Nghị định 51/CP của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu

thuộc tính Nghị định 51/CP

Nghị định 51/CP của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:51/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:10/05/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 51/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 51/CP NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1997
VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ KHẨU

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để thực hiện thống nhất việc đăng ký và quản lý hộ khẩu, tăng cường quản lý xã hội, bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp của công dân;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.- Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường quản lý xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ phụ trách việc đăng ký và quản lý hộ khẩu.

 

Điều 2.- Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền và có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ khẩu với cơ quan công an theo quy định.

Mọi công dân phải đăng ký hộ khẩu ở nơi cư trú gọi là hộ khẩu thường trú. Khi chuyển đến cư trú ở nơi mới phải thực hiện đầy đủ chế độ đăng ký, quản lý hộ khẩu lại theo quy định.

 

Điều 3.- Những người đang trong thời gian thi hành bản án của Toà án và những người đang phải thi hành quyết định cư trú bắt buộc, chịu sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương thì chưa được chuyển đến đăng ký hộ khẩu thường trú nơi khác.

Những người đang thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấm cư trú thì không được đăng ký hộ khẩu thường trú ở khu vực bị cấm.

 

Điều 4.- Những người có quan hệ về gia đình, cùng ở chung một nhà thì đăng ký thành một hộ gia đình.

Mỗi hộ gia đình phải có một người đứng tên chủ hộ. Chủ hộ có trách nhiệm chính trong việc thực hiện các quy định về đăng ký, quản lý hộ khẩu trong hộ của mình.

 

Điều 5.- Những người đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội sống độc thân tại nhà ở tập thể của cơ quan thì đăng ký theo nhân khẩu tập thể và từng người phải trực tiếp đăng ký hộ khẩu với cơ quan công an. Mỗi nhà ở tập thể có một người phụ trách, người phụ trách có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký, quản lý hộ khẩu của những nhân khẩu sống trong nhà ở tập thể của mình.

 

Điều 6.- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, công nhân, nhân viên của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ở trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể của quân đội, công an thì đăng ký, quản lý hộ khẩu theo quy định định riêng của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức của quân đội nhân dân và công an nhân dân hàng ngày ở với gia đình hoặc có nhà hợp pháp thì được đăng ký hộ khẩu gia đình theo quy định của Nghị định này.

Những công dân đang trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự thì không được đăng ký hộ khẩu gia đình.

Những công dân không phục vụ trong quân đội, công an mà cư trú trong khu vực doanh trại, nhà ở tập thể của quân đội, công an thì thực hiện đăng ký, quản lý hộ khẩu theo quy định chung.

 

CHƯƠNG II
ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ KHẨU

 

Điều 7.- Công dân từ 15 tuổi trở lên có nghĩa vụ phải làm bản tự khai nhân khẩu chính xác, đầy đủ theo mẫu thống nhất của Bộ Nội vụ.

 

Điều 8.- Cơ quan công an lập sổ hộ khẩu gốc theo khu vực dân cư của đơn vị hành chính hoặc nhà ở tập thể để phục vụ việc đăng ký, quản lý hộ khẩu.

Ngoài sổ lưu ở cơ quan công an, mỗi cơ quan, tổ chức có đăng ký hộ khẩu tập thể, phải có bản sao sổ nhân khẩu tập thể của mình để theo dõi và quản lý. Sổ này không thay thế cho sổ hộ khẩu gốc lưu tại cơ quan công an.

- Mỗi hộ gia đình có một sổ hộ khẩu gia đình.

- Trong một nhà có nhiều gia đình ở thì mỗi gia đình được lập một sổ hộ khẩu gia đình riêng.

- Mỗi người đăng ký nhân khẩu tập thể được cấp một giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể.

Sổ hộ khẩu gốc, sổ hộ khẩu gia đình và giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể nói trên do cơ quan công an cấp theo mẫu thống nhất của Bộ Nội vụ và là tài liệu có giá trị pháp lý, là cơ sở để xác định việc cư trú hợp pháp của công dân.

 

Điều 9.- Khi có những thay đổi sau đây thì chủ hộ gia đình, người phụ trách nhà ở tập thể, hoặc người có sự thay đổi phải làm thủ tục đăng ký bổ sung, điều chỉnh tại cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

- Tách hộ, nhập hộ, lập hộ mới.

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh.

- Có trẻ em mới sinh.

- Có người chết hoặc mất tích.

- Có người đi làm nghĩa vụ quân sự.

- Có người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất cảnh từ 12 tháng trở lên.

- Có người bị thi hành án tù giam, tập trung giáo dục chữa bệnh và đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục.

 

Điều 10.- Khi chuyển nơi cư trú người chuyển đi hoặc chủ hộ gia đình, người phụ trách nhà ở tập thể có người chuyển đi phải đến cơ quan công an nơi đang cư trú để làm thu tục chuyển đi.

Đến nơi cư trú mới trong vòng không quá 7 ngày nếu ở thành phố, thị xã và không quá 10 ngày nếu ở nông thôn, người mới chuyển đến hoặc chủ hộ gia đình mới chuyển đến phải làm thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú với cơ quan công an nơi đến.

Thủ tục đăng ký gồm các giấy tờ sau đây:

- Giấy chứng minh nhân dân (người từ 15 tuổi trở lên).

- Giấy chứng nhận chuyển đi.

- Phiếu báo thay đổi nơi thường trú.

- Giấy xác nhận nhà ở hợp pháp.

- Các giấy tờ khác liên quan trực tiếp đến việc thay đổi nơi cư trú (nếu có).

Kể từ này nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định, cơ quan công an phải giải quyết xong trong thời hạn 10 ngày đối với trường hợp chuyển về nông thôn, 20 ngày đối với trường hợp chuyển vào thành phố, thị xã.

 

Điều 11.- Để được đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi mới đến, người chuyển đến phải có nhà ở hợp pháp. Nhà ở hợp pháp bao gồm:

1. Nhà ở thuộc sở hữu của mình.

2. Nhà ở được quyền sử dụng hợp pháp: có quyết định phân nhà, có hợp đồng thuê.

3. Được chủ hộ gia đình đồng ý cho ở nhà hợp pháp của chủ hộ. Nhà ở phải đảm bảo vệ sinh, môi trường và đủ diện tích ở tối thiểu theo quy định. Không trong diện đang tranh chấp, vùng quy hoạch phải dời chuyển.

Nhà ở hợp pháp nói trên phải có đủ giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.

 

Điều 12.- Ngoài việc có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 11 nêu trên, người chuyển hộ khẩu thương trú đến các thành phố, thị xã (gọi chung là thành phố) phải có thêm các điều kiện sau:

1. Đối với những người được cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền điều động, tuyển dụng vào làm việc ở địa bàn thành phố:

a. Công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền điều động trong ngành hoặc khác ngành nhưng cùng nghề chuyên môn đến thay thế cho những công chức, viên chức được thuyên chuyển đi nơi khác, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, hoặc được điều động đến công tác.

b. Công chức, viên chức được cơ quan tổ chức cử đi học, đi công tác, biệt phái ở nơi khác, nay được cơ quan có thẩm quyền quyết định trở lại công tác nơi thường trú cũ.

c. Học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề được cơ quan có thẩm quyền cấp Bộ (đối với cơ quan, tổ chức thuộc Trung ương) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh, thành phố) ra quyết định tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế.

2. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân đang công tác ổn định tại địa bàn thành phố thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký hộ khẩu gia đình riêng:

a. Về ở với bố, mẹ, vợ, chồng, con đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.

b. Nữ công an, quân đội đã thành lập gia đình hoặc có con.

c. Đã công tác liên tục tại địa bàn thành phố từ 3 năm trở lên.

d. Nghỉ hưu.

3. Ngoài quy định tại điểm 1 và 2 nêu trên, những người thuộc một trong các trường hợp sau đây cũng được chuyển hộ khẩu đến ở với người có hộ khẩu thường trú thuộc thành phố.

a. Công chức, viên chức đang làm việc ở các tỉnh, thành phố giáp ranh, hàng ngày về ăn ở với bố, mẹ (nếu chưa có vợ, chồng), vợ, chồng, con đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.

b. Những người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, về nghỉ mất sức xin chuyển đến ở với con hoặc anh, chị, em ruột (nếu không có vợ, chồng, con) đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.

c. Những người mất khả năng lao động bao gồm: người tàn tật, mất trí, bệnh tật đến ở với bố, mẹ, con hoặc anh, chị, em ruột, chú bác, cô, dì ruột, hoặc người đỡ đầu (nếu không có bố, mẹ, không có vợ, chồng, con) đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.

d. Người dưới 18 tuổi đến ở với hoặc ông, bà, anh, chị, em ruột, chú, bác, cô, dì ruột hoặc người đỡ đầu, người giám hộ (nếu không còn bố mẹ) đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.

đ. Vợ xin về ở với chồng hoặc chồng xin về ở với vợ mà một trong hai người đang là nhân khẩu thường trú ở thành phố.

e. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương được cấp có thẩm quyền cho về cư trú ở thành phố.

g. Những người đã là nhân khẩu thường trú hoặc quê gốc ở thành phố đi nghĩa vụ quân sự, đi công tác, học tập, lao động... ở nơi khác (kể cả ở nước ngoài) nay trở về hợp pháp và người đi theo được quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 3 Điều này.

h. Những người đã là nhân khẩu thường trú ở thành phố đi tù, đi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hết hạn trở về không thuộc diện cấm cư trú ở thành phố.

4. Những trường hợp đặc biệt khác thì Giám đốc Công an thành phố báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.

 

Điều 13.- Bộ Nội vụ chỉ đạo công an các cấp phải thường xuyên nắm vững số lượng các loại nhân khẩu, hộ khẩu ở từng địa phương; thống kê điều chỉnh kịp thời các biến động về nhân hộ khẩu và có biện pháp quản lý chặt chẽ từng loại hộ khẩu, nhân khẩu; tuyên truyền phổ biến các quy định về đăng ký, quản lý hộ khẩu; kiểm tra việc chấp hành và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG III
ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ TẠM TRÚ, TẠM VẮNG

 

Điều 14.- Người từ 15 tuổi trở lên ở qua đêm ngoài nơi thường trú của mình thuộc phạm vi phường, thị trấn, xã khác phải trình báo tạm trú theo quy định. Trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng, con thường đến tạm trú ở nhà nhau thì khai báo lần đầu trong năm.

 

Điều 15.- Các trường hợp sau đây phải đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định:

1. Người thực tế đang cư trú tại địa phương nhưng chưa đủ thủ tục, điều kiện để được đăng ký hộ khẩu thường trú.

2. Người ở nơi khác đến học tập, làm việc, lao động tự do.

3. Những người được tuyển vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh nước ngoài tại tỉnh, thành phố của Việt Nam.

 

Điều 16.- Người từ 15 tuổi trở lên có việc riêng phải vắng mặt qua đêm khỏi quận, thành phố, thị xã, huyện nơi đang thường trú của mình phải khai báo tạm vắng theo quy định.

Người đi vắng khỏi nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú quá 6 tháng mà không khai báo tạm vắng, không có lý do chính đáng sẽ bị xoá tên trong sổ hộ khẩu; khi trở lại phải khai xin đăng ký lại hộ khẩu thường trú theo quy định.

Người có hộ khẩu thường trú, nhưng thực tế không cư trú ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mà không có lý do chính đáng; hoặc không thể ở nơi đó được thì cơ quan quản lý hộ khẩu phải xoá tên trong sổ hộ khẩu.

- Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký tạm trú và tạm vắng.

 

CHƯƠNG IV
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 17.- Các cơ quan, tổ chức địa phương không được tự thay đổi hoặc làm trái những quy định về đăng ký, quản lý hộ khẩu nói trong Nghị định này. Đối với các trường hợp làm trái, Bộ Nội vụ có quyền đình chỉ hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bãi bỏ.

 

Điều 18.- Công dân có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ khẩu theo quy định của Nghị định này và có quyền khiếu nại, tố cáo những cá nhân hoặc tổ chức không thực hiện đúng những quy định, hoặc từ chối, cố ý kéo dài, gây khó khăn, sách nhiễu khi giải quyết đăng ký, quản lý hộ khẩu.

Cơ quan tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét giải quyết theo Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân.

 

Điều 19.- Mọi hành vi sửa chữa giấy tờ, tài liệu, kê khai không đúng sự thật để đăng ký hộ khẩu; lợi dụng việc đăng ký, quản lý hộ khẩu để hoạt động phi pháp thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người có trách nhiệm giải quyết đăng ký, quản lý hộ khẩu vi phạm những quy định của Nghị định này hoặc lợi dụng công việc này để sách nhiễu, gây phiền hà cho công dân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 20.- Nghị định này thay thế Nghị định 04/HĐBT ngày 07 tháng 01 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ đăng ký quản lý hộ khẩu và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 1997. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban quốc gia dân số kế hoạch hoá gia đình và Tổng cục Thống kê có trách nhiệm phối hợp giữa công tác hộ khẩu với các công tác hộ tịch, đăng ký lao động, thống kê dân số và kế hoạch hoá gia đình... bảo đảm sự thống nhất về tình hình và số liệu báo cáo để phục vụ các yêu cầu quản lý xã hội và phục vụ nhân dân của Nhà nước.

Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để ứng dụng công nghệ tiên tiến và cải cách thủ tục hành chính trong công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu ở địa phương mình.

Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện thống nhất Nghị định này trong cả nước.

 

Điều 21.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
No. 51/CP
Hanoi, May 10, 1997
 
DECREE
ON HOUSEHOLD REGISTRATION AND MANAGEMENT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to exercise a uniform household registration and management system, enhance social management, and protect the citizens legitimate freedom of residence;
At the proposal of the Minister of the Interior,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Household registration and management is a measure of administrative management of the State to determine the citizens place of residence, ensure the exercise of their rights and obligations, enhance social management, and maintain political stability, social order and safety.
The Government assigns the Ministry of the Interior to look after household registration and management.
Article 2.- Every citizen of the Socialist Republic of Vietnam shall have the right and obligation to have his/her household residence registered and managed by the police as stipulated.
Every citizen must have his/her household registered at his/her place of residence called permanent household residence. When moving to a new place of residence, his/her must again have his/her household residence registered and managed as stipulated.
Article 3.- Persons who are carrying out a verdict of a court of law or a decision on compulsory residence and are subject to administrative control by the local administration are not allowed to move to a new place of residence for household residence registration and management.
Persons who are carrying out a verdict or a decision of a court of law or a decision of an authorized State agency on prohibition of residence are not allowed to have their household residence registered and managed in the area where they are prohibited to reside.
Article 4.- Persons who have family relationship and who live in the same house shall register in one family household.
Each household must be represented by a head. The head of a household shall take the main responsibility for complying with the stipulations on household registration and management of his/her household.
Article 5.- Personnel of State agencies and socio-economic organizations who are single and who live at a collective apartment building of their agency shall register as a collective household, and each of them must directly register his/her household with the police. Each apartment building must be represented by a head. The head of the building shall have to guide and follow the observance of the stipulations on household registration and management by the residents in the building.
Article 6.- Professional officers and armymen, non-coms, workers and personnel of the Peoples Army and the Peoples Police who live in barracks or collective apartment buildings of the army and the police shall have their household membership registered and managed according to separate regulations of the Ministry of Defense and the Ministry of the Interior.
Professional officers and armymen, workers and personnel of the Peoples Army and the Peoples Police who live with their family or live in their own lawful house shall be allowed to register their household membership with their family as stipulated by this Decree.
Citizens who are discharging their military service duty shall not register in their family household.
Citizens who are not serving in the army or police but who live in barracks or collective apartment buildings of the army and the police shall have their household membership registered and managed according to common stipulations.
Chapter II
HOUSEHOLD REGISTRATION AND MANAGEMENT
Article 7.- Citizens aged 15 and above must make an accurate and full household declaration according to the model form of the Ministry of the Interior.
Article 8.- The police shall keep an original household registration book of an administrative division or a collective apartment building for household registration and management.
In addition to the book kept at the police, each public agency or organization which registers a collective household membership must have a copy of its collective household registration book for monitoring and management. This book shall not be a substitute for the original household registration book kept at the police.
- Each family must have a household registration book.
- If many families live in the same house, each family shall have its own household registration book.
- Each person who registers his/her collective household membership shall be issued a collective household registration card.
The original household registration book, the families household registration books and the collective household registration cards shall be issued by the police according to the model form of the Ministry of the Interior. They are documents of legal value and serve as the basis for determining the legal residence of citizens.
Article 9.- In the event of the following changes, the head of the family, the head of the collective apartment building, or the person affected by the change must go through the procedure of supplementary registration or amendment at the police where his/her permanent residence is registered:
- Household splitting, household merging, new household formation.
- Change of family name(s), first name(s) or middle name(s), birth date(s).
- A baby is born.
- A person dies or is missing.
- A person is called up.
- A person is permitted by the authorized State agency to go abroad for at least 12 months.
- A person is put in jail, is taken to a concentration center for education and medical treatment, or to a re-education center, a reformary camp.
Article 10.- When a person moves to a new place of residence, he/she or the head of the family, or the head of the collective apartment building where the person concerned is to move out must go to the police agency of the locality where he or she is residing to fill the procedure of relocation.
Within at most 7 days in a city or town, and at most 10 days in a rural area of arrival in his/her new place of residence, the new comer or the head of the newly coming family must fill the procedure of registering their permanent household residence with the police agency in the new locality.
Registration requires the following papers:
- The Identity Card (for persons aged 15 and above).
- The certificate of relocation.
- The certificate of the change of permanent residence.
- The certificate of a lawful dwelling house.
- Other papers directly related to the change of permanent residence (if any).
Within 10 days after receiving the necessary valid papers as stipulated for persons moving to a rural area, and within 20 days after receiving the necessary valid papers for persons moving into a city or town, the police must settle the case.
Article 11.- In order to have his/her permanent residence registered at the new place of residence, the new comer must have a lawful dwelling house. A lawful dwelling house is:
1. A house owned by oneself.
2. A house which one is entitled to use legally by a decision of house allotment or by a rental contract.
3. A house whose legitimate owner agrees to let the new comer live in. The house must ensure environmental hygiene and have the minimum living space as stipulated. It is neither being disputed nor in an area to be cleared under general planning.
The above-mentioned lawful dwelling house must have the necessary papers recognizing the ownership or the right of the user to use it legally as stipulated by law.
Article 12.- In addition to having a lawful dwelling house as stipulated in Article 11, persons who want to transfer their permanent residence to cities or towns (hereafter referred to as cities) must have the following conditions:
1. For persons transferred or assigned by the authorized State agency to work in an urban center:
a) Public servants and employees transferred by the authorized level within the branch or to another branch of the same profession to replace those who are transferred to another place, or who retire on a pension, retire for health reason, or quit the job, and those sent there to work.
b) Public servants and employees who have been sent by a State agency or an organization to study, to work or on a special assignment in another place, but who are now to return to the former place of residence to work by decision of the authorized State agency.
c) Graduates of universities, colleges, high schools and vocational schools who, by decision of the authorized State agency of ministerial level (for central State agencies or organizations) or the provincial Peoples Committees (for provincial and municipal State agencies and organizations), have been working on regular jobs.
2. Professional officers and armymen, workers and personnel of the Peoples Army and the Peoples Police who regularly work in an urban center and belong to one of the following cases shall be permitted to register their permanent residence in their families household:
a) Persons who come to live with their parents, spouse and children who are permanent residents in a city.
b) Policewomen and armywomen who are married or who have children.
c) Persons who have continually worked in an urban center for at least 3 years.
d) Pensioners.
3. In addition to the stipulations in Points 1 and 2, persons who belong to one of the following categories shall also be allowed to transfer their permanent residence to the place of residence of persons who have registered their permanent residence in a city:
a) Public servants and employees who work in neighboring provinces or cities and who daily live and have their meals together with their parents (if unmarried) or with their spouse and children who are permanent residents in a city.
b) Persons who have grown past the working age, who have retired for old age or health reason, and who want to come and live with their children or siblings (if they are unmarried and have no children) who are permanent residents in a city.
c) Persons who have lost their working capacity due to disability, mentally deficiency or disease and who want to come and live with their parents, children, or siblings, uncles, aunts, or a sponsor (if they have no parents, spouse or children) who are permanent residents in a city.
d) Persons under 18 years old who come to live with their grand-parents, siblings, uncles, aunts, a sponsor or a guardian (if their parents were dead) who are permanent residents in a city.
e) A man or a woman who wishes to come and live with his or her spouse who is a permanent resident in a city.
f) Overseas Vietnamese who are repatriated and are permitted by the authorized level to reside in a city.
g) Persons who were permanent residents or were born in a city, but who have been called up or have gone to another place (including a foreign country) to work as assigned, to study, or to work under a labor contract, and who now return legally, and their dependents as stipulated in Points b, c, d, and e, item 3, of this Article.
h) Persons who were permanent residents in a city, but who have served a prison term or have returned from a re-education center, a reformatory camp or a medical institution after carrying out a punitive decision for administrative violation, and who do not belong to the categories banned from cities.
4. With regard to special cases, the Director of the Municipal Police Service shall report to the President of the Municipal Peoples Committee and the Minister of the Interior for decision.
Article 13.- The Ministry of the Interior must direct the police agencies at all levels to keep a regular list of different categories of residents and households in each locality; to timely record any changes in this list of residents and households, and take measures to closely manage each category of residents and households; to popularize the provisions on household registration and management; to enforce observance of these stipulations and handle any violations in this field in accordance with the provisions of law.
Chapter III
REGISTRATION AND MANAGEMENT OF TEMPORARY STAY AND TEMPORARY ABSENCE
Article 14.- Persons aged 15 and above who stay overnight away from their permanent place of residence in another ward, town or commune must register their temporary stay there as stipulated. If parents, husbands and wives, and their children are regular guests in one anothers house, they must register their first temporary stay in the year.
Article 15.- The following categories of persons must register their period of temporary stay as stipulated:
1. Persons who are de facto residing in a locality but who have not yet fully met the conditions for registering their permanent residence.
2. Persons who come from another place to study, work or serve as casual laborers.
3. Persons who have been assigned to work in the State agencies or organizations, enterprises of different economic sectors, foreign representative offices or branch offices in provinces or cities of Vietnam.
Article 16.- Persons aged 15 and above who for personal reasons must be absent overnight from the precinct, city, town or district where they are residing permanently must register their temporary absence as stipulated.
Persons who have been absent from their permanent place of residence for more than 6 months without registering their temporary absence and without plausible reasons shall have their names crossed out from the household registration book. When they return, they must re-apply for registration of their permanent residence as stipulated.
With regard to those persons who have registered their permanent residence but who in fact do not live in their permanent residence address without any plausible reasons, or cannot live there, the household management agency must cross out their names in the household registration book.
The Ministry of the Interior shall give a detailed guidance on the procedure of registering temporary stay and temporary absence.
Chapter IV
SETTLEMENT OF COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 17.- The local agencies and organizations should not alter or act counter to the stipulations on household registration and management provided for in this Decree. In case of contravention, the Ministry of the Interior can suspend or petition the Prime Minister to issue a decision to cancel it.
Article 18.- All citizens are obliged to comply with household registration and management as stipulated by this Decree and have the right to protest against or denounce any person or organization that fails to comply with these stipulations, or that refuses, deliberately delays, causes difficulty or trouble in household registration and management.
The State agency which receives complaints and denunciations shall have to consider and settle them in accordance with the Ordinance on Citizens Complaints and Denunciations.
Article 19.- Any act of tampering with papers, documents and declarations in household registration, or misusing household registration and management to carry out illegal activities shall be subject to administrative sanctions or examined for penal liability depending on the seriousness of the violation.
Persons assigned to look after settling household registration and management violate the stipulations of this Decree or misuse this work to take bribes or cause trouble to citizens shall be subject to administrative discipline or examined for penal liability, depending on the character and seriousness of the violation.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 20.- This Decree shall replace Decree No.04-HDBT of January 7, 1988 of the Council of Ministers (now the Government) promulgating the Regulations on Household Registration and Management and is effective as from July 15,1997. All stipulations made earlier which are contrary to this Decree are now annulled.
The Ministry of the Interior, the Ministry of Justice, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the National Population and Family Planning Committee, and the General Department of Statistics shall have to combine the work of household registration and that of household management, labor registration, population census and family planning, and ensure the conformity of reality with the statistics reported in order to meet the State�s requirements for social management and serving the people.
The Ministry of the Interior shall have to cooperate with the other Ministries and branches concerned to apply advanced technologies and reform the administrative procedures in household registration and management.
The Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to direct the implementation of the work of household registration and management in their locality.
The Ministry of the Interior shall have to guide, follow, direct, check and urge a unanimous implementation of this Decree nation-wide.
Article 21.- The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 51/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất