Chỉ thị 02/2007/CT-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường quản lý nghề cá nội địa

thuộc tính Chỉ thị 02/2007/CT-BTS

Chỉ thị 02/2007/CT-BTS của Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường quản lý nghề cá nội địa
Cơ quan ban hành: Bộ Thủy sản
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2007/CT-BTS
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Việt Thắng
Ngày ban hành:15/06/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ THUỶ SẢN

 

Số: 02/2007/CT-BTS

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHIà VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2007

 

 

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường quản lý nghề cá nội địa

 

 

Nghề cá nội địa đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân dân Việt Nam; góp phần bảo đảm một phần dinh dưỡng từ thuỷ sản cho người dân; là sinh kế của nhiều ngư dân nghèo ở các vùng ven sống, ven hồ; đặc biệt nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt mấy năm gần đây đã tạo thu nhập lớn cho nhân dân, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên nghề khai thác thuỷ sản nội địa trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, có nhiều vấn đề cần được quản lý tốt hơn như : ô nhiễm môi trường vùng nuôi trên sông, hồ, đầm, phá; tình trạng sử dụng mìn, xung điện để đánh bắt thuỷ sản; các thông tin quản lý nghề cá nội địa còn thiếu; nhiều vùng hồ chứa chưa được khai thác hợp lý để nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Luật Thuỷ sản đã giao trách nhiệm cho Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quản lý khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh nhưng đến nay nhiều địa phương vẫn chưa có quy chế quản lý.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản yêu cầu Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh có quản lý nhà nước về thuỷ sản, thủ trưởng các Cục, Vụ và các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc các công việc sau:

1. Trách nhiệm của tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Thuỷ sản:

a) Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm:

- Chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế xây dựng Quy chế quản lý nghề cá nội địa.

- Phối hợp với các Viện nghiên cứu thuỷ sản và địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về nghề cá nội địa.

- Xây dựng chương trình quốc gia về phát triển bền vững nghề cá nội địa.

- Thực hiện tốt các hoạt động liên quan đến nghề cá nội địa thuộc Dự án Hợp phần Tăng cường quản lý khai thác thuỷ sản (SCAFI).

b) Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản có trách nhiệm:

Hướng dẫn địa phương thực hiện nuôi trồng thuỷ sản bền vững, không sử dụng các hoá chất, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản mà Bộ Thuỷ sản quy định cấm sử dụng; bảo vệ môi trường vùng nước nuôi trồng thuỷ sản; phát triển nuôi trồng các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao.

c) Vụ Khoa học Công nghệ có trách nhiệm:

Triển khai các nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu phục vụ phát triển, quản lý nghề cá nội địa; nghiên cứu các đối tượng có nguy cơ tuyệt chủng, kích thước nhỏ nhất cho phép khai thác đối với một số loài chưa được quy định, khu bảo tồn vùng nước nội địa.

d) Thanh tra Bộ có trách nhiệm:

Phối hợp và Hướng dẫn Thanh tra Thuỷ sản địa phương thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ, môi trường thuỷ sản.

đ) Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia có trách nhiệm:

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, chuyển giao nhanh các kỹ thuật, công nghệ mới về nuôi trồng thuỷ sản, xử lý môi trường để người dân đưa vào cuộc sống nhằm khai thác và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nội địa bền vững.

e) Các Viện nghiên cứu thuỷ sản thuộc Bộ có trách nhiệm:

Triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu, chuyển giao giống mới, giống quí hiếm cần được bảo tồn; sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường, nuôi tròng thuỷ sản; các loại thuốc phòng bệnh và kỹ thuật thân thiện với môi trường cho các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, các loài thuỷ sản quí hiếm.

2. Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý nhà nước về thuỷ sản có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản.

b) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; quy hoạch các khu vực khai thác, nuôi trồng thuỷ sản; chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện nhanh các thủ tục về cấp quyền sử dụng đất, mặt nước cho nhân dân yên tâm đầu tư lâu dài, phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước nội địa.

c) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên nội địa và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản đối với các hành vi khai thác thuỷ sản trái phép, huỷ hoại nguồn lợi và môi trường thuỷ sản. Xử phạt nghiêm những hành vi sử dụng thuốc nổ, xung điện, hoá chất để đánh bắt thuỷ sản; đánh bắt các loại cá con chưa trưởng thành.

d) Tăng cường quản lý việc nuôi lồng bè trên các sông, hồ, đầm phá không để xảy ra ô nhiễm môi trường, cần có biện pháp quản lý, quy hoạch khu vực nuôi hợp lý, không làm cản trở giao thông đường thuỷ nội địa, ô nhiễm môi trường.

đ) Tổ chức thực thi việc cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản theo thẩm quyền đối với cả các loại tàu cá thuộc diện phải có giấy phép khai thác thuỷ sản; và quản lý tốt các tàu cá khai thác thuỷ sản trên sông, hồ, đầm, phá.

e) Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân hiểu biết các kiến thức về pháp luật và kỹ thuật về khai thác, nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nội địa.

g) Quản lý nghề cá nội địa với sự tham gia của cộng đồng; phải gắn trách nhiệm cuả người dân trong việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và bảo vệ môi trường. Hướng dẫn người dân thành lập Hợp tác xã, tổ nhóm, hội và giao phối hợp với chính quyền địa phương quản lý việc khai thác, nuôi trồn thuỷ sản trên sông, hồ, đầm, phá.

3. Tổ chức thực hiện:

a) Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

b) Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan thuộc Bộ Thuỷ sản, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý nhà nước về thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

 

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Việt Thắng

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất