Quyết định 953/2000/QĐ-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về việc ban hành thể lệ dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng (PSTN)

thuộc tính Quyết định 953/2000/QĐ-TCBĐ

Quyết định 953/2000/QĐ-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về việc ban hành thể lệ dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng (PSTN)
Cơ quan ban hành: Tổng cục Bưu điện
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:953/2000/QĐ-TCBĐ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Mai Liêm Trực
Ngày ban hành:17/10/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 953/2000/QĐ-TCBĐ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN SỐ 953/2000/QĐ-TCBĐ NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2000 BAN HÀNH THỂ LỆ DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG TRÊN MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG (PSTN)

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN

 

- Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện;

- Căn cứ Nghị định số 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về Bưu chính và Viễn thông;

- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Chính sách Bưu điện,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Thể lệ dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng (PSTN)".

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 3. Các ông (Bà) Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ: Chính sách Bưu điện, Kinh tế kế hoạch, Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện, Tổng giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn, Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Tổng cục trưởng tổng cục bưu điện

(Đã ký)

Mai Liêm Trực

 


THỂ LỆ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRÊN MẠNG
ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG (PSTN)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 953/2000/QĐ-TCBĐ ngày 17/10/2000
của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

 

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Thể lệ này quy định việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ viễn thông cơ bản trên mạng điện thoại công cộng (PSTN) bao gồm dịch vụ điện thoại, dịch vụ Fax, dịch vụ truyền số liệu trong băng thoại tiêu chuẩn (0,3 - 3,4 kHz) và các dịch vụ cộng thêm của các dịch vụ cơ bản nêu trên (sau đây gọi chung là dịch vụ viễn thông cố định).

2. Thể lệ này điều chỉnh mối quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ viễn thông cố định bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp bán lại dịch vụ viễn thông (sau đây gọi chung là đơn vị cung cấp dịch vụ), đại lý dịch vụ viễn thông (sau đây gọi là đại lý dịch vụ) với cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông cố định (sau đây gọi chung là người sử dụng dịch vụ).

3. Quan hệ giữa các bên cung cấp dịch vụ viễn thông cố định với nhau không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thể lệ này.

 

Điều 2: Giải thích thuật ngữ

Trong Thể lệ này, các thuật ngữ được hiểu như sau:

1. Mạng điện thoại công cộng là mạng điện thoại chuyển mạch công cộng cố định (PSTN) do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông cố định trên cơ sở giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và cung cấp dịch vụ viễn thông do Tổng cục Bưu điện cấp.

2. Phạm vi (vùng cước) nội hạt hoặc đường dài là phạm vi địa lý xác định mà các cuộc gọi trong phạm vi đó được áp dụng mức cước liên lạc nội hạt hoặc đường dài thống nhất do Tổng cục Bưu điện quy định.

3. Hai phạm vi (vùng cước) nội hạt hoặc đường dài được gọi là liền kề nếu hai phạm vi (vùng cước) đó có chung địa giới.

4. Chủ thuê bao là người sử dụng dịch vụ tại địa chỉ đăng ký thông qua hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ ký với đơn vị cung cấp dịch vụ.

5. Nhà thuê bao là một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà chủ thuê bao được toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật và được chủ thuê bao chỉ định đặt thiết bị đầu cuối thuê bao khi ký kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ với đơn vị cung cấp dịch vụ.

6. Cáp nội hạt là phần cáp từ giá đấu cáp (MDF) của tổng đài nội hạt đến hộp đầu cáp cuối cùng.

7. Hộp đầu cáp cuối cùng là hộp phân phối cáp, dùng để kết nối cáp nội hạt với đôi dây thuê bao.

8. Hộp đầu dây thuê bao là hộp để kết nối đôi dây thuê bao với ổ giắc cắm thiết bị đầu cuối thuê bao.

9. ổ giắc cắm thiết bị đầu cuối thuê bao là ổ giắc cắm để đấu thiết bị đầu cuối thuê bao với đôi dây thuê bao .

10. Trạm thuê bao vô tuyến cố định (SS) bao gồm an ten, bộ nguồn và bộ thiết bị đầu cuối thuê bao vô tuyến cố định được lắp đặt tại nhà thuê bao. Trạm thuê bao vô tuyến cố định được kết nối với tổng đài nội hạt thông qua trạm vô tuyến gốc (BS) của đơn vị cung cấp dịch vụ.

11. Cáp, đường dây nội bộ là phần cáp, đường dây thuộc sở hữu của chủ thuê bao, do chủ thuê bao tự lắp đặt hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác lắp đặt trong phạm vi nhà thuê bao cho tới điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng.

 

Điều 3: Quản lý nhà nước đối với việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cố định

1. Tổng cục Bưu điện là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cố định trên phạm vi toàn quốc.

2. Các Cục Bưu điện khu vực là cơ quan thuộc Tổng cục Bưu điện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cố định ở các địa phương do Cục quản lý.

 

Điều 4: Thiết lập mạng, cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cố định

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông được phép thiết lập mạng điện thoại công cộng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định theo đúng các nội dung quy định trong giấy phép do Tổng cục Bưu điện cấp. Thủ tục cấp phép thiết lập mạng điện thoại công cộng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 04/1998/TT-TCBĐ ngày 29/09/1998 của Tổng cục Bưu điện.

2. Đại lý dịch vụ được quyền cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ viễn thông cố định theo đúng các quy định của Tổng cục Bưu điện và theo các nội dung quy định trong hợp đồng đại lý dịch vụ ký với đơn vị cung cấp dịch vụ. Điều kiện làm đại lý dịch vụ viễn thông cố định được quy định tại Thông tư số 06/2000/TT-TCBĐ ngày 29/09/2000 của Tổng cục Bưu điện.

3. Doanh nghiệp bán lại dịch vụ viễn thông được quyền mua trực tiếp các dịch vụ viễn thông cố định dưới hình thức mua lưu lượng hoặc thuê dung lượng thông qua hợp đồng mua, bán dịch vụ ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và bán lại dịch vụ mà mình mua cho người sử dụng dịch vụ theo đúng các nội dung quy định trong giấy phép bán lại dịch vụ do Tổng cục Bưu điện cấp. Thủ tục cấp phép bán lại dịch vụ viễn thông cố định thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 04/1998/TT-TCBĐ ngày 29/09/1998 của Tổng cục Bưu điện.

4. Người sử dụng dịch vụ có quyền sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông cố định được cung cấp, nhưng không được kinh doanh lại trái phép các dịch vụ viễn thông. Người sử dụng dịch vụ phải có trách nhiệm quản lý các thiết bị đầu cuối thuê bao và không được cho người khác sử dụng các thiết bị đầu cuối thuê bao, các phương tiện và dịch vụ được cung cấp sai với mục đích sử dụng đã được quy định trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ.

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ

Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ, đại lý dịch vụ và người sử dụng dịch vụ được quy định cụ thể tại Thông tư số 04/1998/TT-TCBĐ ngày 29/09/1998 của Tổng cục Bưu điện.

 

CHƯƠNG II
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH

 

Điều 6: Dịch vụ cơ bản

1. Dịch vụ cơ bản được quy định trong Thể lệ này bao gồm dịch vụ điện thoại, dịch vụ Fax và dịch vụ truyền số liệu trong băng thoại tiêu chuẩn.

a) Dịch vụ điện thoại là dịch vụ dùng thiết bị điện thoại để truyền đưa các thông tin dưới dạng âm thanh hoặc âm thanh cùng hình ảnh (đối với điện thoại thấy hình - videophone) trong băng thoại tiêu chuẩn qua mạng điện thoại công cộng mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin;

b) Dịch vụ Fax là dịch vụ dùng thiết bị Fax để truyền đưa các thông tin có sẵn dưới dạng văn bản, biểu mẫu, bút tích, thư từ, sơ đồ, hình ảnh, bản vẽ (gọi chung là bức Fax) trong băng thoại tiêu chuẩn qua mạng điện thoại công cộng mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin;

c) Dịch vụ truyền số liệu trong băng thoại tiêu chuẩn (sau đây gọi là dịch vụ truyền số liệu) là dịch vụ dùng modem quay số tốc độ thấp (tốc độ <64 Kb/s) để truyền đưa các thông tin dưới dạng số liệu trong băng thoại tiêu chuẩn qua mạng điện thoại công cộng mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin.

2. Theo địa điểm cung cấp dịch vụ, dịch vụ cơ bản được quy định trong Thể lệ này bao gồm dịch vụ tại nhà thuê bao và dịch vụ tại điểm công cộng.

a) Dịch vụ tại nhà thuê bao là dịch vụ được cung cấp đến tận địa chỉ đăng ký của từng chủ thuê bao trên cơ sở các thiết bị đầu cuối thuê bao được lắp đặt tại nhà thuê bao và được đấu nối vào mạng điện thoại công cộng thông qua hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ được ký giữa chủ thuê bao và đơn vị cung cấp dịch vụ. Dịch vụ tại nhà thuê bao bao gồm:

- Dịch vụ điện thoại thuê bao;

- Dịch vụ Fax thuê bao (Telefax);

- Dịch vụ truyền số liệu thuê bao.

b) Dịch vụ tại điểm công cộng là dịch vụ được cung cấp cho người sử dụng dịch vụ trên cơ sở các thiết bị đầu cuối do đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt tại các điểm công cộng. Dịch vụ tại điểm công cộng bao gồm:

- Dịch vụ có người phục vụ: điện thoại công cộng, Fax công cộng (Bureaufax), truyền số liệu công cộng (truyền file);

- Dịch vụ không có người phục vụ: điện thoại, Fax và truyền số liệu thanh toán tự động bằng thẻ.

3. Theo phương thức khai thác dịch vụ, dịch vụ cơ bản trên mạng điện thoại công cộng được quy định trong Thể lệ này bao gồm dịch vụ quay số trực tiếp và dịch vụ qua điện thoại viên:

a) Dịch vụ quay số trực tiếp là dịch vụ mà việc liên lạc giữa các thiết bị đầu cuối hoặc giữa thiết bị đầu cuối với thiết bị truy nhập mạng dịch vụ qua mạng điện thoại công cộng được thực hiện bằng phương thức tự động quay (bấm) số trực tiếp. Dịch vụ quay số trực tiếp bao gồm:

- Dịch vụ quay số trực tiếp nội hạt;

- Dịch vụ quay số trực tiếp đường dài trong nước;

- Dịch vụ quay số trực tiếp quốc tế.

b) Dịch vụ qua điện thoại viên là dịch vụ mà việc liên lạc giữa các thiết bị đầu cuối hoặc giữa thiết bị đầu cuối với thiết bị truy nhập mạng dịch vụ qua mạng điện thoại công cộng được thực hiện bằng phương thức bán tự động thông qua sự trợ giúp của điện thoại viên hoặc thiết bị hướng dẫn kết nối cuộc gọi. Dịch vụ qua điện thoại viên bao gồm:

- Dịch vụ gọi số;

- Dịch vụ tìm người;

- Dịch vụ giấy mời;

- Dịch vụ gọi trực tiếp về nước (Home Country Direct - HCD);

- Dịch vụ giới hạn thời gian đàm thoại;

- Dịch vụ thu cước ở người bị gọi (Collect Call);

- Dịch vụ giải đáp thông tin, tư vấn;

- Các dịch vụ khác do Tổng cục Bưu điện quy định.

4. Theo phạm vi cung cấp dịch vụ, dịch vụ cơ bản được quy định trong Thể lệ này bao gồm dịch vụ nội hạt, dịch vụ đường dài trong nước và dịch vụ quốc tế:

a) Dịch vụ nội hạt là dịch vụ mà liên lạc được thiết lập thông qua mạng điện thoại công cộng giữa các thiết bị đầu cuối hoặc giữa thiết bị đầu cuối với thiết bị truy nhập mạng dịch vụ trong cùng một phạm vi (vùng cước) nội hạt;

b) Dịch vụ đường dài trong nước là dịch vụ mà liên lạc được thiết lập thông qua mạng điện thoại công cộng giữa các thiết bị đầu cuối hoặc giữa thiết bị đầu cuối với thiết bị truy nhập mạng dịch vụ nằm ở các phạm vi (vùng cước) nội hạt khác nhau;

c) Dịch vụ quốc tế là dịch vụ mà liên lạc được thiết lập thông qua mạng điện thoại công cộng giữa các thiết bị đầu cuối hoặc giữa thiết bị đầu cuối với thiết bị truy nhập mạng dịch vụ, trong đó có ít nhất một thiết bị đầu cuối hoặc thiết bị truy nhập mạng dịch vụ được lắp đặt hoặc đăng ký sử dụng ở nước ngoài.

5. Theo phương thức thanh toán, dịch vụ cơ bản trên mạng điện thoại công cộng được quy định trong Thể lệ này bao gồm dịch vụ trả tiền trước và dịch vụ trả tiền sau:

a) Dịch vụ trả tiền trước là dịch vụ mà người sử dụng thanh toán cước cho đơn vị cung cấp dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ, dưới hình thức mua thẻ trả trước (prepaid calling card) và cước dịch vụ sẽ được trừ dần trên thẻ cho đến hết phụ thuộc vào phạm vi và thời gian liên lạc;

b) Dịch vụ trả tiền sau là dịch vụ mà người sử dụng thanh toán cước cho đơn vị cung cấp dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ trên cơ sở thông báo hoặc hoá đơn thanh toán cước của đơn vị cung cấp dịch vụ.

 

Điều 7: Dịch vụ cộng thêm

Dịch vụ cộng thêm là dịch vụ được cung cấp thêm đồng thời cùng với dịch vụ cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ, làm phong phú và hoàn thiện thêm dịch vụ cơ bản trên cơ sở các tính năng kỹ thuật của thiết bị hoặc khả năng phục vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ.

 

CHƯƠNG III
CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH
TẠI NHÀ THUÊ BAO

 

MỤC 1. HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

 

Điều 8: Hình thức, địa điểm giao kết hợp đồng

1. Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cố định (sau đây gọi là hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ) là sự thoả thuận bằng văn bản giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ để cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cố định tại nhà thuê bao theo quy định của pháp luật và thoả thuận của các bên.

2. Tuỳ theo mục đích, tư cách pháp lý của người sử dụng dịch vụ mà hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ có thể là hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự và được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.

3. Địa điểm giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ do đơn vị cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thoả thuận theo quy định của pháp luật.

 

Điều 9: Hợp đồng mẫu

1. Trên cơ sở quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định của Tổng cục Bưu điện về viễn thông, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm xây dựng và ban hành hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ mẫu để thực hiện thống nhất trong đơn vị và báo cáo với Tổng cục Bưu điện.

2. Ngoài các nội dung chủ yếu được quy định trong hợp đồng mẫu, các bên giao kết hợp đồng có thể thoả thuận với nhau về các nội dung khác trong hợp đồng, nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 

Điều 10: Từ chối ký kết hợp đồng

Ngoài các quy định chung của pháp luật, đơn vị cung cấp dịch vụ có quyền từ chối ký kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ trong các trường hợp sau:

1. Việc cung cấp dịch vụ không thể thực hiện được do các điều kiện kinh tế, kỹ thuật của mạng lưới, thiết bị viễn thông.

2. Người sử dụng dịch vụ vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông theo văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không thực thi trách nhiệm của mình theo kết luận xử lý của văn bản.

3. Người sử dụng dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cước dịch vụ theo quy định với một đơn vị cung cấp dịch vụ khác, nếu đã có thoả thuận bằng văn bản giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ với nhau về vấn đề này.

 

Điều 11: Ký kết, sửa đổi và chuyển giao hợp đồng

1. Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tại nhà thuê bao phải được thực hiện thông qua hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ.

a) Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ, người ký hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật, hoặc người đại diện theo uỷ quyền hợp pháp của đơn vị đó;

b) Đối với người sử dụng là cá nhân, người ký hợp đồng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

c) Đối với người sử dụng là cơ quan, tổ chức, người ký hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

2. Cá nhân là người Việt Nam, khi giao kết hợp đồng phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp lệ, xác nhận nhân thân có ảnh và dấu nổi do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (chứng minh nhân dân, chứng minh quân đội, chứng minh của lực lượng công an v.v..). Nếu thấy cần thiết, đơn vị cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu cá nhân là người Việt Nam khi giao kết hợp đồng xuất trình thêm hộ khẩu thường trú, hoặc xác nhận của công an phường, xã nơi cư trú.

3. Cá nhân là người nước ngoài, khi giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ phải xuất trình Hộ chiếu cùng Thẻ thường trú, hoặc Chứng nhận tạm trú, hoặc Thẻ tạm trú do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Đối với cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ phải có chữ ký của người có đủ thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và phải có dấu hợp lệ theo quy định của pháp luật.

5. Trên cơ sở các quy định của pháp luật và các quy định về viễn thông của Tổng cục Bưu điện, đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ thuê bao có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã ký và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung đó.

6. Riêng đối với chủ mạng nội bộ (chủ thuê bao có mạng nội bộ quy định tại khoản 3 Điều 22), để bảo đảm cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đúng mục đích và đúng đối tượng, khi giao kết hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ, đơn vị cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu, còn chủ mạng nội bộ có trách nhiệm cung cấp các văn bản, tài liệu và thông tin liên quan sau:

a) Mục đích thiết lập mạng và sử dụng dịch vụ;

b) Cấu hình và quy mô mạng;

c) Chủng loại thiết bị đầu cuối thuê bao;

d) Số lượng thành viên nội bộ của mạng (đối với mạng nội bộ không thu cước).

7. Khi chuyển giao toàn bộ hay một phần nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh cho một đơn vị cung cấp dịch vụ khác, đơn vị cung cấp dịch vụ phải chuyển giao cả việc tiếp tục thực hiện hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ có liên quan.

a) Trong thời hạn 30 ngày trước khi chuyển giao, đơn vị chuyển giao phải thông báo bằng văn bản cho chủ thuê bao có quan hệ hợp đồng biết nội dung việc chuyển giao và đơn vị nhận chuyển giao. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, chủ thuê bao có quan hệ hợp đồng với đơn vị chuyển giao có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày nói trên, nếu chủ thuê bao không yêu cầu thanh lý hợp đồng thì việc chuyển giao hợp đồng coi như được chủ thuê bao chấp nhận;

b) Đơn vị nhận chuyển giao có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ được chuyển giao.

 

Điều 12: Chấm dứt và đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng

1. Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ chấm dứt trong các trường hợp sau:

a) Theo thoả thuận của các bên giao kết hợp đồng;

b) Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;

c) Hợp đồng bị đơn vị cung cấp dịch vụ đơn phương đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Hợp đồng bị chủ thuê bao đơn phương đình chỉ theo quy định tại khoản 7 Điều 11, khoản 3 Điều 18 và khoản 3 Điều này;

e) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng khi chủ thuê bao:

a) Vi phạm các điều khoản của hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận là điều kiện đình chỉ; hoặc

b) Vi phạm pháp luật về bưu chính và viễn thông theo văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không thực thi trách nhiệm của mình theo kết luận xử lý của văn bản.

Khi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, đơn vị cung cấp dịch vụ phải thông báo bằng văn bản cho chủ thuê bao trước thời điểm ấn định đình chỉ 10 ngày.

3. Chủ thuê bao có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng khi:

a) Đơn vị cung cấp dịch vụ vi phạm các điều khoản của hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận là điều kiện đình chỉ; hoặc

b) Chủ thuê bao thấy rằng việc tiếp tục thực hiện hợp đồng là không cần thiết hoặc không có lợi.

Khi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, chủ thuê bao phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị cung cấp dịch vụ trước thời điểm ấn định đình chỉ 10 ngày.

 

Điều 13: Thời điểm ngừng cung cấp và sử dụng dịch vụ khi chấm dứt hợp đồng

1. Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12, thời điểm ngừng cung cấp và sử dụng dịch vụ khi chấm dứt hợp đồng là thời điểm mà hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng được ghi trong hợp đồng.

2. Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12, thời điểm ngừng cung cấp và sử dụng dịch vụ khi chấm dứt hợp đồng là thời điểm khi thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết mà không có thoả thuận kéo dài thêm thời hạn đó.

3. Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12, thời điểm ngừng cung cấp và sử dụng dịch vụ là:

a) Thời điểm được ấn định trong văn bản thông báo đơn phương đình chỉ, nếu đơn vị cung cấp dịch vụ có được xác nhận của chủ thuê bao là chủ thuê bao đã nhận được văn bản trước thời điểm ấn định đó; hoặc

b) Thời điểm đơn vị cung cấp dịch vụ có được xác nhận của chủ thuê bao là chủ thuê bao đã nhận được văn bản thông báo đơn phương đình chỉ, nếu đơn vị cung cấp dịch vụ có được xác nhận đó muộn hơn thời điểm được ấn định trong văn bản.

4. Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12, thời điểm ngừng cung cấp và sử dụng dịch vụ là:

a) Thời điểm được ấn định trong văn bản thông báo đơn phương đình chỉ, nếu chủ thuê bao có được xác nhận của đơn vị cung cấp dịch vụ là đơn vị đã nhận được văn bản trước thời điểm ấn định đó; hoặc

b) Thời điểm chủ thuê bao có được xác nhận của đơn vị cung cấp dịch vụ là đơn vị đã nhận được văn bản thông báo đơn phương đình chỉ, nếu chủ thuê bao có được xác nhận đó muộn hơn thời điểm được ấn định trong văn bản.

 

Điều 14: Thanh lý hợp đồng

1. Sau khi chấm dứt hợp đồng, đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ thuê bao tiến hành thanh lý hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ theo các quy định của pháp luật.

2. Khi thanh lý hợp đồng, chủ thuê bao và đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thanh toán với nhau mọi khoản nợ còn lại tính đến thời điểm ngừng cung cấp và sử dụng dịch vụ qui định tại Điều 13.

 

MỤC 2. THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM SỬ DỤNG DỊCH VỤ, ĐƠN VỊ
CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ CHỦ THUÊ BAO

 

Điều 15: Thay đổi địa điểm sử dụng dịch vụ

1. Khi thay đổi địa điểm sử dụng dịch vụ đến địa điểm mới thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa điểm cũ, chủ thuê bao phải bổ sung hợp đồng cũ hoặc ký lại hợp đồng mới và thanh toán cước thay đổi địa điểm sử dụng dịch vụ theo quy định về quản lý giá, cước của Chính phủ và Tổng cục Bưu điện.

2. Khi thay đổi địa điểm sử dụng dịch vụ đến địa điểm mới không thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với địa điểm cũ, chủ thuê bao phải làm thủ tục như trường hợp đăng ký mới (thanh lý hợp đồng cũ, ký hợp đồng mới và thanh toán cước đấu nối hoà mạng tại địa điểm mới).

 

Điều 16: Thay đổi đơn vị cung cấp dịch vụ

Chủ thuê bao được quyền thay đổi đơn vị cung cấp dịch vụ. Khi thay đổi đơn vị cung cấp dịch vụ, chủ thuê bao phải thanh lý hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ cũ và ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ mới.

 

Điều 17: Thay đổi chủ thuê bao

Nếu chủ thuê bao muốn chuyển việc sử dụng dịch vụ cho người khác mà không thay đổi địa điểm sử dụng dịch vụ và số thuê bao, thì chủ thuê bao chuyển việc sử dụng phải có đề nghị bằng văn bản gửi đơn vị cung cấp dịch vụ và thực hiện thanh lý hợp đồng, còn người nhận việc sử dụng dịch vụ phải ký hợp đồng mới với đơn vị cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này, đơn vị cung cấp dịch vụ không thu cước đấu nối hoà mạng, nhưng được quyền thu cước chuyển việc sử dụng dịch vụ theo quy định về quản lý giá, cước của Chính phủ và Tổng cục Bưu điện.

 

MỤC 3. NGỪNG VÀ KHÔI PHỤC VIỆC CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

 

Điều 18: Đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng, ngừng và khôi phục cung cấp dịch vụ

1. Nếu không có thoả thuận khác giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ thuê bao, đơn vị cung cấp dịch vụ được quyền:

a) Tạm ngừng cung cấp một phần dịch vụ (trừ dịch vụ khẩn cấp quy định tại khoản 3 Điều 53), nếu sau thời hạn thanh toán cước quy định trong hợp đồng (quy định tại khoản 5 Điều 45) chủ thuê bao chưa thanh toán đủ cước dịch vụ theo thông báo hoặc hoá đơn thanh toán cước dịch vụ;

b) Tạm ngừng cung cấp toàn bộ dịch vụ (trừ dịch vụ khẩn cấp quy định tại khoản 3 Điều 53), nếu sau 15 ngày kể từ ngày bị tạm ngừng cung cấp một phần dịch vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà chủ thuê bao vẫn không hoặc chưa thanh toán đủ cước dịch vụ theo thông báo hoặc hoá đơn thanh toán cước dịch vụ.

2. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày tạm ngừng cung cấp toàn bộ dịch vụ, nếu chủ thuê bao đã thanh toán đủ cước dịch vụ như quy định tại khoản 6 Điều 45 cho đơn vị cung cấp dịch vụ và đề nghị được tiếp tục sử dụng dịch vụ, thì đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm khôi phục việc cung cấp dịch vụ cho chủ thuê bao trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm chủ thuê bao thanh toán đủ cước dịch vụ.

3. Đơn vị cung cấp dịch vụ được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và ngừng cung cấp dịch vụ nếu sau 60 ngày kể từ ngày tạm ngừng cung cấp toàn bộ dịch vụ mà chủ thuê bao chưa thanh toán đủ cước dịch vụ. Trong trường hợp này chủ thuê bao vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán cước dịch vụ chưa trả, kể cả lãi suất nợ quá hạn và phải làm lại thủ tục như trường hợp đăng ký mới (thanh lý hợp đồng cũ, ký hợp đồng mới và thanh toán cước đấu nối hoà mạng), nếu có nhu cầu được tiếp tục sử dụng dịch vụ.

4. Việc tạm ngừng và ngừng cung cấp dịch vụ do chủ thuê bao chưa thanh toán đủ cước không áp dụng đối với các số máy thuê bao phục vụ trực tiếp các liên lạc khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 53.

5. Trong quá trình cung cấp dịch vụ, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với chủ thuê bao, đồng thời báo cáo Tổng cục Bưu điện, các Cục Bưu điện khu vực để xem xét giải quyết theo quy định, nếu phát hiện và có đủ sở cứ kết luận:

a) Chủ thuê bao vi phạm các quy định tại khoản 4 Điều 4 về việc sử dụng dịch vụ; hoặc

b) Thiết bị đầu cuối thuê bao gây mất an toàn cho mạng lưới viễn thông công cộng, đơn vị cung cấp và người sử dụng dịch vụ.

 

Điều 19: Chủ thuê bao tạm ngừng và khôi phục sử dụng dịch vụ

1. Chủ thuê bao có quyền đề nghị bằng văn bản tạm ngừng sử dụng toàn bộ dịch vụ trong thời hạn tối thiểu là 30 ngày và tối đa là 180 ngày. Khi nhận được đề nghị của chủ thuê bao, đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện việc tạm ngừng cung cấp dịch vụ và trả lời bằng văn bản xác nhận đã tạm ngừng cung cấp dịch vụ cho chủ thuê bao biết.

2. Chủ thuê bao có quyền đề nghị bằng văn bản kéo dài thời hạn tạm ngừng sử dụng dịch vụ, nhưng tổng số ngày của các lần tạm ngừng kế tiếp nhau không được quá 180 ngày kể từ thời điểm đơn vị cung cấp dịch vụ có văn bản chấp thuận lần đầu việc tạm ngừng.

3. Trong thời gian tạm ngừng sử dụng dịch vụ, nếu chủ thuê bao có văn bản đề nghị khôi phục việc sử dụng dịch vụ và đã thanh toán đủ cước theo quy định cho đơn vị cung cấp dịch vụ đến thời điểm đó, thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của chủ thuê bao, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm khôi phục việc sử dụng dịch vụ cho chủ thuê bao.

4. Nếu đã hết thời hạn tạm ngừng sử dụng dịch vụ được hai bên thoả thuận và chủ thuê bao không có đề nghị bằng văn bản xin kéo dài thời hạn tạm ngừng sử dụng dịch vụ, thì đơn vị cung cấp dịch vụ khôi phục việc cung cấp dịch vụ cho chủ thuê bao và thông báo bằng văn bản cho chủ thuê bao biết. Chủ thuê bao có trách nhiệm thanh toán cước đầy đủ theo quy định cho đơn vị cung cấp dịch vụ tính từ thời điểm khôi phục dịch vụ.

5. Nếu đã hết thời hạn 180 ngày kể từ thời điểm được ấn định trong văn bản của đơn vị cung cấp dịch vụ chấp thuận lần đầu việc tạm ngừng sử dụng dịch vụ, mà chủ thuê bao có đề nghị bằng văn bản xin kéo dài thêm thời hạn tạm ngừng sử dụng dịch vụ, thì căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị cung cấp dịch vụ có quyền chấp nhận, hoặc từ chối yêu cầu trên của chủ thuê bao. Trong trường hợp từ chối yêu cầu của chủ thuê bao, thì đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ thuê bao thực hiện việc thanh lý hợp đồng theo quy định.

6. Trong thời gian tạm ngừng sử dụng dịch vụ, chủ thuê bao phải thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ cước áp dụng cho thời gian tạm ngừng sử dụng dịch vụ.


MỤC 4. ĐIỂM KẾT CUỐI CỦA MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG

 

Điều 20: Đường dây thuê bao, đường trung kế và điểm kết cuối của mạng

1. Đường dây thuê bao là đường truyền dẫn hữu tuyến hoặc vô tuyến, kết nối tổng đài nội hạt của đơn vị cung cấp dịch vụ với thiết bị đầu cuối thuê bao một đường (quy định tại khoản 1 Điều 22) của chủ thuê bao.

2. Đường trung kế là đường truyền dẫn hữu tuyến hoặc vô tuyến kết nối tổng đài nội hạt của đơn vị cung cấp dịch vụ với thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường (quy định tại khoản 1 Điều 22) của chủ thuê bao. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đường trung kế bao gồm:

a) Đường trung kế thuê bao;

b) Đường trung kế tương tự;

c) Đường trung kế số.

3. Điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng là điểm nằm trên đường dây thuê bao hoặc đường trung kế, kết nối tổng đài nội hạt với thiết bị đầu cuối thuê bao, phân định ranh giới trách nhiệm về kinh tế và kỹ thuật giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ thuê bao.

 

Điều 21: Vị trí điểm kết cuối của mạng

1. Đối với đường dây thuê bao hữu tuyến, nếu không có thoả thuận khác trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ thì vị trí điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng được xác định là phía thuê bao của:

a) Hộp đầu cáp cuối cùng lắp đặt tại nhà thuê bao; hoặc

b) Hộp đầu dây thuê bao lắp đặt tại nhà thuê bao nếu điều kiện tại điểm a nêu trên không thoả mãn; hoặc

c) giắc cắm thiết bị đầu cuối thuê bao đầu tiên tại nhà thuê bao, nếu điều kiện tại các điểm a và b nêu trên không thoả mãn.

2. Đối với đường dây thuê bao vô tuyến cố định, nếu không có thoả thuận khác trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ, thì vị trí điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng được xác định là phía thuê bao của:

a) giắc cắm tại bộ thiết bị đầu cuối thuê bao, nếu thiết bị đầu cuối thuê bao là loại cố định; hoặc

b) Anten trạm vô tuyến gốc của đơn vị cung cấp dịch vụ nếu thiết bị đầu cuối thuê bao là loại di động.

3. Đối với đường trung kế hữu tuyến nếu không có thoả thuận khác trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ, thì vị trí điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng được xác định là phía thuê bao của:

a) Hộp đầu cáp cuối cùng lắp đặt tại nhà thuê bao; hoặc

b) Phiến (bảng) đấu dây của thiết bị truyền dẫn hữu tuyến lắp đặt tại nhà thuê bao, nếu điều kiện tại điểm a nêu trên không thoả mãn; hoặc

c) Phiến (bảng) đấu dây trên giá đấu dây (MDF) của thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường lắp đặt tại nhà thuê bao, nếu các điều kiện tại điểm a và b nêu trên không thoả mãn.

4. Đối với đường trung kế vô tuyến, nếu không có thoả thuận khác trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ, thì vị trí điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng được xác định là phía thuê bao của:

a) Phiến (bảng) đấu dây của thiết bị truyền dẫn vô tuyến lắp đặt tại nhà thuê bao; hoặc

b) Phiến (bảng) đấu dây trên giá đấu dây (MDF) của thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường lắp đặt tại nhà thuê bao, nếu điều kiện tại điểm a nêu trên không thoả mãn.

 

MỤC 5. THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI THUÊ BAO VÀ MẠNG NỘI BỘ

 

Điều 22: Thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ

1. Thiết bị đầu cuối thuê bao của mạng điện thoại công cộng bao gồm thiết bị đầu cuối thuê bao một đường (máy điện thoại, máy điện thoại thấy hình, thiết bị Fax, modem quay số tốc độ thấp hoặc thiết bị kết hợp tính năng của các thiết bị nói trên) và thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường (tổng đài nội bộ PABX, thiết bị có tính năng kết nối cuộc gọi) được lắp đặt tại nhà thuê bao để sử dụng các dịch vụ viễn thông cố định.

2. Máy nhánh là thiết bị đầu cuối thuê bao một đường được lắp đặt và đấu nối vào thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường trong phạm vi nhà thuê bao.

3. Trong Thể lệ này, mạng nội bộ là mạng lưới thiết bị đầu cuối thuê bao, bao gồm thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường, các máy nhánh và mạng cáp nội bộ kết nối thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường với các máy nhánh, được lắp đặt trong phạm vi nhà thuê bao để sử dụng các dịch vụ viễn thông cố định.

4. Theo mục đích sử dụng, mạng nội bộ được phân thành mạng nội bộ không thu cước và mạng nội bộ có thu cước:

a) Mạng nội bộ không thu cước là mạng nội bộ do chủ thuê bao thiết lập trong phạm vi nhà thuê bao để bảo đảm liên lạc nội bộ cho các thành viên của mạng và không thu cước. Nếu chủ thuê bao của mạng nội bộ (sau đây gọi là chủ mạng nội bộ) là cá nhân thì các thành viên của mạng là các thành viên của hộ gia đình mà chủ mạng nội bộ là chủ hộ hoặc là người được chủ hộ uỷ quyền theo quy định của pháp luật. Nếu chủ mạng nội bộ là cơ quan, tổ chức thì tư cách thành viên của mạng được xác định theo điều lệ hoạt động, văn bản pháp quy quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức đó hoặc các quy định pháp lý có liên quan khác.

b) Mạng nội bộ có thu cước là mạng nội bộ do chủ mạng nội bộ thiết lập để cung cấp các dịch vụ viễn thông cố định cho người sử dụng dịch vụ trong phạm vi nhà thuê bao và được thu cước của người sử dụng dịch vụ theo quy định của Chính phủ và Tổng cục Bưu điện.

Đối tượng được phép thiết lập mạng nội bộ có thu cước bao gồm cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn; làng du lịch; biệt thự, căn hộ kinh doanh du lịch; bãi cắm trại du lịch v.v...), nhà nghỉ, nhà khách, nhà hàng được phép kinh doanh hoặc hoạt động theo quy định của pháp luật và các trường hợp khác do Tổng cục Bưu điện quy định.

5. Các thiết bị đầu cuối thuê bao thuộc danh mục bắt buộc phải chứng nhận hợp chuẩn muốn sử dụng trên mạng điện thoại công cộng phải tuân theo các quy định tại Thông tư số 01/1998/TT-TCBĐ ngày 15/5/1998 của Tổng cục Bưu điện và các quy định có liên quan khác của Tổng cục Bưu điện về công tác quản lý chất lượng vật tư, thiết bị, mạng lưới và dịch vụ bưu chính viễn thông.

6. Các thiết bị đầu cuối thuê bao có phát xạ sóng vô tuyến điện muốn sử dụng trên mạng điện thoại công cộng, ngoài quy định tại khoản 5 nêu trên, phải tuân theo các quy định tại Thông tư số 05/1999/TT-TCBĐ ngày 06/10/1999 của Tổng cục Bưu điện và các quy định có liên quan khác của Tổng cục Bưu điện về quản lý và cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện .

 

Điều 23: Trang bị, thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ

1. Việc trang bị, thiết kế, lắp đặt các thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ phải tuân thủ các quy trình, quy phạm của Nhà nước và các quy định của Tổng cục Bưu điện về xây lắp công trình mạng lưới và thiết bị viễn thông.

2. Chủ thuê bao có thể tự mua thiết bị đầu cuối thuê bao, hoặc thuê thiết bị đầu cuối của đơn vị cung cấp dịch vụ.

3. Đối với thiết bị đầu cuối thuê bao một đường, chủ thuê bao có thể tự đảm nhiệm hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác đảm nhiệm việc thiết kế, lắp đặt trong phạm vi nhà thuê bao cho đến điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng với điều kiện mỗi đường dây thuê bao được nối với 01 thiết bị đầu cuối thuê bao. Trường hợp lắp đặt nhiều hơn 01 thiết bị đầu cuối thuê bao trên mỗi đường dây thuê bao, thì chủ thuê bao phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo đảm tiêu chuẩn đấu nối và chỉ tiêu chất lượng dịch vụ được Tổng cục Bưu điện quy định.

4. Đối với mạng nội bộ không thu cước, chủ mạng nội bộ có thể tự đảm nhiệm hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác đảm nhiệm việc thiết kế, lắp đặt trong phạm vi nhà thuê bao cho đến điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng.

5. Đối với mạng nội bộ có thu cước, chủ mạng nội bộ phải thuê các tổ chức, cá nhân có chứng nhận đăng ký kinh doanh thiết kế, lắp đặt công trình mạng lưới, thiết bị viễn thông đảm nhiệm việc thiết kế, lắp đặt trong phạm vi nhà thuê bao cho đến điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng.

 

Điều 24: Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ

1. Chủ thuê bao có thể tự đảm nhiệm hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ thuộc tài sản của mình.

2. Đối với các thiết bị đầu cuối thuê bao thuê của đơn vị cung cấp dịch vụ, việc bảo dưỡng, sửa chữa được đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng ký với chủ thuê bao.

 

Điều 25: Đấu nối hoà mạng thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ

1. Các thiết bị đầu cuối thuê bao một đường được đấu nối vào tổng đài nội hạt của mạng điện thoại công cộng bằng đường dây thuê bao.

2. Các thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường được đấu nối vào tổng đài nội hạt của mạng điện thoại công cộng bằng các đường trung kế.

3. Việc đấu nối hoà mạng thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ vào mạng điện thoại công cộng do đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ. Việc đấu nối hoà mạng do đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện bao gồm:

a) Lắp đặt, đấu nối phần đường dây thuê bao hoặc đường trung kế từ điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng đến tổng đài nội hạt của đơn vị cung cấp dịch vụ;

b) Lập trình tổng đài để cấp số và tín hiệu cho đường dây thuê bao hoặc đường trung kế của mạng nội bộ;

c) Thử kết nối cuộc gọi và thử các dịch vụ đã ghi trong hợp đồng qua đường dây thuê bao hoặc qua đường trung kế của mạng nội bộ;

d) Lập biên bản bàn giao và nghiệm thu.

4. Ngoài các quy định tại khoản 3 Điều này, khi đấu nối hoà mạng nội bộ vào mạng điện thoại công cộng, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm phối hợp với chủ thuê bao đo thử, kiểm tra chất lượng kết nối cuộc gọi, chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật giao diện kết nối của mạng nội bộ.

5. Khi đấu nối hoà mạng thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ vào mạng điện thoại công cộng, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm từ chối đấu nối hoà mạng và yêu cầu chủ thuê bao, chủ mạng nội bộ khắc phục các tồn tại nếu phát hiện và có đủ sở cứ kết luận việc lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ:

a) Không bảo đảm đúng mục đích sử dụng dịch vụ viễn thông cố định quy định trong hợp đồng; hoặc

b) Không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của Tổng cục Bưu điện; hoặc

c) Gây mất an toàn cho mạng lưới viễn thông công cộng, đơn vị cung cấp và người sử dụng dịch vụ.

6. Trong trường hợp không đồng ý với việc từ chối đấu nối hoà mạng thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ vào mạng điện thoại công cộng và các yêu cầu của đơn vị cung cấp dịch vụ, chủ thuê bao, chủ mạng nội bộ có thể yêu cầu Tổng cục Bưu điện và các Cục Bưu điện khu vực xem xét giải quyết theo quy định.

7. Mạng nội bộ không thu cước mà chủ mạng nội bộ là cá nhân (mạng nội bộ của hộ gia đình) và mạng nội bộ có thu cước không được phép đấu nối trực tiếp với kênh thuê riêng trong nước và quốc tế.

8. Đối với các thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ có đấu nối với kênh thuê riêng trong nước và quốc tế thì chủ thuê bao phải bảo đảm sử dụng thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng. Chủ thuê bao không được dùng hoặc cho phép người khác dùng thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ để chuyển tiếp bằng bất kỳ phương thức nào (tự động hay nhân công) các cuộc gọi từ các thiết bị đầu cuối không phải của mình hoặc thiết bị đầu cuối ngoài mạng nội bộ qua các kênh thuê riêng và ngược lại (theo cả hai chiều đi và đến).

9. Thiết bị đầu cuối thuê bao lắp đặt trong phạm vi (vùng cước) nội hạt nào thì được đấu nối vào tổng đài nội hạt thuộc phạm vi (vùng cước) nội hạt đó. Đơn vị cung cấp dịch vụ có thể thực hiện việc đấu nối thiết bị đầu cuối thuê bao vào tổng đài nội hạt thuộc phạm vi (vùng cước) nội hạt liền kề, nếu chủ thuê bao yêu cầu hoặc đồng ý đấu nối thiết bị đầu cuối thuê bao vào tổng đài nội hạt thuộc phạm vi (vùng cước) nội hạt liền kề và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép đơn vị cung cấp dịch vụ có thể thực hiện được việc đấu nối đó.

 

MỤC 6. CẤP VÀ SỬ DỤNG SỐ THUÊ BAO

 

Điều 26: Số thuê bao

1. Số thuê bao là một tập hợp các chữ số được chủ thuê bao quay (bấm) trên thiết bị đầu cuối để nối đến một chủ thuê bao khác trong cùng một phạm vi (vùng cước) nội hạt hoặc cùng một tổng đài nội hạt.

2. Đối với thiết bị đầu cuối thuê bao một đường, mỗi đường dây thuê bao được cấp một số thuê bao của mạng điện thoại công cộng.

3. Đối với thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường:

a) Mỗi đường trung kế thuê bao được cấp một số thuê bao của mạng điện thoại công cộng;

b) Mỗi đường trung kế số và đường trung kế tương tự được cấp một hoặc một nhóm số thuê bao của mạng điện thoại công cộng.

4. Trừ các trường hợp đặc biệt được Tổng cục Bưu điện quy định riêng, số máy nhánh của mạng nội bộ được quy định như sau:

a) Số máy nhánh không nằm trong vùng số của mạng điện thoại công cộng, do chủ mạng nội bộ tự quy định;

b) Số máy nhánh nằm trong vùng số của mạng điện thoại công cộng, được chủ mạng nội bộ thuê lại của đơn vị cung cấp dịch vụ theo quy định quản lý kho số và quản lý giá, cước của Chính phủ và Tổng cục Bưu điện.

 

Điều 27: Thay đổi số thuê bao

1. Trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ chủ động đổi số thuê bao theo kế hoạch đánh số và kế hoạch phát triển mạng lưới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải thông báo trước ít nhất 60 ngày cho chủ thuê bao về thời điểm và các thông tin cần thiết về kế hoạch đổi số, hướng dẫn chủ thuê bao việc sử dụng dịch vụ sau khi đổi số và chịu mọi chi phí cho việc đổi số, nhưng không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gián tiếp do việc đổi số gây ra cho chủ thuê bao.

2. Trường hợp chủ thuê bao không thay đổi địa điểm sử dụng dịch vụ nhưng yêu cầu được đổi số thuê bao, thì nếu điều kiện kỹ thuật cho phép, đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện đổi số và hướng dẫn việc sử dụng sau khi đổi số, còn chủ thuê bao phải thanh toán cước đổi số thuê bao theo quy định về quản lý giá, cước của Chính phủ và Tổng cục Bưu điện.

 

Điều 28: Giữ nguyên số thuê bao

1. Trường hợp chủ thuê bao thay đổi địa điểm đăng ký sử dụng dịch vụ đến địa điểm mới thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa điểm cũ và yêu cầu được giữ nguyên số thuê bao, thì nếu điều kiện kỹ thuật cho phép, đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện việc giữ nguyên số thuê bao, còn chủ thuê bao phải thanh toán cước giữ nguyên số thuê bao cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo quy định về quản lý giá, cước của Chính phủ và Tổng cục Bưu điện.

2. Trường hợp chủ thuê bao thay đổi đơn vị cung cấp dịch vụ nhưng không thay đổi địa điểm sử dụng dịch vụ và yêu cầu được giữ nguyên số thuê bao, thì nếu điều kiện kỹ thuật cho phép, đơn vị cung cấp dịch vụ cũ và đơn vị cung cấp dịch vụ mới phối hợp thực hiện việc giữ nguyên số thuê bao, còn chủ thuê bao phải thanh toán cước giữ nguyên số thuê bao cho đơn vị cung cấp dịch vụ mới theo quy định về quản lý giá, cước của Chính phủ và Tổng cục Bưu điện. Đơn vị cung cấp dịch vụ mới có trách nhiệm thanh toán phần chi phí có liên quan đến việc giữ nguyên số thuê bao cho đơn vị cung cấp dịch vụ cũ theo thoả thuận giữa hai bên.

 

Điều 29: Danh bạ điện thoại công cộng

1. Danh bạ điện thoại công cộng là tập hợp các thông tin liên quan đến tên, địa chỉ của chủ thuê bao, số thuê bao và các thông tin liên quan khác (nếu có), được lưu trữ dưới hình thức ấn phẩm truyền thống hoặc ấn phẩm điện tử (sách, đĩa CD-ROM v.v..) và được các đơn vị cung cấp dịch vụ in, phát hành và quản lý theo quy định của Tổng cục Bưu điện.

2. Chủ thuê bao có quyền đăng ký hoặc từ chối đăng ký số thuê bao của mình vào danh bạ điện thoại công cộng. Nếu chủ thuê bao từ chối đăng ký số thuê bao vào danh bạ điện thoại công cộng thì đơn vị cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến chủ thuê bao, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51 của Thể lệ.

 

Điều 30: Trợ giúp tra cứu số thuê bao

1. Dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao của mạng điện thoại công cộng là dịch vụ điện thoại của đơn vị cung cấp dịch vụ, giúp cho người sử dụng dịch vụ tra cứu số thuê bao nội hạt do đơn vị quản lý và được đăng ký trong danh bạ điện thoại công cộng. Khi người sử dụng dịch vụ gọi đến số máy dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao của đơn vị cung cấp dịch vụ và nêu các thông tin liên quan đến tên, địa chỉ của chủ thuê bao thì sẽ được biết số thuê bao nội hạt cần tra cứu.

2. Tổng cục Bưu điện quy định số máy dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao của mạng điện thoại công cộng trong kế hoạch đánh số quốc gia. Các đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng dịch vụ, đăng trong danh bạ điện thoại công cộng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các số máy dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao của mạng điện thoại công cộng được Tổng cục Bưu điện quy định.

3. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm cung cấp khả năng truy nhập và miễn cước đối với dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao của mạng điện thoại công cộng cho người sử dụng dịch vụ bằng các phương thức sau:

a) Tự tổ chức thực hiện; hoặc

b) ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ khác thực hiện thông qua hợp đồng ký với đơn vị đó.

 

Điều 31: Báo hỏng số thuê bao

1. Dịch vụ báo hỏng số thuê bao của mạng điện thoại công cộng là dịch vụ điện thoại của đơn vị cung cấp dịch vụ, giúp cho người sử dụng dịch vụ thông báo cho đơn vị biết việc hoạt động không bình thường hoặc việc mất liên lạc của số thuê bao nội hạt do đơn vị quản lý và yêu cầu khắc phục sự cố.

2. Tổng cục Bưu điện quy định số máy dịch vụ báo hỏng số thuê bao của mạng điện thoại công cộng trong kế hoạch đánh số quốc gia. Các đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng dịch vụ, đăng trong danh bạ điện thoại công cộng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các số máy dịch vụ báo hỏng số thuê bao của mạng điện thoại công cộng được Tổng cục Bưu điện quy định.

3. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm cung cấp khả năng truy nhập và miễn cước đối với dịch vụ báo hỏng số thuê bao của mạng điện thoại công cộng cho người sử dụng dịch vụ.

4. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bảo đảm thời gian sửa chữa số thuê bao hỏng theo tiêu chuẩn đã đăng ký với Tổng cục Bưu điện.

 

CHƯƠNG IV
CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH
TẠI ĐIỂM CÔNG CỘNG

 

Điều 32: Cung cấp và sử dụng dịch vụ tại điểm công cộng có người phục vụ

1. Các đơn vị cung cấp dịch vụ được thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ công cộng có người phục vụ để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ.

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải niêm yết công khai, chính xác, rõ ràng giờ phục vụ, cước dịch vụ hiện hành và các hướng dẫn sử dụng dịch vụ cần thiết tại các điểm công cộng có người phục vụ.

3. Người sử dụng dịch vụ tại các điểm công cộng có người phục vụ phải thực hiện đúng các quy định của đơn vị cung cấp dịch vụ, hướng dẫn của nhân viên giao dịch và thanh toán đầy đủ cước dịch vụ theo quy định.

4. Đơn vị cung cấp dịch vụ có quyền từ chối cung cấp dịch vụ tại điểm công cộng, nếu người sử dụng dịch vụ vi phạm pháp luật về bưu chính và viễn thông.

 

Điều 33: Cung cấp và sử dụng dịch vụ tại điểm công cộng không có người phục vụ

1. Tuỳ theo điều kiện thực tế, đơn vị cung cấp dịch vụ được bố trí, lắp đặt các buồng (cabin) điện thoại công cộng với các điều kiện:

a) Vị trí lắp đặt buồng điện thoại thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ, không ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự công cộng và môi trường xung quanh;

b) Biểu trưng của mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ trên buồng điện thoại phải thống nhất trong cả nước;

c) Trong buồng điện thoại phải có niêm yết hướng dẫn sử dụng dịch vụ và các số máy dịch vụ khẩn cấp, dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao của mạng điện thoại công cộng.

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm phát hành và tổ chức việc cung cấp (bán) các loại thẻ điện thoại với mệnh giá được quy định cho người sử dụng dịch vụ.

3. Người sử dụng dịch vụ phải thực hiện đúng các nội quy, quy định hướng dẫn sử dụng dịch vụ được niêm yết tại các điểm cung cấp dịch vụ không có người phục vụ.

4. Nghiêm cấm các hành vi:

a) Làm thẻ điện thoại giả, sử dụng thẻ điện thoại giả để thực hiện các cuộc gọi;

b) Phá hoại hoặc sử dụng không đúng mục đích các buồng điện thoại công cộng.

 

CHƯƠNG V
CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH
QUA ĐIỆN THOẠI VIÊN

 

Điều 34: Trách nhiệm cung cấp dịch vụ qua điện thoại viên

1. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông thiết lập mạng để cung cấp dịch vụ đường dài trong nước và quốc tế có trách nhiệm bảo đảm cung cấp dịch vụ gọi số qua điện thoại viên được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6.

2. Ngoài dịch vụ gọi số quy định ở trên, tùy theo điều kiện thực tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ có thể tổ chức cung cấp các dịch vụ qua điện thoại viên khác.

 

Điều 35: Trách nhiệm của điện thoại viên

1. Điện thoại viên có trách nhiệm thực hiện thủ tục tiếp nhận đăng ký dịch vụ qua điện thoại viên, cập nhật các thông tin liên quan đến cuộc gọi trên ấn phẩm nghiệp vụ hoặc trên máy tính, tiếp thông cuộc gọi theo đúng quy trình khai thác được đơn vị cung cấp dịch vụ quy định.

2. Điện thoại viên có trách nhiệm tuyệt đối giữ bí mật các cuộc gọi, không được tìm hiểu, tiết lộ nội dung thông tin cuộc gọi.

3. Điện thoại viên phải có tinh thần, thái độ phục vụ lịch sự, đúng mực, hợp tác và sẵn sàng hướng dẫn cách dùng cho người sử dụng dịch vụ, không được nhận hay chuyển thay cho người sử dụng dịch vụ những tin tức bằng điện thoại trừ những trường hợp đặc biệt có quy định riêng.

4. Thời hạn đăng ký dịch vụ qua điện thoại viên có hiệu lực cho đến khi cuộc gọi hoàn thành.

 

CHƯƠNG VI
CƯỚC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH

 

Điều 36: Quản lý cước dịch vụ

Việc quản lý cước dịch vụ viễn thông cố định được thực hiện theo Nghị định số 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về Bưu chính và Viễn thông, Quyết định số 99/1998/QĐ-TTg ngày 26/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá, cước bưu chính và viễn thông và Thông tư số 03/1999/TT-TCBĐ ngày 11/5/1999 của Tổng cục Bưu điện.

 

Điều 37: Quản lý hệ thống tính cước

1. Đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ mạng nội bộ có thu cước có trách nhiệm khai thác, quản lý hệ thống tính cước theo quy định thống nhất trong đơn vị để bảo đảm tính cước và lập hóa đơn chính xác cho người sử dụng dịch vụ.

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ mạng nội bộ có thu cước phải thực hiện việc đăng ký kiểm định hệ thống tính cước theo quy định của Tổng cục Bưu điện và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ, cũng như đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra của Tổng cục Bưu điện và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm lưu giữ số liệu gốc tính cước của tổng đài tối thiểu 180 ngày.

 

Điều 38: Nguyên tắc xác định thời gian liên lạc, phạm vi (vùng cước) liên lạc, đơn vị tính cước

1. Thời điểm thiết lập liên lạc là thời điểm khi bên bị gọi nhấc máy trả lời hoặc khi có tín hiệu nhấc máy trả lời tự động từ các thiết bị đầu cuối (thiết bị điện thoại có chức năng thông báo, chức năng ghi âm, tổng đài nội bộ v.v...), hoặc khi cuộc gọi được chuyển tiếp đến hộp thư thoại. Thời điểm kết thúc liên lạc là thời điểm tổng đài nhận được tín hiệu đặt máy của bên chủ gọi, hoặc tín hiệu đặt máy của bên bị gọi theo tiêu chuẩn kỹ thuật về báo hiệu của Tổng cục Bưu điện. Thời gian liên lạc của người sử dụng dịch vụ là thời gian từ thời điểm thiết lập liên lạc đến thời điểm kết thúc liên lạc.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm lập trình tính cước cho người sử dụng dịch vụ theo nguyên tắc xác định thời gian liên lạc quy định ở trên.

2. Tổng cục Bưu điện quy định và công bố phạm vi (vùng cước) nội hạt, phạm vi (vùng cước) đường dài trong nước.

3. Tổng cục Bưu điện quy định và công bố đơn vị tính cước đầu và các đơn vị tính cước tiếp theo đối với các dịch vụ cơ bản.

 

Điều 39: Cước dịch vụ tại nhà thuê bao

1. Cước dịch vụ tại nhà thuê bao là cước mà chủ thuê bao phải thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ để sử dụng các dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ. Không phụ thuộc vào loại hình dịch vụ cước dịch vụ tại nhà thuê bao bao gồm:

a) Cước đấu nối hoà mạng;

b) Cước thuê bao;

c) Cước liên lạc (nếu có);

d) Cước dịch vụ cộng thêm (nếu có).

2. Cước đấu nối hoà mạng là cước mà chủ thuê bao phải thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ khi hai bên giao kết hợp đồng để lắp đặt, đấu nối và đưa vào sử dụng đường dây thuê bao hoặc đường trung kế. Việc đấu nối hoà mạng được quy định tại khoản 3 Điều 25 của Thể lệ.

3. Cước thuê bao được quy định theo nguyên tắc sau:

a) Cước thuê bao được tính đối với mỗi đường dây thuê bao và đường trung kế. Tuỳ vào phương thức đấu nối thiết bị đầu cuối thuê bao vào mạng điện thoại công cộng và dung lượng đường trung kế mà cước thuê bao được quy định theo các mức khác nhau:

- Cước thuê bao đối với đường dây thuê bao và trung kế thuê bao;

- Cước thuê bao đối với đường trung kế tương tự ;

- Cước thuê bao đối với đường trung kế số.

b) Không tính cước thuê bao đối với các máy đấu song song và máy nhánh;

c) Cước thuê bao xa bao gồm cước thuê kênh và cước thuê bao;

d) Nếu không có thoả thuận khác giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ thuê bao thì cước thuê bao được thanh toán một lần mỗi tháng;

e) Nếu thời gian sử dụng dịch vụ không tròn tháng thì cước thuê bao trong tháng đó được tính như sau:

(Cước thuê bao tháng/30 ngày) x N ngày

N là số ngày từ khi đơn vị cung cấp dịch vụ bàn giao máy thông liên lạc cho chủ thuê bao đến ngày cuối cùng của tháng hoặc là số ngày từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày ngừng cung cấp và sử dụng dịch vụ.

4. Cước liên lạc đối với dịch vụ nội hạt được quy định trên cơ sở thời gian liên lạc theo nguyên tắc sau:

a) Khi quay số trực tiếp, chủ thuê bao thanh toán cước liên lạc cho một đơn vị tính cước nội hạt đầu là thời gian liên lạc tối thiểu của cuộc gọi và các đơn vị tính cước tiếp theo (nếu có). Phần lẻ cuối cùng của đơn vị tính cước tiếp theo chưa đến một đơn vị được tính tròn thành một đơn vị tính cước;

b) Các cuộc gọi trong phạm vi một vùng cước nội hạt đều áp dụng mức cước thống nhất và không phụ thuộc vào cự ly liên lạc.

5. Cước liên lạc đối với dịch vụ đường dài trong nước được quy định trên cơ sở thời gian liên lạc, phương thức khai thác và các vùng cước đường dài theo các nguyên tắc sau:

a) Khi quay số trực tiếp, chủ thuê bao thanh toán cước liên lạc cho một đơn vị tính cước đường dài đầu là thời gian liên lạc tối thiểu của mỗi cuộc gọi và các đơn vị tính cước tiếp theo (nếu có). Phần lẻ cuối cùng của đơn vị tính cước tiếp theo chưa đến một đơn vị được tính tròn thành một đơn vị tính cước;

b) Khi quay số qua điện thoại viên, chủ thuê bao thanh toán cước cho một đơn vị tính cước đường dài đầu là thời gian liên lạc tối thiểu của mỗi cuộc gọi qua điện thoại viên và các đơn vị tính cước tiếp theo (nếu có). Phần lẻ cuối cùng của đơn vị tính cước tiếp theo chưa đến một đơn vị được tính tròn thành một đơn vị tính cước;

c) Các cuộc gọi trong phạm vi một vùng cước đường dài (các cuộc gọi nội vùng) đều áp dụng một mức cước thống nhất và không phụ thuộc vào cự ly liên lạc;

d) Các cuộc gọi giữa các vùng cước đường dài (các cuộc gọi liên vùng) được áp dụng các mức cước liên lạc khác nhau theo vùng cước.

6. Cước liên lạc đối với dịch vụ quốc tế được quy định trên cơ sở thời gian liên lạc, phương thức khai thác và nước gọi đến theo các nguyên tắc sau:

a) Khi quay số trực tiếp, chủ thuê bao thanh toán cước liên lạc cho một đơn vị tính cước quốc tế đầu là thời gian liên lạc tối thiểu của mỗi cuộc gọi và các đơn vị tính cước tiếp theo (nếu có). Phần lẻ cuối cùng của đơn vị tính cước tiếp theo chưa đến một đơn vị tính cước được tính tròn thành một đơn vị tính cước;

b) Khi quay số qua điện thoại viên, chủ thuê bao thanh toán cước cho một đơn vị tính cước quốc tế đầu là thời gian liên lạc tối thiểu của mỗi cuộc gọi qua điện thoại viên và các đơn vị tính cước tiếp theo (nếu có). Phần lẻ cuối cùng của đơn vị tính cước tiếp theo chưa đến một đơn vị được tính tròn thành một đơn vị tính cước.

7. Chủ mạng nội bộ có thu cước được thu của người sử dụng dịch vụ tại nhà thuê bao cước liên lạc, cước dịch vụ cộng thêm (nếu có) và phải thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ cước thuê bao, cước liên lạc, cước dịch vụ cộng thêm (nếu có) theo đúng quy định của Tổng cục Bưu điện.

Một số mạng nội bộ có thu cước, ngoài cước liên lạc, cước dịch vụ cộng thêm được phép thu của người sử dụng dịch vụ phụ thu cước. Chính phủ quy định các đối tượng là mạng nội bộ có thu cước được phép thu phụ thu cước và mức phụ thu cước.

8. Chủ mạng nội bộ có thu cước có trách nhiệm báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của Tổng cục Bưu điện và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thu cước của người sử dụng dịch vụ tại nhà thuê bao.

 

Điều 40: Cước dịch vụ tại điểm công cộng

1. Phụ thuộc vào loại hình dịch vụ (thoại, Fax, truyền số liệu trong băng thoại) cước dịch vụ tại điểm công cộng có người phục vụ được quy định trong Thể lệ này bao gồm:

a) Cước dịch vụ điện thoại công cộng;

b) Cước dịch vụ fax công cộng;

c) Cước dịch vụ truyền số liệu công cộng.

2. Cước dịch vụ tại điểm công cộng có người phục vụ là cước mà người sử dụng dịch vụ phải thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ ngay khi sử dụng dịch vụ tại các điểm công cộng. Cước dịch vụ có người phục vụ bao gồm:

a) Cước liên lạc;

b) Cước phục vụ (nếu có);

c) Cước dịch vụ cộng thêm (nếu có).

3. Cước dịch vụ điện thoại thẻ là cước liên lạc được thanh toán thông qua việc khấu trừ tự động từ thẻ số tiền mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ khi sử dụng dịch vụ cho một đơn vị tính cước đầu là thời gian liên lạc tối thiểu của mỗi cuộc gọi và các đơn vị tính cước tiếp theo (nếu có). Phần lẻ cuối cùng của đơn vị tính cước tiếp theo chưa đến một đơn vị được tính tròn thành một đơn vị tính cước.

 

Điều 41: Cước liên lạc đối với dịch vụ điện thoại tại điểm công cộng

Cước liên lạc đối với dịch vụ điện thoại tại điểm công cộng có người phục vụ và dịch vụ điện thoại thẻ được quy định theo các nguyên tắc nêu tại các khoản 4, 5, 6 Điều 39 và khoản 3 Điều 40 của Thể lệ.

 

Điều 42: Cước liên lạc đối với dịch vụ Fax tại điểm công cộng

Cước liên lạc đối với dịch vụ Fax tại điểm công cộng (Bureau fax) được quy định trên cơ sở số trang Fax và phạm vi liên lạc theo nguyên tắc sau:

1. Người sử dụng thanh toán cước cho trang chuẩn A4 (ISO) đầu tiên là đơn vị tính cước tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ và các trang A4 tiếp theo (nếu có). Phần lẻ của trang A4 tiếp theo tính tròn thành một trang A4. Trường hợp người sử dụng gửi các bức Fax có khổ giấy nhỏ hơn khổ A4 cũng được tính cước như các bức Fax khổ A4;

2. Cước liên lạc nội hạt áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 4 Điều 39 của Thể lệ;

3. Cước liên lạc đường dài trong nước áp dụng theo nguyên tắc quy định tại các điểm c và d khoản 5 Điều 39 của Thể lệ;

4. Cước liên lạc quốc tế được quy định trên cơ sở nước gọi đến.

 

Điều 43: Cước liên lạc đối với dịch vụ truyền số liệu tại điểm công cộng

Cước liên lạc đối với dịch vụ truyền số liệu tại điểm công cộng được quy định trên cơ sở phạm vi liên lạc theo các nguyên tắc sau:

1. Cước liên lạc nội hạt áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 4 Điều 39 của Thể lệ;

2. Cước liên lạc đường dài trong nước áp dụng theo nguyên tắc quy định tại các điểm c và d khoản 5 Điều 39 của Thể lệ;

3. Cước liên lạc quốc tế được quy định trên cơ sở nước gọi đến.

 

Điều 44: Cước dịch vụ qua điện thoại viên

1. Cước dịch vụ qua điện thoại viên bao gồm :

a) Cước liên lạc;

b) Cước dịch vụ cộng thêm (nếu có);

c) Cước phục vụ (nếu có).

2. Cước liên lạc đối với dịch vụ qua điện thoại viên được quy định theo các nguyên tắc sau:

a) Cước liên lạc không phụ thuộc vào địa điểm cung cấp dịch vụ tại nhà thuê bao hay tại điểm công cộng;

b) Người sử dụng dịch vụ thanh toán cước liên lạc theo quy định tại các điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 39 của Thể lệ.

 

Điều 45: Lập hoá đơn và thanh toán cước

1. Các đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm lập hoá đơn thanh toán cước dịch vụ chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các chủ thuê bao theo các quy định của pháp luật về chế độ hoá đơn, chứng từ.

2. Hoá đơn thanh toán cước dịch vụ phải thể hiện chính xác, đầy đủ, rõ ràng, tối thiểu các nội dung sau:

a) Cước thuê bao;

b) Cước liên lạc đối với từng loại dịch vụ viễn thông cố định;

c) Tổng số cước phải thanh toán;

d) Tỷ giá quy đổi giữa ngoại tệ áp dụng để thu cước và Đồng Việt Nam (nếu có);

e) Thuế giá trị gia tăng (VAT).

3. Đối với việc lập hoá đơn hàng tháng theo hợp đồng, trừ trường hợp chủ thuê bao yêu cầu không in, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm cung cấp bảng kê chi tiết miễn phí một lần kèm theo hoá đơn cho chủ thuê bao đối với:

a) Các cuộc gọi đường dài trong nước;

b) Các cuộc gọi quốc tế;

c) Các cuộc gọi vào mạng thông tin di động.

4. Nếu không có thoả thuận khác giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ thuê bao, bảng kê chi tiết kèm theo hoá đơn thanh toán cước dịch vụ cấp cho chủ thuê bao quy định ở trên phải có tối thiểu các thông tin sau đối với từng cuộc gọi có tính cước

a) Ngày, tháng, năm thực hiện cuộc gọi;

b) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc (hoặc thời gian bắt đầu và tổng thời gian) cuộc gọi;

c) Số máy bị gọi (cuộc gọi quốc tế: mã quốc gia, mã vùng, số thuê bao; cuộc gọi trong nước: mã vùng, số thuê bao);

d) Số tiền tính cho từng cuộc gọi.

5. Nếu không có thoả thuận khác giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và chủ thuê bao thì thời hạn thanh toán cước được quy định là 15 ngày kể từ ngày chủ thuê bao nhận được hoá đơn thanh toán cước hoặc thông báo thanh toán cước đầu tiên.

6. Người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm thanh toán cước dịch vụ đầy đủ, đúng hạn cho đơn vị cung cấp dịch vụ theo đúng các quy định của Tổng cục Bưu điện, các điều khoản ghi trong hợp đồng và hoá đơn thanh toán cước. Trong trường hợp không thanh toán đúng hạn thì ngoài cước dịch vụ phải trả theo quy định, người sử dụng dịch vụ còn phải thanh toán cho đơn vị cung cấp dịch vụ lãi suất nợ quá hạn cho mỗi ngày trả chậm tính trên tổng số tiền trả chậm. Mức lãi suất trả chậm được áp dụng theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 


CHƯƠNG VII
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT MẠNG LƯỚI, THIẾT BỊ VÀ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH

 

Điều 46: Tiêu chuẩn kỹ thuật mạng điện thoại công cộng

Việc thiết lập và khai thác mạng điện thoại công cộng phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam, các tiêu chuẩn khuyến nghị quốc tế đã được Tổng cục Bưu điện công bố bắt buộc áp dụng.

 

Điều 47: Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị đầu cuối

Thiết bị đầu cuối lắp đặt và sử dụng trên mạng điện thoại công cộng phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam, các tiêu chuẩn khuyến nghị quốc tế đã được Tổng cục Bưu điện công bố bắt buộc áp dụng.

 

Điều 48: Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ viễn thông cố định

1. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm đăng ký với Tổng cục Bưu điện và công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ viễn thông cố định mà mình cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ mà đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký và công bố không được thấp hơn "Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng" do Tổng cục Bưu điện ban hành (TCN 68-176:1998).

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản cam kết về chất lượng dịch vụ đã công bố và quy định trong hợp đồng ký với người sử dụng dịch vụ.

3. Việc tính cước và lập hoá đơn thanh toán cước cho người sử dụng phải tuân theo các tiêu chuẩn do Tổng cục Bưu điện ban hành hoặc các tiêu chuẩn Việt Nam, các tiêu chuẩn khuyến nghị quốc tế đã được Tổng cục Bưu điện công bố bắt buộc áp dụng.

4. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Bưu điện định kỳ hoặc đột xuất về chất lượng cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng theo quy định của Tổng cục Bưu điện và chịu sự thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn mạng lưới, thiết bị và chất lượng dịch vụ của Tổng cục Bưu điện và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

CHƯƠNG VIII
AN TOÀN MẠNG LƯỚI VÀ AN NINH THÔNG TIN

 

Điều 49: Trách nhiệm bảo đảm an toàn mạng lưới

1. Mạng điện thoại công cộng là phương tiện thông tin liên lạc quốc gia, phải được bảo vệ, không ai được xâm phạm. Bảo vệ mạng điện thoại công cộng là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân.

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị lực lượng vũ trang bảo vệ an toàn mạng điện thoại công cộng do mình thiết lập và khai thác.

3. Đại lý dịch vụ và người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm bảo vệ cáp, đường dây nội bộ và thiết bị đầu cuối thuê bao của mình, tích cực tham gia bảo vệ mạng điện thoại công cộng, đồng thời thông báo cho đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành động phá hoại mạng điện thoại công cộng.

4. Đơn vị cung cấp dịch vụ, đại lý dịch vụ và người sử dụng dịch vụ chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bảo đảm an toàn mạng lưới.

 

Điều 50: Trách nhiệm bảo đảm an ninh thông tin

1. Bí mật và an ninh thông tin trên mạng điện thoại công cộng được bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Việc kiểm tra hoạt động mạng điện thoại công cộng và thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng mạng điện thoại công cộng để truyền đưa các thông tin nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây rối loạn an ninh, trật tự; vi phạm đạo đức, thuần phong, mỹ tục, hoạt động buôn lậu và các hoạt động vi phạm pháp luật khác; hoặc trái với các hiệp định, điều ước quốc tế mà Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

4. Khi có yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị cung cấp dịch vụ, đại lý dịch vụ và người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho các cơ quan đó kiểm tra, kiểm soát thông tin trên mạng điện thoại công cộng theo quy định của pháp luật.

5. Người sử dụng dịch vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình truyền trên mạng điện thoại công cộng.

6. Đơn vị cung cấp dịch vụ, đại lý dịch vụ và người sử dụng dịch vụ chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bảo đảm an ninh thông tin trên mạng điện thoại công cộng.

 

Điều 51: Bảo mật thông tin

1. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bảo đảm bí mật các thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ như tên, địa chỉ, số máy, lưu lượng trừ các trường hợp sau:

a) Người sử dụng thoả thuận cho đăng các thông tin nêu trên;

b) Các đơn vị cung cấp dịch vụ có thoả thuận bằng văn bản với nhau việc trao đổi thông tin về người sử dụng dịch vụ vi phạm pháp luật bưu chính, viễn thông, hoặc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cước dịch vụ đã sử dụng theo quy định;

c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Nghiêm cấm việc:

a) Nghe trộm, thu trộm các thông tin truyền trên mạng điện thoại công cộng;

b) Chiếm đoạt, huỷ bỏ, bóc mở, tráo đổi, tiết lộ nội dung điện văn của người khác.

3. Cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, các đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế được hưởng quy chế ngoại giao được dùng tiếng mật trong các điện văn. Các đối tượng khác muốn dùng tiếng mật trong điện văn phải đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

 

CHƯƠNG IX
LIÊN LẠC NGHIỆP VỤ VÀ LIÊN LẠC KHẨN CẤP

 

Điều 52: Liên lạc nghiệp vụ

1. Đơn vị cung cấp dịch vụ được phép sử dụng liên lạc nghiệp vụ trong nước và quốc tế qua mạng điện thoại công cộng do mình thiết lập để trao đổi, giải quyết những công việc có liên quan đến công tác quản lý, điều hành khai thác, xử lý kỹ thuật, nghiệp vụ.

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm quy định đối tượng, phạm vi, mức độ sử dụng và ban hành quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ trong đơn vị mình.

3. Miễn cước dịch vụ đối với máy nghiệp vụ của các đơn vị cung cấp dịch vụ.

 

Điều 53: Liên lạc khẩn cấp

1. Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bảo đảm ưu tiên phục vụ ngay các trường hợp liên lạc khẩn cấp sau:

a) Phòng chống bão lụt, hoả hoạn, thiên tai;

b) Cấp cứu và phòng chống dịch bệnh cho người;

c) Thông tin khẩn cấp về quốc phòng, an ninh;

d) Thông tin cứu nạn, cứu hộ tầu bay, tầu thuỷ lâm nguy, lâm nạn;

e) Thông tin công ích khẩn cấp khác.

2. Trong những trường hợp khẩn cấp kể trên, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện quyết định huy động một phần hay toàn bộ mạng điện thoại công cộng vào việc phục vụ các nhu cầu khẩn cấp này.

3. Dịch vụ khẩn cấp trên mạng điện thoại công cộng là dịch vụ điện thoại dùng để gọi đến các số máy dịch vụ khẩn cấp của các cơ quan công an, cứu hoả, y tế và các cơ quan khác do Tổng cục Bưu điện quy định.

4. Tổng cục Bưu điện quy định các số máy dịch vụ khẩn cấp trong kế hoạch đánh số quốc gia. Các đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng, đăng trong danh bạ điện thoại công cộng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các số máy dịch vụ khẩn cấp được Tổng cục Bưu điện quy định.

5. Các đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm cung cấp khả năng truy nhập và miễn cước đối với dịch vụ khẩn cấp trên mạng điện thoại công cộng cho người sử dụng dịch vụ.

 

 

CHƯƠNG X
KHIẾU NẠI VÀ HOÀN CƯỚC

 

Điều 54: Quyền khiếu nại

1. Người sử dụng dịch vụ có quyền trực tiếp hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại các vi phạm của đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc cung cấp dịch vụ tới đơn vị đó hoặc tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ có quyền khiếu nại các vi phạm của người sử dụng dịch vụ làm ảnh hưởng đến hoạt động hoặc gây thiệt hại cho đơn vị mình tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn khiếu nại. Bên khiếu nại phải cung cấp những giấy tờ, chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại và chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại của mình.

4. Trong quá trình khiếu nại, bên khiếu nại vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán tài chính theo quy định hoặc theo thoả thuận giữa các bên.

 

Điều 55: Thời hiệu khiếu nại

1. Thời hiệu khiếu nại của người sử dụng dịch vụ về các hành vi vi phạm của đơn vị cung cấp dịch vụ được quy định như sau:

a) Thời hiệu khiếu nại về cước là 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo hoặc hoá đơn thanh toán cước đầu tiên nếu sử dụng dịch vụ tại nhà thuê bao; hoặc 01 tháng kể từ ngày trả cước dịch vụ nếu sử dụng dịch vụ tại điểm công cộng;

b) Thời hiệu khiếu nại về chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và các vi phạm khác là 03 tháng kể từ ngày sử dụng dịch vụ hoặc xảy ra vi phạm;

c) Thời hiệu khiếu nại về cước hoặc chỉ tiêu chất lượng dịch vụ liên quan đến nước ngoài, được áp dụng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

2. Thời hiệu khiếu nại của đơn vị cung cấp dịch vụ về các hành vi vi phạm của người sử dụng dịch vụ được quy định như sau:

a) Thời hiệu khiếu nại về cước là 01 tháng kể từ thời hạn thanh toán cước quy định tại khoản 5 Điều 45 nếu sử dụng dịch vụ tại nhà thuê bao; hoặc 01 tháng kể từ ngày trả cước dịch vụ nếu sử dụng dịch vụ tại điểm công cộng;

b) Thời hiệu khiếu nại về các vi phạm khác là 03 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm.

3. Trừ những trường hợp đặc biệt do Tổng cục Bưu điện quy định, các khiếu nại không được giải quyết sau khi hết thời hiệu khiếu nại.

 

Điều 56: Địa chỉ, trình tự và thời hạn giải quyết khiếu nại

1. Các đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng dịch vụ các địa chỉ giải quyết khiếu nại để người sử dụng dịch vụ gửi đơn khiếu nại. Nếu thay đổi địa chỉ giải quyết khiếu nại, thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải thông báo cho người sử dụng dịch vụ biết địa chỉ mới trước 01 tháng.

2. Trình tự và thời hạn giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ về các hành vi vi phạm của đơn vị cung cấp dịch vụ được quy định như sau:

a) Đơn vị cung cấp dịch vụ phải thông báo việc nhận được đơn khiếu nại bằng văn bản tới người sử dụng dịch vụ trong thời hạn 48 giờ kể từ khi nhận được đơn khiếu nại;

b) Đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm giải quyết khiếu nại và thông báo kết quả việc giải quyết khiếu nại bằng văn bản cho người sử dụng dịch vụ biết chậm nhất không quá 02 tháng đối với các dịch vụ viễn thông trong nước và 03 tháng đối với các dịch vụ viễn thông quốc tế kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

3. Nếu người sử dụng dịch vụ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của đơn vị cung cấp dịch vụ, thì trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, người sử dụng dịch vụ có quyền gửi đơn khiếu nại:

a) Tới đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị cung cấp dịch vụ đã giải quyết khiếu nại để được giải quyết tiếp. Thời hạn giải quyết khiếu nại tiếp theo của đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp là 02 tháng kể từ ngày đơn vị này nhận được đơn khiếu nại của người sử dụng dịch vụ; hoặc

b) Tới Tổng cục Bưu điện, các Cục bưu điện khu vực để xem xét, giải quyết theo trình tự và trong thời hạn quy định của pháp luật, hoặc khởi kiện ra toà để giải quyết theo các qui định tố tụng của pháp luật.

4. Trình tự và thời hạn giải quyết khiếu nại của đơn vị cung cấp dịch vụ về các hành vi vi phạm của người sử dụng dịch vụ được quy định như sau:

a) Đơn khiếu nại của đơn vị cung cấp dịch vụ được gửi đến Tổng cục Bưu điện, các Cục Bưu điện khu vực. Các cơ quan trên sẽ giải quyết khiếu nại và thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho đơn vị cung cấp dịch vụ biết theo trình tự và trong thời hạn quy định của pháp luật; hoặc

b) Đơn vị cung cấp dịch vụ có thể khởi kiện ra toà để giải quyết theo các qui định tố tụng của pháp luật.

 

Điều 57: Hoàn cước

Nếu do lỗi của mình mà đơn vị cung cấp dịch vụ không bảo đảm chỉ tiêu chất lượng dịch vụ đã công bố, hoặc đã thoả thuận trong hợp đồng thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải hoàn lại một phần, hoặc toàn bộ cước đã thu.

 

CHƯƠNG XI
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 58: Thanh tra, kiểm tra

1. Đơn vị cung cấp dịch vụ, đại lý dịch vụ và người sử dụng dịch vụ chịu sự thanh tra, kiểm tra của Tổng cục Bưu điện trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ, đại lý dịch vụ và người sử dụng dịch vụ được thanh tra, kiểm tra phải cung cấp chính xác những thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và tạo điều kiện cho đoàn thanh tra, kiểm tra thi hành nhiệm vụ; phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của đoàn thanh tra, kiểm tra.

 

Điều 59: Xử lý vi phạm

Các vi phạm trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng bị xử lý theo Nghị định số 79/CP ngày 19/6/1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG XII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 60: Tổ chức thực hiện

1. Trên cơ sở Thể lệ này đơn vị cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm:

a) Ban hành quy trình, thủ tục khai thác dịch vụ;

b) Phổ biến và hướng dẫn các đơn vị thành viên, đại lý dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thực hiện Thể lệ và các văn bản có liên quan.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, đơn vị cung cấp dịch vụ, đại lý dịch vụ và người sử dụng dịch vụ phản ánh về Tổng cục Bưu điện để xem xét, giải quyết theo quy định.

 

Điều 61: Hiệu lực thi hành

Thể lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/11/2000. Mọi quy định trước đây trái với Thể lệ này đều bãi bỏ.

 

Tổng cục trưởng tổng cục bưu điện

Mai liêm trực

 


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Điều 2: Giải thích thuật ngữ

Điều 3: Quản lý nhà nước đối với việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cố định

Điều 4: Thiết lập mạng, cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông cố định

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ

 

CHƯƠNG II: DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH

 

Điều 6: Dịch vụ cơ bản

Điều 7: Dịch vụ cộng thêm

 

CHƯƠNG III: CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH TẠI NHÀ THUÊ BAO

 

MỤC 1: HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

 

Điều 8: Hình thức, địa điểm giao kết hợp đồng

Điều 9: Hợp đồng mẫu

Điều 10: Từ chối ký kết hợp đồng

Điều 11: Ký kết, sửa đổi và chuyển giao hợp đồng

Điều 12: Chấm dứt và đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng

Điều 13: Thời điểm ngừng cung cấp và sử dụng dịch vụ khi chấm dứt hợp
đồng

Điều 14: Thanh lý hợp đồng.

 


MỤC 2: THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM SỬ DỤNG DỊCH VỤ,
ĐƠN VỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ CHỦ THUÊ BAO

 

Điều 15: Thay đổi địa điểm sử dụng dịch vụ

Điều 16: Thay đổi đơn vị cung cấp dịch vụ

Điều 17: Thay đổi chủ thuê bao

 

MỤC 3: NGỪNG VÀ KHÔI PHỤC VIỆC CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

 

Điều 18: Đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng, ngừng và khôi phục cung cấp
dịch vụ

Điều 19: Chủ thuê bao vụ tạm ngừng và khôi phục sử dụng dịch vụ

 

MỤC 4: ĐIỂM KẾT CUỐI CỦA MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG

 

Điều 20: Đường dây thuê bao, đường trung kế và điểm kết cuối của mạng
điện thoại công cộng

Điều 21: Vị trí điểm kết cuối của mạng

 

MỤC 5: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI THUÊ BAO VÀ MẠNG NỘI BỘ

 

Điều 22: Thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ

Điều 23: Trang bị, thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội
bộ

Điều 24: Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ

Điều 25: Đấu nối hoà mạng thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ vào mạng điện thoại công cộng

 

MỤC 6: CẤP VÀ SỬ DỤNG SỐ THUÊ BAO

 

Điều 26: Số thuê bao

Điều 27: Thay đổi số thuê bao

Điều 28: Giữ nguyên số thuê bao

Điều 29: Danh bạ điện thoại công cộng

Điều 30: Trợ giúp tra cứu số thuê bao

Điều 31: Báo hỏng số thuê bao

CHƯƠNG IV: CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH TẠI ĐIỂM CÔNG CỘNG

 

Điều 32: Cung cấp và sử dụng dịch vụ tại điểm công cộng có người phục vụ

Điều 33: Cung cấp và sử dụng dịch vụ tại điểm công cộng không có người phục vụ.

 

CHƯƠNG V: CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
QUA ĐIỆN THOẠI VIÊN

 

Điều 34: Trách nhiệm cung cấp dịch vụ qua điện thoại viên

Điều 35: Trách nhiệm của điện thoại viên

 

CHƯƠNG VI: CƯỚC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH.

 

Điều 36: Quản lý cước dịch vụ

Điều 37: Quản lý thiết bị, số liệu và chương trình tính cước

Điều 38: Nguyên tắc xác định thời gian liên lạc, phạm vi (vùng cước) liên
lạc, đơn vị tính cước

Điều 39: Cước dịch vụ tại nhà thuê bao

Điều 40: Cước dịch vụ tại điểm công cộng.

Điều 41: Cước liên lạc đối với dịch vụ điện thoại tại điểm công cộng

Điều 42: Cước liên lạc đối với dịch vụ Fax tại điểm công cộng

Điều 43: Cước liên lạc đối với dịch vụ truyền số liệu tại điểm công cộng

Điều 44: Cước dịch vụ qua điện thoại viên

Điều 45: Lập hoá đơn và thanh toán cước

 

CHƯƠNG VII: TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT MẠNG LƯỚI,
THIẾT BỊ VÀ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG CỐ ĐỊNH

 

Điều 46: Tiêu chuẩn kỹ thuật mạng điện thoại công cộng

Điều 47: Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị đầu cuối

Điều 48: Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ viễn thông cố định

 

CHƯƠNG VIII: AN TOÀN MẠNG LƯỚI VÀ AN NINH THÔNG TIN

 

Điều 49: Trách nhiệm bảo đảm an toàn mạng lưới

Điều 50: Trách nhiệm bảo đảm an ninh thông tin

Điều 51: Bảo mật thông tin

 

CHƯƠNG IX: LIÊN LẠC NGHIỆP VỤ VÀ LIÊN LẠC KHẨN CẤP

 

Điều 52: Liên lạc nghiệp vụ.

Điều 53: Liên lạc khẩn cấp.

 

CHƯƠNG X: KHIẾU NẠI VÀ HOÀN CƯỚC

 

Điều 54: Quyền khiếu nại

Điều 55: Thời hiệu khiếu nại

Điều 56: Địa chỉ, trình tự và thời hạn giải quyết khiếu nại

Điều 57: Hoàn cước

 

CHƯƠNG XI: THANH TRA, KIỂM TRA VÀ SỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 58: Thanh tra, kiểm tra

Điều 59: Xử lý vi phạm

 

CHƯƠNG XII: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 60: Tổ chức thực hiện

Điều 61: Hiệu lực thi hành.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GENERAL DEPARTMENT OF POST AND TELECOMMUNICATIONS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 953/2000/QD-TCBD
Hanoi, October 17, 2000
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON TELECOMMUNICATION SERVICES ON PUBLIC SWITCHED TELEPHONE NETWORKS (PSTN)
THE GENERAL DIRECTOR OF POST AND TELECOMMUNICATION
Pursuant to the Government’s Decree No.12/CP of March 11, 1996 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the General Department of Post and Telecommunications;
Pursuant to the Government’s Decree No.109/1997/ND-CP of November 12, 1997 on Postal Services and Telecommunications;
At the proposal of the director of the Postal Policy Department,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the "Regulation on Telecommunications Services on Public switched Telephone Network (PSTN)."
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 3.- The director of the Office, the chief inspector, directors of the Departments for Postal Policies, Economic Planning, Science, Technology and International Cooperation, and heads of attached units of the General Department of Post and Telecommunications, the general director of Vietnam Postal Services and Telecommunications Corporation, the director of the Saigon Share-holding Postal and Telecommunications Services Company, the Army Electronic Telecommunication Company and the concerned telecommunications services-providing enterprises shall have to implement this Decision.
 

 
GENERAL DIRECTOR OF POST AND TELECOMMUNICATIONS




Mai Liem Truc
 
REGULATION
ON TELECOMMUNICATION SERVICES ON PUBLIC SWITCHED TELEPHONE NETWORKS (PSTN)
(Promulgated together with Decision No. 953/2000/QD-TCBD of October 17, 2000 of the General Director of Post and Telecommunications)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Regulation scope and objects
1. This Regulation prescribes the provision and use of basic telecommunications services on public switched telephone networks (PSTN), including telephone services, fax services, standard speech band data transmission services (0.3-3.4 kHz) and supplemental services to the above-named basic services (hereafter called collectively the fixed telecommunications services).
2. This Regulation governs the relationship between the fixed telecommunications service providers including telecommunications service-providing enterprises, telecommunications services re-selling enterprises (hereinafter called collectively the service-providing units) as well as telecommunications service agents (hereafter called the service agents) and agencies, organizations and individuals that use the fixed telecommunications services (hereinafter called collectively the service users).
3. The relationships among the fixed telecommunications services providers shall not be governed by this Regulation.
Article 2.- Term interpretation
In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:
1. The public telephone networks are the fixed public switched telephone networks (PSTN) established by telecommunications services-providing enterprises to provide fixed telecommunications services on the basis of the permits for establishing public telecommunications networks and providing telecommunications services, granted by the General Department of Post and Telecommunications.
2. Local or long-distance ranges (charge zones) are the determined geographical ranges within which all calls are entitled to the uniform application of local or long-distance charge levels set by the General Department of Post and Telecommunications.
3. Two local or long-distance ranges (charge zones) are called adjacent if they share boundary.
4. Subscribers are the service users at registered addresses through services providing and using contracts signed with service-providing units.
5. Subscriber’s house is a location with definite address and range where the subscriber has the full power to use, as prescribed by law, the subscribed terminal equipment which is installed under the designation of the subscriber when signing the service providing and using contract with a service-providing unit.
6. Local cable is the cable section stretching from the main distribution frame (MDF) of the local switchboard to the cable end box.
7. The terminal box is the main distribution box, used for connecting local cable with the subscribed lines.
8. The subscribed line box is the box used for connecting the subscribed lines with the subscribed terminal equipment outlet.
9. The subscribed terminal equipment outlet is the socket where the subscribed terminal equipment is connected with the subscribed lines.
10. Fixed wireless subscription station (SS) includes the antenna, the power source and the subscribed terminal equipment installed at the subscriber�s house. The fixed subscription station is hooked up to the local switchboard through the base station (BS) of the service-providing units.
11. Private cables or lines are the cable or line sections privately owned by the subscribers, installed by the subscribers themselves or by organizations or individuals hired by the subscribers inside the subscriber’s house to the end connection points of the public switched telephone networks.
Article 3.- The State management of fixed telecommunications service provision and use
1. The General Department of Post and Telecommunications is the government body that performs the State management function over the activities of providing and using fixed telecommunications services throughout the country.
2. The regional Post and Telecommunications Departments are agencies attached to the General Department of Post and Telecommunications and performing the State management function over the activities of providing and using fixed telecommunications services in the localities under their respective management.
Article 4.- Establishing networks, providing and using fixed telecommunications services
1. Telecommunications service-providing enterprises are allowed to set up public switched telephone networks and provide fixed telecommunications services in strict accordance with the contents prescribed in the permits granted by the General Department of Post and Telecommunications. The procedures to apply for the permits to set up public switched telephone networks and provide fixed telecommunications services shall comply with the provisions in Circular No.04/1998/TT-TCBD of September 29, 1998 of the General Department of Post and Telecommunications.
2. The service agents are entitled to provide fixed telecommunications services to users in strict accordance with the provisions of the General Department of Post and Telecommunications and the contents prescribed in the service agency contracts signed with the service providers. The conditions for acting as fixed telecommunications services agents are prescribed in Circular 06/2000/TT-TCBD of September 29, 2000 of the General Department of Post and Telecommunications.
3. The telecommunications service-reselling enterprises are entitled to directly purchase fixed telecommunications services in form of flow purchase or capacity hiring through service purchase-sale contracts signed with service-providing enterprises and to resell the services they have purchased to service users in strict accordance with the contents prescribed in the service resale permits granted by the General Department of Post and Telecommunications. The procedures to grant the fixed telecommunications service resale permits shall comply with the provisions in Circular No.04/1998/TT-TCBD of September 29, 1998 of the General Department of Post and Telecommunications.
4. The services users may lawfully use fixed telecommunications services provided to them but must not deal in them illegally. The service users shall have to manage the subscribed terminal equipment and must not let other people use the subscribed terminal equipment, means and provided services for purposes contrary to those already prescribed in the service-provision and use contracts.
Article 5.- The parties’ rights and obligations in services provision and use
The rights and obligations of service providers, services agents and service users are specified in Circular No.04/1998/TT-TCBD of September 29,1998 of the General Department of Post and Telecommunications.
Chapter II
FIXED TELECOMMUNICATION SERVICES
Article 6.- Basic services
1. The basic services prescribed in this Regulation shall include the telephone services, fax services and services of data transmission in standard speech bands.
a) The telephone services are services for which telephone equipment are used to transmit information in form of sound or sound plus image (for videophone) in the standard speech bands through public switched telephone networks without altering form or contents of the information;
b) The fax services are services for which fascimile equipment are used to transmit ready-made information in form of documents, tables, writings, mails, diagrams, pictures, drawings (called collectively the fax message) in the standard speech bands through public switched telephone networks without altering form or contents of the information;
c) The services of data transmission in standard speech bands (hereinafter called data transmission services) are services for which low-speed dialing modems (speed of <64Kb/s) are used to transmit information in form of data in standard speech bands through public switched telephone networks without altering form or contents of the information.
2. According to the service-providing locations, the basic services prescribed in this Regulation shall include the services at subscribers’ houses and the services at public places.
a) The services at subscribers’ houses are services provided to the registered addresses of subscribers on the basis of the subscribed terminal equipment installed at the subscribers’ houses and hooked up to public switched telephone networks through the service-providing and using contracts signed between the subscribers and the services providers. The services at subscribers’ houses include:
- Subscribed telephone service;
- Subscribed fax service (telefax);
- Subscribed data transmission service.
b) Services at public places are the services provided to the service users on the basis of terminal equipment installed at public places by services providers. The public-place services shall include:
- Services with operators: public telephone, bureau fax, public data transmission;
- Services without operators: telephone, fax and data transmission for which the payment is made automatically with cards.
3. By mode of services exploitation, the basic services on public switched telephone networks, prescribed in this Regulation, shall include the direct dialing service and services through operators:
a) The direct dialing services are the services where the communications among terminal equipment or between terminal equipment and the equipment for access to service networks through public switched telephone networks are effected by mode of direct dialing (touch). The direct dialing service shall include:
- The local direct dialing;
- The domestic long-distance direct dialing;
- The international direct dialing.
b) Via-operator services are the services where the communications between terminal equipment or between terminal equipment and equipment for access to service networks via public switched telephone networks are effected by semi-automatic mode through the assistance of operators or call-connect guiding equipment. The via-operator service shall include:
- The dialing service;
- The people-searching service;
- The invitation card service;
- The home country direct (HCD) service;
- The restricted dialogue service;
- The collect call service;
- The information and consultancy provision service;
- Other services prescribed by the General Department of Post and Telecommunications.
4. According to the service-providing scope, the basic services prescribed in this Regulation shall include the local services, the domestic long-distance services and international services:
a) The local services are services where communications are established through public switched telephone networks between terminal equipment or between the terminal equipment and the service network access equipment within the same local range (charge zone);
b) The domestic long-distance services are services where communications are established through public switched telephone networks between terminal equipment or between the terminal equipment and the service network access equipment lying in different local ranges (charge zones);
c) The international services are services where communications are established through public switched telephone networks between terminal equipment or between the terminal equipment and the service network access equipment with at least one terminal equipment or service network access equipment being installed or registered for use in a foreign country.
5. By payment mode, the basic services on public switched telephone networks, prescribed in this Regulation, shall include the advance payment services and the deferred payment services:
a) The advance payment services are services for which the users pay charges to the service providers before using the services, in form of prepaid calling card and the service charges shall be gradually subtracted from the card till the end, depending on the communication range and time;
b) The deferred payment services are services for which the users pay charges to the service providers after using the services, based on the payment notices or charge bills issued by the service providers.
Article 7.- Supplemental services
Supplemental services are services additionally provided simultaneously with the basic services, thus creating favorable conditions for the service users, enriching and further improving the basic services on the basis of the technical properties of equipment or service capacity of the service providers.
Chapter III
FIXED TELECOMMUNICATIONS SERVICE PROVISION AND USE AT SUBSCRIBER’S HOUSES
SECTION 1. SERVICE-PROVIDING AND USING CONTRACTS
Article 8.- Form and venue for conclusion of contracts
1. A fixed telecommunication service-providing and using contract (hereinafter called the service provision and use contract) is the written agreement reached between the service provider and the service user on the provision and use of fixed telecommunications services at the subscriber’s house according to the provisions of law and the agreement reached between the parties.
2. Depending on the purpose, legal status of the service users, a service provision and use contract may be either an economic contract or a civil contract, governed by corresponding legal documents.
3. The venue for conclusion of a service provision and use contract shall be agreed upon by the service provider and the service user according to the provisions of law.
Article 9.- Model contracts
1. On the basis of the law provisions on contracts and the regulations of the General Department of Post and Telecommunications, the service providers shall have to elaborate and promulgate the model service provision and use contracts for uniform application within their respective units and report them to the General Department of Post and Telecommunications.
2. Apart from the major contents prescribed in the model contract, the contractual parties may mutually agree on other contents in the contract, which, however, must not be contrary to law provisions and must not infringe upon the State’s interests, public interests, the legitimate rights and interests of other people.
Article 10.- Refusing to sign contracts
Apart from the general provisions of law, the service providers may refuse to sign service provision and use contracts in the following cases:
1. The service provision cannot be realized due to economic and/or technical conditions of the telecommunications networks or equipment.
2. The service users have breached the legislation on postal service and telecommunications according to the conclusion of the competent State bodies and have failed to fulfill their responsibility according to the handling conclusions of the documents.
3. The service users have failed to fulfill their obligations to pay the prescribed service charges to other service providers if there have been the written agreement thereon between the service providers.
Article 11.- Concluding, amending and transferring contracts
1. The service provision and use at subscribers’ houses must be effected through service provision and use contracts
a) For the service-providing units, the signatories to the contracts must be their representatives at law or the representatives lawfully authorized by such units;
b) For users being individuals, the signatories to the contracts must be the persons having full civil act capacity as prescribed by law;
c) For users being agencies or organizations, the signatories to the contracts must be the representatives at law or the lawfully authorized representatives of such agencies or organizations.
2. Vietnamese Individuals, when concluding contracts, shall have to produce one of the valid personal papers affixed with their photos and embossed seals, granted by competent State bodies (people’s identity cards, army men’s identity cards, police identity cards….). If deeming it necessary, the service- providing units may request Vietnamese individuals to additionally produce their household registration books or certification of the police of wards or communes where they reside when entering into the contracts.
3. Foreign individuals, when entering into the service provision and use contracts shall have to produce their passports together with their permanent residence cards or temporary residence certification or temporary residence cards granted by competent State bodies.
4. For Vietnamese and foreign agencies and organizations lawfully operating on the Vietnamese territory, the service provision and use contracts must be signed by persons with full jurisdiction prescribed at Point c, Clause 1 of this Article and be affixed with valid seals as prescribed by law.
5. On the basis of law provisions and the telecommunications regulations of the General Department of Post and Telecommunications, the service providing units and the subscribers may agree to amend and supplement the already signed contracts and settle arising matters relating to such amendments and supplements.
6. Particularly for internal network owners (subscribers with internal networks prescribed in Clause 3, Article 22), in order to ensure the provision and use of telecommunications services to the right subjects and for the right purposes, when concluding, amending or supplementing the service provision and use contracts, the service providing units may request the internal network owners to supply while the latter shall have to supply the following relevant documents, materials and information:
a) The purpose of setting up the network and using the services;
b) The network structure and scale;
c) Type of subscribed terminal equipment;
d) The number of the internal network members (for charge-free internal networks).
7. When transferring whole or part of the production and/or business tasks to another service-providing unit, the service-providing unit shall have to transfer the continued performance of relevant contracts on service provision and use.
a) Within 30 days before the transfer, the transferring unit shall have to notify in writing the subscriber having contractual ties therewith of the contents of the transfer and the transferee. Within 10 days after receiving the notice, the subscriber having the contractual ties with the transferring unit may unilaterally suspend the performance of the contract and request the contract liquidation according to the provisions of law. Within the above-mentioned time limit of 10 days, if the subscriber does not request the contract liquidation, the transfer of contract is considered having been accepted by the subscriber;
b) The transferee is obliged to perform the transferred contract on service provision and use.
Article 12.- Termination and unilateral suspension of contract performance
1. A service provision and use contract shall terminate in the following cases:
a) Upon the agreement of the contractual parties;
b) The term of the contract has expired while no agreement on its extension is reached;
c) The contract is unilaterally suspended by the service-providing unit under the provisions in Clause 2 of this Article;
d) The contract is unilaterally suspended by the subscriber under the provisions in Clause 7 of Article 11, Clause 3 of Article 18 and Clause 3 of this Article;
e) Other cases as prescribed by law.
2. The service- providing unit may unilaterally suspend the contract performance when the subscriber:
a) Breaches the contractual terms, which have already been agreed upon by the two parties to be the suspension conditions; or
b) Breaches the legislation on postal service and telecommunications according to the written conclusions of the competent State bodies and fails to fulfill their responsibility according to the handling conclusion of the document.
When unilaterally suspending the contract performance, the service-providing unit shall have to notify it in writing to the subscriber 10 days before the suspension deadline.
3. The subscriber may unilaterally suspend the contract performance when:
a) The service-providing unit breaches the contractual terms, which the two parties have already agreed to be the suspension conditions; or
b) The subscriber deems that the continued performance of the contract is unnecessary or not useful.
When unilaterally suspending the contract performance, the subscriber shall have to notify it in writing to the service-providing unit 10 days before the suspension deadline.
Article 13.- Time for cessation of service provision and use upon the contract termination
1. For cases of contract termination prescribed at Point a, Clause 1, Article 12, the time for stopping the service provision and use upon the contract termination shall be the time inscribed in the contract, on which the two parties have agreed to terminate the contract.
2. For cases of contract termination prescribed at Point b, Clause 1, Article 12, the time for stopping the service provision and use upon the contract termination shall be the time when the valid term of the contract has expired but no agreement on its extension is reached.
3. For cases of contract termination prescribed at Point c, Clause 1, Article 12, the time for stopping the service provision and use shall be:
a) The time set in the written notice on unilateral suspension if the service-providing unit obtains the subscriber’s certification that the latter has received the written notice before such deadline; or
b) The time the service-providing unit obtains the subscriber’s certification that the latter has received the written notice on unilateral suspension, if the service-providing unit obtains such certification after the deadline stated in the notice.
4. For cases of contract termination prescribed at Point d, Clause 1, Article 12, the time for stopping the service provision and use shall be:
a) The time set in the written notice on unilateral suspension, if the subscriber obtains the service-providing unit’s certification that it has received the written notice before such deadline; or
b) The time the subscriber obtains the service-providing unit’s certification that it has received the written notice on unilateral suspension, if the subscriber obtains such certification after the deadline set in the written notice.
Article 14.- Contract liquidation
1. After terminating the contract, the service-providing unit and the subscriber shall proceed with the liquidation of the contract for service provision and use according to the provisions of law.
2. Upon the contract liquidation, the subscriber and the service- providing unit shall have to settle all debts to each other, which have been outstanding by the time of cessation of service provision and use prescribed in Article 13.
SECTION 2. CHANGING SERVICE-USING LOCATIONS, SERVICE-PROVIDING UNITS AND SUBSCRIBERS
Article 15.- Changing the service-using venues
1. When changing the service-using venue to a new place in the same province or centrally- run city, the subscriber shall have to supplement the old contract or sign a new contract and pay the charge for relocation of the service using venue according to the price and charge management regulations of the Government and the General Department of Post and Telecommunications.
2. When changing the service-using venue to a new place in another province or another centrally-run city, the subscriber shall have to fill in the procedures like the cases of new registration (liquidation of old contract, signing of a new contract and payment of charge for connection to the network at the new place).
Article 16.- Changing the service-providing units
The subscriber may change the service-providing unit. Upon such change, the subscriber shall have to liquidate the contract with the former service-providing unit and sign the contract with the new service-providing unit.
Article 17.- Changing subscribers
If a subscriber wishes to transfer the service use to another person without changing the service-using venue and the subscription number, the service use- transferring subscriber shall have to file a written proposal to the service-providing unit and liquidate the contract, while the service use transferee shall have to sign a new contract with the service-providing unit. In this case, the service-providing unit shall not collect the network connection charge but may collect charges for the service use transfer according to the price and charge management regulations of the Government and the General Department of Post and Telecommunications.
SECTION 3. CESSATION AND RESTORATION OF SERVICE PROVISION AND USE
Article 18.- The service- providing units suspend, stop and restore the service provision
1. If not otherwise agreed upon between the service-providing unit and the subscriber, the service-providing unit is entitled to:
a) Suspend the provision of part of the service (excluding urgent services prescribed in Clause 3 of Article 53), if after the charge payment deadline prescribed in the contract (in Clause 5 of Article 45) the subscriber still fails to fully pay the service charge according to the service charge payment notice or bill;
b) Suspend the provision of the entire service (excluding the urgent services prescribed in Clause 3 of Article 53), if within 15 days after the partial suspension of service prescribed at Point a, Clause 1 of this Article, the subscriber still fails to pay or has not yet fully paid the service charge according to the service charge payment notice or bill.
2. Within 60 days after the full service suspension, if the subscriber has fully paid the service charge as provided for at Clause 6 of Article 45 to the service-providing unit and requested the resumption of service use, the service- providing unit shall have to restore the service provision to the subscriber within 24 hours after the subscriber has fully paid the service charge.
3. The service-providing unit unilaterally suspend the contract performance and stop the service provision if within 60 days after the full service suspension the subscriber still fails to fully pay the service charge. In this case, the subscriber shall still have to pay the outstanding service charges, including the overdue debt interests and have to refill in the procedures for new registration (liquidating old contract, signing new contract and paying network connection charge), if having demand for resumption of the service use.
4. The suspension and cessation of service provision due to the subscriber’s failure to fully pay the service charge shall not apply to the subscribed machines in direct service of emergency communications prescribed in Clause 1 of Article 53.
5. In the course of service provision, the service-providing unit shall have to temporarily halt the service provision for the subscriber and at the same time report such to the General Department of Post and Telecommunications and regional Post and Telecommunications Departments for consideration and settlement according to regulations, if detecting and having enough grounds to conclude that:
a) The subscriber has breached the regulations in Clause 4, Article 4, on service use; or
b) The subscribed terminal equipment causes unsafety to the public switched telecommunication networks, the service- providing unit and the service user.
Article 19.- Subscribers temporarily halt and restore the service use
1. The subscriber may request in writing the suspension of full service use for a minimum duration of 30 days and a maximum duration of 180 days. Upon receiving the request of the subscriber, the service-providing unit shall temporarily halt the service provision and send a written reply to the subscriber certifying the temporary halt of service provision therefor.
2. The subscriber may request in writing the extension of the service use suspension duration, but the total number of days for the successive suspensions must not exceed 180 days from the time the service-providing unit issues the written approval of the first suspension.
3. During the service use suspension duration, if the subscriber requests in writing the restoration of service use and has fully paid the charges to the service-providing unit as prescribed by that time, within 24 hours after receiving the written request of the subscriber, the service-providing unit shall have to restore the service use for the subscriber.
4. If the service use suspension duration agreed upon by the two parties has expired and the subscriber make no written request for the extension of such duration, the service-providing unit shall restore the service provision for the subscriber and notify such in writing to the latter. The subscriber shall have to pay the charge in full to the service-providing unit as prescribed for from the time of service restoration.
5. If past the time limit of 180 days from the deadline set in the service-providing unit’s written approval of the first service use suspension the subscriber requests in writing the extension of the service use suspension duration, depending on the practical situation, the service-providing unit may accept or refuse the above-said request of the subscriber. In case of refusal, the service-providing unit and the subscriber shall effect the contract liquidation according to regulations.
6. During the service use suspension duration, the subscriber shall have to pay the service charges applicable to the service use suspension duration to the service-providing unit.
SECTION 4. THE END CONNECTION POINT OF PUBLIC SWITCHED TELEPHONE NETWORK
Article 20.- The subscribed lines, trunk lines and end connection points of the networks
1. The subscribed lines are the wire or wireless transmission lines connecting the local exchanges of the service-providing unit with the single-line subscribed terminal equipment (prescribed in Clause 1 of Article 22) of the subscriber.
2. The trunk lines are the wire or wireless transmission lines connecting the local exchanges of the service-providing unit with the multi-line subscribed terminal equipment (prescribed in Clause 1 of Article 22) of the subscriber. According to the technical standards, the trunk lines shall include:
a) Subscribed trunk lines;
b) Analogue trunk lines;
c) Digital trunk lines.
3. The end connection point of a public switched telephone network is the point on a subscribed line or trunk line, connecting the local exchange with the subscribed terminal equipment and determining the boundary of economic and technical liabilities between the service-providing unit and the subscriber.
Article 21.- The position of the end connection point of network
1. For subscribed wire line, if not otherwise agreed upon in the service provision and use contract, the position of the end connection point of a public switched telephone network is determined as the subscriber of:
a) The terminal box installed at the subscriber’s house if the conditions stated at Point a above are not met; or
b) The subscribed line box installed at the subscriber’s house if the conditions stated at Point a above are not met; or
c) The first subscribed terminal equipment outlet at the subscriber’s house, if the conditions stated at Points a and b above are not met.
2. For fixed wireless subscribed lines, if not otherwise agreed upon in the service provision and use contract, the position of the end connection point of the public switched telephone network is determined as the subscriber of:
a) The outlet at the subscribed terminal equipment set, if the subscribed terminal equipment is of fixed type; or
b) The original radio antenna of the service-providing unit if the subscribed terminal equipment is of the mobile type.
3. For wire trunk lines, if not otherwise agreed upon in the service provision and use contract, the position of the end connection point of the public switched telephone network is determined as the subscriber of:
a) The terminal box installed at the subscriber�s house; or
b) The board (table) connecting wires of the wire transmission equipment installed at the subscriber’s house, if the conditions stated at Point a above are not met; or
c) The board (table) connecting wire on the main distribution frame (MDF) of the multi-line subscribed terminal equipment installed at the subscriber’s house, if the conditions at Points a and b above are not met.
4. For wireless trunk lines, if not otherwise agreed upon in the service provision and use contracts, the position of the end connection point of the public switched telephone network is determined as the subscriber of:
a) The board (table) connecting the wireless transmission equipment installed at the subscriber’s house; or
b) The board (table) connecting wires on MDF of the multi-line subscribed terminal equipment installed at the subscriber’s house, if the conditions stated at Point a above are not met.
SECTION 5.- THE SUBSCRIBED TERMINAL EQUIPMENT AND INTERNAL NETWORKS
Article 22.- The subscribed terminal equipment and internal networks
1. The subscribed terminal equipment of the public switched telephone networks shall include the single-line subscribed terminal equipment (telephones, videophones, fascimiles, low-speed dialing modems or equipment with combined properties of the above-mentioned equipment) and the multi-line subscribed terminal equipment (private automatic branch exchange (PABX), equipment with call connecting function) installed at the subscribers’ houses for use of fixed telecommunication services.
2. Extensions are single-line subscribed terminal equipment installed and hooked up to the multi-line subscribed terminal equipment within the scope of the subscriber’s house.
3. In this Regulation, the internal network is the subscribed terminal equipment network, including multi-line subscribed terminal equipment, extensions and private cable network connecting multi-line subscribed terminal equipment with extensions, installed within the scope of the subscriber’s house for use of fixed telecommunications services.
4. According to the use purposes, the internal networks are classified into the charge-free internal networks and charged private internal networks:
a) The charge-free internal networks are the internal networks established by the subscribers within the limit of the subscriber’s house in order to ensure the internal communications for network members without charge collection. If the internal network subscribers (hereinafter referred to as the internal network owners) are individuals, the network members are members of family households and the internal network owners are the household masters or the persons authorized by the household masters according to the provisions of law. If the internal network owners are agencies or organizations, the status of the network members shall be determined according to operation charters, legal documents prescribing the organizational structures of such agencies and organizations or other relevant legal provisions.
b) The charged internal networks are the internal networks set up by network owners to provide fixed telecommunications services to service users within the limit of the subscribers’ houses and charges are collected from the service users according to the regulations of the Government and the General Department of Post and Telecommunications.
Entitled to set up charged internal networks shall be tourist accommodation establishments (hotels, tourist villages, villas, tourist apartments; tourist camping sites, etc.), inns, guest houses, restaurants, licensed for business or operation under the provisions of law and other cases stipulated by the General Department of Post and Telecommunications.
5. Subscribed terminal equipment on the list of those subject to standard compatibility certification, if being used on the public switched telephone networks, shall have to comply with the provisions in Circular No.01/1998/TT-TCBD of May 15, 1998 of the General Department of Post and Telecommunications on the management of quality of telecommunications supplies, equipment, networks and services.
6. Subscribed terminal equipment with radio wave radiation, if being used on public switched telephone networks, apart from the provisions in Clause 5 above, must comply with the provisions in Circular No.05/1999/TT-TCBD of October 6, 1999 of the General Department of Post and Telecommunications and other relevant regulations of the General Department of Post and Telecommunications on management and granting of permits for use of radio frequencies and radio transmitters.
Article 23.- Equipping, designing and installing subscribed terminal equipment and internal networks
1. The equipping, designing and installation of subscribed terminal equipment and internal networks must comply with procedures and regulations of the State as well as the General Department of Post and Telecommunication�s regulations on construction and installation of network projects and telecommunications equipment.
2. The subscribers may purchase by themselves terminal equipment or hire the terminal equipment of service-providing units.
3. For single-line subscribed terminal equipment, the subscribers may themselves design and install or hire other organizations or individuals to design and install them in the subscribers’ houses to the end connection points of the public switched telephone networks provided that each subscribed line shall be connected with 01 subscribed terminal equipment. Where more than 01 terminal equipment shall be installed on each subscribed line, the subscriber shall have to apply technical measures to ensure the connection techniques and service quality norms prescribed by the General Department of Post and Telecommunications.
4. For charge-free internal networks, the network owners may themselves design and install or hire other organizations or individuals to design and install them within the range from the subscribers’ houses to the end connection points of the public switched telephone network.
5. For charged internal networks, the network owners shall have to hire organizations or individuals with certificates of business registration for telecommunication network construction and equipment designing and installation to design and install them within the range from the subscriber’s house to the end connection points of the public switched telephone network.
Article 24.- Maintenance and repairing subscribed terminal equipment and internal networks
1. The subscribers may themselves undertake the maintenance and repair of the subscribed terminal equipment and internal networks being their property or hire other organizations or individuals to do such work.
2. For subscribed terminal equipment of service-providing units, the maintenance and repair thereof shall be undertaken by the service-providing units through contracts signed with the subscribers.
Article 25.- Hooking up subscribed terminal equipment, internal networks
1. Single-line subscribed terminal equipment shall be hooked up to local switchboards of public switched telephone networks by subscribed lines.
2. Multi-line subscribed terminal equipment shall be hooked up to local switchboards of public switched telephone networks by trunk lines.
3. The connection of terminal equipment and internal networks to public switched telephone networks shall be effected by service-providing units through service provision and use contracts. The network hook-up performed by service-providing units shall include:
a) Laying and connecting the subscribed line section or trunk line from the end connection point of a public switched telephone network to the local switchboard of the service-providing unit;
b) Programming the switchboard in order to provide numbers and signals to the subscribed line or trunk line of the internal network;
c) Testing call connection and testing services inscribed in the contracts through the subscribed line or trunk line of the internal network;
d) Making pre-acceptance test and hand-over report.
4. In addition to the regulations stated in Clause 3 of this Article, when hooking an internal network to the public switched telephone network, the service-providing unit shall have to coordinate with the subscriber in testing the measurement and quality of call connection, services and interface connection technical standards of the internal network.
5. When hooking up the subscribed terminal equipment and internal networks to the public switched telephone networks, the service-providing units shall have to refuse the network hook-up and request the subscribers and internal network owners to remedy the existing problems if detecting and having firm grounds to conclude that the installation of terminal equipment and internal network shall:
a) Fail to ensure the right purposes of using the telecommunication services as prescribed in the contracts; or
b) Fail to satisfy the technical standards prescribed by the General Department of Post and Telecommunications; or
c) Cause unsafety for the public switched telecommunications networks, service providers and users.
6. In case of disagreement with the refusal to hook up the subscribed terminal equipment and/or internal networks to the public switched telephone networks and with the requests of the service-providing units, the subscribers and internal network owners may request the General Department and Regional Departments of Post and Telecommunications to consider and settle their cases according to regulations.
7. The charge-free internal networks whose owners are individuals (the internal networks of family households) and the charged internal networks are not allowed to hook up directly to privately subscribed domestic and international channels.
8. For the subscribed terminal equipment and internal networks having been hooked up to privately subscribed domestic and international channels, the subscribers shall have to use the subscribed terminal equipment and internal networks for the right purposes inscribed in the contracts. The subscribers must not use or permit other people to use the subscribed terminal equipment and internal networks to relay by any mode (automatic or manual) all calls from terminal equipment not of their own or terminal equipment outside the internal networks through private subscribed channels and vice versa (both drections).
9. The subscribed terminal equipment installed in any local range (charge zone) may be hooked up to the local switchboards in that local range (charge zone). The service-providing units may hook up the subscribed terminal equipment to the local switchboards of the adjacent local range (charge zone) if the subscribers so request or agree and the economic and technical conditions permit the service-providing units to perform such hook-up.
SECTION 6. GRANTING AND USING SUBSCRIPTION NUMBERS
Article 26.- Subscription numbers
1. A subscription number is a group of numerals dialed (touched) on the terminal equipment by the subscriber for connection to another subscriber in the same local range (charge zone) or the same local switchboard.
2. For single-line subscribed terminal equipment, each subscribed line shall be given a subscription number of the public switched telephone network.
3. For multi-line subscribed terminal equipment:
a) Each subscribed trunk line is given a subscription number of the public switched telephone network;
b) Each digital trunk line and analogue trunk line is given one subscription number or a group of subscription numbers of the public switched telephone network.
4. Except special cases prescribed separately by the General Department of Post and Telecommunications, the numbers of extension telephones of an internal network are stipulated as follows:
a) The extension numbers which are not covered by the numbering zone of the public switched telephone network shall be stipulated by the internal network owners themselves.
b) The extension numbers which are covered by the numbering zone of the public switched telephone network and subleased by the internal network owners from the service-providing units shall comply with the regulations on management of numbers store as well as the management of prices and charges, issued by the Government and the General Department of Post and Telecommunications.
Article 27.- Changing subscription numbers
1. Where the service-providing units take initiative in changing the subscription numbers according to the numbering plan and the network development plan, which have already been approved by competent authorities, the service-providing units shall have to inform the subscribers 60 days in advance of the time and necessary information on the number change plan, guide the subscribers in using the services after the number change and bear all costs of the number change but shall not bear the responsibility for any indirect losses caused to the subscribers by the number change.
2. Where a subscriber does not relocate the service use venue but request the change of subscription number, if technical conditions permit, the service-providing unit shall change the number and guide the use thereof after the number change, while the subscriber shall have to pay charge for the number change according to the price and charge management regulations of the Government and the General Department of Post and Telecommunications.
Article 28.- Keeping intact subscription numbers
1. Where a subscriber changes the registered location for service use to a new location of the same province or centrally-run city and requests the keeping intact of his/her subscription number, if the technical conditions permit, the service-providing unit shall keep intact the subscription number and the subscriber shall have to pay charge for keeping the subscription number in tact to the service-providing unit according to the price and charge management regulations of the Government and the General Department of Post and Telecommunications.
2. Where a subscriber changes the service-providing unit but not the registered location for service use and requests the keeping in tact of subscription number, if technical conditions permit, the former service-providing unit and the new service-providing unit shall coordinate in effecting the keeping in tact of subscription number, while the subscriber shall have to pay charge therefor to the new service-providing unit according to the price and charge management regulations of the Government and the General Department of Post and Telecommunications. The new service-providing unit shall have to pay the expenses related to the keeping intact of the subscription number to the former service-providing unit according to the agreement reached between the two parties.
Article 29.- Public-telephone directory
1. The public-telephone directory is a collection of information relating to the names and addresses of subscribers, subscription numbers and other relevant information (if any), archived in form of traditional publication or electronic publication (books, CD-ROM discs, etc.) and printed, distributed and managed by the service-providing units according to the regulations of the General Department of Post and Telecommunications.
2. The subscribers may register or refuse to register their subscription numbers into the public-telephone directories. If the subscribers refuse to register their subscription numbers in the telephone directories, the service-providing units shall have to keep secret the information related to such subscribers, except for cases prescribed in Clause 1, Article 51 of this Regulation.
Article 30.- Assistance in consulting subscription numbers
1. The service on assistance in consulting the subscription numbers of the public switched telephone networks is the telephone service provided by the service-providing unit to help service users consult the local subscription numbers managed by the unit and registered in the public telephone directories. When a service user dials the subscription number-consulting service telephone number of the service-providing unit and request information on the name, address of a subscriber, he/she shall be informed of the to be- consulted local subscription number.
2. The General Department of Post and Telecommunications stipulates the subscription number-consulting service telephone numbers of the public switched telephone network in the national numbering plan. The service-providing units shall have to inform such numbers to the service users, publish in the public-telephone directories and announce on the mass media the subscription number-consulting service telephone numbers prescribed by the General Department of Post and Telecommunications.
3. The service-providing units shall have to provide the accessibility and exempt charges for subscription number consulting services on the public switched telephone network for service users by the following modes:
a) Organizing the implementation by themselves; or
b) Entrusting other service-providing units to implement it through contracts signed with such units.
Article 31.- Reporting failure of subscription numbers
1. The service for reporting failure of subscription numbers of the public switched telephone network is the telephone service provided by the service-providing units, which helps the service users inform such units of the abnormal operation or communication failure of local subscription numbers managed by the units and request the remedy therefor.
2. The General Department of Post and Telecommunications stipulates the failure informing service telephone numbers in the national numbering plan. The service-providing units shall have to inform such numbers to the service users, publish in the public-telephone directories and announce on the mass media the failure informing service telephone numbers prescribed by the General Department of Post and Telecommunications.
3. The service-providing units shall have to provide the accessibility and exempt charges for failure informing service of the public switched telephone network for the service users.
4. The service-providing units shall have to ensure the time for fixing the broken subscription numbers according to the standards already registered with the General Department of Post and Telecommunications.
Chapter IV
PROVIDING AND USING FIXED TELECOMMUNICATIONS SERVICES AT PUBLIC PLACES
Article 32.- Providing and using fixed telecommunications services at public places with operators
1. The service-providing units may establish public service-providing locations with operators to meet the demands of service users.
2. The service-providing units shall have to post up publicly, accurately and clearly the service time, the current service charge rates and necessary use instructions at public places with operators.
3. The service users at public places with operators must strictly adhere to the regulations of the service-providing units, the guidance of transaction personnel and fully pay the service charges as prescribed.
4. The service-providing units may refuse to provide services at public places if the service users violate the legislation on postal services and telecommunications.
Article 33.- Providing and using services at public places without operators
1. Depending on the practical conditions, the service-providing units may arrange and install public telephone cabins provided that:
a) The locations for installation of telephone cabins are convenient for service users and do not affect the public beauty, public order and surrounding environment;
b) The logo of each service-providing unit on telephone cabins must be uniform nationwide;
c) Posted up in the telephone cabins must be the service use instructions as well as the telephone service numbers of the public-telephone network for urgent calls or subscription number consultation.
2. The service-providing units shall have to issue and organize the sale of phone cards with prescribed par values to service users.
3. The service users shall have to strictly adhere to the rules and service use regulations and instructions posted up at service-providing locations without operators.
4. To strictly forbid acts of:
a) Making fake phone cards, using fake phone cards to make calls;
b) Destroying or using for wrong purposes public telephone cabins
Chapter V
PROVIDING AND USING FIXED TELECOMMUNICATIONS SERVICES THROUGH OPERATORS
Article 34.- Responsibility to provide services through operators
1. The telecommunication service-providing enterprises which set up networks to provide domestic long-distance and international service shall have to provide services of dialing numbers through operators as prescribed at Point b, Clause 3 of Article 6.
2. Apart from the above-stipulated number dialing service, depending on the practical conditions, the service-providing units may organize the service provision through other operators.
Article 35.- Responsibility of telephone operators
1. The telephone operators shall have to carry out the procedures to receive registration for via-operator telephone services, update information related to calls on professional prints or computers, connect calls strictly according to the operation process prescribed by the service-providing units.
2. The telephone operators shall have to absolutely keep secret all calls, must not inquire into or disclose the information contents of calls.
3. The telephone operators must provide highly responsible, polite, proper and cooperative services be willing to provide the use instructions for service users, must not receive or transfer on service users’ behalf telephone messages except for special cases to be separately stipulated.
4. The time limit for registration for via-operator telephone services shall be valid till the call finishes.
Chapter VI
FIXED TELECOMMUNICATIONS SERVICE CHARGES
Article 36.- Management of service charges
The management of fixed telecommunications service charges shall comply with Decree No.109/1997/ND-CP of November 12, 1997 of the Government on Postal Service and Telecommunications, Decision No.99/1998/QD-TTg of May 26, 1998 of the Prime Minister on the management of postal and telecommunications service charges and Circular No.03/1999/TT-TCBD of May 11, 1999 of the General Department of Post and Telecommunications.
Article 37.- Management of charge- calculating system
1. The service-providing units and the charged internal network owners shall have to exploit and manage the charge-calculating system under the uniform regulation within the units in order to ensure that charges are accurately calculated and invoices are issued to the service users.
2. The service-providing units and charged internal network owners shall have to register the inspection of the charge- calculating system according to the regulations of the General Department of Post and Telecommunications as well as competent State bodies.
3. In order to ensure the settlement of service users’ complaints and to meet the examination and inspection requirements of the General Department of Post and Telecommunications as well as competent State bodies, the service- providing units shall have to archive the original charge calculation data of the switchboards for at least 180 days.
Article 38.- The principles for determining the communication duration, range (charge zone) and charge-calculating units
1. The time of establishing communication is the time when the called party picks up the handset and reply or when there appears signal of picking up handset for automatic reply from terminal equipment (telephone equipment with information function, recording function, private branch exchanges, etc.) or when the call is transferred to speech mail box. The time of ending the communication shall be the time the switch board receives the signal of handset placing by the caller or the signal of handset placing by the called party according to the technical signal criteria of the General Department of Post and Telecommunications. The duration of a service user’s communications shall be counted from the time the communications are established till the time the communications end.
The service-providing units shall have to program the charge calculation for service users on the principle of determining the communication duration prescribed above.
2. The General Department of Post and Telecommunications shall prescribe and make public the local range (charge zones), domestic long-distance range (charge zone).
3. The General Department of Post and Telecommunications shall prescribe and make public the initial charge calculating units and subsequent charge calculating units for the basic services.
Article 39.- Service charges at subscribers’ houses
1. The service charges at the subscribers’ houses are the charges to be paid by the subscribers to the service-providing units for use of telecommunication services through service provision and use contracts. Regardless of service types, the service charges at subscribers’ houses shall include:
a) Charge for network hook-up;
b) Subscription charge;
c) Communications charge (if any);
d) Supplemental service charge (if any).
2. The network hook-up charge is the charge which a subscriber shall have to pay to the service-providing unit when the two parties sign a contract for installation, hook-up and use of the subscribed line or trunk line. The network hook-up is stipulated in Clause 3, Article 25 of this Regulation.
3. The subscription charge is stipulated according to the following principles:
a) The subscription charge is calculated for each subscribed line and a trunk line. Depending on the mode of connecting the subscribed terminal equipment to the public switched telephone network and the trunk line capacity, the subscription charge is prescribed at various level:
- The subscription charge for the subscribed line and the subscribed trunk line;
- The subscription charge for the analogue trunk line;
- The subscription charge for the numbering trunk line.
b) Subscription charge is not levied on parallel and extension telephones;
c) The distant subscription charge includes the channel subscription charge and the subscription charge;
d) If not otherwise agreed upon between the service-providing unit and the subscriber, the subscription charge shall be paid once a month;
e) If the time for service use is not in a full month, the subscription charge for such month shall be calculated as follows:
(The monthly subscription charge/30 days) X N days
N is the number of days counting from the time the service-providing unit hands over the communication apparatus to the subscriber to the last day of the month or the number of days from the first day of the month to the day of stopping the service provision and use.
4. The communication charge for local service is stipulated on the basis of the communication time according to the following principles:
a) When making the direct dialing, the subscriber shall pay the communication charge for the first local charge-calculating unit which is the minimum communication time of a call and for subsequent charge-calculating units (if any). The odd part of the last charge-calculating unit shall be rounded into a charge-calculating unit;
b) Calls made within a local charge zone shall all be subject to a uniform charge level regardless of the communication distance.
5. The domestic long-distance communication service charges are prescribed on the basis of communication duration, exploitation mode and long-distance charge zones according to the following principles:
a) When making direct dialing, the subscriber shall pay the communication charge for a long-distance charge-calculating unit which is the minimum communication time of each call and for the subsequent charge-calculating units (if any). The odd part of the subsequent charge-calculating unit shall be rounded into a charge-calculating unit;
b) When dialing through operators, the subscriber shall pay charge for the first long-distance charge-calculation unit which is the minimum communication duration for a call via operator and for subsequent charge-calculating units (if any). The odd part of the subsequent charge-calculating unit shall be rounded into a charge-calculating unit;
c) All calls within a long-distance charge zone (local calls) shall be entitled to a single charge level regardless of the communication distance;
d) Calls between long-distance charge zones (inter-zone calls) shall be liable to different charge levels according to charge zones.
6. The international telecommunication service charges shall be prescribed on the basis of communication time, exploitation modes and the called countries according to the following principles:
a) When making a direct dial, the subscriber shall pay communication charge for the first international charge-calculating unit which is the minimum communication time for each call and for subsequent charge-calculating units (if any). The odd part of the subsequent charge-calculating unit shall be rounded into a charge-calculating unit.
7. The charged internal network owners may collect from the service users at the subscriber’s house the communication charges and supplemental service charges (if any) and have to pay to the service-providing units the subscription charges, communication charges, supplemental service charge (if any) strictly according to the regulations of the General Department of Post and Telecommunications.
Owners of some charged internal networks may collect from service users surcharges in addition to communication charge and supplemental service charges. The Government shall stipulate the charged internal networks entitled to collect surcharge and the surcharge levels.
8. The owners of charged internal networks shall have to report to, and submit to the inspection and examination by, the General Department of Post and Telecommunications and competent State bodies on the collection of charges from the service users at the subscribers’ houses.
Article 40.- Service charges at public places
1. Depending on the service types (phone, fax, data transmission in speech bands), the service charges at public places with operators prescribed in this Regulation shall include:
a) Public telephone service charge;
b) Public fax service charge;
c) Public data transmission service charge.
2. The service charges at public places with operators are the charges to be paid by the service users to the service-providing units immediately after using the services at the public places. The charge for services with operators shall include:
a) Communication charge;
b) Service charge (if any);
c) Supplemental service charge (if any).
3. The card telephone service charges are the communication charges paid through automatic deduction from cards of the amount of money to be paid by the service users to the service-providing units for the first charge-calculating unit being the minimum communication time for each call and for subsequent charge-calculating units (if any). The odd fraction of the subsequent charge-calculating shall be rounded into a charge-calculating unit.
Article 41.- Communication charges for telephone services at public places
The communication charges for telephone services at public places with operators and card telephone service charges are prescribed according to the principles stated in Clauses 4, 5 and 6 of Article 39 and Clause 3 of Article 40 of the Regulation.
Article 42.- Communication charges for bureau fax
The bureau fax charges are stipulated on the basis of the number of fax pages and the communication range according to the following principles:
1. The users shall pay charge for the first A4 standard page (ISO) which is the minimum charge-calculating unit for each service use and the subsequent A4 pages (if any). The odd fraction of the last A4 page shall be rounded into one A4 page. Where a user sends fax pages of size smaller than A4 size, such fax pages shall be liable to the same charge for A4 fax pages;
2. The local communication charges shall apply according to the principles prescribed at Point b, Clause 4, Article 39 of the Regulation;
3. The domestic long-distance communication charges shall apply according to the principle prescribed at Points c and d, Clause 5, Article 39 of the Regulation;
4. The international communication charges shall be prescribed on the basis of the called countries.
Article 43.- The communication charges for data transmission services at public places
The communication charges for data transmission services at public places shall be prescribed on the basis of the communication range according to the following principles:
1. The local communications charges shall apply according to the principles prescribed at Point b, Clause 4, Article 39 of the Regulation;
2. The domestic long-distance communication charge shall apply according to the principles prescribed at Points c and d, Clause 5, Article 39 of the Regulation;
3. The international communication charges shall be prescribed on the basis of the called countries.
Article 44.- Charges for via- operator telephone services
1. The charges for via-operator telephone services shall include:
a) Communication charge;
b) Supplemental service charge (if any);
c) Service charge (if any).
2. The communication charges for via-operator telephone services are prescribed according to the following principles:
a) The communication charges shall not depend on whether the services are provided at subscribers’ houses or public places;
b) The service users pay communication charges according to the regulations at Point b of Clause 5, Point b of Clause 6 of Article 39 of the Regulation.
Article 45.- Making invoices and paying charges
1. The service-providing units shall have to make charge payment invoices accurately, fully and promptly for subscribers according to law provisions on invoice and voucher regime.
2. The service charge payment invoices must accurately, fully and clearly reflect at least the following contents:
a) The subscription charge;
b) The charge for each type of fixed telecommunication service;
c) The total payable charge;
d) The exchange rate between the foreign currency in which the charges are collected VND (if any);
e) The value-added tax (VAT).
3. For making monthly invoices according to contracts, except where the subscribers do not request the printing, the service-providing units shall have to supply the list of items entitled to single charge exemption together with the invoices to the subscribers for:
a) Domestic long-distance calls;
b) International calls;
c) Calls into mobile phone networks.
4. If not otherwise agreed upon between the service-providing units and the subscribers, the detailed lists enclosed to the service charge payment invoices supplied to the subscribers as stipulated above must contain at least the following information on each charged call:
a) Date of making the call;
b) The starting time and the ending time (or the starting time and the total duration) of the call;
c) The other number (international call: the country code, area code, subscription number; domestic call: area code; subscription number);
d) The money amount calculated for each call.
5. If not otherwise agreed upon between the service-providing units and the subscribers, the charge payment time limit is prescribed as 15 days from the date the subscribers receive the charge payment invoices or the first charge payment notice.
6. The service users shall have to pay service charges in full and on time to the service-providing units strictly according to the regulations of the General Department of Post and Telecommunications, the contractual terms and the charge payment invoices. In case of failure to make the payment on time, apart from the payable service charges as prescribed, the service users shall also have to pay the interests on overdue debts for each day of late payment on the total amount of deferred payment to the service providing units. The interest rate on late payment shall comply with the current regulations of the State Bank of Vietnam.
Chapter VII
TECHNICAL STANDARDS OF NETWORKS AND EQUIPMENT, AND FIXED TELECOMMUNICATION SERVICE QUALITY
Article 46.- The technical standards of public switched telephone networks
The establishment and exploitation of the public switched telephone networks must comply with the technical standards promulgated by the General Department of Post and Telecommunications or Vietnamese standards, recommended international standards announced by the General Department of Post and Telecommunications for compulsory application.
Article 47.- The technical standards of terminal equipment
The terminal equipment installed and used on the public switched telephone network must comply with the technical standards promulgated by the General Department of Post and Telecommunications or Vietnamese standards, recommended international standards already announced by the General Department of Post and Telecommunications for compulsory application.
Article 48.- Fixed telecommunications service quality standards
1. The service-providing units shall have to register with the General Department of Post and Telecommunications and publicize the quality standards of the fixed telecommunications services they provide. The service quality standards registered and announced by the service providing units must not be lower than the " quality standards of the telecommunication services on the public switched telephone network" promulgated by the General Department of Post and Telecommunications (TCN 68- 176:1998).
2. The service-providing units shall have to strictly comply with the committed provisions on service quality they have announced and prescribed in the contracts signed with the service users.
3. The charge calculation and the making of charge payment invoice for service users must comply with the standards promulgated by the General Department of Post and Telecommunications or Vietnamese standards, recommended international standards announced by the General Department of Post and Telecommunications for compulsory application.
4. The service-providing units shall have to report to the General Department of Post and Telecommunications regularly or irregularly on the quality of the provided telecommunications services on the public switched telephone network according to the regulations of the General Department of Post and Telecommunications and submit to the inspection and examination of the network and equipment standards as well as the service quality by the General Department of Post and Telecommunications and the competent State bodies.
Chapter VIII
NETWORK SAFETY AND INFORMATION SECURITY
Article 49.- Responsibility to ensure the network safety
1. The public switched telephone network is the national means for communications and information, which must be protected and not be infringed upon by anyone. Protecting the public switched telephone network is the responsibility of all agencies, organizations and individuals.
2. The service-providing units shall have to coordinate with local administrations and armed forces units in protecting the safety of the public switched telephone networks they have established and exploited.
3. The service agents and service users shall have to protect the subscribed private cables and terminal equipment, actively participate in the protection of the public switched telephone network, and at the same time inform the service-providing units or competent State bodies of acts of sabotaging the public switched telephone networks.
4. The service-providing units, service agents and service users are subject to the inspection and examination of the network safety by the competent State bodies.
Article 50.- Responsibility to ensure information security
1. The confidentiality and security of information on the public switched telephone networks shall be ensured under the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam.
2. The examination of the public switched telephone network operations and the information of agencies, organizations and individuals on the networks must be conducted by the competent State bodies according to the provisions of law.
3. All agencies, organizations and individuals are strictly forbidden to use the public switched telephone networks to spread information in order to oppose the Socialist Republic of Vietnam State; disrupt security and order; breach the morality, fine customs and practices, conduct smuggling and other law-breaking activities; or run counter to the international agreements or treaties which the Socialist Republic of Vietnam Government has signed or acceded to.
4. At the request of competent State bodies, the service-providing units, service agents and service users shall have to closely coordinate therewith and ensure necessary conditions for such agencies to inspect and control the information on the public switched telephone networks according to the provisions of law.
5. The service users shall take responsibility before law for the contents of the information they have transmitted on the public switched telephone networks.
6. The service-providing units, service agents and service users shall be subject to the inspection and examination by the competent State bodies regarding the assurance of security for information on the public switched telephone networks.
Article 51.- Keeping confidential of information
1. The service-providing units shall have to keep confidential all information relating to the service users such as names, addresses, telephone numbers, flows, except the following cases:
a) The users agree to publicize the above-mentioned information;
b) The service-providing units mutually agree in writing on the exchange of information on the service users who violate the legislation on postal service and telecommunications, or fail to fulfill their obligation of paying charges for the services they have used according to regulations;
c) When so requested by competent State bodies according to the provisions of law.
2. To strictly forbid the acts of:
a) Bugging or recording information transmitted on the public switched telephone networks;
b) Appropriating, canceling, tearing open, exchanging or disclosing the contents of, telegraphs of other persons.
3. The Party agencies and State bodies at all levels, armed forces units, foreign diplomatic missions and representations of international organizations enjoying the diplomatic status may use ciphers in their messages. Other subjects wishing to use ciphers in their message shall have to make registration with and obtain permission from competent State bodies.
Chapter IX
PROFESSIONAL CONTACTS AND URGENT CONTACTS
Article 52.- Professional contacts
1. The service-providing units are allowed to use domestic and international professional contacts through public switched telephone networks set up by themselves to discuss and settle matters related to the work of management and administration of exploitation, technical and professional treatment.
2. The service-providing units shall have to prescribe the use subjects, scope and extent and promulgate the regulations on management of professional contacts within their units.
3. To exempt service charges for operational apparatus of the service- providing units.
Article 53.- Urgent contacts
1. The service-providing units shall have to priotize the immediate service provision for the following case of urgent contacts:
a) Preventing and combating floods, storms, fires, natural disasters;
b) Emergency and combat against human epidemics;
c) Urgent information on defense, security,
d) Information on salvage and rescue of aircraft, ships in distress;
e) Other public-utility urgent information.
2. In the above-mentioned urgent cases, the General Director of Post and Telecommunications shall decide to mobilize part or whole of the public switched telephone networks for the service of these urgent requirements.
3. Urgent services on public switched telephone networks are the telephone services used for dialing urgent telephone numbers of the police, fire-brigades, health bodies and other agencies prescribed by the General Department of Post and Telecommunications.
4. The General Department of Post and Telecommunications shall prescribe the urgent service telephone numbers in the national numbering plan. The service-providing units shall have to inform the users, publish in the public telephone directories and announce on the mass media the urgent service telephone numbers prescribed by the General Department of Post and Telecommunications.
5. The service-providing units shall have to provide the accessibility and exempt charges for the urgent services on the public switched telephone networks for the service users.
Chapter X
COMPLAINTS AND CHARGE REIMBURSEMENT
Article 54.- The right to lodge complaints
1. The service users may lodge their complaints in person or through their lawful representatives about violations committed by service-providing units in providing services with such units or competent State bodies.
2. The service-providing units may lodge their complaints about violations committed by service users which have affected their operation and caused losses for their units with competent State bodies.
3. The complaints must be made in writing. The complainants shall have to supply papers and evidences relating to the complaints and bear responsibility for the contents of their complaints.
4. In the course of complaint, the complainants shall still have to fulfill the obligation of financial payment according to the provisions of law or the agreement reached between the parties.
Article 55.- Statute of limitation for complaint
1. The statute of limitation for service users� complaints about administrative violations by the service-providing units is stipulated as follows:
a) The statute of limitation for complaints about charges shall be 01 month from the date of receiving the first charge payment notice or bill, if the services are used at subscribers� houses; or 01 month after the charge payment, if the services are used at public places;
b) The statute of limitation for complaints about the service quality norms and other violations shall be 03 months from the date of using the services or committing the violations;
c) The statute of limitation for complaints about charges or service quality norms relating to foreign countries shall comply with the international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
2. The statute of limitation for the service-providing units’ complaints about violations committed by service users is stipulated as follows:
a) The statute of limitation for complaints about charges shall be 01 months from the time of charge payment prescribed in Clause 5 of Article 45, if the services are used at subscribers’ houses; or 01 month from the date of service charge payment, if the services are used at public places.
b) The statute of limitation for complaints about other violations shall be 03 months as from the date the violations are committed.
3. Except for special cases prescribed by the General Department of Post and Telecommunications, the complaints must not be settled after the expiry of statute of limitations.
Article 56.- Addresses, order and time limits for settling complaints
1. The service-providing units shall have to inform the service users of the addresses for settlement of complaints so that the service users may file their complaints there. In case of changing the complaint-settling addresses, the service-providing units shall have to inform the service users of new addresses 01 month in advance.
2. The order and time limit for settling service users’ complaints about violation acts committed by the service-providing units are stipulated as follows:
a) The service-providing units shall have to notify in writing the receipt of complaints to the service users within 48 hours after the receipt of written complaints;
b) The service-providing units shall have to settle complaints and notify in writing the results of complaint settlement to the service users within no more than 02 months for domestic telecommunication services and 03 months for international telecommunication services as from the date of receiving the written complaints.
3. If the service users disagree with the complaint settlement by the service-providing units, they may, within 01 month after receiving the notice on results of complaint settlement, lodge their complaints with:
a) The immediate superior managing units of the service-providing units which have settled the complaints for further settlement. The time limit for settlement of further complaints by the immediate superior managing units shall be 02 months from the date such units receive the written complaints of the service users; or
b) The General Department of Post and Telecommunications or regional Departments of Post and Telecommunications for consideration and settlement according to the order and within the time limits prescribed by law or initiate lawsuits at courts for settlement according to the procedures prescribed by law.
4. The order and time limit for settling the service-providing units’ complaints about violation acts committed by service users are stipulated as follows:
a) The service-providing units’ written complaints shall be addressed to the General Department of Post and Telecommunications or regional Departments of Post and Telecommunications. The above-mentioned agencies shall settle complaints and notify the results thereof to the service- providing units according to the order and within the time limit prescribed by law; or
b) The service-providing units may initiate lawsuits at courts for settlement according to the procedures prescribed by law.
Article 57.- Charge reimbursement
If due to their faults, the service-providing units fail to ensure the service quality standards already announced or agreed upon in the contracts, they shall have to refund part or whole of the collected charges.
Chapter XI
INSPECTION, EXAMINATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 58.- Inspection and examination
1. The service-providing units, service agents and service users shall be subject to the examination and inspection by the General Department of Post and Telecommunications regarding the provision and use of telecommunication services on the public switched telephone networks according to the provisions of law.
2. The examined or inspected service-providing units, service agents and service users shall have to accurately supply information and necessary documents relating to the inspection or examination contents and create conditions for the inspection, examination teams to perform their tasks; to strictly abide by decisions of the inspection, examination teams.
Article 59.- Handling violations
All violations in the provision and use of telecommunication services on the public switched telephone networks shall be handled according to Decree No. 79/CP of June 19, 1997 of the Government on sanctioning the administrative violations in the field of State management over postal services, telecommunications and radio frequencies, or be examined for penal liability according to the provisions of law.
Chapter XII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 60.- Organization of implementation
1. Based on this Regulation, the service-providing units shall have the responsibility to:
a) Promulgate the process and procedures for service exploitation;
b) Disseminate the Regulation and relevant documents to their member units, service agents and service users and guide them in the implementation thereof.
2. If in the course of implementation any problems arise, the service- providing units, the service agents and service users shall report them to the General Department of Post and Telecommunications for consideration and settlement according to regulations.
Article 61.- Implementation effect

This Regulation takes effect for implementation from November 2, 2000. All previous stipulations contrary to this Regulation are annulled.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 953/2000/QD-TCBD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất