Hiệp định chống bán phá giá 1994
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Hiệp định Không số
Cơ quan ban hành: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | Không số |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Hiệp định |
Người ký: | Đang cập nhật |
Ngày ban hành: | 15/04/1994 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Hiệp định Không số
HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994
Các Thành viên dưới đây thoả thuận như sau:
Phần 1:
Điều 1:Các nguyên tắc
Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng trong trường hợp được qui định tại Điều VI của GATT 1994 và phải tuân theo các thủ tục điều tra được bắt đầu[1] và tiến hành theo đúng các qui định của Hiệp định này. Các qui định sau đây điều tiết việc áp dụng Điều VI của GATT 1994 khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các qui định về chống bán phá giá.
Điều 2: Xác định việc bán phá giá
2.1 Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
2.2 Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các điều kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng hàng bán tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ[2], biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.
2.2.1 Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi phí chung có thể được coi là giá bán không theo các điều kiện thương mại thông thường về giá và có thể không được xem xét tới trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền[3] quyết định rằng việc bán hàng đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài[4] với một khối lượng đáng kể[5] và được bán với mức giá không đủ bù đắp chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu như mức giá bán thấp hơn chi phí tại thời điểm bán hàng nhưng lại cao hơn mức chi phí bình quân gia quyền cho mỗi sản phẩm trong khoảng thời gian tiến hành điều tra thì mức giá đó được coi là đủ để bù đắp cho các chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý.
2.2.1.1 Theo khoản 2 này, các chi phí được tính toán thông thường trên cơ sở sổ sách của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất là đối tượng đang được điều tra với điều kiện là sổ sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi tại nước xuất khẩu và phản ánh một cách hợp lý các chi phí đi kèm với việc sản xuất và bán hàng hóa đang được xem xét. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tất cả các bằng chứng sẵn có về việc phân bổ chi phí, trong đó bao gồm cả các bằng chứng do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp trong quá trình điều tra với điều kiện là việc phân bổ trên thực tế đã được nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sử dụng trong quá khứ, đặc biệt là sử dụng trong việc xây dựng thời gian khấu hao thích hợp và hạn mức cho phép chi tiêu xây dựng cơ bản và các chi phí phát triển khác. Trừ khi đã được phản ánh trong sự phân bổ chi phí theo qui định tại mục này, các chi phí sẽ được điều chỉnh một cách thích hợp đối với các hạng mục chi phí không thường xuyên được sử dụng để làm lợi cho hoạt động sản xuất trong tương lai và/hoặc hiện tại, hoặc trong trường hợp các chi phí trong thời gian điều tra bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khi bắt đầu sản xuất.[6]
2.2.2 Nhằm thực hiện khoản 2, tổng số tiền chi phí cho quản lý, bán hàng và các chi phí chung khác sẽ được xác định dựa trên các số liệu thực tế liên quan đến quá trình sản xuất và bán sản phẩm tương tự theo điều kiện thương mại thông thường của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đang bị điều tra đó. Khi số tiền trên không thể xác định theo cách này thì số tiền đó được xác định trên cơ sở như sau:
(i) số tiền thực tế phát sinh và được nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất này chi tiêu trong quá trình sản xuất và bán hàng thuộc nhóm sản phẩm giống hệt tại thị trường của nước xuất xứ hàng hóa;
(ii) bình quân gia quyền của số tiền thực tế phát sinh và được nhà xuất khẩu hoặc sản xuất khác chi tiêu trong quá trình sản xuất và bán sản phẩm tương tự tại thị trường của nước xuất xứ hàng hóa;
(iii) bất kỳ biện pháp hợp lý nào khác với điều kiện là mức lợi nhuận được định ra theo cách đó không được vượt quá mức lợi nhuận các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất khác thu được khi bán hàng thuộc nhóm sản phẩm giống hệt hàng hóa trên tại thị trường của nước xuất xứ hàng hóa.
2.3 Trong trường hợp không tồn tại mức giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền thấy rằng mức giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó có quan hệ với nhau hoặc có thoả thuận về bù trừ, giá xuất khẩu có thể được diễn giải trên cơ sở mức giá khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua hàng độc lập, hoặc nếu như sản phẩm đó không được bán lại cho một người mua hàng độc lập hoặc không được bán lại theo các điều kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hóa thì mức giá có thể được xác định trên một cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định.
2.4 Giá xuất khẩu sẽ được so sánh một cách công bằng với giá trị thông thường. Việc so sánh trên được tiến hành ở cùng một khâu thống nhất của quá trình mua bán, thường là tại khâu xuất xưởng và so sánh việc bán hàng vào cùng thời điểm hoặc thời điểm càng giống nhau càng tốt. Đối với từng trường hợp cụ thể, có thể có sự chiếu cố hợp lý về những sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến việc so sánh giá, trong đó bao gồm sự khác biệt về điều kiện bán hàng, thuế, dung lượng thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý và bất kỳ sự khác biệt nào khác có biểu hiện ảnh hưởng đến việc so sánh giá.[7] Trong trường hợp được đề cập đến tại khoản 3, được phép tính đến các chi phí, bao gồm các loại thuế và phí phát sinh trong giai khoản từ khi nhập khẩu đến lúc bán lại và lợi nhuận thu được. Nếu như sự so sánh giá bị ảnh hưởng trong các trường hợp như trên, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định trị giá thông thường ở một mức độ thương mại tương đương với mức mà giá thành xuất khẩu được xây dựng hoặc có thể khấu trừ thích hợp như được cho phép tại khoản này. Các cơ quan có thẩm quyền phải cho các bên hữu quan biết rõ những thông tin nào cần thiết phải có để có thể so sánh một cách công bằng và không được phép áp đặt vô lý trách nhiệm đưa ra chứng cớ đối với các bên hữu quan.
2.4.1 Khi sự so sánh được nêu tại khoản 4 đòi hỏi cần có sự chuyển đổi đồng tiền, việc chuyển đổi phải sử dụng tỷ giá tại thời điểm bán hàng[8] với điều kiện là nếu ngoại hối thu được từ việc bán hàng xuất khẩu được bán trên thị trường kỳ hạn thì tỷ giá trong thương vụ bán ngoại hối kỳ hạn đó sẽ được sử dụng. Những biến động của tỷ giá hối đoái sẽ được bỏ qua và trong quá trình điều tra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho phép các nhà xuất khẩu có được ít nhất 60 ngày để điều chỉnh giá xuất khẩu của họ để phản ánh những bxu hướng bền vững của tỷ giá tiền tệ trong thời gian điều tra.
2.4.2 Thực hiện các qui định điều chỉnh sự so sánh công bằng tại khoản 4, việc xác định có tồn tại biên độ phá giá hay không trong suốt giai đoạn điều tra, thông thường sẽ dựa trên cơ sở so sánh giữa giá trị bình quân gia quyền thông thường với giá bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được hoặc thông qua so sánh giữa giá trị thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch. Giá trị thông thường xác định trên cơ sở bình quân gia quyền có thể được đem so sánh với với giá của từng giao dịch xuất khẩu cụ thể nếu như các cơ quan có thẩm quyền xác định rằng cơ cấu giá xuất khẩu đối với những người mua khác nhau, khu vực khác nhau và thời điểm khác nhau có sự chênh lệch đáng kể và khi có thể đưa ra giải thích về việc tại sao sự khác biệt này không thể được tính toán một cách đầy đủ khi so sánh bằng phương pháp sử dụng bình quân gia quyền so với bình quân gia quyền hoặc giao dịch so với giao dịch.
2.5 Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ hàng hóa mà được xuất khẩu sang lãnh thổ Thành viên nhập khẩu hàng hóa đó từ một nước trung gian, giá của hàng hóa khi được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thông thường sẽ được so sánh với mức giá có thể so sánh được tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên, có thể đem so sánh với mức giá tại nước xuất xứ hàng hóa, ví dụ như trong trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển cảng qua nước xuất khẩu hoặc sản phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc khi không có mức giá tương đương nào có thể đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hóa.
2.6 Trong toàn bộ Hiệp định này, khái niệm "sản phẩm tương tự" sẽ được hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét.
2.7 Điều này không ảnh hưởng gì đến Điều khoản Bổ sung thứ 2 đối với khoản 1, Điều VI tại Phụ lục I của GATT 1994.
Điều 3: Xác định Tổn hại[9]
3.1 Việc xác định tổn hại nhằm thực hiện Điều VI của GATT 1994 phải được tiến hành dựa trên bằng chứng xác thực và thông qua điều tra khách quan về cả hai khía cạnh: (a) khối lượng hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng của hàng hóa được bán phá giá đến giá trên thị trường nội địa của các sản phẩm tương tự và (b) hậu quả của việc nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất các sản phẩm trên ở trong nước.
3.2 Đối với khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá, cơ quan điều tra phải xem xét liệu hàng nhập khẩu được bán phá giá có tăng lên đáng kể hay không, việc tăng này có thể là tăng tuyệt đối hoặc tương đối khi so sánh với mức sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng tại nước nhập khẩu. Về tác động của hàng nhập khẩu được bán phá giá đối với giá, cơ quan điều tra phải xem xét có phải là hàng được bán phá giá đã được giảm đáng kể giá của sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu hay không, hoặc xem xét có đúng là hàng nhập khẩu đó làm ghìm giá ở mức đáng kể hoặc ngăn không cho giá tăng đáng kể, điều lẽ ra đã xảy ra nếu không bán phá giá hàng nhập đó. Không một hoặc một số nhân tố nào trong tất cả các nhân tố trên đủ để có thể đưa đến kết luận mang tính quyết định.
3.3 Khi có nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá về cùng một sản phẩm được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, cơ quan điều tra có thể đánh giá ảnh hưởng một cách tổng hợp của hàng nhập khẩu này chỉ trong trường hợp cơ quan này xác định được rằng: (a) biên độ bán phá giá được xác định đối với hàng nhập khẩu từ mỗi nước vượt quá mức tối thiểu có thể bỏ qua (de minimis) được qui định tại khoản 8 Điều 5 và số lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước không ở mức có thể bỏ qua được; (b) việc đánh giá gộp các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu là thích hợp nếu xét đến điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm tương tự trong nước.
3.4 Việc kiểm tra ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá đối với ngành sản xuất trong nước có liên quan phải bao gồm việc đánh giá tất cả các nhân tố và chỉ số có ảnh hưởng đến tình trạng của ngành sản xuất, trong đó bao gồm mức suy giảm thực tế và tiềm ẩn của doanh số, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỉ lệ lãi đối với đầu tư, tỉ lệ năng lực được sử dụng; các nhân tố ảnh hưởng đến giá trong nước, độ lớn của biên độ bán phá giá; ảnh hưởng xấu thực tế hoặc tiềm ẩn đối với chu chuyển tiền mặt, lượng lưu kho, công ăn việc làm, tiền lương, tăng trưởng, khả năng huy động vốn hoặc nguồn đầu tư. Danh mục trên chưa phải là đầy đủ, dù có một hoặc một số nhân tố trong các nhân tố trên cũng không nhất thiết đưa ra kết luận mang tính quyết định.
3.5 Cần phải chứng minh rằng sản phẩm được bán phá giá thông qua các ảnh hưởng của việc bán phá giá như được qui định tại khoản 2 và 4 gây ra tổn hại theo như cách hiểu của Hiệp định này. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại đối với sản xuất trong nước được dựa trên việc kiểm tra tất cả các bằng chứng có liên quan trước các cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan có thẩm quyền cũng phải tiến hành điều tra các nhân tố được biết đến khác cũng đồng thời gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước và tổn hại gây ra bởi những nhân tố đó sẽ không được tính vào ảnh hưởng do hàng bị bán phá giá gây ra. Bên cạnh những yếu tố khác, các yếu tố có thể tính đến trong trường hợp này bao gồm: số lượng và giá của những hàng hóa nhập khẩu không bị bán phá giá, giảm sút của nhu cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng, các hành động hạn chế thương mại hoặc cạnh tranh giữa nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, phát triển của công nghệ, khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước.
3.6 ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá sẽ được đánh giá trong mối tương quan với sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự nếu như các số liệu có được cho phép phân biệt rõ ràng ngành sản xuất đó trên cơ sở các tiêu chí về qui trình sản xuất, doanh số và lợi nhuận của nhà sản xuất. Nếu như việc phân biệt rõ ràng ngành sản xuất đó không thể tiến hành được, thì ảnh hưởng của hàng nhập khẩu được bán phá giá sẽ được đánh giá bằng cách đánh giá việc sản xuất của một nhóm hoặc dòng sản phẩm ở phạm vi hẹp nhất, trong đó vẫn bao gồm sản phẩm tương tự, để có thể có được các thông tin cần thiết về nhóm sản phẩm này.
3.7 Việc xác định sự đe doạ ra thiệt hại về vật chất hay không phải được tiến hành dựa trên các chứng cứ thực tế và không được phép chỉ căn cứ vào phỏng đoán, suy diễn hoặc một khả năng mơ hồ. Sự thay đổi trong hoàn cảnh có thể gây tổn hại do việc bán phá giá phải trong phạm vi có thể dự đoán được một cách chắc chắn và sẽ diễn ra trong tương lai gần.[10] Khi quyết định xem có tồn tại nguy cơ gây tổn hại vật chất hay không, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xem xét các nhân tố bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn bởi các yếu tố sau:
(i) tỉ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường trong nước và đó là dấu hiệu cho thấy rất có khả năng nhập khẩu sẽ gia tăng ở mức lớn;
(ii) năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu đủ lớn hoặc có sự gia tăng đáng kể trong tương lai gần về năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu và đây là dấu hiệu cho thấy có nhiều khả năng sẽ có sự gia tăng đáng kể của hàng xuất khẩu được bán phá giá sang thị trường của Thành viên nhập khẩu sau khi đã tính đến khả năng các thị trường xuất khẩu khác có thể tiêu thụ thêm được một lượng xuất khẩu nhất định;
(iii) liệu hàng nhập khẩu được nhập với mức giá có tác động làm giảm hoặc kìm hãm đáng kể giá trong nước và có thể làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu thêm nữa hay không;
(iv) số thực tồn kho của sản phẩm được điều tra.
Không một nhân tố nào trong số các nhân tố nêu trên tự mình có đủ tính quyết định để dẫn đến kết luận nhưng tổng hợp các nhân tố trên sẽ dẫn đến kết luận là việc tiếp tục xuất khẩu phá giá là tiềm tàng và nếu như không áp dụng hành động bảo hộ thì tổn hại vật chất sẽ xảy ra.
3.8. Trong những trường hợp hàng nhập khẩu bán phá giá đe dọa gây ra thiệt hại, thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ được đặc biệt quan tâm xem xét và quyết định.
Điều 4: Định nghĩa về Ngành sản xuất Trong nước
4.1 Nhằm thực hiện Hiệp định này, khái niệm "ngành sản xuất trong nước" được hiểu là dùng để chỉ tập hợp chung các nhà sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc để chỉ những nhà sản xuất có tổng sản phẩm chiếm phần lớn tổng sản xuất trong nước của các sản phẩm đó, trừ các trường hợp:
(i) khi có những nhà sản xuất có quan hệ[11] với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu hoặc chính họ là người nhập khẩu hàng hóa đang bị nghi là được bán phá giá thì khái niệm "ngành sản xuất trong nước" có thể được hiểu là dùng để chỉ tất cả các nhà sản xuất còn lại;
(ii) trong trường hợp biệt lệ khi lãnh thổ của Thành viên có ngành sản xuất đang được xem xét bị phân chia thành hai hay nhiều thị trường cạnh tranh nhau và các nhà sản xuất tại mỗi thị trường có thể được coi là ngành sản xuất độc lập nếu như (a) các nhà sản xuất tại thị trường đó bán tất cả hoặc hầu như tất cả sản phẩm đang được xem xét tại thị trường đó, và (b) nhu cầu tại thị trường đó không được cung ứng ở mức độ đáng kể bởi các nhà sản xuất sản phẩm đang được xem xét nằm ngoài lãnh thổ trên. Trong trường hợp trên, có thể được coi là có tổn hại ngay cả khi phần lớn ngành sản xuất không bị tổn hại với điều kiện là có sự tập trung nhập khẩu hàng được bán phá giá vào thị trường biệt lập đó và điều kiện nữa là hàng nhập khẩu được bán phá giá gây tổn hại đối với các nhà sản xuất sản xuất ra toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lượng sản xuất tại thị trường đó.
4.2 Khi "ngành sản xuất trong nước" được hiểu là các nhà sản xuất tại một khu vực, tức là một thị trường nhất định như được qui định tại khoản 1(ii), thuế chống phá giá sẽ chỉ được đánh[12] vào các sản phẩm được dành riêng để tiêu thụ tại thị trường đó. Nếu như luật pháp của Thành viên nhập khẩu không cho phép việc đánh thuế chống phá giá như trên, Thành viên nhập khẩu hàng có thể đánh thuế chống phá giá một cách không hạn chế chỉ khi (a) các nhà xuất khẩu được tạo cơ hội để có thể đình chỉ việc xuất khẩu với mức giá được coi là phá giá vào khu vực nói trên hoặc bằng một cách khác nào đó có thể đưa ra đảm bảo theo đúng qui định tại Điều 8 đã không đưa ra đảm bảo thích đáng; và (b) thuế chống phá giá trên chỉ đánh vào sản phẩm của nhà sản xuất cụ thể đang cung cấp cho khu vực nói trên.
4.3 Trong trường hợp hai hoặc nhiều nước đã đạt đến mức độ hội nhập theo như qui định tại khoản 8(a) Điều XXIV của Hiệp định GATT và các nước này có được những đặc tính của một thị trường thống nhất, ngành sản xuất trong toàn bộ khu vực đã hội nhập với nhau sẽ được hiểu là ngành sản xuất trong nước được qui định tại khoản 1.
4.4 Các qui định tại khoản 6 của Điều 3 cũng được áp dụng cho Điều này.
Điều 5: Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo
5.1 Trừ phi có qui định khác tại khoản 6 dưới đây, một cuộc điều tra để quyết định xem thực sự có tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ và ảnh hưởng của trường hợp đang bị nghi ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước.
5.2 Đơn yêu cầu được nhắc đến tại khoản 1 sẽ bao gồm bằng chứng của: (a) việc bán phá giá, (b) sự tổn hại theo đúng cách hiểu của Điều VI của Hiệp định GATT 1994 và được diễn giải tại Hiệp định này và (c) mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại đang nghi ngờ xảy ra. Việc khẳng định đơn thuần mà không được cụ thể hóa bằng các bằng chứng xác đáng sẽ không được coi là đáp ứng đủ các điều kiện đề ra tại khoản này. Đơn yêu cầu sẽ bao gồm những thông tin hợp lý mà người nộp đơn có được về các vấn đề sau:
(i) tên của người nộp đơn, mô tả về số lượng và giá trị của sản phẩm tương tự mà người nộp đơn sản xuất trong nước. Khi đơn yêu cầu được làm nhân danh ngành sản xuất trong nước, đơn yêu cầu đó phải chỉ rõ ngành sản xuất mà đơn đó đứng danh bằng cách liệt kê tất cả các nhà sản xuất làm ra sản phẩm tương tự ở trong nước được biết đến (hoặc các hiệp hội của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước) và trong phạm vi có thể, mô tả về số lượng và giá trị của sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự đó do các nhà sản xuất này làm ra.
(ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá giá, tên nước xuất xứ của hàng hóa đó, tên của các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở nước ngoài và những nhà nhập khẩu hàng hóa đó.
(iii) thông tin về giá bán hàng hóa đang được xem xét khi được tiêu thụ trong nước tại nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa đó (hoặc, trong trường hợp thích hợp, thông tin về giá bán khi hàng hóa được bán từ nước xuất xứ hoặc xuất khẩu hàng hóa đó sang nước thứ ba hoặc thông tin về giá trị cấu thành của sản phẩm đó) và thông tin về giá xuất khẩu hoặc trong trường hợp thích hợp thì là giá khi sản phẩm đó được bán lại lần đầu tiên cho một người mua độc lập tại lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu hàng đó.
(iv) thông tin về diễn tiến khối lượng nhập khẩu của hàng bị nghi là bán phá giá, ảnh hưởng của hàng nhập khẩu này đến giá của hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa và hậu quả của hàng nhập khẩu đối với ngành sản xuất trong nước, các thông tin trên được biểu hiện dưới hình thức các nhân tố và chỉ số có quan hệ đến tình trạng của ngành sản xuất trong nước, ví dụ như các nhân tố được liệt kê tại khoản 2 và 4 của Điều 3.
5.3 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng chứng được đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định xem liệu đã có được các bằng chứng đầy đủ để bắt đầu quá trình điều tra hay không.
5.4 Một cuộc điều tra sẽ không được bắt đầu căn cứ theo khoản 1 trừ phi các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở đánh giá mức độ ủng hộ hoặc phản đối[13] với đơn yêu cầu của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước, đã quyết định được rằng đơn đúng là được ngành sản xuất trong nước yêu cầu hoặc được yêu cầu thay mặt cho ngành sản xuất trong nước.[14] Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.
5.5 Trừ phi quyết định bắt đầu điều tra đã được đưa ra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tránh không công bố đơn yêu cầu bắt đầu điều tra. Tuy nhiên, sau khi đã nhận được đơn kèm theo các tài liệu hợp lệ và trước khi tiến hành bắt đầu quá trình điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho chính phủ của Thành viên xuất khẩu hàng hóa có liên quan.
5.6 Trong trường hợp đặc biệt, nếu như các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước, các cơ quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như được qui định tại khoản 2 để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra.
5.7 Bằng chứng của việc phá giá và tổn hại sẽ được xem xét đồng thời (a) để đưa ra quyết định có bắt đầu điều tra hay không và (b) trong quá trình điều tra sau đó bắt đầu tính từ ngày không muộn hơn ngày đầu tiên áp dụng các biện pháp tạm thời theo các qui định của Hiệp định này.
5.8 Một đơn yêu cầu như được qui định tại khoản 1 sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu như các cơ quan hữu quan thấy rằng không có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá hoặc về tổn hại đủ để biện minh cho việc triển khai điều tra trường hợp phá giá đó. Các trường hợp điều tra cũng được đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán phá giá không quá mức tối thiểu (de minimis) hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá hoặc tổn hại tiềm ẩn hoặc tổn hại thực tế không đáng kể. Biên độ bán phá giá được coi là không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu.
5.9 Qui trình điều tra chống bán phá giá không được phép làm cản trở thủ tục thông quan.
5.10 Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, quá trình điều tra phải được kết thúc trong vòng 1 năm và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra.
Điều 6:Bằng chứng
6.1 Tất cả các bên liên quan đến một cuộc điều tra chống bán phá giá phải được thông báo về những thông tin mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và phải có đầy đủ cơ hội để có thể cung cấp bằng văn bản các các bằng chứng mà họ cho rằng có liên quan đến cuộc điều tra đó.
6.1.1 Các nhà xuất khẩu hoặc các nhà sản xuất nước ngoài phải có được ít nhất 30 ngày để trả lời bảng câu hỏi được sử dụng trong điều tra chống bán phá giá[15]. Bất kỳ yêu cầu nào về việc kéo dài thời hạn 30 ngày trên phải được xem xét một cách hợp lý có tính đến nguyên nhân được đưa ra và việc kéo dài thời gian phải được chấp thuận nếu có thể thực thi được.
6.1.2 Nếu như các yêu cầu về bảo vệ thông tin mật cho phép, các bằng chứng được một bên đệ trình bằng văn bản sẽ được cung cấp cho các bên khác cũng quan tâm và tham gia vào quá trình điều tra.
6.1.3 Ngay sau khi bắt đầu tiến hành điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải cung cấp toàn bộ văn bản của đơn yêu cầu điều tra họ nhận được theo như khoản 1 Điều 5 cho các nhà xuất khẩu đã biết[16] và cho cơ quan có thẩm quyền của Thành viên xuất khẩu hàng hóa đó cũng như sẵn sàng cung cấp cho các bên hữu quan khác khi được yêu cầu. Yêu cầu về việc bảo vệ các thông tin bí mật sẽ được cân nhắc một cách hợp lý theo như qui định tại khoản 5.
6.2 Trong suốt quá trình điều tra chống bán phá giá, các bên quan tâm đều phải được tạo đầy đủ cơ hội để có thể bảo vệ lợi ích của mình. Để đạt được điều đó, các cơ quan có thẩm quyền, khi được yêu cầu, phải tạo điều kiện cho tất cả các bên quan tâm được gặp gỡ với các bên có lợi ích trái với họ để các bên có thể trình bầy quan điểm đối lập nhau cũng như những lập luận phản bác quan điểm của nhau. Khi bố trí như trên, cần tính đến yêu cầu bảo vệ thông tin mật và tạo thuận tiện cho các bên. Các bên không có nghĩa vụ buộc phải tham dự cuộc gặp gỡ trên và việc không tham dự cuộc gặp gỡ trên sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên đó trong vụ điều tra. Các bên quan tâm, khi có đủ lý lẽ biện minh, có quyền được trình bầy các thông tin bằng miệng.
6.3 Các thông tin được trình bầy bằng miệng như được qui định tại khoản 2 chỉ được cơ quan có thẩm quyền xem xét nếu như sau đó các thông tin này được cung cấp dưới dạng văn bản và sẵn sàng cung cấp cho các bên quan tâm như được qui định tại đoạn 1.2.
6.4 Trong trường hợp có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền phải tạo cơ hội kịp thời cho các bên liên quan xem tất cả các thông tin không mang tính bảo mật như qui định tại khoản 5, liên quan đến việc trình bầy trường hợp của họ và được cơ quan có thẩm quyền sử dụng trong quá trình điều tra và để cho họ có thể chuẩn bị trình bầy trên cơ sở các thông tin đó.
6.5 Bất kỳ thông tin nào có tính bảo mật (ví dụ như thông tin khi được công bố sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin khi được công bố sẽ có ảnh hưởng xấu đến người cung cấp thông tin hoặc người mà người cung cấp thông tin thu thập thông tin) hoặc thông tin được các bên có liên quan đến quá trình điều tra cung cấp trên cơ sở bảo mật phải được các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng tính chất của thông tin đó khi lý do bảo mật được thấy rõ. Những thông tin này sẽ không được công bố nếu như bên cung cấp thông tin này chưa cho phép một cách cụ thể.[17]
6.5.1 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu các bên hữu quan cung cấp các thông tin bảo mật để có được tóm tắt không mang tính bảo mật của những thông tin này. Các bản tóm tắt trên đủ chi tiết để có thể cho phép mọi người hiểu được hợp lý về nội dung của các thông được cung cấp dưới dạng mật. Trong hoàn cảnh đặc biệt, các bên có thể chỉ rõ ràng các thông tin này không thể đem tóm tắt được. Trong trường hợp đặc biệt đó, bên đó phải cung cấp một bản tuyên bố chỉ rõ lý do tại sao không thể tiến hành tóm tắt được.
6.5.2 Nếu như các cơ quan có thẩm quyền thấy rằng yêu cầu được bảo mật thông tin là không hợp lý và nếu như người cung cấp thông tin không muốn phổ biến thông tin đó hoặc không muốn công bố bảng tóm tắt hoặc bảng khái quát các thông tin, cơ quan có thẩm quyền có thể bỏ qua không xem xét các thông tin đó trừ phi các nguồn hợp lý khác cho thấy là các thông tin trên là chính xác.[18]
6.6 Trừ trường hợp được qui định tại khoản 8, các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tiến hành điều tra sẽ tự xác định mức độ hài lòng đối với độ chính xác của các thông tin do các bên hữu quan cung cấp và được lấy làm căn cứ để đưa ra kết luận.
6.7 Để có thể xác minh các thông tin được cung cấp hoặc để thu thập thêm các thông tin chi tiết, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành điều tra trên lãnh thổ của các Thành viên khác nếu như các công ty liên quan đồng ý và sau khi đã tiến hành thông báo cho đại diện chính phủ của Thành viên và Thành viên này không phản đối việc điều tra đó. Các thủ tục được mô tả tại Phụ lục I sẽ được áp dụng cho tiến trình điều tra được thực hiện trên lãnh thổ của Thành viên khác. Không làm ảnh hưởng đến yêu cầu bảo mật thông tin, các cơ quan có thẩm quyền sẽ công khai hoặc công bố kết quả của các cuộc điều tra này cho các công ty hữu quan và công khai kết quả này cho bên yêu cầu tiến hành điều tra theo đúng với qui định tại khoản 9.
6.8 Trong trường hợp bất kỳ bên nào đó từ chối không cho tiếp cận thông tin hoặc từ chối không cung cấp các thông tin trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc ngăn cản đáng kể công tác điều tra, quyết định sơ bộ và quyết định cuối cùng, dù khẳng định hay từ chối, đều có thể được đưa ra dựa trên cơ sở các chứng cứ sẵn có. Các qui định tại Phụ lục II sẽ được tuân thủ khi áp dụng khoản này.
6.9 Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho tất cả các bên liên quan về các chứng cứ chủ chốt được xem xét làm cơ sở cho việc quyết định liệu có áp dụng các biện pháp nhất định nào đó không. Việc thông báo trên sẽ được tiến hành đủ sớm để các bên có thể bảo vệ quyền lợi của mình.
6.10 Thông thường, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định một biên độ phá giá cho mỗi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được biết đến là người cung cấp sản phẩm đang bị điều tra. Trong trường hợp khó có thể đưa ra một quyết định khả thi do liên quan đến quá nhiều nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hay loại hàng hóa, các cơ quan có thẩm quyền có thể hạn chế phạm vi kiểm tra trong một số lượng hợp lý các bên liên quan hoặc giới hạn sản phẩm bằng cách sử dụng mẫu được chấp nhận theo lý thuyết thống kê trên cơ sở thông tin mà các cơ quan này có được tại thời điểm chọn mẫu hoặc hạn chế ở tỷ lệ lớn nhất của khối lượng hàng xuất khẩu từ nước đang được điều tra mà cơ quan này có thể tiến hành điều tra được.
6.10.1 Việc lựa chọn các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hoặc loại sản phẩm được đề cập đến tại khoản này sẽ được tiến hành dựa trên cơ sở tham vấn và sau khi có được sự nhất trí của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu liên quan.
6.10.2 Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền giới hạn phạm vi điều tra của mình như được qui định tại khoản này, họ vẫn sẽ xác định biên độ phá giá cho mỗi nhà xuất khẩu hoặc mỗi nhà sản xuất dù chưa được lựa chọn ban đầu nhưng đã cung cấp thông tin cần thiết kịp thời để có thể xem xét trong quá trình điều tra. Trừ khi số lượng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất quá lớn làm cho công tác điều tra đối với từng trường hợp đơn lẻ trở nên quá nặng đối với cơ quan có thẩm quyền và cản trở khả năng cơ quan này có thể hoàn thành quá trình điều tra đúng thời gian đã định. Việc tự nguyện trả lời sẽ được khuyến khích.
6.11 Trong Hiệp định này, "các bên liên quan" bao gồm:
(i) một nhà xuất khẩu hoặc một nhà sản xuất nước ngoài hoặc một nhà nhập khẩu của sản phẩm đang được điều tra hoặc là một hiệp hội ngành nghề, hiệp hội kinh doanh mà đại đa số thành viên của hiệp hội đó là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu sản phẩm đó;
(ii) chính phủ của Thành viên xuất khẩu; và
(iii) nhà sản xuất các sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu hoặc một hiệp hội thương mại, hiệp hội kinh doanh mà đại đa số thành viên của hiệp hội đó là nhà sản xuất sản phẩm tương tự trên lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu.
Danh sách các bên liên quan nêu trên không loại trừ khả năng Thành viên có thể đưa thêm vào các bên liên quan trong nước hoặc nước ngoài khác các bên đã được nêu ở trên.
6.12 Các cơ quan có thẩm quyền phải tạo cơ hội cho người tiêu dùng công nghiệp của hàng hóa đang bị điều tra hoặc cho hiệp hội người tiêu dùng trong trường hợp sản phẩm đó được bán lẻ rộng rãi, cung cấp các thông tin về hành động phá giá, về tổn hại và mối liên hệ nhân quả có liên quan đến quá trình điều tra.
6.13 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ cứu xét đầy đủ tới những khó khăn mà các bên liên quan, đặc biệt là đối với các công ty nhỏ gặp phải trong quá trình cung cấp thông tin và phải hỗ trợ khi có thể.
6.14 Các thủ tục được đề ra ở trên không nhằm mục đích ngăn cản cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhanh chóng các bước bắt đầu điều tra, đưa ra quyết định sơ bộ và quyết định cuối cùng, dù quyết định đó mang tính khẳng định hay phủ định nghi ngờ ban đầu, hoặc áp dụng các biện pháp tạm thời hay cuối cùng theo đúng các qui định của Hiệp định này.
Điều 7: Các biện pháp tạm thời
7.1 Các biện pháp tạm thời chỉ được phép áp dụng nếu:
(i) việc điều tra đã được bắt đầu theo đúng qui định tại Điều 5, việc này đã được thông báo cho công chúng và các bên hữu quan đã được tạo đầy đủ cơ hội để đệ trình thông tin và đưa ra nhận xét;
(ii) kết luận sơ bộ đã xác nhận rằng có việc bán phá giá và có dẫn đến gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và
(iii) các cơ quan có thẩm quyền hữu quan kết luận rằng cần áp dụng các biện pháp này để ngăn chặn tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.
7.2 Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới hình thức thuế tạm thời hoặc tối ưu hơn là áp dụng dưới hình thức đảm bảo - bằng tiền đặt cọc hoặc tiền đảm bảo - tương đương với mức thuế chống phá giá được dự tính tạm thời và không được cao hơn biên độ phá giá được dự tính tạm thời. Việc đình chỉ định giá tính thuế cũng là một biện pháp tạm thời thích hợp với điều kiện phải chỉ rõ mức thuế thông thường và mức thuế chống bán phá giá được dự tính và việc tạm đình chỉ định giá tính thuế này cũng phải tuân thủ theo các điều kiện được áp dụng cho các biện pháp tạm thời khác.
7.3 Các biện pháp tạm thời không được phép áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra.
7.4 Việc áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hạn chế ở một khoảng thời gian càng ngắn càng tốt và không quá 4 tháng; khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu đại diện cho một tỉ lệ đáng kể khối lượng thương mại liên quan, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định kéo dài thời gian áp dụng không quá 6 tháng. Trong quá trình điều tra, nếu như cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá có thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không, khoảng thời gian trên có thể tương ứng là 6 và 9 tháng.
7.5 Khi áp dụng các biện pháp tạm thời, cần tuân thủ các qui định liên quan tại Điều 9.
Điều 8: Cam kết về giá
8.1 Các thủ tục có thể[19] được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không áp dụng bất cứ biện pháp tạm thời hay thuế chống phá giá nào nếu như các nhà xuất khẩu có cam kết ở mức thoả đáng sẽ điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các cơ quan có thẩm quyền thấy được rằng tổn hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ. Khoản giá tăng thêm khi cam kết về giá như vậy không được cao hơn mức cần thiết để có thể loại bỏ biên độ bán phá giá. Khuyến khích việc chỉ yêu cầu mức tăng giá thấp hơn biên độ bán phá giá nếu như mức đó đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước.
8.2 Không được phép yêu cầu hoặc chấp nhận cam kết về giá của các nhà xuất khẩu trừ khi các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đã có quyết định sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và có tổn hại do việc bán phá giá đó gây ra.
8.3 Cam kết giá được đưa ra có thể không được chấp nhận nếu như các cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc chấp nhận đó không mang tính thực tế, ví dụ như vì lý do số lượng các nhà xuất khẩu thực sự hoặc tiềm năng quá lớn hoặc vì các lý do khác, bao gồm cả các lý do liên quan đến chính sách chung. Nếu như trường hợp đó xảy ra và nếu như có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho các nhà xuất khẩu biết lý do tại sao họ lại coi việc chấp nhận đề nghị đó là không thích hợp và trong chừng mực có thể sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu được phản biện.
8.4 Nếu như một cam kết được chấp nhận thì quá trình điều tra về bán phá giá và tổn hại sẽ vẫn được hoàn thành nếu như nhà xuất khẩu muốn và cơ quan có thẩm quyền quyết định như vậy. Trong trường hợp đó, nếu như kết luận là không có việc bán phá giá hoặc không có tổn hại thì cam kết về giá sẽ tự động kết thúc, trừ khi kết luận đó là kết quả của cam kết về giá hiện hành. Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu duy trì cam kết trong một khoảng thời gian hợp lý phù hợp với các qui định của Hiệp định này. Trong trường hợp quyết định khẳng định có việc bán phá giá và tổn hại, cam kết về giá sẽ được tiếp tục phù hợp với các qui định của Hiệp định này.
8.5 Cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể gợi ý cho nhà xuất khẩu đưa ra cam kết về giá, tuy nhiên nhà xuất khẩu sẽ không bị buộc phải đưa ra cam kết về giá. Việc các nhà xuất khẩu không đưa ra cam kết hoặc không chấp nhận đề nghị đưa ra cam kết sẽ không ảnh hưởng gì đến việc xem xét trường hợp đó. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền có quyền cho rằng đe doạ gây ra tổn hại sẽ lớn hơn nếu như việc bán phá giá hàng nhập khẩu được tiếp tục.
8.6 Các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu các nhà xuất khẩu đã có cam kết giá được chấp nhận phải cung cấp các thông tin định kỳ liên quan đến việc hoàn thành cam kết đó và việc xác định độ xác thực của các thông tin liên quan. Trong trường hợp có vi phạm đối với cam kết, các cơ quan có thẩm quyền tại Thành viên nhập khẩu có quyền sử dụng các thông tin tốt nhất sẵn có để nhanh chóng áp dụng các hành động, trong đó bao gồm áp dụng ngay các biện pháp tạm thời theo đúng các qui định của Hiệp định này. Trong trường hợp đó, thuế ở mức nhất định có thể được áp dụng theo đúng Hiệp định này đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu thụ không sớm hơn 90 ngày trước khi bắt đầu áp dụng các biện pháp tạm thời, với điều kiện việc áp dụng hồi tố như vậy không được áp dụng cho hàng được nhập khẩu trước khi có vi phạm cam kết về giá.
Điều 9: Đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá
9.1 Quyết định về việc có đánh thuế chống bán phá giá hay không sau khi tất cả các điều kiện để có thể đánh thuế đã được đáp ứng và quyết định xem liệu mức thuế chống bán phá giá sẽ tương đương hay thấp hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu quyết định. Việc đánh thuế trên lãnh thổ của tất cả các Thành viên, không nên cứng nhắc và nên áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế thấp hơn này đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước.
9.2 Khi thuế chống phá giá được áp dụng đối với một sản phẩm nào đó, thuế đó sẽ được thu theo mức hợp lý đối với mỗi trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại, trừ những nguồn đã có cam kết về giá được chấp nhận theo như qui định tại Hiệp định này. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ nêu rõ tên các nhà cung cấp sản phẩm liên quan. Tuy nhiên, nếu như có nhiều nhà cung cấp từ cùng một nước và việc nêu tên các nhà sản xuất này không thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền có thể chỉ nêu tên nước liên quan. Nếu như có nhiều nhà cung cấp từ nhiều nước, cơ quan có thẩm quyền có thể nêu tên tất cả các nhà cung cấp hoặc, nếu như không thể làm như vậy, thì nêu tên các nước liên quan.
9.3 Mức thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá biên độ bán phá giá được xác định theo như Điều 2.
9.3.1 Khi thuế chống bán phá giá được thu trên cơ sở hồi tố, việc quyết định nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá cuối cùng sẽ được thực hiện càng nhanh càng tốt, thông thường trong khoảng 12 tháng và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ sau ngày quyết định được mức thuế chống bán phá giá phải nộp[20]. Tất cả các khoản hoàn thuế đều phải được tiến hành nhanh chóng và trong khoảng thời gian không vượt quá 90 ngày kể từ ngày xác định được nghĩa vụ thuế cuối cùng phải nộp theo như qui định tại đoạn này. Trong mọi trường hợp, nếu như việc hoàn thuế không được thực hiện trong vòng 90 ngày thì các cơ quan có thẩm quyền phải giải thích khi được yêu cầu.
9.3.2 Khi thuế chống bán phá giá được xác định cho giai đoạn tương lai thì phải có qui định hoàn thuế nhanh chóng đối với những khoản nộp vượt quá biên độ phá giá khi được yêu cầu. Việc hoàn thuế đối với khoản thuế nộp vượt quá biên độ phá giá thực tế đó thông thường phải được tiến hành trong vòng 12 tháng và trong mọi trường hợp không được muộn hơn 18 tháng kể từ ngày nhà sản xuất sản phẩm chịu thuế chống bán phá giá đó gửi đơn yêu cầu kèm theo các đầy đủ bằng chứng. Khi đã được cho phép hoàn thuế, việc hoàn thuế thông thường phải được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày đưa ra quyết định đó.
9.3.3 Để quyết định có hoàn thuế hay không và nếu có thì ở mức nào trong trường hợp giá xuất khẩu được xây dựng như được qui định tại khoản 3 Điều 2, các cơ quan có thẩm quyền phải tính đến thay đổi về trị giá thông thường, về chi phí phát sinh giữa giai đoạn nhập khẩu và bán lại hàng hóa, biến động về giá bán lại mà được phản ánh bởi giá bán sau đó, phải tính toán giá xuất khẩu không có khấu trừ đối với mức thuế chống bán phá giá đã nộp nếu như bằng chứng mang tính quyết định đã được cung cấp.
9.4 Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền hạn chế phạm vi điều tra như qui định tại câu thứ 2 của khoản 10 Điều 6, các mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu của các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không thuộc diện điều tra không được vượt quá các mức sau:
(i) số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất được lựa chọn điều tra; hoặc
(ii) trong trường hợp nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá được tính toán trên cơ sở trị giá thông thường trong tương lai thì không được vượt mức chênh lệch giữa số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất với giá xuất khẩu của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra,với điều kiện là các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực thi qui định tại khoản này sẽ không xét tới các trường hợp biên độ bán phá giá bằng không hoặc ở mức không đáng kể hoặc mức biên độ được xác định theo như khoản 8 Điều 6. Các cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng mức thuế riêng cho mỗi trường hợp hoặc áp dụng trị giá thông thường đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra nhưng đã cung cấp các thông tin cần thiết trong quá trình điều tra như đã qui định tại đoạn 10.2 Điều 6.
9.5 Nếu một sản phẩm phải chịu thuế chống bán phá giá tại Thành viên nhập khẩu, các cơ quan có thẩm quyền phải nhanh chóng xem xét lại để có thể quyết định biên độ phá giá cho từng trường hợp đối với những nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không tiến hành xuất khẩu hàng hóa đó sang Thành viên nhập khẩu vào thời gian tiến hành điều tra với điều kiện là các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất này phải chứng minh được rằng mình không có liên hệ gì với các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu đang phải chịu thuế chống bán phá giá này. Việc xem xét lại nói trên phải được tiến hành trên cơ sở khẩn trương hơn so với việc định thuế thông thường và các thủ tục rà soát tại Thành viên nhập khẩu. Không được phép đánh thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất đang thuộc diện xem xét lại. Tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền có quyền giữ mức định thuế và/hoặc yêu cầu bảo lãnh để có thể đảm bảo được rằng nếu như việc xem xét lại đưa đến kết quả là phải đánh thuế đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất này thì thuế chống bán phá giá đó có thể được thu trên cơ sở hồi tố tính từ ngày bắt đầu việc xem xét lại.
Điều 10: Hồi tố
10.1 Các biện pháp tạm thời và thuế chống phá giá chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu dùng sau thời điểm mà quyết định đưa ra lần lượt theo khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 9 bắt đầu có hiệu lực, trừ các trường hợp ngoại lệ được qui định tại Điều này.
10.2 Trong trường hợp đã có xác định thiệt hại chính thức (không phải ở mức độ đe doạ gây thiệt hại hoặc gây ra các chậm trễ trong sự hình thành của một ngành sản xuất trong nước) hoặc trong trường hợp đã có thể xác định chính thức nguy cơ gây thiệt hại, theo đó tác động của các hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá, trong trường hợp không có các biện pháp tạm thời, đã dẫn tới việc xác định thiệt hại, thuế chống phá giá sẽ được áp dụng hồi tố đối với toàn bộ thời gian các biện pháp tạm thời, nếu có, có hiệu lực.
10.3 Nếu thuế đối kháng được chính thức đưa ra cao hơn mức thuế suất tạm thời đã nộp hay phải nộp, hoặc mức nộp ước tính tạm thời để đặt cọc thì số chênh lệch sẽ không thu. Nếu mức thuế chính thức thấp hơn mức thuế suất tạm thời đã nộp hay phải nộp, hoặc mức nộp ước tính tạm thời để bảo hộ, thì số chênh lệch sẽ được hoàn lại hay số thuế phải nộp sẽ được tính lại tuỳ từng trường hợp cụ thể.
10.4 Trừ các trường hợp được quy định trong khoản 2, khi đã xác định được nguy cơ gây thiệt hại thực sự hay làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước (mặc dù chưa phát sinh thiệt hại) thì chỉ có thể áp dụng thuế chống phá giá chính thức bắt đầu từ ngày xác định được nguy cơ gây thiệt hại hay thực sự làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất, mọi khoản tiền ký quỹ đã thu trong quá trình thực hiện các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn lại và tất cả các tài sản bảo đảm sẽ được giải phóng ngay.
10.5 Khi đã chính thức xác định không có dấu hiệu phá giá thì toàn bộ các khoản tiền ký quỹ đã thu trong thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hoàn lại và tất cả các tài sản bảo đảm sẽ được giải phóng ngay.
10.6 Mức thuế chống phá giá chính thức sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu dùng trong thời gian không quá 90 ngày trước khi áp dụng các biện pháp tạm thời, khi các cơ quan có thẩm quyền xác định sản phẩm bị bán phá giá sẽ căn cứ vào:
(i) đã có tiền sử bán phá giá gây thiệt hại hoặc người nhập khẩu đã biết hoặc sau này biết rằng người xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá này sẽ gây thiệt hại, và
(ii) thiệt hại do bán phá giá hàng loạt đối với một sản phẩm trong thời gian tương đối ngắn, nếu xét về thời gian cũng như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá và các tình huống khác (như sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu trong kho) có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến tác dụng điều chỉnh của thuế chống phá giá sẽ được áp dụng, với điều kiện là các nhà nhập khẩu có liên quan đã có cơ hội để phản biện.
10.7 Các cơ quan có thẩm quyền có thể, sau khi đã bắt đầu thực hiện điều tra, có các biện pháp chẳng hạn như tạm thời ngừng việc định giá, đánh giá tuỳ theo yêu cầu cần thiết để thu thuế chống phá giá hồi tố, theo quy định tại khoản 6, khi các cơ quan này đã có đủ bằng chứng rằng các điều kiện được đưa ra tại khoản này đã được đáp ứng.
10.8 Thuế chống bán phá giá không được áp dụng hồi tố theo khoản 6 đối với các sản phẩm được đưa vào tiêu dùng trước khi bắt đầu tiến hành điều tra.
Điều 11: Thời hạn áp dụng và việc xem xét lại thuế chống phá giá và các cam kết về giá
11.1 Thuế chống phá giá chỉ áp dụng trong khoảng thời gian và mức độ cần thiết để chống lại các trường hợp bán phá giá gây thiệt hại trong nước.
11.2 Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại yêu cầu tiếp tục duy trì thuế chống phá giá trong trường hợp các cơ quan thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị của các bên có liên quan đã cung cấp các thông tin tích cực đủ để đề nghị xem xét lại[21], với điều kiện là khoảng thời gian hợp lý đã hết kể từ khi chính thức áp dụng thuế chống phá giá. Các bên có liên quan có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc tiếp tục áp dụng thuế chống phá giá có cần thiết nữa hay không, liệu các tác hại của việc bán phá giá có còn tiếp diễn hay lại xảy ra hay không nếu thuế chống phá giá được điều chỉnh hay loại bỏ hoàn toàn. Sau khi đã xem xét theo các thủ tục nêu ra tại khoản này, các cơ quan hữu quan có thể quyết định việc áp dụng thuế chống phá giá là không còn cần thiết và loại thuế này sẽ được ngừng áp dụng ngay.
11.3 Ngoại trừ các quy định của khoản 1 và 2, thuế chống phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi được áp dụng (hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát gần nhất theo khoản 2 nếu việc rà soát này bao gồm cả cả việc xem xét có phá giá hay không và có thiệt hại hay không, hoặc theo khoản này), trừ phi các cơ quan hữu quan ra quyết định rằng việc hết hạn hiệu lực của thuế chống phá giá có thể dẫn tới sự tiếp tục cũng như tái phát sinh hiện tượng phá giá và các thiệt hại[22], sau khi tự tiến hành rà soát trước ngày này trên cơ sở đề nghị hợp lý do ngành sản xuất trong nước hoặc các đề nghị lập theo uỷ nhiệm của các ngành sản xuất này trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi hết hạn. Thuế chống phá giá có thể tiếp tục áp dụng tùy theo kết quả của việc rà soát này.
11.4 Các quy định trong Điều 6 về các bằng chứng và thủ tục cần thiết sẽ được áp dụng đối với tất cả các lần rà soát theo Điều này. Các cuộc rà soát này sẽ được tiến hành nhanh gọn và hoàn tất trong vòng 12 tháng tính từ ngày bắt đầu rà soát.
11.5 Các qui định trong Điều này sẽ được áp dụng với các cam kết giá được chấp nhận theo Điều 8.
Điều 12: Thông báo công khai và Giải thích các quyết định
12.1 Khi các cơ quan có thẩm quyền đã có đủ các bằng chứng cần thiết để tiến hành điều tra trường hợp bán phá giá theo Điều 5, Thành viên hay các Thành viên có hàng hóa là đối tượng điều tra bán phá giá và các bên hữu quan khác được các cơ quan điều tra biết là có quyền lợi liên quan tới trường hợp này sẽ nhận được thông báo.
12.1.1 Trong thông báo về việc bắt đầu tiến hành điều tra, hoặc trong một báo cáo riêng[23] sẽ có các thông tin đầy đủ đối với các mục sau:
(i) tên nước hoặc các nước xuất khẩu và sản phẩm có liên quan;
(ii) ngày bắt đầu điều tra;
(iii) cơ sở nghi vấn có trường hợp bán phá giá;
(iv) tóm tắt các yếu tố tạo cơ sở xem xét có thiệt hại;
(v) địa chỉ các cơ quan đại diện của các bên hữu quan;
(vi) hạn thời gian dành cho các bên hữu quan trong việc đóng góp ý kiến.
12.2 Sẽ có thông báo công khai về bất kỳ quyết định tạm thời cũng như chính thức nào, dù là quyết định khẳng định hay phủ quyết, về các quyết định chấp nhận cam kết giá theo Điều 8, cũng như các quyết định kết thúc các thủ tục này và việc chấm dứt thực hiện thuế chống phá giá. Các thông báo này sẽ nêu rõ hoặc thông qua các báo cáo riêng đưa ra đầy đủ chi tiết về các kết quả điều tra cũng như các kết luận đã đạt được về các vấn đề có liên quan tới thực tiễn và pháp lý mà các cơ quan điều tra coi là quan trọng. Các thông báo và báo cáo sẽ được chuyển tới (các) Thành viên là nơi xuất xứ của các sản phẩm có liên quan tới quá trình điều tra và các bên liên quan có quyền lợi liên quan tới trường hợp này.
12.2.1 Thông báo về việc áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ nêu rõ, trừ phi nội dung này được đưa trong báo cáo riêng, giải thích cụ thể cho việc xác định một cách tạm thời việc bán phá giá và các thiệt hại và sẽ đề cập tới các thực tế và các luật lệ để giải thích việc chấp nhận hay từ chối các lập luận đề ra. Các thông báo hay báo cáo này, phải tuân thủ yêu cầu về việc bảo vệ thông tin bí mật, sẽ có các nội dung sau:
(i) tên gọi của các công ty cung ứng hàng, hoặc trong trường hợp không có đầy đủ thông tin, tên nước cung cấp;
(ii) mô tả hàng hóa đáp ứng yêu cầu của hải quan;
(iii) mức bán phá giá và giải thích đầy đủ các lý do cho các phương pháp được áp dụng trong việc tính toán và so sánh giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản phẩm theo
(iv) sự xem xét có liên quan tới xác định thiệt hại theo yêu cầu của Điều 3;
(v) các lý do chính đưa đến quyết định cuối cùng.
12.2.2 Thông báo về quyết định hoặc về việc ngừng điều tra đối với các trường hợp được xác định áp dụng thuế chống phá giá hoặc đối với trường hợp chấp nhận cam kết về giá sẽ bao gồm, trừ phi được nêu ra trong báo cáo riêng, tất cả các thông tin về thực tế hay quy định luật pháp và các lý do đưa tới việc thực hiện các biện pháp chính thức hoặc việc chấp nhận cam kết về giá, đồng thời các thông báo công khai này cũng tuân thủ các nguyên tắc bảo mật thông tin. Đặc biệt, thông báo hay báo cáo sẽ đưa ra các thông tin như mô tả trong đoạn 2.1 cũng như các lý do chấp nhận hay từ chối các lập luận hay kiến nghị của nhà xuất khẩu hay nhập khẩu và cơ sở cho bất kỳ quyết định nào được đưa ra theo đoạn 10.2 của Điều 6.
12.2.3 Thông báo công khai về việc chấm dứt hay đình chỉ điều tra dựa trên cơ sở chấp nhận cam kết giá theo Điều 8 sẽ bao gồm, trừ phi được đưa ra trong báo cáo riêng, những thông tin về các phần không cần bảo mật của các cam kết.
12.3 Các qui định của Điều này sẽ được áp dụng với những sửa đổi cầm thiết cho việc bắt đầu cũng như hoàn tất các quá trình rà soát theo Điều 11 và các quyết định được đưa ra theo Điều 10 nhằm áp dụng thuế chống phá giá hồi tố.
Điều 13: Rà soát tư pháp
Các Thành viên mà pháp luật trong nước đã có các quy định về biện pháp chống bán phá giá sẽ tiếp tục duy trì các thủ tục tố tụng và xét xử tư pháp và trọng tài cũng như hành chính nhằm mục đích rà soát các biện pháp hành chính có liên quan tới các quyết định cuối cùng theo nội dung của Điều 11. Các hình thức toà án hay các thủ tục này sẽ được đặt độc lập đối với các cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định hoặc rà soát có liên quan.
Điều 14: Hành động chống bán phá giá nhân danh một nước thứ ba
14.1 Đơn đề nghị chống bán phá giá nhân danh nước thứ ba sẽ do các cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba này thực hiện.
14.2 Đơn đề nghị này cần phải đi kèm với các thông tin hỗ trợ liên quan tới giá cho thấy các hàng hóa nhập khẩu đang được bán phá giá và các thông tin chi tiết cho thấy trường hợp nghi ngờ bán phá giá này đang gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước của nước thứ ba này. Chính phủ của nước thứ ba sẽ cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu trong chừng mực có thể để thu thập thông tin mà nước này quan tâm.
14.3 Trong quá trình xem xét đơn đề nghị này, các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sẽ xem xét các tác động của hành động bán phá giá đã được xác định tới ngành sản xuất có liên quan của nước thứ ba, nghĩa là việc đánh giá thiệt hại không chỉ thực hiện đối với các tác động của trường hợp bán phá giá đối với xuất khẩu của ngành này sang nước nhập khẩu hay thậm chí tác động đến toàn bộ xuất khẩu của ngành đó.
14.4 Quyết định có tiến hành xem xét vụ việc hay không phụ thuộc hoàn toàn vào nước nhập khẩu. Nếu nước nhập khẩu quyết định rằng nước này đã sẵn sàng thực hiện các biện pháp chống phá giá thì chính nước nhập khẩu là nước sẽ phải trình lên Hội đồng Thương mại Hàng hóa xin chấp thuận đối với các biện pháp đó.
Điều 15:Các Thành viên đang phát triển
Cũng thừa nhận rằng các Thành viên phát triển cần phải có các chiếu cố đặc biệt đến tình hình đặc thù của các Thành viên đang phát triển trong khi xem xét các đơn đề nghị về các biện pháp chống bán phá giá theo các quy định của Hiệp định này. Các biện pháp điều chỉnh mang tính chất phối hợp xây dựng sẽ được đem ra xem xét trước khi áp dụng thuế chống phá giá nếu biện pháp này ảnh hưởng tới lợi ích cơ bản của các Thành viên đang phát triển.
Phần 2:
Điều 16: Uỷ ban về Thực hành Chống bán Phá giá
16.1 Uỷ ban về Thực hành Chống bán Phá giá sẽ được thành lập theo Hiệp định này (được nhắc tới với tên gọi Uỷ ban trong Hiệp định này) bao gồm đại diện của từng Thành viên. Uỷ ban sẽ bầu ra Chủ tịch và sẽ nhóm họp ít nhất 2 lần trong 1 năm và trong các trường hợp khác, theo đề xuất của bất kỳ Thành viên nào theo đúng các quy định trong Hiệp định. Uỷ ban sẽ thực hiện các trách nhiệm được giao theo tinh thần của Hiệp định hoặc do các Thành viên giao và Uỷ ban sẽ dành cơ hội để các Thành viên tham vấn về các vấn đề liên quan tới hoạt động của Hiệp định và việc thực hiện các mục tiêu của Hiệp định này. Ban Thư ký WTO sẽ là ban thư ký cho Uỷ ban.
16.2 Uỷ ban sẽ thành lập các cơ quan trực thuộc nếu cần thiết.
16.3 Trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, Uỷ ban và các cơ quan trực thuộc sẽ tham vấn và tìm thông tin từ các nguồn được coi là thích hợp. Tuy nhiên, trước khi Uỷ ban hay cơ quan trực thuộc tìm kiếm các thông tin từ các nguồn thuộc quyền tài phán của một Thành viên, cơ quan này sẽ thông báo cho Thành viên liên quan và xin sự đồng ý của Thành viên hoặc doanh nghiệp cần tham vấn.
16.4 Các Thành viên sẽ báo cáo ngay lên Uỷ ban các biện pháp chống bán phá giá tạm thời hay chính thức do họ áp dụng. Các báo cáo này sẽ được giữ tại Ban Thư ký để tiện cho việc xem xét của các Thành viên khác. Nửa năm một lần, các Thành viên cũng sẽ đệ trình các báo cáo về các hành động chống bán phá giá được đưa ra trong vòng 6 tháng vừa qua. Báo cáo 6 tháng này sẽ được nộp theo một mẫu tiêu chuẩn được các nước nhất trí.
16.5 Mỗi Thành viên sẽ thông báo với Uỷ ban (a) cơ quan có thẩm quyền nào của mình có quyền bắt đầu và thực hiện điều tra được nói đến tại Điều 5 và (b) các thủ tục trong nước của mình điều chỉnh việc bắt đầu và tiến hành những điều tra này.
Điều 17: Tham vấn và giải quyết tranh chấp
17.1 Trừ các trường hợp được quy định khác đi dưới đây, Bản Ghi nhớ về Giải quyết Tranh chấp sẽ được áp dụng trong quá trình trao đổi tham vấn và giải quyết các tranh chấp theo Hiệp định này.
17.2 Các Thành viên sẽ có sự chiếu cố xem xét và dành đủ cơ hội để trao đổi tham vấn về những đề xuất của Thành viên khác đối với các vấn đề có liên quan tới hoạt động của Hiệp định.
17.3 Nếu bất kỳ Thành viên nào thấy rằng các lợi ích của nước này, trực tiếp hay gián tiếp theo Hiệp định này, đang bị mất đi hay giảm đi hoặc việc thực hiện các mục đích đang bị cản trở do Thành viên hay các Thành viên khác, thì Thành viên này, nhằm mục đích đạt được một giải pháp thỏa mãn cả hai bên về vấn đề này, sẽ gửi bằng văn bản các câu hỏi tham vấn tới nước hay các Thành viên có liên quan. Các Thành viên sẽ dành thời gian xem xét cần thiết đối với các đề nghị tiến hành trao đổi tham vấn từ một Thành viên khác.
17.4 Nếu Thành viên đưa ra đề nghị tham vấn xét thấy việc tham vấn thực hiện theo khoản 3 không đạt được một giải pháp được các bên cùng nhất trí và nếu cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu đã áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc chấp nhận cam kết về giá, Thành viên đó sẽ có thể đưa vấn đề này ra Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB). Khi một biện pháp tạm thời có ảnh hưởng đáng kể và Thành viên đề nghị tham vấn xét thấy biện pháp này được thực hiện đi ngược lại với các quy định trong khoản 1 Điều 7, thì Thành viên đó có thể đưa vấn đề này ra DSB.
17.5 Theo yêu cầu của bên khiếu nại, DSB sẽ thành lập một Hội đồng để xem xét vấn đề này dựa trên:
(i) văn bản trình bầy của Thành viên kiến nghị chỉ ra rằng các lợi ích của Thành viên này, trực tiếp hay gián tiếp, theo Hiệp định đang bị mất đi hay bị giảm đi hay việc đạt được các mục tiêu của Hiệp định đang bị cản trở, và
(ii) các thông tin trình bày về thực tế phù hợp với các thủ tục trong nước đối với các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu.
17.6 Khi xem xét các vấn đề được nêu ra trong khoản 5:
(i) trong quá trình đánh giá các sự kiện thực tế có liên quan tới nội dung này, ban hội thẩm sẽ xác định xem các bằng chứng thực tế được đưa ra có đúng đắn hay không và liệu việc đánh giá các bằng chứng thực tế này có công bằng và khách quan hay không. Nếu các bằng chứng thực tế này công bằng và khách quan, ngay cả khi ban hội thẩm đã có kết luận khác thì quá trình thẩm định đánh giá này sẽ không bị thay đổi;
(ii) ban hội thẩm sẽ giải thích các quy định có liên quan của Hiệp định phù hợp với các quy tắc tập quán trong việc giải thích công pháp quốc tế. Khi ban hội thẩm thấy các quy định của Hiệp định có thể được giải thích theo ít nhất hai cách đều có thể được chấp nhận thì ban hội thẩm sẽ xác nhận biện pháp của cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với Hiệp định nếu biện pháp này dựa vào một trong các cách giải thích có thể được chấp nhận theo Hiệp định.
17.7 Các thông tin mật cung cấp cho ban hội thẩm sẽ không được tiết lộ mà không có sự cho phép của cá nhân, tổ chức hay cơ quan cung cấp các thông tin đó. Khi ban hội thẩm yêu cầu cung cấp thông tin, nhưng các thông tin này nếu không có sự chấp thuận thì ban hội thẩm không được tiết lộ, thì bản tóm tắt không mật của các thông tin này sẽ có thể được ban hội thẩm cung cấp sau khi đã có sự chấp thuận của cá nhân, tổ chức hay cơ quan có thẩm quyền của nước hữu quan.
Phần 3:
Điều 18: Điều khoản cuối cùng
18.1 Theo giải thích của Hiệp định này, các nước không được thực hiện các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Thành viên khác trừ phi các biện pháp này tuân thủ theo các quy định của GATT 1994.[24]
18.2 Các nước không được có các bảo lưu đối với các quy định của Hiệp định này nếu không được sự đồng ý chấp thuận của các Thành viên khác.
18.3 Theo quy định trong các đoạn 3.1 và 3.2, các quy định của Hiệp định này sẽ được áp dụng trong quá trình điều tra và rà soát các biện pháp đang áp dụng trong thời điểm hiện tại được bắt đầu theo đúng các đơn đề nghị đã được gửi kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên đó.
18.3.1 Đối với việc tính toán biên độ bán phá giá trong các thủ tục hoàn trả theo khoản 3 Điều 9, các nguyên tắc sử dụng trong lần xác định hay lần rà soát trường hợp bán phá giá gần nhất sẽ được áp dụng.
18.3.2 Để phục vụ cho khoản 3 Điều 11, các biện pháp chống bán phá giá hiện có sẽ được coi là áp dụng vào thời điểm không muộn hơn ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên, trừ trường hợp pháp luật trong nước của Thành viên có hiệu lực vào thời điểm đó đã đưa ra điều khoản tương tự như đã được quy định trong khoản đó.
18.4 Các Thành viên sẽ thực hiện các bước cần thiết, chung hay theo các trường hợp cụ thể, để đảm bảo sự phù hợp của các pháp luật, qui định và các thủ tục hành chính của nước này theo các quy định trong Hiệp định khi áp dụng đối với các Thành viên, không muộn hơn thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên đó.
18.5 Các Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban về các thay đổi về pháp luật và qui định của mình có liên quan tới Hiệp định này và về việc thực hiện các luật lệ và quy định đó.
18.6 Uỷ ban sẽ rà soát hàng năm quá trình triển khai, áp dụng và thực hiện Hiệp định này đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu chính. Uỷ ban sẽ thông báo hàng năm cho Hội đồng Thương mại Hàng hóa tiến triển thực hiện Hiệp định trong từng kỳ rà soát.
18.7 Các Phụ lục của Hiệp định sẽ là bộ phận không tách rời của Hiệp định.
Phụ lục I
Thủ tục điều tra tại chỗ theo khoản 7 Điều 6
1. Sau khi bắt đầu tiến hành điều tra, cơ quan có thẩm quyền của Thành viên xuất khẩu và các doanh nghiệp có liên quan sẽ được thông báo về ý định tiến hành các cuộc điều tra tại chỗ.
2. Nếu trong trường hợp đặc biệt quá trình điều tra sẽ bao gồm các chuyên gia phi chính phủ tham gia vào nhóm điều tra, doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên xuất khẩu sẽ được thông báo về việc này. Các chuyên gia phi chính phủ sẽ sẽ phải chịu các chế tài cần thiết nếu họ vi phạm nguyên tắc bảo mật thông tin.
3. Theo các thủ tục chính thức, việc gặp các doanh nghiệp ở các Thành viên xuất khẩu cần phải có sự đồng ý chính thức của doanh nghiệp có liên quan.
4. Khi các doanh nghiệp có liên quan đã nhất trí, cơ quan điều tra sẽ thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Thành viên xuất khẩu tên và địa chỉ của các doanh nghiệp mà cơ quan này muốn tới và ngày tháng dự kiến như đã nhất trí.
5. Việc gặp các doanh nghiệp cần phải được thông báo trước.
6. Việc gặp các doanh nghiệp để giải thích về bảng câu hỏi chỉ được thực hiện trên cơ sở doanh nghiệp đề nghị. Cuộc viếng thăm này sẽ được thực hiện nếu (a) cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu thông báo cho đại diện của Thành viên muốn điều tra và (b) Thành viên này không phản đối.
7. Do mục đích của việc điều tra tại chỗ nhằm kiểm tra các số liệu đã được cung cấp hoặc để thu thập thêm thông tin chi tiết, vì vậy việc viếng thăm này nên được thực hiện sau khi đã có trả lời đối với bảng câu hỏi trừ phi doanh nghiệp có liên quan không nhất trí và chính phủ của nước xuất khẩu đã được thông báo của cơ quan điều tra về cuộc viếng thăm này và nếu chính phủ nước này không phản đối. Thêm vào đó, cần phải lập thành thủ tục chính thức theo đó các doanh nghiệp được viếng thăm cần được thông báo về nội dung các thông tin cần được kiểm tra hoặc cung cấp bổ sung, mặc dù vậy điều này không loại trừ các yêu cầu cung cấp thêm các thông tin chi tiết được đặt ra tại chỗ trên cơ sở những thông tin đã có được.
8. Các câu hỏi và đề nghị do các cơ quan có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp của Thành viên xuất khẩu đặt ra và có ý nghĩa cốt yếu đối với quá trình điều tra tại chỗ cần được trả lời, nếu có thể, trước khi viếng thăm.
Phụ lục II
Các thông tin tốt nhất có được theo các điều kiện của khoản 8 Điều 6
1. Ngay khi bắt đầu quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ xác định các thông tin yêu cầu từ các bên hữu quan, hình thức trả lời các yêu cầu thông tin đó từ các bên hữu quan. Các cơ quan này cũng sẽ đảm bảo đã cho bên hữu quan biết rằng trong khoảng thời gian hợp lý mà bên hữu quan không cung cấp các thông tin cần thiết thì cơ quan điều tra sẽ ra các quyết định dựa vào các thông tin thực tế mà các cơ quan này có được, bao gồm các thông tin trong đơn đề nghị tiến hành điều tra của ngành sản xuất trong nước.
2. Cơ quan có thẩm quyền có thể đề nghị bên hữu quan trả lời bằng một phương tiện nào đó (ví dụ như qua băng từ) hay qua các ngôn ngữ máy tính. Trong trường hợp đề nghị như vậy, cơ quan này cần phải xem xét khả năng hợp lý của bên hữu quan trong việc trả lời thông qua phương tiện được yêu cầu hay qua ngôn ngữ máy tính và cơ quan này không nên yêu cầu bên hữu quan trả lời thông qua hệ thống máy tính khác với hệ thống mà bên hữu quan này đang sử dụng. Cơ quan có thẩm quyền không nên yêu cầu bên hữu quan sử dụng hình thức trả lời bằng máy tính nếu như bên hữu quan không lưu trữ trên máy tính và nếu trả lời như vậy có thể gây ra một một gánh nặng bất hợp lý với bên hữu quan, chẳng hạn như yêu cầu này gây ra các chi phí và khó khăn không hợp lý.
3. Tất cả các thông tin có thể kiểm chứng được, được cung cấp phù hợp để có thể sử dụng trong quá trình điều tra mà không gây ra các khó khăn không cần thiết, được cung cấp đúng hạn và trong trường hợp có thể, theo các phương tiện hay ngôn ngữ máy tính do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, cần phải được đưa vào xem xét trong quá trình điều tra. Nếu bên hữu quan này không trả lời theo hình thức yêu cầu hay ngôn ngữ máy tính như yêu cầu nhưng các cơ quan có thẩm quyền nhận thấy các điều kiện về hoàn cảnh như quy định trong khoản 2 đã được thoả mãn, thì việc không trả lời theo hình thức hay ngôn ngữ máy tính như yêu cầu sẽ không được xem là gây cản trở lớn tới quá trình điều tra.
4. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền không có khả năng xử lý các thông tin được cung cấp qua các phương tiện cụ thể (như qua băng từ), các thông tin đó cần được cung cấp bằng văn bản hoặc các hình thức khác mà cơ quan này chấp nhận.
5. Mặc dù các thông tin cung cấp có thể không hoàn thiện, nhưng điều này không có nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền lại xem nhẹ các thông tin này nếu bên hữu quan đã làm hết khả năng của mình.
6. Sau khi đã xem xét tới thời hạn cần thiết trong quá trình điều tra, nếu các bằng chứng hoặc các thông tin không được chấp nhận, bên cung cấp thông tin cần nhận được thông báo lý do về việc này và cần được cho cơ hội cung cấp các giải thích trong khoảng thời gian hợp lý. Nếu các lời giải thích này vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền coi là thoả mãn thì các lý do cho việc không chấp nhận các bằng chứng hoặc thông tin cần phải được nêu ra trong bất kỳ quyết định chính thức nào.
Nếu cơ quan có thẩm quyền phải đưa ra các kết luận, bao gồm cả đối với các kết luận về giá trị thông thường, dựa trên cơ sở các thông tin từ các nguồn tin thứ cấp bao gồm cả thông tin được nêu trong đơn đề nghị tiến hành điều tra, thì việc sử dụng các thông tin này cần phải được thực hiện thận trọng. Trong các trường hợp đó, nếu có thể, các cơ quan có thẩm quyền cần phải kiểm tra các thông tin này thông qua các nguồn tin độc lập có thể có, chẳng hạn như các bảng giá đã công bố, số liệu thống kê chính thức, tờ khai hải quan và từ các thông tin thu được từ các bên liên quan khác trong quá trình điều tra. Mặc dù vậy, rõ ràng rằng nếu bên hữu quan không hợp tác và dấu diếm thông tin thì tình trạng này có thể gây ra kết quả bất lợi cho bên hữu quan so với trường hợp bên này hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền.
[1] Từ "bắt đầu" được sử dụng trong Hiệp định này mang ý nghĩa là một hành động mang tính thủ tục theo đó một Thành viên chính thức bắt đầu một cuộc điều tra như được qui định tại Điều 5.
[2] Số lượng sản phẩm tương tự được dành để tiêu thụ trong nước tại nước xuất khẩu thông thường được coi là đủ lớn để xác định giá trị thông thường nếu doanh số bán hàng đó chiếm 5% hoặc cao hơn số lượng sản phẩm đang xem xét đó bán vào nước nhập khẩu với điều kiện là tỷ lệ thấp hơn cũng phải được chấp nhận nếu như có bằng chứng cho thấy rằng tiêu thụ trong nước ở tỷ lệ thấp như vậy vẫn đủ lớn để có thể so sánh một cách hợp lý.
[3] Khi cụm từ "các cơ quan có thẩm quyền" được sử dụng trong Hiệp định này, cụm từ đó được hiểu là các cơ quan có đủ thẩm quyền ở mức phù hợp.
[4] Thông thường, khoảng thời gian kéo dài là 1 năm và trong mọi trường hợp không được ít hơn 6 tháng.
[5] Việc bán hàng dưới mức chi phí cho từng sản phẩm được thực hiện với khối lượng đáng kể khi các cơ quan có thẩm quyển xác định rằng mức giá bán bình quân gia quyền của giao dịch đang được xem xét để quyết định giá trị thông thường ở mức thấp hơn chi phí bình quân gia quyền cho mỗi sản phẩm, hoặc khi xác định rằng khối lượng bán dưới mức chi phí cho từng sản phẩm không nhỏ hơn 20% khối lượng được bán trong giao dịch đang được xem xét để xác định giá trị thông thường.
[6] Việc điều chỉnh chi phí cho phù hợp với hoạt động khi bắt đầu sản xuất sẽ phản ánh các chi phí vào thời điểm cuối của giai đoạn bắt đầu sản xuất hoặc, trong trường hợp giai đoạn bắt đầu sản xuất dài hơn giai đoạn tiến hành điều tra, thì phải phản ánh được các chi phí gần đó nhất mà các cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét trong quá trình điều tra.
[7] Các nhân tố trên có khả năng trùng lắp nhau, do đó cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo không lặp lại những điều chỉnh đã thực hiện theo như qui định tại điều này.
[8] Thông thường, ngày bán hàng có thể là ngày của hợp đồng, ngày của đơn mua hàng, ngày xác nhận đơn đặt hàng hoặc ngày của hóa đơn, tuỳ theo ngày nào là ngày thực tế tạo lập nên điều kiện bán hàng.
[9] Theo Hiệp định này, ngoại trừ những chỗ được chỉ rõ khác đi, khái niệm "tổn hại" được hiểu là thiệt hại vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước, đe dọa gây ra thiệt hại vật chất với một ngành sản xuất trong nước hoặc làm chậm quá trình hình thành một ngành sản xuất và được diễn giải theo đúng các qui định của Điều này.
[10] Một ví dụ, mặc dù không phải là duy nhất, là khi có được lý do mang tính thuyết phục rằng, trong tương lai gần, sẽ có sự gia tăng đáng kể của hàng hóa nhập khẩu tại mức giá được bán phá giá.
[11] Nhằm thực hiện khoản này, các nhà sản xuất được coi là có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu chỉ trong các trường hợp sau: (a) một trong số họ bị bên kia kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp; hoặc (b) cả hai bị một người thứ ba kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp; hoặc (c) họ cùng nhau kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một người thứ ba, với điều kiện là có lý do để tin hoặc nghi ngờ rằng mối quan hệ đó có thể làm cho nhà sản xuất có liên quan cư xử khác với các nhà sản xuất không có mối quan hệ như vậy. Trong khoản này, một bên được coi là kiểm soát bên kia khi bên kiểm soát có khả năng pháp lý thực tế hạn chế hoặc chỉ đạo bên bị kiểm soát.
[12] Khi được sử dụng trong Hiệp định này, "đánh thuế" được hiểu là việc định mức hoặc thu một khoản thuế một cách dứt khoát hoặc mang tính pháp lý cuối cùng.
[13] Trong trường hợp các ngành sản xuất phân tán bao gồm số lượng quá lớn các nhà sản xuất, các cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định mức độ ủng hộ hoặc phản đối với đơn đó bằng cách sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thống kê hợp lý.
[14] Các Thành viên nhận thức được rằng tại lãnh thổ của một số Thành viên nhất định, nhân công của các nhà sản xuất trong nước làm các sản phẩm tương tự hoặc đại diện của các nhân công này có thể tự nộp đơn yêu cầu hoặc ủng hộ đơn yêu cầu điều tra theo như qui định của khoản 1.
[15] Nhìn chung, thời gian tối đa cho các nhà xuất khẩu được tính từ ngày nhận được bảng câu hỏi và trong hiệp định này các nhà xuất khẩu được coi là đã nhận được bảng câu hỏi một tuần sau khi bảng câu hỏi đó được gửi cho người nhận hoặc được chuyển cho cơ quan đại diện ngoại giao thích hợp của Thành viên xuất khẩu hàng hóa hoặc trong trường hợp Thành viên đó của WTO là một lãnh thổ hải quan độc lập thì là cơ quan đại diện chính thức cho lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa đó.
[16] Các bên hiểu rằng trong trường hợp có quá nhiều nhà xuất khẩu, đơn yêu cầu điều tra đầy đủ dưới dạng văn bản sẽ chỉ được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc của hiệp hội thương mại có liên quan.
[17] Các Thành viên nhận thức được rằng tại lãnh thổ của một số Thành viên nhất định, việc cung cấp thông tin có thể được yêu cầu tuân thủ theo lệnh bảo vệ thông tin được xác định một cách chặt chẽ.
[18] Các Thành viên nhất trí rằng không được phép từ chối các yêu cầu bảo mật thông tin một cách tuỳ tiện.
[19] Từ "có thể" không được phép hiểu có nghĩa là cho phép vừa tiếp tục các thủ tục, vừa áp dụng cam kết về giá trừ phi được qui định khác đi tại khoản 4.
[20] Việc tuân thủ qui định về thời hạn được nêu tại khoản này và tiểu khoản 3.2 có thể không thực hiện được khi sản phẩm đang được xem xét phải chịu các thủ tục rà soát tư pháp.
[21] Việc quyết định nghĩa vụ phải thanh toán thuế chống phá giá cuối cùng như được qui định tại khoản 3, điều 9 bản thân nó không có nghĩa là việc xem xét lại theo như cách hiểu của Điều này.
[22] Trong trường hợp thuế chống phá giá được thu trên cơ sở hồi tố, nếu như kết luận của quá trình điều tra gần nhất theo thủ tục được qui định tại tiểu đoạn 3.1 của Điều 9 là sẽ không đánh thuế, thì bản thân đó không buộc các cơ quan có thẩm quyền phải chấm dứt áp dụng thuế có thời hạn.
[23] Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin và diễn giải theo đúng qui định Điều này dưới dạng một báo cáo riêng thì các cơ quan này phải đảm bảo rằng công chúng có khả năng tiếp cận được tới bản báo cáo đó.
[24] Điều này không ngăn cản việc có hành động theo như các điều khoản khác của GATT 1994 trong trường hợp thích hợp.
AGREEMENT ON IMPLEMENTATION OF ARTICLE VI OF THE GENERAL AGREEMENT ON TARIFFS AND TRADE 1994
Members hereby agree as follows:
PART I
Article 1
Principles
An anti‑dumping measure shall be applied only under the circumstances provided for in Article VI of GATT 1994 and pursuant to investigations initiated[1] and conducted in accordance with the provisions of this Agreement. The following provisions govern the application of Article VI of GATT 1994 in so far as action is taken under anti‑dumping legislation or regulations.
Article 2
Determination of Dumping
2.1 For the purpose of this Agreement, a product is to be considered as being dumped, i.e. introduced into the commerce of another country at less than its normal value, if the export price of the product exported from one country to another is less than the comparable price, in the ordinary course of trade, for the like product when destined for consumption in the exporting country.
2.2 When there are no sales of the like product in the ordinary course of trade in the domestic market of the exporting country or when, because of the particular market situation or the low volume of the sales in the domestic market of the exporting country[2], such sales do not permit a proper comparison, the margin of dumping shall be determined by comparison with a comparable price of the like product when exported to an appropriate third country, provided that this price is representative, or with the cost of production in the country of origin plus a reasonable amount for administrative, selling and general costs and for profits.
2.2.1 Sales of the like product in the domestic market of the exporting country or sales to a third country at prices below per unit (fixed and variable) costs of production plus administrative, selling and general costs may be treated as not being in the ordinary course of trade by reason of price and may be disregarded in determining normal value only if the authorities[3] determine that such sales are made within an extended period of time[4] in substantial quantities[5] and are at prices which do not provide for the recovery of all costs within a reasonable period of time. If prices which are below per unit costs at the time of sale are above weighted average per unit costs for the period of investigation, such prices shall be considered to provide for recovery of costs within a reasonable period of time.
2.2.1.1 For the purpose of paragraph 2, costs shall normally be calculated on the basis of records kept by the exporter or producer under investigation, provided that such records are in accordance with the generally accepted accounting principles of the exporting country and reasonably reflect the costs associated with the production and sale of the product under consideration. Authorities shall consider all available evidence on the proper allocation of costs, including that which is made available by the exporter or producer in the course of the investigation provided that such allocations have been historically utilized by the exporter or producer, in particular in relation to establishing appropriate amortization and depreciation periods and allowances for capital expenditures and other development costs. Unless already reflected in the cost allocations under this sub‑paragraph, costs shall be adjusted appropriately for those non‑recurring items of cost which benefit future and/or current production, or for circumstances in which costs during the period of investigation are affected by start‑up operations.[6]
2.2.2 For the purpose of paragraph 2, the amounts for administrative, selling and general costs and for profits shall be based on actual data pertaining to production and sales in the ordinary course of trade of the like product by the exporter or producer under investigation. When such amounts cannot be determined on this basis, the amounts may be determined on the basis of:
(i) the actual amounts incurred and realized by the exporter or producer in question in respect of production and sales in the domestic market of the country of origin of the same general category of products;
(ii) the weighted average of the actual amounts incurred and realized by other exporters or producers subject to investigation in respect of production and sales of the like product in the domestic market of the country of origin;
(iii) any other reasonable method, provided that the amount for profit so established shall not exceed the profit normally realized by other exporters or producers on sales of products of the same general category in the domestic market of the country of origin.
2.3 In cases where there is no export price or where it appears to the authorities concerned that the export price is unreliable because of association or a compensatory arrangement between the exporter and the importer or a third party, the export price may be constructed on the basis of the price at which the imported products are first resold to an independent buyer, or if the products are not resold to an independent buyer, or not resold in the condition as imported, on such reasonable basis as the authorities may determine.
2.4 A fair comparison shall be made between the export price and the normal value. This comparison shall be made at the same level of trade, normally at the ex‑factory level, and in respect of sales made at as nearly as possible the same time. Due allowance shall be made in each case, on its merits, for differences which affect price comparability, including differences in conditions and terms of sale, taxation, levels of trade, quantities, physical characteristics, and any other differences which are also demonstrated to affect price comparability.[7] In the cases referred to in paragraph 3, allowances for costs, including duties and taxes, incurred between importation and resale, and for profits accruing, should also be made. If in these cases price comparability has been affected, the authorities shall establish the normal value at a level of trade equivalent to the level of trade of the constructed export price, or shall make due allowance as warranted under this paragraph. The authorities shall indicate to the parties in question what information is necessary to ensure a fair comparison and shall not impose an unreasonable burden of proof on those parties.
2.4.1 When the comparison under paragraph 4 requires a conversion of currencies, such conversion should be made using the rate of exchange on the date of sale[8], provided that when a sale of foreign currency on forward markets is directly linked to the export sale involved, the rate of exchange in the forward sale shall be used. Fluctuations in exchange rates shall be ignored and in an investigation the authorities shall allow exporters at least 60 days to have adjusted their export prices to reflect sustained movements in exchange rates during the period of investigation.
2.4.2 Subject to the provisions governing fair comparison in paragraph 4, the existence of margins of dumping during the investigation phase shall normally be established on the basis of a comparison of a weighted average normal value with a weighted average of prices of all comparable export transactions or by a comparison of normal value and export prices on a transaction‑to‑transaction basis. A normal value established on a weighted average basis may be compared to prices of individual export transactions if the authorities find a pattern of export prices which differ significantly among different purchasers, regions or time periods, and if an explanation is provided as to why such differences cannot be taken into account appropriately by the use of a weighted average‑to‑weighted average or transaction‑to‑transaction comparison.
2.5 In the case where products are not imported directly from the country of origin but are exported to the importing Member from an intermediate country, the price at which the products are sold from the country of export to the importing Member shall normally be compared with the comparable price in the country of export. However, comparison may be made with the price in the country of origin, if, for example, the products are merely transshipped through the country of export, or such products are not produced in the country of export, or there is no comparable price for them in the country of export.
2.6 Throughout this Agreement the term "like product" ("produit similaire") shall be interpreted to mean a product which is identical, i.e. alike in all respects to the product under consideration, or in the absence of such a product, another product which, although not alike in all respects, has characteristics closely resembling those of the product under consideration.
2.7 This Article is without prejudice to the second Supplementary Provision to paragraph 1 of Article VI in Annex I to GATT 1994.
Article 3
Determination of Injury[9]
3.1 A determination of injury for purposes of Article VI of GATT 1994 shall be based on positive evidence and involve an objective examination of both (a) the volume of the dumped imports and the effect of the dumped imports on prices in the domestic market for like products, and (b) the consequent impact of these imports on domestic producers of such products.
3.2 With regard to the volume of the dumped imports, the investigating authorities shall consider whether there has been a significant increase in dumped imports, either in absolute terms or relative to production or consumption in the importing Member. With regard to the effect of the dumped imports on prices, the investigating authorities shall consider whether there has been a significant price undercutting by the dumped imports as compared with the price of a like product of the importing Member, or whether the effect of such imports is otherwise to depress prices to a significant degree or prevent price increases, which otherwise would have occurred, to a significant degree. No one or several of these factors can necessarily give decisive guidance.
3.3 Where imports of a product from more than one country are simultaneously subject to anti‑dumping investigations, the investigating authorities may cumulatively assess the effects of such imports only if they determine that (a) the margin of dumping established in relation to the imports from each country is more than de minimis as defined in paragraph 8 of Article 5 and the volume of imports from each country is not negligible and (b) a cumulative assessment of the effects of the imports is appropriate in light of the conditions of competition between the imported products and the conditions of competition between the imported products and the like domestic product.
3.4 The examination of the impact of the dumped imports on the domestic industry concerned shall include an evaluation of all relevant economic factors and indices having a bearing on the state of the industry, including actual and potential decline in sales, profits, output, market share, productivity, return on investments, or utilization of capacity; factors affecting domestic prices; the magnitude of the margin of dumping; actual and potential negative effects on cash flow, inventories, employment, wages, growth, ability to raise capital or investments. This list is not exhaustive, nor can one or several of these factors necessarily give decisive guidance.
3.5 It must be demonstrated that the dumped imports are, through the effects of dumping, as set forth in paragraphs 2 and 4, causing injury within the meaning of this Agreement. The demonstration of a causal relationship between the dumped imports and the injury to the domestic industry shall be based on an examination of all relevant evidence before the authorities. The authorities shall also examine any known factors other than the dumped imports which at the same time are injuring the domestic industry, and the injuries caused by these other factors must not be attributed to the dumped imports. Factors which may be relevant in this respect include, inter alia, the volume and prices of imports not sold at dumping prices, contraction in demand or changes in the patterns of consumption, trade restrictive practices of and competition between the foreign and domestic producers, developments in technology and the export performance and productivity of the domestic industry.
3.6 The effect of the dumped imports shall be assessed in relation to the domestic production of the like product when available data permit the separate identification of that production on the basis of such criteria as the production process, producers' sales and profits. If such separate identification of that production is not possible, the effects of the dumped imports shall be assessed by the examination of the production of the narrowest group or range of products, which includes the like product, for which the necessary information can be provided.
3.7 A determination of a threat of material injury shall be based on facts and not merely on allegation, conjecture or remote possibility. The change in circumstances which would create a situation in which the dumping would cause injury must be clearly foreseen and imminent.[10] In making a determination regarding the existence of a threat of material injury, the authorities should consider, inter alia, such factors as:
(i) a significant rate of increase of dumped imports into the domestic market indicating the likelihood of substantially increased importation;
(ii) sufficient freely disposable, or an imminent, substantial increase in, capacity of the exporter indicating the likelihood of substantially increased dumped exports to the importing Member's market, taking into account the availability of other export markets to absorb any additional exports;
(iii) whether imports are entering at prices that will have a significant depressing or suppressing effect on domestic prices, and would likely increase demand for further imports; and
(iv) inventories of the product being investigated.
No one of these factors by itself can necessarily give decisive guidance but the totality of the factors considered must lead to the conclusion that further dumped exports are imminent and that, unless protective action is taken, material injury would occur.
3.8 With respect to cases where injury is threatened by dumped imports, the application of anti‑dumping measures shall be considered and decided with special care.
Article 4
Definition of Domestic Industry
4.1 For the purposes of this Agreement, the term "domestic industry" shall be interpreted as referring to the domestic producers as a whole of the like products or to those of them whose collective output of the products constitutes a major proportion of the total domestic production of those products, except that:
(i) when producers are related[11] to the exporters or importers or are themselves importers of the allegedly dumped product, the term "domestic industry" may be interpreted as referring to the rest of the producers;
(ii) in exceptional circumstances the territory of a Member may, for the production in question, be divided into two or more competitive markets and the producers within each market may be regarded as a separate industry if (a) the producers within such market sell all or almost all of their production of the product in question in that market, and (b) the demand in that market is not to any substantial degree supplied by producers of the product in question located elsewhere in the territory. In such circumstances, injury may be found to exist even where a major portion of the total domestic industry is not injured, provided there is a concentration of dumped imports into such an isolated market and provided further that the dumped imports are causing injury to the producers of all or almost all of the production within such market.
4.2 When the domestic industry has been interpreted as referring to the producers in a certain area, i.e. a market as defined in paragraph 1(ii), anti‑dumping duties shall be levied[12] only on the products in question consigned for final consumption to that area. When the constitutional law of the importing Member does not permit the levying of anti‑dumping duties on such a basis, the importing Member may levy the anti‑dumping duties without limitation only if (a) the exporters shall have been given an opportunity to cease exporting at dumped prices to the area concerned or otherwise give assurances pursuant to Article 8 and adequate assurances in this regard have not been promptly given, and (b) such duties cannot be levied only on products of specific producers which supply the area in question.
4.3 Where two or more countries have reached under the provisions of paragraph 8(a) of Article XXIV of GATT 1994 such a level of integration that they have the characteristics of a single, unified market, the industry in the entire area of integration shall be taken to be the domestic industry referred to in paragraph 1.
4.4 The provisions of paragraph 6 of Article 3 shall be applicable to this Article.
Article 5
Initiation and Subsequent Investigation
5.1 Except as provided for in paragraph 6, an investigation to determine the existence, degree and effect of any alleged dumping shall be initiated upon a written application by or on behalf of the domestic industry.
5.2 An application under paragraph 1 shall include evidence of (a) dumping, (b) injury within the meaning of Article VI of GATT 1994 as interpreted by this Agreement and (c) a causal link between the dumped imports and the alleged injury. Simple assertion, unsubstantiated by relevant evidence, cannot be considered sufficient to meet the requirements of this paragraph. The application shall contain such information as is reasonably available to the applicant on the following:
(i) the identity of the applicant and a description of the volume and value of the domestic production of the like product by the applicant. Where a written application is made on behalf of the domestic industry, the application shall identify the industry on behalf of which the application is made by a list of all known domestic producers of the like product (or associations of domestic producers of the like product) and, to the extent possible, a description of the volume and value of domestic production of the like product accounted for by such producers;
(ii) a complete description of the allegedly dumped product, the names of the country or countries of origin or export in question, the identity of each known exporter or foreign producer and a list of known persons importing the product in question;
(iii) information on prices at which the product in question is sold when destined for consumption in the domestic markets of the country or countries of origin or export (or, where appropriate, information on the prices at which the product is sold from the country or countries of origin or export to a third country or countries, or on the constructed value of the product) and information on export prices or, where appropriate, on the prices at which the product is first resold to an independent buyer in the territory of the importing Member;
(iv) information on the evolution of the volume of the allegedly dumped imports, the effect of these imports on prices of the like product in the domestic market and the consequent impact of the imports on the domestic industry, as demonstrated by relevant factors and indices having a bearing on the state of the domestic industry, such as those listed in paragraphs 2 and 4 of Article 3.
5.3 The authorities shall examine the accuracy and adequacy of the evidence provided in the application to determine whether there is sufficient evidence to justify the initiation of an investigation.
5.4 An investigation shall not be initiated pursuant to paragraph 1 unless the authorities have determined, on the basis of an examination of the degree of support for, or opposition to, the application expressed[13] by domestic producers of the like product, that the application has been made by or on behalf of the domestic industry.[14] The application shall be considered to have been made "by or on behalf of the domestic industry" if it is supported by those domestic producers whose collective output constitutes more than 50 per cent of the total production of the like product produced by that portion of the domestic industry expressing either support for or opposition to the application. However, no investigation shall be initiated when domestic producers expressly supporting the application account for less than 25 per cent of total production of the like product produced by the domestic industry.
5.5 The authorities shall avoid, unless a decision has been made to initiate an investigation, any publicizing of the application for the initiation of an investigation. However, after receipt of a properly documented application and before proceeding to initiate an investigation, the authorities shall notify the government of the exporting Member concerned.
5.6 If, in special circumstances, the authorities concerned decide to initiate an investigation without having received a written application by or on behalf of a domestic industry for the initiation of such investigation, they shall proceed only if they have sufficient evidence of dumping, injury and a causal link, as described in paragraph 2, to justify the initiation of an investigation.
5.7 The evidence of both dumping and injury shall be considered simultaneously (a) in the decision whether or not to initiate an investigation, and (b) thereafter, during the course of the investigation, starting on a date not later than the earliest date on which in accordance with the provisions of this Agreement provisional measures may be applied.
5.8 An application under paragraph 1 shall be rejected and an investigation shall be terminated promptly as soon as the authorities concerned are satisfied that there is not sufficient evidence of either dumping or of injury to justify proceeding with the case. There shall be immediate termination in cases where the authorities determine that the margin of dumping is de minimis, or that the volume of dumped imports, actual or potential, or the injury, is negligible. The margin of dumping shall be considered to be de minimis if this margin is less than 2 per cent, expressed as a percentage of the export price. The volume of dumped imports shall normally be regarded as negligible if the volume of dumped imports from a particular country is found to account for less than 3 per cent of imports of the like product in the importing Member, unless countries which individually account for less than 3 per cent of the imports of the like product in the importing Member collectively account for more than 7 per cent of imports of the like product in the importing Member.
5.9 An anti‑dumping proceeding shall not hinder the procedures of customs clearance.
5.10 Investigations shall, except in special circumstances, be concluded within one year, and in no case more than 18 months, after their initiation.
Article 6
Evidence
6.1 All interested parties in an anti‑dumping investigation shall be given notice of the information which the authorities require and ample opportunity to present in writing all evidence which they consider relevant in respect of the investigation in question.
6.1.1 Exporters or foreign producers receiving questionnaires used in an anti‑dumping investigation shall be given at least 30 days for reply.[15] Due consideration should be given to any request for an extension of the 30‑day period and, upon cause shown, such an extension should be granted whenever practicable.
6.1.2 Subject to the requirement to protect confidential information, evidence presented in writing by one interested party shall be made available promptly to other interested parties participating in the investigation.
6.1.3 As soon as an investigation has been initiated, the authorities shall provide the full text of the written application received under paragraph 1 of Article 5 to the known exporters[16] and to the authorities of the exporting Member and shall make it available, upon request, to other interested parties involved. Due regard shall be paid to the requirement for the protection of confidential information, as provided for in paragraph 5.
6.2 Throughout the anti‑dumping investigation all interested parties shall have a full opportunity for the defence of their interests. To this end, the authorities shall, on request, provide opportunities for all interested parties to meet those parties with adverse interests, so that opposing views may be presented and rebuttal arguments offered. Provision of such opportunities must take account of the need to preserve confidentiality and of the convenience to the parties. There shall be no obligation on any party to attend a meeting, and failure to do so shall not be prejudicial to that party's case. Interested parties shall also have the right, on justification, to present other information orally.
6.3 Oral information provided under paragraph 2 shall be taken into account by the authorities only in so far as it is subsequently reproduced in writing and made available to other interested parties, as provided for in subparagraph 1.2.
6.4 The authorities shall whenever practicable provide timely opportunities for all interested parties to see all information that is relevant to the presentation of their cases, that is not confidential as defined in paragraph 5, and that is used by the authorities in an anti‑dumping investigation, and to prepare presentations on the basis of this information.
6.5 Any information which is by nature confidential (for example, because its disclosure would be of significant competitive advantage to a competitor or because its disclosure would have a significantly adverse effect upon a person supplying the information or upon a person from whom that person acquired the information), or which is provided on a confidential basis by parties to an investigation shall, upon good cause shown, be treated as such by the authorities. Such information shall not be disclosed without specific permission of the party submitting it.[17]
6.5.1 The authorities shall require interested parties providing confidential information to furnish non‑confidential summaries thereof. These summaries shall be in sufficient detail to permit a reasonable understanding of the substance of the information submitted in confidence. In exceptional circumstances, such parties may indicate that such information is not susceptible of summary. In such exceptional circumstances, a statement of the reasons why summarization is not possible must be provided.
6.5.2 If the authorities find that a request for confidentiality is not warranted and if the supplier of the information is either unwilling to make the information public or to authorize its disclosure in generalized or summary form, the authorities may disregard such information unless it can be demonstrated to their satisfaction from appropriate sources that the information is correct.[18]
6.6 Except in circumstances provided for in paragraph 8, the authorities shall during the course of an investigation satisfy themselves as to the accuracy of the information supplied by interested parties upon which their findings are based.
6.7 In order to verify information provided or to obtain further details, the authorities may carry out investigations in the territory of other Members as required, provided they obtain the agreement of the firms concerned and notify the representatives of the government of the Member in question, and unless that Member objects to the investigation. The procedures described in Annex I shall apply to investigations carried out in the territory of other Members. Subject to the requirement to protect confidential information, the authorities shall make the results of any such investigations available, or shall provide disclosure thereof pursuant to paragraph 9, to the firms to which they pertain and may make such results available to the applicants.
6.8 In cases in which any interested party refuses access to, or otherwise does not provide, necessary information within a reasonable period or significantly impedes the investigation, preliminary and final determinations, affirmative or negative, may be made on the basis of the facts available. The provisions of Annex II shall be observed in the application of this paragraph.
6.9 The authorities shall, before a final determination is made, inform all interested parties of the essential facts under consideration which form the basis for the decision whether to apply definitive measures. Such disclosure should take place in sufficient time for the parties to defend their interests.
6.10 The authorities shall, as a rule, determine an individual margin of dumping for each known exporter or producer concerned of the product under investigation. In cases where the number of exporters, producers, importers or types of products involved is so large as to make such a determination impracticable, the authorities may limit their examination either to a reasonable number of interested parties or products by using samples which are statistically valid on the basis of information available to the authorities at the time of the selection, or to the largest percentage of the volume of the exports from the country in question which can reasonably be investigated.
6.10.1 Any selection of exporters, producers, importers or types of products made under this paragraph shall preferably be chosen in consultation with and with the consent of the exporters, producers or importers concerned.
6.10.2 In cases where the authorities have limited their examination, as provided for in this paragraph, they shall nevertheless determine an individual margin of dumping for any exporter or producer not initially selected who submits the necessary information in time for that information to be considered during the course of the investigation, except where the number of exporters or producers is so large that individual examinations would be unduly burdensome to the authorities and prevent the timely completion of the investigation. Voluntary responses shall not be discouraged.
6.11 For the purposes of this Agreement, "interested parties" shall include:
(i) an exporter or foreign producer or the importer of a product subject to investigation, or a trade or business association a majority of the members of which are producers, exporters or importers of such product;
(ii) the government of the exporting Member; and
(iii) a producer of the like product in the importing Member or a trade and business association a majority of the members of which produce the like product in the territory of the importing Member.
This list shall not preclude Members from allowing domestic or foreign parties other than those mentioned above to be included as interested parties.
6.12 The authorities shall provide opportunities for industrial users of the product under investigation, and for representative consumer organizations in cases where the product is commonly sold at the retail level, to provide information which is relevant to the investigation regarding dumping, injury and causality.
6.13 The authorities shall take due account of any difficulties experienced by interested parties, in particular small companies, in supplying information requested, and shall provide any assistance practicable.
6.14 The procedures set out above are not intended to prevent the authorities of a Member from proceeding expeditiously with regard to initiating an investigation, reaching preliminary or final determinations, whether affirmative or negative, or from applying provisional or final measures, in accordance with relevant provisions of this Agreement.
Article 7
Provisional Measures
7.1 Provisional measures may be applied only if:
(i) an investigation has been initiated in accordance with the provisions of Article 5, a public notice has been given to that effect and interested parties have been given adequate opportunities to submit information and make comments;
(ii) a preliminary affirmative determination has been made of dumping and consequent injury to a domestic industry; and
(iii) the authorities concerned judge such measures necessary to prevent injury being caused during the investigation.
7.2 Provisional measures may take the form of a provisional duty or, preferably, a security ‑ by cash deposit or bond ‑ equal to the amount of the anti‑dumping duty provisionally estimated, being not greater than the provisionally estimated margin of dumping. Withholding of appraisement is an appropriate provisional measure, provided that the normal duty and the estimated amount of the anti‑dumping duty be indicated and as long as the withholding of appraisement is subject to the same conditions as other provisional measures.
7.3 Provisional measures shall not be applied sooner than 60 days from the date of initiation of the investigation.
7.4 The application of provisional measures shall be limited to as short a period as possible, not exceeding four months or, on decision of the authorities concerned, upon request by exporters representing a significant percentage of the trade involved, to a period not exceeding six months. When authorities, in the course of an investigation, examine whether a duty lower than the margin of dumping would be sufficient to remove injury, these periods may be six and nine months, respectively.
7.5 The relevant provisions of Article 9 shall be followed in the application of provisional measures.
Article 8
Price Undertakings
8.1 Proceedings may[19] be suspended or terminated without the imposition of provisional measures or anti‑dumping duties upon receipt of satisfactory voluntary undertakings from any exporter to revise its prices or to cease exports to the area in question at dumped prices so that the authorities are satisfied that the injurious effect of the dumping is eliminated. Price increases under such undertakings shall not be higher than necessary to eliminate the margin of dumping. It is desirable that the price increases be less than the margin of dumping if such increases would be adequate to remove the injury to the domestic industry.
8.2 Price undertakings shall not be sought or accepted from exporters unless the authorities of the importing Member have made a preliminary affirmative determination of dumping and injury caused by such dumping.
8.3 Undertakings offered need not be accepted if the authorities consider their acceptance impractical, for example, if the number of actual or potential exporters is too great, or for other reasons, including reasons of general policy. Should the case arise and where practicable, the authorities shall provide to the exporter the reasons which have led them to consider acceptance of an undertaking as inappropriate, and shall, to the extent possible, give the exporter an opportunity to make comments thereon.
8.4 If an undertaking is accepted, the investigation of dumping and injury shall nevertheless be completed if the exporter so desires or the authorities so decide. In such a case, if a negative determination of dumping or injury is made, the undertaking shall automatically lapse, except in cases where such a determination is due in large part to the existence of a price undertaking. In such cases, the authorities may require that an undertaking be maintained for a reasonable period consistent with the provisions of this Agreement. In the event that an affirmative determination of dumping and injury is made, the undertaking shall continue consistent with its terms and the provisions of this Agreement.
8.5 Price undertakings may be suggested by the authorities of the importing Member, but no exporter shall be forced to enter into such undertakings. The fact that exporters do not offer such undertakings, or do not accept an invitation to do so, shall in no way prejudice the consideration of the case. However, the authorities are free to determine that a threat of injury is more likely to be realized if the dumped imports continue.
8.6 Authorities of an importing Member may require any exporter from whom an undertaking has been accepted to provide periodically information relevant to the fulfilment of such an undertaking and to permit verification of pertinent data. In case of violation of an undertaking, the authorities of the importing Member may take, under this Agreement in conformity with its provisions, expeditious actions which may constitute immediate application of provisional measures using the best information available. In such cases, definitive duties may be levied in accordance with this Agreement on products entered for consumption not more than 90 days before the application of such provisional measures, except that any such retroactive assessment shall not apply to imports entered before the violation of the undertaking.
Article 9
Imposition and Collection of Anti‑Dumping Duties
9.1 The decision whether or not to impose an anti‑dumping duty in cases where all requirements for the imposition have been fulfilled, and the decision whether the amount of the anti‑dumping duty to be imposed shall be the full margin of dumping or less, are decisions to be made by the authorities of the importing Member. It is desirable that the imposition be permissive in the territory of all Members, and that the duty be less than the margin if such lesser duty would be adequate to remove the injury to the domestic industry.
9.2 When an anti‑dumping duty is imposed in respect of any product, such anti‑dumping duty shall be collected in the appropriate amounts in each case, on a non‑discriminatory basis on imports of such product from all sources found to be dumped and causing injury, except as to imports from those sources from which price undertakings under the terms of this Agreement have been accepted. The authorities shall name the supplier or suppliers of the product concerned. If, however, several suppliers from the same country are involved, and it is impracticable to name all these suppliers, the authorities may name the supplying country concerned. If several suppliers from more than one country are involved, the authorities may name either all the suppliers involved, or, if this is impracticable, all the supplying countries involved.
9.3 The amount of the anti‑dumping duty shall not exceed the margin of dumping as established under Article 2.
9.3.1 When the amount of the anti‑dumping duty is assessed on a retrospective basis, the determination of the final liability for payment of anti‑dumping duties shall take place as soon as possible, normally within 12 months, and in no case more than 18 months, after the date on which a request for a final assessment of the amount of the anti‑dumping duty has been made.[20] Any refund shall be made promptly and normally in not more than 90 days following the determination of final liability made pursuant to this sub‑paragraph. In any case, where a refund is not made within 90 days, the authorities shall provide an explanation if so requested.
9.3.2 When the amount of the anti‑dumping duty is assessed on a prospective basis, provision shall be made for a prompt refund, upon request, of any duty paid in excess of the margin of dumping. A refund of any such duty paid in excess of the actual margin of dumping shall normally take place within 12 months, and in no case more than 18 months, after the date on which a request for a refund, duly supported by evidence, has been made by an importer of the product subject to the anti‑dumping duty. The refund authorized should normally be made within 90 days of the above‑noted decision.
9.3.3 In determining whether and to what extent a reimbursement should be made when the export price is constructed in accordance with paragraph 3 of Article 2, authorities should take account of any change in normal value, any change in costs incurred between importation and resale, and any movement in the resale price which is duly reflected in subsequent selling prices, and should calculate the export price with no deduction for the amount of anti‑dumping duties paid when conclusive evidence of the above is provided.
9.4 When the authorities have limited their examination in accordance with the second sentence of paragraph 10 of Article 6, any anti‑dumping duty applied to imports from exporters or producers not included in the examination shall not exceed:
(i) the weighted average margin of dumping established with respect to the selected exporters or producers or,
(ii) where the liability for payment of anti‑dumping duties is calculated on the basis of a prospective normal value, the difference between the weighted average normal value of the selected exporters or producers and the export prices of exporters or producers not individually examined,
provided that the authorities shall disregard for the purpose of this paragraph any zero and de minimis margins and margins established under the circumstances referred to in paragraph 8 of Article 6. The authorities shall apply individual duties or normal values to imports from any exporter or producer not included in the examination who has provided the necessary information during the course of the investigation, as provided for in subparagraph 10.2 of Article 6.
9.5 If a product is subject to anti‑dumping duties in an importing Member, the authorities shall promptly carry out a review for the purpose of determining individual margins of dumping for any exporters or producers in the exporting country in question who have not exported the product to the importing Member during the period of investigation, provided that these exporters or producers can show that they are not related to any of the exporters or producers in the exporting country who are subject to the anti‑dumping duties on the product. Such a review shall be initiated and carried out on an accelerated basis, compared to normal duty assessment and review proceedings in the importing Member. No anti‑dumping duties shall be levied on imports from such exporters or producers while the review is being carried out. The authorities may, however, withhold appraisement and/or request guarantees to ensure that, should such a review result in a determination of dumping in respect of such producers or exporters, anti‑dumping duties can be levied retroactively to the date of the initiation of the review.
Article 10
Retroactivity
10.1 Provisional measures and anti‑dumping duties shall only be applied to products which enter for consumption after the time when the decision taken under paragraph 1 of Article 7 and paragraph 1 of Article 9, respectively, enters into force, subject to the exceptions set out in this Article.
10.2 Where a final determination of injury (but not of a threat thereof or of a material retardation of the establishment of an industry) is made or, in the case of a final determination of a threat of injury, where the effect of the dumped imports would, in the absence of the provisional measures, have led to a determination of injury, anti‑dumping duties may be levied retroactively for the period for which provisional measures, if any, have been applied.
10.3 If the definitive anti‑dumping duty is higher than the provisional duty paid or payable, or the amount estimated for the purpose of the security, the difference shall not be collected. If the definitive duty is lower than the provisional duty paid or payable, or the amount estimated for the purpose of the security, the difference shall be reimbursed or the duty recalculated, as the case may be.
10.4 Except as provided in paragraph 2, where a determination of threat of injury or material retardation is made (but no injury has yet occurred) a definitive anti‑dumping duty may be imposed only from the date of the determination of threat of injury or material retardation, and any cash deposit made during the period of the application of provisional measures shall be refunded and any bonds released in an expeditious manner.
10.5 Where a final determination is negative, any cash deposit made during the period of the application of provisional measures shall be refunded and any bonds released in an expeditious manner.
10.6 A definitive anti‑dumping duty may be levied on products which were entered for consumption not more than 90 days prior to the date of application of provisional measures, when the authorities determine for the dumped product in question that:
(i) there is a history of dumping which caused injury or that the importer was, or should have been, aware that the exporter practises dumping and that such dumping would cause injury, and
(ii) the injury is caused by massive dumped imports of a product in a relatively short time which in light of the timing and the volume of the dumped imports and other circumstances (such as a rapid build‑up of inventories of the imported product) is likely to seriously undermine the remedial effect of the definitive anti‑dumping duty to be applied, provided that the importers concerned have been given an opportunity to comment.
10.7 The authorities may, after initiating an investigation, take such measures as the withholding of appraisement or assessment as may be necessary to collect anti‑dumping duties retroactively, as provided for in paragraph 6, once they have sufficient evidence that the conditions set forth in that paragraph are satisfied.
10.8 No duties shall be levied retroactively pursuant to paragraph 6 on products entered for consumption prior to the date of initiation of the investigation.
Article 11
Duration and Review of Anti‑Dumping Duties and Price Undertakings
11.1 An anti‑dumping duty shall remain in force only as long as and to the extent necessary to counteract dumping which is causing injury.
11.2 The authorities shall review the need for the continued imposition of the duty, where warranted, on their own initiative or, provided that a reasonable period of time has elapsed since the imposition of the definitive anti‑dumping duty, upon request by any interested party which submits positive information substantiating the need for a review.[21] Interested parties shall have the right to request the authorities to examine whether the continued imposition of the duty is necessary to offset dumping, whether the injury would be likely to continue or recur if the duty were removed or varied, or both. If, as a result of the review under this paragraph, the authorities determine that the anti‑dumping duty is no longer warranted, it shall be terminated immediately.
11.3 Notwithstanding the provisions of paragraphs 1 and 2, any definitive anti‑dumping duty shall be terminated on a date not later than five years from its imposition (or from the date of the most recent review under paragraph 2 if that review has covered both dumping and injury, or under this paragraph), unless the authorities determine, in a review initiated before that date on their own initiative or upon a duly substantiated request made by or on behalf of the domestic industry within a reasonable period of time prior to that date, that the expiry of the duty would be likely to lead to continuation or recurrence of dumping and injury.[22] The duty may remain in force pending the outcome of such a review.
11.4 The provisions of Article 6 regarding evidence and procedure shall apply to any review carried out under this Article. Any such review shall be carried out expeditiously and shall normally be concluded within 12 months of the date of initiation of the review.
11.5 The provisions of this Article shall apply mutatis mutandis to price undertakings accepted under Article 8.
Article 12
Public Notice and Explanation of Determinations
12.1 When the authorities are satisfied that there is sufficient evidence to justify the initiation of an anti‑dumping investigation pursuant to Article 5, the Member or Members the products of which are subject to such investigation and other interested parties known to the investigating authorities to have an interest therein shall be notified and a public notice shall be given.
12.1.1 A public notice of the initiation of an investigation shall contain, or otherwise make available through a separate report[23], adequate information on the following:
(i) the name of the exporting country or countries and the product involved;
(ii) the date of initiation of the investigation;
(iii) the basis on which dumping is alleged in the application;
(iv) a summary of the factors on which the allegation of injury is based;
(v) the address to which representations by interested parties should be directed;
(vi) the time‑limits allowed to interested parties for making their views known.
12.2 Public notice shall be given of any preliminary or final determination, whether affirmative or negative, of any decision to accept an undertaking pursuant to Article 8, of the termination of such an undertaking, and of the termination of a definitive anti‑dumping duty. Each such notice shall set forth, or otherwise make available through a separate report, in sufficient detail the findings and conclusions reached on all issues of fact and law considered material by the investigating authorities. All such notices and reports shall be forwarded to the Member or Members the products of which are subject to such determination or undertaking and to other interested parties known to have an interest therein.
12.2.1 A public notice of the imposition of provisional measures shall set forth, or otherwise make available through a separate report, sufficiently detailed explanations for the preliminary determinations on dumping and injury and shall refer to the matters of fact and law which have led to arguments being accepted or rejected. Such a notice or report shall, due regard being paid to the requirement for the protection of confidential information, contain in particular:
(i) the names of the suppliers, or when this is impracticable, the supplying countries involved;
(ii) a description of the product which is sufficient for customs purposes;
(iii) the margins of dumping established and a full explanation of the reasons for the methodology used in the establishment and comparison of the export price and the normal value under Article 2;
(iv) considerations relevant to the injury determination as set out in Article 3;
(v) the main reasons leading to the determination.
12.2.2 A public notice of conclusion or suspension of an investigation in the case of an affirmative determination providing for the imposition of a definitive duty or the acceptance of a price undertaking shall contain, or otherwise make available through a separate report, all relevant information on the matters of fact and law and reasons which have led to the imposition of final measures or the acceptance of a price undertaking, due regard being paid to the requirement for the protection of confidential information. In particular, the notice or report shall contain the information described in subparagraph 2.1, as well as the reasons for the acceptance or rejection of relevant arguments or claims made by the exporters and importers, and the basis for any decision made under subparagraph 10.2 of Article 6.
12.2.3 A public notice of the termination or suspension of an investigation following the acceptance of an undertaking pursuant to Article 8 shall include, or otherwise make available through a separate report, the non‑confidential part of this undertaking.
12.3 The provisions of this Article shall apply mutatis mutandis to the initiation and completion of reviews pursuant to Article 11 and to decisions under Article 10 to apply duties retroactively.
Article 13
Judicial Review
Each Member whose national legislation contains provisions on anti‑dumping measures shall maintain judicial, arbitral or administrative tribunals or procedures for the purpose, inter alia, of the prompt review of administrative actions relating to final determinations and reviews of determinations within the meaning of Article 11. Such tribunals or procedures shall be independent of the authorities responsible for the determination or review in question.
Article 14
Anti‑Dumping Action on Behalf of a Third Country
14.1 An application for anti‑dumping action on behalf of a third country shall be made by the authorities of the third country requesting action.
14.2 Such an application shall be supported by price information to show that the imports are being dumped and by detailed information to show that the alleged dumping is causing injury to the domestic industry concerned in the third country. The government of the third country shall afford all assistance to the authorities of the importing country to obtain any further information which the latter may require.
14.3 In considering such an application, the authorities of the importing country shall consider the effects of the alleged dumping on the industry concerned as a whole in the third country; that is to say, the injury shall not be assessed in relation only to the effect of the alleged dumping on the industry's exports to the importing country or even on the industry's total exports.
14.4 The decision whether or not to proceed with a case shall rest with the importing country. If the importing country decides that it is prepared to take action, the initiation of the approach to the Council for Trade in Goods seeking its approval for such action shall rest with the importing country.
Article 15
Developing Country Members
It is recognized that special regard must be given by developed country Members to the special situation of developing country Members when considering the application of anti‑dumping measures under this Agreement. Possibilities of constructive remedies provided for by this Agreement shall be explored before applying anti‑dumping duties where they would affect the essential interests of developing country Members.
PART II
Article 16
Committee on Anti‑Dumping Practices
16.1 There is hereby established a Committee on Anti‑Dumping Practices (referred to in this Agreement as the "Committee") composed of representatives from each of the Members. The Committee shall elect its own Chairman and shall meet not less than twice a year and otherwise as envisaged by relevant provisions of this Agreement at the request of any Member. The Committee shall carry out responsibilities as assigned to it under this Agreement or by the Members and it shall afford Members the opportunity of consulting on any matters relating to the operation of the Agreement or the furtherance of its objectives. The WTO Secretariat shall act as the secretariat to the Committee.
16.2 The Committee may set up subsidiary bodies as appropriate.
16.3 In carrying out their functions, the Committee and any subsidiary bodies may consult with and seek information from any source they deem appropriate. However, before the Committee or a subsidiary body seeks such information from a source within the jurisdiction of a Member, it shall inform the Member involved. It shall obtain the consent of the Member and any firm to be consulted.
16.4 Members shall report without delay to the Committee all preliminary or final anti‑dumping actions taken. Such reports shall be available in the Secretariat for inspection by other Members. Members shall also submit, on a semi‑annual basis, reports of any anti‑dumping actions taken within the preceding six months. The semi-annual reports shall be submitted on an agreed standard form.
16.5 Each Member shall notify the Committee (a) which of its authorities are competent to initiate and conduct investigations referred to in Article 5 and (b) its domestic procedures governing the initiation and conduct of such investigations.
Article 17
Consultation and Dispute Settlement
17.1 Except as otherwise provided herein, the Dispute Settlement Understanding is applicable to consultations and the settlement of disputes under this Agreement.
17.2 Each Member shall afford sympathetic consideration to, and shall afford adequate opportunity for consultation regarding, representations made by another Member with respect to any matter affecting the operation of this Agreement.
17.3 If any Member considers that any benefit accruing to it, directly or indirectly, under this Agreement is being nullified or impaired, or that the achievement of any objective is being impeded, by another Member or Members, it may, with a view to reaching a mutually satisfactory resolution of the matter, request in writing consultations with the Member or Members in question. Each Member shall afford sympathetic consideration to any request from another Member for consultation.
17.4 If the Member that requested consultations considers that the consultations pursuant to paragraph 3 have failed to achieve a mutually agreed solution, and if final action has been taken by the administering authorities of the importing Member to levy definitive anti‑dumping duties or to accept price undertakings, it may refer the matter to the Dispute Settlement Body ("DSB"). When a provisional measure has a significant impact and the Member that requested consultations considers that the measure was taken contrary to the provisions of paragraph 1 of Article 7, that Member may also refer such matter to the DSB.
17.5 The DSB shall, at the request of the complaining party, establish a panel to examine the matter based upon:
(i) a written statement of the Member making the request indicating how a benefit accruing to it, directly or indirectly, under this Agreement has been nullified or impaired, or that the achieving of the objectives of the Agreement is being impeded, and
(ii) the facts made available in conformity with appropriate domestic procedures to the authorities of the importing Member.
17.6 In examining the matter referred to in paragraph 5:
(i) in its assessment of the facts of the matter, the panel shall determine whether the authorities' establishment of the facts was proper and whether their evaluation of those facts was unbiased and objective. If the establishment of the facts was proper and the evaluation was unbiased and objective, even though the panel might have reached a different conclusion, the evaluation shall not be overturned;
(ii) the panel shall interpret the relevant provisions of the Agreement in accordance with customary rules of interpretation of public international law. Where the panel finds that a relevant provision of the Agreement admits of more than one permissible interpretation, the panel shall find the authorities' measure to be in conformity with the Agreement if it rests upon one of those permissible interpretations.
17.7 Confidential information provided to the panel shall not be disclosed without formal authorization from the person, body or authority providing such information. Where such information is requested from the panel but release of such information by the panel is not authorized, a non‑confidential summary of the information, authorized by the person, body or authority providing the information, shall be provided.
PART III
Article 18
Final Provisions
18.1 No specific action against dumping of exports from another Member can be taken except in accordance with the provisions of GATT 1994, as interpreted by this Agreement.[24]
18.2 Reservations may not be entered in respect of any of the provisions of this Agreement without the consent of the other Members.
18.3 Subject to subparagraphs 3.1 and 3.2, the provisions of this Agreement shall apply to investigations, and reviews of existing measures, initiated pursuant to applications which have been made on or after the date of entry into force for a Member of the WTO Agreement.
18.3.1 With respect to the calculation of margins of dumping in refund procedures under paragraph 3 of Article 9, the rules used in the most recent determination or review of dumping shall apply.
18.3.2 For the purposes of paragraph 3 of Article 11, existing anti‑dumping measures shall be deemed to be imposed on a date not later than the date of entry into force for a Member of the WTO Agreement, except in cases in which the domestic legislation of a Member in force on that date already included a clause of the type provided for in that paragraph.
18.4 Each Member shall take all necessary steps, of a general or particular character, to ensure, not later than the date of entry into force of the WTO Agreement for it, the conformity of its laws, regulations and administrative procedures with the provisions of this Agreement as they may apply for the Member in question.
18.5 Each Member shall inform the Committee of any changes in its laws and regulations relevant to this Agreement and in the administration of such laws and regulations.
18.6 The Committee shall review annually the implementation and operation of this Agreement taking into account the objectives thereof. The Committee shall inform annually the Council for Trade in Goods of developments during the period covered by such reviews.
18.7 The Annexes to this Agreement constitute an integral part thereof.
ANNEX I
PROCEDURES FOR ON‑THE‑SPOT INVESTIGATIONS PURSUANT
TO PARAGRAPH 7 OF ARTICLE 6
1. Upon initiation of an investigation, the authorities of the exporting Member and the firms known to be concerned should be informed of the intention to carry out on‑the‑spot investigations.
2. If in exceptional circumstances it is intended to include non‑governmental experts in the investigating team, the firms and the authorities of the exporting Member should be so informed. Such non‑governmental experts should be subject to effective sanctions for breach of confidentiality requirements.
3. It should be standard practice to obtain explicit agreement of the firms concerned in the exporting Member before the visit is finally scheduled.
4. As soon as the agreement of the firms concerned has been obtained, the investigating authorities should notify the authorities of the exporting Member of the names and addresses of the firms to be visited and the dates agreed.
5. Sufficient advance notice should be given to the firms in question before the visit is made.
6. Visits to explain the questionnaire should only be made at the request of an exporting firm. Such a visit may only be made if (a) the authorities of the importing Member notify the representatives of the Member in question and (b) the latter do not object to the visit.
7. As the main purpose of the on‑the‑spot investigation is to verify information provided or to obtain further details, it should be carried out after the response to the questionnaire has been received unless the firm agrees to the contrary and the government of the exporting Member is informed by the investigating authorities of the anticipated visit and does not object to it; further, it should be standard practice prior to the visit to advise the firms concerned of the general nature of the information to be verified and of any further information which needs to be provided, though this should not preclude requests to be made on the spot for further details to be provided in the light of information obtained.
8. Enquiries or questions put by the authorities or firms of the exporting Members and essential to a successful on‑the‑spot investigation should, whenever possible, be answered before the visit is made.
ANNEX II
BEST INFORMATION AVAILABLE IN TERMS OF PARAGRAPH 8 OF ARTICLE 6
1. As soon as possible after the initiation of the investigation, the investigating authorities should specify in detail the information required from any interested party, and the manner in which that information should be structured by the interested party in its response. The authorities should also ensure that the party is aware that if information is not supplied within a reasonable time, the authorities will be free to make determinations on the basis of the facts available, including those contained in the application for the initiation of the investigation by the domestic industry.
2. The authorities may also request that an interested party provide its response in a particular medium (e.g. computer tape) or computer language. Where such a request is made, the authorities should consider the reasonable ability of the interested party to respond in the preferred medium or computer language, and should not request the party to use for its response a computer system other than that used by the party. The authority should not maintain a request for a computerized response if the interested party does not maintain computerized accounts and if presenting the response as requested would result in an unreasonable extra burden on the interested party, e.g. it would entail unreasonable additional cost and trouble. The authorities should not maintain a request for a response in a particular medium or computer language if the interested party does not maintain its computerized accounts in such medium or computer language and if presenting the response as requested would result in an unreasonable extra burden on the interested party, e.g. it would entail unreasonable additional cost and trouble.
3. All information which is verifiable, which is appropriately submitted so that it can be used in the investigation without undue difficulties, which is supplied in a timely fashion, and, where applicable, which is supplied in a medium or computer language requested by the authorities, should be taken into account when determinations are made. If a party does not respond in the preferred medium or computer language but the authorities find that the circumstances set out in paragraph 2 have been satisfied, the failure to respond in the preferred medium or computer language should not be considered to significantly impede the investigation.
4. Where the authorities do not have the ability to process information if provided in a particular medium (e.g. computer tape), the information should be supplied in the form of written material or any other form acceptable to the authorities.
5. Even though the information provided may not be ideal in all respects, this should not justify the authorities from disregarding it, provided the interested party has acted to the best of its ability.
6. If evidence or information is not accepted, the supplying party should be informed forthwith of the reasons therefor, and should have an opportunity to provide further explanations within a reasonable period, due account being taken of the time‑limits of the investigation. If the explanations are considered by the authorities as not being satisfactory, the reasons for the rejection of such evidence or information should be given in any published determinations.
7. If the authorities have to base their findings, including those with respect to normal value, on information from a secondary source, including the information supplied in the application for the initiation of the investigation, they should do so with special circumspection. In such cases, the authorities should, where practicable, check the information from other independent sources at their disposal, such as published price lists, official import statistics and customs returns, and from the information obtained from other interested parties during the investigation. It is clear, however, that if an interested party does not cooperate and thus relevant information is being withheld from the authorities, this situation could lead to a result which is less favourable to the party than if the party did cooperate.
[1] The term "initiated" as used in this Agreement means the procedural action by which a Member formally commences an investigation as provided in Article 5.
[2] Sales of the like product destined for consumption in the domestic market of the exporting country shall normally be considered a sufficient quantity for the determination of the normal value if such sales constitute 5 per cent or more of the sales of the product under consideration to the importing Member, provided that a lower ratio should be acceptable where the evidence demonstrates that domestic sales at such lower ratio are nonetheless of sufficient magnitude to provide for a proper comparison.
[3] When in this Agreement the term "authorities" is used, it shall be interpreted as meaning authorities at an appropriate senior level.
[4] The extended period of time should normally be one year but shall in no case be less than six months.
[5] Sales below per unit costs are made in substantial quantities when the authorities establish that the weighted average selling price of the transactions under consideration for the determination of the normal value is below the weighted average per unit costs, or that the volume of sales below per unit costs represents not less than 20 per cent of the volume sold in transactions under consideration for the determination of the normal value.
[6] The adjustment made for start-up operations shall reflect the costs at the end of the start-up period or, if that period extends beyond the period of investigation, the most recent costs which can reasonably be taken into account by the authorities during the investigation.
[7] It is understood that some of the above factors may overlap, and authorities shall ensure that they do not duplicate adjustments that have been already made under this provision.
[8] Normally, the date of sale would be the date of contract, purchase order, order confirmation, or invoice, whichever establishes the material terms of sale.
[9] Under this Agreement the term "injury" shall, unless otherwise specified, be taken to mean material injury to a domestic industry, threat of material injury to a domestic industry or material retardation of the establishment of such an industry and shall be interpreted in accordance with the provisions of this Article.
[10] One example, though not an exclusive one, is that there is convincing reason to believe that there will be, in the near future, substantially increased importation of the product at dumped prices.
[11] For the purpose of this paragraph, producers shall be deemed to be related to exporters or importers only if (a) one of them directly or indirectly controls the other; or (b) both of them are directly or indirectly controlled by a third person; or (c) together they directly or indirectly control a third person, provided that there are grounds for believing or suspecting that the effect of the relationship is such as to cause the producer concerned to behave differently from non-related producers. For the purpose of this paragraph, one shall be deemed to control another when the former is legally or operationally in a position to exercise restraint or direction over the latter.
[12] As used in this Agreement "levy" shall mean the definitive or final legal assessment or collection of a duty or tax.
[13] In the case of fragmented industries involving an exceptionally large number of producers, authorities may determine support and opposition by using statistically valid sampling techniques.
[14] Members are aware that in the territory of certain Members employees of domestic producers of the like product or representatives of those employees may make or support an application for an investigation under paragraph 1.
[15] As a general rule, the time‑limit for exporters shall be counted from the date of receipt of the questionnaire, which for this purpose shall be deemed to have been received one week from the date on which it was sent to the respondent or transmitted to the appropriate diplomatic representative of the exporting Member or, in the case of a separate customs territory Member of the WTO, an official representative of the exporting territory.
[16] It being understood that, where the number of exporters involved is particularly high, the full text of the written application should instead be provided only to the authorities of the exporting Member or to the relevant trade association.
[17] Members are aware that in the territory of certain Members disclosure pursuant to a narrowly-drawn protective order may be required.
[18] Members agree that requests for confidentiality should not be arbitrarily rejected.
[19] The word "may" shall not be interpreted to allow the simultaneous continuation of proceedings with the implementation of price undertakings except as provided in paragraph 4.
[20] It is understood that the observance of the time‑limits mentioned in this subparagraph and in subparagraph 3.2 may not be possible where the product in question is subject to judicial review proceedings.
[21] A determination of final liability for payment of anti-dumping duties, as provided for in paragraph 3 of Article 9, does not by itself constitute a review within the meaning of this Article.
[22] When the amount of the anti-dumping duty is assessed on a retrospective basis, a finding in the most recent assessment proceeding under subparagraph 3.1 of Article 9 that no duty is to be levied shall not by itself require the authorities to terminate the definitive duty.
[23] Where authorities provide information and explanations under the provisions of this Article in a separate report, they shall ensure that such report is readily available to the public.
[24] This is not intended to preclude action under other relevant provisions of GATT 1994, as appropriate.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây