c) Ổn định trong quá trình nhân giống.
2. "Giống cây trồng mới" là giống cây trồng có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và chưa được biết đến rộng rãi.
3. "Giống cây trồng mới được bảo hộ" là giống cây trồng mới được cấp Văn bằng bảo hộ.
4. "Giống cây trồng có nguồn gốc thực chất từ giống được bảo hộ" là giống cây trồng mới được tạo ra từ giống được bảo hộ (giống ban đầu) bằng một số phương pháp chọn tạo, ví dụ: chọn lọc biến dị (các đột biến tự nhiên hay nhân tạo, các biến dị soma, chọn lọc cá thể biến dị từ cây ban đầu), lai trở lại, chuyển nạp gen, dung hợp tế bào, về cơ bản vẫn giữ được các đặc tính như giống ban đầu, chỉ khác biệt với giống ban đầu ở một hoặc một số ít đặc tính.
5. "Giống cây trồng được biết đến rộng rãi" bao gồm:
a) Những giống cây trồng mới được Nhà nước bảo hộ;
b) Những giống cây trồng mới có đơn yêu cầu bảo hộ được cơ quan có thẩm quyền công bố trên tạp chí chuyên ngành;
c) Những giống cây trồng được công nhận giống quốc gia;
d) Những giống cây trồng đặc sản địa phương được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;
đ) Những giống quy định tại điểm a, điểm b khoản này của những nước có ký kết hiệp định về Bảo hộ giống cây trồng mới với Việt Nam.
6. "Vật liệu nhân" là cây hoàn chỉnh hoặc các bộ phận của cây như: hạt, cây giống, cành chiết, mắt ghép, mô, tế bào, củ mầm, đoạn thân được sử dụng để sản xuất ra các cây trồng mới.
7. "Sản phẩm thu hoạch" là cây hoàn chỉnh hoặc bất cứ bộ phận nào của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân của giống được bảo hộ.
8. "Tác giả giống cây trồng mới" là cá nhân hoặc nhóm người đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn tạo hoặc cải tạo các cây hoang dại để tạo ra giống cây trồng mới.
9. "Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ" là tổ chức, cá nhân được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển nhượng, thừa kế Văn bằng bảo hộ có quyền sở hữu hợp pháp giống cây trồng mới.
10. "Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định" (sau đây gọi tắt là khảo nghiệm DUS) là việc khảo nghiệm trên đồng ruộng hay trong phòng thí nghiệm theo quy phạm để xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng mới.
11. "Lixăng" là việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng cho người có nhu cầu sử dụng.
Điều 3. Nguyên tắc chung về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng mới
1. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền đối với giống cây trồng mới dưới hình thức cấp Văn bằng bảo hộ.
2. Mọi hoạt động chọn tạo, sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng mới được nhà nước bảo hộ phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3. Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới chỉ cấp một lần cho người có quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ sau khi đã được thẩm định về hình thức hồ sơ và thẩm định về nội dung hồ sơ, không cấp lại.
4. Người được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng phải nộp lệ phí thẩm định và phí hàng năm để duy trì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ.
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ
Điều 4. Điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ
Các giống cây trồng mới muốn được bảo hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Giống cây trồng mới phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danh mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
2. Giống cây trồng mới phải có tính khác biệt
Một giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu giống đó mang một hay nhiều đặc tính chủ yếu, khác biệt rõ ràng với các giống cây trồng đã được biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ.
3. Giống cây trồng mới phải có tính đồng nhất
Một giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu tất cả các cây của giống đó đều có biểu hiện như nhau về các đặc tính chủ yếu, ngoại trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số đặc tính cụ thể trong quá trình nhân giống.
4. Giống cây trồng mới phải có tính ổn định
Một giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu khi nhân giống bằng phương pháp hữu tính hay vô tính mà các đặc tính chủ yếu của giống đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc cuối mỗi chu kỳ nhân giống.
5. Giống cây trồng mới phải có tính mới về mặt thương mại
Một giống cây trồng được coi là có tính mới về mặt thương mại nếu tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ, vật liệu nhân hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền nộp đơn hoặc người được uỷ quyền hợp pháp bán hoặc phân phối với mục đích kinh doanh giống cây trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn là 1 năm; ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn là 6 năm đối với các nhóm cây thân gỗ và thân leo, 4 năm đối với các nhóm cây khác.
6. Giống cây trồng mới phải có tên gọi phù hợp, có thể dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến một cách rộng rãi trong cùng loài. Tên giống cây trồng mới sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản sẽ là tên chính thức, kể cả sau khi hết thời hạn bảo hộ, không ai được tự do sử dụng.
Các kiểu đặt tên dưới đây không được Nhà nước chấp nhận:
a) Chỉ bao gồm bằng các chữ số;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Dễ gây hiểu nhầm đối với các đặc trưng, đặc tính của giống hoặc lai lịch của tác giả;
d) Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ cho sản phẩm; trùng hoặc tương tự với sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó.
Điều 5. Đối tượng được quyền yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
1. Tổ chức chọn tạo giống cây trồng mới bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc bằng nguồn vốn tự có thì tổ chức đó có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ.
Cá nhân (tác giả giống) thực hiện nhiệm vụ chọn tạo giống cây trồng mới do tổ chức giao cho thì tổ chức đó có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ.
2. Cá nhân chọn tạo giống cây trồng mới bằng công sức và nguồn tài chính của mình thì cá nhân đó có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ.
3. Giống cây trồng mới được chọn tạo ra theo hợp đồng hợp tác giữa các bên thì quyền nộp đơn theo thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng; trong trường hợp hợp đồng không quy định rõ người có quyền nộp đơn, thì bên thuê người tạo giống cây trồng mới có quyền nộp đơn.
4. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan đến cùng một giống cây trồng mới thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trước được chấp nhận xem xét cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo các quy định của Nghị định này.
5. Trong trường hợp các đối tượng tại mục 4 Điều này có cùng ngày nộp đơn thì đơn của tổ chức, cá nhân đầu tiên chọn tạo ra giống cây trồng mới đó được chấp nhận xem xét để cấp Văn bằng bảo hộ. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân đầu tiên chọn tạo ra giống cây trồng mới thì cơ quan có thẩm quyền từ chối chấp nhận các đơn. Các tổ chức, cá nhân nói trên có thể thoả thuận để cùng đứng tên nộp một đơn duy nhất và được đồng chủ sở hữu khi Văn bằng bảo hộ được cấp.
Điều 6. Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
1. Người yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ phải có hồ sơ bao gồm:
a) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ;
b) Tài liệu mô tả giống theo mẫu quy định cùng với ảnh chụp;
Hồ sơ phải bằng tiếng Việt; trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thì ngoài hồ sơ bằng tiếng Việt còn phải có hồ sơ bằng tiếng Anh kèm theo.
2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ phải nộp trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân làm đại diện nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có đại diện hợp pháp tại Việt Nam có yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ được phép nộp hồ sơ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân làm đại diện nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không có đại diện hợp pháp tại Việt Nam có yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ phải nộp hồ sơ và làm các thủ tục liên quan thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện có tư cách pháp nhân làm đại diện nộp hồ sơ.
4. Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này, thì cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận ngày nộp đơn, ghi rõ số hiệu đơn.
Điều 7. Thẩm định về hình thức hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành thẩm định hồ sơ về mặt hình thức, xác định ngày nộp hồ sơ hợp lệ, ngày ưu tiên. Nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai sót, thì phải thông báo cho người nộp hồ sơ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo người nộp hồ sơ phải đến giải trình hoặc sửa chữa, bổ sung hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ sửa chữa, bổ sung vẫn không phù hợp, hoặc không sửa chữa, bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối xem xét hồ sơ đó.
2. Ngày nộp hồ sơ hợp lệ được xác định là ngày hồ sơ không còn thiếu sót hoặc là ngày hồ sơ được người nộp hồ sơ hoàn chỉnh và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định xong bước một về các nội dung sau:
a) Đối tượng nộp hồ sơ có phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định này không;
b) Giống cây trồng mới có thuộc các chi và loài trong danh mục được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 không;
c) Giống cây trồng mới có thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 1 của Nghị định này không;
d) Giống cây trồng mới có đáp ứng điều kiện tính mới về mặt thương mại theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định này không;
đ) Tên giống cây trồng mới có phù hợp với khoản 6 Điều 4 của Nghị định này không. Nếu tên giống cây trồng mới không phù hợp thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người nộp hồ sơ biết. Người nộp hồ sơ có trách nhiệm đặt tên mới và đệ trình cho cơ quan có thẩm quyền chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu tên giống sau khi thay đổi vẫn không phù hợp thì cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối xem xét hồ sơ đó.
4. Trong quá trình thẩm định hồ sơ về mặt nội dung, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu người nộp hồ sơ đến sửa chữa thiếu sót liên quan đến hình thức và nội dung hồ sơ. Nếu người nộp hồ sơ không đến bổ sung, sửa chữa thì cơ quan có thẩm quyền có quyền bác đơn.
5. Trong trường hợp hồ sơ sau thẩm định bước một, được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản, thì cơ quan có thẩm quyền thông báo trên tạp chí chuyên ngành và thông báo cho người nộp đơn đến làm thủ tục thẩm định bước hai.
Điều 8. Thẩm định về nội dung hồ sơ cấp Văn bằng bảo hộ
1. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Nghị định này, người nộp hồ sơ phải nộp mẫu giống cho cơ quan khảo nghiệm DUS.
2. Khảo nghiệm DUS được thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm đối với từng loài cây trồng mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định bước 2 về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng mới dựa trên kết quả khảo nghiệm DUS của cơ quan khảo nghiệm.
3. Sau khi có kết quả thẩm định bước hai, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm:
a) Thông báo dự định cấp Văn bằng bảo hộ trên tạp chí chuyên ngành nếu giống cây trồng mới đáp ứng quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 4 của Nghị định này;
b) Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thông báo dự định cấp Văn bằng bảo hộ trên tạp chí chuyên ngành, nếu không có ý kiến phản đối thông báo đó, thì cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ; nếu có ý kiến phản đối thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến phản đối, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và kết luận;
c) Bác đơn và thông báo cho người nộp hồ sơ, thông báo trên tạp chí chuyên ngành về việc hồ sơ qua thẩm định bước hai không phù hợp với quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trong trường hợp có ý kiến không đồng ý về việc bác đơn, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo bác đơn, người nộp hồ sơ có quyền gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Giống đủ điều kiện được cấp Văn bằng bảo hộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định cấp Văn bằng bảo hộ.
Theo yêu cầu của Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể cấp phó bản Văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ nếu thấy có lý do chính đáng.
Điều 9. Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới
Thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng mới là 20 năm; đối với giống cây thân gỗ là 25 năm, kể từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ.
Thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng mới kể từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ đến hết ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ hoặc đến ngày chấm dứt hiệu lực của Văn bằng bảo hộ.
Điều 10. Quyền ưu tiên
1. Người nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có thể yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên khi đơn đầu tiên đã nộp tại các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới mà trong thời hạn 12 tháng nộp đơn thứ 2 xin bảo hộ cùng một giống cây trồng đó trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ thứ 2, tổ chức, cá nhân muốn được hưởng quyền ưu tiên phải nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bản sao hồ sơ của lần nộp đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ lần đầu tiên và các mẫu vật, bằng chứng khác để chứng minh giống cây trồng mới trong hai đơn đó là cùng một đối tượng.
3. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên tương ứng là ngày nộp đơn hợp lệ đầu tiên.
CHƯƠNG III. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU VĂN BẰNG BẢO HỘ VÀ CỦA TÁC GIẢ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
Điều 11. Quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ
1. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có quyền cho phép sử dụng hay không cho phép sử dụng vật liệu nhân của giống được bảo hộ, sản phẩm thu hoạch nhận được từ việc gieo trồng vật liệu nhân của giống được bảo hộ trong các hoạt động sau:
a) Sản xuất hay nhân giống vì mục đích kinh doanh;
b) Chế biến giống vì mục đích kinh doanh;
c) Chào hàng;
d) Bán hay các hình thức kinh doanh khác;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Tàng trữ nhằm thực hiện các hoạt động quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản này.
2. Trong thời hạn kể từ ngày nộp đơn hợp lệ đến ngày cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới, chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân khác bồi thường thiệt hại do việc thực hiện các hành vi liên quan đến vật liệu nhân và sản phẩm thu hoạch của giống cây được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa được phép của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ.
3. Quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ đối với các hoạt động quy định tại khoản 1 và 2 Điều này còn được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Giống cây trồng mới có nguồn gốc thực chất từ giống được bảo hộ khi giống được bảo hộ bản thân nó không phải là giống có nguồn gốc thực chất từ một giống được bảo hộ khác;
b) Giống cây trồng mới không khác biệt rõ ràng với giống được bảo hộ;
c) Giống cây trồng mới mà việc nhân giống của nó đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống được bảo hộ.
4. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ có quyền tự mình khai thác hoặc chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới cho tổ chức, cá nhân khác. Hợp đồng chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới được lập thành văn bản và đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
5. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ có quyền thừa kế, chuyển nhượng quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật.
6. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu người xâm phạm bồi thường thiệt hại.
7. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống không có quyền được bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
a) Giống sử dụng cho nhu cầu cá nhân không vì mục đích thương mại;
b) Nông dân gieo trồng các vật liệu nhân của giống được bảo hộ lấy sản phẩm thu hoạch để làm giống cho các vụ tiếp theo tại trang trại của họ hoặc trao đổi cho nhau giữa các hộ nông dân;
c) Giống sử dụng để lai tạo ra các giống cây trồng mới khác, trừ trường hợp giống đó là giống có nguồn gốc thực chất từ giống được bảo hộ.
Điều 12. Nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ
Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có các nghĩa vụ sau:
1. Trực tiếp duy trì hoặc ủy quyền cho người khác duy trì vật liệu nhân của giống được bảo hộ và cung cấp vật liệu nhân đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để lưu giữ quỹ gen, làm mẫu chuẩn và gieo trồng để kiểm tra tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống được bảo hộ;
2. Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ là tổ chức, cá nhân Việt Nam phải trả thù lao cho tác giả giống được quy định tại Điều 5 của Nghị định này. Nếu giữa tác giả và chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ không có thoả thuận nào khác, thì mức thù lao tối thiểu không thấp hơn 20% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ thu được trong mỗi năm khai thác giống cây trồng mới; hoặc 30% tổng số tiền mà chủ sở hữu Văn bằng nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do bán lixăng hoặc do được đền bù từ việc cấp lixăng không tự nguyện;
3. Nộp lệ phí khi nộp hồ sơ yêu cầu thẩm định về hình thức và nội dung hồ sơ để cấp Văn bằng bảo hộ và nộp phí hàng năm kể từ năm được cấp Văn bằng bảo hộ để duy trì hiệu lực của Văn bằng đó;
4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam khi muốn chuyển nhượng quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới cho tổ chức, cá nhân nước ngoài khi được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 13. Hạn chế quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ
1. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới chỉ có thể thực hiện quyền khai thác giống cây trồng mới vào mục đích sản xuất đại trà trên lãnh thổ Việt Nam khi giống cây trồng mới được công nhận giống quốc gia theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Vì lợi ích quốc gia hoặc lợi ích chung, cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định cấp lixăng không tự nguyện để khai thác giống cây trồng mới đã được bảo hộ. Việc cấp lixăng không tự nguyện chỉ được thực hiện với các điều kiện quy định tại Điều 802 Bộ luật Dân sự.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và ra quyết định cấp lixăng không tự nguyện để khai thác giống cây trồng được bảo hộ.
Tổ chức, cá nhân nhận lixăng không tự nguyện phải trả lệ phí khai thác giống cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ, mức phí này do các bên thoả thuận theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cấp lixăng không tự nguyện, nếu chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng mới
Tác giả giống cây trồng mới được quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 5 của Nghị định này có quyền:
Được ghi tên trong Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới, đăng bạ quốc gia về giống cây trồng mới;
Nhận thù lao của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Nghị định này;
Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý, khởi kiện về việc xâm phạm các quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.
Tác giả giống cây trồng mới có nghĩa vụ giúp chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ thực hiện nghĩa vụ duy trì vật liệu nhân của giống cây trồng mới được bảo hộ.
CHƯƠNG IV. ĐÌNH CHỈ VÀ HUỶ BỎ VĂN BẰNG BẢO HỘ
Điều 15. Đình chỉ Văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 12 của Nghị định này;
b) Giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm Văn bằng bảo hộ được cấp.
2. Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét việc đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ với các lý do nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Văn bằng bảo hộ được khôi phục hiệu lực khi chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Điều 12 hoặc duy trì lại được tính đồng nhất, tính ổn định như tại thời điểm Văn bằng bảo hộ được cấp.
Điều 16. Huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ trong các trường hợp sau:
1. Giống cây trồng không còn duy trì được các đặc trưng, đặc tính vốn có của nó như tại thời điểm Văn bằng bảo hộ được cấp;
2. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ tự nguyện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giống cây trồng mới huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ;
3. Khi phát hiện chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ không phải là đối tượng cấp Văn bằng bảo hộ như quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
Điều 17. Hiệu lực của việc đình chỉ và huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ
1. Khi Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị huỷ bỏ, chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ phải trả lại toàn bộ hoặc một phần kinh phí cho người mua lixăng để khai thác giống cây trồng mới hoặc cho người được nhận chuyển nhượng quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ.
2. Quyết định đình chỉ, huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ trước thời hạn đối với Văn bằng bảo hộ không ảnh hưởng tới các quyết định trước đó của Toà án hoặc của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ.
3. Trong thời gian Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ, chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ không được hưởng các quyền quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
4. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ nếu không đồng ý với quyết định đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ có thể khiếu kiện và được giải quyết theo Luật Khiếu nại, tố cáo.
CHƯƠNG V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý Nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới có trách nhiệm:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ giống cây trồng mới;
b) Cấp Văn bằng bảo hộ, thu hồi Văn bằng bảo hộ;
c) Tổ chức đào tạo cán bộ để đáp ứng cho công tác bảo hộ giống cây trồng mới;
d) Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về bảo hộ giống cây trồng mới;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hộ giống cây trồng mới.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Bộ về bảo hộ giống cây trồng mới có nhiệm vụ: Tổ chức, hướng dẫn việc lập, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ để trình lãnh đạo Bộ cấp, đình chỉ, huỷ bỏ, thu hồi Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
Điều 19. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động bảo hộ giống cây trồng mới trên địa bàn có nhiệm vụ:
1. Tổ chức quản lý giống cây trồng mới trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm bản quyền giống cây trồng mới ở địa phương.
CHƯƠNG VI. XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 20. Xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ giống cây trồng mới, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm bị xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm trước pháp luật, nếu gây thiệt hại nặng thì bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Xử lý người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm
Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn có hành vi vi phạm các quy định về việc bảo hộ giống cây trồng mới, về cấp Văn bằng bảo hộ, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo hộ giống cây trồng mới và có các hành vi khác trái với các quy định của pháp luật về bảo hộ giống cây trồng mới, tuỳ theo tính chất và mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 23. Điều khoản thi hành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn mức phí, lệ phí, quản lý và sử dụng phí và lệ phí về bảo hộ giống cây trồng mới.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
THE GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 13/2001/ND-CP | Hanoi, April 20, 2001 |
DECREE
ON THE PROTECTION OF NEW PLANT VARIETIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Civil Code of October 28, 1995;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-Scope of application
1. This Decree is promulgated to protect the interests of organizations and individuals that select, create or have the legitimate right to inherit new plant varieties on the Vietnamese territory (including agricultural and forest plant varieties, called new plant varieties in this Decree); to encourage organizations and individuals of all economic sectors to invest in selecting, creating and using new plant varieties, contributing to the agricultural and rural development.
2. This Decree lays down the principles and conditions for being granted the titles of protection of new plant varieties (called the protection titles for short); the order and procedures for granting of the protection titles; interests and obligations of the protection title holders; the suspension and cancellation of the protection titles; the State management and sanctions related to the protection of new plant varieties.
3. New plant varieties owned by organizations and individuals of the countries which have together with Vietnam signed or acceded to international agreements on the protection of new plant varieties, shall be protected in Vietnam according to the provisions of this Decree, except otherwise provided for in international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
4. New plant varieties selected and created by domestic organizations and individuals, which are related to national interests and need to be kept secret, shall be subject to separate regulations of the State.
Article 2.-Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. "Plant variety" is a group of plants of the lowest level in the botanic classification, which should meet the following conditions:
a/ Being recognized through the manifestation of characteristics dictated by their genetype;
b/ Being distinguishable from any other group of plants through the manifestation of at least one characteristic mentioned at Point a of this Clause;
c/ Being stable in the multiplicative process.
2. "New plant variety" means a plant variety which is distinctive, uniform, stable and not widely-known.
3. "Protected new plant variety" means a new plant variety which is granted the protection title.
4. "Plant varieties actually originated from protected plant varieties" mean plant varieties newly created from the protected plant varieties (original varieties) by some selective creation methods, for example: variation selection (natural or artificial mutations, somatic variations, selection of individual variations from original plants), backcrossing, gene transfer, cell fusion, which basically retain characteristics like the original varieties and differ from the original varieties in one or several characteristics.
5. "Widely-known plant varieties", including:
a/ New plant varieties protected by the State;
b/ New plant varieties with the applications for protection thereof having been filed and published by the competent bodies on a specialized journal;
c/ Plant varieties recognized as national varieties;
d/ Specialty plant varieties of localities, recognized by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services;
e/ Varieties mentioned at Points a and b of this Clause, of the countries that have signed agreements with Vietnam on the protection of new plant varieties.
6. "Stock" means whole trees or parts thereof such as seeds, saplings, cuttings, grafts, tissues, cells, budding tuber, trunk sections used for production of new plants.
7. "Harvested products" are whole trees or any part thereof collected from the cultivation of the stocks of protected varieties.
8. "Authors of new plant varieties" mean individuals or a group of persons who have used the plant gene source to select, create or transform wild plants into new plant varieties.
9. "Protection title holders" are organizations and individuals that are granted the protection titles or entitled to transfer or inherit the protection titles and have the right to lawfully own new plant varieties.
10. "Assay of distinctiveness, uniformity and stability" (hereinafter called DUS assay) means the assay on fields or in laboratories according to the set procedures to determine the distinctiveness, uniformity and stability of new plant varieties.
11. "Licensing" means the transfer of the right to use plant varieties to those who need to use them.
Article 3.-General principles for the protection of the rights over new plant varieties
1. The State recognizes and protects the rights over new plant varieties in the form of granting protection titles.
2. All activities of selecting, creating, producing, trading in and using new plant varieties protected by the State shall have to comply with the provisions of this Decree and other relevant legal documents.
3. Titles of protection of new plant varieties shall be granted only once to those entitled to own protection titles after the appraisal of the dossier form and the appraisal of the dossier contents; no re-granting shall be made.
4. Grantees of the titles of protection of plant varieties shall have to pay an appraisal fee and annual fees to maintain the effect of their protection titles.
Chapter II
CONDITIONS, ORDER AND PROCEDURES FOR GRANTING OF PROTECTION TITLES
Article 4.-Conditions for new plant varieties to be protected
To be protected, new plant varieties must meet all the following conditions:
1. New plant varieties must belong to the branches and species of plants on the list of protected plants, publicized by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. New plant varieties must be distinctive.
A plant variety shall be regarded as being distinctive if it bears one or many principal characteristics obviously distinctive from plant varieties that are widely known at the time the applications for protection are filed.
3. New plant varieties must be uniform.
A plant variety shall be regarded as being uniform if all of its plants manifest the same principal characteristics, excluding disparities within a permitted extent for some specific characteristics during the multiplicative process.
4. New plant varieties must be stable
A plant variety shall be regarded as being stable if when being multiplied by the gamogenetic or clonal method, its principal characteristics still retain the manifestations as initially described, without any changes after each multiplicative crop or at the end of each multiplicative cycle.
5. New plant varieties must be commercially new.
A plant variety shall be regarded as being commercially new if at the time the application for its protection is filed, the stock or harvested product of such plant variety had not yet been sold or distributed for the purposes of plant variety trading by the person entitled to file such application or by a legally authorized person one year before the date the application is filed on the Vietnamese territory and six years before the date the application is filed outside the Vietnamese territory for groups of woody and bine plants, and four years for other groups of plants.
6. New plant varieties must bear appropriate appellations, easily distinguishable from those of other plant varieties of the same species, which are widely known. The appellations of new plant varieties shall, after being approved in writing by the competent bodies, be the official appellations, even after the expiry of the protection duration and nobody may use them freely.
The following ways of appellation shall not be accepted by the State:
a/ Consisting of only numerals;
b/ Violating social ethics;
c/ Easily causing misunderstanding of the characteristics and properties of the species or the author’s biography;
d/ Being identical or confusingly similar to protected trademarks, origin appellations of products; being identical or similar to harvested products of such plant varieties.
Article 5.-Subjects entitled to request the granting of protection titles
1. Organizations selecting and creating new plant varieties with the source of State budget capital or their own sources of capital shall be entitled to file applications for protection titles.
For individuals (variety authors) performing the task of selecting and creating new plant varieties, assigned by particular organizations, such organizations shall be entitled to file applications for protection titles.
2. Individuals selecting and creating new plant varieties with their own efforts and financial sources shall be entitled to file applications for protection titles.
3. For new plant varieties selected and created under cooperation contracts between the parties, the right to file applications shall be agreed upon by the parties to the contracts; where the party entitled to file an application is not specified in the contract, the party that hires persons to create new plant varieties shall be entitled to file an application.
4. Where more than one organization or individual file applications for protection titles related to the same new plant variety, the organization or individual that is the first to file the dossier shall be accepted and considered for the granting of the protection title for the new plant variety according to the provisions of this Decree.
5. Where the subjects stated in Item 4 of this Article file their applications on the same day, the application of the organization or individual that is the first to select and create the new plant variety at issue shall be accepted and considered for the granting of a protection title. Where it is impossible to identify which organization or individual is the first to create the new plant variety, the competent body may refuse to accept their applications. The above organizations and individuals may agree with one another on together filing a sole application and being co-holders of the granted protection title.
Article 6.-Dossiers of application for protection titles
1. The applicant for a protection title shall submit a dossier consisting of:
a/ An application for a protection title;
b/ Documents describing the variety according to the set form together with its photos;
The dossier must be in Vietnamese; where a foreign organization or individual applies for a protection title, the Vietnamese-language dossier must be enclosed with an English-language version.
2. Organizations or individuals applying for protection titles shall have to directly submit or authorize other organizations or individuals to represent them in submitting their dossiers to the competent bodies.
3. Foreign organizations or individuals that have lawful representatives in Vietnam and apply for protection titles may directly submit or authorize other organizations or individuals having the legal person status to represent them in submitting their dossiers to the competent bodies.
Where foreign organizations or individuals have no lawful representatives in Vietnam and wish to apply for protection titles, they shall have to submit their dossiers and carry out related procedures through representation service organizations having the legal person status to represent them in submitting their dossiers.
4. Where dossiers of application for protection titles are compliant with the provisions of Clause 1 of this Article, the competent bodies shall have to certify the date of submission and clearly inscribe the applications’number signs.
Article 7.-Appraisal of the form of the dossiers of application for protection titles
1. Within 15 days after the date on which the dossiers are submitted, the competent bodies shall have to complete the appraisal of the dossier form, determine the dates of submission of valid dossiers and the priority dates. If detecting that the dossiers are incomplete or imperfect, they shall have to notify the dossier submitters thereof. Within 30 days after the date of receipt of such notice, the dossier submitters shall have to come and give explanations or revise and make additions to their dossiers. Where revised or supplemented dossiers remain inappropriate or no revision or supplement is made, the competent bodies may decline to consider them.
2. The date of submission of valid dossier is determined as the date on which the dossier no longer contains any error or the date on which the dossier is completed by the submitter and accepted by the competent body.
3. Within 90 days after the date the applicants for protection titles submit valid dossiers, the competent bodies shall have to complete the step 1- appraisal of the following contents:
a/ Whether or not the dossier submitters are eligible as prescribed in Article 5 of this Decree;
b/ Whether or not the new plant varieties belong to the branches and species on the list of those protected by the State as prescribed in Clause 1 of Article 4;
c/ Whether or not the new plant varieties fall into the categories specified in Clauses 3 and 4, Article 1 of this Decree;
d/ Whether or not the new plant varieties meet the condition on commercial newness as prescribed in Clause 5, Article 4 of this Decree;
e/ Whether or not the appellations of the new plant varieties comply with Clause 6, Article 4 of this Decree. If the appellations of the new plant varieties do not comply therewith, the competent bodies shall have to notify the dossier submitters thereof. The dossier submitters shall have to give new appellations and submit them to the competent bodies within 15 days after receipt of the latter’s notices. If the varieties’ new appellations still fail to comply, the competent bodies may decline to consider such dossiers.
4. In the process of appraising the dossier content, the competent bodies may request the dossier submitters to correct errors related to the content and form of their dossiers. If the dossier submitters do not come to supplement and/or revise them, the competent bodies may reject such dossiers.
5. In cases where the competent bodies accept the dossiers in writing, after conducting the step 1-appraisal, they shall publish the notices thereof on a specialized journal and inform such to the applicants for the latter to come and carry out the procedures for the step 2-appraisal.
Article 8.-Appraisal of the contents of dossiers of application for protection titles
1. Within 15 days after receipt of the notices prescribed in Clause 5, Article 7 of this Decree, the dossier submitters shall have to submit their variety samples to the DUS-assay agency.
2. DUS assay shall be conducted according to assay procedures applicable to each new plant species, which are issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development. The competent bodies shall conduct the step 2-appraisal of the distinctiveness, uniformity and stability of the new plant varieties on the basis of the DUS assay results of the assay agency.
3. After the step 2-appraisal results are made available, the competent bodies shall have to:
a/ Publish on a specialized journal their intention to grant the protection titles if the new plant varieties comply with the provisions of Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Decree;
b/ Within 30 days after the competent bodies publish on a specialized journal notices of their intention to grant the protection titles, if there are no opinions against such notices, they shall complete the procedures for granting the protection titles; if there are opinions against such notices, within 30 days after receiving such opinions, the competent bodies shall have to consider them and make conclusions;
c/ Reject the applications and notify the dossier submitters, publish on a specialized journal the notices that the dossiers are, after undergoing the step 2-appraisal, not compliant with the provisions of Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Decree.
4. If disagreeing with the rejection of their applications, within 30 days after receiving the application-rejecting notices, the dossier submitters may lodge written complaints with the Minister of Agriculture and Rural Development.
5. For varieties eligible for being granted the protection titles, the Minister of Agriculture and Rural Development shall sign decisions to grant the protection titles.
At the requests of the protection title holders, the Ministry of Agriculture and Rural Development may grant copies of the protection titles to their holders if the latter can give plausible reasons therefor.
Article 9.-Term of protection of new plant varieties
The term of protection is 20 years for new plant varieties; 25 years for woody plants, as from the date of granting of the protection titles.
The term of protection of new plant varieties shall be counted from the date of granting of the protection titles to the end of the date of expiry of the effective terms of the protection titles or to the date of termination of the effect thereof.
Article 10.-Priority right
1. The applicants for the titles of protection of new plant varieties may request the enjoyment of priority right if they file, within 12 months after filing first applications in the countries which have, together with Vietnam, signed or acceded to international agreements on the protection of new plant varieties, second applications for the protection of the same plant varieties on Vietnam’s territory.
2. Within 90 days after submitting the second dossiers, organizations and individuals that wish to enjoy the priority right shall have to submit to the competent bodies the copies of dossiers of the first applications with certification by the bodies that received them, samples and other evidences to prove that the new plant varieties are the same in the two applications.
3. The applications for the protection titles enjoying the priority right shall have the corresponding priority date being the date of filing of the first valid applications.
Chapter III
INTERESTS AND OBLIGATIONS OF PROTECTION TITLE HOLDERS AND AUTHORS OF NEW PLANT VARIETIES
Article 11.-Rights of protection title holders
1. The holders of the titles of protection of new plant varieties may permit or not permit the use of the stocks of the protected varieties, harvested products from the cultivation of the stocks of the protected varieties in the following activities:
a/ Production or multiplication for the business purpose;
b/ Processing of varieties for the business purpose;
c/ Sale offers;
d/ Sale or other forms of business;
e/ Export;
f/ Import;
g/ Storing for conducting activities specified at Points a, b, c, d, e and f of this Clause.
2. During the time from the date they file valid applications to the date they are granted the titles of protection of new plant varieties, the protection title holders may request other organizations and/or individuals to pay compensation for damage caused by their acts related to the protected plant varieties stocks and harvested products according to the provisions of Clause 1 of this Article, which are not yet permitted by the protection title holders.
3. The protection title holders rights over the activities specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall also apply in the following cases:
a/ New plant varieties actually originated from the protected varieties which themselves are not actually originated from another protected variety;
b/ New plant varieties which are not obviously distinctive from protected varieties;
c/ New plant varieties the multiplication of which requires the repeated use of protected varieties.
4. The protection title holders may themselves exploit or transfer the right to exploit new plant varieties to other organizations and/or individuals. Contracts for transfer of the right to exploit new plant varieties shall be made in writing and registered with competent bodies.
5. The protection title holders may inherit and transfer the right to own the protection titles according to law provisions.
6. The protection title holders may request the competent bodies to handle acts of infringing upon their rights and request the infringers to pay compensation for damage.
7. The holders of the titles of protection of varieties may not enjoy the right to protection of their varieties in the following cases:
a/ Varieties used for personal purposes and not for commercial purposes;
b/ Farmers who cultivate stocks of the protected varieties use the harvested products as strains for subsequent crops at their farms or for exchange among farming households;
c/ Varieties used for cross-breeding to create other new plant varieties, except cases where such varieties are actually originated from the protected varieties.
Article 12.-Obligations of the protection title holders
The protection title holders shall have the following obligations:
1. To personally preserve or authorize other persons to preserve the stocks of the protected varieties and supply such stocks at the requests of the competent bodies for custody at the gene bank, for use as standard samples for cultivation to enable the inspection of the distinctiveness, uniformity and stability of the protected varieties;
2. The protection title holders being Vietnamese organizations and individuals shall have to pay remuneration to the variety authors stated in Article 5 of this Decree. If there is no other agreement between the authors and the protection title holders, the minimum remuneration level shall not be lower than 20% of the profits earned by the protection title holders from the exploitation of the new plant varieties each year; or 30% of the total payment the protection title holders receive from each sale of license or from the compensation for the granting of non-voluntary licenses;
3. To pay fees when submitting the dossiers of application for the appraisal of the forms and contents of the dossiers of application for protection titles and pay annual fees as from the year they are granted the protection titles so as to maintain the effect of such protection titles;
4. Vietnamese organizations and individuals may transfer the right to own the titles of protection of new plant varieties to foreign organizations and individuals when so permitted by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 13.-Restrictions on the rights of the protection title holders
1. The holders of the titles of protection of new plant varieties may exercise the right to exploit the new plant varieties for mass production on Vietnams territory only when such new plant varieties are recognized as national varieties according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. In the national interests or public interests, the competent bodies may issue decisions to grant non-voluntary licenses to exploit the protected new plant varieties. The granting of non-voluntary licenses shall be effected only under the conditions specified in Article 802 of the Civil Code.
The Ministry of Agriculture and Rural Development is the State body competent to consider and issue decisions to grant non-voluntary licenses to exploit the protected plant varieties.
Organizations and individuals that are granted non-voluntary licenses shall have to pay a variety exploitation fee to the protection title holders at a rate agreed upon by themselves according to law provisions.
Within 30 days after receiving the decisions to grant non-voluntary licenses, if the protection title holders disagree with such decisions, they may lodge complaints with the competent State bodies according to the provisions of the Law on Complaints and Denunciations.
Article 14.-Rights and obligations of the authors of new plant varieties
1. The authors of new plant varieties, who are specified in Clauses 1, 2 and 4, Article 5 of this Decree, shall have the following rights:
a/ To have their names inscribed in the titles of protection of new plant varieties and in the national register of new plant varieties;
b/ To receive remuneration from the protection title holders according to the provisions of Clause 3, Article 12 of this Decree;
c/ To request the competent bodies to handle or initiate lawsuits against the infringement upon their rights specified at Points a and b, Clause 1 of this Article.
2. The authors of new plant varieties shall have the duty to help the protection title holders to perform the obligation of preserving the stocks of the protected new plant varieties.
Chapter IV
SUSPENSION AND CANCELLATION OF PROTECTION TITLES
Article 15.-Suspension of protection titles
1. The protection titles shall be suspended when one of the following violations is committed:
a/ The protection title holders fail to perform the obligations specified in Article 12 of this Decree;
b/ The plant varieties fail to ensure their uniformity or stability as at the time the protection titles are granted.
2. Any third party may send written requests to the competent bodies to consider the suspension of the effect of the protection titles for the reasons specified in Clause 1 of this Article.
3. The protection titles shall resume their effect after their holders have performed all obligations specified in Article 12 or regained their uniformity or stability as at the time they are granted.
Article 16.-Cancellation of protection titles
The protection titles shall be cancelled in the following cases:
1. The plant varieties no longer maintain their inherent characteristics and properties as at the time the protection titles are granted;
2. The holders of the titles of protection of new plant varieties voluntarily request a competent body to cancel the protection titles.
3. When it is detected that the protection title holders are not eligible subjects as prescribed in Article 5 of this Decree.
Article 17.-Effect of the suspension and cancellation of protection titles
1. When the titles of protection of new plant varieties are cancelled, their holders shall have to return the whole or part of the expenses to the license purchasers to exploit the new plant varieties or to the transferees of the right to own such protection titles.
2. The decisions to suspend or cancel the protection titles ahead of time shall not affect the previous decisions of the Court or the Minister of Agriculture and Rural Development regarding acts of infringing upon the protection title holders’rights.
3. During the time of suspension of the protection titles, their holders shall not enjoy the rights specified in Article 11 of this Decree.
4. If the protection title holders disagree with the decisions to suspend or cancel the effect of their protection titles, they may lodge their complaints thereabout and shall have their complaints settled according to the Law on Complaints and Denunciations.
Chapter V
STATE MANAGEMENT OVER THE PROTECTION OF NEW PLANT VARIETIES
Article 18.-Tasks and powers of the Ministry of Agriculture and Rural Development in the State management over the protection of new plant varieties
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall perform the State management over the protection of new plant varieties and have the responsibility to:
a/ Submit to the competent State bodies for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on the protection of new plant varieties;
b/ Grant or withdraw protection titles;
c/ Organize the personnel training to meet the requirements of the protection of new plant varieties;
d/ Supervise, inspect and handle violations of the protection of new plant varieties;
e/ Settle complaints and denunciations related to the protection of new plant varieties.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assign competent agencies to perform the State management over the protection of new plant varieties, with the task of organizing and guiding the compilation, receipt and appraisal of dossiers and submitting them to the Ministrys leadership for granting, suspension, cancellation or withdrawal of the titles of protection of new plant varieties.
Article 19.-Responsibilities of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities
The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall perform the function of State management over activities of protecting new plant varieties in their respective localities and have the following tasks:
1. Organizing the management of new plant varieties within their respective localities under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
2. Inspecting and handling according to their competence acts of infringing upon the new plant variety copyright in their respective localities.
Chapter VI
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 20.-Handling of violating organizations and individuals
Organizations and individuals that commit acts of violating the law provisions on the protection of new plant varieties shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be sanctioned or examined for penal liability before law; if causing serious damage, they shall have to pay compensation according to law provisions.
Article 21.-Handling of persons with positions and powers, who commit acts of violation
Those who abuse their positions and powers to commit acts of violating the regulations on the protection of new plant varieties, on the granting of protection titles, cover up violators of the legislation on the protection of new plant varieties and commit other acts contrary to the law provisions on the protection of new plant varieties, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to law provisions.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 22.-Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its signing; all previous provisions contrary to this Decree are all annulled.
Article 23.-Implementation provisions
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in guiding the implementation of this Decree.
2. The Ministry of Finance shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding the rates and use of charges and fees for the protection of new plant varieties.
3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.-
| ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây