Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN năm 2000

thuộc tính Pháp lệnh 24/2000/PL-UBTVQH10

Pháp lệnh 24/2000/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:24/2000/PL-UBTVQH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:28/04/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 24/2000/PL-UBTVQH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 24/1999/PL-UBTVQH10

NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2000 VỀ NHẬP  CẢNH, XUẤT CẢNH,

CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Để góp phần thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với nước ngoài và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000;

Pháp lệnh này quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi đối với việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài; bảo hộ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam trên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam. Nghiêm cấm lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để vi phạm pháp luật.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam khác với quy định của Pháp lệnh này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 2
1.  Cơ quan, tổ chức Việt Nam, cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam, công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được mời người nước ngoài vào Việt Nam.
2.  Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm mục đích nhập cảnh của người nước ngoài; bảo đảm tài chính và cộng tác với các cơ quan nhà nước giải quyết các sự cố phát sinh đối với người nước ngoài.
Điều 3
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Người nước ngoài" là người không có quốc tịch Việt Nam;
2. "Người nước ngoài thường trú” là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
3.  "Người nước ngoài tạm trú" là người nước ngoài cư trú có thời hạn ở Việt Nam;
4. "Nhập cảnh" là vào lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam;
5. "Xuất cảnh" là ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam;
6. "Quá cảnh" là đi qua khu vực quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.
CHƯƠNG II
NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH
Điều 4
1. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu) và phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn thị thực.
2. Người nước ngoài làm thủ tục xin cấp thị thực Việt Nam tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, cơ quan lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Đơn xin cấp thị thực được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Người dưới 14 tuổi đã được khai báo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi, thì không phải làm riêng thủ tục xin cấp thị thực.
Điều 5
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam gửi văn bản đề nghị tới cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao.
2. Văn bản đề nghị được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản.
Điều 6
1. Người nước ngoài xin nhập cảnh được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
a) Vào dự tang lễ thân nhân, thăm thân nhân đang bị ốm nặng;
b) Xuất phát từ nước không có cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam;
c) Vào du lịch theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức;
d) Vào hỗ trợ kỹ thuật khẩn cấp cho công trình, dự án; cấp cứu người bị bệnh nặng, người bị tai nạn; cứu hộ thiên tai, dịch bệnh ở Việt Nam;
đ) Vì lý do khẩn cấp khác.
2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an thực hiện việc cấp thị thực quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7
1. Thị thực Việt Nam (sau đây gọi là thị thực) có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.
2. Thị thực gồm các loại sau đây:
a) Thị thực một lần, có giá trị sử dụng một lần trong thời hạn không quá 12 tháng;
b) Thị thực nhiều lần, có giá trị sử dụng nhiều lần trong thời hạn không quá 12 tháng.
3. Thị thực không được gia hạn.
Thị thực đã cấp cho người nước ngoài có thể bị huỷ bỏ nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh này.
Điều 8
1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam chưa cho người nước ngoài nhập cảnh, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Không có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này;
b) Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh;
c) Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;
d) Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;
đ) Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
 2. Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho người nước ngoài thuộc những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nhập cảnh.
Điều 9
1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động;
b) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;
c) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế, lao động;
d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.
2. Những trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này, nếu có bảo lãnh bằng tiền, tài sản hoặc có biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì được xuất cảnh.
3. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, cơ quan thi hành án từ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong những trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh phải ra quyết định giải toả tạm hoãn xuất cảnh khi không còn yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, quyết định giải toả tạm hoãn xuất cảnh phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an để thực hiện.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người đề nghị tạm hoãn xuất cảnh trái với quy định của Pháp lệnh này, nếu gây thiệt hại về vật chất cho người bị tạm hoãn xuất cảnh thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 10
Người quá cảnh được miễn thị thực; nếu có nhu cầu kết hợp vào Việt Nam tham quan, du lịch, thì được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an giải quyết theo Quy chế do Bộ Công an ban hành.
CHƯƠNG III
CƯ TRÚ
Điều 11
1. Người nước ngoài nhập cảnh phải đăng ký mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng ký.
2. Người nước ngoài không được cư trú tại khu vực cấm người nước ngoài cư trú.
Điều 12
Người nước ngoài được đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với mục đích nhập cảnh đã đăng ký, trừ khu vực cấm người nước ngoài đi lại; nếu muốn vào khu vực cấm, phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quản lý khu vực cấm đó.
Điều 13
1.  Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây được xem xét, giải quyết cho thường trú:
a) Là người đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại;
b) Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.
2.  Người nước ngoài xin thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
Điều 14
1.  Người nước ngoài thường trú được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp Thẻ thường trú. Người mang Thẻ thường trú được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh.
2.  Người nước ngoài thường trú phải trình diện và xuất trình Thẻ thường trú  với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an định kỳ 3 năm một lần; nếu thay đổi địa chỉ thường trú hoặc nội dung khác đã đăng ký phải làm thủ tục tại cơ quan cấp thẻ.
3.  Người nước ngoài thường trú phải khai báo tạm trú với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an nếu nghỉ qua đêm ngoài địa chỉ thường trú đã đăng ký.
4.  Cơ quan cấp Thẻ thường trú thu hồi hoặc huỷ bỏ thẻ khi người được cấp đi định cư ở nước khác hoặc bị trục xuất.
Điều 15
1. Người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam phù hợp với mục đích, thời hạn và địa chỉ đã đăng ký.
2. Chứng nhận tạm trú được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp cho người nước ngoài tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam. Thời hạn tạm trú được cấp phù hợp với thời hạn giá trị của thị thực.
Chứng nhận tạm trú đã cấp có thể bị huỷ bỏ hoặc bị rút ngắn thời hạn trong trường hợp người được cấp vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc tạm trú không phù hợp với mục đích đã đăng ký.
Người nước ngoài tạm trú phải khai báo tạm trú với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an; nếu có yêu cầu cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú hoặc chuyển đổi mục đích tạm trú đã đăng ký thì phải làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
3. Người nước ngoài tạm trú từ 1 năm trở lên được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp Thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm. Người mang Thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh trong thời hạn giá trị của thẻ.
4. Người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự làm thủ tục cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú, cấp Thẻ tạm trú tại Bộ Ngoại giao.
5. Việc xét cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực; cấp Thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú được thực hiện trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
CHƯƠNG IV
TRỤC XUẤT
Điều 16
1. Người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
a) Bị Toà án có thẩm quyền của Việt Nam xử phạt trục xuất;
b) Bị Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định trục xuất.
2. Việc trục xuất người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng đường ngoại giao.
Điều 17
1. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an có trách nhiệm thi hành bản án và quyết định trục xuất.
2. Bản án và quyết định trục xuất phải được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an giao cho người bị trục xuất chậm nhất 24 giờ trước khi thi hành.
3. Trong trường hợp người bị trục xuất không tự nguyện chấp hành bản án hoặc quyết định trục xuất thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an áp dụng biện pháp cưỡng chế trục xuất.
CHƯƠNG V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHẬP  CẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 18
Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; 
2. Ký kết, tham gia điều ước quốc tế;
3. Thực hiện các hoạt động quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú;
4. Thống kê nhà nước;   
5. Hợp tác quốc tế;
6. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật.
Điều 19
 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 20 
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ các loại thị thực tại nước ngoài.
Điều 21
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
CHƯƠNG VI
XỬ  LÝ VI  PHẠM
Điều 22
1. Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Pháp lệnh này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;  nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 23
Việc khiếu nại các quyết định hành chính, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24
Pháp lệnh này cũng được áp dụng đối với người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Điều 25
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2000.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 21 tháng 02  năm 1992.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 26
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
----------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------
No. 24/2000/PL-UBTVQH10
Hanoi, April 28, 2000
 
ORDINANCE
ON ENTRY, EXIT AND RESIDENCE OF FOREIGNERS IN VIETNAM
In order to contribute to implementing the State’s policy on development of friendly and cooperative relations with foreign countries and protect the national interests and sovereignty;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the 6th session of the Xth National Assembly on its 2000 program for law and ordinance making;
This Ordinance prescribes the entry, exit and residence of foreigners in Vietnam,
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-
1. The Socialist Republic of Vietnam State facilitates the entry, exit and transit of foreigners; protects the lives, properties and other legitimate rights and interests of foreigners residing in Vietnam on the basis of Vietnamese laws and the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
2. The foreigners who enter, exit, transit and/or reside in Vietnam must abide by Vietnamese laws and respect the traditions, customs and practices of the Vietnamese people. It is strictly forbidden to abuse the entry into, exit from, transit and/or residence in Vietnam to break laws.
3. Where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions on entry, exit, transit and residence of foreigners in Vietnam, which are contrary to the provisions of this Ordinance, the provisions of such international treaty shall apply.
Article 2.-
1. Vietnamese agencies and organizations, Vietnam - based foreign agencies and organizations as well as international organizations, Vietnamese citizens and foreigners lawfully residing in Vietnam may invite foreigners into Vietnam.
2. Agencies, organizations and individuals that invite foreigners into Vietnam shall have to ensure the compliance with foreigners’ entry purposes, ensure financial matters and their cooperation with the State bodies to settle arising problems for foreigners.
Article 3.- In this Ordinance, the following terms shall be construed as follows:
1. "Foreigners" are persons who do not bear the Vietnamese nationality;
2. "Permanently residing foreigners" are the foreigners who reside, work and earn their living permanently in Vietnam;
3. "Temporarily residing foreigners" are the foreigners who reside for a definite period of time in Vietnam;
4. "Entry" means to enter the Vietnamese territory through Vietnam’s international border gates.
5. "Exit" means to move out of the Vietnamese territory through Vietnam’s international border gates;
6. "Transit" means to go through the transit areas at Vietnam’s international border gates.
Chapter II
ENTRY, EXIT, TRANSIT
Article 4.-
1. Foreigners on entry or exit must have passports or passport substitute papers (hereinafter referred collectively to as passports) and have visas granted by competent Vietnamese agencies, except for case of visa exemption.
2. Foreigners shall carry out procedures to apply for Vietnamese visas at the exit and entry management agency of the Ministry of Public Security, the consular office of the Ministry for Foreign Affairs, the Vietnamese diplomatic missions or consulates in foreign countries.
The visa application shall be replied within no more than 5 working days after the receipt of valid dossiers.
3. Persons aged under 14, who have been declared in the visa application of their escorts shall not have to fill in separate procedures for visa application.
Article 5.-
1. Agencies, organizations and individuals that invite foreigners into Vietnam shall send their written requests to the entry and exit management agency of the Ministry of Public Security or the consular office of the Ministry for Foreign Affairs.
2. A written request shall be replied within no more than 5 working days after the receipt of the request.
Article 6.-
1. Foreigners applying for entry shall be granted visas at Vietnam’s international border gates in the following cases:
a) They enter for funerals of their relatives, for visits to their seriously ill relatives;
b) They depart from countries where Vietnamese diplomatic missions and/or consulates are not available;
c) They enter for visits under programs organized by international tour enterprises of Vietnam;
d) They enter to provide urgent technical support for programs, projects; to give first-aid to seriously ill persons, accident victims; to provide rescue for victims of natural disasters and epidemics in Vietnam;
e) For other urgent reasons.
2. The exit and entry management agency of the Ministry of Public Security shall issue visas as prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 7.-
1. Vietnamese visas (hereinafter referred to as visas) are valid for entry, exit through Vietnam’s international border gates.
2. The visas include the following types:
a) The single visa which is valid for use only once during the period of not more than 12 months;
b) Multiple visa which is valid for use more than once during the period of not more than 12 months
c) Non-extendable visa.
Visas already granted to foreigners may be cancelled in one of the circumstances prescribed in Articles 8 and 9 of this Ordinance.
Article 8.-
1. The competent State bodies of Vietnam shall not let foreigners to enter the country if they fall under one of the following circumstances:
a) Failing to satisfy all conditions prescribed in Clause 1, Article 4 of this Ordinance;
b) Forging papers, deliberately making false declarations when carrying out procedures for entry application;
c) For reasons of preventing and/or combating epidemics;
d) Having seriously breached Vietnamese laws during their previous entries;
e) For reasons of protecting the national security or other special reasons as decided by the Minister of Public Security.
2. The Minister of Public Security shall consider and decide to permit the foreigners falling in cases prescribed in Clause 1 of this Article to enter the country.
Article 9.-
1. Foreigners may be suspended from exit in one of the following cases:
a) They are being examined for penal liability or being the defendants in civil, economic or labor cases;
b) They are being obliged to serve penal sentences;
c) They are being obliged to serve civil, economic or labor judgements;
d) They are being obliged to execute decisions on sanctioning administrative violations, to fulfill their tax obligations and other financial obligations.
2. Persons falling in cases prescribed at Points c and d of Clause 1, this Article, if being guaranteed with money, properties or other measures to ensure the performance of such obligations according to Vietnamese laws, may exit.
3. The investigation bodies, procuracies, courts and judgement-enforcing agencies of the provincial/municipal or higher level are competent to decide the temporary suspension of exit in cases prescribed at Points a, b and c, Clause 1, of this Article.
The agencies competent to suspend exits shall have to issue decisions to unfreeze the exit suspension when the demand therefor no longer exists. Decisions on exit suspension and decisions to unfreeze the exit suspension must be notified in writing to the exit and entry management agency of the Ministry of Public Security for implementation.
4. The Minister of Public Security shall decide the exit suspension applicable to foreigners falling in cases prescribed at Point d, Clause 1 of this Article, at the requests of ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of agencies attached to the Government or presidents of the People�s Committees of provinces or centrally-run cities.
5. Persons who issue decisions on exit suspension or propose the exit suspension contrary to the provisions of this Ordinance, if causing material losses to people being suspended from exit, shall have to make compensations therefor according to the provisions of law.
Article 10.- Persons who are on transit shall be exempt from visas; if they wish to enter Vietnam for visits, tourism on this occasion, their wish shall be dealt with by the exit and entry management agency of the Ministry of Public Security according to the Regulation issued by the Ministry of Public Security.
Chapter III
RESIDENCE
Article 11.-
1. Foreigners on entry must register their residence purposes, duration and addresses in Vietnam and operate in strict accordance with the registered purposes.
2. Foreigners must not reside in areas banned from residence by foreigners.
Article 12.- Foreigners may travel freely on the Vietnamese territory in accordance with the registered purposes of entry, except for areas banned from travel by foreigners; if wishing to enter prohibited areas, they must get permission of the competent State bodies of Vietnam managing such prohibited areas.
Article 13.-
1. Foreigners temporarily residing in Vietnam under one of the following circumstances shall be considered for permanent residence:
a) They are people who have struggled for freedom and national independence, for socialism, for democracy and peace or for the cause of science, but have been subject to suppression;
b) They have meritorious contributions to the cause of building and defending the Vietnamese Fatherland;
c) They are spouses, offspring, parents of Vietnamese citizens residing in Vietnam.
2. Foreigners applying for permanent residence shall carry out the procedures therefor at the exit and entry management agency of the Ministry of Public Security.
Article 14.-
1. The permanently residing foreigners are granted the permanent residence cards by the competent exit and entry management agencies of the Ministry of Public Security. The permanent residence card bearers shall be exempt from visas upon their entry and exit.
2. The permanently residing foreigners shall have to report themselves and produce their permanent residence cards to the competent exit and entry management agencies of the Ministry of Public Security once every three years; if there is any change in their permanent residence addresses or other registered contents, they shall have to carry out the procedures therefor at the card-granting agencies.
3. The permanently residing foreigners shall have to declare and report their temporary residence to the competent exit and entry management agencies of the Ministry of Public Security if they stay overnight outside their registered permanent residence addresses.
4. The permanent residence card- issuing agencies shall withdraw or cancel the cards when the card bearers leave for permanent residence in other countries or are expelled.
Article 15.-
1. Foreigners may temporarily reside in Vietnam in accordance with the registered purposes, duration and addresses.
2. The temporary residence certificates shall be granted by the competent exit and entry management agencies of the Ministry of Public Security to foreigners at Vietnam’s international border gates. The permitted temporary residence duration is compatible to the valid duration of visa.
The already granted temporary residence certificates may be cancelled or cut short in terms of their valid duration in cases where the certificate grantees breach Vietnamese laws or have their temporary residence contrary to the registered purposes.
Foreigners residing temporarily shall have to declare and report their temporary residence to the competent exit and entry management agencies of the Ministry of Public Security; if requesting the granting, supplement or amendment of visas, extension of temporary residence or changes in the registered purposes of their temporary residence, they shall have to fill in the procedures therefor at the exit and entry management agencies of the Ministry of Public Security.
3. Foreigners who temporarily reside for 1 year or more shall be granted the temporary residence cards by the competent exit and entry management agencies of the Ministry of Public Security. The temporary residence cards shall be valid for between 1 and 3 years. The temporary residence card bearers shall be exempt from visas upon their entry and exit during the valid duration of the cards.
4. Foreigners who enjoy diplomatic or consular privileges and immunities shall fill in the procedures for granting, supplementing or amending visas, extending temporary residence and/or granting temporary residence cards at the Ministry for Foreign Affairs.
5. The consideration, granting, supplement or amendment of visas, the granting of temporary residence cards or the extension of temporary residence shall be effected within no more than 5 working days after the receipt of valid dossiers.
Chapter IV
EXPULSION
Article 16.-
1. Foreigners shall be expelled from Vietnam in the following cases:
a) They are sentenced to expulsion by competent courts of Vietnam;
b) They are expelled by decisions of the Minister of Public Security.
2. The expulsion of foreigners who enjoy the diplomatic or consular privileges and immunities shall be handled through diplomatic channels.
Article 17.-
1. The exit and entry management agency of the Ministry of Public Security shall have to enforce the expulsion judgements and decisions.
2. The expulsion judgements and decisions must be handed over by the exit and entry management agency of the Ministry of Public Security to the expelled persons 24 hours at the latest before the enforcement.
3. Where the expelled persons are unwilling to execute the expulsion judgements or decisions, the exit and entry management agency of the Ministry of Public Security shall apply coercive expulsion measures.
Chapter V
STAGE MANAGEMENT OVER ENTRY, EXIT AND RESIDENCE OF FOREIGNERS IN VIETNAM
Article 18.- The contents of State management over the entry, exit and residence of foreigners in Vietnam shall include:
1. The promulgation of legal documents;
2. The conclusion of or accession to international treaties;
3. The performance of entry, exit, transit and residence management activities;
4. The State statistics;
5. The international cooperation;
6. Supervision, inspection, examination and handling of law violations.
Article 19.-
1. The Government exercises uniform State management over entry, exit and residence of foreigners in Vietnam.
The Ministry of Public Security shall be answerable to the Government for its prime responsibility in the exercise of State management over entry, exit and residence of foreigners in Vietnam.
2. The Government shall issue the Regulation on coordination among the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government; define the responsibility of the People’s Committees of all levels in exercising the State management over entry, exit and residence of foreigners in Vietnam.
Article 20.- The Vietnamese diplomatic missions and consulates in foreign countries shall grant, amend, supplement or cancel visas of different types in foreign countries.
Article 21.- The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of provinces and centrally- run cities shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to exercise the State management over entry, exit and residence of foreigners in Vietnam.
Chapter VI
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 22.-
1. Those who breach the provisions of this Ordinance shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to make compensation therefor according to the provisions of law.
2. Those who abuse their positions and/or powers and breach the provisions of this Ordinance shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they shall have to make compensation therefor according to the provisions of law.
Article 23.- The complaints about administrative decisions, the denunciation of violations of the legislation on entry, exit and residence of foreigners in Vietnam shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 24.- This Ordinance is also applied to Vietnamese who carry foreign passports and are on entry, exit, transit or residing in Vietnam.
Article 25.- This Ordinance shall come into force as from August 1st, 2000.
This Ordinance shall replace the February 21, 1992 Ordinance on entry, exit, residence and travel of foreigners in Vietnam.
The previous regulations contrary to this Ordinance shall all be annulled.
Article 26.- The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.
 

 
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 24/2000/PL-UBTVQH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất