Lộ giới là gì? Cách xác định mốc lộ giới khi xây dựng công trình

Nhu cầu xây dựng nhà ở hay các công trình khác ngày càng gia tăng, thêm vào đó các chủ sở hữu đất luôn mong muốn tận dụng tối ưu diện tích nhưng không để ý đến những quy định về lộ giới gây lấn chiếm, vi phạm pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu về lộ giới là gì trong bài viết dưới đây. 

1. Lộ giới là gì? Khái niệm một số thuật ngữ liên quan

Bản đồ thể hiện lộ giới và một số thuật ngữ liên quan (Ảnh minh hoạ)

1.1 Khái niệm lộ giới

Lộ giới là điểm mốc được tính từ tâm (tim) của tuyến đường ra hai bên mép, giới hạn bởi hai chỉ giới đường đỏ.

Lộ giới là phần đất được sử dụng cho phương tiện giao thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. Phần đất của lộ giới không cho phép xâm chiếm hay sử dụng cho các công trình vì mục đích cá nhân.

Cọc cắm ở hai bên tuyến đường để người dân nắm được phần đất nào không được xây dựng trái phép và lấn chiếm vào bên trong.

Tại nhiều con hẻm sẽ có biển báo chỉ lộ giới, thông qua hình ảnh tại con hẻm số 958 lộ giới 10m. Điều này hiểu rằng chiều rộng của tuyến đường là 10m, tức là lộ giới có chiều rộng 10m.

1.2 Khái niệm chỉ giới đường đỏ

Chỉ giới đường đỏ được xác định là đường phân giới hạn thể hiện trên bản đồ quy hoạch và thực địa. Dùng để phân cách giữa phần đất được phép xây dựng các công trình với phần đất dành cho lộ giới.

1.3 Khái niệm chỉ giới xây dựng

Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép phần đất nằm phía trong được phép xây dựng các công trình.

Chỉ giới xây dựng được xác định là đường ranh giới giữa phần đất được cấp phép xây dựng và khoảng lùi.

1.4 Khoảng lùi

Khoảng lùi là phần diện tích đất nằm giữa chỉ giới đường chỉ đỏ và chỉ giới xây dựng. Khoảng lùi của các công trình ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, tùy thuộc vào từng nơi, tùy vào độ cao, tùy địa phương mà sẽ có những quy định về khoảng lùi nhất định.

2. Cách xác định mốc lộ giới

2.1 Mốc lộ giới là gì?

Mốc lộ giới là cọc mốc đặt ở hai bên đường xác định ranh giới đất dành cho đường bộ theo chiều ngang đường. Mốc lộ giới là ranh giới giữa hai chỉ giới xây dựng, chứa lộ giới, khoảng lùi và chỉ giới xây dựng.  

Cọc mốc lộ giới ngăn chặn xây dựng trái phép vào phần lộ giới (Ảnh minh hoạ)

2.2 Hướng dẫn xác định mốc lộ giới

Người dân cần phải xác định mốc lộ giới cho một khu đất được thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Trước khi mua đất cần phải quan sát tổng thể, nhìn xung quanh khu đất, tìm và xác định vị trí của mốc lộ giới, các biển báo và kí hiệu được đặt ở hai bên đường.

Bước 2: Các cọc mốc lộ giới hoặc biển báo lộ giới cắm ở hai bên tuyến đường giúp xác định được lộ giới. Lộ giới của tuyến đường sẽ được tính từ tâm (tim) tuyến đường sang hai bên đường.

Bước 3: Từ khoảng cách của lộ giới có thể xác định được khoảng lùi phù hợp với tuyến đường. Với các khu vực khác nhau có các quy định về khoảng lùi khác nhau, chúng ta nên tham khảo các quy định về khoảng lùi để đảm bảo tuân thủ theo quy định.

Bước 4: Lộ giới và khoảng lùi  được sau khi được xác định, tiến hành xác định chỉ giới xây dựng. Phần đất nằm trong chỉ giới xây dựng được phép xây dựng.

3. Khoảng cách tiêu chuẩn của lộ giới khi xây nhà

Quy định về khoảng lùi đối với các công trình dựa vào “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch và xây dựng” ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD như sau:

Chiều rộng của lộ giới (m)

Độ cao của công trình (m)

Khoảng cách từ nhà đến lộ giới

< 19

19

Không cần khoảng lùi

19 ÷ 22

Khoảng cách từ nhà đến lộ giới 3m

22 ÷ 28

Khoảng cách từ nhà đến lộ giới 4m

≥ 28

Khoảng cách từ nhà đến lộ giới 6m

19 ÷ < 22

19

Không cần khoảng lùi

19 ÷ 22

Không cần khoảng lùi

22 ÷ 28

Khoảng cách từ nhà đến lộ giới 3m

≥ 28

Khoảng cách từ nhà đến lộ giới 6m

 

≥ 22

19

Không cần khoảng lùi

19 ÷ 22

Không cần khoảng lùi

22 ÷ 28

Không cần khoảng lùi

≥ 28

Khoảng cách từ nhà đến lộ giới 6m

 

Khoảng cách từ nhà đến lộ giới sẽ tùy thuộc vào chiều rộng của lộ giới và độ cao của công trình. Khoảng cách càng xa tương ứng với chiều rộng lộ giới và độ cao của công trình càng lớn, cần xem xét và tính toán kỹ trước khi quyết định xây nhà. Dựa vào bảng tiêu chuẩn của lộ giới mà chủ sở hữu đất sẽ tận dụng tối ưu toàn bộ đất mình.

4. Lộ giới quy định cho đường hẻm

Theo Quyết định số 88/2007/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về lộ giới và quản lý đường hẻm trong khu dân cư hiện hữu thuộc địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh: 

- Đối với hẻm chính: Hẻm chính nối thông với đường quốc lộ và hẻm nhánh, hẻm cụt.  Lộ giới áp dụng cho hẻm chính tối thiểu là 6m, trong trường hợp đặc biệt chính quyền áp dụng lộ giới có thể nhỏ hơn 6m nhưng không dưới 4,5m.

- Quy định đối với hẻm cụt và hẻm nhánh:

  • Hẻm cụt: là đường hẻm chỉ có một đầu thông với đường phố hay hẻm chính, hẻm nhánh. 

  • Hẻm nhánh: Đường hẻm nối với đường phố và hẻm chính

Dưới đây là một số quy định về lộ giới của hẻm cụt và hẻm nhánh:

  • Nếu chiều dài hẻm ≤ 25m lộ giới tối thiểu 3,5m khi không có trụ điện.

  • Nếu chiều dài hẻm từ 25 ÷ 50 m lộ giới tối thiểu 4,0m khi không có trụ điện.

  • Nếu chiều dài hẻm 50 ÷ 100 m lộ giới tối thiểu 4,5m khi không có trụ điện.

  • Nếu chiều dài hẻm 100 ÷ 200m lộ giới tối thiểu 5,0m.

  • Nếu chiều dài hẻm ≥  200m lộ giới tối thiểu 6,0m.

  • Chiều rộng lối đi chung của hẻm cho phép <3,5m nhưng không được <2m.

  • Những nơi có mật độ dân cư đông đúc, tập trung nhiều ở hai bên hẻm (trên 300 người/ ha) hoặc có trụ điện trong hẻm cần tăng thêm cho lộ giới 0,5m.

  • Với các quận, huyện ở ven cho phép điều chỉnh quy định lộ giới hẻm nhánh và hẻm cụt cao hơn so với quy định như trên và tùy thuộc điều kiện của từng địa phương.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn nắm rõ về lộ giới là gì và cách xác định lộ giới. Trước khi lên kế hoạch xây dựng bất kỳ công trình nào cần phải trang bị đầy đủ kiến thức và tuân thủ các quy định về lộ giới để tránh những kiện tụng xảy ra. Hi vọng bạn có thể nắm được các thông tin cần thiết và hữu ích qua những chia sẻ trên!
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?