Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ là ai?

Quan trắc môi trường là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý và bảo vệ môi trường. Vậy quan trắc môi trường là gì? Vậy đối tượng phải quan trắc môi trường định kỳ là ai?

1. Quan trắc môi trường là gì? Tại sao phải quan trắc môi trường?

Căn cứ quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì khái niệm Quan trắc môi trường được định nghĩa là “việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.”

Trong đó, quan trắc môi trường bao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ, quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có nhiều lý do quan trọng giải thích tại sao việc quan trắc môi trường là cần thiết:

Thứ nhất, quan trắc môi trường cung cấp dữ liệu quan trọng về chất lượng không khí, nước, đất, và các yếu tố khác. Những dữ liệu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại của môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ và cải thiện.

Thứ hai, thông qua việc quan trắc liên tục, chúng ta có thể phát hiện sớm các dấu hiệu ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Điều này cho phép các cơ quan chức năng và cộng đồng có thể can thiệp kịp thời để ngăn chặn các vấn đề này trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Thứ ba, việc quan trắc môi trường định kỳ giúp đảm bảo rằng các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, và các hoạt động kinh doanh tuân thủ các quy định về môi trường. Dữ liệu quan trắc có thể được sử dụng để kiểm tra và đánh giá sự tuân thủ, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý nếu có vi phạm.

Thứ tư, dữ liệu quan trắc môi trường là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định liên quan đến bảo vệ môi trường. Những quyết định này có thể bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn môi trường, phát triển các chính sách bảo vệ môi trường, và triển khai các dự án cải thiện chất lượng môi trường.

Thứ năm, quan trắc môi trường giúp cung cấp thông tin chính xác và minh bạch về tình trạng môi trường đến cộng đồng. Điều này giúp nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động bảo vệ và cải thiện môi trường.

Thứ sáu, thông qua quan trắc môi trường, chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường đã được triển khai. Nếu các biện pháp này không đạt hiệu quả như mong đợi, chúng ta có thể điều chỉnh và cải thiện để đạt được kết quả tốt hơn.

2. Đối tượng nào phải được quan trắc môi trường định kỳ?

Từ định nghĩa về quan trắc môi trường đã được đề cập ở phần trên thì đối tượng phải được quan trắc môi trường theo liệt kê tại Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020 bao gồm thành phần môi trường và các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải. Cụ thể như sau:

- Thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:

  • Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;

  • Môi trường không khí xung quanh;

  • Môi trường đất, trầm tích;

  •  Đa dạng sinh học;

  • Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.

- Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:

  • Nước thải, khí thải;

  • Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;

  • Phóng xạ;

  • Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;

  • Các chất ô nhiễm khác.

Trong đó, căn cứ khoản 2 Điều 106 và Điều 111, 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì nước thải, bụi và khí thải công nghiệp là những đối tượng phải được quan trắc môi trường định kỳ.

3. Đối tượng phải quan trắc môi trường định kỳ là ai?

Đối tượng nào phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ? (Ảnh minh hoạ)

Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo nội dung tại khoản 2 Điều 111 và khoản 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020 bao gồm:

Đối tượng được quan trắc

Đối tượng thực hiện quan trắc

Quan trắc nước thải định kỳ 

- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;

 

- Dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.

Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ 

Dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả thải lớn ra môi trường.

4. Quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần?

Quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần? (Ảnh minh hoạ)

Tần suất quan trắc nước thải, bụi và khí thải công nghiệp được tổng hợp trong bảng dưới đây:

 

Đối tượng

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc nước thải định kỳ 

(điểm b khoản 3 Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

(1) Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục

Trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường: 03 tháng/lần 

Trường hợp khác: 06 tháng/lần

(2) Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

Lưu ý: 02 lần quan trắc phải cách nhau tối thiểu 03 tháng

Hoạt động thời vụ ≤ 03 tháng: 01 lần 

03 tháng < thời gian hoạt động thời vụ ≤ 06 tháng: 02 lần

06 tháng < thời gian hoạt động thời vụ ≤ 09 tháng: 03 lần

Hoạt động thời vụ > 09 tháng: 04 lần

(3) Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

Hoạt động thời vụ ≤ 06 tháng: 01 lần

Hoạt động thời vụ > 06 tháng: 02 lần

(4) Đối với các thông số tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có)

01 năm/lần (áp dụng đối với cả 03 trường hợp trên)

Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ

(điểm b khoản 4 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

Đối với các thông số: kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có): 06 tháng/lần

Đối với thông số Dioxin/Furan (nếu có): 01 năm/lần

Đối với các thông số khác: 03 tháng/lần

Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

Đối với các thông số: kim loại nặng, hợp chất hữu cơ, Dioxin/Furan (nếu có): 01 năm/lần

Thông số khác: 06 tháng/lần

Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

Lưu ý: 02 lần quan trắc phải cách nhau tối thiểu 03 tháng.

Đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có): 

- Hoạt động thời vụ ≤ 06 tháng: 01 lần

- Hoạt động thời vụ > 06 tháng: 02 lần

Đối với các thông số Dioxin/Furan (nếu có): 01 lần/năm

Hoạt động thời vụ ≤ 03 tháng: 01 lần 

03 tháng < thời gian hoạt động thời vụ ≤ 06 tháng: 02 lần

06 tháng < thời gian hoạt động thời vụ ≤ 09 tháng: 03 lần

Hoạt động thời vụ > 09 tháng: 04 lần

Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường

Lưu ý: 02 lần quan trắc phải cách nhau tối thiểu 06 tháng.

Đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có): - Hoạt động thời vụ ≤ 06 tháng: 01 lần

- Hoạt động thời vụ > 06 tháng: 02 lần

Đối với các thông số Dioxin/Furan (nếu có): 01 lần/năm

Đối với các thông số khác:

- Hoạt động thời vụ ≤ 06 tháng: 01 lần

- Hoạt động thời vụ > 06 tháng: 02 lần


Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho câu hỏi: Đối tượng phải quan trắc môi trường định kỳ là ai?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.