Quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần?

Quan trắc môi trường định kỳ là một trong những hình thức quan trắc môi trường. Cụ thể, quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần theo quy định mới nhất, cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ

Quan trắc môi trường bao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục hoặc quan trắc định kỳ hoặc quan trắc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, quan trắc định kỳ là một trong những hình thức áp dụng đối với quan trắc nước thải và quan trắc bụi, khí thải công nghiệp. Cụ thể,

1- Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ gồm các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

  • Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;
  • Dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.

2- Đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020 gồm: Dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả thải lớn ra môi trường.

Quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần?
Quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần? (Ảnh minh họa)

Quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần?

* Tần suất quan trắc nước thải định kỳ

Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, tần suất quan trắc nước thải định kỳ được quy định như sau:

- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục:

  • 03 tháng/lần đối với trường hợp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

  • 06 tháng/lần đối với trường hợp còn lại.

- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống;

  • 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng đến 06 tháng;

  • 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đến dưới 09 tháng;

  • 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng;

Lưu ý: Bảo đảm thời gian giữa 02 lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.

- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống;

  • 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng;

Lưu ý: Bảo đảm thời gian giữa 02 lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.

- Riêng đối với các thông số tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có), tần suất là 01 năm/lần cho tất cả các trường hợp nêu trên.

* Tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ

Tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp được quy định cụ thể trong giấy phép môi trường. Theo điểm b khoản 4 Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ thực hiện như sau:

- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • 06 tháng/lần đối với các thông số: kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có);

  • 01 năm/lần đối với thông số Dioxin/Furan (nếu có);

  • 03 tháng/lần đối với các thông số còn lại.

- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động liên tục không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • 01 năm/lần đối với các thông số: Kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có), Dioxin/Furan (nếu có);

  • 06 tháng/lần đối với các thông số còn lại.

- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • 01 lần đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có) trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống, 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ trên 06 tháng;

  • 01 lần/năm đối với các thông số Dioxin/Furan (nếu có).

  • 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 03 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 03 - 06 tháng; 03 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 - dưới 09 tháng; 04 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 09 tháng đối với các thông số còn lại.

Lưu ý: Bảo đảm thời gian giữa 02 lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng.

- Đối với dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo thời vụ không thuộc đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường:

  • 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống, 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ trên 06 tháng đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có);

  • 01 lần/năm đối với các thông số Dioxin/Furan (nếu có).

  • 01 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống; 02 lần trong trường hợp hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng đối với các thông số còn lại.

Lưu ý: Bảo đảm thời gian giữa hai lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng.

Trên đây là giải đáp về vấn đề quan trắc môi trường định kỳ bao lâu 1 lần, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, độc giả vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.