Nghị định 40-CP của Chính phủ về trả nợ nước ngoài bằng hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ

thuộc tính Nghị định 40-CP

Nghị định 40-CP của Chính phủ về trả nợ nước ngoài bằng hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:40-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:03/07/1995
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 40-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
________

Số: 40-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________

Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 1995

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 40-CP NGÀY 3 THÁNG 7 NĂM 1995 VỀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI BẰNG HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ THU NGOẠI TỆ

 

_______

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước tại Công văn số 1712-UB/TMDV ngày 31-5-1995,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.
Tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu trả nợ nước ngoài bao gồm cả dịch vụ thu ngoại tệ, là một phần không tách rời của kế hoạch trả nợ đã được Quốc hội thông qua trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm.
Điều 2.
Bộ Tài chính chủ trì cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Thương mại và các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch trả nợ nước ngoài hàng năm, trên cơ sở khả năng thu, chi của Ngân sách, cán cân thương mại và quan hệ thương mại với từng nước. Kế hoạch này được tính toán cụ thể đối với từng nước (từng đối tượng riêng) và theo từng phương thức trả nợ bằng tiền, hàng, dịch vụ...
Điều 3.
Căn cứ kế hoạch trả nợ nước ngoài (phần trả bằng hàng hoá và dịch vụ) được phê duyệt, Bộ Tài chính thông báo cho Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Thương mại và các ngành có liên quan về hạn mức trả nợ cụ thể từng nước (từng đối tượng riêng). Trên cơ sở đó, Bộ Thương mại và các ngành được giao nhiệm vụ thực hiện việc đàm phán, ký kết các thoả thuận liên quan với phía nước ngoài về hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ trong hạn mức và phù hợp với kế hoạch xuất khẩu hàng năm.
Bộ Thương mại, các ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các hiệp định, văn kiện liên quan đã ký kết và gửi Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để triển khai kế hoạch trả nợ theo chức năng của mình.
Điều 4.
Hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu theo kế hoạch trả nợ của Chính phủ là hàng hoá và dịch vụ sản xuất thực hiện tại Việt Nam, được thanh toán từ nguồn ngân sách Nhà nước, theo kết quả đấu thầu đối với từng ngành hàng, nhóm hàng, mặthàng xuất khẩu và dịch vụ.
Điều 5.
Căn cứ các thoả thuận đã ký với phía nước ngoài, Bộ Tài chính chủ trì cùng các ngành liên quan triển khai kế hoạch trả nợ theo phương thức đấu thầu, thực hiện đơn đặt hàng trả nợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 6.
Việc đấu thầu trả nợ được thực hiện theo Quy chế đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và được tổ chức thực hiện từng bước đối với một số nước, một số ngành hàng lớn chủ yếu; từ năm 1996 chuyển toàn bộ việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trả nợ sang cơ chế đấu thầu.
Điều 7.
Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập Hội đồng đấu thầu Liên Bộ, phê duyệt Quy chế đầu thầu và chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng này để tổ chức đấu thầu hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu trả nợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Hội đồng do đại diện có thẩm quyền của Bộ Tài chính làm Chủ tịch và gồm các đại diện có thẩm quyền của Bộ Thương mại, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ban Vật giá Chính phủ, Hội đồng Quản lý các Tổng công ty ngành hàng có liên quan tham gia. Bộ Tài chính được phép mời các thành phần khác tham gia Hội đồng khi xét thấy cần thiết.
Điều 8.
Đối với các nhóm hàng, mặt hàng chưa đủ điều kiện áp dụng cơ chế đấu thầu, giao Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì cùng Bộ Thương mại, Bộ quản lý ngành hàng và Bộ Tài chính lập và trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch phân bổ hạn mức trả nợ theo các nguyên tắc sau:
1. Tập trung phân bổ trực tiếp cho các Tổng công ty ngành hàng sản xuất kinh doanh theo ngành hàng của Trung ương và các địa phương có sản xuất tập trung; các doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả và đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu.
2. Đối với hàng hoá chủ yếu là mua gom từ sản xuất trong dân, hợp tác xã và gia đình, tập trung phân bổ cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh của Trung ương và địa phương theo ngành hàng.
3. Đối với những mặt hàng đã được sắp xếp xuất khẩu theo các đầu mối xuất khẩu đã được Bộ Thương mại công bố, chỉ tập trung phân bổ cho các đầu mối này, có tính đến ý kiến của các Hiệp hội sản xuất - kinh doanh theo ngành hàng.
4. Trường hợp phải thay đổi mặt hàng (trong nhóm hàng) trả nợ do phía nước ngoài đề nghị hoặc chấp nhận, giao Bộ Thương mại điều hành theo các nguyên tắc: tỷ giá thanh toán các mặt hàng thay thế không cao hơn tỷ giá thanh toán mặt hàng phải thay thế; phải phân bổ chủ yếu cho các doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh các mặt hàng thay thế.
Điều 9.
Các doanh nghiệp giao hàng trả nợ (trúng thầu hoặc được giao chỉ tiêu) thực hiện các thủ tục và cam kết thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Các doanh nghiệp trúng thầu được trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu phần hàng trả nợ đã trúng thầu.
Các doanh nghiệp được phân bổ hạn mức trả nợ (những mặt hàng tạm thời chưa áp dụng cơ chế đấu thầu) được phép trực tiếp xuất khẩu, hoặc uỷ thác xuất khẩu qua các công ty đầu mối xuất khẩu (trường hợp các mặt hàng quy định qua đầu mối xuất khẩu), hoặc uỷ thác xuất khẩu qua bất cứ công ty kinh doanh xuất nhập khẩu nào (đối với các mặt hàng không quy định đầu mối xuất khẩu).
Điều 10.
Về nguyên tắc, không áp dụng bất cứ hình thức nào để trợ giá hoặc bù lỗ xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ có thu ngoại tệ trả nợ; trường hợp đặc biệt, do Thủ tướng Chính phủ xét, quyết định.
Nghiêm cấm việc nhập khẩu hàng hoặc mua hàng hoá không sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu trả nợ.
Điều 11.
Các doanh nghiệp được phép xuất khẩu mặt hàng trả nợ trúng thầu (hoặc mặt hàng được phân bổ) sang nước khác để thu các đồng ngoại tệ chuyển đổi, chuyển trả cho Ngân hàng nước chủ nợ, theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Điều 12.
Quy định trách nhiệm của các cơ quan Tài chính, Ngân hàng, Thương mại trong việc điều hành thực hiện kế hoạch trả nợ:
1. Ngân hàng Nhà nước: theo dõi kim ngạch trả nợ các doanh nghiệp đã thực hiện để quyết toán với Ngân hàng các nước chủ nợ vào tài khoản của Việt Nam; thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính khi Ngân hàng các nước chủ nợ thông báo đã nhận được số tiền trả nợ đối với từng lô hàng đã giao; chỉ đạo Ngân hàng Ngoại thương trong việc làm thủ tục thanh toán đối ngoại để trừ nợ Nhà nước đối với phía nước ngoài.
2. Bộ Thương mại: Hướng dẫn các thông tin về hợp đồng, giá cả cho các doanh nghiệp Việt Nam, bảo đảm việc xuất khẩu trả nợ như xuất khẩu thương mại bình thường; thông báo các đối tác có liên quan trong, ngoài nước khi thực hiện kế hoạch trả nợ trong trường hợp cần thiết.
3. Bộ Tài chính: Thực hiện việc thanh toán kịp thời tiền hàng cho các doanh nghiệp đã giao hàng trả nợ hoặc có doanh thu dịch vụ trừ nợ nước ngoài của Nhà nước. Nếu thanh toán chậm từ một tháng trở lên, kể từ ngày có đầy đủ hồ sơ thanh toán nợ với nước ngoài theo quy định hiện hành thì phải trả theo lãi suất tiền vay Ngân hàng; đồng thời báo cáo rõ Thủ tướng Chính phủ lý do thanh toán chậm.
Hàng quý, Bộ Tài chính tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện kế hoạch trả nợ; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch trả nợ; trường hợp vượt quá thẩm quyền, Bộ Tài chính báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Điều 13.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Nghị định số 47-CP ngày 26-6-1993.
Điều 14.
Những nguyên tắc về quản lý xuất nhập khẩu không đề cập trong Nghị định này, thực hiện theo Nghị định số 33-CP ngày 19-4-1994 của Chính phủ.
Điều 15. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
No: 40-CP
Hanoi, July 03, 1995
 
DECREE
ON REPAYING FOREIGN DEBTS WITH GOODS AND SERVICES PAID FOR IN FOREIGN CURRENCY
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
At the proposal of the Chairman of the State Planning Committee in Official dispatch No.1712-UB/TMDV on the 31st of May 1995,
DECREES:
Article 1.- The total value of export goods for repayment of foreign debts including services paid for in foreign currency is an inseparable part of the plan to repay debts, which has been passed by the National Assembly as part of the annual draft State budget.
Article 2.- The Ministry of Finance shall discuss with the State Planning Committee, the Ministry of Trade, and the branches concerned to draft the annual plan for repayment of foreign debts on the basis of the revenue and expenditure capabilities of the budget, the balance of trade, and the trade agreement with each country. This plan shall be worked out specifically for each country (each separate creditor) and according to each form of repayment in money, goods, services...
Article 3.- Basing itself on the plan for repayment of foreign debts (the part repaid in goods and services) already ratified, the Ministry of Finance shall inform the State Planning Committee, the Ministry of Trade and the branches concerned of the concrete amounts to be repaid to each country (each separate creditor). On this basis, the Ministry of Trade and the assigned branches shall negotiate and sign memoranda of understanding with the foreign side on export goods and services within the set quota, and in conformity with the annual export plan.
The Ministry of Trade and the branches concerned shall submit the agreements and documents signed to the Prime Minister for ratification, and send them to the State Planning Committee, the Ministry of Finance and the State Bank to carry out the plan for repayment of debts within their function.
Article 4.- The goods and services exported in accordance with the Government's plan for repayment of debts are goods and services produced and supplied in Vietnam, and paid for by the State budget, according to the results of biddings for each commodity line, category and kind of export goods and services.
Article 5.- Basing itself on the memoranda of understanding already signed with the foreign side, the Ministry of Finance shall discuss with the branches concerned how to carry out the plan for repayment of debts in the form of bidding organized for State-owned enterprises, to fill the State's orders for goods to repay debts.
Article 6.- The bidding for repayment of debts shall be conducted in accordance with the Statute on bidding issued by the Minister of Finance, and shall be carried out step by step with regard to a number of countries and a number of major commodity lines; from 1996 on, the export of goods and services for repayment of debts shall be carried out entirely through bidding.
Article 7.- To assign the Minister of Finance to set up an inter-ministerial Bidding Council, and to ratify the Statute on bidding and the function and task of this Council in order to organize biddings of State-owned enterprises to supply export goods and services for repayment of debts.
The Council shall be chaired by an authorized representative of the Ministry of Finance, and shall include authorized representatives of the Ministry of Trade, the State Planning Committee, the State Bank, the Government Pricing Commission, and the Managing Council of the corporations of commodity lines concerned. The Ministry of Finance may invite other representatives to take part in the Council, if need be.
Article 8.- With regard to those categories of goods and those kinds of goods to which the mechanism of bidding is inapplicable, the State Planning Committee shall discuss with the Ministry of Trade, the controlling Ministry of the commodity lines, and the Ministry of Finance, to make a plan for allocation of quotas to repay debts, and submit it to the Prime Minister for approval, according to the following principles :
1. They shall be directly assigned to the production and business corporations according to the commodity lines at central and local levels which have a large production scale, and to the enterprises which conduct efficient production and ensure a high quality of export goods.
2. With regard to the goods which are bought mainly from production workshops of the people, cooperatives and families, they shall be assigned to production and business enterprises at central and local levels according to the commodity lines.
3. With regard to the goods the export of which is assigned to the exporters and made public by the Ministry of Trade, they shall be assigned only to these exporters, while taking into consideration the opinions of the Associations of production and business enterprises operating according to the commodity lines.
4. In case the kinds of goods (in the goods category) for debt repayment should be replaced at the foreign side's request, or the replacement is accepted by them, the Ministry of Trade shall undertake this task on the principles that the rate of payment for the replacements should not be higher than the rate of payment for those kinds of goods replaced, and that the assignments should be mainly given to those enterprises which produce and trade in the replacements.
Article 9.- Those enterprises, which are to deliver goods for debt repayment (either by winning the bidding, or being assigned to do so), shall have to comply with the procedures of commitment to fill the State's orders, as stipulated and guided by the Ministry of Finance.
Those enterprises which have won the bidding can directly export, or assign other enterprises to export, the quota of goods for debt repayment they have successfully bid for.
Those enterprises, which have been given quotas for debt repayment (concerning those kinds of goods which are not yet subject to the bidding mechanism), can export these goods directly, or assign the export to the licensed exporters (concerning those kinds of goods the export of which should be conducted by the authorized exporters), or assign the export to any import-export companies (concerning those kinds of goods for which no exporter has been named).
Article 10.- In principle, no price subsidy shall be given to the goods exported, or to the losses incurred in the export of the goods and services paid for in foreign currency for debt repayment; the special cases shall be submitted to the Prime Minister for consideration and decision.
The import of goods, or purchase of goods not produced in Vietnam for debt repayment, is strictly banned.
Article 11.- The enterprises concerned are permitted to export the goods for debt repayment as they have successfully bid for (or the kinds of goods assigned to them) to other countries to receive the convertible foreign currencies, and transfer them to the banks of the creditor countries, as stipulated and directed by the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the General Department of Customs, and the Foreign Trade Bank of Vietnam.
Article 12.- The tasks of the financial institutions, banks and commercial companies in carrying out the plan for debt repayment are stipulated as follows :
1. The State Bank shall monitor the repayments of debts by the enterprises concerned in order to confirm the statements of accounts with the Banks of the creditor countries in Vietnam's bank accounts; timely report to the Ministry of Finance when the Banks of the creditor countries announce receipt of the sums owed them for each consignment of goods delivered; and direct the Foreign Trade Bank to fill the procedures of repayment of the State's debts to the foreign side.
2. The Ministry of Trade shall supply information on contracts and prices to the Vietnamese enterprises concerned, and see to it that the export of goods for debt repayment is conducted in the same way as that of ordinary commercial export; and keep the domestic and foreign partners concerned informed of the implementation of the plan for debt repayment, if necessary.
3. The Ministry of Finance shall promptly pay the enterprises for the goods they have already delivered for debt repayment, or for the services they have provided for repayment of the State's foreign debts. If the payment is delayed for one month or longer, after the date when the full dossier for repayment of foreign debts is available as currently stipulated, it shall have to pay an interest rate equal to the interest rate set by the banks for their loans; at the same time, it shall have to report to the Prime Minister the reason for its delayed payment.
Every quarter, the Ministry of Finance shall have to review the situation and file a report to the Prime Minister on the results obtained in implementing the plan for debt repayment; cooperate with the other Ministries and branches concerned to settle problems arising from the implementation of the plan for debt repayment; in case there is any problem beyond its powers, the Ministry of Finance shall have to report it to the Prime Minister for decision.
Article 13.- This Decree takes effect from the date of its signing, and replaces Decree No.47-CP on the 26th of June 1993.
Article 14.- With regard to those principles on the management of imports-exports which are not mentioned in this Decree, Decree No.33-CP on the 19th of April 1994 of the Government shall apply.
Article 15.- The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to give guidance on and implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 40-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất